Tải bản đầy đủ (.docx) (416 trang)

Tài liệu Tâm lý trị liệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 416 trang )

1


Lời giới thiệu

Tâm lý trị liệu là môn học đòi hỏi phải có sự thông hiểu ở cả hai lĩnh vực lý thuyết
và thực hành. Nhà tâm lý không thể chỉ cần nắm vững phần hệ thống lý thuyết, mà còn
phải học hỏi thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm khác nhau ngay tại hiện trường công
việc. Nhà tâm lý nào cũng biết rằng có một khoảng cách khác nhau rõ rệt giữa hai
phần lý thuyết và thực hành đối với môn học tâm lý trị liệu. Lý thuyết chỉ có tính cách
khái niệm và trừu tượng, và nó có được cụ thể hoá hay không là do nhà tâm lý có khả
năng làm được gì cho thân chủ mình trong thực tế. Nói cách khác, tâm lý trị liệu phải
được hiểu như là một ngành học đặt trọng tâm vào sự ứng dụng và thực nghiệm, và phần
lý thuyết của nó, dù là rất thiết yếu, vẫn chỉ là cái khung sườn có tính cách phỏng đoán và
gợi ý mà thôi.
Tâm lý trị liệu cũng là một trong những môn học không có giới hạn về mặt nghiên
cứu và thực nghiệm. Mục tiêu lý tưởng của nó là mong muốn giải quyết được những vấn
đề khó khăn trong cuộc sống tinh thần của con người, nhưng để quán triệt được những gì
thuộc về bản chất con người thì cũng thật là phức tạp và không cùng. Chỉ một định nghĩa
“hạnh phúc là gì?” mà xưa nay vẫn chưa có sách vở, lời bàn nào cho ra một lời giải đáp
khả dĩ thỏa mãn được mọi người. Như thế, chính những tính cách khác nhau giữa mỗi cá
nhân khiến cho sự học hỏi về con người trở thành một việc làm bất tận.
Cuốn giáo trình này được tác giả biên soạn với mục đích đóng góp vào công tác
giáo dục và đào tạo các nhà tham vấn và tâm lý trị liệu theo các chương trình và mục tiêu
đề ra của trường Đại học Văn Hiến.
Đặc biệt, nội dung các đề tài và tư liệu hàm chứa trong giáo trình này được tác giả
nghiên cứu và chọn lựa cẩn thận để sử dụng đào tạo sinh viên chuyên ngành tham vấn và
trị liệu tâm lý ở cấp sau đại học tại Việt nam, sao cho tương đồng và phù hợp với các
chương trình cao học (thạc sĩ) chuyên ngành tham vấn và tâm lý trị liệu hiện nay tại các
đại học của các nước phát triển và Hoa Kỳ. Tác giả cũng có những gợi ý cụ thể về các đề
tài và nội dung nào trong giáo trình là phù hợp với kiến thức của các sinh viên lớp cư


nhân theo học ngành tâm lý muốn trở thành những tham vấn viên, điều hành viên,
chuyên viên tâm lý xã hội trong các cơ quan tâm thần, bệnh viện, trường học, các tổ chức
xã hội, cộng đồng, cô nhi viện, viện dưỡng lão, trung tâm cai nghiện, trại giam, v.v…
Ngoài ra, do tính phổ quát và súc tích của nội dung trong các đề mục, giáo trình này cũng
2


có thể là tập tài liệu tham khảo bổ ích cho cả các chuyên viên thực hành và giảng dạy
trong ngành tham vấn và tâm lý trị liệu nói chung.
Tâm lý trị liệu, ngày hôm nay, là một dụng cụ chữa trị không thể thiếu trong y
học, nó thường được phối hợp với thuốc men để chữa trị các triệu chứng rối loạn tâm lý
tâm thần, và trong nhiều trường hợp nó lại là nhu cầu chữa trị duy nhất khi thuốc men
không thể thích ứng hay không còn tính hiệu nghiệm. Tâm lý trị liệu cũng là một nhu cầu
thiết thực để hỗ trợ cho nhiều lĩnh vực sinh hoạt khác nhau trong cộng đồng xã hội.
Nhưng tâm lý trị liệu vẫn đang còn là môn học mới mẻ, đòi hỏi thêm nhiều nghiên
cứu và thực nghiệm sâu rộng để tiếp tục phát triển. Đặc biệt lý thuyết tâm lý trị liệu
không thể chỉ được học qua một lần là có thể ghi nhớ, quán triệt, và áp dụng thành công
ngoài hiện trường. Nó là môn học đòi hỏi người chuyên viên phải luôn có sự kiên trì ôn
tập, chiêm nghiệm để luôn có những điều chỉnh cần thiết trong suốt quá trình hành nghề.
Và những yêu cầu như thế cũng không nằm ra ngoài mục đích nhắm đến của tập giáo
trình này.
Nội dung giáo trình được chia làm ba phần:
Phần A: Gồm có 7 chương, bao gồm những nội dung liên quan đến các phần định
nghĩa, lịch sử phát triển ngành tâm lý trị liệu, các nguyên tắc và kỹ thuật căn bản, tác
phong, đạo đức và luật lệ được áp dụng trong tiến trình trị liệu, các phương pháp phỏng
vấn, trắc nghiệm, đánh giá và chẩn đoán trong một ca trị liệu.
Phần B: Gồm có 10 chương, bao gồm phần giới thiệu các quan điểm tâm-sinh lýxã hội về nguyên nhân của các triệu chứng rối loạn tâm lý tâm thần, và các chương riêng
biệt trình bày những liệu pháp tâm lý trị liệu nổi bật từng được các chuyên gia đánh giá
cao.
Phần C: Gồm có 5 chương, trình bày những ca mẫu được trị liệu theo các liệu

pháp phổ biến thường được nhiều chuyên gia áp dụng và đánh giá cao.
Các tài liệu tham khảo ở mỗi chương sách đều được đánh số theo thứ tự và sẽ được ghi
chú đầy đủ trong phần phụ lục. Những thuật ngữ chuyên môn đều được định nghĩa và
giải thích rõ ràng, và có chua thêm phần tiếng Anh bên cạnh để người đọc dễ dàng tham
chiếu. Sau mỗi chương sách đều có những câu hỏi bài tập liên quan đến nội dung đã được
bàn thảo trong chương sách đó.

3


Dù cho đã được biên soạn công phu với nhiều sự tham khảo rộng rãi, nhưng tác
giả vẫn không loại trừ vài thiếu sót hay lỗi lầm đâu đó trong suốt quá trình biên soạn giáo
trình. Vì thế, tác giả luôn chân thành đón nhận những ý kiến đóng góp trong tinh thần xây
dựng của quí độc giả và đồng nghiệp.

Tiến sĩ Phạm Toàn
Nguyên trưởng khoa Tâm lý trị liệu
Trung tâm sức khỏe tâm thần Hamilton-Madison House New York, New York, USA

4


Phần A

Tóm lượt nội dung
Phần này gồm có 7 chương, đề cập đến các nét đại cương về môn tâm lý trị liệu, bao
gồm định nghĩa, quá trình diễn biến, nguyên tắc, luật lệ và đạo đức, các kỹ năng căn bản
trong giao tiếp và tương tác với thân chủ, và các cách phỏng vấn, thâu lượm tin tức, trắc
nghiệm, đánh giá và chẩn đoán trong một ca trị liệu. Để trở thành một nhà tham vấn hay
tâm lý trị liệu có khả năng, học viên cần phải quán triệt và tuân hành các nguyên tắc, luật

lệ, đạo đức nghề nghiệp, và các phương pháp và kỹ thuật cần thiết trong cách xây dựng
và điều hành một ca trị liệu.
Chương 1: Thế nào là tâm lý trị liệu.
Nội dung trong chương này gồm có phần định nghĩa, phần so sánh giữa tham vấn và tâm
lý trị liệu, tính hiệu quả và những tính cách tích cực và tiêu cực của tâm lý trị liệu.
Chương 2: Lịch sử phát triển môn tâm lý trị liệu
Trình bày khái quát về quá trình diễn biến của các quan niệm và các cách chữa trị các
triệu chứng tâm lý tâm thần khởi đi từ thời cổ đại cho đến nay, và một số tiên đoán cho
lãnh vực tâm lý trị liệu trong tương lai.
Chương 3: Nguyên tắc, luật lệ, và đạo đức nghề nghiệp
Chương này giải thích đầy đủ tại sao nhà trị liệu là người cần phải đủ phẩm cách và đạo
đức trong nghề nghiệp. Muốn được như vậy nhà trị liệu phải học hỏi, nắm vững các
nguyên tắc, điều luật, đạo đức đã được đề ra trong ngành tâm lý trị liệu, và phải luôn cụ
thể hóa những gì đã học được trong khi thực hành ngoài hiện trường.
Chương 4: Kỹ năng trong giao tiếp
Chương này bàn đến những nguyên tắc và kinh nghiệm nhà trị liệu cần phải nắm bắt và
áp dụng nhuần nhuyễn trong các mối quan hệ và giao tiếp với thân chủ.

5


Chương 5: Tiến trình tâm lý trị liệu
Một hợp đồng trị liệu nếu được diễn biến suôn sẻ thường đi qua ba giai đoạn. Mục đích
của chương này là giúp cho học viên làm quen với những gì thường có thể xảy ra trong
tiến trình trị liệu, giúp học viên biết tiên liệu, đối phó và điều hành thích hợp trong mọi
tình huống.
Chương 6: Phiên gặp đầu tiên
Nói về cách thực hiện một cuộc phỏng vấn sâu rộng trong cuộc hẹn đầu tiên với thân chủ.
Học viên cần học các phương pháp và kỹ thuật thâu thập tin tức đầy đủ cho một ca trị
liệu để có cơ sở đánh giá và chẩn đoán bệnh. Sinh viên ban cao học chuyên ngành cần

thực tập cách đánh giá và chẩn bệnh theo tiêu chuẩn và kiểu mẫu của hai cuốn cẩm nang
DSM hay ICD.
Sinh viên ban cư nhân chuyên ngành tham vấn không qua những khoá học phân loại các
loại bệnh lý tâm lý tâm thần thì chỉ cần biết tổng quát phần chẩn đoán bệnh chứ không
cần đi sâu vào chi tiết về cách chẩn bệnh theo kiểu mẫu trong hai cuốn DSM hay ICD.
Chương 7: Trắc nghiệm tâm lý
Các tiết mục trong chương này phần lớn dành cho sinh viên ban cao học. Sinh viên ban
cư nhân chuyên ngành tham vấn cũng cần học qua để hiểu tổng quát một số hình thức và
nguyên tắc đo lường các dụng cụ trắc nghiệm tâm lý, đồng thời để biết cách sử dụng
những dụng cụ trắc nghiệm nhanh, không đòi hỏi cách tính kết quả điểm phức tạp. Sinh
viên ban cao học cần hiểu rõ hình thức, nguyên tắc, phương pháp, các loại dụng cụ trắc
nghiệm tâm lý khác nhau trình bày trong chương này. Nếu muốn trở thành chuyên viên
trắc nghiệm tâm lý, sinh viên cần phải học thêm các khoá đặc biệt về môn học thống kê
và môn nghiên cứu và thiết kế dụng cụ trắc nghiệm.

6


CHƯƠNG 1

THẾ NÀO LÀ TÂM LÝ TRỊ LIỆU (?)

1. Định nghĩa
Tâm lý trị liệu (Psychotherapy) là môn học được xây dựng và phát triển dựa theo
nguồn kiến thức của các môn tâm lý học lâm sàng, khoa học về tâm lý tâm thần, khoa
sinh hóa cơ thể học, các môn khoa học về nhân văn và xã hội, và cả những ý tưởng nền
tảng tìm thấy trong các phạm trù triết học và tôn giáo. Tâm lý trị liệu dù là một lãnh vực
học thuật không có mức giới hạn trên cả hai phương diện lý thuyết và thực hành, nhưng
những mục tiêu của nó đặt ra lại thật là to lớn và lý tưởng, đó là phải thấu hiểu được bản
chất của con người và giúp cho con người có được một đời sống tinh thần lành mạnh và

an bình.
Tâm lý trị liệu thường được xem là một ngành nghề khó khăn, và không nhà thực
hành nào có thể tự cho rằng mình đã đạt được nhiều thành quả trong nghề, vì ngoài khối
kiến thức lý thuyết đa dạng liên hệ đến ngành nghề luôn cần phải được tiếp tục trau dồi,
cá nhân phải là người có tư chất thông minh, sáng tạo, trung thực và một phong cách ứng
xử luôn thích hợp, linh động, và uyển chuyển với nghề nghiệp của mình. Nói chung, tâm
lý trị liệu đòi hỏi người chuyên viên phải có đầy đủ cả kiến thức lẫn nghệ thuật và một
nhân cách phù hợp trong khi hành nghề.
Trong phạm vi y học, tâm lý trị liệu thường được phối hợp với dược lý trị liệu để chữa
trị cho những triệu chứng rối loạn tâm lý tâm thần. Nhưng tâm lý trị liệu còn đảm đương
những công việc mà ngoài nó ra không có ngành nghề nào khác có thể thích hợp hơn; đó
là hỗ trợ và giúp đỡ một cách hữu hiệu cho những cá nhân đang gặp khó khăn, khủng
hoảng, rắc rối trong các mối quan hệ giữa người với người, hoặc những cá nhân bị rối
loạn về nhận thức, cảm xúc và ứng xử do tác động của nghịch cảnh và những điều kiện
không thuận lợi trong quá trình sống. Tâm lý trị liệu đã chứng tỏ có khả năng giúp đối
tượng của mình giảm thiểu được tâm trạng lo lắng, buồn khổ, giải tỏa những cảm xúc khó
kiềm chế, gia tăng khả năng chịu đựng, khả năng nhận thức và khả năng giải quyết vấn
đề.

7


Tâm lý trị liệu thường được xem là lối chữa trị xuyên qua hình thức đối thoại (talking
cure), trong đó nhà tâm lý phải có khả năng áp dụng thành công một sự tổng hợp các kiến
thức và biện pháp tâm lý để có những tác động tích cực lên đời sống tư duy, tình cảm và
hành động của đối tượng. Vì tính cách rộng lớn và bao quát của tâm lý trị liệu nên các
chuyên gia thường có những ý kiến khác nhau khi đưa ra một định nghĩa chuẩn mực cho
sự đồng thuận. Định nghĩa dưới đây tạm thời nói lên ý nghĩa và tính chất của tâm lý trị
liệu:
Tâm lý trị liệu là một hình thức tương tác chính thức giữa nhà tâm lý và đối tượng

tiếp nhận với mục đích là để chữa trị một tình trạng khó khăn, bất bình thường, mất
cân bằng về tư duy, cảm xúc, một tập quán xấu trong sinh hoạt, ứng xư, hay trầm
trọng hơn nữa là những triệu chứng bệnh lý tâm lý tâm thần. Trong cuộc tương tác
này, nhà tâm lý sư dụng những phương pháp và kỹ thuật tiếp cận tâm lý cùng với các
kỹ năng trong quan hệ và đối thoại để tác động lên đối tượng hòng đạt được mục tiêu
chữa trị đã được hai bên thỏa thuận trong hợp đồng.
a. Nhà tâm lý:
Nhà tâm lý hay thường được gọi là nhà trị liệu (therapist), là tên thông dụng cho hầu
hết những chuyên viên trong ngành tham vấn và tâm lý trị liệu khi muốn nói chung,
không cần phải nêu rõ phần chuyên môn trong công việc và vị trí trách nhiệm. Thông
thường, muốn trở thành nhà trị liệu, hay còn gọi là chuyên viên tâm lý trị liệu, theo cách
đào tạo nói chung tại các nước phát triển và tại Hoa Kỳ, cá nhân phải có cấp bằng tối
thiểu là cao học (thạc sĩ) (Master’s Degree), hay cao hơn nữa là cấp bằng tiến sĩ (PhD hay
PsyD) thuộc các môn khoa học tâm-sinh lý và xã hội tại các đại học chuyên khoa và đã
hoàn thành một giai đoạn thực tập nghề nghiệp (internship), thường từ 1 đến 2 năm tùy
theo bậc học.
Riêng cấp bằng cử nhân (Bachelor’s Degree) thuộc các ngành tâm lý và xã hội học tại
Hoa Kỳ cũng được thụ huấn những môn học căn bản về các phương pháp và kỹ thuật
tham vấn (counseling) tổng quát, nhưng vì không đi chuyên sâu vào các môn khoa học
tâm lý tâm thần, tâm-sinh lý-thần kinh, và các phương cách trị liệu tâm lý tâm thần, nên
cá nhân tốt nghiệp thường được thu nhận vào các chức vụ điều hành viên (manager) hay
tham vấn viên (counselor), hoặc các chức vụ phụ tá văn phòng cho những công việc
chuyên môn về tâm lý tâm thần trong các cơ quan y tế, xã hội và trường học… Nếu
những cá nhân này có học thêm một số chứng chỉ chuyên môn khác thì họ có khả năng
được tuyển dụng để trở thành các chuyên viên tham vấn và trị liệu, như chuyên viên cai
8


nghiện (drug counselor), chuyên viên huấn nghệ (career counselor), chuyên viên xã hội
(social worker), v, v...

Sau cấp bằng đại học và thời gian thực tập, tùy theo tình hình mỗi nơi, các chuyên
viên trong ngành tham vấn và tâm lý trị liệu có thể phải trải qua một kỳ sát hạch tương
ứng với vị trí và lãnh vực chuyên môn sẽ đảm nhiệm, trước khi được cấp bằng hành
nghề. Tại Hoa Kỳ, chuyên viên hành nghề tham vấn và tâm lý trị liệu được phân ra làm
rất nhiều loại, nhiều lãnh vực và nhiều vị trí công việc khác nhau. Có thể tóm tắt một vài
loại như bác sĩ tâm lý (psychologist), chuyên gia phân tâm (psychoanalyst), chuyên gia
tâm lý trị liệu (psychotherapist), chuyên gia tâm lý xã hội (clinical social worker), chuyên
gia tâm lý học đường (school psychologist), chuyên gia tâm lý tòa án (forensic
psychologist), v, v... Ngoài ra, còn có những khóa huấn luyện ngắn hạn riêng biệt cho các
chuyên viên cai nghiện liệu pháp, chuyên viên âm nhạc liệu pháp, chuyên viên kịch nghệ
liệu pháp, chuyên viên thể dục liệu pháp, v, v...
Nhà trị liệu là cái tên nói chung cho những thành phần có thể khác nhau trong công
việc làm, vị trí tuyển dụng, và học vị. Ví dụ, muốn trở thành bác sĩ tâm lý thì điều kiện
tối thiểu là cá nhân phải có cấp bằng tiến sĩ. Trong khi đó, các nhà trị liệu khác, như
chuyên gia tâm lý trị liệu, chuyên gia tâm lý xã hội, v, v... đều có thể là những cá nhân
hoặc có học vị tiến sĩ hoặc chỉ cần học vị thạc sĩ. Trong hiện trường công việc, tùy theo
điều kiện và nhu cầu công việc của từng cơ quan, sự phân công vị trí và giao phó công
việc cho những chuyên viên này có thể linh động, uyển chuyển và đôi khi vẫn không quá
khác nhau. Thông thường, trong một trung tâm sức khỏe tâm thần, các bác sĩ tâm lý,
chuyên viên tâm lý trị liệu và chuyên viên tâm lý xã hội đều vẫn cùng nhau làm công việc
tham vấn và tâm lý trị liệu cho các thân chủ, nhưng mỗi thành phần đều có những khía
cạnh khác nhau về vị trí, trách nhiệm, và tính chuyên môn trong công việc.
Ngoài ra, cũng có các chuyên gia gọi là bác sĩ tâm thần (psychiatrist), là những người
theo học ngành y khoa nhưng được huấn luyện chuyên môn về chữa trị các rối nhiễu tâm
lý tâm thần. Trong các bệnh viện và trung tâm sức khỏe tâm thần nói chung, các bác sĩ
tâm thần thường đảm trách công việc dược lý liệu pháp khi phối hợp với các chuyên viên
tâm lý để điều trị các ca bệnh. Hình thức này gọi là liên hợp trị liệu (interdisciplinary
treatment procedure), là cách làm việc đang thịnh hành hiện nay tại các nước phát triển.
Mô thức này dẫn đến việc các chuyên viên thuộc các ngành nghề khác nhau lập thành
một nhóm chữa trị phối hợp, trong đó có chuyên viên tâm lý trị liệu, bác sĩ tâm lý, bác sĩ

tâm thần, chuyên viên xã hội, chuyên viên cai nghiện, và một số chuyên viên khác, nhiều
ít tùy theo tình hình, nhu cầu và khả năng thuê mướn của cơ quan. Tóm lại, liên hợp trị
liệu là một hình thức chữa trị phối hợp với hy vọng đáp ứng được những vấn đề phức tạp
9


thuộc ba khía cạnh tâm-sinh-lý và xã hội thường liên quan đến các trường hợp rối loạn
tâm lý tâm thần.
b. Đối tượng tiếp nhận
Đối tượng tiếp nhận hay người thụ hưởng, có thể là một người hay một nhóm người
trong mọi lứa tuổi đang có những vấn đề rối loạn về tâm lý tâm thần; hoặc một đôi vợ
chồng, một gia đình đang có những rắc rối, khó khăn về quan hệ, ứng xử, tình cảm, tài
chánh, công việc; hoặc một cá nhân đang gặp phải những sự buồn khổ, lo sợ, khủng
hoảng, mất mát; hoặc một người đang mắc phải những rối loạn về nhân cách, hành vi, có
tập quán xấu, bê tha nghiện ngập; hoặc một đứa trẻ đang có vấn đề về học hành, trong
quan hệ với gia đình hay trong sinh hoạt với bạn bè, v, v... Tóm lại, đối tượng trị liệu là
bất cứ ai và từ bất cứ nơi nào muốn tìm đến với tâm lý trị liệu.
Trong các bệnh viện và trung tâm y tế, các đối tượng tiếp nhận thường được gọi là
bệnh nhân (patient), nhưng tại các phòng khám họ thường được gọi là thân chủ hay
khách hàng (client). Tuy thế, trong thực tế những tên gọi này lại cũng thường được sử
dụng lẫn lộn và luân phiên, không có gì khác nhau. Vì sao lại như thế?
Thứ nhất, đối tượng của tâm lý trị liệu thường là những thành phần đa dạng và phức
tạp với nhiều vấn đề, chứ không chỉ là những bệnh nhân tâm lý tâm thần. Thứ hai, có hai
cách tiếp cận khác nhau khi các chuyên gia làm việc với các thân chủ của họ. Những
chuyên gia trị liệu theo phương thức y khoa (medical model) thường gọi các đối tượng trị
liệu là bệnh nhân, vì họ quan niệm rằng tất cả các rối loạn tâm thần tâm lý đều có
nguyên nhân từ sự rối loạn của não bộ. Trong khi đó những chuyên gia theo phương thức
nhân văn (humanistic model) lại cho rằng những vấn đề thuộc về tâm lý tâm thần không
thể được quan niệm đơn giản như là một loại bệnh lý của não bộ theo như định nghĩa
trong ngành y khoa. Có nhiều dấu hiệu và triệu chứng tâm lý tâm thần, thật ra, chỉ là do

những tác động của hoàn cảnh và tình huống, hoặc do ảnh hưởng của những thói quen
mà thôi. Các chuyên gia này thường xem thân chủ của mình là những cá nhân đang có
những khó khăn, vướng mắc về mặt tinh thần hay về mặt hoàn cảnh cần được giúp đỡ và
hướng dẫn để thay đổi và vượt qua. Thứ ba, nhiều chuyên gia tâm lý trị liệu thường thích
gọi đối tượng trị liệu của mình bằng từ ngữ khách hàng hay thân chủ, thay vì là bệnh
nhân, để tránh cho thân chủ mình cái cảm giác hoảng sợ và lo lắng rằng mình là một
người bệnh hoạn.

10


c. Mối quan hệ trị liệu (therapeutic relationship)
Mối quan hệ trị liệu giữa nhà trị liệu và thân chủ, hay còn gọi là liên minh trị liệu
(therapeutic alliance), được đánh giá là rất quan trọng cho khả năng đạt được mục đích và
mục tiêu trong một ca bệnh. Mối quan hệ trị liệu có được thuận lợi cho tiến trình chữa trị
hay không là tùy thuộc vào nhiều yếu tố, khách quan lẫn chủ quan. Đó là những yếu tố có
liên quan đến những đặc tính thuộc về người thân chủ, khả năng và kinh nghiệm của nhà
trị liệu cùng với phương pháp và kỹ thuật áp dụng, và trong mối quan hệ này phải có đủ
tính chất tôn trọng, cởi mở, chân thành, tự nhiên và sự an tâm cho đối tượng. Đặc biệt,
mối quan hệ trị liệu phải hàm chứa những chủ đích và mục tiêu rõ ràng, minh bạch, và
phải được hai bên đồng ý từ buổi ban đầu trong hợp đồng trị liệu. Một hợp đồng trị liệu
đúng nghĩa thường phải được soạn thảo cụ thể và chi tiết, và có ấn định thời gian cho mỗi
một vấn đề cần giải quyết. Thời gian của một hợp đồng trị liệu có thể ngắn hay dài, có
thể chỉ là một phiên gặp và cũng có thể là nhiều phiên gặp kéo dài đến vài năm.
Tuy nhiên, trong ngành tham vấn và tâm lý trị liệu cũng có một số hình thức trị liệu
không đòi hỏi phải có đầy đủ mối quan hệ tương tác của hai phía đối tượng, như các loại
liệu pháp tự thân (self therapy) và các liệu pháp nhóm tự cứu (self-help group)...
Một số các liệu pháp tự thân điển hình thường được sử dụng trong tâm lý trị liệu là:
Thiền định (meditation) (tóm tắc là một phương pháp luyện tập cách xả bỏ sự bận rộn của
tâm trí để tiến tới sự yên ổn và bình an cho tinh thần). Liệu pháp Yoga (là cách vừa tập

luyện cơ thể và đồng thời vừa uốn nắn đời sống tinh thần, đạo đức và đức hạnh với một
lập trường và ý chí kiên định). Ngoài ra, còn có các liệu pháp khác như ky thuật tự điều
chỉnh (self-control techniques) (ví dụ các phương pháp trong hành vi liệu pháp dạy cho
người bệnh tự luyện tập để làm thăng bằng huyết áp, giảm độ tê cứng bắp thịt...), diễn
xuất liệu pháp (drama therapy) (ví dụ dùng sự độc thoại để cá nhân có cơ hội xả bỏ, nói
ra hết tâm tư, tình cảm, ý định của mình).
Một số hình thức thuộc liệu pháp nhóm tự cứu điển hình là nhóm nghiện rượu ẩn
danh (alcohol anonymous) (AA) (một số người nghiện rượu cùng nhau lập ra một nhóm,
bầu ra nhóm trưởng và một chương trình sinh hoạt nội bộ và tự chủ để cùng chia sẻ, an ủi
và khích lệ, giải quyết giúp nhau những vấn đề về cảm xúc, quan hệ, cư xử và những tình
huống khó khăn trong cuộc sống ); hoặc nhóm tâm lý kịch nghệ liệu pháp (psychodrama)
(hình thức này cũng được áp dụng trong một số liệu pháp tâm lý, nhưng khác với hình
thức diễn xuất liệu pháp đã nói ở trên). Một ví dụ điển hình cho hình thức trị liệu này là:
Người cha và đứa con được hướng dẫn đóng một tuồng kịch với vai trò đảo ngược (roleplaying reversal), để sau đó hai cha con có cơ hội nhận thức thêm về những vấn đề sai
11


đúng ra sao đang xảy ra trong mối quan hệ giữa hai người để giúp cả hai nhận hiểu và
thay đổi.
Ngoài ra cũng những nhóm tự cứu khác được tổ chức dưới các dạng định kỳ (closeended) (ngày bắt đầu và ngày chấm dứt được ấn định rõ ràng) hoặc thường kỳ (openended) (không có ngày đầu và ngày cuối, người tham gia nhóm muốn vào hay ra lúc nào
cũng được, và chương trình sinh hoạt nhóm không có tính cách nhất định và cũng không
có ngày chấm dứt), trong đó một số cá nhân thường ngồi lại sinh hoạt với nhau để thảo
luận và chia sẻ một số vấn đề nào đó mà họ đang cùng quan tâm; chẳng hạn, nhóm nữ vị
thành niên mang thai ngoài hôn phối, nhóm học cách nuôi dạy con tre, nhóm đồng tính
luyến ái, nhóm cao niên hưu trí, nhóm các cá nhân nhiễm HIV, v, v...
2. Tham vấn và Tâm lý trị liệu
Trong lãnh vực tâm lý học lâm sàng, hai từ ngữ tham vấn (counseling) (TV), tâm lý
trị liệu (psychotherapy) (TLTL) thường được sử dụng với ý nghĩa giống nhau trong nhiều
trường hợp. Ví dụ, một thân chủ cần một buổi tham vấn với nhà tâm lý để được góp ý về
một chuyện tình cảm; trong khi đó, một thân chủ khác lại cần một thời gian dài hơn,

chẳng hạn 6 phiên gặp, để nhờ nhà tâm lý giúp giải quyết những vấn đề khó khăn đang
gặp phải trong gia đình. Vậy trường hợp nào thì gọi là tham vấn và trường hợp nào thì là
tâm lý trị liệu, hay gọi sao cũng được cho cả hai tường hợp?
Thực tế là các chuyên gia đôi khi không đồng nhất ý kiến với nhau trên vấn đề này.
Có chuyên gia cho rằng cả hai trường hợp trên, muốn gọi là tham vấn hay tâm lý trị liệu
cũng đều đúng hết vì tính chất công việc của cả hai xem ra không có gì đặc biệt khác
nhau. Nhưng những chuyên gia khác lại nói rằng phải gọi trường hợp thứ hai là tâm lý trị
liệu mới đúng vì công việc đòi hỏi một thời gian kéo dài trong nhiều phiên, và nhất là
mối quan hệ trị liệu thường có tính chất sâu rộng hơn là một cuộc tham vấn ngắn ngủi.
Trước tiên, về mặt ý nghĩa tổng quát của các từ ngữ thì tham vấn, hay tư vấn,
(consultation), hay tâm lý trị liệu (psychotherapy) cũng đều là những công việc có tính
cách chung chung như thông tin, cố vấn, hướng dẫn, gợi ý, khuyên nhủ, động viên, thuyết
phục, huấn luyện, chỉ bảo...
Nhưng trước khi bàn đến những khác biệt giữa TV và TLTL, cần nói thêm về hai từ
tham vấn và tư vấn. Hai từ này không những chỉ dùng để gọi các dịch vụ trong ngành tâm
lý lâm sàng mà còn được dùng để gọi cho những công việc tương tự trong nhiều ngành
nghề khác nhau. Ví dụ, một bệnh nhân cần một vài buổi tư vấn với một bác sĩ chuyên
12


khoa để có quyết định về cách trị liệu căn bệnh suy thận của mình; một bệnh nhân khác
cần sự khuyến khích, động viên của nhà tâm lý để tinh thần được yên ổn trước khi chuẩn
bị lên bàn giải phẫu; một thân chủ cần những buổi tư vấn với luật sư về một vụ kiện; một
học sinh cần một buổi tham vấn với giáo viên chủ nhiệm để chọn một ngành học cho
tương lai; một cặp trai gái đính hôn cần chuyên viên tâm lý gia đình tham vấn về những
vấn đề liên quan đến hôn nhân; hay một người con cần cha mẹ mình khuyên nhủ, chỉ bảo
về cách ăn ở và xử thế trước khi rời gia đình để đi làm ăn xa, v, v ...Như vậy hai từ này
có khác nhau về ngữ nghĩa hay về cách nói, nhưng không khác nhau về mặt nội dung
công việc.
Cũng với những tính chất công việc tương tự như thế, ngành tâm lý lâm sàng lại gọi

đó là các công việc tham vấn hay tâm lý trị liệu. Vậy thì TV và TLTL giống và khác nhau
ở những điểm nào?
Như đã nói, cả hai công việc đều giống nhau về tính chất và mục đích. Cả hai đều sử
dụng các phương pháp và kỹ thuật tương tự nhau trong công việc trị liệu, bao gồm đối
thoại, chuyện trò, lắng nghe, thăm hỏi, quan sát, tìm hiểu, nhận xét, gợi ý, khích lệ, thuyết
giảng, tập luyện, nhắc nhở, trắc nghiệm, v, v... Mục đích của cả hai đều là giúp giải quyết
hay làm tốt hơn những vấn đề khó khăn trong cuộc sống, trong tư duy, tình cảm, ứng xử,
hay ở mức độ lý tưởng hơn, là chữa lành được những triệu chứng rối loạn tâm lý tâm
thần.
Nhưng trong tâm lý học lâm sàng, công việc của TV và TLTL thường khác nhau về
tầm mức và thời gian. TV hay TLTL cũng đều giúp cho thân chủ giải quyết được những
vấn đề. Tuy thế, trong nhiều trường hợp TLTL không chỉ dừng lại ở mức giải quyết xong
vần đề, mà còn đi sâu hơn trong việc giúp cho đối tượng có khả năng nội thị
(insightfulness), nghĩa là hiểu được một cách rõ ràng và sâu xa nguyên nhân nào đã tạo ra
vấn đề của mình, nhận dạng được những thôi thúc, ước vọng, những ức chế sâu kín trong
vô thức, những ký ức từng bị lãng quên, những khuyết tật và những chấn thương tâm lý
trong quá khứ... Mục tiêu cuối cùng của TLTL là tạo ra động lực để từ đó giúp đối tượng
có đủ sức mạnh trong các quyết định thay đổi, vượt qua những vấn đề của mình, hay là
sẵn sàng chịu trách nhiệm với những quyết định mình sẽ làm. TLTL sẽ giúp thân chủ
hiểu biết hơn về con người của họ trên suốt những chặng đường thân chủ đã trải qua, biết
thay đổi tư duy, tình cảm sao cho phù hợp với cuộc sống đang diễn tiến.
Nói tổng quát, TV thường diễn ra trong thời hạn một buổi hoặc vài buổi tương tác với
thân chủ, và trọng tâm của nó là định hướng sự việc (problem-oriented), nghĩa là chỉ
nhắm vào giải quyết sự việc. Nhưng công việc của TLTL, trong nhiều trường hợp,
13


thường không chỉ dừng lại ngang đó. Công việc của nó thường có bề sâu và đòi hỏi nhiều
thời gian vì trọng tâm của nó là định hướng con người (person-oriented), tức là tiến tới
sự hiểu biết sâu sắc hơn về bản thân con người đó. Nói rõ hơn, ngoài những kiến thức

căn bản phải thủ đắc trong ngành tham vấn, người thực hành tâm lý trị liệu phải là
người được thụ huấn nhiều kiến thức chuyên sâu về các khoa tâm lý tâm thần, tâm-sinh
lý-thần kinh, cũng như các phương pháp khám phá và can thiệp vào các trường hợp tâm
bệnh.
Sigmund Freud đưa ra lý thuyết rằng lãnh vực tinh thần cùa con người là một hệ thống
chức năng có cấu trúc nhiều tầng lớp (topographic theory), nghĩa là có thể phân bổ nó ra
thành những phần riêng rẻ, mặc dù những phần này luôn có sự liên quan gắn bó với nhau.
Nói khác đi, lãnh vực tâm lý của con người không chỉ được hiểu một cách sơ sài ở những
gì đang xảy ra trong hiện tại và trên bề mặt. Thật ra, ngoài cái phần thể hiện ra bên ngoài
(ý thức) như, ý thức thực tại, lý luận, nhận xét, quyết định, thích ứng… nó còn có cái
phần sâu bên trong (vô thức) như, những nhu cầu của bản năng, những thôi thúc tiềm
tàng, những giấc mơ, trí tưởng tượng, dấu hiệu bệnh lý, v, v…Và như thế, đi sâu hơn khả
năng giải quyết sự việc của TV, mong muốn của TLTL là hiểu thấu được cả hai phần sâu
bên trong và bên ngoài của đối tượng trị liệu.
Ví dụ dưới đây sẽ làm sáng tỏ hơn sự so sánh giữa TV và TLTL:
Một thân chủ có cuộc hẹn với nhà tâm lý để nhờ giúp giải tỏa tâm trạng đang căng
thẳng tinh thần và hoảng hốt trong khi anh ta phải đối diện với một vụ kiện ly dị. Sau vài
buổi tham vấn với nhà tâm lý, thân chủ đã nhận thức được vấn đề và bắt đầu thực tập
những kỹ thuật đã được học hỏi để giảm thiểu tâm trạng đang căng thẳng. Kết quả khả
quan là thân chủ đã nhanh chóng lấy lại được sự cân bằng tinh thần và sẵn sàng đón nhận
những gì sẽ xảy đến cho mình trong vụ kiện.
Có thể gọi trường hợp trên là một cuộc TV, vì thời gian làm việc chỉ có vài buổi
và nhà tâm lý chỉ căn cứ vào những sự kiện cụ thể đang có trong hiện tại để từ đó phát
họa một kế hoạch ngắn hạn giúp giảm thiểu tâm trạng căng thẳng của thân chủ, chứ
không đi sâu vào việc truy tìm nguyên nhân cốt lõi nào đã đưa đến vấn đề ly dị. Công
việc của nhà tâm lý trong trường hợp này cũng không mất quá nhiều thời gian cần phải
tìm hiểu về con người của thân chủ, bao gồm cá tính, trải nghiệm, quá trình phát triển,
tuổi ấu thơ, chấn thương, v, v...
Nhưng giả thiết rằng các triệu chứng căng thẳng và hoảng hốt lo sợ của thân chủ
chỉ tạm thời giảm bớt sau vài lần tham vấn, rồi đột nhiên các triệu chứng đó tái xuất hiện,

14


càng ngày càng trở nên trầm trọng hơn kể cả sau khi thân chủ đã ly dị một thời gian dài.
Lần này khi thân chủ trở lại tiếp tục thăm khám, câu hỏi trước tiên nhà tâm lý phải đặt ra
cho mình là: “Liệu những triệu chứng căng thẳng và hốt hoảng của thân chủ chỉ đơn
thuần là do vấn đề ly dị hiện nay, hay nó là một vấn đề đã trở thành mãn tính, bắt nguồn
từ những nguyên nhân xa xôi và sâu kín nào khác trong quá trình sống?” Câu hỏi này sẽ
khiến nhà tâm lý phải suy nghĩ để tìm kiếm một kế hoạch trị liệu sâu rộng và lâu dài hơn.
Kế hoạch trị liệu lần này cần có nhiều thời gian và có thể cần phải sử dụng một số
phương pháp và kỹ thuật để thăm dò, điều tra, trắc nghiệm, tìm kiếm những nguyên nhân
sâu xa nào là cốt lõi dẫn đến các triệu chứng căng thẳng có tính cách kiên trì và mãn tính
của thân chủ. Nhà tâm lý và thân chủ sẽ cùng thỏa thuận một hợp đồng trị liệu trong đó
có ấn định thời hạn, công việc và những mục tiêu cần phải đạt đến để giải quyết được vấn
đề. Mối quan hệ trị liệu trong lần này rõ ràng là phù hợp với tính chất công việc của
TLTL.
Nói một cách tổng quát, TV là thuật ngữ dùng cho những công việc có tiến trình
quan hệ ngắn, chỉ để giúp giải quyết một vấn đề, và thường không đi quá sâu vào việc tìm
hiểu bản chất của vấn đề. Trong khi đó TLTL là thuật ngữ thường chỉ dùng cho công việc
đòi hỏi nhiều thời gian, có khi liên tục cả vài năm, hoặc lâu hơn nữa. Mục tiêu của nó
cũng là giúp cho thân chủ giải quyết vấn đề, nhưng xa hơn nữa nó giúp thân chủ khám
phá ra được thực chất của vấn đề đó. Nói rõ hơn, nó giúp thân chủ nhận ra tính tương
quan giữa vấn đề và những gì đang diễn biến trong con người của họ, giúp họ thấy được
nguyên nhân của những triệu chứng đang mắc phải, và thấu hiểu được các tính chất ưu
khuyết trong những hành động, suy nghĩ, cảm nhận của họ để từ đó tạo cho họ động lực
thay đổi trong tương lai. Trong mối quan hệ trị liệu mang tính chất TLTL, đôi khi nhà
tâm lý cũng cần phải đóng vai trò như một thám tử, một nhà điều tra, hay nhà nghiên cứu
để tìm kiếm những khía cạnh sâu kín bên trong cuộc sống tinh thần của thân chủ.
Một điểm khác biệt nữa, do công việc làm ngắn hạn nên TV thường không để lại
mức độ cảm xúc sâu sắc và lâu dài cho cả hai đối tượng. Hơn nữa, ngoài những nguyên

tắc trong tham vấn cần phải giữ, nhà trị liệu không đặt nặng tầm quan trọng về tính chất
của mối quan hệ trị liệu. Ngược lại, mối quan hệ trong TLTL rõ ràng có tầm quan trọng
rất lớn, vì nó có thể tạo ra những hậu quả lâu dài về sau. Trong mối quan hệ TLTL, tính
cách lâu dài và gắn bó giữa hai đối tượng thường dễ tạo ra sự dính líu sâu đậm về mặt
cảm xúc và tình cảm có thể khó được giải tỏa, ngay cả sau khi hợp đồng trị liệu đã được
chấm dứt.

15


Sự quan hệ lâu dài đôi khi làm thân chủ cũng như người trị liệu có những trải
nghiệm tình cảm và cảm xúc khiến họ do dự và nuối tiếc việc quyết định chấm dứt mối
quan hệ. Các cuộc điều tra cho thấy đa số các chuyên viên tâm lý cũng như một số thân
chủ đều đồng ý rằng mối quan hệ trị liệu lâu dài thường để lại trong họ những ấn tượng
và cảm xúc dai dẳng, ngay cả khi ca trị liệu đã thật sự chấm dứt sau một thời gian khá
lâu. Đây là điều quan trọng liên hệ đến đạo đức nghề nghiệp mà luật lệ trong ngành tâm
lý lâm sàng đã thận trọng và nghiêm khắc cảnh giác.
Để kết luận, trong các công việc thuộc về tâm lý học lâm sàng, tính chất và nội
dung của hai công việc TV và TLTL dù có những điểm khác nhau, nhưng đường ranh
giới phân chia giữa hai công việc này cũng không hoàn toàn rõ rệt. Trong thực tế hai từ
ngữ này vẫn thường được sử dụng luân phiên như không có gì khác nhau về tính chất và
ý nghĩa khi không cần có sự phân biệt để nêu rõ vấn đề. Cũng tương tự như vấn đề xưng
hô và chỉ danh đối với những chuyên viên làm công tác tham vấn và tâm lý trị liệu trong
các bệnh viện, trung tâm y tế, và học viện... Những thành phần này thường được gọi bằng
những từ ngữ chung chung như nhà trị liệu (therapist), hay nhà tâm lý trị liệu
(psychotherapist) hay tham vấn viên (counselor), hay tùy theo bối cảnh công tác, trong
nhiều trường hợp họ còn được gọi là y sĩ (clinician) hay bác sĩ, tương tự như cách gọi các
chuyên gia trong lãnh vực y học, khi không cần có sự phân biệt rõ ràng về chức vụ, vị trí
và học vị chuyên ngành.
Lưu ý: Sau khi đã phân tích và giải thích đầy đủ nội dung và ý nghĩa của các từ

ngữ thường dùng trong ngành, để được ngắn gọn, kể từ trang sách này khi sử dụng từ
nhà trị liệu tức là có ý nói chung cho mọi chuyên viên trong ngành tham vấn và tâm lý
trị liệu, và từ TLTL sẽ luôn có ý bao hàm cho cả công việc tham vấn.
3. Hiệu quả của TLTL
Đã có nhiều nỗ lực kiểm tra và nghiên cứu về hiệu quả của môn TLTL trong việc
chữa trị các rối loạn tâm thần và tâm lý, nhưng cho đến nay vẫn còn những ý kiến trái
ngược, chống đối nhau về vấn đề này. Thật vậy, khác với cách chữa trị một căn bệnh
thuộc về thể chất, sự thành công của một ca bệnh được chữa trị bằng TLTL tùy thuộc rất
nhiều vào những khía cạnh có liên hệ gắn bó và kết hợp với nhau, không thể tách riêng
từng mảng ra để đánh giá được. Nó bao gồm các yếu tố thuộc về hoàn cảnh và bản thân
người bệnh, tính chất và mức độ của căn bệnh, tình huống vào thời điểm chữa trị, khung
thời gian chữa trị, khả năng và kinh nghiệm của người trị liệu cùng với những phương
pháp và kỹ thuật áp dụng. Nói gọn lại, sự thành công của một ca bệnh được chữa trị bằng
TLTL lệ thuộc phần lớn vào những yếu tố có tính cách chủ quan liên hệ đến cả bản thân
16


người bệnh và người trị liệu. Đó là những lý do chính mà các chuyên gia thường gặp
nhiều khó khăn khi đặt căn bản trên những tiêu chuẩn lượng giá hoàn toàn khách quan để
nghiên cứu kết quả của một ca bệnh.
Hơn nữa, tiêu chuẩn đánh giá tính hiệu quả của TLTL đôi khi rất khó đo lường trong
nhiều trường hợp. Chẳng hạn, có những trường hợp sự thành công của một ca TLTL đôi
khi chỉ do sự cảm nhận riêng tư của thân chủ, mà những cảm nhận của thân chủ thường
lại bị tác động bởi nhiều yếu tố có thể không có liên hệ gì đến tính hiệu quả thật sự của
TLTL. Thực tế cho thấy có những thân chủ, có lẽ vì đã tốn nhiều thì giờ và chi phí cho
các phiên TLTL, nên có ảo tưởng rằng bản thân mình đã thật sự có nhiều biến chuyển
mới mẻ. Nhưng về mặt tâm lý nó cũng là một ảo tưởng có ích, ít ra là trong một giai
đoạn. Ngược lại, cũng có những trường hợp thân chủ nửa chừng tự ý bỏ cuộc vì cảm thấy
không có tiến triển gì qua một thời gian trị liệu. Tuy nhiên, về sau này chính thân chủ lại
nhận thấy rằng nhờ vào tác động của những buổi làm việc với nhà trị liệu trước đây mà

hiện nay nhận thấy bản thân mình có nhiều thay đổi và tiến bộ trong các cách suy nghĩ,
phán đoán, cảm nhận và hành động trong cuộc sống hiện tại. Vậy khác với trường hợp
trước, trường hợp sau lại cho thấy kết quả tích cực của TLTL vẫn là điều thực tế, chẳng
qua nó đã diễn biến một cách chậm chạp, ngấm ngầm và tiềm ẩn, rất khó để nhận biết
thôi.
Ngoài ra, định nghĩa về sự thành công của TLTL cũng là một vấn đề khó khăn. Mức
độ thành công trong việc chữa trị một rối loạn tâm thần hay một số triệu chứng bất
thường về tâm lý không dứt khoát như việc chữa trị một căn bệnh thể chất. Ở mức độ nào
thì gọi là TLTL đã thành công? Có người cho rằng sự thành công của công việc TLTL
không thể được đánh giá bằng những con số, mà phải được nhận thức một cách uyển
chuyển và tinh tế hơn. Kết quả của TLTL có thể xảy ra ở nhiều mức độ và giai đoạn khác
nhau chứ không nhất thiết phải đạt đến một mức độ lành bệnh nhất định như một căn
bệnh thể chất. Ở mức độ khiêm nhường nhất, TLTL cũng như toa thuốc giảm đau, nếu nó
không có khả năng chữa lành căn bệnh được thì ít nhất nó cũng làm dịu đi sự đau đớn,
cảm giác buồn khổ, hay giúp thân chủ nhận ra được những nét tiêu cực, không hợp lý, sai
trái trong những cách ứng xử nào đó của mình để có sự thay đổi. Như vậy, một khi thân
chủ xác nhận rằng TLTL đã làm cho mình có sự thay đổi, cảm thấy thoải mái hơn, nhận
thức đúng đắn hơn, ứng xử thích hợp hơn… chỉ chừng đó là đủ để nói lên sự thành công
rồi.
Chẳng hạn, một đôi vợ chồng đang trên đường tiến hành thủ tục ly dị vì lý do là cả hai
đều không chịu đựng nhau nữa về sự khác biệt cá tánh, cũng như các cách cư xử trong
cuộc sống chung. Cả hai được khuyến khích tìm gặp chuyên viên TLTL. Sau một số
17


phiên gặp, cả hai nhận thức được vấn đề và tạm thời đồng ý một giải pháp hòa giải.
Người chồng hứa sẽ không đi sớm về khuya, la cà chỗ này chỗ nọ nữa, và đối lại người
vợ hứa sẽ bỏ thái độ hay phàn nàn và đay nghiến với người chồng. Sau những tuần làm
việc, giải pháp hòa giải nhà tâm lý đề nghị đã tỏ ra có hiệu quả vì cả hai vợ chồng đều
hứa sẽ cố gắng giữ lời cam kết, và vào lúc này họ quyết định rút lại đơn xin ly dị. Vậy

đến đây có thể cho rằng công việc của TLTL đã có kết quả tích cực chưa?
Có ý kiến nói rằng khi thân chủ chấp nhận sửa đổi và đồng thuận rút đơn xin ly dị thì
đó là một dấu hiệu thành công rồi, vì nó đã đạt được mục tiêu đang mong muốn trước
mắt của công việc TLTL lần này. Nếu có những yêu cầu gì thêm nữa thì đó là công việc
của tương lai. Nói khác đi, làm sao có thể giúp cho cuộc sống của đôi vợ chồng từ đây về
sau vĩnh viễn sẽ không có vấn đề?
Nhưng ý kiến khác lại nói rằng ta không thể dựa vào một kết quả tạm thời để kế luận
rằng đó là hiệu quả của công việc TLTL, vì các thành quả của công việc TLTL phải có
tính cách toàn diện và lâu dài. Liệu rằng sự cam kết này có bền vững và làm thay đổi thật
sự cách cư xử của cả hai vợ chồng chưa, hay nó chỉ là một cam kết tạm thời và thoáng
qua do những yếu tố khác bên ngoài tác động vào trong khi đôi bên đang tiến hành
TLTL? Rõ ràng những lập luận khác nhau như vậy khiến cho việc đánh giá hiệu quả của
TLTL thường gây ra rất nhiều bàn cải và khó đi đến kết luận.
Mặc dù vậy, cho đến nay cũng đã có hằng trăm các cuộc nghiên cứu và kiểm tra được
thiết lập để trắc nghiệm tính hiệu quả của TLTL. Kết luận của nhiều nhà nghiên cứu là,
trên một bình điện tổng quát, TLTL rõ ràng đã giúp rất nhiều cho cuộc sống của nhiều cá
nhân và sinh hoạt của cộng đồng xã hội. (Qua nhiều năm hành nghề, chính bản thân
người viết giáo trình này cũng đã được nghe nhiều thân chủ phát biểu trực tiếp hay qua
thư từ rằng sau thời gian tiếp nhận TLTL, họ giờ đây thật sự cảm thấy có những thay đổi
và tiến bộ hơn trên một số phương diện thuộc về nhận thức, cảm xúc và ứng xử).
Tuy vậy, dù sao cũng cần phải ý thức rằng không phải là không có những trường hợp
mà trong đó TLTL có thể gây ra thiệt hại cho thân chủ, nhất là vì những lý do liên quan
đến các đặc tính tiêu cực trong khả năng và nhân cách của nhà trị liệu; chẳng hạn anh/cô
ta có sự yếu kém về kiến thức và kinh nghiệm nghề nghiệp, hoặc anh/cô ta có tính thành
kiến, phân biệt, hoặc có những hành vi thiếu luân lý, đạo đức làm mất đi tính chất tốt đẹp
của mối quan hệ trị liệu.
TLTL thường là phương tiện chữa trị chính yếu và có thể là duy nhất, có khả năng mang
lại nhiều kết quả tốt cho những ca bệnh thuộc loại tâm căn (neurosis) không thuộc loại
18



quá trầm trọng, là những loại triệu chứng rối loạn tâm thần tâm lý do tác động của tình
huống ngoại cảnh. Một số các loại bệnh thuộc loại tâm căn có thể thích hợp với việc chữa
trị bằng TLTL, như các loại bệnh tâm thể (psychosomatic illness) (còn gọi là bệnh cơ thê
tâm sinh, tức là có triệu chứng đau nhức cơ thể nhưng không có bằng chứng trong trắc
nghiệm y khoa ), trầm cảm thứ đẳng (dysthymic disorder) (các triệu chứng trầm cảm nhẹ
nhưng dai dẳng), bệnh sản hậu (postpartum depression) (trầm cảm sau khi sinh đẻ), rối
loạn stress sau sang chấn (posttraumatic stress disorder), rối loạn lo âu tổng quát
(generalized anxiety disorder), cũng như các loại rối loạn sợ hãi (phobic disorder), và
ám ảnh cưỡng bức (obsessive compulsive disorder), v, v...
Trong nhiều trường hợp TLTL phải cần đến sự phối hợp của dược lý trị liệu để
giúp người bệnh về mặt sinh lý và thể chất, như làm thay đổi và điều hòa một số chất dẫn
truyền thần kinh (neurotransmitters) trong não, quân bình tinh thần, cảm xúc, và cải thiện
việc ăn ngủ. Nhưng thuốc men cũng chỉ là biện pháp can thiệp và hỗ trợ có tính cách giai
đoạn, vì thuốc không thể làm căn bệnh vĩnh viễn biến mất. Thuốc men dù có tác dụng,
nhưng rõ ràng nó không phải là công cụ có thể phát hiện được nguyên nhân cốt lõi của
vấn đề đã gây ra các triệu chứng tâm lý và tâm thần của thân chủ. Hơn thế nữa, sẽ không
có phương tiện trị liệu nào ngoài TLTL được xem là duy nhất để đối xử với các vấn đề
liên quan đến những triệu chứng rối loạn thuộc về cá tánh, nhân cách, tập quán, hành vi
nghiện ngập, và những vấn đề rắc rối, khó khăn, xung khắc, khủng hoảng trong các mối
quan hệ liên cá nhân trong cuộc sống của thân chủ.
Mặt khác, đối với các triệu chứng rối loạn tâm thần có mức độ trầm trọng thuộc
các nhóm bệnh như: tâm thần phân liệt (schizophrenia), rối loạn khí sắc (mood
disorders), rối loạn lo âu (anxiety disorders), v. v... thì dù cho TLTL không đóng vai trò
chữa trị đơn độc và quyết định, nhưng nó vẫn rất cần thiết, không thể bị loại bỏ trong tiến
trình chữa trị cần có sự phối hợp. Trong khi thuốc men đóng vai trò chính để hạ giảm các
triệu chứng điên loạn cấp tính của bệnh nhân thì trước mắt TLTL sẽ giúp xét nghiệm và
theo dõi tình trạng bệnh, giáo dục người bệnh và thân nhân hiểu rõ tính chất hiểm nghèo
của căn bệnh, hỗ trợ và giúp giải quyết một số những khó khăn trước mắt trong cuộc
sống thường nhật cho người bệnh, đồng thời thuyết phục người bệnh và thân nhân chấp

nhận một kế hoạch trị liệu dài hạn cho căn bệnh thuộc loại mãn đời này.
Sau khi thuốc men làm dịu lại những cơn điên loạn và người bệnh bắt đầu nhận ra
được sự khác biệt giữa thực tại và ảo giác, thực tế với hoang tưởng, thì vào lúc này
TLTL lại trở nên rất cần thiết để giúp người bệnh hiểu rõ hơn những triệu chứng của căn
bệnh mình, biết phân biệt, cảnh giác, và điều hành được những lúc tâm thần và cảm xúc
của mình trở nên khác thường, không ổn định. TLTL sẽ giúp cho người bệnh biết tập
19


luyện các liệu pháp giải cảm và thư giãn để vượt qua những giai đoạn căn thẳng tinh
thần, đồng thời chấp nhận và chuẩn bị cho mình một cuộc sống thích ứng được với
những điều kiện mãn tính của căn bệnh. Nói cách khác, khi các triệu chứng bệnh bước
vào giai đoạn di chứng (residual), nghĩa là bệnh vẫn còn tồn đọng nhưng tạm ổn định, thì
cả hai liệu pháp, dược lý và tâm lý trị liệu vẫn cần phải tiếp tục song song để duy trì và
nâng cao sự ổn định các mặt tâm sinh lý của người bệnh.
Trong một cuộc thăm dò tại Hoa Kỳ để so sánh hiệu quả giữa dược lý trị liệu và
TLTL đối với bệnh trầm cảm, các chuyên gia đã rút ra một kết luận như sau: trong vòng
6 tháng, có 30% số người bị tái bệnh nếu trong quá trình chỉ được chữa trị bằng thuốc,
6% số người tái bệnh nếu chỉ chữa bằng TLTL, và 0% nếu được chữa bằng sự phối hợp
của cả dược lý và TLTL. Và sau 2 năm ổn định, số tái bệnh là 78% nếu trước đây chỉ
được chữa bằng thuốc, 23% bằng TLTL, và 21% nếu đã được chữa bằng sự phối hợp của
cả hai (1).
Trong nhiều năm qua cũng đã có hằng trăm những cuộc kiểm tra để đánh giá kết
quả chữa trị của TLTL. Đơn cử một cuộc nghiên cứu tổng hợp (meta-analysis) mới đây
của Smith và Glass. Các nghiên cứu gia tổng gộp lại 475 kết quả của các cuộc nghiên
cứu độc lập đã thực hiện trước đây liên quan đến 3000 bệnh nhân từng được trị liệu với
những liệu pháp tâm lý khác nhau. Các nhà nghiên cứu đã phân tích, chiết tính và đo
lường để lấy con số hiệu quả trung bình. Cuộc nghiên cứu tổng hợp đưa ra đáp số với độ
lệch chuẩn (standard diviation) là (.85) có nghĩa là, ở mức độ tương đối, kết quả nghiên
cứu có số trung bình nghiêng hẳn về phía nhóm bệnh nhân đã có sự can thiệp của TLTL.

Nói rõ hơn, cuộc nghiên cứu cho thấy khoảng 66% bệnh nhân được khỏi bệnh nếu đã có
sự can thiệp của TLTL so với 34% bệnh nhân tự nhiên lành bệnh dù đã không có sự chữa
trị nào trong thời gian trên (2). Kết quả này cho thấy, tuy rằng có một số triệu chứng rối
loạn tâm thần tâm lý có thể tự nhiên giảm thiểu hay biến mất sau một thời gian không cần
có trị liệu, điều này cũng giống như một số các bệnh thuộc về thể chất, nhưng đồng thời
kết quả đó cũng cho thấy đa số số bệnh nhân lành bệnh nhờ có sự can thiệp của TLTL
vẫn là một thực tế không thể chối bỏ.
Tuy vậy, khi so sánh hiệu quả chữa trị giữa các liệu pháp tâm lý khác nhau đã
được áp dụng cho các ca bệnh thì cuộc nghiên cứu đã không đưa ra được con số so sánh
thực tiễn nào. Điều này cho ta hiểu rằng sự khác biệt về các mặt phương pháp và kỹ thuật
trong số những trường phái TLTL khác nhau thường không phải là vấn đề chính yếu
trong việc mang lại thành quả cho công việc trị liệu.

20


Đa số những chuyên viên nhiều kinh nghiệm trong ngành đều đồng ý rằng TLTL
luôn luôn là một công việc khó khăn và phức tạp. Một trong những khó khăn là do vấn đề
tác dụng trị liệu của TLTL thường rất tiềm tàng, nếu có sự tiến triển nào thì cũng thường
chậm chạp và khó nhận biết, vì vậy thân chủ thường dễ bị nản lòng, ít có ai theo đuổi đến
cuối cùng những mục tiêu khởi đầu đề ra trong hợp đồng trị liệu. Đó cũng chính là điều
gây ra nhiều khó khăn cho các cuộc điều tra và nghiên cứu khi cần phải chọn lựa đủ số
lượng những ca trị liệu nào đã hoàn tất được hợp đồng để có thể đánh giá mức độ đáng
tin cậy và hiệu quả của công việc.
Dù sao trên thực tế, ngành TLTL thật sự đã chứng nghiệm được tính hiệu quả
trong các dịch vụ giúp cho thân chủ thuyên giảm các triệu chứng lo âu, đau buồn, những
cảm xúc quá trớn, và những hành vi chệch hướng, v, v... TLTL cũng có tiềm năng phòng
ngừa, ngăn chặn những dấu hiệu và triệu chứng có thể khởi đầu cho một loại bệnh lý nào
đó trong tương lai, đồng thời giúp cho thân chủ thấy được những hướng đi thích hợp hơn
cho cuộc sống tương lai của họ. Tuy nhiên, để đạt được các thành quả này, đòi hỏi người

chuyên viên phải có nhiều kiến thức về con người và xã hội, cùng với kinh nghiệm nghề
nghiệp trong ứng xử, tương tác, đối thoại, và đặc biệt phải luôn luyện tập cho chính mình
một tư chất khiêm tốn, thành thật, cởi mở và lòng ham muốn học hỏi không ngừng để
nâng cao khả năng và thành quả trong công việc.
4. Những yếu tố tích cực trong TLTL
Như đã trình bày ở trên, thành quả của một ca TLTL là tùy thuộc phần lớn vào những
yếu tố chủ quan. Những yếu tố chủ quan, hay còn gọi là những biến số có tính cách phụ
thuộc, tổng quát bao gồm ba yếu tố chính: thứ nhất là tính chất của cá tánh, tuổi tác, trình
độ, quyết tâm và động cơ của người thân chủ; thứ hai là tình trạng, mức độ và tính chất
của vấn đề hay bệnh lý của thân chủ; thứ ba là khả năng, kinh nghiệm và thiện chí của
người trị liệu. Ngoài ra, các biến số khác, như lý thuyết và kỹ thuật áp dụng trong ca trị
liệu, đều chỉ là những yếu tố thứ yếu. Tóm lại, các chuyên gia tâm lý đều đồng ý những
yếu tố sau đây là then chốt cho việc tiên đoán được kết quả tích cực của một ca trị liệu.
4.1 Bản thân người bệnh
Đối tượng của TLTL thường là những thành phần rất phức tạp và đa dạng với
những yêu cầu, động cơ và cá tánh khác biệt nhau. Nhiều cuộc kiểm tra cho thấy, những
thân chủ thích hợp nhất cho TLTL thường là những cá nhân tuổi còn trẻ, thông minh và
tương đối có trình độ học vấn, có nhận thức tốt, cá tánh cởi mở và sự chân thành hợp tác
trong tiến trình trị liệu, có sự mong đợi và đặt hy vọng vào kết quả của công việc. Ngược
21


lại, những cá nhân có cá tánh cứng cỏi, cố chấp, thủ cựu, không thành thật và đóng cõi,
thường nghi kỵ, cáo buộc, đổ lỗi cho người khác, và không thích hợp tác thì thường khó
có thể gặt hái được những kết quả tích cực nào. Ngoài ra, cá nhân có những vấn đề khó
khăn về khả năng tiếp thu và diễn đạt trong tương tác và đối thoại (ví dụ, những cá nhân
tâm thần phân liệt đang trong giai đoạn cấp tính, cá nhân có bệnh chậm trí hay bệnh tự
kỷ…) cũng đem lại không ít trở ngại cho công việc trị liệu.
4.2- Bản thân nhà trị liệu
Khả năng, kinh nghiệm và cá tánh của người chuyên viên cũng có ảnh hưởng rất

lớn vào kết quả của công việc. Câu hỏi tại sao những chuyên viên cùng được đào tạo từ
những trường lớp giống nhau, nhưng khi ra hành nghề tại hiện trường lại có người dễ
thành công và có người dễ thất bại? Câu trả lời là, dù kiến thức và kinh nghiệm trong
ngành nghề là rất cần thiết, nhưng đặc biệt nhà trị liệu còn cần phải có những nét cá tánh
thích hợp với nghề nghiệp nữa. Bác sĩ Carl Rogers, người sáng tạo liệu pháp Nhân vị
Trọng tâm (client-centered therapy), có quan điểm rằng nhà trị liệu phải là người luôn
luôn có thái độ quan tâm tích cực vô điều kiện (unconditional positive regard), nghĩa là
phải có lòng rộng mở cảm thông, chân thành chấp nhận, không phê phán và tôn trọng đối
tượng mới mời gọi được sự hợp tác của họ. Trong khi hành nghề, nhà trị liệu phải luôn
giữ tinh thần và cảm xúc vững vàng trong mọi tình huống, biết kiên nhẫn và chịu đựng,
không dễ bị bối rối, chao đảo vì những xúc cảm quá trớn, và luôn tận tâm với nghề
nghiệp. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy khi người trị liệu và thân chủ có vài
điểm tương đồng về lòng tin, giá trị, kiểu sống, sở thích và kinh nghiệm thì tiến trình
TLTL thường là thuận lợi và có nhiều cơ hội mang lại kết quả nhanh chóng hơn.
4.3- Mối quan hệ trị liệu
Trong công việc TLTL, mối quan hệ trị liệu, hay là liên minh trị liệu là yếu tố then
chốt cho sự thành công. Mối quan hệ trị liệu phải được thiết lập và xây dựng trên nỗ lực
và sự tin tưởng của cả hai bên. Một liên minh trị liệu có tiềm năng đem lại những kết quả
tốt đẹp nhất là một liên minh mà trong đó người trị liệu và thân chủ đều có được những
điểm tích cực trong cá tánh của họ như đã được mô tả ở hai mục trên. Nhưng điều này
không hàm ý rằng người trị liệu và thân chủ phải có cùng lứa tuổi, giới tính, chủng tộc,
tôn giáo, văn hóa, v, v... và cũng không cần thiết rằng họ phải có sự yêu thích lẫn nhau.
Tuy nhiên, cũng cần chú ý đến những lý do khiến cho người trị liệu và thân chủ
không hiểu hay dễ đi đến hiểu lầm nhau, liên quan đến những vấn đề như có thành kiến
trái ngược về giá trị và lòng tin, hay khác biệt về văn hóa.... Ví dụ, vì không hiểu rõ văn
22


hóa và thói quen mà một chuyên viên sinh ra trong nền văn hóa Tây phương có thành
kiến xấu với một thân chủ người Á châu thường tránh né nhìn thẳng vào mắt đối tượng

trong khi đang đối thoại.
Ngược lại, cũng có những cách cư xử của nhà trị liệu có thể làm cho một số thân
chủ trở nên bất mãn khiến họ tự ý chấm dứt hợp tác. Ví dụ, một số thân chủ thường
không thích nhà trị liệu đặt những câu hỏi quá đường đột và trực tiếp soi mói vào những
vấn đề thầm kín, riêng tư, có tính cách cấm kỵ trong khi mối quan hệ trị liệu chưa đến
giai đoạn tín cẩn. Tóm lại, ngoài những đặc tính cần có để cùng nhau tạo ra mối quan hệ
trị liệu tích cực, cả hai bên đều có bổn phận tìm hiểu, thông tin và giúp nhau hiểu được
những khác biệt cần thiết về văn hóa, phong tục, lối sống và kinh nghiệm riêng tư để
tránh những sự hiểu lầm bất lợi cho công việc trị liệu.
Mặt khác, sự thành công trong kế hoạch trị liệu có liên hệ gì đến việc cần phải
chọn lựa một liệu pháp, một trường phái lý thuyết phù hợp nhất định cho trường hợp của
thân chủ không? Thực tế cho thấy những chuyên viên có nhiều kinh nghiệm trong nghề
thường có cách thực hành rất tương tự nhau trong các phiên TLTL, nghĩa là họ luôn biết
phối hợp những phương pháp và kỹ thuật khác nhau để sử dụng đúng lúc, đúng nơi và
phù hợp cho trường hợp và tình huống của thân chủ. Khuynh hướng này được gọi là tổng
hợp (integration), hay chiết trung (eclecticism) (sẽ được đề cập rõ trong chương 17). Nói
cách khác, chọn lựa một trường phái lý thuyết và những kỹ thuật tiếp cận thích hợp cho
mỗi trường hợp, dù rằng không phải là yếu tố quyết định cho sự thành công trong một ca
trị liệu, nhưng nó vẫn là điều cần thiết mà một chuyên viên có khả năng cần phải hiểu rõ.
Tuy nhiên, để hy vọng mang lại nhiều kết quả cho công việc trị liệu, sự chọn lựa liệu
pháp áp dụng cho ca trị liệu thường phải tùy thuộc vào tính chất của vấn đề hay bệnh lý
mà thân chủ đang có. Ví dụ, liệu pháp nội thị (insight-oriented therapy) sẽ phù hợp với
các ca bệnh thuộc loại tâm căn để giúp thân chủ nhận biết những chấn thương và động
lực tình cảm trong quá trình sống; liệu pháp hành vi (behaviorism) sẽ phù hợp cho
những ca bệnh thuộc về cố tật, nghiện ngập, ám ảnh cưỡng bức, sợ hãi... Liệu pháp nhận
thức (cognitive therapy) hay nhân vị trọng tâm (client-centered therapy) sẽ phù hợp cho
những thân chủ có kiến thức học vấn, thích tư duy lý luận, nhưng không có động cơ ham
muốn hay điểu kiện để tập luyện cụ thể theo một chương trình đề ra; trong khi đó liệu
pháp quan hệ liên cá nhân (interpersonal psychotherapy) và liệu pháp diễn đạt
(expressive therapy) sẽ phù hợp cho các thân chủ không thích suy tư hay lý luận kiểu trừu

tượng và không thực tế, nhưng lại thích áp dụng các kỹ thuật thực hành và tập luyện để
sửa đổi những khiếm khuyết theo mong ước.
23


5. Những yếu tố tiêu cực trong TLTL
Ai cũng biết rằng bên cạnh những lợi ích thiết thực, TLTL cũng có thể gây ra những
thiệt hại hay ít ra là những bất lợi cho thân chủ của mình. Trước hết, vì tính chất công
việc của TLTL luôn luôn cần có tính cách kín đáo, một không gian làm việc riêng tư, và
trong nhiều trường hợp phải được độc lập với mọi can thiệp bên ngoài; vì thế, trong mối
quan hệ, cả hai đối tượng nếu không có đủ sự cảnh giác thì rất dễ có nhiều cơ hội gần gũi
và thân mật không bình thường và thiếu hợp lý. Thứ đến, trong vai trò cứu giúp, nhà trị
liệu cũng rất dễ trở thành người có sức lôi cuốn, và có quyền hành tuyệt đối với thân chủ.
Đó chính là lý do mà luật lệ qui định trong ngành TLTL tại nhiều nơi thường rất cứng rắn
đối với những sai phạm, cũng như thường cảnh giác và đòi hỏi các chuyên viên trong
ngành phải luôn trau dồi kiến thức và đạo đức nghề nghiệp.
Thực tế cho thấy ngay tại Hoa kỳ, dù cho các chương trình đào tạo luôn luôn bắt buộc
mọi chuyên viên phải trải qua một khóa học sâu rộng về những tiêu chuẩn đạo đức và
luật lệ trong nghề nghiệp, nhưng trong quá trình thực hành thống kê cũng cho thấy vẫn có
có những trường hợp vi phạm. Ví dụ, một cuộc kiểm tra gần đây với 5574 các bác sĩ tâm
lý tâm thần cho thấy có khoảng 7% nam và 3% nữ thừa nhận là đã có ít ra là một lần có
quan hệ tình cảm không chính đáng với thân chủ của họ (3).
Có 3 yếu tố chính sau đây có thể dẫn đến thiệt hại hay bất lợi cho thân chủ:
- Bị ép buộc: Thân chủ có thể bị nhà trị liệu, công khai hay ngấm ngầm, khuyến dụ
hay ép buộc phải chấp nhận làm những hành vi liên hệ đến tình dục, hay những hành vi
vô đạo đức khác, như khai thác, lợi dụng về tiền bạc hoặc sức lao động, v, v.... Trong mối
quan hệ trị liệu, một nhà tâm lý vô lương tâm và kỷ luật có thể dùng những kỹ thuật hay
thủ đoạn làm cho thân chủ phải rơi vào tình thế lệ thuộc, bị động, không độc lập được
trong tư duy, xét đoán. Những trường hợp như vậy sẽ khiến cho một số thân chủ trở nên
thụ động và phải đeo đẳng mãi mối quan hệ với nhà trị liệu.

- Thành kiến: Nếu người trị liệu có thành kiến nặng với thân chủ về một lĩnh vực nào
đó, như chủng tộc, tôn giáo, văn hóa, giới tính...thì những thành kiến này thường gây
nhiều bất lợi cho thân chủ trong tiến trình trị liệu. Ví dụ, vì thành kiến với lối sống gia
đình theo kiểu truyền thống của thân chủ, người trị liệu thuyết phục thân chủ chấp nhận
một giải pháp trái với sự mong đợi của cả thân chủ và các thành viên khác trong gia đình.
Một ví dụ khác, vì thành kiến với một thân chủ thuộc dạng đồng tính luyến ái, người trị
liệu đã không hoàn toàn thành tâm để giúp giải quyết vấn đề theo lợi ích tốt nhất cho thân
chủ này.
24


Ngoài ra, cũng có những nhà trị liệu luôn tỏ thái độ lơ là, chểnh mảng, không sốt sắng
giúp thân chủ giải quyết cho xong vấn đề, mà cũng không chuyển thân chủ đến một nơi
khác để tiếp tục điều trị khi ca trị liệu không nằm trong lãnh vực chuyên môn của mình.
Ví dụ, dù không có chuyên môn về cai nghiện, nhưng nhà trị liệu vẫn cứ tiếp tục giữ lại
thân chủ, không chịu chuyển thân chủ đi đến nơi chữa trị thích hợp.
- Bị dẫn dụ dưới hình thức thôi miên: Thôi miên (hypnotherapy) là một kỹ thuật
được cho là có khả năng giúp phát hiện những chấn thương tâm lý tiềm ẩn bị đè nén lâu
dài trong ký ức mà một số chuyên gia thuộc các trường phái phân tâm học và tâm vận
động truyền thống đôi khi sử dụng cho thân chủ mình trong trị liệu. Nhưng qua kinh
nghiệm thực tế, liệu pháp thôi miên không thể áp dụng có hiệu quả cho mọi thân chủ và
cho mọi lứa tuổi được. Hơn nữa, đã có những trường hợp chứng tỏ liệu pháp thôi miên
không những không mang lại những kết quả mong muốn mà còn tạo ra sự thiệt hại cho
thân chủ nữa. Những trường hợp gọi là ký ức giả hiệu (pseudo-memories) đã từng xảy ra,
theo đó trong khi được thôi miên, thân chủ tưởng rằng những điều mình đang nói là có
thật trong ký ức, nhưng thật ra đó chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng được uốn nắn và
hình thành xuyên qua những gợi ý và dẫn dụ của nhà trị liệu. Liệu pháp thôi miên ngày
nay vẫn còn giá trị trong nghiên cứu, nhưng rất ít được sử dụng trong thực hành.
6. Cơ chế của TLTL
Nói đến cơ chế là nói đến những yếu tố nào trong việc làm của TLTL có thể tạo ra

những tác dụng chữa trị tích cực cho các đối tượng. Ví dụ, quan điểm sinh hóa học giải
thích rằng viên thuốc Zoloft (sertraline) giúp ổn định tinh thần người bệnh trầm cảm vì nó
làm cho các chất dẫn truyền thần kinh norepinephrine và serotonin đang bị thiếu hụt
trong não bộ người bệnh sẽ được cân bằng trở lại. Thế thì khi áp dụng liệu pháp nhận
thức (cognitive therapy) cho một ca bệnh thì những thành tố gì có ở trong liệu pháp đó để
giúp người bệnh ổn định được tinh thần và có thể tiến đến việc giảm bệnh? Đây cũng là
vấn đề được các giới chuyên gia quan tâm và bàn cãi nhiều, nhưng trong số đó ý kiến giải
thích của hai bác sĩ Corsini và Rosenberg (1955) có thể được xem là có tính thuyết phục
nhất (4).
Hai ông cho rằng liệu pháp tâm lý không phải là những viên thuốc có tác động sinh
học trực tiếp vào các chất hóa học trong não bộ, nhưng nếu hiểu rằng tâm lý và sinh lý là
hai lĩnh vực luôn luôn có sự tương tác khăng khít tương hỗ, xảy ra đồng thời và đồng bộ
thì bất cứ sự thay đổi nào về nhận thức, tình cảm và hành động của thân chủ trong tiến
trình trị liệu cũng được xem như những viên thuốc tạo ra sự thay đổi về mặt tinh thần,
nghĩa là cũng có sự thay đổi các chất hoá học trong não bộ. Lý luận này có cơ sở khoa
25


×