Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

CHUYÊN ĐỀ VẬT LÝ (CẤP TỈNH)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (717.79 KB, 12 trang )

Chuyên đề: Tăng cường sử dụng TBDH và THTN trong giảng dạy Vật Lí THCS
Vĩnh Cửu - 26/01/2007
CHUYÊN ĐỀ:
TĂNG CƯỜNG SỬ DỤNG THIỀT BỊ DẠY HỌC VÀ THỰC HÀNH
THÍ NGHIỆM TRONG GIẢNG DẠY VẬT LÝ THCS.
ĐƠN VỊ THỰC HIỆN:
PGD HUYỆN VĨNH CỬU, ĐỒNG NAI.
ật lí là một môn khoa học thực nghiệm. Các khái niệm, định luật, thuyết Vật
lí đều xây dựng trên cơ sở khảo sát, phân tích các hiện tượng và được kiểm
tra bằng thực nghiệm. Sử dụng các thiết bị dạy học (TBDH) và thực hành
thí nghiệm (THTN) Vật lí trong dạy và học trở nên một hoạt động quan trọng trong
việc đào tạo, phát triển các năng lực tư duy, năng lực hành động cho học sinh (HS)
và những ứng dụng của nó trong thực tiễn. Những vấn đề chủ yếu về nội dung,
phương pháp, kỹ thuật và phương tiện tiến hành thực nghiệm đã và đang rất cần
thiết cho người giáo viên (GV) giảng dạy Vật lí.
V
I. VAI TRÒ CỦA THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM
TRONG GIẢNG DẠY MÔN VẬT LÍ BẬC THCS :
1. Các TBDH là công cụ hữu hiệu giúp HS trực quan, dễ nắm bắt nội dung
kiến thức, hiểu kiến thức một cách có cơ sở thực tế, khắc phục những khó khăn do
sự suy diễn trừu tượng.
2. THTN giúp HS làm quen sử dụng các thiết bị thí nghiệm Vật lí, là một
trong những biện pháp quan trọng để thu thập thông tin từ thực tế. Thông qua
THTN, xây dựng được những nội dung kiến thức (khái niệm, định luật, quy tắc, …)
cụ thể về sự vật, hiện tượng mà không có lời lẽ nào có thể mô tả đầy đủ được
3. Với sự trợ giúp của công nghệ thông tin (CNTT) và các thiết bị trình chiếu,
nhiều nội dung kiến thức Vật lí càng được làm rõ, giờ học trở nên sinh động và hấp
dẫn hơn: Mô tả các khái niệm trừu tượng; mô phỏng các thí nghiệm không thể thực
hiện với trang thiết bị hiện nay; xem phim, hình ảnh, … mà bình thường không thể
thực hiện trên lớp; kiểm tra kiến thức HS thông qua các trò chơi.
II. NHỮNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI DẠY HỌC ĐỐI VỚI BỘ MÔN VẬT LÍ


THCS :
1. Thống kê chương trình Vật lí THCS :
KHỐI LỚP 6 7 8 9 GHI CHÚ
Số tiết/ tuần 1 1 1 2
Tổng số tiết 35 35 35 70
Số tiết có sử dụng thiết bị
dạy học và thí nghiệm
25 22 15 40
Số tiết thực hành 2 3 1 7
Trang 1
Chuyên đề: Tăng cường sử dụng TBDH và THTN trong giảng dạy Vật Lí THCS
Vĩnh Cửu - 26/01/2007
2. Yêu cầu về nội dung chương trình Vật lí THCS
Theo chương trình Vật lí THCS, thời lượng giảng dạy có sử dụng TBDH và
THTN là khá lớn, không thể thiếu được để học sinh lĩnh hội được trọn vẹn kiến
thức của chương trình
- Ở các lớp 6, 7 : Mức độ nội dung chương trình là khảo sát định tính các hiện
tượng, thuộc tính và quá trình Vật lí của tự nhiên, đời sống và kỹ thuật gần gủi với
kinh nghiệm và hiểu biết của học sinh. Các kết luận hầu hết có thể do học sinh tự
lực rút ra trên cơ sở quan sát trực tiếp sự vật, hiện tượng, kết hợp với những suy
luận đơn giản
- Ở các lớp 8,9: Vì khả năng tư duy của học sinh đã phát triển, học sinh đã có
một số hiểu biết ban đầu về các hiện tượng Vật lí ở xung quanh, ít nhiều có thói
quen hoạt động theo những yêu cầu chặt chẽ của việc học tập Vật lí. Vốn kiến thức
toán học cũng đã được nâng cao thêm một bước, do đó việc học tập môn Vật lí ở
các lớp này có những mục tiêu cao hơn lớp 6, 7. Đó là những yêu cầu về khả năng
phân tích, tổng hợp các thông tin và dữ liệu đã thu thập được; khả năng tư duy trừu
tượng, khái quát trong xử lý các thông tin để hình thành khái niệm , rút ra các qui
tắc, quy luật và định luật của Vật lí. Đó là những yêu cầu về khả năng quy nạp và
diễn dịch để đề xuất các giả thuyết, rút ra các hệ quả có thể kiểm tra, xây dựng các

phương án thí nghiệm để kiểm tra một giả thuyết hoặc hệ quả của nó. Đó là những
yêu cầu về khả năng phát hiện các mối quan hệ định lượng đối với một đại lượng
Vật lí, đối với các đại lượng trong một định luật Vật lí.
Nội dung các bài thực hành là tương đối phù hợp với trình độ học sinh, các
bài thực hành chủ yếu cho học sinh nghiệm lại các kết quả bằng thực nghiệm so với
lý thuyết; số lượng các bài thực hành tăng dần theo trình độ hiểu biết và nhận thức
của học sinh. Tuy nhiên vẫn còn một số bài thực hành là khó đối với học sinh ở mức
trung bình trở xuống.
3. Đổi mới dạy học Vật lí THCS:
Mục tiêu lớn nhất là chuyển từ GV giảng giải, HS thụ động tiếp thu sang hình
thức GV tổ chức cho HS họat động để tiếp cận, phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức,
rèn luyện các kỹ năng.
a/ Tăng cường học tập cá nhân phối hợp với học tập tập thể:
- Cá nhân là cơ bản nhưng phải tích cực và sáng tạo
- Tập thể : Làm cho cá nhân học tập có hiệu quả hơn, rèn luyện cho
HS tinh thần hợp tác, mọi người cùng tham gia, chia sẻ kinh nghiệm và
học hỏi lẫn nhau.
b/ Bồi dưỡng phương pháp tự học:
Định hướng nội dung, đường lối suy nghĩ và hành động để giải quyết vấn
đề.
c/ Rèn luyện kỹ năng:
- Kỹ năng hoạt động nhóm: phân công, phối hợp, giúp đỡ. …
- Kỹ năng thực hành thí nghiệm
- Thu thập, xử lý, rút ra kết luận bổ ích, truyền đạt
Trang 2
Chuyên đề: Tăng cường sử dụng TBDH và THTN trong giảng dạy Vật Lí THCS
Vĩnh Cửu - 26/01/2007
• Thu thập: Đọc sách, đọc bảng biểu, tóm tắt đề tài, quan sát
và lấy số liệu từ thí nghiệm, khai thác từ Internet
• Xử lý: Xây dựng bảng, biểu đồ, vẽ đồ thị, kết luận

• Truyền đạt: Thảo luận, trình bày báo cáo
Qua đó giúp HS tự xây dựng cho mình động cơ học tập đúng đắn, ham thích
học tập bộ môn, tự tìm tòi nghiên cứu thêm.
III. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ THỰC HÀNH THÍ
NGHIỆM TRONG GIẢNG DẠY MÔN VẬT LÍ BẬC THCS HIỆN NAY :
1. Giáo viên :
- Phần lớn GV nắm vững nội dung, chương trình giảng dạy, bước đầu thực
hiện tốt việc đổi mới phương pháp giảng dạy, đầu tư thực hiện các thí nghiệm và sử
dụng được các TBDH. GV luôn ý thức trách nhiệm của mình, sẵn sàng thực hiện
nhiệm vụ được phân công, dạy đủ các tiết thực hành, không ngừng nâng cao kỹ
năng sử dụng nhuần nhuyễn ĐDDH vào bài giảng một cách hiệu quả
- Việc đầu tư cho bài dạy Vật lí
mất nhiều thời gian so với việc giảng
dạy các môn học khác.
- Khả năng khai thác và sử
dụng CNTT của giáo viên nhất là
giáo viên lớn tuổi còn nhiều hạn chế.
- Nhiều GV đã tích cực nghiên
cứu, tự mày mò khai thác các tính
năng của thiết bị và sử dụng có hiệu
quả trong quá trình giảng dạy.
2. Cán bộ, giáo viên làm công tác thiết bị và ĐDDH
- Cán bộ phụ trách thiết bị thí nghiệm và đồ dùng dạy học của nhiều trường
chưa được đào tạo một cách đầy đủ để đáp ứng được việc phục vụ giảng dạy và hỗ
trợ cho GV ở nhiều bộ môn khác nhau.
- Ở một số đơn vị, việc phân công cán bộ phục vụ công tác thiết bị thường là
những GV không đáp ứng được yêu cầu giảng dạy, năng lực chuyên môn hạn chế,
khả năng hiểu biết về trang thiết bị thí nghiệm của nhiều bộ môn còn giới hạn.
Thậm chí, một số cán bộ phụ trách thiết bị là những GV lớn tuổi, sức khoẻ đã giảm.
Chính vì thế, sự hỗ trợ của họ đối với GV trực tiếp giảng dạy gặp nhiều khó khăn,

họ chỉ làm nhiệm vụ trông giữ thiết bị, thực hiện việc cho mượn, giao nhận thiết bi
đối với GV .
- Đối với nhiều trường học, việc chuẩn bị, sử dụng các thiết bị dạy học hoàn
toàn do GV thực hiện hoặc có sự hỗ trợ của chính GV bộ môn được phân công.
3. Học sinh :
Trang 3
Chuyên đề: Tăng cường sử dụng TBDH và THTN trong giảng dạy Vật Lí THCS
Vĩnh Cửu - 26/01/2007
- Phần lớn học sinh đã bước đầu phát huy tính tích cực, chủ động trong học
tập, thực hiện tốt yêu cầu của việc đổi mới dạy học.
- Số lượng học sinh hiện nay ở mỗi lớp bình quân là trên 40 học sinh nên việc
chia nhóm theo cơ số 6 của bộ thiết bị dạy học là quá đông; khó có thể theo dõi,
kiểm tra tất cả các em cùng làm việc.
Kết quả khảo sát việc ham thích học Vật Lí đối với HS ở 3 trường THCS :
Đơn vị Võ Trường Toản Tân An Lê Quý Đôn
Tổng số HS khảo sát 44 32 68
Câu hỏi: Bạn có
thích học môn Vật
TRẢ LỜI SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ
Rất thích 3 6,82% 2 6,25% 7 10,29%
Thích 27 61,36% 19 59,38% 42 61,77%
Chưa thích 14 31,81% 11 34,38% 19 27,94%
4. Thiết bị dạy học :
- Các thiết bị đã cung cấp đáp ứng được việc giảng dạy chương trình Vật lí
THCS, nhưng việc cung cấp thiết bị cho các khối lớp ở năm đầu thực hiện thay sách
giáo khoa còn quá chậm.
- Số lượng: Đảm bảo cơ số 6 thực hiện dạy trên từng lớp, không có thiết bị dự
phòng để thay thế kịp thời khi cần thiết.
- Chất lượng: Nhìn chung bộ thí nghiệm Vật lí THCS có mẫu mã đẹp, gọn,
nhẹ, có phân loại, đóng gói khoa học cho từng nội dung chương trình cho từng khối

lớp riêng biệt, thuận tiện trong việc sắp xếp và chuẩn bị. Tuy nhiên có một số dụng
cụ độ chính xác không cao: Nhiệt kế, lực kế, .... Một số dụng cụ sai về mặt lý
thuyết: Máy biến thế ở lớp 9 có số đo các hiệu địện thế không phù hợp với số vòng
dây ghi trên máy, bộ thí nghiệm cảm ứng điện từ có đế bằng nhựa dễ hỏng, kết quả
Trang 4
Chuyên đề: Tăng cường sử dụng TBDH và THTN trong giảng dạy Vật Lí THCS
Vĩnh Cửu - 26/01/2007
thí nghiệm sự nóng chảy và đông đặc của băng phiến ở Vật lí 6 không đúng. Một số
dụng cụ hiện nay đã bị oxi hóa như các vòng của lò xo lá tròn đã gỉ sét; dây dẫn
điện ở lớp 9 có chốt cắm không bền và không thể dùng để mắc các mạch điện phân
nhánh; 2 điện cực ở bình điện phân lớp 7 không dẫn điện ....
- Ngày nay, công nghệ thông tin đã trở thành công cụ hỗ trợ giảng dạy rất
hiệu quả, làm cho học sinh hứng thú học tập, nắm vững và say mê môn học hơn
nhưng chưa được đầu tư trang bị ở các trường THCS.
5.Cơ sở vật chất :
- Nhà trường đã cố gắng tạo mọi điều kiện có thể có được để sắp xếp, bố trí
các thiết bị an toàn, hợp lí; hỗ trợ về kinh phí để tổ chức giảng dạy (mua pin, sửa
chữa hư hỏng nhỏ của các thiết bị).
- Hầu hết các trường THCS chưa có phòng học bộ môn, bàn ghế chưa phù hợp
cho việc thực hành của HS. Hệ thống điện trong nhiều phòng học được thiết kế
chưa khoa học: chỉ có 1 hoặc 2 chỗ lấy điện nên rất khó khăn khi thực hành. Giáo
viên phải đặt, nối thêm những dây dẫn phụ đến mỗi nhóm nên vừa mất thời gian
Trang 5

×