Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Quy định pháp luật về giảm trừ gia cảnh trong thuế thu nhập cá nhân và thực tiễn áp dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.07 KB, 23 trang )

MỤC LỤC


Đề tài: Quy định pháp luật về giảm trừ gia cảnh
trong thuế thu nhập cá nhân và thực tiễn áp dụng

Sv: Đoàn Thị Thiên Nga
MSSV: 1055060093

LỜI MỞ ĐẦU
Thuế là một trong những khoản thu ngân sách quan trọng của nhà nước. Nộp thuế là
nghĩa vụ, trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức xã hội khác. Hiện nay, Nhà nước thông
qua việc đánh thuế để điều tiết thu nhập của người dân nhằm giảm đi khoảng cách giàu
nghèo, đảm bảo công bằng xã hội và tạo động lực phát triển kinh tế.
Thuế thu nhập cá nhân là một loại thuế trực thu đóng vai trò quan trọng hết sức quan
trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Nó đã ra đời từ rất sớm ở các quốc gia
phát triển và ngay nay phát triển rộng rãi ở hầu hết tất cả các nước trên thế giới. Sự
phát triển của thuế thu nhập cá nhân không chỉ khẳng định vai trò quan trọng của nó
trong nguồn thu ngân sách và là một công cụ đắc lực góp phần đảm bảo công bằng xã
hội mà còn thể hiện sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế. Chính vì vậy, việc nghiên
cứu và hoàn thiện các quy định pháp luật về thuế thu nhập cá nhân là rất cần thiết và
mang tính cấp bách. thuế thu nhập cá nhân cũng là một trong những vấn đề quan tâm
của Nhà nước cũng như người dân.
Để hoàn thiện hệ thống pháp luật về thuế thu nhập cá nhân, vào cuối năm 2012 vừa
qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ban hành những quy định mới cụ thể và rõ
ràng mang lại nhiều thuận lợi cho người dân và cụ thể là quy định về mức giảm trừ gia
cảnh trong thuế thu nhập cá nhân. Đây là một vấn đề quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp
đến quyền lợi của người dân lao động. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, trong phạm
vi bài tiểu luận tôi xin phân tích và làm rõ một số nội dung xoay quanh đề tài: “Quy
định pháp luật về giảm trừ gia cảnh trong thuế TNCN và thực tiễn áp dụng”.
Bài làm còn mang tính chủ quan và chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận


được sự nhận xét, đánh giá và góp ý của quý thầy cô để bài làm được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

2
2


Đề tài: Quy định pháp luật về giảm trừ gia cảnh
trong thuế thu nhập cá nhân và thực tiễn áp dụng

Sv: Đoàn Thị Thiên Nga
MSSV: 1055060093

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Sự cần thiết ban hành quy định mới về giảm trừ gia cảnh tại luật thuế thu nhập
cá nhân
Luật thuế TNCN được Quốc Hội thông qua ngày 21/11/2007 đã tạo khuôn khổ pháp
lý quan trọng cho việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tài chính của công dân, huy động
nguồn lực cho NSNN, góp phần điều tiết hợp lý thu nhập trong dân cư. Qua 3 năm
thực hiện luật Thuế TNCN, tính đến hết năm 2011 đã có trên 15 triệu cá nhân được cấp
mã số thuế (12,6 triệu cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công và từ thu nhập khác;
3,2 triệu cá nhân có thu nhập từ kinh doanh). Trong đó chỉ có khoảng 1,3 triệu cá nhân
có thu nhập từ tiền lương tiền công (chiếm 10,2%); 194 nghìn hộ, cá nhân kinh doanh
(chiếm 6%) phải nộp thuế. Việc bao quát, mở rộng đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp
thuế như nêu trên đã góp phần đảm bảo công bằng xã hội, giảm khoảng cách chênh
lệch về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư và tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, nền kinh tế có nhiều biến động, tình hình lạm phát ngày càng cao cùng với
sự vận hành, biến động của tình hình kinh tế - xã hội, một số quy định của Pháp Luật
nói chung và Luật thuế thu nhập cá nhân nói riêng đã bộc lộ những hạn chế:
Thứ nhất, việc quy định mức khởi điểm chịu thuế còn chưa phù hợp. Theo quy

định giảm trừ gia cảnh về mức khởi điểm chịu thuế tại luật thuế thu nhập cá nhân là
4 triệu đồng/người lao động chính và mức giảm trừ gia cảnh là 1,6 triệu đồng/người
phụ thuộc. Thực tế từ năm 2009 đến nay, do tác động tiêu cực của cuộc khủng
hoảng, suy thoái toàn cầu dẫn đến giá cả hàng hoá, dịch vụ tăng cao (chỉ số CPI năm
2009: 6,52%; năm 2010: 11,75%; 2011: 18.13%) làm ảnh hưởng đến đời sống của
người nộp thuế Vì vậy việc quy định mức giảm trừ gia cảnh như vậy là chưa đảm
bảo cho đời sống tối thiểu của người lao động, nhất là ở đô thị.
Thứ hai, mức giảm trừ gia cảnh hiện nay không tính đến khu vực, có nghĩa là ở
nông thôn, thành thị, đồng bằng hay miền núi đều áp dụng như nhau, nhưng thực tế
cho thấy mức chi tiêu cho sinh hoạt hàng ngày của một cá nhân ở thành thị là lớn
hơn rất nhiều so với ở nông thôn và miền núi.
Thứ ba, việc cấp mã số thuế còn chưa hoàn thiện, việc kê khai số người phụ
thuộc để áp dụng giảm trừ gia cảnh còn nhiều hạn chế. Theo quy định, để quản lý
3
3


Đề tài: Quy định pháp luật về giảm trừ gia cảnh
trong thuế thu nhập cá nhân và thực tiễn áp dụng

Sv: Đoàn Thị Thiên Nga
MSSV: 1055060093

chặt chẽ người nộp thuế, yêu cầu đặt ra là phải cấp mã số thuế cá nhân cho mọi công
dân. Việc người nộp thuế chưa có mã số thuế sẽ gây thiệt hại cho chính người nộp
thuế vì phải nộp thuế TNCN với tỷ lệ trích cao hơn. Đặc biệt, việc các cá nhân phụ
thuộc không có mã số thuế dẫn đến khe hở và khó kiểm soát chính xác vấn đề giảm
trừ gia cảnh cho người phụ thuộc, từ đó, gây thất thu thuế TNCN. Việc kê khai giảm
trừ gia cảnh chủ yếu là dựa vào ý thức của đối tượng nộp thuế. Điều này đã tạo ra
khe hở trong việc kê khai số người phụ thuộc.

Ngoài ra, còn một số hạn chế về việc xác định đối tượng cư trú có trách nhiệm nuôi
dưỡng người phụ thuộc và những khó khắn gặp phải khi xin hồ sơ để xác định đối
tượng phụ thuộc không có thu nhập. Cùng với đó là tác động của cuộc khủng hoảng
kinh tế toàn cầu, nền kinh tế - xã hội nước ta gặp nhiều khó khăn, giá cả hàng hóa, dịch
vụ tăng cao (chỉ số CPI năm 2009: 6,52%; năm 2010: 11,75%; 2011: 18.13%) làm ảnh
hưởng đến đời sống người nộp thuế.
Qua những phân tích trên ta thấy rằng mức giảm trừ gia cảnh không còn phù hợp và
thực sự đã lạc hậu, thực tiễn đang đặt ra đòi hỏi cần có sự chia sẻ của nhà nước với
người nộp thuế qua việc điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh. Vì vậy, việc ban hành
quy định mới về giảm trừ gia cảnh trong luật thuế thu nhập cá nhân là rất cần thiết.
Ngày 22/11/2012, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Thuế TNCN có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2013. Để triển khai thực hiện Luật Thuế
TNCN và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNCN, Bộ Tài chính đã
ban hành Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013.
2. Nội dung giảm trừ gia cảnh theo quy định của pháp luật hiện hành
Theo thông tư số 111/2013/TT-BTC - văn bản hiện hành mới nhất về giảm trừ gia
cảnh, căn cứ vào quy định tại Điều 19 Luật Thuế thu nhập cá nhân; khoản 4, Điều 1
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân; Điều 12 Nghị định
số 65/2013/NĐ-CP, việc giảm trừ gia cảnh được thực hiện như sau:
2.1. Giảm trừ gia cảnh
Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối
với thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công của người nộp thuế là cá
nhân cư trú.
4
4


Đề tài: Quy định pháp luật về giảm trừ gia cảnh
trong thuế thu nhập cá nhân và thực tiễn áp dụng


Sv: Đoàn Thị Thiên Nga
MSSV: 1055060093

Trong trường hợp cá nhân cư trú vừa có thu nhập từ kinh doanh, vừa có thu nhập từ
tiền lương, tiền công thì tính giảm trừ gia cảnh một lần vào tổng thu nhập từ kinh
doanh và từ tiền lương, tiền công.
2.2. Mức giảm trừ gia cảnh
Mức giảm trừ gia cảnh gồm 2 phần, phần đối với người nộp thuế và phần đối với
mỗi người phụ thuộc mà người nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng, như sau:
2.2.1. Giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế.
Phần đối với người nộp thuế (thực chất là ngưỡng thu nhập tính thuế) để đảm
bảo nguyên tắc chỉ điều tiết một phần thu nhập của những người có thu nhập trên
mức bình quân xã hội. Mức giảm trừ nộp thuế được xác định là 9 triệu đồng/tháng,
108 triệu đồng/năm. (cao hơn so với mức quy định cũ là 4 triệu đồng/tháng, 48 triệu
đồng/năm).
Người nộp thuế có nhiều nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh
tại một thời điểm (tính đỉ theo tháng) thì người nộp thuế lựa chọn tính giảm trừ gia
cảnh cho bản thân ở một nơi.
Đối với người nước ngoài là cá nhân cư trú tại Việt Nam được tính giảm trừ gia
cảnh cho bản thân từ tháng 01 hoặc từ tháng đến Việt Nam trong trường hợp cá nhân
lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam đến tháng kết thúc hợp đồng lao động và rời Việt
Nam trong năm tính thuế (được tính đủ theo tháng).
Trường hợp trong năm tính thuế cá nhân chưa giảm trừ cho bản thân hoặc giảm
trừ cho bản thân chưa đủ 12 tháng thì được giảm trừ đủ 12 tháng khi thực hiện
quyết toán thuế.
2.2.2. Giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc
Phần đối với những người phụ thuộc là có tính đến gia cảnh của cá nhân người
nộp thuế. Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng.
Giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc, người nộp thuế được tính giảm trừ gia
cảnh cho người phụ thuộc nếu người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số

thuế.
5
5


Đề tài: Quy định pháp luật về giảm trừ gia cảnh
trong thuế thu nhập cá nhân và thực tiễn áp dụng

Sv: Đoàn Thị Thiên Nga
MSSV: 1055060093

Khi người nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc sẽ được cơ
quan thuế cấp mã số thuế cho người phụ thuộc và được tạm tính giảm trừ gia cảnh
trong năm kể từ khi đăng ký. Đối với người phụ thuộc đã được đăng ký giảm trừ gia
cảnh trước ngày Thông tư 111/2013/TT-BTC có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được
giảm trừ gia cảnh cho đến khi được cấp mã số thuế.
Trường hợp người nộp thuế chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc
trong năm tính thuế thì được tính giảm trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng phát
sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế và có đăng
ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc.
Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế
trong năm tính thuế. Trường hợp nhiều người nộp thuế có chung người phụ thuộc
phải nuôi dưỡng thì người nộp thuế tự thoả thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào
một người nộp thuế.
2.3. Nguyên tắc tính giảm trừ gia cảnh
Nguyên tắc tính giảm trừ gia cảnh theo qui đinh mới này khá rõ ràng với 3 trường
hợp được áp dụng cụ thể như sau:


Đối với bản thân người nộp thuế, người nộp thuế có nhiều nguồn thu nhập từ

tiền lương, tiền công, từ kinh doanh thì tại một thời điểm (tính đủ theo tháng)
người nộp thuế lựa chọn tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại một nơi;



Đối với người nước ngoài là cá nhân cư trú tại Việt Nam được tính giảm trừ
gia cảnh cho bản thân từ tháng 01 hoặc từ tháng đến Việt Nam trong trường
hợp cá nhân lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam đến tháng kết thúc hợp đồng lao
động và rời Việt Nam trong năm tính thuế (được tính đủ theo tháng);



Trường hợp trong năm tính thuế cá nhân chưa giảm trừ cho bản thân hoặc
giảm trừ cho bản thân chưa đủ 12 tháng thì được giảm trừ đủ 12 tháng khi
thực hiện quyết toán thuế theo quy định.

Căn cứ theo điểm b khoản 1 điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC mức giảm trừ gia
cảnh được tính theo nguyên tắc như sau:
6
6


Đề tài: Quy định pháp luật về giảm trừ gia cảnh
trong thuế thu nhập cá nhân và thực tiễn áp dụng

Sv: Đoàn Thị Thiên Nga
MSSV: 1055060093

 Giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế:
 Người nộp thuế có nhiều nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh


doanh thì tại một thời điểm (tính đủ theo tháng) người nộp thuế lựa chọn tính
giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại một nơi.
 Đối với người nước ngoài là cá nhân cư trú tại Việt Nam được tính giảm trừ

gia cảnh cho bản thân từ tháng 01 hoặc từ tháng đến Việt Nam trong trường
hợp cá nhân lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam đến tháng kết thúc hợp đồng lao
động và rời Việt Nam trong năm tính thuế (được tính đủ theo tháng).
 Trường hợp trong năm tính thuế cá nhân chưa giảm trừ cho bản thân hoặc giảm

trừ cho bản thân chưa đủ 12 tháng thì được giảm trừ đủ 12 tháng khi thực hiện
quyết toán thuế theo quy định.
 Giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc:
• Người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu người

nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế.
• Khi người nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc sẽ được

cơ quan thuế cấp mã số thuế cho người phụ thuộc và được tạm tính giảm trừ
gia cảnh trong năm kể từ khi đăng ký. Đối với người phụ thuộc đã được đăng
ký giảm trừ gia cảnh trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục
được giảm trừ gia cảnh cho đến khi được cấp mã số thuế.
• Trường hợp người nộp thuế chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc

trong năm tính thuế thì được tính giảm trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng
phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế
và có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc. Riêng đối với người
phụ thuộc khác theo hướng dẫn tại tiết d.4, điểm d, khoản 1, Điều 9 thời hạn
đăng ký giảm trừ gia cảnh chậm nhất là ngày 31 tháng 12 của năm tính thuế,
quá thời hạn nêu trên thì không được tính giảm trừ gia cảnh cho năm tính

thuế đó.

7
7


Đề tài: Quy định pháp luật về giảm trừ gia cảnh
trong thuế thu nhập cá nhân và thực tiễn áp dụng

Sv: Đoàn Thị Thiên Nga
MSSV: 1055060093

• Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế

trong năm tính thuế. Trường hợp nhiều người nộp thuế có chung người phụ
thuộc phải nuôi dưỡng thì người nộp thuế tự thỏa thuận để đăng ký giảm trừ
gia cảnh vào một người nộp thuế.
2.4. Người phụ thuộc
Quy định về giảm trừ gia cảnh có nhắc đến người phụ thuộc, vậy phải hiểu như thế
nào là người phụ thuộc để có thể áp dụng và thực thi đúng quy định của pháp luật?
Người phụ thuộc là người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng, bao
gồm:
Thứ nhất, người phụ thuộc là con: con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú,
con riêng của vợ, con riêng của chồng, cụ thể gồm: Con dưới 18 tuổi (tính đủ theo
tháng); Con từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả năng lao động; Con đang
theo học tại Việt Nam hoặc nước ngoài tại bậc đại học, cao đẳng, trung học chuyên
nghiệp, dạy nghề, kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang học bậc phổ thông (tính cả trong
thời gian chờ kết quả thi đại học từ tháng 6 đến tháng 9 năm lớp 12) không có thu
nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập
không vượt quá 1.000.000 đồng.

Theo hướng dẫn tại tiết đ.1.1, điểm đ, khoản 1 Điều 9 của thông tư 111/2013/TTBTC người khuyết tật, không có khả năng lao động là những người thuộc đối tượng
điều chỉnh của pháp luật về người khuyết tật, người mắc bệnh không có khả năng
lao động như: bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,…
Thứ hai, người phụ thuộc là vợ hoặc chồng của người nộp thuế đáp ứng điều
kiện tại điểm đ, khoản 1, Điều 9 thông tư 111/2013/TT-BTC.
Thứ ba, người phụ thuộc là cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ
chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp của người nộp thuế đáp ứng
điều kiện tại điểm đ, khoản 1, Điều 9 C.
Thứ tư, người phụ thuộc là các cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp
thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng và đáp ứng điều kiện tại điểm đ, khoản 1, Điều
9 thông tư 111/2013/TT-BTC bao gồm: Anh ruột, chị ruột, em ruột của người nộp
8
8


Đề tài: Quy định pháp luật về giảm trừ gia cảnh
trong thuế thu nhập cá nhân và thực tiễn áp dụng

Sv: Đoàn Thị Thiên Nga
MSSV: 1055060093

thuế; Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác,
ruột của người nộp thuế; Cháu ruột của người nộp thuế bao gồm: con của anh ruột,
chị ruột, em ruột;
Ngoài ra tại điểm d4.4 khoản 1 Điều 9 TT111/2013/TT-BTC còn quy định một
điều khoản mang tính lường trước là người phụ thuộc còn là người phải trực tiếp
nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật.
2.5. Các điều kiện để cá nhân được tính là người phụ thuộc
Theo điểm đ Khoản 1 Điều 9 thông tư 111/2013/TT-BTC Cá nhân để được coi là
người phụ thuộc theo hướng dẫn tại các tiết d.2, d.3, d.4, điểm d, khoản 1, Điều 9 thì

cầm phải đáp ứng các điều kiện sau:
Thứ nhất, đối với người trong độ tuổi lao động thì phải đáp ứng đồng thời các
điều kiện sau đây: Bị khuyết tật, không có khả năng lao động; Không có thu nhập
hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không
vượt quá 1.000.000 đồng.
Thứ hai, đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có
thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá
1.000.000 đồng.
2.6. Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc
2.6.1. Đối với con:
- Con dưới 18 tuổi:

Hồ sơ chứng minh là bản chụp Giấy khai sinh và bản chụp Chứng minh nhân
dân (nếu có).
- Con từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả năng lao động

Hồ sơ chứng minh gồm có:
• Bản chụp giấy khai sinh và bản chụp chứng minh nhân dân (nếu có)

9
9


Đề tài: Quy định pháp luật về giảm trừ gia cảnh
trong thuế thu nhập cá nhân và thực tiễn áp dụng

Sv: Đoàn Thị Thiên Nga
MSSV: 1055060093

• Bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người


khuyết tật.
-

Con đang theo học tại các bậc học theo hướng dẫn tại tiết d.1.3, điểm d,
khoản 1, Điều 9 TT 111/2013/TT-BTC, hồ sơ chứng minh gồm:
• Bản chụp Giấy khai sinh.
• Bản chụp Thẻ sinh viên hoặc bản khai có xác nhận của nhà trường hoặc giấy

tờ khác chứng minh đang theo học tại các trường học đại học, cao đẳng,
trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông hoặc học nghề.
Trường hợp là con nuôi, con ngoài giá thú, con riêng thì ngoài các giấy tờ theo
từng trường hợp nêu trên, hồ sơ chứng minh cần có thêm giấy tờ khác để chứng
minh mối quan hệ như: bản chụp quyết định công nhận việc nuôi con nuôi, quyết
định công nhận việc nhận cha, mẹ, con của cơ quan nhà nước có thẩm quyền...
2.6.2. Đối với vợ hoặc chồng
Hồ sơ chứng minh gồm:
• Bản chụp Chứng minh nhân dân.
• Bản chụp sổ hộ khẩu (chứng minh được mối quan hệ vợ chồng) hoặc Bản

chụp Giấy chứng nhận kết hôn.
Trường hợp vợ hoặc chồng trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu
trên hồ sơ chứng minh cần có thêm giấy tờ khác chứng minh người phụ thuộc
không có khả năng lao động như bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật theo quy
định của pháp luật về người khuyết tật đối với người khuyết tật không có khả
năng lao động, bản chụp hồ sơ bệnh án đối với người mắc bệnh không có khả
năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,..).
2.6.3. Đối với cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng), cha
dượng, mẹ kế, cha nuôi hợp pháp, mẹ nuôi hợp pháp.
Hồ sơ chứng minh bao gồm:

• Bản chụp Chứng minh nhân dân.
10
10


Đề tài: Quy định pháp luật về giảm trừ gia cảnh
trong thuế thu nhập cá nhân và thực tiễn áp dụng

Sv: Đoàn Thị Thiên Nga
MSSV: 1055060093

• Giấy tờ hợp pháp để xác định mối quan hệ của người phụ thuộc với người

nộp thuế như bản chụp sổ hộ khẩu (nếu có cùng sổ hộ khẩu), giấy khai sinh,
quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con của cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền.
Trường hợp trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên, hồ sơ chứng
minh cần có thêm giấy tờ chứng minh là người khuyết tật, không có khả năng lao
động như bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về
người khuyết tật đối với người khuyết tật không có khả năng lao động, bản chụp
hồ sơ bệnh án đối với người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh
AIDS, ung thư, suy thận mãn,..).
2.6.4. Đối với các cá nhân không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang phải
trực tiếp nuôi dưỡng và đáp ứng điều kiện tại điểm đ, khoản 1, Điều này bao
gồm (theo hướng dẫn tại tiết d.4, điểm d, khoản 1, Điều 9 TT 111/2013/TTBTC)
Hồ sơ chứng minh bao gồm:
• Bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc Giấy khai sinh.
• Các giấy tờ hợp pháp để xác định trách nhiệm nuôi dưỡng theo quy định của

pháp luật.

Trường hợp người phụ thuộc trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu
trên, hồ sơ chứng minh cần có thêm giấy tờ chứng minh không có khả năng lao
động như bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về
người khuyết tật đối với người khuyết tật không có khả năng lao động, bản chụp
hồ sơ bệnh án đối với người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh
AIDS, ung thư, suy thận mãn,..)
Các giấy tờ hợp pháp tại tiết g.4.2, điểm g, khoản 1, Điều này là bất kỳ giấy tờ
pháp lý nào xác định được mối quan hệ của người nộp thuế với người phụ thuộc
như:
• Bản chụp giấy tờ xác định nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật

(nếu có).
• Bản chụp sổ hộ khẩu (nếu có cùng sổ hộ khẩu).
• Bản chụp đăng ký tạm trú của người phụ thuộc (nếu không cùng sổ hộ

khẩu).
11
11


Đề tài: Quy định pháp luật về giảm trừ gia cảnh
trong thuế thu nhập cá nhân và thực tiễn áp dụng

Sv: Đoàn Thị Thiên Nga
MSSV: 1055060093

• Bản tự khai của người nộp thuế theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng

dẫn về quản lý thuế có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người nộp
thuế cư trú về việc người phụ thuộc đang sống cùng.

• Bản tự khai của người nộp thuế theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng

dẫn về quản lý thuế có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người phụ
thuộc đang cư trú về việc người phụ thuộc hiện đang cư trú tại địa phương
và không có ai nuôi dưỡng (trường hợp không sống cùng).
Ngoài ra tại điểm g5, g6 khaonr 1 Điều 9 TT TT 111/2013/TT-BTC cũng có
quy định một cách rất cụ thể về hồ sơ chứng minh người phụ thuộc đối với hai
trường hợp đặc biệt là:
- Cá nhân cư trú là người nước ngoài, nếu không có hồ sơ theo hướng dẫn đối

với từng trường hợp cụ thể nêu trên thì phải có các tài liệu pháp lý tương tự
để làm căn cứ chứng minh người phụ thuộc.
- Đối với người nộp thuế làm việc trong các tổ chức kinh tế, các cơ quan hành

chính, sự nghiệp có bố, mẹ, vợ (hoặc chồng), con và những người khác
thuộc diện được tính là người phụ thuộc đã khai rõ trong lý lịch của người
nộp thuế thì hồ sơ chứng minh người phụ thuộc thực hiện theo hướng dẫn
tại các tiết g.1, g.2, g.3, g.4, g.5, điểm g, khoản 1, Điều này hoặc chỉ cần Tờ
khai đăng ký người phụ thuộc theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng
dẫn về quản lý thuế có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị vào bên trái tờ khai.
Thủ trưởng đơn vị chỉ chịu trách nhiệm đối với các nội dung sau: họ tên người
phụ thuộc, năm sinh và quan hệ với người nộp thuế; các nội dung khác, người
nộp thuế tự khai và chịu trách nhiệm.
2.7. Khai giảm trừ đối với người phụ thuộc
Việc khai giảm trừ đối với người phụ thuộc được pháp luật quy định như sau:
Đối với người nộp thuế có thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công từ 09
triệu đồng/tháng trở xuống không phải khai người phụ thuộc.
Đối với người nộp thuế có thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công trên
09 triệu đồng/tháng để được giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc phải khai
theo yêu cầu của pháp luật, được quy định cụ thể tại tiết h.2, điểm h, khoản 1, điều 9

TT TT111/2013/TT-BTC
12
12


Đề tài: Quy định pháp luật về giảm trừ gia cảnh
trong thuế thu nhập cá nhân và thực tiễn áp dụng

Sv: Đoàn Thị Thiên Nga
MSSV: 1055060093

- Đối với người nộp thuế có thu nhập từ tiền lương, tiền công
• Đăng ký người phụ thuộc
• Đăng ký người phụ thuộc lần đầu:

Người nộp thuế có thu nhập từ tiền lương, tiền công đăng ký người phụ
thuộc theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế và nộp
hai (02) bản cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập để làm căn cứ tính giảm trừ cho
người phụ thuộc.
Tổ chức, cá nhân trả thu nhập lưu giữ một (01) bản đăng ký và nộp một (01)
bản đăng ký cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý cùng thời điểm nộp tờ khai
thuế thu nhập cá nhân của kỳ khai thuế đó theo quy định của luật quản lý thuế.
Riêng đối với cá nhân trực tiếp khai thuế với cơ quan thuế thì cá nhân nộp
một (01) bản đăng ký người phụ thuộc theo mẫu ban hành kèm theo văn bản
hướng dẫn về quản lý thuế cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý tổ chức trả thu
nhập cùng thời điểm nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân của kỳ khai thuế đó
theo quy định của Luật Quản lý thuế.
• Đăng ký khi có thay đổi về người phụ thuộc:

Khi có thay đổi (tăng, giảm) về người phụ thuộc, người nộp thuế thực hiện

khai bổ sung thông tin thay đổi của người phụ thuộc theo mẫu ban hành kèm
theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế và nộp cho tổ chức, cá nhân trả thu
nhập hoặc cơ quan thuế đối với người nộp thuế thuộc diện khai thuế trực tiếp
với cơ quan thuế.
• Địa điểm, thời hạn nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc:

Địa điểm nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc là nơi người nộp thuế nộp
bản đăng ký người phụ thuộc.
Tổ chức trả thu nhập có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ chứng minh người phụ
thuộc và xuất trình khi cơ quan thuế thanh tra, kiểm tra thuế.
Thời hạn nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc: trong vòng ba (03) tháng
kể từ ngày nộp tờ khai đăng ký người phụ thuộc (bao gồm cả trường hợp đăng
ký thay đổi người phụ thuộc).
Quá thời hạn nộp hồ sơ nêu trên, nếu người nộp thuế không nộp hồ sơ
chứng minh người phụ thuộc sẽ không được giảm trừ cho người phụ thuộc và
phải điều chỉnh lại số thuế phải nộp.
13
13


Đề tài: Quy định pháp luật về giảm trừ gia cảnh
trong thuế thu nhập cá nhân và thực tiễn áp dụng

Sv: Đoàn Thị Thiên Nga
MSSV: 1055060093

- Đối với người nộp thuế có thu nhập từ kinh doanh
• Đăng ký người phụ thuộc
• Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai:


Đăng ký người phụ thuộc theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn
về quản lý thuế và nộp cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý cùng với tờ khai tạm
nộp thuế. Khi có thay đổi (tăng, giảm) về người phụ thuộc, người nộp thuế
thực hiện khai bổ sung thông tin thay đổi của người phụ thuộc theo mẫu ban
hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế và nộp cơ quan thuế trực
tiếp quản lý.
• Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán khai giảm trừ gia

cảnh cho người phụ thuộc theo tờ khai thuế khoán.
• Thời hạn nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc:

Trong vòng ba (03) tháng kể từ ngày khai giảm trừ gia cảnh (bao gồm cả
trường hợp phát sinh tăng, giảm người phụ thuộc hoặc mới ra kinh doanh).
Quá thời hạn nộp hồ sơ nêu trên, nếu người nộp thuế không nộp hồ sơ
chứng minh người phụ thuộc sẽ không được giảm trừ cho người phụ thuộc và
phải điều chỉnh lại số thuế phải nộp. Đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo
phương pháp khoán phải điều chỉnh lại mức thuế đã khoán.
Ngoài những nội dung đã nêu trên, thông tư còn quy định: Người nộp thuế chỉ
phải đăng ký và nộp hồ sơ chứng minh cho mỗi một người phụ thuộc một lần trong
suốt thời gian được tính giảm trừ gia cảnh. Trường hợp người nộp thuế thay đổi nơi
làm việc, nơi kinh doanh thì thực hiện đăng ký và nộp hồ sơ chứng minh người phụ
thuộc như trường hợp đăng ký người phụ thuộc lần đầu theo hướng dẫn tại tiết
h.2.1.1.1, điểm h, khoản 1, Điều 9 (điểm i, khoản 1, Điều 9).

14
14


Đề tài: Quy định pháp luật về giảm trừ gia cảnh
trong thuế thu nhập cá nhân và thực tiễn áp dụng


Sv: Đoàn Thị Thiên Nga
MSSV: 1055060093

PHẦN II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Với sựu biến động của thị trường nói riêng và nền kinh tế nói chung việc điều chỉnh
nâng mức giảm trừ gia cảnh là hoàn toàn cần thiết và phù hợp với tình hình hiện tại.
Theo quy định mới về giảm trừ gia cảnh năm 2013 thì mức điều tiết thuế được giảm ở
tất cả các bậc, 100% người nộp thuế ở bậc 1 hiện nay sẽ chuyển sang diện không phải
nộp thuế, 72% số người nộp thuế đang nộp ở bậc 2 sẽ được chuyển sang nộp thuế ở
bậc 1. Với thực trạng đó, số giảm thu ngân sách 6 tháng cuối năm 2013 khoảng 5.200
tỷ đồng và giảm thu ngân sách năm 2014 khoảng 13.350 tỷ đồng.
Ngoài ra, những quy định mới này còn thu hẹp đối tượng phải nộp thuế, chỉ còn
khoảng 1 triệu người, giảm quá lớn so với hiện nay và chiếm tỷ lệ thấp so với tổng số
người có thu nhập. Tương tự như vậy, số lượng hộ kinh doanh cá thể thuộc diện nộp
thuế TNCN cũng giảm khá lớn.
1. Thực tiễn tuân thủ pháp luật thuế về giảm trừ gia cảnh.
1.1. Những thành tựu đạt được
Khoản giảm trừ gia cảnh là một trong những nội dung quan trọng của thuế TNCN.
Để nhằm điều chỉnh lại mức giảm trừ gia cảnh cho phù hợp hơn với hiện tại, nhà nước
đã ban hành ra luật mới. Việc đưa ra các quy định mới về giảm trừ gia cảnh tại luật
thuế thu nhập cá nhân đã tạo ra những mặt tích cực và thuận lợi cho người dân, qua đó
mang lại nhiều thành tựu đáng kể như sau:
Thứ nhất, thực hiện theo luật mới hàng triệu người sẽ không phải nộp thuế qua
đó thể hiện tinh thần chia sẻ với người dân trong khó khăn.
Như tình hình tổng quan đã được nhắc đến ở trên, việc tăng mức giảm trừ gia
cảnh đã thu hẹp lại số lường người phải đóng thuế, đó là một trong những điểm tích
cực mà quy định mới này đạt được, nó đã góp phần giảm đi gánh nặng về kinh tế
cho người dân có thu nhập thấp và vừa phải.
Ta có thể nhìn thấy rõ điều này qua việc phân tích như sau:

Theo luật hiện hành mức giảm trừ đối với người nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng
(mức cũ là 4 triệu đồng/tháng). Mức giảm trừ cho mỗi người phụ thuộc mà người
15
15


Đề tài: Quy định pháp luật về giảm trừ gia cảnh
trong thuế thu nhập cá nhân và thực tiễn áp dụng

Sv: Đoàn Thị Thiên Nga
MSSV: 1055060093

nộp thuế có nghĩa vụ nuôi dưỡng là 3,6 triệu đồng/tháng kể từ tháng phát sinh nghĩa
vụ nuôi dưỡng. Như vậy, nếu như trước đây, một người lao động thu nhập 9 triệu
đồng không có người phụ thuộc, mỗi tháng sẽ phải nộp 250 nghìn đồng tiền thuế.
Kể cả khi có tới 2 người phụ thuộc, thu nhập 9 triệu đồng cũng phải nộp thêm 72
nghìn đồng tiền thuế mỗi tháng. Nhưng theo Luật thuế mới, thu nhập 9 triệu
đồng/tháng không những không bị nộp thuế, mà trường hợp có 2 người phụ thuộc,
thì thu nhập tới 16 triệu đồng/tháng vẫn chưa bị nộp thuế. Với 1 người phụ thuộc,
người lao động có thu nhập 15 triệu đồng/tháng chỉ phải nộp 120 nghìn đồng, tương
đương 0,8% thu nhập. Bên cạnh đó, nếu trước kia thu nhập bình quân để xác định
người phụ thuộc ở mức 500 nghìn đồng/tháng, thì nay được nâng lên 1 triệu
đồng/tháng. Cũng liên quan đến người phụ thuộc, lần đầu tiên Tổng cục Thuế sẽ cấp
mã số thuế (MST) cho đối tượng này. Tổng cục Thuế sẽ cấp MST tự động cho người
phụ thuộc kể từ 1-7-2013 dựa trên thông tin đăng ký giảm trừ gia cảnh của người
nộp thuế. Người nộp thuế chỉ phải đăng ký giảm trừ cho bản thân và người phụ
thuộc 1 lần trong suốt thời gian tính giảm trừ gia cảnh và chỉ đăng ký lại khi có sự
thay đổi về người phụ thuộc và thay đổi nơi làm việc. Với những trường hợp nào
không đăng ký MST mới cho người phụ thuộc từ 1-7 sẽ không được giảm trừ gia
cảnh, riêng các trường hợp đã đăng ký từ trước khi luật mới có hiệu lực thì được tiếp

tục tính giảm trừ gia cảnh cho đến khi được cơ quan thuế cấp MST. Như vậy, với
những quy định mới về khoản giảm trừ gia cảnh này, người dân cảm thấy dễ thở hơn
về khoản thuế phải nộp, đồng thời thể hiện sự chia sẻ khó khăn của nhà nước đối với
người dân.
Thứ hai, việc thực hiện giảm trừ gia cảnh theo luật mới đã tạo đòn bẩy khuyến
khích cho người lao động.
Đánh giá về những điểm mới của Luật Thuế TNCN, các chuyên gia kinh tế cho
rằng, việc sửa đổi, bổ sung một số điều theo hướng giảm dần tiền thuế là phù hợp
với thực tế. Những vấn đề sửa đổi theo hướng tích cực trên tạo đòn bẩy khuyến
khích người lao động, người trực tiếp làm ra thu nhập có thêm tích lũy để lao động
hiệu quả hơn. Dưới góc độ tài chính - ngân sách, luật sửa đổi đã thể hiện tinh thần
giảm nghĩa vụ đóng góp, nghĩa vụ nộp thuế của người lao động trong ngắn hạn
nhưng lại bồi dưỡng nguồn thu trong dài hạn.
16
16


Đề tài: Quy định pháp luật về giảm trừ gia cảnh
trong thuế thu nhập cá nhân và thực tiễn áp dụng

Sv: Đoàn Thị Thiên Nga
MSSV: 1055060093

Theo Nghị định số 65/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế
TNCN và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế TNCN vừa được Chính
phủ ban hành, một loạt khoản phụ cấp, trợ cấp mang tính chất đền ơn đáp nghĩa, bảo
trợ xã hội, bù đắp sẽ được loại ra khi tính thu nhập chịu thuế. Cụ thể, đó là trợ cấp,
phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về người
có công, đối tượng tham gia kháng chiến bảo vệ Tổ quốc; phụ cấp quốc phòng an
ninh; phụ cấp độc hại nguy hiểm; trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận con nuôi…

Ngoài ra, thu nhập từ chuyển nhượng, nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản (bao
gồm cả nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy định của
pháp luật về kinh doanh bất động sản) giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ;
cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ
với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh,
chị em ruột với nhau cũng sẽ được miễn thuế. Các khoản thu nhập từ lãi tiền gửi tại
ngân hàng, tổ chức tín dụng, thu nhập từ lãi hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, thu nhập
từ kiều hối, phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao
hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của
pháp luật sẽ không phải nộp thuế…
Thứ ba, số thu giảm nhưng không quá lớn
Ban đầu khi việc sửa đổi luật thu nhập cá nhân chỉ đang trên bàn dự thảo thì có
rất nhiều luồng ý kiến khác nhau về việc nên hay không nên tăng mức giảm trừ gia
cảnh. Đó cũng là một điều tất yếu bởi lẽ việc sửa đổi một quy định pháp luật nào
cũng sẽ dẫn đến hàng loạt những kết quả, hệ quả khác nhau, và nó thực sự ảnh
hưởng rất lớn đến cuộc sống của người dân. Một trong những điều cần lo lắng và
lường trước đó là hệ quả khi tăng mức giảm trừ gia cảnh thì ngân sách nhà nước sẽ
bị sụt giảm đáng kể. Đây cúng là một trong những điều khiến nhà làm luật cần phải
cân nhắc khi đưa ra quyết định.
Tuy vậy, theo nhận định của các chuyên gia và nhà phân tích thì việc giảm đối
tượng nộp thuế, giảm thuế này thực sự sẽ không làm giảm mức thu của ngân sách
nhà nước. Có thể nói: phải nộp ít nhưng nộp đủ còn hiệu quả hơn rất nhiều so với
phải nộp nhiều nhưng nộp lại chẳng được bao nhiêu.
17
17


Đề tài: Quy định pháp luật về giảm trừ gia cảnh
trong thuế thu nhập cá nhân và thực tiễn áp dụng


Sv: Đoàn Thị Thiên Nga
MSSV: 1055060093

Theo tính toán của cơ quan chức năng, với mức điều chỉnh giảm trừ gia cảnh này,
khi Luật có hiệu lực từ 1/7/2013, dự kiến thu ngân sách 6 tháng cuối năm 2013 sẽ
giảm khoảng 5.200 tỷ đồng và năm 2014 giảm khoảng 13.350 tỷ đồng. Đánh giá về
mức độ giảm thu, nhiều chuyên gia thuế cho rằng, số thu lần này có giảm nhưng
không phải là quá lớn. Bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội tư vấn thuế, nguyên phó
Tổng cục trưởng Tổng cục thuế cho biết, việc giảm thuế lần này, có hơn 2 triệu
người đang nộp thuế thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh ở bậc 1, bậc 2
(từ 5-10 triệu đồng/tháng) sẽ không thuộc đối tượng nộp thuế TNCN; người nộp
thuế ở bậc 3, bậc 4 (trên 10-32 triệu đồng/tháng) cũng giảm số thuế nộp đáng kể.
Tuy nhiên, hiện nay, mức đóng góp của số người có mức thu nhập cao vẫn đang
chiếm tới 70% tổng thu ngân sách nhà nước liên quan đến thuế TNCN. Do vậy, số
thu ngân sách nhà nước trước mắt có giảm nhưng không quá lớn. Điểm tích cực cần
đề cập tới là khi mức chịu thuế TNCN giảm xuống thì ý thức tự giác khai và nộp
thuế của người dân tốt hơn nên trách nhiệm tuân thủ quy định về thuế của người dân
cũng được nâng lên. Do đó, người dân sẵn sàng nộp thuế TNCN. Theo các chuyên
gia kinh tế, một trong những mục tiêu quan trọng khi ban hành Luật Thuế TNCN là
tăng cường kiểm soát, phân phối thu nhập khuyến khích làm giàu chính đáng với
tuân thủ pháp luật. Theo đó, cá nhân có thu nhập cao, kinh doanh giỏi, nộp thuế đầy
đủ sẽ được tôn vinh, những cá nhân không tuân thủ nghĩa vụ thuế cần được xử lý
nghiêm minh. Do vậy, để Luật Thuế TNCN thực sự đi vào cuộc sống, cơ quan quản
lý cần chú trọng tuyên truyền để các tổ chức, cá nhân hiểu rõ luật. Cùng với đó,
chính sách ưu đãi cho người chấp hành tốt pháp luật về thuế được nghiên cứu. Tại
nhiều quốc gia trên thế giới, người nộp thuế thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ và có
đóng góp cao vào ngân sách luôn được hưởng những ưu đãi thiết thực khi tham gia
các hoạt động cộng đồng. Điều này không chỉ có ý nghĩa vinh danh người nộp thuế
mà còn khuyến khích người dân thực hiện nghiêm nghĩa vụ và trách nhiệm đối với
Nhà nước.

1.2. Những khó khăn, hạn chế trong thực tiễn áp dụng
Bên cạnh những thành tựu kết quả đã đạt được, giảm trừ gia cảnh được quy định tại
luật thuế thu nhập cá nhân không tránh khỏi những khó khăn, hạn chế cùng với đó là
những ý kiến khác nhau của người dân về vấn đề này.
18
18


Đề tài: Quy định pháp luật về giảm trừ gia cảnh
trong thuế thu nhập cá nhân và thực tiễn áp dụng

Sv: Đoàn Thị Thiên Nga
MSSV: 1055060093

Thứ nhất, một số ý kiến cho rằng, việc nâng mức giảm trừ như vậy là cao, chưa
đảm bảo tính hợp lý xét dưới cả góc độ kinh tế cũng như xã hội. Vì, sẽ thu hẹp số
lượng người nộp thuế, làm sai lệch bản chất của thuế thu nhập cá nhân, ảnh hưởng
đến nguồn thu ngân sách nhà nước, không duy trì và phát huy kết quả đạt được trong
quá trình thực thi luật thời gian qua. Cụ thể hơn, sẽ chỉ còn khoảng 1 triệu người
phải nộp thuế thu nhập cá nhân (hiện nay là 3,87 triệu người), như vậy bản chất của
thuế thu nhập cá nhân sẽ chuyển thành thuế thu nhập cao. Và đây sẽ là bước lùi
trong việc thực hiện và ban hành chính sách. Đặc biệt là sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới
nguồn thu ngân sách.
Thứ hai, việc áp dụng giảm trừ gia cảnh cao sẽ làm mất ý nghĩa điều tiết thu
nhập từ người có thu nhập cao. Bởi những người thuộc đối tượng nộp thuế thu nhập
cá nhân theo luật hiện hành xét trên mặt bằng chung hiện nay đang là những người
có thu nhập cao trong xã hội. Nếu giảm thuế đáng kể với những đối tượng này sẽ
không mang nhiều ý nghĩa giảm bớt khó khăn cho người nộp thuế nhưng lại dẫn đến
giảm thu ngân sách.
Thứ ba, việc nâng mức giảm trừ gia cảnh với người phụ thuộc chưa đảm bảo

công bằng, hợp lý. Bởi thực tế cho thấy, có một bộ phận cán bộ công chức đang
hưởng mức lương thấp hơn mức giảm trừ gia cảnh (3,6 triệu đồng). Do vậy, một số
ý kiến đề nghị cân nhắc quy định mức giảm trừ gia cảnh thấp hơn mức đề xuất của
dự thảo luật.
Thứ tư, mức giảm trừ mới cũng chưa phù hợp với thông lệ quốc tế và chưa đảm
bảo tương quan với các nước trong khu vực. Khi quy mô các khoản trừ cho người
nộp thuế và người phụ thuộc ở một số nước nhìn chung đều ở mức xung quanh một
lần mức GDP bình quân đầu người, theo phân tích tại báo cáo của Tiểu ban Chính
sách và thu ngân sách thuộc Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội.
2. Ý kiến của cá nhân về khoản giảm trừ gia cảnh theo quy định mới của pháp
luật hiện hành
Thuế thu nhập cá nhân nói chung và thuế giảm trừ gia cảnh nói riêng là một công cụ
quan trọng để tạo nguồn thu cho ngân sánh nhà nước, nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu
cho bộ máy nhà nước. Để tăng nguồn thu, thực hiện cân đối chi cho ngân sách nhà
19
19


Đề tài: Quy định pháp luật về giảm trừ gia cảnh
trong thuế thu nhập cá nhân và thực tiễn áp dụng

Sv: Đoàn Thị Thiên Nga
MSSV: 1055060093

nước, đòi hỏi phải có một chính sách thuế phù hợp với tình hình thực tế của đất nước,
phù hợp với chiến lược phát triển từng thời kì, phù hợp với tốc độ lạm phát của đồng
tiền và phù hợp với thu nhập bình quân của mọi người dân trong xã hội.
Có rất nhiều ý kiến của người dân đánh giá, nhận xét về những quy định mới này,
hầu hết các ý kiến đều hợp lý với những cách giải thích khác nhau.
Trong bài tiểu luận này, tôi cũng xin mạnh dạn đưa ra ý kiến cá nhân của mình về

vấn đề này như sau:
Thứ nhất, tán thành với quy định trong luật là 9 triệu đồng/tháng đối với người
nộp thuế và 3,6 triệu đồng đối với mỗi người phụ thuộc. Với mức giảm trừ gia cảnh
này vừa đạt được mục tiêu giảm động viên vừa hướng vào đối tượng có khó khăn,
vừa có ý nghĩa xã hội, thể hiện sự chia sẻ của Nhà nước với nhân dân, đồng thời
đảm bảo phù hợp hơn với diễn biến chỉ số CPI và sức mua của VNĐ, đáp ứng tốc
độ tăng trưởng GĐP đến năm 2004 và nững năm tiếp theo, tăng cường nguồn lực
cho chi phí ngày một cao đối với y tế, giáo dục, văn hóa; góp phần kích cầu, khuyến
khích tiêu dùng; thực hiện chính sách nuôi dưỡng nguồn thu và đảm bảo tính ổn
định của luật trong thời gian dài.
Thứ hai, việc nâng mức giảm trừ gia cảnh đã tạo ra nhiều thuận lợi cho người
dân, đem lại nhiều kết quả tốt. Mặc dù các chuyên gia và nhà chức trách đã lường
trước và như nhận định rằng việc nâng mức giam trừ gia cảnh không ảnh hưởng
nhiều đến nguồn thu nhà nước. Nhưng trên thực tế, nó thực sự có ảnh hưởng và sẽ
còn điều đó có nghĩa nguồn lực để bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chi của ngân
sách cũng sẽ bị ảnh hưởng. Cùng với đó, hiện nay hiện tượng người dân không chịu
kê khai, nộp thuế, thậm chí tìm mọi cách để “lách luật”, khai khống thu nhập vẫn
còn là một điều khiến các cơ quan chức năng phải lo ngại.
3. Giải pháp hoàn thiện quy định về khoản giảm trừ gia cảnh
Qua những nhận định cùng với việc phân tích các điểm tốt và những hạn chế khó
khăn của quy định mới ề giảm trừ gia cảnh. Để góp phần tạo chuyển biến tích cực
trong hoạt động quản lý thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công, khắc phục
những hạn chế nhất định, trong thời gian tới, và để việc thực thi pháp luật về thuế thu
nhạp cá nhân được hiểu quả hơn, bản thân tôi xin đưa ra một số giải pháp như sau:
20
20


Đề tài: Quy định pháp luật về giảm trừ gia cảnh
trong thuế thu nhập cá nhân và thực tiễn áp dụng


Sv: Đoàn Thị Thiên Nga
MSSV: 1055060093

Trong thời gian tới, ngành Thuế nói chung và các nhà chức trách nói riêng cần thực
hiện tốt một số giải pháp sau đây:
Một là, tham mưu cho Chính phủ, Bộ Tài chính ban hành các thông tư quy định
cụ thể, chi tiết các khoản thu nhập chịu thuế và thu nhập không chịu thuế, đảm bảo
mọi cá nhân khi kê khai thuế TNCN từ tiền lương, tiền công đều dễ hiểu, dễ kê khai
và kê khai đầy đủ đồng thời dễ nộp thuế.
Hai là, các cục, chi cục thuế cần phối hợp chặt chẽ với các đội thuế phường, xã
để theo dõi sát tình hình thu nhập từ tiền lương, tiền công của các cá nhân, nắm chắc
tình hình nguồn thu, các khoản giảm trừ của cá nhân theo quy định pháp luật, kịp
thời đưa vào kiểm soát, quản lý những đối tượng thuộc diện nộp thuế. Ngành Thuế
cần phát triển nhiều hình thức tuyên dương, khen thưởng những cá nhân có nhiều
thành tích đóng góp thuế TNCN từ tiền lương, tiền công vào NSNN đúng, đủ,
khuyến khích họ tiếp tục kê khai và thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế TNCN từ tiền
lương, tiền công.
Ba là, chú trọng công tác tuyển dụng, đào tạo cán bộ ngành Thuế đủ về số lượng,
đảm bảo về chất lượng nhằm đáp ứng yêu cầu công tác, góp phần giảm tải khối
lượng công việc trên mỗi cán bộ thuế. Cán bộ phải được bồi dưỡng, nâng cao trình
độ nghiệp vụ để kịp thời phát hiện, xử lý những thủ đoạn khai gian dối, trốn thuế
TNCN từ tiền lương, tiền công.
Bốn là, triển khai tốt các biện pháp nhằm ngăn chặn hiện tượng gian lận trong kê
khai thuế TNCN từ tiền lương, tiền công. Ngành Thuế cần tăng cường công tác
tuyên truyền pháp luật về thuế TNCN từ tiền lương, tiền công cho rộng rãi quần
chúng nhân dân. Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện hệ thống quản lý thông tin cá nhân
người nộp thuế và hồ sơ giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc một cách hợp lý, sử
dụng đồng bộ, liên thông trên toàn quốc, kết hợp với tăng cường rà soát, đối chiếu
để ngăn chặn gian lận. Bên cạnh đó, cần ban hành các văn bản cụ thể hóa trách

nhiệm của các đơn vị, cá nhân chi trả tiền lương, tiền công trong việc kê khai thu
nhập từ tiền lương, tiền công của người nộp thuế, kiểm soát, quản lý và có trách
nhiệm xác minh các trường hợp người nộp thuế được giảm trừ gia cảnh. Ngoài ra,
cần thực hiện quyết liệt, thường xuyên và có hiệu quả công tác thanh tra, kịp thời
21
21


Đề tài: Quy định pháp luật về giảm trừ gia cảnh
trong thuế thu nhập cá nhân và thực tiễn áp dụng

Sv: Đoàn Thị Thiên Nga
MSSV: 1055060093

phát hiện những gian lận trong việc kê khai thuế TNCN từ tiền lương, tiền công, kê
khai sai về giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nhằm trốn thuế.
Năm là, cần đa dạng hóa các hình thức thu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công.
Hiện nay, thuế TNCN vẫn phần lớn được thu tại kho bạc nhà nước, vì vậy người nộp
thuế tốn kém về thời gian, chi phí đi lại để nộp thuế. Mặt khác, đối với phương pháp
thu tại nguồn chỉ thích hợp với những cán bộ, công chức nhà nước hoặc người lao
động tại các doanh nghiệp, còn đối với người kinh doanh tự do, kinh doanh qua
mạng hoặc đa vùng miền thì khó áp dụng. Ngành Thuế cần tiếp tục cải tiến phương
pháp thu, đẩy mạnh hơn nữa hình thức thu qua ngân hàng, giúp người nộp thuế tiết
kiệm được thời gian, công sức đi lại.
Sáu là, cần phổ biến, tuyên truyền và giáo dục để nâng cao nhận thức của người
dân về trách nhiệm, nghĩa vụ nộp thuế của bản thân. Giải thích cho người dân hiểu
rõ về mục đích cũng như sự quan trọng của ngân sách nhà nước, đồng thời phân tích
rõ về sự hỗ trợ hợp lý của chính sách mới mà Chính Phủ đã đưa ra để cung fgacsh
vác với người dân. Khi người dân đã hiểu rõ vẫn đề thì tôi tin rằng việc trốn thuế
hay khai sai thuế sẽ giảm đáng kể.

Ngoài ra cần Kết hợp tuyên truyền, giáo dục và khuyến khích để việc người dân
tự giác nộp thuế, tự giác thực hiện bổn phận, nghĩa vụ của một công dân đối với đất
nước.

22
22


Đề tài: Quy định pháp luật về giảm trừ gia cảnh
trong thuế thu nhập cá nhân và thực tiễn áp dụng

Sv: Đoàn Thị Thiên Nga
MSSV: 1055060093

KẾT LUẬN
Trong bối cảnh hiện nay, khoản giảm trừ gia cảnh có ý nghĩa rất lớn đối với người
dân. Với nền kinh tế ngày càng khó khăn, việc sửa đổi bổ sung đưa ra những quy định
mới về luật thu nhập cá nhân nói chung và khoản giảm trừ gia cảnh nói riêng đã tạo
nhiều thuận lợi cho người dân, góp phần đem lại niềm tin vào pháp luật, đồng thời đảm
bảo tính ổn định của luật trong thời gian dài.
Những thay đổi với những quy định mới về giảm trừ gia cảnh mà Nhà nước đưa ra
thực sự hợp lý và kịp thời đối với tình hình kinh tế cũng như tình hình xã hội hiện tại.
Việc đưa ra những quy định mới phù hợp này không chỉ giúp cải thiện cuộc sống người
dân, giảm đi gánh nặng kinh tế cho người dân mà còn góp phần thức đầy nên kinh tế
phát triển và ổn định xã hội. Không những vậy, qyu định mới này còn góp phần hạn
chế số lượng sai phạm trong việc thực hiện nghĩa vụ đong thuế của người dân đối với
nhà nước.

23
23




×