Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Nghiên cứu khả năng hấp thụ Carbon của rừng trồng Keo Tai tượng ở các tuổi khác nhau tại huyện Yên Bình – Tỉnh Yên Bá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (422.22 KB, 27 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

------------------

MAI PHƯƠNG BẮC

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP THỤ CARBON CỦA
RỪNG TRỒNG KEO TAI TƯỢNG Ở CÁC TUỔI KHÁC
NHAU TẠI HUYỆN YÊN BÌNH – YÊN BÁI
CHUYÊN NGÀNH LÂM HỌC
MÃ SỐ: 60.62.60

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. Trần Thị Thu Hà

THÁI NGUYÊN – 2010

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được thực hiện theo chương trình đào tạo Cao học Lâm
nghiệp của Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên (khóa 15, 20072010).
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được sự
quan tâm giúp đỡ của Khoa Sau đại học, Khoa Lâm nghiệp và các thầy cô giáo của


Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Trần Thị Thu Hà – Cô giáo, người
hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong quá trình thực
hiện luận văn.
Tác giả xin trân trọng cám ơn Ban giám hiệu nhà trường, Khoa Sau đại học,
Khoa Lâm nghiệp cùng các thầy cô giáo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã
tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn
thành bản luận văn này.
Xin cám ơn Lâm trường Thác Bà (Công ty Lâm nghiệp Thác Bà) – Huyện
Yên Bình, UBND huyện Yên Bình, các xã và một số hộ dân trồng rừng trên địa bàn
nghiên cứu đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong việc thu thập số liệu ngoại nghiệp
để thực hiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!

Tác giả

Mai Phƣơng Bắc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Môi trường trên hành tinh của chúng ta đã và đang bị hủy hoại một cách
nghiêm trọng, là một trong những nguyên nhân làm nóng lên bầu khí quyển, dẫn
đến biến đổi khí hậu trên toàn cầu, là nguyên nhân làm thay đổi hàng loạt các hệ
sinh thái và quá trình hoạt động của nhiều loài động thực vật đã, đang và sẽ đưa đến
những tác hại không lường đối với cuộc sống của loài người. Cho nên việc bảo vệ

môi trường hiện nay là vấn đề nóng bỏng của tất cả các quốc gia trên thế giới. Nếu
chúng ta cứ tàn phá Trái đất như hiện nay thì đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ của bầu
khí quyển có thể tăng lên thêm 1-50C. Lúc ấy băng ở Bắc Cực và Nam Cực sẽ tan,
mực nước biển sẽ dâng cao lên hằng mét, diện tích của nhiều quốc gia sẽ bị biển
lấn, nhiều hệ sinh thái sẽ bị hủy diệt, đất canh tác sẽ bị thu hẹp, nhiều thành phố ven
biển sẽ không còn trên bản đồ.
Vấn đề biến đổi khí hậu, là vấn đề đang đe dọa nghiêm trọng trực tiếp đến
lợi ích sống còn của con người trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Nguyên
nhân trực tiếp của sự biến đổi khí hậu là do phát thải quá mức khí nhà kính, đặc biệt
là CO2. Kể từ cuối thế kỷ 18, mức CO2 tăng thêm 35,4% chủ yếu do con người đốt
cháy các nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ, khí đốt trong quá trình phát triển
công nghiệp. Tình trạng phá rừng, đốt rẫy, khai thác gỗ vô tổ chức cũng là nguyên
nhân tạo ra hơn 20% phát thải khí nhà kính trên toàn cầu [21].
Lượng thải vào bầu khí quyển của hai loại khí chính Mê-tan và CO2 gây hiệu
ứng nhà kính đã tăng mạnh trong năm 2007. Trong chỉ số hàng năm về lượng khí
thải gây hiệu nhà kính dựa trên số liệu từ 60 vùng trên toàn thế giới, lượng khí CO 2
thủ phạm chính dẫn đến tình trạng biến đổi khí hậu đã tăng 0,6% tương đương 19 tỷ
tấn. Còn lượng khí mê-tan tăng 0,5%, tương đương 27 triệu tấn. Sự phát thải khí
CO2 này chủ yếu sản sinh từ hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch đang ngày càng gia
tăng như xăng, dầu diezel, than đá... Trong năm 2007, lượng khí CO2 có trong khí
quyển là gần 390 ppm (đơn vị đo một chất trong mỗi triệu phân tử không khí) tăng
hơn 44% so với mức 270 ppm trước khi diễn ra cuộc Cách mạng Công nghiệp dẫn
đến việc sử dụng rộng rãi nhiên liệu hóa thạch [6]. Khi nhiệt độ tăng lên làm tan


2
băng ở 2 đầu cực không những làm nước biển tăng lên mà còn làm cho khí mê tan ở
trong đó bốc lên khí quyển mà khí mê tan có khả năng gây hiệu ứng nhà kính gấp
25 lần so với khí CO2 [32].
Một công trình nghiên cứu toàn diện của nhóm các nhà khoa học quốc tế,

đứng đầu là Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (Inter-governmental Panel
on Climate Change – IPCC) và một nhóm các nhà khoa học trong một công trình
nghiên cứu khoa học của mình đã cho rằng sự nóng lên của Trái đất là nguyên nhân
làm thay đổi hàng chục nghìn hệ sinh thái và quá trình hoạt động của nhiều loài
động thực vật. Công trình nghiên cứu này dựa trên số liệu phân tích 30.000 hệ sinh
học và lý học trong khoảng thời gian từ năm 1970 trở lại đây, trong đó có sự vận
động của 829 hiện tượng vật lý và hoạt động của 28.800 loài sinh vật [6].
Chính phủ Anh đã có một báo cáo công bố tháng 05 năm 2008, hiện tượng
nóng lên toàn cầu làm nguy hại đến kinh tế thế giới với quy mô và thiệt hại tương tự
hai cuộc thế chiến và thảm họa là đại suy thoái nếu các nước không có biện pháp
kiềm chế. Nhiệt độ trái đất tăng lên có thể làm tăng số lượng côn trùng và dẫn tới
kết cục thảm khốc đối với loài người, một nghiên cứu mới nhận định. Kèm theo đó
là các đại dương trên toàn thế giới ngày càng bị acid hóa, đe dọa sự ổn định của
chuỗi thức ăn toàn cầu. Các nhà khoa học thuộc trường Đại học California và
Washington (Mỹ) đã đưa ra kết luận rằng hiện tượng tăng nhiệt độ trái đất là mối
đe dọa lớn nhất đối với các loài sinh vật ở vùng nhiệt đới.
Trên thế giới, nhiều hiện tượng dị thường của thời tiết xảy ra thường xuyên
hơn với cường độ ngày càng mạnh hơn. Từ năm 2000 đến 2007 đã có 16 cơn bão
vùng Tây bắc Thái Bình Dương làm thiệt mạng trên 3.800 người và gây thiệt hại
trên 30 tỉ USD (tính theo thời giá 2008) [32]. Chỉ trong năm 2008 chúng ta đã phải
chứng kiến sau siêu bão Nargis gây thảm họa tại Myanmar. Theo thống kê của
chính phủ Myanmar có 38.491 người chết, 27.838 người mất tích; theo Hội Chữ
thập đỏ và trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (IRFRC ) ước tính có từ 68.800 đến 127.000
người thiệt mạng; Liên hiệp quốc cho biết khoảng 2,5 triệu người sống sót cần được
cứu trợ; gần 17.330 km2 vẫn còn chìm trong nước ) là vòi rồng giết người ở Mỹ, bão
lụt tại Philippines, sóng nhiệt tại Ấn Độ, động đất tại Trung Quốc… [31]. Theo


3
nghiên cứu của các nhà khí tượng Đại học Hồng Kông thì trong 12 năm trở lại đây

hiện tượng La Nina có đến 6 năm bão cao bất thường. Năm 2008 hiện tượng ENSO
quay lại suốt mùa hè 2008, tạo điều kiện tốt cho mưa bão phát triển dị thường.
Ỏ Việt Nam, trong những năm gần đây Việt Nam chúng ta đã gặp rất nhiều
hiện tượng thiên nhiên bất thường: Một trường hợp chưa từng sảy ra là ở Nam Bộ
của Việt Nam chưa từng có bão trong tháng 12 nhưng năm 1997 cơn bão Linda đổ
bộ vào đã làm hàng nghìn người chết. Gần nhất là năm 2008 đã có nhiều cơn bão và
mưa lớn kéo dài ở một số tỉnh miền Bắc như Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang, Thái
Nguyên.. làm nhiều người chết và thiệt hại lớn về kinh tế. Tháng 11 năm 2008 Hà
Nội chìm trong biển nước còn gọi là “Đại Hồng thủy”, với mức nước mà trên 20
năm nay chưa từng sảy ra [34]. Một trong những nguyên nhân chính là do việc khai
thác rừng vô tổ chức trong nhiều thập niên qua đã dẫn đến phá hủy nhiều hệ sinh
thái rừng tự nhiên, mặc dầu độ che phủ rừng của nước ta đã tăng lên đáng kể trong
vài thập kỷ qua nhưng chất lượng rừng đang giảm sút một cách nghiêm trọng, là
một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thiên tai, hạn hán, lũ quét, lụt lội, ngập
úng, dịch bệnh thường xuyên.
Theo IPCC, Việt Nam sẽ là nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí
hậu. Nếu nhiệt độ tăng trên 20c, khoảng 22 triệu người Việt Nam sẽ mất chỗ ở và
45% đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Mêkông sẽ biến thành đất không thể canh
tác do mực nước biển dâng cao [6] . Những nghiên cứu trong và ngoài nước đều
khẳng định biến đổi khí hậu đã và đang ảnh hưởng tới vùng biển nước ta. Mực nước
biển dâng làm chế độ cân bằng sinh thái bị tác động mạnh. Kết quả là các quần xã
sinh vật hiện hữu thay đổi cấu trúc, thành phần, trữ lượng bổ sung giảm sút. Cá ở
các rạn san hô bị tiêu diệt rồi sẽ di cư đến các vùng biển khác. Việt Nam là nước
đứng thứ 4 trong 10 nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất do mực nước biển dâng lên
[6].
Hiện nay, khoa học đã khẳng định rằng hệ sinh thái trên cạn có vai trò to lớn
trong chu trình các bon của sinh quyển, lượng các bon trao đổi giữa các hệ sinh thái
này với sinh quyển ước tính khoảng 60 tỷ tấn/năm. Rừng nhiệt đới trên toàn thế giới
có diện tích khoảng 17,6 triệu km2 chứa đựng 428 tỷ tấn Các bon trong sinh khối và



4
trong đất…[4]. Brown và Pearce đã đưa ra số liệu là 1ha rừng nguyên sinh có thể
hấp thụ được 28 tấn Các bon và sẽ giải phóng 200 tấn Các bon nếu bị chyển thành
du canh du cư và sẽ giải phòng nhiều hơn nữa nếu chuyển thành đồng cỏ hay đất
nông nghiệp. Rừng trồng có thể hấp thụ được 115 tấn các bon và sẽ bị giảm 20-30%
nếu chuyển thành đất nông nghiệp. Lượng Các bon lưu giữ trong rừng trên toàn thế
giới là khoảng 800-1.000 tỷ tấn, trong 1 năm rừng hấp thụ 100 tỷ tấn khí CO2 và
thải ra khoảng 80 tỷ tấn O2 [4].
Tuy nhiên hiện nay diện tích rừng trên toàn thế giới đang thu hẹp, khả năng
hấp thu CO2 giảm. Một sáng kiến quốc tế về Nghị định thư Kyoto được 180 quốc
gia ký kết năm 1997, trong đó 38 nước công nghiệp phát triển cam kết trong việc cắt
giảm phát thải khí nhà kính vào năm 2012 xuống mức 5,2%. Với sự ra đời của nghị
định thư Kyoto đã khẳng định vai trò của rừng trong vấn đề giảm phát thải khí nhà
kính và sự nóng lên của toàn cầu. Giá trị hấp thụ CO2 của các khu rừng tự nhiên
nhiệt đới khoảng 500-2.000 USD/ha, với rừng Amazon ước tính là 1.625
USD/ha/năm, trong đó rừng nguyên sinh là 4.000 USD/ha/năm, rừng thứ sinh là
1.000-3.000 USD/ha/năm, rừng thưa là 600-1.000 USD/năm (Camille Bann và
Bruce Aylwazd 1994) [11].
Ở Việt Nam, việc định giá rừng được đề cập đến trong Luật bảo vệ và phát
triển rừng sửa đổi năm 2004. Ở đây việc quy định giá trị của rừng không đơn thuần
chỉ là các giá trị sử dụng trực tiếp trong các hoạt động sản xuất, tiêu dùng, mua bán
của con người như thức ăn, cây thuốc, nguồn gen… mà giá trị về môi trường của
rừng đã được xem xét và đánh giá như giá trị về bảo tồn đa dạng sinh học, hấp thụ
các bon, phòng hộ đầu nguồn, vẻ đẹp cảnh quan…Thông qua việc mua bán tín chỉ
Các bon sẽ khuyến khích được các chủ rừng trồng rừng hoặc bảo vệ rừng tự nhiên
hiện có.
Vấn đề định lượng khả năng hấp thụ các bon và giá trị thương mại các bon
của rừng đã và đang được quan tâm. Nhưng trên thực tế cả trên thế giới và Việt
Nam những nghiên cứu về vấn đề này còn ít. Trong khi đó mỗi dạng rừng, kiểu

rừng, trạng thái rừng, loài cây ưu thế, tuổi của lâm phần khác nhau thì lượng Các
bon hấp thụ là khác nhau, trong khi đó thì không thể có bất kỳ cơ chế chi trả nào có


5
thể áp dụng được cho mọi trường hợp. Do đó cần phải có những nghiên cứu cho
từng loại hình rừng cụ thể về khả năng hấp thụ các bon để làm cơ sở lượng hoá
những giá trị kinh tế mà rừng mang lại trong điều hoà khí hậu và giảm tác hại của
hiệu ứng nhà kính.
Xuất phát từ yêu cầu đó tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu khả
năng hấp thụ Carbon của rừng trồng Keo Tai tượng ở các tuổi khác nhau tại
huyện Yên Bình – Tỉnh Yên Bái”.


6
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ chế phát triển sạch (CDM) và thị trƣờng Carbon
1.1.1. Khái quát về cơ chế phát triển sạch
Quá trình phát triển công nghiệp mạnh mẽ trên thế giới, với những hoạt động
như đốt nhiên liệu hoá thạch, khai thác mỏ, khai phá rừng, chuyển đổi sử dụng đất,
sản xuất lương thực, chăn nuôi, xử lý chất thải... đã làm tăng nồng độ các khí nhà
kính trong khí quyển, nhất là khí CO2, CH4 và N2O. Điều đó dẫn đến gia tăng hiệu
ứng nhà kính, điều đó làm cho nhiệt độ trái đất tăng nhanh. Người ta gọi đó là hiện
tượng nóng lên toàn cầu, làm biến đổi khí hậu trái đất, tác động lớn đến môi trường
sinh thái, gây nhiều tác hại khôn lường cho con người.
Trước những hiểm hoạ và thách thức lớn đối với toàn nhân loại, Liên Hiệp
Quốc (LHQ) đã tập hợp nhiều nhà khoa học, chuyên gia trên thế giới bàn bạc và đi
đến nhất trí, cần có một Công ước quốc tế về Khí hậu và coi đó là cơ sở pháp lý để
tập trung cộng đồng thế giới đối phó với những diễn biến tích cực của biến đổi khí
hậu. Và Công ước khung của LHQ về Biến đổi Khí hậu đã được chấp nhận vào

ngày 9/5/1992 tại trụ sở của LHQ ở New York (UNFCCC - United Nations
Framwork Convention Climate Change), Đã có 186 nước tham gia ký Công ước
này tại Hội nghị Môi trường và Phát triển ở Rio de Janeiro, Braxin vào tháng
6/1992, trong đó có Chính phủ Việt Nam. Mục tiêu cuối cùng của UNFCCC là ổn
định nồng độ khí nhà kính trong khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa được sự can
thiệp nguy hiểm của con người đối với hệ thống khí hậu. Các nước trên thế giới
được UNFCCC phân chia thành 2 nhóm nước:
Nhóm 1: Thuộc Phụ lục 1, gồm các nước phát triển với lượng phát thải khí
nhà kính rất lớn.
Nhóm 2: Không thuộc Phụ lục 1, trong đó có Việt Nam, thuộc các nước đang
phát triển. Tại Kyoto (Nhật Bản) đã diễn ra Hội nghị về môi trường thế giới lần thứ
3 vào tháng 12/1997. Hội nghị này đã thông qua một Nghị định gọi là Nghị định thư
Kyoto. Kyoto đưa ra cam kết đối với các nước phát triển về giảm lượng phát thải
các khí nhà kính phải thấp hơn mức phát thải của năm 1990. Cụ thể là: trong thời kỳ


7
cam kết từ 2003 – 2012, phải giảm trung bình là 5,2% (ước 2.800 – 4.800 triệu tấn
CO2 tương đương).
Nghị định thư Kyoto đưa ra 3 cơ chế mềm dẻo cho các nước phát triển thực
hiện cam kết, đó là: cơ chế Đồng thực hiện (JI); Cơ chế buôn bán quyền phát thải
(IET); Cơ chế phát triển sạch (CDM).
CDM - cơ chế phát triển sạch, được quy định trong Điều 12 của nghị định
thư Kyoto cho phép chính phủ hoặc tổ chức, cá nhân ở các nước phát triển thực hiện
dự án giảm phát thải khí nhà kính ở các nước đang phát triển để nhận được “chứng
chỉ giảm phát thải”, viết tắt là CERs, đóng góp cho chỉ tiêu cam kết giảm phát thải
của quốc gia đó. Thực chất mục tiêu của CDM là giúp các nước đang phát triển đạt
được sự phát triển bền vững đồng thời góp phần thực hiện mục tiêu ổn định khí nhà
kính và giúp các nước phát triển thực hiện cam kết về hạn chế và giảm phát thải
định lượng khí nhà kính để nhận được chứng chỉ giảm phát thải [19]. Như vậy

CDM và nghị định thư Kyoto đã mang lại nhiều tiềm năng lớn cho các nước đang
phát triển. Việc tham gia vào quá trình CDM sẽ mở ra những cơ hội tốt cho việc
giảm nhẹ vấn đề môi trường cũng như các ngành công nghiệp ở nước tham gia thực
hiện sẽ nhận được những chuyển giao công nghề và như vậy khả năng cạnh tranh
trên thị trường sẽ tốt. Ngoài ra, CDM sẽ tạo ra những lợi ích kinh tế-xã hội như
công ăn việc làm, cải thiện thu nhập và phát triển kinh tế nông thôn.
Tóm lại, CDM hướng tới hai mục tiêu rõ ràng là thúc đẩy phát triển bền
vững ở các nước đang phát triển đồng thời cho phép các nước phát triển thực hiện
mục tiêu giảm mật độ tập trung khí nhà kính trong khí quyển với chi phí thấp nhất.
Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Công ước khung của LHQ về biến đổi
khí hậu vào ngày 14 tháng 11 năm 1994 và nghị định thư Kyoto vào ngày 25 tháng
9 năm 2002; chỉ định Bộ TNMT là cơ quan quốc gia thực hiện Công ước khung của
LHQ và nghị định thư; chỉ định Cơ quan hợp tác quốc tế của Bộ TNMT làm cơ
quan đầu mối quốc gia vào tháng 3 năm 2003; thành lập Ban điều hành và tư vấn
vào tháng 4 năm 2003. Cơ quan đầu mối quốc gia chịu trách nhiệm đánh giá và phê
duyệt các dự án CDM cũng như quản lí và điều phối các hoạt động CDM và đầu tư


8
ở Việt Nam. Trong khi đó, Ban điều hành và tư vấn chịu trách nhiệm phê duyệt các
dự án có sử dụng cơ chế CDM.
Thủ tướng đã ban hành Nghị định 35/2005/CT-TTg (ngày 17 tháng 10 năm
2005) về việc thực hiện nghị định thư Kyoto. Bộ TNMT ban hành Thông tư số
10/2006/TT-BTNMT (ngày 12 tháng 12 năm 2006) để hướng dẫn việc hình thành
và phê duyệt các dự án CDM. Từ ngày 1 tháng 4 năm 2007, có 2 dựa án đã đăng ký
(590 trên thế giới) và 8 dự án đang được xây dựng tại Việt Nam [21].
Việc thực hiện CDM ở Việt Nam thực ra đó là sự thu hút vốn đầu tư từ các
tổ chức phi chính phủ, các nước công nghiệp phát triển và định hướng, chính sách
phát triển lâm nghiệp của chính phủ trong việc bảo vệ, tái tạo rừng , phục hồi đất
lâm nghiệp, thực hiện xã hội hoá lâm nghiệp... Nhằm tạo ra một môi trường hấp dẫn

đối với các nước trong việc đầu tư buôn bán phát thải CO2. Chính phủ đã giao cho
Bộ Tài nguyên Môi trường là cơ quan đầu mối quốc gia về các vấn đề liên quan đến
biến đổi khí hậu và CDM. Chúng ta đã tổ chức nhiều dự án liên quan đến CDM như
thực hiện kiểm kê khí nhà kính quốc gia, nghiên cứu chiến lược quốc gia về CDM,
tổ chức các khoá huấn luyện nâng cao năng lực thực hiện dự án CDM và nhận dạng
các công nghệ tiềm năng cho CDM. Một số dự án CDM đã được các bên liên quan
phê chuẩn và đi vào thực hiện...
Là một nước đang phát triển, chúng ta chưa phải chịu trách nhiệm cắt giảm
khí thải nhà kính theo Nghị định thư Kyoto. Đây là một điều kiện thuận lợi để
chúng ta nghiên cứu thị trường này trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới
vì qua thị trường này có thể chúng ta sẽ thu được những khoản tiền và tài trợ lớn từ
các nước phát triển khi họ muốn trao đổi thị phần phát thải khí nhà kính với ta. Mặt
khác, nghiên cứu thị trường này cũng giúp chúng ta có thêm hiểu biết về những quy
định chung về việc sử dụng công nghệ sạch và khí thải nhà kính trên thế giới để
tránh cho nước ta trở thành nơi tiếp nhận các công nghệ gây ô nhiễm.
1.1.2. Thị trường Carbon
Tháng 8 năm 2001 thị trường về mua bán chỉ tiêu phát thải khí nhà kính đã
được khai trương ở London. Tại thị trường này trước tiên có 6 loại khí nhà kính sẽ
được giao dịch trong đó quan trọng nhất là khí Cacbon dioxit (CO2). Đơn vị đo các


data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not

read....


data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not
read....



data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not
read....



data error !!! can't not
read....

data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not
read....

data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not
read....

data error !!! can't not
read....



×