Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

ĐỀ KIỂM TRA hữu cơ 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.36 KB, 6 trang )

GIẢI ĐÁP HÓA HỌC
NĂM 2013 – 2014
/>12
(Đề có 40 câu trắc nghiệm)

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG LẦN I
MÔN: HÓA HỌC HỮU CƠ
Thời gian: 80 phút

Biên soạn: Admin Hiền Pharmacist
CHÍNH THỨC

ĐỀ

Chọn đáp án đúng nhất và khoanh tròn vào các chữ cái A, B, C, D tương ứng:
Câu 1: Cho các chất sau: polibuta-1,3-dien, tơ nilon-6, mantozo, xenlulozo, metyl axetat,
glucozo, etylclorua, phenylbromua, ancol etylic, tripanmitylglixerol. Có bao nhiêu chất bị
thủy phân trong môi trường axit hoặc kiềm ?
A. 7
B. 5
C. 4
D. 6
Câu 2: Cho các chất sau: C6H5-NH2 (anilin), toluen, CH3OH và các dung dịch C6H5OK,
KHCO3, NaHS, AgNO3, KHSO3. Chỉ dùng dung dịch HCl (được phép đun nóng) có thể
nhận biết được tối đa bao nhiêu chất trong số trên:
A. 5
B. 7
C. 8
D. 4
Câu 3: Cho hỗn hợp X gồm metanol và hai axit kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng của axit
fomic tác dụng hết với Na dư giải phóng 6,72 lít H2 (đktc). Nếu đun nóng hỗn hợp X có xúc


tác thì các chất trong hỗn hợp X tác dụng với nhau vừa đủ thu được 25g hỗn hợp este. Đốt
cháy hoàn toàn hỗn hợp X rồi dẫn sản phẩm cháy qua bình đựng H2SO4 đặc thì khối lượng
bình tăng m gam. Gía trị của m là ?
A. 18,9
B. 26,5
C. 25,2
D.
19,8
Câu 4: Cho 2,76 gam chất hữu cơ X chứa C, H, O tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ,
sau đó chưng khô thì phần bay hơi chỉ có nước, phần chất rắn khan còn lại chứa 2 muối
natri chiếm khối lượng 4,44 gam. Đốt cháy hai muối này trong oxi dư, sau khi phản ứng xãy
ra hoàn toàn, ta thu được 3,18 gam Na2CO3; 2,464 lít khí CO2 (đktc) và 0,9 gam nước. Biết
công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Tỉ lệ khối lượng hai muối là:
A. 17:29
B. 34:29
C. 34:77
D.
17:77
Câu 5: Hợp chất X có công thức phân tử là C5H13N. Khi cho X tác dụng với HNO2 thu
được chất Y có công thức phân tử là C5H12O. Oxi hóa Y thu được chất hữu cơ Y1 có công
thức phân tử là C5H10O. Y1 không có phản ứng tráng bạc. Mặt khác, đề hiđrat hóa Y thu
được 3 anken là đồng phân hình học của nhau. Vậy tên gọi của X là:
A. pentan-3-amin
B. pentan-2-amin
C. 3-metylbutan-2-amin D.
isopentyl amin
Câu 6: Hợp chất X được tạo ra từ ancol đơn chức và amino axit (chứa một chức amin và
một chức axit). X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Để đốt cháy
hoàn toàn 0,89 gam X cần vừa đủ 1,2 gam O2, tạo ra 1,32 gam CO2 và 0,63 gam H2O. Khi
cho 0,89 gam X tác dụng với 200ml dung dịch NaOH 1M rồi cô cạn thì khối lượng chất rắn

thu được là:
A. 8,57 gam
B. 8,37 gam
C. 7,97 gam
D. 8,45
gam
1


Câu 7: Cho các chất sau: HCOO-C6H4-OH, CH3COOCH2-COO-C6H5, C6H5OCO-CH(OH)CH2-COOH,
(Cl)2-CH2-COOH, CH2-CH(Cl)-COOK, HO-C6H4-OH, p-crezol, 1,2,3-triclobenzen. Biết: 1
mol X tác dụng hết với 3 mol NaOH loãng, đun nóng. Số chất X (các chất ở trên) thỏa mãn :
A. 4
B. 5
C. 6
D. 3
Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp gồm etylaxetat và metylacrylat thu được H 2O
và CO2, trong đó số mol CO2 lớn hơn số mol nước là 0,08 mol. Nếu đun 0,2 mol hỗn hợp
trên với 400 ml dung dịch KOH 0,75M. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được m gam
chất rắn. Gía trị m là:
A. 26,40
B. 26,64
C. 20,56
D.
26,16
Câu 9: Cho các tính chất sau: 1) Chất rắn màu trắng, tan trong nước; 2) Có thể tồn tại ở
dạng mạch hở trong dung dịch; 3) Bị thủy phân trong môi trường axit; 4) Tham gia phản
ứng tráng gương, hidro hóa và mất màu nước brom; 5) Hòa tan được Cu(OH)2/NaOH cho
phức tan màu xanh lam đậm. Chất nào sau đây có đầy đủ các tính chất trên ?
A. Glucozo

B. Saccarozo
C. Mantozo
D. Tinh
bột
Câu 10: Phát biểu nào đúng ?
A. Toluen và axeton đều tác dụng với HCl
B. Toluidin và p-crezol đều tác dụng với nước brom
C. Phenylamin và benzylamin tan vô hạn trong nước
D. Phenylamoniclorua hóa xanh quỳ tím
Câu 11: Có hai chất A, B cùng công thức phân tử C4H7ClO2. Biết rằng:
A + NaOH → Muối A1 + C2H5OH + NaCl
B + NaOH → Muối B1 + C2H4(OH)2 + NaCl
Khối lượng mol phân tử (đvC) của A1 và B1 lần lượt là ?
A. 98 và 68
B. 98 và 82
C. 68 và 82
D. 112
và 68
Câu 12: Phát biểu nào sau đây không đúng:
A. Anilin là chất lỏng, tan được trong dung dịch HCl
B. Anilin cho phản ứng với nước brom dễ hơn benzen
C. Anilin tác dụng với NaNO2/HCl đun nóng có khí bay ra
D. Anilin có tính bazo mạnh hơn o-toluidin
Câu 13: Cho các phát biểu sau về nhóm carbohidrat:
a) Tất cả các monosaccarit và đisaccarit đều là đường khử (đường có tính khử)
b) Có thể nhận biết mantozo và glucozo bằng phản ứng với nước brom hoặc với thuốc
tím.
c) Các polisaccarit bị thủy phân trong môi trường axit hoặc có enzym xúc tác.
d) Trong dung dịch, dạng β-glucozo chiếm tỉ lệ cao hơn dạng α-glucozo.
e) Xenlulozo là chất dễ cháy và nổ mạnh dùng để sản xuất thuốc súng.

f) Tinh bột và xenlulozo không phải là đồng phân của nhau.
g) Amilozo có khối lượng phân tử lớn hơn xenlulozo và có mạch phân nhánh.
h) Các liên kết glicozit trong tinh bột và xenlulozo đều là liên kết α-glicozit.
Có bao nhiêu phát biểu đúng ?
A. 4
B. 5
C. 3
D. 6
2


Câu 14: Cho sơ đồ sau: xenlulozơ →X1 → X2 → X3 → polime X. Biết rằng X chỉ chứa 2
nguyên tố. X3 có bao nhiêu công thức cấu tạo ? Mỗi mũi tên một phản ứng.
A. 2
B. 1
C. 3
D. 4
Câu 15: X có vòng benzen và có công thức phân tử là C 9H8O2. X tác dụng dễ dàng với nước
brom thu được chất Y có công thức phân tử là C 9H8O2Br2. Mặt khác, cho X tác dụng với
NaHCO3 thu được muối Z có công thức phân tử là C9H7O2Na. Hãy cho biết X có bao nhiêu
công thức cấu tạo?
A. 3
B. 6
C. 4
D. 5
Câu 16: Cho các chất sau: CH3COOCH2CH2Cl, ClH3N-CH2COOH, C6H5Cl (thơm),
HCOOC6H5 (thơm), C6H5COOCH3 (thơm), HO-C6H4-CH2OH (thơm), CH3CCl3.
CH3COOC(Cl)2-CH3. Có bao nhiêu chất khi tác dụng với NaOH đặc dư, ở nhiệt độ và áp
suất cao cho sản phẩm có 2 muối?
A. 4

B. 5
C. 6
D. 7
Câu 17: Chất A có công thức: C xHyOz, cho A tác dụng với NaOH thu được (B) và (C). (C)
+ O2


xt

+ Na



+ hhCaO,NaOH


t0

không tác dụng với Na và: (C)
(D)
(B)
ankan đơn giản nhất.
Thành phần % theo khối lượng của cacbon trong A là:
A. 60,0%.
B. 55,8%
C. 57,4%
D.
54,6%
Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin đơn chức X bằng lượng không khí vừa đủ thu
được 1,76 gam CO2; 1,26 gam H2O và V lít N2 (đktc). Giả thiết không khí chỉ gồm N 2 và O2

trong đó oxi chiếm 20% về thể tích không khí. Công thức phân tử của X và giá trị của V lần
lượt là:
A. X là C2H5NH2; V = 6,944 lít.
B. X là C3H7NH2; V = 6,944 lít.
C. X là C3H7NH2; V = 6,720 lít.
D. X là C2H5NH2; V = 6,720 lít.
Câu 19: Ba chất hữu cơ X, Y, Z (C,H,O) có cùng phân tử khối là 46(u). Trong đó X tác
dụng được Na và NaOH, Y tác dụng được Na. Nhiệt độ sôi của chúng tăng theo thứ tự lần
lượt là
A. Z < X < Y
B. Z < Y < X
C. Y < Z < X
D.
XCâu 20: Dãy chỉ chứa những amino axit có số nhóm amino và số nhóm cacboxyl bằng nhau
là:
A. Gly, Glu, Lys
B. Gly, Val, Ala
C. Val , Lys, Ala
D. Gly,
Ala, Glu
Câu 21: Tripeptit X có công thức sau: H 2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH(CH3)COOH (M=217) Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol X trong 400 ml dung dịch NaOH 1M. Khối
lượng chất rắn thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng là:
A. 28,6 g
B. 35,9 g
C. 22,2 g
D. 31,9
g
Câu 22: X là một α-Aminoaxit no, chứa 1 nhóm -COOH và 1 nhóm -NH 2. Từ m gam X
điều chế được m1 gam đipeptit. Từ 2m gam X điều chế được m 2 gam tripeptit. Đốt cháy m1

gam đipeptit thu được 0,3 mol nước. Đốt cháy m2 gam tripeptit thu được 0,55 mol H2O. Tên
gọi của X và giá trị m lần lượt là:
A. Glyxin và 11,25 gam
B. Valin và 13,35 gam
C. Alanin và 11,25gam
D.
Valin và 26,70 gam
3


Câu 23: Hợp chất A có công thức phân tử C3H10O3N2. Cho A tác dụng với dung dịch NaOH
dư, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được phần hơi và phần chất rắn. Trong phần hơi chỉ
chưa một chất hữu cơ B no, đơn chức, mạch thẳng, bậc nhất. Trong chất rắn chỉ chứa các
hợp chất vô cơ . Công thức cấu tạo của B là:
A. CH3CH2CH2OH.
B. CH3CH2NHCH3
C. CH3CH2CH2NH2
D.
CH3CH2COOH.
Câu 24: Cho axit salixylic (axit o-hiđroxibenzoic) phản ứng với anhiđrit axetic, thu được
axit axetylsalixylic (o-CH3COO-C6H4-COOH) dùng làm thuốc cảm (aspirin). Để phản ứng
hoàn toàn với 43,2 gam axit axetylsalixylic cần vừa đủ V lít dung dịch KOH 1M. Giá trị của
V là
A. 0,72.
B. 0,48.
C. 0,96.
D. 0,24.
Câu 25: Hỗn hợp X gồm etyl axetat, vinyl axetat, glixerol triaxetat và metyl fomat. Thuỷ
phân hoàn toàn
20 gam X cần dùng 200 ml dung dịch NaOH 1,5M. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 20 gam X

thu được V lít khí CO2(đktc) và 12,6 gam H2O. Giá trị của V là
A. 14,56 lít.
B. 22,40 lít.
C. 17,92 lít.
D.
16,80 lít.
Câu 26: Đun nóng 0,1 mol este no, đơn chức mạch hở X với 30ml dung dịch hidroxit 20%
(d=1,2g/ml) của một kim loại kiềm A. Sau khi kết thúc phản ứng xà phòng hóa, cô cạn dung
dịch thu được chất rắn Y và 4,6g ancol Z. Biết Z bị oxi hóa bởi CuO cho sản phẩm có khả
năng tráng bạc. Đốt cháy Y thu được 9,54g muối cacbonat; 8,26 gam hỗn hợp CO 2 và H2O.
Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tên gọi của X là:
A. Metyl axetat
B. Etyl axetat
C. Metyl fomat
D. Etyl propionat
Câu 27: Phản ứng nào không thể hiện tính bazo của amin :
A. CH3NH2 + H2O → CH3NH3+ + OH-.
B. C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl.
C. Fe3+ + 3CH3NH2 + 3H2O → Fe(OH)3 + 3CH3NH3+.
D. CH3NH2 + HONO (0-50C)→ CH3OH + N2 + H2O
Câu 28: Este mạch hở đơn chức X chứa 50% C về khối lượng. Este X có tên là:
A. Etyl oxalat.
B. Vinyl axetat.
C. Metyl axetat.
D. Vinyl
fomat.
Câu 29: Cho hỗn hợp gồm: 0,1 mol HCOO-C6H5 (thơm); 0,1 mol CH3COOC2H5; 0,15 mol
C6H5-OH (thơm)
và 0,05 mol HO-C6H4-COOC6H5 (thơm) tác dụng hoàn toàn với 400 ml dung dịch KOH 2M
đun nóng. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được m gam chất rắn khan. Gía trị của m là ?

A. 84,49
B. 73,30
C. 81,40
D.
82,40
Ni
Câu 30: Axit X + 2H2 → axit Y. Tên gọi của axit X và Y lần lượt là:

A. Axit panmitic và axit oleic.
B. Axit linolenic và axit oleic.
C. Axit oleic và axit stearic.
D. Axit linolenic và axit stearic
Câu 31: Cho 2 mol axit axetic tác dụng với 2 mol ancol metylic ( với xúc tác H 2SO4 đặc,
đun nóng) thấy hiệu suất cực đại của quá trình đạt 69,1%. Nếu tiến hành thí nghiệm ở cùng
nhiệt độ và xúc tác như trên với 3 mol axit axetic và 4 mol ancol metylic thì hiệu suất cực
đại của quá trình este hóa là bao nhiêu ?
4


A. 58,5%
B. 68,5%
C. 78,0%
80,0%
Câu 32: Hợp chất A1 có công thức phân tử C3H6O2 thỏa mãn sơ đồ:
dd H SO

D.

dd AgNO /NH


NaOH
3
3
2
4
A1 →
A 2 

→ A3 
→ A4

. Công thức cấu tạo của A1 là :
C. CH3–CH2–COOH
D. HO–

A. HCOO–CH2–CH3.
B. CH3–COO–CH3.
CH2–CH2–CHO
Câu 33: Dãy các dung dịch và chất lỏng đều làm đổi màu quì tím tẩm nước cất là
A. Anilin, natri phenolat, axit fomic, axit glutamic, axit axetic.
B. Phenol, anilin, natri axetat, axit glutamic, axit axetic.
C. Natri phenolat, phenylamoni clorua, axit glutamic, axit axetic, benzylamin
D. Etylamin, natri phenolat, axit aminoaxetic, axit fomic, axit axetic.
Câu 34: Cho các chất sau cùng nồng độ mol: amoniac (1); anilin (2); p-nitroanilin (3); pmetylanilin (4); metylamin (5); đimetylamin (6). Thứ tự tăng dần giá trị Kb của các chất là:
A. (3) < (2) < (4) < (1) < (5) < (6)
B. (2) < (3) < (4) < (1) < (5) < (6)
C. (2) > (3) > (4) > (1) > (5) > (6)
D. (3) < (1) < (4) < (2) < (5) < (6)
Câu 35: Đốt cháy hoàn toàn một amin no, hở, bậc một X bằng oxi vừa đủ, sau phản ứng
CO2


H2O

được hỗn hợp Y gồm khí và hơi, trong đó V : V = 1:2. Cho 1,8g X tác dụng với dung
dịch HCl dư. Sau phản ứng làm bay hơi dung dịch được m gam muối khan. Giá trị của m
là :
A. 3,990g
B. 5,085g
C. 3,260g
D.
2,895g
Câu 36: Hỗn hợp X gồm 2 este mạch hở E (C5H6O4) và F (C4H6O2). Đun X với NaOH dư,
sau đó cô cạn dung dịch được chất rắn Y. Nung Y với NaOH có CaO xúc tác thu được CH 4.
Công thức cấu tạo của E và F lần lượt là:
A. HOOC-CH=CH-CH3 và CH3OOC-CH=CH2.
B. HOOC-COOCH2-CH=CH2 và HCOOCH2-CH=CH2.
C. HOOC-CH=CH-COOCH3 và CH2=CH-COOCH3.
D. HOOC-CH2-COO-CH=CH2 và CH3COOCH=CH2.
Câu 37: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol triglyxerit X ta thu được 250,8g CO 2 và 90g H2O. Mặt
khác, 0,1 mol X phản ứng vừa đủ với V lít dung dịch Br2 1M. Gía trị của V là:
A. 0,3
B. 0,5
C. 0,7
D. 1,2
Câu 38: Khối lượng của tinh bột cần dùng trong quá trình lên men để tạo thành 5 lít ancol
etylic 46º là ?
Biết hiệu suất của cả quá trình là 72% và khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là
0,8 g/ml.
A. 5,4 kg.
B. 5,0 kg.

C. 6,0 kg.
D. 4,5
kg.
Câu 39: Thuỷ phân m gam mantozo trong môi trường axit với hiệu suất 80% thu được hỗn
hợp A. Khi cho A tác dụng với dd AgNO3/NH3 dư thu được 388,8g kết tủa. Giá trị của m là:
A. 342,00
B. 348,75
C. 651,60
D.
513,00
Câu 40: Cho aminoaxit X tác dụng vừa đủ với Na thấy số mol khí tạo ra bằng số mol X đã
phản ứng. Lấy a gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl được ( a + 0,9125 ) gam muối Y.
5


Đem toàn bộ Y tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH đun nóng được dung dịch Z. Cô cạn
Z được một lượng muối khan. Biết X làm quỳ tím hóa đỏ. Khối lượng muối khan thu được
so với khối lượng của Y là ?
A. Tăng 1,65 gam
B. Giảm 1,65 gam
C. Tăng 1,10 gam
D.
Giảm 1,10 gam
-Hết-

Mọi thắc mắc xin liên hệ: Hiền Pharmacist - DĐ: 01642689747
------------------------------------------------------------------------------LỚP LUYỆN THI ĐẠI HỌC – NĂM HỌC 2013 – 2014
PHỤ TRÁCH: Hiền Pharmacist – Khoa Dược – Đại học Y Dược Huế
Địa chỉ: Nhà Thờ Phủ Cam – Đường Nguyễn Trường Tộ - Tp.Huế
DĐ: 01642689747


6



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×