PHÒNG GDĐT THÀNH PHỐ
TRƯỜNG TH ĐÔNG KINH
BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
NĂM HỌC 2016-2017
I. TH 12: Lập kế hoạch dạy họctích hợp các nội dung giáo dục ở tiểu
học
Câu hỏi 1: Nêu các hình thức và mức độ tích hợp các nội dung giáo dục ở
tiểu học theo từng môn học?
Trả lời:
Có nhiều hình thức tích hợp chương trình khác nhau. Tích hợp nội dung là
hình thức nối kết nội dung trong nội bộ môn học và giữa các môn học với nhau.
Có thể chia ra làm 3 hình thức (mức độ) như sau:
- Kết hợp lồng ghép: Đây là mức đầu tiên của tích hợp; theo đó, những
nội dung nào đó sẽ được kết hợp vào chương trình môn học đọc lập có sẵn.
- Đa môn: Các môn học là riêng rẽ, nhưng có những chủ đề/vấn đề được
tích hợp vào các môn.
- Liên môn: Chương trình tạo ra các chủ đề/vấn đề chung nhưng các khái
niệm hoặc các kĩ năng liên môn được chú trọng giữa các môn mà không phải là
từng môn riêng biệt.
Chương trình giáo dục tiểu học hiện nay quán triệt khá rõ nét quan điểm
tích hợp. Dưới đây là 1 số biểu hiện cụ thể trong chương trình 1 số môn học:
- Môn Tiếng Việt: Chương trình Tiếng Việt hiện nay xây dựng theo quan
điểm tích hợp:
+ Tích hợp theo chiều ngang là tích hợp theo nguyên tắc đồng quy giữa
các phân môn với nhau, giữa kiến thức Tiếng Việt với các mảng kiến thức khác;
giữa các kĩ năng (nghe-nói-đọc-viết); giữa kiến thức-kĩ năng-thái độ. Hướng tích
hợp này được thực hiện thông qua hệ thống Chủ điểm học tập. Các phân môn
được tập hợp lại quanh 1 chủ điểm, các nhiệm vụ cung cấp kiến thức và rèn
luyện kĩ năng được gắn bó chặt chẽ với nhau.
+ Tích hợp theo chiều dọc: Là tích hợp ở 1 đơn vị kiến thức-kĩ năng theo
nguyên tắc đồng tâm. Kiến thức lớp trên bao gầm kiến thức lớp dưới nhưng
được mở rộng hơn. Đây là giải pháp nâng dần kiến thức gấp phần hình thành
phẩm chất mới của nhân cách.
- TNXH, Khoa học, Lịch sử và Địa lý: Đây là những môn học về thiên
nhiên, con người và xã hội gần gũi xung quanh học sinh nên có nhiều cơ hội để
tích hợp những vấn đề của thời đại.
- Mĩ thuật, Âm nhạc, Thủ công: Việc tích hợp 3 môn học này thành 1 môn
Nghệ thuật có thể thực hiện được. Tuy nhiên việc tổ chức thực hiện sẽ gặp khó
khăn vì 1 giáo viên khó có thể dạy được cả 3 môn trên.
Câu hỏi 2: Nêu các phương pháp kĩ thuật dạy học phù hợp với việc dạy
tích hợp trong từng môn học?
1. Kỹ thuật đặt câu hỏi:
Trong dạy học hệ thống câu hỏi của giáo viên có vai trò quan trọng, là
một trong những yếu tố quyết định chất lượng lĩnh hội kiến thức của học sinh.
Thay cho việc thuyết trình, đọc, chép, nhồi nhét kiến thức, giáo viên chuẩn bị hệ
thống câu hỏi để học sinh suy nghĩ phát hiện kiến thức, phát triển nội dung bài
học, đồng thời khuyến khích học sinh động não tham gia thảo luận xung quanh
những ý tưởng/ nội dung trọng tâm của bài học theo trật tự logic. Hệ thống câu
hỏi còn nhằm định hướng, dẫn dắt cho học sinh từng bước phát hiện ra bản chất
sự vật, quy luật của hiện tượng, kích thích tính tích cực, tìm tòi, sự ham hiểu
biết. GV có kỹ năng đặt câu hỏi tốt thì HS học tập tích cực hơn, việc giảng dạy
dễ thành công hơn. Trong quá trình đàm thoại, giáo viên là người tổ chức, học
sinh chủ động tìm tòi, sáng tạo, phát hiện kiến thức mới. Đồng thời qua đó học
sinh có được niềm vui hứng thú của người khám phá và tự tin khi thấy trong kết
luận của thầy (cô) có phần đóng góp ý kiến của mình.
2. Kĩ thuật khăn trải bàn
Là cách thức hoạt động mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân
và hoạt động nhóm nhằm tăng hiệu quả học tập
3. Phương pháp đóng vai
- Học sinh dần dần quen với vai trò và nhiệm vụ khác nhau như vai trò
trưởng nhóm, hướng dẫn và điều khiển trong nhóm, vai trò nhóm viên (thực
hiện một công việc cụ thể).
- Giáo viên có thể hỗ trợ cho các đối tượng học sinh theo nhu cầu khác
nhau.
- Học sinh được làm việc trong nhóm nhỏ sẽ dần dần tự tin hơn.
4. Phương pháp động não
Động não là phương pháp giúp học sinh trong một thời gian ngắn nảy sinh
được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó. Thực hiện phương
pháp này, giáo viên cần đưa ra một hệ thống các thông tin làm tiền đề cho buổi
thảo luận.
5. Phương pháp vấn đáp
Là phương pháp trong đó giáo viên đặt ra câu hỏi để học sinh trả lời, hoặc
học sinh có thể tranh luận với nhau và với cả giáo viên; qua đó học sinh lĩnh hội
được nội dung bài học.
6. Nhóm và hoạt động nhóm
- Hoạt động nhóm giúp học sinh tích cực và tham gia nhiều hơn.
- Các kỹ năng giao tiếp về mặt xã hội và một số các kỹ năng sống cơ bản
khác được phát triển.
- Học sinh có thể diễn đạt bằng lời và chia sẻ các ý tưởng của mình với
những người khác trong việc phát triển các kĩ năng ngôn ngữ.
- Học sinh có thể hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau.
- Học sinh dần dần quen với vai trò và nhiệm vụ khác nhau như vai trò
trưởng nhóm, hướng dẫn và điều khiển trong nhóm, vai trò nhóm viên (thực
hiện một công việc cụ thể).
- Giáo viên có thể hỗ trợ cho các đối tượng học sinh theo nhu cầu khác
nhau.
- Học sinh được làm việc trong nhóm nhỏ sẽ dần dần tự tin hơn.
7. Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề:
Trong một xã hội đang phát triển nhanh theo cơ chế thị trường, cạnh tranh
gay gắt thì phát hiện sớm và giải quyết hợp lý những vấn đề nảy sinh trong thực
tiễn là m ộ t n ă n g l ự c đ ả m b ả o s ự t hà n h cô n g t r o n g c u ộ c s ố n g , đ ặ c
b i ệ t t r o n g k i n h doanh. Vì vậy, tập dượt cho học sinh biết phát hiện, đặt ra và
giải quyết những vấn đề gặp phải trong học tập, trong cuộc sống của cá
nhân, gia đình và cộng đồng không chỉ có ý nghĩa ở tầm phương pháp
dạy học mà phải được đặt như một mục tiêu giáo dục và đào tạo.
Câu hỏi 3: Lập kế hoạch bài học tích hợp một số nội dung giáo dục theo
yêu cầu nhiệm vụ năm học?
KẾ HOẠCH DẠY HỌC TÍCH HỢP
MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 2
Bài 11. GIA ĐÌNH
I- Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Kể được các công việc thường ngày của từng người trong gia đình.
- Biết được các thành viên trong gia đình cần cùng nhau chia sẻ công việc nhà.
2. Kĩ năng:
- Có ý thức giúp đỡ bố, mẹ làm việc nhà tuỳ theo sức của mình.
- Rèn kỹ năng nói, viết thành câu, đủ ý, liên kết đoạn văn (Tích hợp TV).
3. Thái độ:
- Yêu quý và kính trọng những người thân trong gia đình.
- Làm việc nhà phù hợp với khả năng của mình.
II- Đồ dùng
- Hình vẽ trong SGK trang 24, 25 - VBT
III- Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Tích hợp
A- Kiểm tra bài cũ
- Làm thế nào để phòng bệnh giun? - 1 HS trả lời
- Nhận xét, đánh giá
B- Bài mới
1- Giới thiệu bài: Khởi động
- Cho cả lớp hát bài Ba ngọn nến
- Cả lớp hát
(Cả nhà thương nhau).
+ Bài hát có ý nghĩa gì ? Nói về + Nói về bố, mẹ, con
những ai ?
cái và ca ngợi tình
cảm gia đình.
- Giới thiệu bài học
2- Thực hành
Hoạt động 1: Làm việc với SGK
theo nhóm nhỏ
MT: Nhận biết những người trong
gia đình bạn Mai và việc làm của
từng người.
Bước 1: Làm việc theo nhóm nhỏ - Quan sát làm việc
- Hướng dẫn HS quan sát H 1, 2, trong nhóm theo gợi ý
3, 4, 5 trong SGK và tập đặt câu của GV
hỏi.
VD :
+ Đố bạn, gia đình của bạn Mai có
những ai ?
+ Ông bạn Mai đang làm gì ? (H1)
+ Ai đang đi đón em bé ở trường
mầm non ? (H2)
+ Bố của Mai đang làm gì ? (H4)
+ Hình nào mô tả cảnh nghỉ ngơi
trong gia đình Mai ? (H5)
- Đại diện các nhóm
lên trình bày kết quả
quan sát và phân tích
tranh. Các nhóm khác
bổ sung.
- Ghi nhanh ý kiến HS nêu lên
bảng
- Chốt lại toàn bộ các ý kiến vừa
nêu.
Bước 2: Làm việc cả lớp
* Kết luận (GV giảng không yêu
cầu HS ghi nhớ)
- Gia đình Mai gồm : Ông, bà, bố,
mẹ và em trai của Mai.
- Các bức tranh cho thấy mọi người
trong gia đình Mai ai cũng tham
gia làm việc nhà tuỳ theo sức và
khả năng của mình.
- Mọi người trong gia đình đều
phải thương yêu, quan tâm giúp đỡ
lẫn nhau và phải làm tốt nhiệm vụ
của mình.
Hoạt động 2: Nói về công việc
thường ngày của những người
trong gia đình mình
MT: Chia sẻ với các bạn trong lớp
về người thân và việc làm của từng
người trong gia đình của mình.
Bước 1: Yêu cầu từng em nhớ lại
những việc làm thường ngày
trong gia đình của mình
Bước 2: Trao đổi trong nhóm
Kể về công việc ở nhà mình và ai
thường làm các công việc đó.
Bước 3 : Trao đổi với cả lớp
- Gọi 1 số HS chia sẻ với cả lớp
- Ghi tất cả các công việc mà các
em đã kể vào bảng gợi ý sau :
Những người Những công việc
trong gia đình trong gia đình
Ông
Bà
Bố
Mẹ
Anh (chị)
Tên HS
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu bố, mẹ
hoặc những người khác trong gia
đình không làm tròn trách nhiệm
của mình ?
- Vậy trong gia đình, mỗi thành
viên đều có những việc làm, bổn
phận riêng của mình. Trách nhiệm
của mỗi thành viên là góp phần xây
dựng gia đình vui vẻ, thuận hoà.
+ Vào những lúc nhàn rỗi, em và
các thành viên trong gia đình
thường có những hoạt động giải trí
gì ?
+ Vào những dịp lễ, tết… em
thường được bố, mẹ đưa đi chơi
những đâu ?
- Từng nhóm trao đổi,
từng HS kể với các
bạn
Rèn kỹ năng nói
thành câu, đủ ý.
- Đại diện 1 số nhóm
phát biểu ý kiến, lớp
nhận xét
+ Trả lời
- 1 số HS nói
+ Thì lúc đó sẽ không
gọi là gia đình nữa.
+ Đọc báo, xem ti vi,
…
+ Trả lời
* Kết luận :
- Mỗi người đều có một gia đình
- Tham gia công việc gia đình là
bổn phận và trách nhiệm của từng
người trong gia đình.
- Mỗi người trong gia đình đều
phải thương yêu, quan tâm, giúp đỡ
lẫn nhau và phải làm tốt nhiệm vụ
của mình góp phần xây dựng gia
đình vui vẻ, hạnh phúc.
- Sau những ngày làm việc vất vả,
mỗi gia đình nên có kế hoạch nghỉ
ngơi như : họp mặt vui vẻ, thăm
người thân, du lịch,…
* Yêu cầu: Viết từ 3 đến 5 câu kể
về gia đình em.
- HS viết vở nháp.
- Trình bày đoạn văn.
- 3 -> 5 em.
3- Củng cố dặn dò
+ Là một người con trong gia đình
em phải làm gì để gia đình hạnh + Học tập thật giỏi,
phúc?
biết nghe lời ông bà,
cha mẹ, tham gia công
việc gia đình tuỳ theo
- Nhận xét giờ học
sức của mình.
- VN chuẩn bị bài sau.
- Rèn kỹ năng nói
thành câu, kỹ năng
liên kết câu thành
đoạn văn.
II. TH15: Một số phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học
Câu hỏi 1: Kể tên các phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học? Đồng
chí đã áp dụng những phương pháp dạy học tích cực nào trong môn học của
mình và hiệu quả của phương pháp đó đối với môn học?
Trả lời:
Các phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học:
- Phương pháp vấn đáp
- Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề
- Phương pháp hợp tác theo nhóm nhỏ
- Phương pháp động não
- Phương pháp trò chơi
- Phương pháp đóng vai
Không có phương pháp nào là vạn năng vì vậy ta phải biết kết hợp nhiều
phương pháp, các quá trình và hình thức hoạt động trong giờ học. Chú trọng dạy
học qua tình huống, học bằng các hoạt động, học qua trải nghiệm, học theo dự
án…Vì vậy cần sử dụng các phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp kiến
tạo, phương pháp dự án; phương pháp sử dụng thiết bị và phương tiện dạy học,
ứng dụng công nghệ thông tin cần được vận dụng trong tất cả các môn học một
cách linh hoạt.
Để thực hiện dạy học tích hợp đạt hiệu quả thì phương pháp dạy họcphù
hợp nhất đó là dạy học dựa trên sự khám phá, tìm tòi. Vận dụng phương pháp
dạy học này sẽ phát triển ở học sinh năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo; rèn các
kĩ năng hợp tác, giao tiếp.
Bên cạnh đó phương pháp dạy học dự án cũng khá phù hợp với dạy học
tích hợp. phương pháp này giúp học sinh hoạt động độc lập chủ đông, sáng tạo
thông qua các bước thực hiện dự án như: Lập kế hoạch, nghiên cứu, thực hiện
dự án, tổng hợp (thu thập, xử lí số liệu). Phương pháp dự án còn có ưu điểm làm
nội dung tích hợp có tính thiết thực và có ý nghĩa đối với học sinh. Giáo viên có
thể dạy và học sinh có thể học nếu được tập huấn về quy định thời lượng; không
phải xây dựng môn học mới; học sinh phát triển được năng lực liên môn, giải
quyết vấn đề…tạo được hứng thú trong học tập.
Cùng việc lựa chọn phương pháp dạy học phải thực hiện phương pháp và
kĩ thuật đánh giá đa dạng như: trắc nghiệm khách quan, tự luận, bài kiểm tra
viết, bảng quan sát, báo cáo, sự hoàn thành các bài kiểm tra, các cuộc phỏng
vấn, hồ sơ. Đánh giá học sinh phải toàn diện trên mọi mặt KT-KN-TĐ sự nhận
biết giá trị, tham gia hợp tác…Đồng thời sử dụng kĩ thuật đặt câu hỏi, lắng nghe,
phản hồi tích cực; tổ chức trò chơi học tập; học tập hợp tác.
Câu hỏi 2: Trình bày bản chất, quy trình, điều kiện thực hiện dạy học
theo phương pháp hợp tác nhóm nhỏ?
Trả lời:
Phương pháp hợp tác theo nhóm nhỏ hay còn được gọi là phương pháp
làm việc theo nhóm, phương pháp hợp tác nhóm.
1. Bản chất của phương pháp hợp tác nhóm nhỏ là tổ chức cho học sinh
hoạt động theo nhóm nhỏ để những nhóm nhỏ của học sinh cùng thực hiện 1
nhiệm vụ nhất định, trong khoảng thời gian nhất định.
Có 5 yếu tố hợp tác nhóm:
- Phụ thuộc lẫn nhau.
- Trách nhiệm cá nhân.
- Khuyến khích tương tác.
- Rèn luyện kĩ năng xã hội.
- Rèn kĩ năng đánh giá.
2. Quy trình thực hiện phương pháp hợp tác theo nhóm nhỏ:
Bước 1: Chọn nội dung và nhiệm vụ phù hợp
Bước 2: Thiết kế kế hoạch bài học theo phương pháp nhóm
Bước 3: Tổ chức dạy học theo phương pháp hợp tác nhóm
3. Điều kiện:
- Phòng học đủ rộng.
- Bàn ghế dễ di chuyển.
- Nhiệm vụ đủ khó.
- Thời gian đủ.
- Học sinh cần được bồi dưỡng đầy đủ các kĩ năng.
Câu hỏi 3: Phương pháp dạy học theo mô hình VNEN đã phát huy hiệu
quả dạy học hợp tác nhóm nhỏ như thế nào? Lấy ví dụ minh họa?
Trả lời:
Phương pháp dạy và học theo mô hình VNEN: Là hình thức dạy học đặt
học sinh vào môi trường học tập tích cực, trong đó học sinh được tổ chức thành
nhóm một cách thích hợp. Học hợp tác nhóm giúp các em rèn luyện và phát
triển kĩ năng làm việc, kĩ năng giao tiếp, tạo điều kiện cho học sinh học hỏi lẫn
nhau, phát huy vai trò trách nhiệm, tính tích cực xã hội trên cơ sở làm việc hợp
tác. Thông qua hoạt động nhóm, các em có thể cùng làm việc với nhau những
công việc mà một mình không thể tự làm được trong một thời gian nhất định.
Đối với cấp Tiểu học, việc rèn cho các em các kỹ năng học hợp tác nhóm là hết
sức cần thiết, tạo điều kiện để các em có nhiều cơ hội giao lưu, học hỏi, giúp đỡ
lẫn nhau, góp phần vào việc giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh.
Dạy học theo nhóm là mô hình nhà trường tiên tiến, hiện đại, phù hợp với
mục tiêu phát triển và đặc điểm của giáo dục nước ta. Các phòng học dạy theo
mô hình VNEN được bố trí giống như phòng học bộ môn, thư viện linh động
với đồ dùng dạy và học sẵn có để HS tham khảo; góc đồ dùng học tập, góc cộng
đồng, góc trưng bày sản phẩm...
Mô hình VNEN thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo nguyên tắc
lấy học sinh làm trung tâm, học tập mang tính tương tác và phù hợp với từng cá
nhân học sinh. Chuyển việc truyền thụ của giáo viên thành việc hướng dẫn học
sinh tự học. Lớp học do học sinh tự quản và được tổ chức theo các hình thức,
như: làm việc theo cặp, làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm, trong đó hình
thức học theo nhóm là chủ yếu.
Học sinh được học trong môi trường học tập thân thiện, thoải mái, không
bị gò bó, luôn được gần gũi với bạn bè, với thầy cô, được sự giúp đỡ của bạn
học trong lớp, trong nhóm và thầy cô, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi các em.
học sinh khá giỏi được phát huy, học sinh còn hạn chế, yếu kém được học sinh
của nhóm và giáo viên giúp đỡ kịp thời ngay tại lớp. Những người tham gia
trong nhóm phải có mối quan hệ tương hỗ, giúp đỡ và phối hợp lẫn nhau. Các
thành viên trong nhóm cùng thực hiện nhiệm vụ chung, điều này đòi hỏi trước
tiên là phải có sự phụ thuộc tích cực giữa các thành viên trong nhóm. Mỗi thành
viên trong nhóm cần hiểu rằng họ không thể trốn tránh trách nhiệm, hay dựa vào
công việc của những người khác. Trách nhiệm cá nhân là then chốt đảm bảo cho
tất cả các thành viên trong nhóm thực sự mạnh lên trong học tập theo nhóm.
Học sinh thường được phát huy hơn, cơ hội cho HS tự thể hiện, tự khẳng định
khả năng của mình nhiều hơn. Nhóm làm việc sẽ khuyến khích HS giao tiếp với
nhau và như vậy sẽ giúp cho những trẻ em nhút nhát, thiếu tự tin, cô độc có
nhiều cơ hội hòa nhập với lớp học. Thêm vào đó, học theo nhóm còn tạo ra môi
trường hoạt động mang bầu không khí thân mật, cởi mở, sẵn sàng giúp đỡ, chia
sẻ trên cơ sở cố gắng hết sức và trách nhiệm cao của mỗi cá nhân. Học sinh có
cơ hội được tham gia tích cực vào hoạt động nhóm. Mọi ý kiến của các em đều
được tôn trọng và có giá trị như nhau, được xem xét, cân nhắc cẩn thận. Do đó
sẽ khắc phục tình trạng áp đặt, uy quyền, làm thay, thiếu tôn trọng...giữa những
người tham gia hoạt động, đặc biệt giữa giáo viên và học sinh.
Ví dụ: Giáo án môn: Tiếng Việt
Bài 16A. BẠN THÂN CỦA BÉ (tiết 2)
* Mục tiêu:
- Đọc và hiểu câu chuyện Con chó nhà hàng xóm.
- Viết câu theo mẫu Ai thế nào?
- Nghe – nói về tên gọi và đặc điểm của các con vật nuôi.
* Khởi động: Câu đố về con vật
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
TIẾT 2
....................................................
B. Hoạt động thực hành
*HĐ 1: Yêu cầu học sinh thực hiện - Nhóm trưởng điều khiển nhóm thực hiện:
nội dung theo TLHD theo các + Mời 1 bạn đọc yêu cầu của HĐ1
bước: cá nhân, cặp đôi, nhóm
+ Yêu cầu các bạn trong nhóm đọc thầm
đoạn 1, 2 và trả lời các câu hỏi:
a, Bạn của Bé ở nhà là ai?
b, Cún đã làm gì giúp Bé khi bé bị đau?
+ Yêu cầu HĐ cặp đôi: Trao đổi câu trả lời
với bạn bên cạnh
+ Yêu cầu HĐ nhóm: Nêu câu hỏi (a, b) ->
Gọi bạn trả lời, nhận xét -> Chốt câu trả lời
đúng.
.....................................