Tải bản đầy đủ (.ppt) (43 trang)

Bài tập tư vấn cộng đồng: TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE VÀ TƯ VẤN CỘNG ĐỒNG VỀ CHƯỜM (NÓNGLẠNH, ƯỚTKHÔ) VÀ ÁP DỤNG MỘT SỐ KIỂU CHƯỜM TRONG THỰC TIỄN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 43 trang )

…………
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
BÀI TẬP HẾT MÔN BỆNH THÔNG THƯỜNG 2
CHỦ ĐỀ: TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE VÀ
TƯ VẤN CỘNG ĐỒNG VỀ CHƯỜM (NÓNG/LẠNH,
ƯỚT/KHÔ) VÀ ÁP DỤNG MỘT SỐ KIỂU CHƯỜM
TRONG THỰC TIỄN

1


04/15/17

www.hsph.edu.vn

2


A. Đặt vấn đề
- Hầu hết mọi người khi gặp tình trạng sưng,
viêm hay tổn thương thì đều dùng nước đá
hoặc miếng dán có nhiệt hoặc túi nhiệt để
chườm hoặc dán. Đây là phương pháp điều trị
không cần toa kê của bác sĩ và được sử dụng
trong nhiều thế kỷ nay.

04/15/17

www.hsph.edu.vn

3




A. Đặt vấn đề
- Chườm là ứng dụng nhiệt để trị liệu.
- Chườm nóng, chườm lạnh là những thủ thuật khá đơn
giản thường được áp dụng song khi áp dụng đòi hỏi
phải hiểu rõ cơ chế tác dụng, hiệu quả của sức nóng,
lạnh trên cơ thể.

4
04/15/17

www.hsph.edu.vn


ờm
ư
h
c
o
à
Khi n
ào
n
i
h
K
nóng?
ạnh
l

m

ư
ch

www.hsph.edu.vn

Bệnh nào
không nên
chườm?
Thời gian
chườm ba
o lâu?



I. Chườm nóng
1. Áp dụng: trong các bệnh lý sưng đau mạn
tính:
- Cơn đau dạ dày, gan hoặc thận.
- Viêm thanh quản thể co rít, viêm phế quản.
- Chườm nóng cho trẻ thiếu tháng, người già khi
trời rét.
- Đau khớp dạng thấp.
- Đạu bụng do lanh.
- Ngực bụng đầy trướng, đại tiểu tiện không
thông.
04/15/17

www.hsph.edu.vn


6


I. Chườm nóng
2. Không áp dụng:
- Viêm ruột thừa.
- Viêm phúc mạc.
- Nhiễm độc nặng
- Các bệnh nhiễm khuẩn gây mủ nặng.
- Các trường hợp xuất huyết.
- Các trường hợp đang chảy máu, 24 giờ đầu sau
khi chấn thương (vì dễ gây chảy máu trở lại do
giãn mạch)
04/15/17

www.hsph.edu.vn

7


I. Chườm nóng
2. Không áp dụng (tiếp):
- Những bệnh nhân bị mất cảm giác hoặc đang
có bệnh ngoài da.
- Đau bụng không rõ nguyên nhân.
- Các vùng có khối u, ung thư, lao chưa ổn định.

04/15/17


www.hsph.edu.vn

8


I. Chườm nóng
3. Tác dụng:
- Nhiệt độ nóng có tác dụng làm giãn mạch, tăng cung cấp
oxy cho các mô, tăng dinh dưỡng cho các mô, tăng tưới
máu cho vùng chấn thương, có tác dụng kháng viêm.
- Làm cho thân nhiệt người bệnh ấm lên.
- Làm giảm sự co của gân, cơ, dây chằng, giảm sự cứng
khớp, giảm đau, tăng cảm giác dễ chịu, sự thư giãn.
- Gây sung huyết cục bộ, làm tăng tuần hoàn tại chỗ giúp
cho quá trình vết thương được nhanh hơn, làm giảm sự
sung huyết ở sâu.
04/15/17

www.hsph.edu.vn

9


I. Chườm nóng
3. Tác dụng (tiếp):
- Trị chứng cứng đơ ở
cổ: Người bị chứng đơ cổ
nhẹ có thể chườm nóng
vào chỗ cứng đơ đồng
thời phối hợp với việc vận

động vùng cổ. Đầu từ từ
cong về phía trước, nhẹ
nhàng chuyển động theo
hướng trước sau và trái
phải.
04/15/17

www.hsph.edu.vn

10


I. Chườm nóng
- Phòng trị bệnh đau cột
sống: Các chứng bệnh cột
sống trong giai đoạn đầu
như cứng cổ, nhức mỏi hoặc
sau khi bị nhiễm lạnh cảm
thấy hơi đau nhức có thể
chườm nóng để cải thiện các
triệu chứng trên, thúc đẩy
máu lưu thông, giảm nhẹ
chứng co rút cơ bắp, phòng
chống bệnh cột sống.
04/15/17

www.hsph.edu.vn

11



I. Chườm nóng
3. Tác dụng (tiếp):
- Giảm đau lưng mãn tính: Khi đau lưng dùng khăn chườm
nóng có thể giảm nhẹ triệu chứng đau nếu tình hình quá
nghiêm trọng bạn nên đến ngay bệnh viện kiểm tra.
- Giảm đau nhức vùng mông : Cơ bắp vùng mông cứng lại một
nửa nguyên nhân là do đau nhức vì không hoạt động, ngồi
lâu hoặc đau căng da. Lúc này bạn có thể nắm sấp dùng khăn
chườm nóng vào chỗ đau, có thể giảm nhẹ được đau nhức.
- Chấn thương do ngã: Khi vận động bị chấn thương không nên
lập tức chườm nóng. Sau khi bị thương 2-3 hôm, nếu không
chảy máu hoặc không sưng tấy, lúc này có thể chườm nóng
để giảm nhẹ đau nhức.
04/15/17

www.hsph.edu.vn

12


I. Chườm nóng
4. Kỹ thuật chườm nóng

04/15/17

www.hsph.edu.vn

13



4.1. Chườm nóng khô
• Chuẩn bị dụng cụ:
- Túi chườm, có thể thay túi chườm bằng chai nước
nóng, nướng gạch nóng.
- Chườm nóng khô nhiệt độ nước từ 50–600C.
- Nhiệt kế để đo nhiệt độ của nước (nếu ko có nhiệt kế
có thể dùng tay để cảm nhận nhiệt độ của nước).
- Bao túi hoặc khăn.
- Kim băng.
- Chất nhờn, thường dùng dầu Parafin.
- Nhiệt kế đo nhiệt độ cơ thể.
04/15/17

www.hsph.edu.vn

14


4.1. Chườm nóng khô
• Tiến hành:
- Kiểm tra xem túi có bị thủng không. Kiểm tra nhiệt độ
của nước, dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ, điều chỉnh nhiệt
độ theo đúng chỉ định.
- Ðuổi hết không khí trong túi chườm ra, đổ nước nóng vào
túi: khoảng 1/2 - 2/3 dung tích túi. Vặn chặt nắp và dốc
ngược túi chườm để kiểm soát xem nắp túi có bị rò rỉ
không. Nếu bị rò rỉ thì phải thay ngay.
- Lau khô và cho túi chườm vào bao hoặc dùng khăn bọc
túi chườm lại, không đặt túi chườm trực tiếp lên da bệnh

nhân.
04/15/17

www.hsph.edu.vn

15


4.1. Chườm nóng khô
- Ðặt người bệnh nằm tư thế phù hợp. Ðặt từ từ túi
chườm lên vùng định chườm (Ðể miệng túi quay lên
trên). Hỏi người bệnh xem có nóng quá không: nếu
nóng quá có thể cho thêm nước lạnh vào túi chườm
hoặc lót thêm vải quanh túi chườm...
- Cố định túi chườm vào vùng chườm. Xoa dầu nhờn
khi người bệnh kêu nóng rát (không xoa dầu lên vết
thương).
- Thay nước khi cần: thường khoảng 20-40 phút thay
nước một lần. Hết giờ thì lấy túi chườm ra. Lau khô
dầu trên da (nếu bôi).
04/15/17

www.hsph.edu.vn

16


4.1. Chườm nóng khô
• Những điểm cần lưu ý:
- Phải đo nhiệt độ của nước chườm theo đúng chỉ định.

- Thường xuyên theo dõi da bệnh nhân vùng chườm, nhất
là những người già, trẻ em suy dinh dưỡng, thiếu máu,
bệnh nhân rối loạn cảm giác.
- Không cho người bệnh đè lên túi chườm.
- Không nên chườm quá lâu. Thông thường mỗi lần chườm
từ 20 - 40 phút. Nếu cần thì 2-3 giờ sau cho chườm lại vì
chườm lâu làm cho da mềm, các lỗ chân lông giãn ra vi
khuẩn dễ xâm nhập vào cơ thể gây nhiễm khuẩn da, cơ.
04/15/17

www.hsph.edu.vn

17


4.2. Chườm nóng ướt
Chườm nóng ướt cũng gồm nhiều phương pháp.
Phương pháp phổ biến nhất là dùng khăn hoặc gạc
tẩm nước nóng vừa phải rồi đắp lên vùng định
chườm. Chườm nóng ướt được áp dụng trong các
trường hợp sau:
- Vết thương hở.
- U nhọt.
- Trong trường hợp nhiễm khuẩn nhẹ như khi đau
mắt
04/15/17

www.hsph.edu.vn

18



4.2. Chườm nóng ướt
• Chuẩn bị dụng cụ:
- Dung dịch chườm 40-50oC (hoặc dùng cồn Boric 2%, dung dịch
NaCl 0,9%, rượu quế, rượu hồi, rượu ngải cứu... Nếu chườm lên
vết thương hở thì dung dịch chườm phải đảm bảo vô khuẩn).
- Gạc miếng hoặc khăn bong (kích thước của gạc hay khăn tùy
thuộc vào diện tích vùng chườm). Nếu đắp lên vết thương hở thì
phải chuẩn bị gạc vô khuẩn.
- Kẹp hoặc kìm.
- Tấm nylon hoặc vải dày (phủ ngoài gạc hoặc khăn để giữ sức
nóng được lâu).
- Dầu nhờn: Parafin
- Nhiệt kế.
04/15/17

www.hsph.edu.vn

19


4.2. Chườm nóng ướt
• Tiến hành:
- Kiểm tra dung dịch, gạc/khăn chườm (nhiệt độ, vô khuẩn
– nếu cần).
- Cho người bệnh nằm tư thế thích hợp.
- Nhúng gạc hoặc khăn vào dung dịch. Vắt cho ráo bằng
kìm/kẹp.
- Mở rộng khăn ra, từ từ đắp lên vùng chườm. Phủ tấm

nylon hoặc vải dày lên trên lớp gạc hoặc khăn chườm.
- Thay gạc hoặc khăn chườm khi hết nóng (trung bình 10
phút thay 1 lần)
- Lấy gạc hoặc khăn ra khi không chườm nữa.
04/15/17

www.hsph.edu.vn

20


4.2. Chườm nóng ướt
• Tiến hành (tiếp):
- Lau khô da bệnh nhân, xoa dầu nhờn (xoa dầu
nhờn khi bệnh nhân kêu nóng rát. Không xoa đầu
lên mặt vết thương).
- Cho bệnh nhân nằm lại tư thế thoải mái.
- Trường hợp chườm ở mặt: Dùng gạc vuông 5x5
cm. (nếu có một mắt đau thì phải che mắt lành lại.
Cho bệnh nhân nằm nghiêng về bên mắt đau để
tránh gạc đè lên mắt đau).
04/15/17

www.hsph.edu.vn

21


4.2. Chườm nóng ướt
• Những điểm cần lưu ý:

- Phải đo nhiệt độ của nước chườm, thường xuyên
theo dõi da vùng chườm (nhất là người già, trẻ em
suy dinh dưỡng, thiếu máu, rối loạn cảm giác…)
- Không nên chườm quá lâu. Thời gian mỗi lần
chườm từ 20-40 phút. Sau đó cho bệnh nhân nghỉ
một vài giờ rồi lại chườm tiếp nếu cần vì chườm
quá lâu sẽ làm cho da mềm, các lỗ chân lông dãn
ra, vi khuẩn dễ xâm nhập.
04/15/17

www.hsph.edu.vn

22


II. Chườm lạnh
1. Áp dụng:
- Nội khoa:
+ Xuất huyết nội ngoài nguyên nhân xuất
huyết do phổi.
+ Sốt cao trong các bệnh nhiễm khuẩn.
+ Bệnh ở não, màng não
+ Trong một số trường hợp đau bụng, đau
ngực
04/15/17

www.hsph.edu.vn

23



II. Chườm lạnh
1. Áp dụng (tiếp):
- Ngoại khoa:
+ Viêm màng bụng, viêm ruột thừa, viêm phần
phụ.
+ Chấn thương sọ não
+ Sau mổ cắt tuyến giáp (trong bệnh cường
tuyến giáp).
- Sản khoa:
+ Nhiễm khuẩn sau đẻ, áp xe vú.
04/15/17

www.hsph.edu.vn

24


II. Chườm lạnh
2. Không áp dụng:
+ Tuần hoàn cục bộ kém.
+ Xuất huyết phổi.
+ Thân nhiệt thấp.
+ Bệnh nhân táo bón.
+ Người già yếu, thân nhiệt thấp.

04/15/17

www.hsph.edu.vn


25


×