SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
MÃ ĐỀ: 196
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THEO MẪU NGẪU NHIÊN
NĂM HỌC: 2016 - 2017
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6
Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian giao đề)
Lưu ý: Trước khi làm bài, học sinh ghi mã đề vào tờ giấy thi.
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Viết phương án trả lời đúng (A, B, C hoặc D) vào bài thi.
Câu 1. Sự tích nào sau đây không được lí giải trong truyện Thánh Gióng?
A. Sự tích trầu cau.
B. Sự tích các ao hồ liên tiếp ở huyện Gia Bình.
C. Sự tích làng Cháy.
D. Sự tích tre đằng ngà.
Câu 2. Trong truyện Thạch Sanh, ý nghĩ nào khiến Lí Thông kết nghĩa anh em với Thạch Sanh?
A. Thương Thạch Sanh mồ côi.
B. Cảm phục tài năng đức độ của Thạch Sanh.
C. Thấy Thạch Sanh khỏe mạnh, nếu về ở cùng thì có lợi biết bao.
D. Muốn Thạch Sanh ở cùng cho vui.
Câu 3. Bài học gì được rút ra từ truyện Ếch ngồi đáy giếng?
A. Cần cố gắng mở rộng tầm hiểu biết, không được chủ quan, kiêu ngạo.
B. Phải biết nhanh chóng thích nghi với môi trường, hoàn cảnh sống mới.
C. Phải biết bằng lòng với cuộc sống vốn có của mình.
D. Cần đoàn kết với mọi người xung quanh để không bị những kẻ lớn hơn bắt nạt.
Câu 4. Dòng nào trình bày đúng nhất khái niệm Truyện cười?
A. Là những câu chuyện mua vui trong cuộc sống.
B. Là những truyện kể về những hiện tượng đáng cười nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán.
C. Là những câu chuyện thú vị, đặc sắc.
D. Là những truyện được kể với mục đích gây cười.
Câu 5. Từ là gì?
A. Là các từ ghép và từ láy.
B. Là tiếng có một âm tiết.
C. Là các từ đơn và từ ghép.
D. Là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.
Câu 6. Cách nào sau đây không giúp giải nghĩa từ?
A. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
B. Đọc nhiều lần từ cần giải thích.
C. Đưa ra từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ cần giải thích.
D. Miêu tả nội dung mà từ biểu thị.
Câu 7. Dòng nào sau đây chỉ có các động từ?
A. Học, đi, bàn, xanh, ăn, nhai.
B. Học, đi, bàn, ghế, ăn, nhai.
C. Học, đi, chạy, nói, ăn, nhai.
D. Học, đi, bàn, đẹp, ăn, nhai.
Câu 8. Trong văn tự sự, phương thức biểu đạt nào được sử dụng nhiều nhất?
A. Nghị luận.
B. Miêu tả.
C. Biểu cảm.
D. Tự sự.
II. PHẦN TỰ LUẬN (8,0 điểm)
Câu 9. (3,0 điểm)
Cho câu thơ sau: “Anh đội viên mơ màng”
(Ngữ văn 6, tập II, NXBGD)
a) Hãy chép chính xác ba câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh khổ thơ.
b) Khổ thơ em vừa chép được trích từ tác phẩm nào, tác giả là ai? Tác phẩm ấy được viết theo thể
thơ gì?
c) Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong khổ thơ em vừa chép ở trên?
Câu 10. (5,0 điểm)
Em hãy viết bài văn miêu tả một cơn mưa rào mùa hạ trên quê hương em.
-------- HẾT -------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh…………………………..………………………Số báo danh………………………………
/>
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
HƯỚNG DẪN CHẤM KSCL THEO MẪU NGẪU NHIÊN
MÃ ĐỀ:196
NĂM HỌC: 2016-2017
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 6
(Hướng dẫn chấm gồm 02 trang)
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM: (2.0 điểm)
Câu
Nội dung
1
A
2
C
3
A
4
B
5
D
6
B
7
C
8
D
II. PHẦN TỰ LUẬN (8.0 điểm)
Câu
9
(3,0đ)
10
(5,0đ)
Điểm
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Nội dung
a, Chép tiếp ba câu thơ
“Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng”
b,
- Khổ thơ trên trong tác phẩm “ Đêm nay Bác không ngủ”
- Tác giả: Minh Huệ
- Thể thơ: Năm chữ hay còn gọi Ngũ ngôn
c,
* Học sinh chỉ ra được hình ảnh so sánh và nêu được tác dụng của phép tu từ đó:
- So sánh ngang bằng:
“Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng”
+ Tác dụng: Góp phần diễn tả trạng thái của anh đội viên trong đêm. Đó là trạng thái
nửa tỉnh nửa mơ, chập chờn. Nhờ phép so sánh đó hình ảnh Bác trong tâm trạng mơ
màng của anh đội viên giống như hình ảnh thần tiên, thiêng liêng.
- So sánh không ngang bằng : “Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng”
+ Tác dụng : Gợi lên hình ảnh Bác lớn lao và vĩ đại. Người đọc cảm nhận được tình
yêu thương của Bác dành cho người chiến sĩ, những người dân công thật ấm áp, vĩ
đại biết nhường nào. Tình cảm bao la ấy như bao trùm, động viên nhân dân trong
những ngày kháng chiến vất vả…
* Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết viết một bài văn miêu tả có bố cục ba phần rõ
ràng: Mở bài, Thân bài, Kết bài; Ngôn ngữ trong sáng, lời văn rõ ràng, mạch lạc;
không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
* Yêu cầu về kiến thức: Học sinh trình bày được các ý cơ bản sau:
1. Mở bài
- Giới thiệu về cơn mưa mùa hạ: Ví dụ như: Mùa hạ về có bao điều đáng nhớ như
nắng nóng, mưa nhiều, ve sầu kêu, trái chín… nhưng ấn tượng đáng nhớ nhất với em
là cơn mưa rào mùa hạ.
/>
Điểm
0, 25
0, 25
0, 25
0,5
0,5
0,25
0,5
0,5
0,5
2. Thân bài
a, Trước khi mưa
- Trời đang sáng bỗng tối sầm lại, gió mang hơi nước thổi về, chớp nhay nháy, sấm
rền vang, một vài hạt mưa rơi lộp bộp trên mái nhà…
- Tiếng người í ới gọi trong xóm, tiếng chân chạy khẩn trương cất dọn đồ đạc, thóc
lúa, quần áo…
b. Tả trời mưa
- Hạt mưa rơi nhanh dần với tiếng mưa rơi mỗi lúc một lớn hơn…
- Mưa càng lúc càng to, gió càng lớn, tiếng mưa rơi rào rào…
- Tiếng sấm rền vang, thỉnh thoảng những tia chớp lóe lên với rạch ngang trời…
- Nước chảy đầy sân, đầy đường, chảy ồ ồ trong các ống máng…
c. Cảnh sinh hoạt trong mưa
- Người đi đường chạy trú mưa vào các nhà, hàng quán bên đường…
- Những người không chạy kịp, bị ướt như chuột lột…
- Trẻ con dầm mình tắm mưa, thích thú chơi đùa….
d, Sau cơn mưa
- Bầu trời quang hẳn ra, cây cối được tắm gội sạch sẽ, mọi hoạt động trở lại bình
thường…
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
0,5
0,5
3. Kết bài
0,5
- Sau cơn mưa, trời đẹp và mát mẻ. Mọi người lại tiếp tục công việc của mình. Em rất
ấn tượng với những cơn mưa mùa hạ vì nó làm cho em thấy sảng khoái và vui vẻ hơn,
quê hương em đẹp và mới mẻ hơn…
Lưu ý: Trên đây là những gợi ý mang tính định hướng, trong khi chấm giáo viên cần linh hoạt. Khuyến
khích những bài viết đúng hướng, sáng tạo, có năng khiếu.
/>