Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Truyền thông đại chúng tác động như thế nào đến hành vi tiêu dùng cá nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.86 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Chủ đề:

Truyền thông đại chúng tác động như thế nào
đến hành vi tiêu dùng cá nhân
Nhóm thực hiện: NHÓM 01 THỨ 5 CA 3
Danh sách thành viên
1 Phạm Vinh Thắng

71400127

2 Trần Thùy Trang

71400042

3 Nguyễn Lan Anh

71400046

4 Nguyễn Minh Nhựt

71300141

5 Đặng Nguyên Kim Ngân

71400030

6 Nguyễn Thị Kim Tiền


71400283

7 Nguyễn Thị Bạch Tuyết

71414014

TP HCM, THÁNG 5 NĂM 2016


MỤC LỤC

phân công thành viên nhóm 1


3

1. Dẫn nhập
Con người tự quyết định hành vi của chính họ, nhưng phương tiện truyền thông là
nhân tố có sức ảnh hưởng không nhỏ đến hành vi. Những quảng cáo hoặc thông tin
trên báo chí, truyền thanh, truyền hình, Internet và mạng xã hội đều có thể ảnh hưởng
đến hành vi người tiêu dùng. Các tin nóng, quảng cáo sống động thu hút nhiều người
đọc, người xem, người nghe. Việc khách hàng quan tâm, trung thành hay tẩy chay đối
với một sản phẩm, nhãn hiệu từ đó mà ra.Vì vậy, việc quan tâm đến tác động của
truyền thông đại chúng đối với hành vi người tiêu dùng cá nhân là rất cần thiết.
Khách hàng là nhân tố quyết định thành công của doanh nghiệp. Sự phát triển về quy
mô của các doanh nghiệp và thị trường đã làm tăng thêm khoảng cách giữa những nhà
quản trị marketing và khách hàng của họ vì cơ hội lắng nghe trực tiếp nhu cầu khách
hàng ngày càng hạn chế. Nhưng nhờ có phương tiện kĩ thuật, đường truyền phát triển
thông minh và được công chúng sử dụng nhiều nên doanh nghiệp dễ đưa sản phẩm đến
người tiêu dùng. Chỉ cần một smartphone hoặc ipad được kết nối mạng, người tiêu

dùng có thể biết được những thông tin mới về một doanh nghiệp nào đó hoặc những
phản hồi của những người tiêu dùng khác một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Doanh nghiệp biết tầm quan trọng của truyền thông, họ chú trọng vào truyền thông
nhiều hơn. Người tiêu dùng ngày càng “kĩ tính” hơn nên doanh nghiệp không chỉ chú
trọng vào chất lượng sản phẩm mà còn tạo ra những quảng cáo về sản phẩm lôi cuốn
về mặt hình thức, nội dung hấp dẫn. Cùng với sự phát triển của thời đại,truyền thông
đại chúng cũng phát triển. Ngày nay, nó là một trong những yếu tố quan trọng ảnh
hưởng đến hành vi tiêu dùng của khách hàng. Vấn đề cốt yếu là hiểu được người tiêu
dùng hưởng ứng như thế nào trước truyền thông đại chúng. Doanh nghiệp nào hiểu
được đích thực người tiêu dùng sẽ đáp ứng được đặc trưng của sản phẩm,giá cả,thông
điệp quảng cáo, dẫn đến có được lợi thế hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh của mình.


4

2. Cơ sở lý thuyết
2.1. Truyền thông đại chúng
- Theo ThS.Tạ Xuân Hoài, truyền thông là quá trình truyền đạt thông tin, trao đổi thông
điệp giữa các thành viên hoặc nhóm người trong xã hội nhằm đạt được sự hiểu biết lẫn
nhau để từ đó chia sẻ ý tưởng, hành động vì một mục đích nhất định.
- Cũng theo quan điểm của thầy Tạ Xuân Hoài, truyền thông đại chúng thuộc hình thức
truyền thông theo đối tượng truyền thông và là quá trình trao đổi thông tin có tính phổ
biến giữa nguồn phát với công chúng rộng rãi trong xã hội thông qua phương tiện
truyền thông đại chúng.
- Có 5 loại hình truyền thông đại chúng: nhà đài tiếng (radio); nhà đài hình (tivi); tòa
soạn (báo, tạp chí); nhà xuất bản (phim, ảnh, ấn phẩm); nhà mạng (internet).
2.2. Hành vi tiêu dùng
- Truyền thông đại chúng tác động đến nhận thức mà nhận thức lại tác động đến hành
vi tiêu dùng. Vì vậy, truyền thông đại chúng tác động đến hành vi tiêu dùng.
- Theo Philip Kotler (2008), hành vi người tiêu dùng là “hành vi của con người bộc lộ

trong quá trình tìm kiếm, mua sắm, sử dụng, đánh giá và tiêu dùng sản phẩm để thỏa
mãn nhu cầu của mình”.
- Quá trình mua sắm của người tiêu dùng thường trải qua các bước:
Nhận thức

Tìm kiếm

nhu cầu

thông tin

Đánh giá

Lựa chọn

Hành vi sau
mua

2.3. Mô hình tác động của truyền thông đại chúng đối với hành vi tiêu dùng
Tác nhân kích
thích
Truyền thông
đại chúng

Đặc tính của
người tiêu dùng
Văn hóa

Quy trình quyết
định mua

Nhận thức nhu cầu

Các phản ứng đáp lại
của người tiêu dùng
Phản xạ có điều kiện

Xã hội
Cá tính
Tâm lý

Tìm kiếm thông tin
Đánh giá
Lựa chọn
Hành vi sau mua

Bắt chước
Tích hợp


5

3. Truyền thông đại chúng tác động như thế nào đến hành vi tiêu dùng cá nhân
3.1. Mô tả thực trạng
Thời gian gần đây, tác động lớn nhất của truyền thông đối với người tiêu dùng có thể
kể đến những vẫn đề như:
- Trong lĩnh vực giải trí có hai cái tên xuất hiện với tần suất dày đặt trên mặt báo về
những vấn đề liên quan đến tình cảm cá nhân là Trấn Thành và Trường Giang. Họ là
người của công chúng, nên việc ảnh hưởng bởi truyền thông là điều không thể tránh
khỏi, truyền thông có thể đưa tên tuổi của họ lên tầm cao mới nhưng cũng có thể khiến
cho người tiêu dùng mà cụ thể trong lĩnh vực giải trí gọi là khán giả quay lưng lại với

họ. Bên cạnh đó, còn nhiều tên tuổi của các nghệ sĩ khác cũng bị ảnh hưởng theo
hướng tiêu cực lẫn tích cực bao gồm Quế Vân, Nhã Phương, Hari Won…
- Các vụ lùm xùm của Tân Hiệp Phát từ năm 2009 đến nay khiến cho người tiêu dùng
ngoảnh mặc với họ theo nhiều hình thức khác nhau: truyền miệng, lập fanpage kêu gọi
tẩy chai tất cả mọi sản phẩm của Tân Hiệp Phát. Chúng ta có thể dễ dàng lên mạng và
gõ những cụm từ như “Tẩy chai Tân Hiệp Phát”, “không sử dụng sản phẩm Tân Hiệp
Phát,…” sẽ tra cứu được hàng loạt những thông tin về doanh nghiệp này.
- Một dẫn chứng tiếp theo mang lại cả ảnh hưởng tiêu cức lẫn tích cực đó là các bài
kêu gọi mọi người giúp đỡ những tiểu thương, những người già lớn tuổi vẫn phải bươn
chải mưu sinh. Khi các bài viết này xuất hiện trên mặt báo, các trang mạng xã hội thì
lập tức vài ngày sau đó lượng người tiêu dùng tìm đến những người này sẽ tăng đột
biên. Việc đó tạo cho họ cảm giác ảo về lượng khách hàng mỗi ngày của mình, khiến
họ sẽ chuẩn bị nhiều hơn lượng sản phẩm bán ra, nhưng cuối cùng tình trạng kinh
doanh của họ lại trở về như ban đầu bởi tâm lý ủng hộ theo thời vụ.
3.2. Phân tích nguyên nhân
3.2.1. Quan hệ giữa truyền thông đại chúng và hành vi tiêu dùng cá nhân
Công nghệ thông tin ngày càng phát triển và hội nhập quốc tế, cùng với sự vươn lên
của thế hệ thông minh (Smart) các phương tiện truyền thông đại chúng cũng ngày càng
nâng cao và hiện đại hơn trên tất cả mọi lĩnh vực. Đặc biệt là trong lĩnh vực kinh


6

doanh. Do các nước trên thế giới phát triển hội nhập, giao lưu, mở cửa , buôn bán hợp
tác với nhau từ đó kéo theo sự cạnh tranh mạnh mẽ và gay gắt, người tiêu dùng cũng có
nhu cầu đòi hỏi ngày càng mong muốn hoàn hảo và linh hoạt hơn tạo áp lực cạnh tranh
cho các nhà doanh nghiệp trên thị trường hiện nay. Truyền thông là chìa khóa và là
thước đo sức mạnh thời đại của doanh nghiệp. Việc phát triển mạnh mẽ truyền thông
cùng với tầm ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông đại chúng có tác động rất
lớn trong đời sống của con người trên mọi mặt, mọi phương diện và mọi hình thức.

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truyền thông đại chúng có vai trò rất
quan trọng đối với đời sống xã hội và đặc biệt ảnh hưởng rất lớn đến hành vi tiêu dùng
cá nhân. Thông thường, bản thân người tiêu dùng cũng không biết chính xác điều gì tác
động đến hành vi mua của họ. Quá trình ra quyết định mua sắm không diễn ra theo một
đường thẳng và thường xuất hiện nhiều yếu tố bất ngờ có khả năng làm thay đổi ý định
mua sản phẩm hoặc dịch vụ,đặc biệt là dưới tác động của truyền thông đại chúng vì các
phương tiện thông tin đại chúng là một kênh thông tin gần gũi và nhanh chóng nhất để
người tiêu dùng tìm hiểu sản phẩm mình muốn mua,chẳng hạn như: Tivi, Internet, áp
phích…
Nhìn chung, quá trình ra quyết định mua sắm và hành vi mua sắm của người tiêu
dùng trong những năm bùng nổ của Internet đã thay đổi sâu sắc từ bản chất đến cách
thức. Người tiêu dùng hiện nay tận dụng Internet để tìm kiếm thông tin sản phẩm, giao
tiếp với nhà cung cấp và người tiêu dùng khác cả trước và sau khi mua. Truyền thông
nhằm thông báo cho khách hàng biết về sự sẵn có của sản phẩm, thuyết phục họ sản
phẩm này tốt hơn trên nhiều phương diện so với những sản phẩm cùng loại khác và
nhắc họ mua thêm khi đã dùng hết các sản phẩm đã mua. Truyền thông đại chúng
truyền tải những thông tin về sản phẩm của doanh nghiệp có sức thuyết phục đến
khách hàng. Mục đích của truyền thông là để thu hút sự chú ý của khách hàng,có thể
còn làm thay đổi quan điểm ý kiến, sự ưa thích và thái độ của họ đối với sản phẩm,
thuyết phục họ về những lợi ích, sự hấp dẫn của sản phẩm nhằm thay đổi hoặc củng cố


7

thái độ và lòng tin tưởng của người tiêu thụ về sản phẩm của doanh nghiệp, tăng lòng
ham muốn mua hàng của họ và đi đến hành động mua hàng.
3.2.2. Tác động của truyền thông đại chúng đến hành vi tiêu dùng cá nhân
Trong lĩnh vực kinh doanh, truyền thông đại chúng được vận dụng dưới hình thức
quảng cáo , còn được gọi là truyền thông phi cá nhân.
3.2.2.1. Khái quát tác động của truyền thông đại chúng

- Truyền thông phi cá nhân tác động trực tiếp đến người mua.
- Việc sử dụng phương tiện truyền thông đại chúng thường ảnh hưởng gián tiếp đến
người mua bằng cách dẫn đến những hình thức truyền thông mang tính cá nhân hơn.
+ Ví dụ, thông điệp đầu tiên có thể đi từ truyền hình, tạp chí và các phương tiện thông
tin đại chúng khác tới những người dẫn dắt dư luận, từ đó lan tới những người khác.
Như vậy, những người dẫn dắt dư luận đã chen vào giữa phương tiện thông tin đại
chúng và khán giả của họ, mang thông điệp đến những người ít tiếp xúc với phương
tiện truyền thông.
+ Một điều thú vị là những chuyên gia tiếp thị thường sử dụng truyền thông phi cá
nhân để thay thế hoặc kích thích truyền thông cá nhân bằng cách lồng sự xác nhận hoặc
lời chứng thực "truyền miệng" của người tiêu dùng vào quảng cáo và các chương trình
chiêu thị khác của mình.
- Người tiêu dùng ngày nay bị dội bom bởi các thông điệp quảng cáo truyền hình từ vô
số nguồn khác nhau. Tuy nhiên, cách mà họ phân biệt giữa các nguồn thông điệp lại
không giống như những chuyên gia tiếp thị. Trong tâm trí người tiêu dùng, tất thảy
thông điệp từ các phương tiện truyền thông đại chúng đều trở thành một thông điệp
duy nhất về công ty. Thông điệp lộn xộn, thông tin không thống nhất từ những nguồn
truyền thông đại chúng khác nhau dẫn đến nhận thức thương hiệu rất mờ nhạt nơi
người tiêu dùng.
- Tác động của thông điệp truyền thông đại chúng còn phụ thuộc vào việc đối tượng
mục tiêu nghĩ gì về người phát đi thông điệp. Nếu đó là những nguồn đáng tin cậy thì
sức thuyết phục cao hơn.


8

3.2.2.2. Truyền thông đại chúng tác động đến đặc tính người tiêu dùng cá nhân
Như đã đề cập, việc sử dụng phương tiện truyền thông đại chúng thường ảnh hưởng
gián tiếp đến người mua bằng cách dẫn đến những hình thức truyền thông mang tính cá
nhân hơn.

Truyền thông
Đặc tính của người tiêu Các phản ứng đáp lại của
đại chúng
dùng
người tiêu dùng
Nhà đài tiếng (radio)
Văn hóa
Phản xạ có điều kiện
Nhà đài hình (tivi)
Xã hội
Bắt chước
Tòa soạn
Cá tính
Tích hợp
(báo, tạp chí)
Nhà xuất bản (phim,
Tâm lý
ảnh, ấn phẩm)
Nhà mạng (internet)
- Truyền thông đại chúng truyền đạt nội dung quảng cáo đến người tiêu dùng, với chức
năng thông tin, thuyết phục, nhắc nhở khách hàng mua sản phẩm, cũng như hiểu rõ
hơn về doanh nghiệp.
- Hành vi tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố văn hóa, xã hội, cá tính, tâm lý.
Truyền thông đại chúng tác động vào các đặc tính văn hóa, xã hội, cá tính, tâm lý và
dần thay đổi nhận thức, tình cảm nhằm tác động đến hành vi của người tiêu dùng về
sản phẩm, về hình ảnh công ty và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm hoặc kích
thích sự phản ứng của người tiêu dùng khi nhận được thông điệp.
- Truyền thông đại chúng tác động vào nhu cầu người tiêu dùng và đẩy những nhu cầu
đó lên thành động cơ, mong muốn.



9

- Ngoài ra, truyền thông đại chúng cũng tác động đến mô hình thang hiệu ứng AIDA
với nguyên tắc tác động vào đỉnh phễu (chú ý) sẽ làm tăng ảnh hưởng đến hành vi tiêu
dùng cá nhân:
Các bước
Mô hình AIDA
Nhận biết
Chú ý (attention)
Thái độ Cảm xúc
Thích thú (interest)
Xu hướng hành vi Ham muốn (desire)
Hành vi Tiêu dùng
Hành động (action)
3.2.2.3. Truyền thông đại chúng tác động như thế nào đến quá trình ra quyết định
của người tiêu dùng cá nhân
- Truyền thông đại chúng tác động đến hầu hết các giai đoạn trong quá trình quyết định
mua và tác động trực tiếp đến người mua theo mô hình:
Truyền thông
đại chúng
Nhà đài tiếng (radio)
Nhà đài hình (tivi)
Tòa soạn
(báo, tạp chí)
Nhà xuất bản (phim,
ảnh, ấn phẩm)
Nhà mạng (internet)
Trước khi mua


Quy trình quyết
định mua
Nhận thức nhu cầu
Tìm kiếm thông tin
Đánh giá
Lựa chọn
Hành vi sau mua

Các phản ứng đáp lại của
người tiêu dùng
Phản xạ có điều kiện
Bắt chước
Tích hợp

- Giai đoạn trước khi mua gồm: nhận thức nhu cầu, tìm kiếm thông tin, đánh giá.
+ Nhận biết nhu cầu diễn ra khi khách hàng cảm thấy có sự khác biệt giữa hiện trạng
và mong muốn. Truyền thông đại chúng thông qua các phương tiện truyền thông sẽ tác
động đến ý thức người tiêu dùng, kích thích và tạo ra những nhu cầu ở người tiêu dùng.
+ Tìm kiếm thông tin: truyền thông đại chúng hỗ trợ cho thông tin cho việc ra quyết
định mua hàng của người tiêu dùng. Khoảng 97% người lướt web giờ đây sử dụng
Internet để nghiên cứu sản phẩm trước khi mua hàng. Truyền thông đại chúng trở nên
phổ biến và người tiêu dùng cũng chủ động hơn trong việc thu thập thông tin.
+ Đánh giá các phương án: ngày nay, truyền thông đại chúng từ nhiều nguồn khác nhau
cung cấp thông tin khá đầy đủ và chính xác về sản phẩm giúp cho việc ra quyết định


10

trở nên đơn giản hơn, vấn đề còn lại phụ thuộc vào bản thân sản phẩm được đưa lên
các phương tiện truyền thông đại chúng.


- Truyền thông đại chúng tác động đến 4P của doanh nghiệp, đặc biệt là tác động đến
thông tin sản phẩm, có vai trò như một công cụ chiêu thị, làm nổi bật hình ảnh sản
phẩm, tạo ấn tượng và cho thấy sản phẩm sẽ là giải pháp tuyệt vời (Customer
Solutions) cho vấn đề mà khách hàng đang mắc phải hoặc đơn giản chỉ là cung cấp
thông tin sản phẩm cho khách hàng có nhu cầu. Giống như mô hình AIDA, truyền
thông đại chúng trong giai đoạn quảng bá hình ảnh sản phẩm cần tập trung thu hút sự
chú ý của khách hàng, kích thích cũng như đẩy nhanh quá trình nhận thức nhu cầu, tìm
kiếm thông tin và đánh giá các phương án.

Trong khi mua
- Là bước lựa chọn (quyết định mua)


11

- Truyền thông đại chúng có ảnh hưởng lớn đến việc ra quyết định. Những thông tin
thu thập được trên các phương tiện truyền thông đại chúng từ trước sẽ phục vụ cho việc
ra quyết định. Ý định mua ban đầu sẽ trở thành quyết định mua hoặc không mua.
Người tiêu dùng sẽ sử dụng các thông tin truyền thông đại chúng để trả lời cho hàng
loạt các câu hỏi có khả năng xảy ra như: có thực hiện không? Mua cái gì? Tại sao mua?
Số lượng bao nhiêu? Khi nào mua? Mua ở đâu? Thời gian? Có bao nhiêu phương án?..
- Dưới tác động của truyền thông đại chúng, người tiêu dùng sẽ có những phản ứng:
bắt chước, phản xạ có điều kiện, tích hợp..
Sau khi mua
- Là bước cuối cùng trong hành vi tiêu dùng.
- Truyền thông đại chúng không nên đẩy kỳ vọng về sản phẩm lên quá cao so với thực
tế để có thể tạo được sự hài lòng cho người tiêu dùng. Một khách hàng hài lòng với sản
phẩm là quảng cáo tốt nhất, theo lý thuyết về mối liên hệ giữa truyền thông cá nhân và
truyền thông đại chúng thì 2 hình thức thức truyền thông này có tác động qua lại lẫn

nhau. Nếu truyền thông đại chúng tốt sẽ tạo lặp được chu kỳ mới cho sản phẩm theo
hướng tích cực. Vì vậy, việc chú ý đến hành vi người tiêu dùng và có hình thức truyền
thông đại chúng phù hợp là rất quan trọng, cho dù là sau khi người tiêu dùng đã hoàn
thành quá trình mua hàng.
Tóm lại, truyền thông đại chúng tác động đến hành vi tiêu dùng cá nhân với cường độ
đậm nhạt khác nhau theo từng giai đoạn. Trong đó, nên đẩy mạnh hoạt động truyền
thông đại chúng đối với các bước: nhận thức nhu cầu, tìm kiếm thông tin và nghiên cứu
cẩn thận hành vi sau mua để có hình thức truyền thông ngày càng phù hợp và hiệu quả.

3.3. Giải pháp


12

3.3.1. Giải pháp cho doanh nghiệp trong việc quản lý truyền thông
- Tạo một văn phòng ảo, kết nối các văn phòng và tạo ra hệ thống liên lạc thông tin nội
bộ mà người ngoài không thể truy cập.
- Tin học hóa hệ thống thông tin quản lý và điều hành doanh nghiệp.
- Lưu trữ và tổ chức thông tin khoa học.
- Mã hóa các thông tin nói chung cũng như thông tin truyền thông cho doanh nghiệp
nói riêng để tránh tình trạng thông tin lưu trên đĩa bị đánh cắp bị truy cập trái phép.
- Sử dụng các hệ thống giám sát an ninh thông tin.
3.3.2. Giải pháp tăng hiệu quả truyền thông đại chúng cho doanh nghiệp
- Người gửi thông điệp cần nâng cao hiệu quả mã hóa thông điệp và tính đến việc
người tiêu dùng sẽ giải mã chúng như thế nào để có thể hoạch định chiến lược truyền
thông phù hợp. Để thông điệp phát huy hiệu quả, quy trình mã hóa của người gửi phải
khớp với quy trình giải mã của người nhận.
- Người tiêu dùng thay vì dựa trên thông tin do người làm chuyên gia tiếp thị cung cấp
lại có xu hướng sử dụng Internet và nhiều phương tiện truyền thông đại chúng khác để
tự tìm hiểu. Do đó, cần tăng cường chất lượng truyền thông và tần suất xuất hiện trên

truyền thông đại chúng.
- Tập trung vào mục tiêu tiếp cận các phân khúc khách hàng nhỏ hơn bằng thông điệp
mang tính cá nhân nhiều hơn.
- Tìm ra tổ hợp phương tiện truyền thông có khả năng truyền đạt được tốt nhất thông
điệp của thương hiệu và thúc đẩy trải nghiệm thương hiệu của khách hàng.
- Áp dụng truyền thông marketing tích hợp để đem đến cho khách hàng một thông điệp
rõ ràng, nhất quán và hấp dẫn về thương hiệu. Mục tiêu truyền thông tập trung cho
khách hàng thấy công ty và sản phẩm của công ty có thể giúp giải quyết vấn đề của họ
như thế nào.
- Phát triển các kênh thông tin phản hồi để có thể đánh giá phản ứng của người tiêu
dùng cá nhân đối với thông điệp truyền thông đại chúng.


13

- Truyền thông đại chúng mặc dù tiếp cận được nhiều người một cách nhanh chóng
nhưng nó đặc biệt không nhắm tới ai và không thể trực tiếp khách hàng cụ thể. Do đó,
công ty cần cận trọng để chuyển tải những giá trị đến người tiêu dùng cá nhân một
cách rõ ràng và thuyết phục.
- Kết hợp tiếng nói của khách hàng vào thông điệp truyền thông đại chúng.
- Quyết định thời gian truyền thông một cách hợp lý.
- Ngoài ra, nếu công ty xây dựng được một câu chuyện hay sự kiện thú vị cũng có thể
làm tăng tác động của truyền thông đại chúng.


14

4. Kết luận
Tóm lại, tầm ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông đại chúng có tác động rất
lớn trong đời sống của con người trên mọi mặt, mọi phương diện và mọi hình thức.

Truyền thông luôn có ảnh hưởng sâu sắc đến hành vi của người tiêu dùng, khơi nguồn
dư luận xã hội, phản ảnh và truyền dẫn dư luận xã hội; định hướng dư luận, có nghĩa là
định hướng nhận thức; điều hòa dư luận, điều hòa tâm trạng, dư luận xã hội. Hành vi
người tiêu dùng có thể ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng cuối cùng , nếu biết cách
vận dụng truyền thông đại chúng để làm được điều đó. Khi truyền thông đại chúng
được vận dụng đúng cách, đúng lúc và kết hợp với hiểu biết hành vi người tiêu dung
thì sẽ giúp doanh nghiệp đi đến thắng lợi cuối cùng là ảnh hưởng đến quyết định tiêu
dùng của khách hàng .Vì vậy, việc quan tâm đến tác động của truyền thông đại chúng
đối với hành vi người tiêu dùng cá nhân là hết sức cần thiết.


PHỤ LỤC
*Sách
(1) Tạ Ngọc Tấn (2001). Truyền thông đại chúng. NXB Chính Trị.
(2) Philip Kotlet (14 EDITION). Nguyên lý tiếp thị. NXB Lao động - Xã Hội.
*Tài liệu tham khảo
(1) Bài giảng của thầy Tạ Xuân Hoài
(2) />(3) />(4) />(5) />(6) />(7) />(8) />(9) />

Danh sách phân công thành viên nhóm 1
STT

Họ & tên

MSSV

1

71400127


2

Phạm Vinh Thắng
(0164 893 5206)
Trần Thùy Trang

3

Nguyễn Lan Anh

71400046

4
5
6

Nguyễn Minh Nhựt
Đặng Nguyên Kim
Ngân
Nguyễn Thị Kim Tiền

7

Nguyễn Thi Bạch Tuyết

Phân công

Đánh giá

- Tổng hợp.

- Phân tích (3.2.2)
Phân tích (3.2.1)

100%

100%

71300141
71400030

Kiểm tra lại cơ sở lý
thuyết (mục 2)
Mô tả thực trạng (3.1)
Giải pháp (3.3)

71400283

Lời dẫn (mục 1)

100%

71414014

Kết luận (mục 4)

100%

71400042

100%


100%
100%

Ký tên



×