Tải bản đầy đủ (.docx) (63 trang)

Tiểu luận Ai Cập cổ đại và thánh tựu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.07 MB, 63 trang )

ĐẠI HỌC VĂN HIẾN
KHOA NN &VH NƯỚC NGOÀI
Ngành: Ngôn Ngữ Anh

TIỂU LUẬN
Học phần: Các nền văn minh trên thế
giới
ĐỀ TÀI: Lịch sử hình thành và phát triển nền
văn minh Ai Cập cổ đại và những thành tựu
(KHTN-KHXH)

GVHD:TS.Nguyễn Thành Đạo.
Nhóm: 20 ( Thứ 6-2).

11.2016

Page 1


Mục lục
Chương I: Cơ sở hình thành nền văn minh Ai Cập cổ đại
1.

Điều kiện tự nhiên
1.1. Vị trí địa lý.................................................................................................3
1.2. Khí hậu......................................................................................................5

2 .Cư dân................................................................................................................5
3. Lịch sử hình thành –phát triển...........................................................................6
4. Trình độ tổ chức xã hội....................................................................................16
5. Trình độ quản lý xã hội....................................................................................17


Chương II: Những thành tựu chủ yếu của nền văn minh Ai Cập cổ đại.
1. Chữ viết..........................................................................................................19
2. Văn học..........................................................................................................24
3. Nghệ thuật......................................................................................................25
4. Điêu khắc và kiến trúc...................................................................................27

4.1. Kim Tự Tháp...........................................................................................28
4.2. Tượng Sphunx( nhân sư).........................................................................29
5. Khoa học tự nhiên..........................................................................................37

5.1. Thiên văn học..........................................................................................37
5.2. Toán học..................................................................................................37
5.3. Y học.......................................................................................................40
6. Tôn giáo.........................................................................................................53
7. Tư tưởng triết học..........................................................................................57
8. Luật pháp.......................................................................................................59

Chương III: Kết luận............................................................................................60
Page 2


Chương I: Cơ sở hình thành nền văn minh Ai Cập cổ đại.
1.

Điều kiện tự nhiên.

1.1. Vị trí địa lí.
* Ai Cập là vùng đồng bằng dài và hẹp, ở vùng đông bắc châu Phi, nằm dọc theo vùng
hạ lưu của lưu vực sông Nin. Phía Tây Ai Cập giáp sa mạc Libya, phía đông là Hồng Hải
(Biển Đỏ), phía Bắc là biển Địa Trung Hải, phía Nam giáp sa mạc Nubia và Ethiopia.

* Hơn 90% đất đai của Ai Cập là sa mạc. Phần lớn cư dân Ai cập sống ở châu thổ
sông Nin.
* Về mặt địa hình, Ai Cập là một đất nước tương đối bị đóng kín, phía Bắc là Địa
Trung Hải, phía Đông giáp biển Đỏ, phía Tây giáp sa mạc Xahara, phía Nam giáp Nubi,
nơi giáp ấy là một vùng núi hiểm trở khó qua lại, chỉ có ở Đông Bắc, vùng kênh đào
Xuyê sau này, người Ai Cập mới có thể qua lại với vùng Tây Á. Ai Cập chia làm hai
miền rõ rệt theo dòng chảy của sông Nin từ Nam lên Bắc. Miền Thượng Ai Cập ở miền
Nam là một dải lưu vực hẹp, miền Hạ Ai Cập nằm ở nằm ở miền Bắc là một đồng bằng
hình tam giác.

Bản đồ Ai Cập.
( />q=bản+đồ+Ai+Cập+năm+1450+trước+CN&espv=2&biw=1366&bih=662&source=lnms
&tbm=isch&sa=X&ved=0ahUKEwi2-ZeQwrTQAhWHN)
Page 3


* Sông Nin bắt nguồn từ vùng xích đạo châu Phi, là một trong những con sông lớn
nhất trên thế giới, dài 6497 km, với bảy nhánh đổ ra Địa Trung Hải, nhưng phần chảy qua
Ai Cập chỉ dài khoảng 7000 km. Miền đất đai do sông Nin bồi đắp chỉ rộng khoảng 15 –
25 km, ở phía bắc có nơi rộng đến 50 km vì ở đây sông Nin chia làm nhiều nhánh trước
khi đổ ra biển. Hàng năm từ tháng 6 đến tháng 11, nước sông Nin dâng cao đem theo một
lượng phù sa rất phong phú, bồi đắp cho vùng đồng bằng hai bên bờ ngày càng thêm màu
mỡ. Mặt khác, sông Nin cung cấp nguồn thực phẩm thuỷ sản dồi dào cho cư dân. Bên
cạnh đó, con sông này là một trong những con đường giao thông quan trọng nhất của
vùng này. Do đó, nền kinh tế ở đây sớm phát triển. Nông nghiệp, ngư nghiệp, thủ công
nghiệp, thương nghiệp đều phát triển từ rất sớm, tạo điều kiện cho Ai Cập có thể bước
vào xã hội văn minh sớm nhất thế giới. Chính vì vậy, nhà sử học Hêrôđôt đã nói rằng:”
Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin”.

Châu thổ sông Nin nhìn từ vệ tinh

( />q=hinh+anh+song+nin&espv=2&biw=1366&bih=662&source=lnms&tbm=isch&sa=X&
ved=0ahUKEwj92aqwxbTQAhWIP48KHbcUCBYQ_AUIBig).
* Ai Cập nằm ở một vị trí địa lý đặc biệt nên có vị trí địa – chính trị quan trọng. Ai
Cập là nơi giao nhau của 3 châu lục: Á, Phi, Âu. Tại đây, 3 châu lục hoà nhập quanh một
biển trung gian - Địa Trung Hải – nơi có thể nối liền hoặc chia cắt 3 đại dương: Đại Tây
Dương, Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương. Đó là vị trí thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu
với các châu lục khác. Nhờ đó, các hoạt đông trao đổi thương mại, kinh tế, văn hoá... rất
phát triển và luôn được cải thiện.
Page 4


1.2. Khí hậu.
* Khí hậu mùa đông ôn hoà, mùa hạ nóng và khô. Vùng ven biển Alêchxanđơria có
lượng mưa lớn nhất: 200mm. Vùng cạnh biển Đỏ hầu như không có mưa. Nhiệt độ trung
bình tháng giêng ở miền bắc là 12 độ, miền nam là 15 – 16 độ; tháng bảy từ 25 – 26 độ
và 30 – 34 độ.
* Tài nguyên thiên nhiên:Nhờ có đất đai màu mỡ, các loại hình thực vật như đại mạch,
tiểu mạch, sen, cây papyrus... sinh sôi nảy nở quanh năm. Do điều kiện tự nhiên thuận
lợi, quần thể động vật đồng bằng và sa mạc rất phong phú và đa dạng, gồm có trâu bò,
hươu cao cổ, tê giác, hà mã, cá sấu, voi, hổ, báo, chim và cả các loài thuỷ sản. Bên cạnh
đó, Ai Cập còn có rất nhiều loại đá quý như đá vôi, đá badan, đá hoa cương, đá mã não...;
kim loại thì có đồng, vàng, còn sắt thì phải đưa từ bên ngoài vào. Những loại đá bền đẹp
ở những rặng núi Đông và phía Tây dọc theo thung lũng sông Nile là những nguyên liệu
rất tốt để chế tạo công cụ sản xuất, vũ khí và xây dựng nhà cửa đền miếu đứng vững với
thời gian.
2.

Cư dân.

* Cư dân chủ yếu của Ai Cập ngày nay là người Arập, nhưng thời cổ đại, cư dân ở đây

là người Libi, người da đen và có thể có cả người Xêmit di cư từ châu Á tới. Con người
đã xuất hiện và sinh sống ở lưu vực sông Nin từ thời đồ đá cũ. Những tài liệu khoa học
hiện đại đã xác minh rằng người Ai Cập thời cổ là những thổ dân châu Phi, hình thành
trên cơ sở hỗn hợp rất nhiều bộ lạc. Những thổ dân này đi lại săn bắn trên lục địa, khi đến
vùng đồng bằng sông Nin, họ định cư ở đây và theo nghề trồng trọt và chăn nuôi từ rất
sớm. Về sau chỉ có một chi của bộ tộc Hamit từ Tây Á xâm nhập hạ lưu sông Nin, chinh
phục thổ dân người châu Phi ở đây. Trải qua một quá trình hỗn hợp lâu dài, người Hamit
và thổ dân ở đây đã đồng hoá với nhau, hình thành ra một bộ tộc mới, chính là người Ai
Cập.


Đặc điểm của người Ai Cập Cổ Đại
Họ thuộc chủng tộc Môngôlôit và Nêgrôit.
Người Ai Cập chỉ có một ngôn ngữ chính là tiếng Arập.
Cấu trúc làng theo chiều dọc.
Các thành viên trong xã hội không được bình đẳng.
Thức ăn của họ là lúa mì, lúa mạch, đậu, trái cây : táo, quả hạnh, quả đấu là thức
ăn phụ; thịt gia súc, thịt thú hoang : hươu, lợn, lừa rừng, các loại sữa, trứng và
thuỷ sản.
Người Ai Cập ưa phục tùng, thích ra lệnh.
Họ cần cù chăm chỉ. Sống bên cạnh sa mạc và sông Nin nên họ có tính cách chịu
đựng, kiên nhẫn, dũng cảm, liều lĩnh.
Page 5


Họ là những người tháo vát và lanh lợi.

3. Quá trình phát triển của văn minh Ai Cập cổ đại.
* Vào thời cổ đại, người dân Ai Cập sống thành bộ tộc. Của cải do con người tạo ra là
tài sản chung, không có tranh chấp, không có sở hữu riêng. Vào khoảng năm 4000 trước

công nguyên, chế độ thị tộc ở Ai Cập bắt đầu tan rã. Thời đó, các cư dân ở sông Nin sống
theo các công xã nhỏ. Công xã nông thôn là tổ chức kinh tế cơ sở của Ai Cập cổ đại. Có
thể nói rằng nông nghiệp có vai trò quan trọng hàng đầu trong kinh tế của công xã nông
thôn. tuy vậy nông nghiệp thời kỳ này còn đang ở trình độ canh tác nguyên thuỷ. Phương
pháp canh tác còn lạc hậu. Người ta xới đất lên rồi gieo hạt giống. Mặt khác công cụ sản
xuất còn thô sơ, đơn giản, làm bằng đá, gỗ. Tuy nhiên, do đất đai màu mỡ nên cư dân vẫn
thu hoạch được nhiều sản phẩm.
* Bên cạnh đó, hàng năm, người Ai Cập phải thường xuyên đối phó với các loại hình
thiên tai khắc nghiệt như hạn hán, lụt lội. Do đó, họ rất chú trọng công tác thuỷ lợi, xem
đó như là một công tác trọng yếu của công xã nông thôn.
Công xã nông thôn

Nôm( Châu)

Nhà nước Ai Cập

* Để hoàn thành tốt công tác thuỷ lợi, cần phải có sự đoàn kết, hợp lực của nhiều công
xã. Các công xã phân tán không đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất. Vì vậy nhiều
công xã nông thôn đã hợp lại thành một liên minh công xã rộng lớn hơn, gọi là nôm để có
khả năng huy động nhiều nhân công làm công tác thuỷ lợi. Mỗi nôm đều có thành thị và
nông thôn riêng. Có khoảng 40 nôm ở Ai Cập, nằm dọc hai bên bờ sông. Đầu thiên niên
kỷ thứ IV trước công nguyên, xã hội Ai Cập phân chia thành hai giai cấp đối kháng rõ rệt
: chủ nô và nô lệ. Nguồn nô lệ chủ yếu là chiến tù, thuộc sở hữu chung của công xã, được
sử dụng một cách rộng rãi trong các ngành thủ công nghiệp và nông nghiệp, chủ yếu là
các công trình thuỷ lợi. Lao động trên đồng ruộng thì chủ yếu là do nông dân tự do của
công xã thực hiện.
* Chủ nô bóc lột cả nô lệ và quần chúng nông dân công xã. Họ là tầng lớp quý tộc thị
tộc, đã tách ra khỏi đám dân tự do, trở thành giai cấp thống trị. Giai cấp thống trị chủ nô
Ai Cập đã tổ chức ra bộ máy nhà nước để cai trị nô lệ và nông dân công xã.


Page 6


* Châu ở Ai Cập chính là hình thái nhà nước phôi thai. Đứng đầu mỗi châu là một
chúa châu. Chúa châu đồng thời cũng là thủ lĩnh quân sự, thẩm phán và tăng lữ tối cao
của châu. Chúa châu đựoc coi như là một vị thần sống. Đặc biệt, mỗi châu có một tín
ngưỡng tôn giáo riêng, thờ một vị thần riêng. Giữa các châu thường xuyên có chiến tranh
xảy ra nhằm thôn tính đất đai, cướp bóc của cải và nô lệ của nhau. Mặt khác, sự xúc
phạm tín ngưỡng tôn giáo của nhau cũng là một nguyên nhân dẫn đến chiến tranh.

Vua Menes
( />q=hình+ảnh+vua+Menes&biw=1366&bih=662&tbm=isch&imgil=6s_chy05spKo4M
%253A%253BvCI3D5XBHdUCOM%253Bhttp%25253A%25252F)
* Do yêu cầu thống nhất việc quản lý công tác thuỷ lợi trên phạm vi ngày càng rộng
lớn,cùng với nguyện vọng chấm dứt những cuộc tranh chấp lâu dài và tàn khốc nhằm
thôn tính đất đai của nhau, nên dần dần các châu hợp thành một quốc gia thống nhất
tương đối rông lớn. Các châu ở miền Bắc thống nhất thành vương quốc Hạ Ai Cập, còn
các châu miền nam thống nhất thành vương quốc Thượng Ai Cập. Sau một quá trính đấu
tranh lâu dài và tàn khốc, vào khoảng năm 3200 trước công nguyên, Thượng và Hạ Ai
Cập đã hợp lại thành một quốc gia. Ông vua đầu tiên là Menes. Kinh thành đầu tiên là
Memphis. Tổ chức nhà nước lúc bấy giờ còn sơ khai nhưng đã mang đặc điểm của một
nhà nước chuyên chế. Nhà nước Ai Cập cổ đại ra đời từ cuối thiên niên kỷ IV trước công
nguyên. Từ đó cho đến năm 525 trước công nguyên, lịch sử Ai Cập được chia thành.



Thời kỳ Tiền triều đại.

* Khoảng 5500 TCN, các bộ lạc nhỏ sống trong thung lũng sông Nile đã biết trồng trọt
và chăn nuôi, và có thể nhận biết được thông qua đồ gốm và các vật dụng cá nhân, chẳng

Page 7


hạn như lược, vòng đeo tay, và chuỗi hạt. Lớn nhất trong số những nền văn hóa sớm ở
miền thượng (phía Nam) Ai Cập là Badari, có nguồn gốc từ sa mạc phía Tây.
*Tiếp theo sau nền văn hóa Badari là các nền văn hóa Amra (Naqada I)
và Gerzeh (Naqada II), với một số cải tiến về công nghệ. Ngay từ thời kỳ Naqada I,
người Ai Cập tiền triều đại đã nhập khẩu đá vỏ chai từ Ethiopia, được sử dụng để tạo nên
các lưỡi dao và các vật dụng khác từ các mảnh đá.Trong thời kỳ Naqada II, đã xuất hiện
các bằng chứng về sự tiếp xúc ban đầu với vùng Cận Đông, đặc biệt là Canaan và bờ
biển Byblos.
* Nền văn hóa Naqada đã tạo ra nhiều dạng của cải vật chất khác nhau, phản ánh sức
mạnh ngày càng tăng và sự giàu có của tầng lớp thượng lưu. Họ cũng phát triển một dạng
gốm tráng men được gọi là đồ sứ, được sử dụng tới tận thời kỳ La Mã để trang trí ly, bùa
hộ mệnh, và các bức tượng nhỏ.Trong giai đoạn cuối cùng của thời kỳ tiền triều đại, văn
hóa Naqada bắt đầu sử dụng các ký hiệu viết mà về sau phát triển thành một hệ thống chữ
tượng hình hoàn chỉnh để ghi lại ngôn ngữ Ai Cập cổ đại.

 Giai đoạn Sơ kỳ triều đại (khoảng 3050 TCN - 2.686 TCN).
* Giai đoạn sơ kỳ triều đại xấp xỉ tương đương với giai đoạn đầu của nền văn minh
Sumer-Akkad ở Mesopotamia và văn minh Elam cổ. Một người Ai Cập vào thế kỷ thứ 3
TCN có tên là Manetho đã tập hợp phả hệ các pharaoh từ Menes đến thời đại của ông và
chia thành 30 triều đại, tạo thành một hệ thống vẫn được sử dụng cho tới ngày nay. [Ông
đã bắt đầu lịch sử chính thức của mình với vị vua tên là "Meni" (hoặc Menes trong tiếng
Hy Lạp), người được cho là đã thống nhất cả hai vương quốc của Thượng và Hạ Ai
Cập (khoảng năm 3100 trước Công nguyên).
* Trong giai đoạn sơ kỳ triều đại khoảng năm 3150 trước Công nguyên, vị vua đầu
tiên đã củng cố quyền kiểm soát đối với Hạ Ai Cập bằng cách thiết lập kinh đô
tại Memphis, từ đó ông ta có thể kiểm soát nguồn lao động và nông nghiệp của vùng
đồng bằng màu mỡ, cũng như các tuyến đường thương mại béo bở trọng yếu tới khu

vực Levant.

 Thời kỳ Cổ vương quốc (2.686 TCN - 2.181 TCN).
* Những tiến bộ lớn trong kiến trúc, nghệ thuật, và công nghệ đã xuất hiện vào thời kì
Cổ vương quốc, nó được thúc đẩy bởi năng suất nông nghiệp gia tăng có thể nhờ một
chính quyền trung ương phát triển tốt. kim tự Một số thành tựu đỉnh cao của Ai Cập cổ
đại, tháp Giza và tượng Nhân sư vĩ đại, đã được xây dựng trong thời Cổ vương quốc.
Page 8


Pharaoh Khafre.
( />q=hinh+anh+cua+Pharaoh+Khafre&espv=2&biw=1366&bih=662&source=lnms&tb
m=isch&sa=X&ved=0ahUKEwi61I-c8MzQAhVEHpQKHf2N)
* Cùng với tầm quan trọng ngày càng tăng của một chính quyền trung ương, đã phát
sinh một tầng lớp mới bao gồm những quan kí lục có học thức và các quan chức mà được
ban phát đất đai bởi của các pharaoh đổi lại cho sự phục vụ của họ.
* Các Pharaoh cũng thực hiện ban cấp đất đai cho các giáo phái và các đền thờ địa
phương . Các học giả tin rằng những điều này đã làm hao mòn một cách từ từ sức mạnh
kinh tế của các pharaoh suốt năm thế kỷ, và khiến cho nền kinh tế không còn có đủ khả
năng để hỗ trợ cho một bộ máy trung ương tập quyền hùng mạnh nữa. Khi sức mạnh của
các pharaoh suy giảm, các thống đốc khu vực được gọi là nomarch bắt đầu thách thức uy
quyền của các pharaoh. Điều này cùng với nạn hạn hán nghiêm trọng từ giữa năm 2200
tới năm 2150 TCN, được coi là nguyên nhân khiến cho đất nước Ai Cập rơi vào giai đoạn
kéo dài 140 năm của nạn đói và xung đột được gọi là thời kỳ chuyển tiếp thứ nhất.


Thời kỳ chuyển tiếp thứ nhất (2181-1991 TCN).

* Sau khi chính quyền trung ương của Ai Cập sụp đổ vào cuối thời Cổ Vương quốc.
Thống đốc các vùng không còn có thể dựa vào nhà vua để được giúp đỡ trong thời gian

khủng hoảng này, và tình trạng thiếu lương thực cùng tranh chấp chính trị leo thang gây
ra nạn đói và các cuộc nội chiến quy mô nhỏ. Các tỉnh đã trở nên giàu có hơn về kinh tế,
một thực tế chứng minh bằng sự chôn cất lớn hơn và tốt hơn trong tất cả các tầng lớp xã
hội.
Page 9


* Không bị ràng buộc bởi lòng trung thành của họ với pharaoh, các nhà cầm quyền địa
phương đã bắt đầu cạnh tranh với nhau để kiểm soát lãnh thổ và quyền lực chính trị.
Khoảng năm 2160 trước Công nguyên, các vị vua ở Herakleopolis đã kiểm soát Hạ Ai
Cập, trong khi một gia tộc đối thủ có căn cứ tại Thebes, gia tộc Intef, nắm quyền kiểm
soát vùng Thượng Ai Cập. Vì nhà Intef mạnh hơn và bắt đầu mở rộng sự kiểm soát của
họ về phía bắc, một cuộc đụng độ giữa hai triều đại đối thủ đã không thể tránh khỏi.
Khoảng năm 2055 trước Công nguyên, phe Thebes dưới quyền Nebhepetre Mentuhotep
II cuối cùng đã đánh bại các vị vua Herakleopolis, thống nhất hai vùng đất và mở ra một
thời kỳ phục hưng kinh tế và văn hóa được gọi là thời Trung vương quốc.
 Thời kỳ Trung vương quốc (2.134 TCN - 1.690 TCN).

* Các vị pharaoh thời Tân Vương quốc đã thiết lập nên một thời kỳ thịnh vượng chưa
từng có bằng cách củng cố chắc chắn biên giới của họ và tăng cường quan hệ ngoại giao
với các nước láng giềng, bao gồm cả đế quốc Mitanni, Assyria, và Canaan.
* Các chiến dịch quân sự được tiến hành dưới triều đại Tuthmosis I và cháu trai của
ông Tuthmosis III đã tạo nên một đế quốc Ai Cập lớn chưa từng thấy. Vào giai đoạn giữa
triều đại của họ, Hatshepsut đã thúc đẩy hòa bình và khôi phục lại các tuyến đường
thương mại bị gián đoạn trong thời kỳ người Hyksos cai trị, cũng như mở rộng tới các
vùng đất mới. Khi Tuthmosis III qua đời năm 1425 TCN, Ai Cập đã có một đế chế trải
dài từ Niya ở tây bắc Syria tới tận thác thứ tư của sông Nile ở Nubia.
* Các vị pharaoh thời kỳ này đã bắt đầu một chiến dịch xây dựng quy mô lớn để tôn
vinh thần Amun. Họ cũng xây dựng những tượng đài để vinh danh những thành tựu của
mình, cả trong thực tế và tưởng tượng. Ngôi đền Karnak là ngôi đền Ai Cập lớn nhất từng

được xây dựng. Triều đại của Hatshepsut rất thành công, nó được đánh dấu bởi một thời
gian dài hòa bình và các công trình xây dựng giàu có, các cuộc thám hiểm thương mai
tới Punk. vua Amenhotep II, vị vua kế vị của Tuthmosis III, đã tìm cách xóa bỏ di sản
của bà vào giai đoạn gần cuối triều đại của cha ông và trong suốt triều đại của ông.
* Khoảng năm 1350 TCN,Amenhotep IV lên ngôi và tiến hành một loạt các cải cách
triệt để và hỗn loạn. Ông đã đổi tên thành Akhenaten, và đưa vị thần mặt trời Aten trở
thành vị thần tối cao, ngăn cấm hầu hết các vị thần khác, và tấn công vào quyền lực của
các giáo sĩ Amun ở Thebes.Akhenaten đã dành toàn lực cho tôn giáo mới của mình và
phong cách nghệ thuật. Sau khi ông qua đời, sự thờ cúng thần Aten đã nhanh chóng bị từ
bỏ và các giáo sĩ của Amun sớm giành lại được quyền lực và trở lại kinh đô Thebes.

Page 10


* Khoảng năm 1279 TCN, Ramesses II, còn được gọi là Ramesses Đại đế, lên ngôi
vua và ông tiếp tục cho xây dựng nhiều ngôi đền cùng với nhiều bức tượng và tháp bia
tưởng niệm khác. Ông còn là một nhà lãnh đạo quân sự táo bạo, Ramesses II đã lãnh đạo
quân đội của ông chống lại người Hittite trong trận Kadesh (tại Syria ngày nay) và sau
một cuộc chiến tranh bất phân thắng bại, cuối cùng hai bên đã đồng ý ký kết hiệp ước hòa
bình đầu tiên được ghi nhận, khoảng năm 1258 TCN.
* Tuy nhiên sự giàu có của Ai Cập đã khiến cho nó trở thành một mục tiêu hấp dẫn
cho các cuộc xâm lược, đặc biệt bởi người Berber Libya từ phía tây, và các dân tộc vùng
biển đến từ Aegea. Ban đầu, quân đội đã có thể đẩy lùi các cuộc xâm lược, nhưng cuối
cùng Ai Cập đã đánh mất quyền kiểm soát các vùng lãnh thổ còn lại của mình ở miền
nam Caanan, phần lớn rơi vào tay của người Assyria. Những ảnh hưởng từ các mối đe
dọa bên ngoài còn trở nên trầm trọng hơn bởi các vấn đề nội bộ như tham nhũng, nạn
cướp mộ, và tình trạng xã hội bất ổn. Sau khi giành lại quyền lực của mình, các đại tư
tế Amun ở Thebes đã nắm trong tay những vùng đất rộng lớn và giàu có, và mở rộng
quyền lực của họ ra khắp đất nước trong thời kỳ chuyển tiếp thứ ba.


 Thời kỳ chuyển tiếp thứ ba (1.069 TCN - 653 TCN).
* Sau khi Ramesses XI qua đời trong năm 1078 TCN, Smendes đã trở thành pharaoh
cai trị phần phía bắc của Ai Cập, đóng đô ở thành phố Tanis. Miền nam nằm dưới sự
kiểm soát của các đại tư tế Amun ở Thebes, họ chỉ công nhận Smendes trên danh nghĩa.
* Vào giữa thế kỷ 9 TCN, Ai Cập đã tiến hành một nỗ lực bất thành nhằm giành lại địa
vị xưa kia ở Tây Á một lần nữa. Pharaoh Osorkon II của Ai Cập, cùng với một liên minh
lớn bao gồm nhiều quốc gia và dân tộc khác trong đó có người Ba Tư , Israel, Hamath,
Phoenicia , Caana,người Ả Rập, người Aramea, và Tân Hittite, chống lại vị vua Assyria
diễn ra trong năm 853 TCN. Tuy nhiên, liên minh này đã thất bại và đế quốc Tân
Assyria tiếp tục thống trị Tây Á.
* Vua Piye tiến đánh Ai Cập khoảng năm 727 TCN. Piye dễ dàng chiếm được
Thebes và cuối cùng là khu vực đồng bằng sông Ni. Piye thiết lập nên triều đại thứ 25,để
thống nhất lại "Hai vùng đất" của miền Bắc và miền Nam Ai Cập. Đế chế thung lũng
sông Nile một lần nữa lại trở nên rộng lớn như thơi Tân Vương Quốc.
* Triều đại thứ 25 đã mở ra một thời kỳ phục hưng cho Ai Cập cổ đại. Tôn giáo, nghệ
thuật, kiến trúc đã được khôi phục lại vẻ huy hoàng như thời Cổ, Trung, và Tân Vương
Quốc. Các Pharaoh chẳng hạn như Taharqa, đã cho xây dựng hoặc phục hồi lại các đền
Page 11


thờ và tượng đài khắp toàn bộ khu vực thung lũng sông Nile. [ Triều đại thứ 25 cũng là
triều đại đầu tiên cho xây dựng nhiều kim tự tháp ở thung lũng Nile kể từ thời Trung
Vương Quốc.
* Piye đã tiến hành nhiều nỗ lực để mở rộng ảnh hưởng của Ai Cập ở vùng Cận Đông,

vốn đang nằm dưới sự kiểm soát của Assyria, nhưng đều không thành công. Năm 720
TCN, ông phái một đội quân đến hỗ trợ của một cuộc khởi nghĩa chống lại Assyria, đang
sảy ra tại Philistia và Gaza. Tuy nhiên, Piye đã bị Sargon II đánh bại và cuộc khởi nghĩa
bị đàn áp. Năm 711 TCN, Piye lại ủng hộ một cuộc khởi nghĩa khác của người Do
Thái ở Ashdod chống lại người Assyria và lại một lần nữa bị đánh bại bởi vua

Assyria Sargon II. Sau đó, Piye đã buộc phải từ bỏ vùng Cận Đông.
* Từ thế kỷ 10 TCN trở đi, Assyria đã tiến hành các cuộc chiến tranh nhằm kiểm soát
miền Nam Levant. Các thành phố và các vương quốc miền nam Cận Đông thường xuyên
kêu gọi Ai Cập trợ giúp họ trong cuộc chiến chống lại quân đội Assyria hùng
mạnh. Taharqa đã đạt được một số thành công bước đầu trong nỗ lực nhằm giành lại một
chỗ đứng ở Cận Đông. Taharqa đã trợ giúp cho vua Judea Hezekiah khi Hezekiah
và Jerusalem bị vua Assyria, Sennacherib, vây hãm. Các học giả đã không đi đến thống
nhất với nhau về lý do chính khiến cho người Assyria từ bỏ cuộc vây hãm Jerusalem của
họ. Có thể nguyên nhân khiến cho người Assyria tránh một cuộc chiến với đội quân can
thiệp Ai Cập / Kush có thể là do dịch bệnh hoành hành. Henry Aubin lại lập luận rằng
quân đội Kush / Ai Cập đã cứu thoát Jerusalem khỏi tay người Assyria và ngăn cản người
Assyria quay trở lại đánh chiếm Jerusalem suốt phần đời còn lại của Sennacherib (20
năm). Tuy nhiên biên niên sử của Senacherib khẳng định rằng Judea đã được buộc vào
cống nạp.
* Sennacherib sau đó đã bị những người con trai của mình sát hại bởi vì ông ta đã phá
hủy thành phố Babylon nổi loạn, một thành phố thiêng liêng đối với toàn bộ người dân
Mesopotamia, bao gồm cả Assyria. Năm 674 TCN, Esarhaddon tiến hành một cuộc xâm
lược mở đầu vào Ai Cập, tuy nhiên nỗ lực này đã bị Taharqa đẩy lùi. Tuy nhiên, vào năm
671 TCN, Esarhaddon đã phát động một cuộc xâm lược toàn diện. Một phần quân đội
của ông ta đã lưu lại để đối phó với các cuộc khởi nghĩa ở Phoenicia, và Israel. Phần còn
lại tiến về phía nam tới Rapihu, rồi băng qua Sinai, và tiến vào Ai Cập. Esarhaddon giành
một chiến thắng quyết định trước Taharqa, rồi chiếm lấy Memphis, Thebes và tất cả các
thành phố lớn của Ai Cập, còn Taharqa bị đánh đuổi trở lại quê hương Nubia của ông.
Esarhaddon lúc bây giờ tự gọi bản thân ông ta là "vua của Ai Cập, Patros, và Kush", và
trở về với một lượng lớn chiến lợi phẩm từ các thành phố ở vùng đồng bằng; ông ta đã
cho dựng lên một tấm bia chiến thắng vào thời điểm này và tiến hành một cuộc diễu hành
Page 12


với vị hoàng tử tù binh Ushankhuru, con trai của Taharqa ở Nineveh. Esarhaddon cho

đóng một đội quân nhỏ ở miền bắc Ai Cập và mô tả cách "Tất cả người Ethiopia(cách gọi
người Nubia / Kushi) đã bị ta trục xuất khỏi Ai Cập, để không còn kẻ nào không thần
phục ta".Ông ta còn thiết lập các chư hầu Ai Cập bản xứ để cai trị thay mặt mình. Cuộc
chinh phục của Esarhaddon đã đánh dấu sự kết thúc hoàn toàn của đế chế Kush ngắn
ngủi.
* Tuy nhiên, các chư hầu Ai Cập được Esarhaddon dựng lên đã không thể giữ được
quyền kiểm soát toàn bộ đất nước một cách lâu dài. Hai năm sau, Taharqa quay trở lại từ
Nubia và nắm quyền kiểm soát miền nam Ai Cập xa về phía bắc tới Memphis.
Esarhaddon đã chuẩn bị để quay lại Ai Cập và một lần nữa để đánh đuổi Taharqa, tuy
nhiên ông ta đã lâm bệnh và qua đời tại Nineveh, trước khi có thể rời Assyria. Vị vua kế
vị, Ashurbanipal, đã phái một vị tướng Assyria có tên là Sha-Nabu-shu cùng với một đạo
quân nhỏ, nhưng được huấn luyện tốt và đã đánh bại Taharqa tại Memphis, một lần nữa
lại đánh đuổi ông ta ra khỏi Ai Cập. Taharqa qua đời ở Nubia hai năm sau đó.
* Vị vua kế vị ông, Tanutamun, cũng đã tiến hành một nỗ lực nhằm giành lại Ai Cập
cho Nubia nhưng không thành công. Bước đầu ông đã đánh bại thành công Necho, vị vua
chư hầu Ai Cập được Ashurbanipal dựng lên, chiếm lấy Thebes trong quá trình này.
Assyria sau đó đã phái một đội quân lớn tiến về phía nam. Tantamani (Tanutamun) bị
đánh tan tác và phải chạy trốn trở lại Nubia. Quân đội Assyria sau đó cướp phá Thebes
đến mức nó không bao giờ thực sự hồi phục lại được nữa. Một vị vua bản
xứ, Psammetichus I đã được đưa lên ngôi, như là một chư hầu của Ashurbanipal, và
Nubia không bao giờ trở thành một mối de dọa cho cả Assyria và Ai Cập nữa.

 Thời hậu nguyên (672 TCN - 332 TCN).
* Do không có kế hoạch lâu dài cho cuộc chinh phục, người Assyria tổ chức việc cai
trị Ai Cập thông qua một loạt các chư hầu được biết đến như là các vị vua Saite của triều
đại thứ 26. Năm 653 TCN, vua Saite Psamtik I (lợi dụng thời điểm Assyria đang tham gia
vào một cuộc chiến tranh khốc liệt nhằm chinh phục Elam và chỉ có một đội quân
Assyria nhỏ đóng ở Ai Cập) đã có thể giành lại độc lập cho Ai Cập thoát khỏi ách thống
trị của người Assyria với sự giúp đỡ của người Lydia và lính đánh thuê Hy Lạp, những
người sau đó đã được tuyển mộ để tạo thành lực lượng hải quân đầu tiên của Ai Cập. Tuy

nhiên, Psamtik và những vị vua kế vị ông đã cẩn trọng trong việc duy trì quan hệ hòa
bình với Assyria. Ảnh hưởng của người Hy Lạp đã mở rộng một cách đáng kể và thành
phố Naukratis đã trở thành khu định cư của người Hy Lạp ở vùng đồng bằng.

Page 13


*Năm 609 TCN, Necho II đã tiến hành chiến tranh với Babylon, người Chaldea, người
Medes và Scythia trong một nỗ lực nhằm cứu lấy Assyria, vốn vừa trải qua một cuộc nội
chiến tàn khốc lại đã bị liên minh các cường quốc này giày xéo. Tuy nhiên, những nỗ lực
của Ai Cập đã thất bại. Nhưng người Ai Cập lại đã trì hoãn sự can thiệp quá lâu và khi
Necho II phái quân đội của ông tiến về phía bắc thì lúc đó thành Nineveh đã thất thủ và
vua Sinsharishkun cũng đã tử trận. Tuy nhiên, Necho đã dễ dàng đánh bại một đội quân
Israel của vua Josiah nhưng ông và người Assyria sau đó lại bại trận tại Harran trước
người Babylon, Medes và người Scythia. Necho II và Ashur-uballit II của Assyria cuối
cùng đã bị đánh bại tại Carchemish ở Aramea (Syria ngày nay) vào năm 605 TCN. Người
Ai Cập sau dó vẫn còn tiếp tục tranh giành khu vực này trong một vài thập kỷ nữa với
các vị vua Babylon như Nabopolassar và Nebuchadnezzar II để kiểm soát những vùng
đất còn lại của cựu đế quốc Assyria ở Levant. Tuy nhiên, họ đã dần dần bị đẩy lùi về Ai
Cập, và Nebuchadnezzar II thậm chí đã xâm lược Ai Cập vào năm 567 TCN.Triều đại
của các vị vua Saite với căn cứ tại kinh đô mới ở Sais đã chứng kiến một sự hồi sinh ngắn
ngủi trong nền kinh tế và văn hóa, nhưng trong năm 525 TCN, người Ba Tư hùng mạnh
dưới sự chỉ huy của Cambyses II, đã bắt đầu cuộc chinh phục Ai Cập, và đã bắt sống
được pharaoh Psamtik III ngay tại trận Pelusium. Cambyses II sau đó lấy tước hiệu của
pharaoh, nhưng lại cai trị Ai Cập từ quê nhà tại Susa ở Ba Tư (Iran ngày nay), và trao
quyền cai trị Ai Cập vào tay một phó vương. Một vài cuộc khởi nghĩa nổ ra chống lại
người Ba Tư vào thế kỷ thứ năm đã giành được thành công ngắn ngủi, tuy vậy Ai Cập đã
không bao giờ có thể lật đổ vĩnh viễn ách thống trị của người Ba Tư.
Sau khi bị xáp nhập vào đế quốc Ba Tư, Ai Cập cùng với Síp và Phoenicia (Lebanon
ngày nay) tạo thành satrap thứ sáu của Đế quốc Achaemenid. Giai đoạn đầu tiên mà

người Ba Tư thống trị Ai Cập, còn được biết đến như là triều đại thứ 27, kết thúc vào
năm 402 TCN, và từ năm 380-343 TCN đánh dấu triều đại Ai Cập bản địa cuối cùng,
được biết đến là triều đại thứ 30, kết thúc với sự trì vì của vua Nectanebo II. Sự thống trị
của người Ba Tư được phục hồi sau đó, đôi khi được gọi là triều đại thứ 31, bắt đầu từ
năm 343 TCN, nhưng không lâu sau, năm 332 TCN, viên phó vương Ba Tư Mazaces đã
đầu hàng và đem dâng Ai Cập cho vua Alexander Đại đế của Macedonia.

 Thời kỳ thuộc Hy Lạp
* Năm 332 trước Công nguyên, Alexander Đại đế chinh phục Ai Cập mà không gặp
phải sự kháng cự đáng kể nào từ Ba Tư và được người Ai Cập chào đón như là người giải
phóng. Chính quyền được những người kế tục Alexander thành lập, triều đại Ptolemy của
Macedonia, dựa trên một mô hình của Ai Cập và trung tâm đặt tại kinh đô
mới Alexandria. Thành phố đã trở thành một trung tâm về học thuật và văn hóa, với thư
Page 14


viện Alexandria nổi tiếng.[77] Ngọn hải đăng Alexandria đã thắp sáng chỉ đường cho
những con thuyền mà mang đến sự phồn vinh về thương mại cho thành phố.
* Văn hóa Hy Lạp đã không thay thế văn hóa Ai Cập bản địa, bởi vì nhà Ptolemy đã
ủng hộ những truyền thống lâu đời nhằm đảm bảo sự trung thành của dân chúng. Họ đã
xây dựng những ngôi đền mới theo phong cách Ai Cập, ủng hộ tôn giáo truyền thống, và
miêu tả bản thân là pharaoh. Một số truyền thống đã hợp nhất với nhau, ví dụ như các vị
thần Hy Lạp và Ai Cập đã hợp nhất với nhau thành các vị thần được thờ phụng chung,
như Serapis, và các hình mẫu cổ điển của nghệ thuật điêu khắc Hy Lạp đã chịu ảnh
hưởng từ các họa tiết truyền thống của Ai Cập. Bất chấp những nỗ lực của họ để xoa dịu
người dân Ai Cập, nhà Ptolemy đã bị thách thức bởi cuộc khởi nghĩa của cư dân bản địa,
tranh chấp nội bộ, và bởi cả đông đảo cư dân Alexandria sau khi Ptolemy IV qua đời.
Ngoài ra, bởi vì Rome ngày càng dựa nhiều hơn vào ngũ cốc nhập khẩu từ Ai Cập,
người La Mã đã dành sự quan tâm rất lớn đối với tình hình chính trị ở Ai Cập. Những
cuộc khởi nghĩa của người Ai Cập tiếp tục nổ ra, các chính trị gia đầy tham vọng, và các

đối thủ hùng mạnh tới từ vùng Cận Đông càng làm cho tình hình trở nên mất ổn định,
dẫn đến việc Rome phái quân đến bảo vệ Ai Cập như là một tỉnh thuộc đế chế.

 Thời kì thuộc La Mã.
* Ai Cập trở thành một tỉnh của Đế chế La Mã vào năm 30 trước Công nguyên, sau
thất bại của Marcus Antonius và nữ hoàng Cleopatra VII trước Octavian (sau này là
Hoàng đế Augustus) trong trận Actium. Người La Mã phụ thuộc chủ yếu vào các chuyến
hàng ngũ cốc từ Ai Cập, và quân đội La Mã, thuộc thẩm quyền của thái thú được bổ
nhiệm bởi Hoàng đế, dẹp yên các cuộc khởi nghĩa, thi hành nghiêm túc việc thu thuế
nặng, và ngăn chặn cuộc tấn công của bọn cướp, mà đã trở thành một vấn đề nổi tiếng
trong giai đoạn này Alexandria đã trở thành một trung tâm ngày càng quan trọng trên
tuyến đường thương mại với phương đông, vì những của cải xa hoa kỳ lạ có nhu cầu cao
tại Rome.
* Mặc dù người La Mã đã có một thái độ thù địch hơn so với người Hy Lạp đối với
người Ai Cập, một số truyền thống như ướp xác và thờ cúng các vị thần truyền thống
vẫn tiếp tục. Nghệ thuật vẽ chân dung xác ướp phát triển rực rỡ, và một số của các
hoàng đế La Mã đã tự mô tả mình như pharaoh, mặc dù không đến mức độ như nhà
Ptolemy trước đây.
* Từ giữa thế kỷ thứ nhất, Thiên chúa giáo đã bắt đầu bén rễ ở Ai Cập bởi vi nó đã
được xem như một giáo phái mà có thể được chấp nhận. Tuy nhiên, nó lại là một tôn
giáo không khoan nhượng luôn tìm cách lôi kéo những người theo tôn giáo Ai Cập cổ
Page 15


đại và tôn giáo Hy Lạp-La Mã để cải sang đạo Thiên Chúa, và còn đe dọa các truyền
thống tôn giáo phổ biến. Điều này dẫn đến những cuộc đàn áp sảy ra đối với người cải
đạo sang Thiên Chúa giáo, mà đỉnh cao là cuộc đại thanh trừng của Diocletian bắt đầu từ
năm 303, nhưng cuối cùng Thiên Chúa giáo đã giành được chiến thắng. Năm 391, hoàng
đế Theodosiusban pháp lệnh nghiêm cấm các nghi thức thờ cúng đa thần giáo và đóng
cửa các ngôi đền. Còn tại thành Alexandria thì đã diễn ra cuộc bạo loạn lớn chống lại đa

thần giáo với những biểu tượng tôn giáo công cộng và của tư nhân đều bị phá hủy. Như
một hệ quả, văn hóa tôn giáo bản địa của Ai Cập đã dần biến mất. Trong khi những cư
dân bản địa tiếp tục nói ngôn ngữ của họ, thì khả năng đọc những ghi chép bằng chữ
tượng hình dần dần biến mất bởi vì vai trò của các giáo sĩ và nữ tư tế trong các ngôi đền
Ai Cập ngày càng suy giảm. Các ngôi đền cổ bị chuyển đổi thành những nhà thờ thiên
chúa giáo hoặc bị bỏ hoang trong sa mạc.

Bản đồ Ai Cập cổ đại, cho thấy các thành phố
chính và các vị trí của thời kỳ triều đại
(khoảng năm 3150 TCN tới năm 30 TCN).

( />%C4%91%E1%BA%A1i)
4.

Trình độ tổ chức xã hội.

* Pharaoh là vị người nắm giữ toàn bộ quyền lực tối cao của vương quốc và ít nhất là
trên lý thuyết sở hữu toàn bộ đất đai cùng tất cả các nguồn tài nguyên của nó. Nhà vua là
tổng tư lệnh tối cao của quân đội và là người đứng đầu nhà nước, dựa vào một bộ máy
quan lại giúp ông quản lý công việc của mình. Đứng đầu chính quyền của nhà nước chỉ
sau nhà vua là tể tướng, người đóng vai trò là đại diện và quản lý toàn bộ đất đai, quốc
Page 16


khố, các công trình xây dựng, hệ thống pháp luật, và các tài liệu lưu trữ. Ở cấp độ khu
vực, đất nước được chia thành 42 khu vực hành chính gọi là các nome nằm dưới sự cai trị
bởi một nomarch, những người nằm dưới sự giám sát của tể tướng. Các ngôi đền hình
thành nên xương sống của cả nền kinh tế. Không chỉ là nơi thờ cúng, chúng còn giữ
nhiệm vụ thu gom và tích trữ của cải của vương quốc trong một hệ thống các kho thóc và
Kho bạc được quản lý bởi những đốc công, họ giữ trọng trách phân phối thóc lúa và hàng

hóa.
* Phần lớn nền kinh tế được tổ chức một cách tập trung và nằm dưới sự kiểm soát chặt
chẽ. Mặc dù những người Ai Cập cổ đại không sử dụng tiền đúc cho đến thời kỳ hậu
nguyên, họ đã sử dụng một loại hệ thống trao đổi hàng hóa, sử dụng các bao tải thóc để
làm tiêu chuẩn và deben, trọng lượng khoảng 91 gram (3 oz) bằng đồng hoặc bạc để tạo
nên một đơn vị đo lường chung. Người lao động được trả bằng thóc và một người lao
động bình thường có thể kiếm được 5 ½ bao tải (200 kg hoặc 400 lb) thóc mỗi tháng,
trong khi một quản đốc có thể kiếm được 7½ bao tải (250 kg hoặc 550 lb). Giá cả được
cố định trên toàn quốc và được ghi vào sổ sách để tạo điều kiện cho việc kinh doanh, ví
dụ như một chiếc áo có giá năm deben đồng, trong khi một con bò có giá 140 deben.
Thóc lúa có thể được trao đổi với các mặt hàng khác, theo một bảng giá cố định. Vào
thế kỷ thứ 5 TCN, tiền đúc đã được du nhập vào Ai Cập từ nước ngoài.

Pharaoh
( />q=hinh+anh+than+anubis&espv=2&biw=1366&bih=613&source=lnms&tbm=isch&sa=
X&ved=0ahUKEwirk4ug2NLQAhWKu7wKHdnVBJsQ_AUIB)

5.Trình độ quản lý xã hội.

Page 17


* Xã hội Ai Cập đã có sự phân chia giai cấp ở mức độ cao, và địa vị xã hội đã được
phân biệt rõ ràng. Nông dân chiếm phần đông trong xã hội, nhưng nông sản lại thuộc sở
hữu trực tiếp của nhà nước, đền thờ, hay các gia đình quý tộc mà sở hữu đất đai. Nông
dân cũng phải chịu thuế lao động và bị buộc phải tham gia lao động trong các dự án thủy
lợi, các công trình xây dựng theo một hệ thống sưu dịch. Nghệ sĩ và thợ thủ công lại có
địa vị cao hơn nông dân, nhưng họ cũng nằm dưới sự kiểm soát của nhà nước, làm việc
tại các phân xưởng gắn với những ngôi đền và được trả lương trực tiếp từ quốc khố. Các
viên ký lục và quan lại hình thành nên tầng lớp thượng lưu ở Ai Cập cổ đại, được gọi là

"tầng lớp váy trắng", một sự ám chỉ đến việc sử dụng quần áo bằng vải lanh màu trắng
như là một dấu hiệu cho địa vị của họ. Tầng lớp thượng lưu này còn làm nổi bật địa vị xã
hội của họ thông qua nghệ thuật và văn học. Bên dưới giới quý tộc là các giáo sĩ, thầy
thuốc, và các kỹ sư được đào tạo một cách chuyên môn trong lĩnh vực của họ. Nô lệ cũng
đã được biết đến ở Ai Cập cổ đại, nhưng mức độ và tỷ lệ của nó lại không rõ ràng.

Trừng phạt ở Ai Cập cổ đại.
( />q=hinh+anh+Trừng+phạt+ở+Ai+Cập+cổ+đại.&espv=2&biw=1366&bih=662&site=we
bhp&source=lnms&tbm=isch&sa=X&ved=0ahUKEwiLnO).

Page 18


Những lao động trẻ tuổi người Ai Cập đang được thầy thuốc chữa trị.
( />q=Những+lao+động+trẻ+tuổi+người+Ai+Cập+đang+được+thầy+thuốc+chữa+trị.&espv
=2&biw=1366&bih=662&site=webhp&source=lnms&tbm=is)
* Người Ai Cập cổ đại coi đàn ông và phụ nữ, kể cả tất cả mọi người đến từ tất cả các
tầng lớp xã hội, ngoại trừ nô lệ, về cơ bản là bình đẳng với nhau theo quy định của pháp
luật, và ngay cả những người nông dân dưới đáy cũng được quyền kiến nghị tới tể tướng
và triều đình. Mặc dù, nô lệ được sử dụng chủ yếu như là những người hầu chịu sự ràng
buộc. Họ có thể bị mua và bán, hoặc có thể làm việc tự do và thường được điều trị bởi
các thầy thuốc tại nơi làm việc. Cả đàn ông và phụ nữ đều có quyền sở hữu và mua bán
tài sản, ký kết hợp đồng, kết hôn và ly hôn, nhận thừa kế, và theo đuổi các tranh chấp
pháp lý tại tòa án. Các cặp vợ chồng có thể sở hữu tài sản chung và bảo vệ bản thân khi
ly dị bằng cách đồng ý hợp đồng hôn nhân, trong đó quy định các nghĩa vụ tài chính của
người chồng đối với vợ và con cái khi kết thúc cuộc hôn nhân của họ. So với phụ nữ
ở Hy Lạp cổ đại, La Mã, và thậm chí là nhiều nơi trên thế giới vào ngày nay, phụ nữ Ai
Cập cổ đại đã có nhiều quyền lợi hơn. Những người phụ nữ như Hatshepsut và Cleopatra
VII thậm chí đã trở thành các pharaoh, trong khi nhiều người khác nắm giữ địa vị Người
vợ thần thánh của Amun. Mặc dù có được nhiều quyền tự do, phụ nữ Ai Cập cổ đại lại

không thường xuyên nắm giữ các vị trí chính thức trong chính quyền, họ chỉ giữ vai trò
thứ yếu trong các ngôi đền, và không được nhận nền giáo dục như nam giới.

Page 19


Chương II. Những thành tựu chủ yếu của nền văn minh Ai Cập cổ
đại.
Trên cơ sở công cụ bằng đồng và nền kinh tế nông nghiệp, cư dân Ai Cập cổ đại từ rất
sớm đã sáng tạo nên một nền văn minh tinh thần vô cùng rực rỡ, trong đó, những thành
tựu chủ yếu là chữ viết, văn học, kiến trúc và các kiến thức khoa học tự nhiên.

1. Chữ viết.
* Từ khi xã hội có giai cấp bắt đầu hình thành, chữ viết ở Ai Cập đã ra đời. Chữ viết
của Ai Cập lúc đầu là chữ tượng hình, tức là muốn viết chữ để biểu thị một vật gì thì vẽ
hình thù của vật ấy. Vì vậy, nhìn vào các bản chữ viết Ai Cập cổ đại, ta thấy các hình vẽ
như người, các loại động vật (chim, gia súc, dã thú, côn trùng), cây cối, mặt trời, mặt
trăng, sao nước, núi non….
* Chữ tượng hình xuất hiện từ các truyền thống ngệ thuật tiền văn tự Ai Cập. Ví dụ
các bểu tượng trên cácđồ gốm Gerean từ khoảng 4000 năm TCN giống chữ tượng hình.
Trong nhiều năm văn tự chữ tượng hình sớm nhất là bảng đá Narmer, được tìm thấy
trong những cuộc khai quạt tại Hierakonpolis trong thập niên 1890, đã xác định niên đại
3200 TCN.
* Nhìn ào các bản chữ viết Ai Cập co đại, ta thấy các hình vẽ như người, độngvật, cây
cối, mặt trời, núi non.

Chữ tượng hình của Ai Cập cổ đại.
( />q=hinh+anh+mot+so+chu+tuong+hinh&espv=2&biw=1366&bih=662&tbm=isch&imgil
=2s8hK3pGqgsqqM%253A%253BY2pNv2bJpIvtlM%253Bhttp%25253A%25252).
Page 20



* Đối với các khái niệm trừu tượng hoặc phức tạp thì phải dùng phương pháp mượn ý.

\
Tấm bia Narmer
( />q=hinh+anh+ve+tam+bia+da+narmer&espv=2&biw=1366&bih=662&tbm=isch&imgil=
v1AbpC8oec3zEM%253A%253Bn62O55GkP_u-FM%).

Con dấu niêm phong của căn phòng thứ 3 ủa Tutankhamun.
( />q=hinh+anh+ve+con+dau+niem+phong+cua+can+phong+thu+3+cua+Tutankhamun&es
pv=2&biw=1366&bih=662&source=lnms&tbm=isch&sa).
* Tuy nhiên, hai phương pháp ấy chưa đủ để ghi mọi khái niệm, vì vậy dần dần xuất
hiện những hình vẽ biểu thị âm tiết. Những hình vẽ biểu thị âm tiết này vốn là những chữ
biểu thị một từ nhưng đồng âm với âm tiết mà người ta muốn sử dụng.

Page 21


* Vào thiên niên kỷ II TCN, người Hichxot đã học tập chữ cái của người Ai Cập để
ghi ngôn ngữ của mình. Về sau, loại chữ viết ấy được truyền sang Phenixi, trên cơ sở ấy,
người Phenixi đã sáng tạo ra vần chữ cái đầu tiên trên thế giới.
* Chữ viết cổ của Ai Cập thường được viết trên đá, gỗ, đồ gốm, vải gai, da… nhưng
chất liệu dùng để viết phổ biến nhất là giấy papyrus. Đó là loại giấy sớm nhất thế giới.
Do vậy, về sau trong ngôn ngữ nhiều nước châu Âu, giấy được gọi là papier, paper… Để
viết trên loại giấy đó, người Ai Cập cổ dùng bút làm bằng thân cây sậy, còn mực thì làm
bằng bồ hóng. Loại chữ tượng hình này được dùng trong hơn 3000 năm, sau đó, không
còn ai biết đọc loại chữ này nữa.

Giấy Papyrus

( />
q=hinh+anh+giay+papyrus&espv=2&biw=1366&bih=662&tbm=isch&imgil=mBt8WqI6
l13xM%253A%253BsK4zrqfsH_Q6GM%253Bhttp%25253A%)
* Năm 1798, Bônapác (tức Napoleon sau này) viễn chinh sang Ai Cập. Tại một địa
điểm gần thành phố Rosetta, trong khi đào chiến hào, binh lính Pháp đã phát hiện được
một tấm bia, đặt tên là tấm bia Rosetta, trên tấm bia này khắc hai thứ chữ: phần trên khắc
chữ Ai Cập cổ, phần dưới khắc chữ Hy Lạp. Mãi đến năm 1822, Champollion, một nhà
ngôn ngữ học người Pháp 32 tuổi mới tìm được cách đọc thứ chữ này. Chính từ đó, một
môn khoa học mới ra đời, đó là môn Ai Cập học.
* Vào thế kỷ V, một học giả Ai Cập tên Ghêrapôlông đã nghiên cứu cách đọc loại
chữ cổ này nhưng không thành công. 1000 năm sau, đến thế kỷ XVII mới có một số
người đặt lại vấn đề đó nhưng vẫn chưa có kết quả.
* Đến năm 1822, tìm được cách đọc thứ chữ này. Nhờ đọc được chữ Ai Cập cổ, người
ta mới biết được nhiều tư liệu quý giá thuộc các lĩnh vực như lịch sử, văn học, thiên văn,
toán học…của Ai Cập cổ đại.
 Hệ thống chữ viết.
Page 22


* Hệ thống chữ viết Ai Cập gồm 00 kí tự 24 dấu hiệu chỉ phụ âm, người Ai Cập vẫn
chứa đựng toàn chữ cái để viết.Mà khi muốn viết 1 từ, họ phải dùng dấu hiệu tượng hình
và dấu hiệu âm.
 Đọc ngữ âm.

*Các chữ tượng hình được viết từ phải xuống trái, từ trái sang phải. Người đọc cần
phải xác định hướng của chữ tượng hình để biết thứ tự đọc chính xác.
* Giống nhiều hệ thống chữ viết cổ khác, các từ không được chi tách bởi các khoảng
trống hay bởi các dấu chấm câu.

Chữ tượng hình thời Graeco-Romar.

( />%253BDdV1mmgsSoZb5M%253Bht)
 Các dâú hiệu đơn chữ.

* Chữ tượng hình Ai Cập gồm 24 dấu hiệu đơn có thể viết toàn bộ chữ Ai Cập bằng
những dấu hiệu này, người Ai Cập không bao giờ đơn giản hóa hệ thống chữ viết phức
tạp của họ thanh bảng chữ cái thực sự.

Page 23


Bảng chữ cái của Ai Cập cổ đại
( />q=hinh+anh+giay+papyrus+viet+van+tu+cho+nguoi+chet&espv=2&biw=1366&bih=662
&source=lnms&tbm=isch&sa=X&ved=0ahUKEwjWpqmavrvQAhVLKo8KHavCDlwQ
_AUIBigB#imgrc=1dEb19YIwg_bAM%3A).
 Các thành phần ngữ âm.

* Các chữ dư thừa đi kèm các dấu hiệu hai và ba chữ được coi là thành phần ngữ âm.
Chúng có thể được đặt hoặc phía trước dấu hiệu, sau dấu hiệu, hay đóng khung nó.
Những học giả tôn giáo Ai Cập cổ luôn tránh để các khoảng trống rộng trong văn bản của
mình và có thể them các thành phần ngữ âm hay đảo trật tự các dấu hiệu để khiến văn
bản thẩm mĩ hơn.
 Đọc ngữ nghĩa.

* Bên cạnh việc giải thích ngữ âm, các chữ cũng có thể được đọc cho nghĩa của chúng:
theo trường hợp này các dấu tốc kí tự được đọc và các từ hạn định.
* Dấu tốc kí tự. Một chữ tượng hình có thể được dung như một dấu tốc xác định chủ
thể cái đó là một hình ảnh. Các dấu tố kí thường được dung như các danh từ luôn đi kèn
với các dấu dọc âm thể hiện tình trạng của chúng như một dấu tốc kí.

2.Văn học.

* Ai Cập cổ đại có một kho tàng văn học khá phong phú, bao gồm tục ngữ, thơ ca trữ
tình, các câu chuyện mang tính chất đại lý, giáo huấn, trào phúng, truyện thần thoại…
Trong số đó, Truyện hai anh em, Nói Thật và Nói Láo, Sống sót sau vụ đắm thuyền v.v…
là những truyện tương đối tiêu biểu.
Page 24


* Nghệ thuật hội họa Ai Cập cổ đáng để chúng ta kinh ngạc bởi những tranh vẽ trên
tường trong các khu hầm mộ của các Pharaon, trên các chất liệu gốm cổ,… Các bức tranh
mô tả cảnh sinh hoạt và sản xuất cũng như tín ngưỡng tập tục của các cư dân và vua chúa
Ai Cập. Các tác phẩm hội họa và các hoa văn trên gốm và đất nung đã cung cấp cho các
nhà Ai Cập học các tư liệu phong phú và sinh động.
Gồm 3 giai đoạn cu thể:
*Văn hoc thời cổ vương quốc:
- Ở giai đoạn này văn học còn mang đậm tính tôn giáo nư ca nợi các vị thần miêu tả nghi
lễ thờ cúng và tang lễ
- Văn bản xưa nhất còn lưu lại la “Những văn bản kim tự tháp”
*Thời trung vương quốc:
- Đây là thời kì phát triển mạnh me, số lượng đồ sộ nội dung phong phú phản ánh nhiều
mặt của đời sống xã hội
- Phổ biến nhất là văn học giáo huấn dưới dạng các lời khuyên daỵ
- Nhiều tác phẩm mang màu sắc ton giáo: Nói thật va nói láo, 2 anh em….được viết bằng
sách giấy Papyrus

Sách giấy Papyrus
Page 25


×