Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Cao thủ phô tài trên ''võ đài'' ép xung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.29 KB, 2 trang )

Cao thủ phô tài trên 'võ đài' ép xung
Dùng vi xử lý Intel Core 2 Duo E6850 3,0 GHz, chuyên gia Đài Loan mang biệt hiệu Coolaler trình
diễn kỹ thuật đẩy xung nhịp lên 5,44 GHz, trong khi các thiết bị làm lạnh giữ nhiệt độ của chip dưới
-100
o
C.
Một hệ thống được ép xung và "giữ lạnh" bằng
LN2. Ảnh: TweakTown.
Màn biểu diễn này được tiến hành ở triễn lãm Computex 2007 (Đài
Bắc, Đài Loan) vào tuần trước và suýt bằng kỷ lục do chính anh lập ra
là 5,52 GHz.
"Ép xung là việc chỉnh sửa các thiết lập để hệ thống hoạt động ở mức cao hơn", Fugger, một "cao
thủ" đến từ Mỹ, giải thích. Anh này vừa ép một chip lõi 4 tốc độ 2,66 GHz của Intel lên 4,7 GHz.
Thông thường, tốc độ của vi xử lý được xác định bằng hai yếu tố là: (1) tốc độ của giao diện kết nối
chip với các bộ phận còn lại trong máy tính (được gọi là front-side bus) và (2) hệ số nhân, nghĩa là
một front-side bus 500 MHz và hệ số nhân bằng 3 sẽ tạo ra chip tốc độ 1,5 GHz. Bằng cách thay đổi
các giá trị này, người ta có thể làm chip chạy nhanh hơn.
Kết quả của quá trình ép xung là nhiệt lượng tỏa ra rất lớn và cần
đến thiết bị giải phóng nhiệt bằng chất lỏng, chứ không phải vây
tỏa nhiệt hay quạt gió bình thường.
"Tôi có một hệ thống làm lạnh dùng ni-tơ lỏng chạy qua các ống bằng đồng, qua một van không gỉ
để vào "nồi hơi" đặt trên mặt chip", Fugger vừa nói vừa mở một cái van và những đám hơi mù mịt
bay ra từ trong hệ thống. "Nhưng nó rất an toàn. Chúng tôi thường dùng 2 đến 3 máy ép khí lạnh để
đạt được nhiệt độ mong muốn. Tôi có thể đẩy nhiệt độ CPU tới -200
o
C nhưng thường chỉ giữ nó
dưới -120
o
C là đủ".
Hình ảnh Computex Taipei
2007: Sắc đẹp và công


nghệ
Ngón nghề "hầu quạt" cho máy
tính
Tại gian hàng của hãng Foxconn, một chuyên gia ép xung Đài Loan đang rót ni-tơ lỏng từ một cái
chai lớn vào chiếc cốc có vỏ bằng đá lạnh. Sau đó, anh tiếp tục dùng tay cầm cốc này để đổ ni-tơ
lỏng vào hệ thống dẫn xuống vi xử lý. Một người khác đến từ Singapore lại dùng cốc bằng đá lạnh
khô hoặc CO
2
rắn.
Đối với họ, thách thức lớn nhất là xác định được giới hạn của chip và hệ thống. Sau khi hoàn thành,
các "tay chơi" này sẽ đăng chi tiết về hệ thống cũng như hiệu suất làm việc của máy lên một số trang
web. "Game thủ luôn muốn máy tính có khả năng hoạt động tốt nhất và họ thường tra cứu trên các
website đó", Fugger tiết lộ. "Nếu họ thấy nhãn hiệu nào tốt hơn, có thể họ sẽ quyết định mua".

×