Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

ks ngẫu nhiên văn 7 vĩnh phúc 2016 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.75 KB, 3 trang )

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
MÃ ĐỀ : 223

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THEO MẪU NGẪU NHIÊN
NĂM HỌC 2016 – 2017
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 7
Thời gian làm bài 60 phút, không kể thời gian giao đề

Lưu ý: Trước khi làm bài, học sinh ghi mã đề vào tờ giấy thi
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Viết phương án trả lời đúng (A, B, C hoặc D) vào bài thi.
Câu 1. Dòng nào dưới đây không phải là tục ngữ?
A. Một nắng, hai sương.
B. Nhất thì, nhì thục.
C. Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.
D. Tấc đất tấc vàng.
Câu 2. Bài thơ nào được coi là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước ta?
A. Phò giá về kinh.
B. Sông núi nước Nam.
C. Thiên Trường vãn vọng.
D. Côn Sơn ca.
Câu 3. Bài thơ Cảnh khuya của Chủ tịch Hồ Chí Minh được viết theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn tứ tuyệt.
B. Ngũ ngôn tứ tuyệt.
C. Thất ngôn bát cú.
D. Lục bát.
Câu 4. Yếu tố Thiên trong trường hợp nào sau đây có nghĩa là trời?
A. Thiên vị.
B. Thiên lí.
C. Thiên thư.
D. Thiên niên kỉ.


Câu 5. Từ nào dưới đây là từ láy?
A. Non nước.
B. Bát ngát.
C. Sách vở.
D. Tươi tốt.
Câu 6. Trong các câu sau, câu nào là câu đặc biệt?
A.Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm.
B. Tiếng suối chảy róc rách.
C. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
D. Hỡi đồng bào cả nước!
Câu 7. Trong văn nghị luận, luận điểm là
A. ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài viết.
B. những trích dẫn thơ văn.
C. những câu nói nổi tiếng của các lãnh tụ.
D. những số liệu chính xác, đáng tin cậy.
Câu 8. Văn biểu cảm có đặc điểm gì nổi bật?
A. Miêu tả chi tiết, cụ thể.
B. Kể lại diễn biến sự việc.
C. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
D. Lập luận chặt chẽ.
II. PHẦN TỰ LUẬN (8,0 điểm)
Câu 9. (3,0 điểm)
Em hãy đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.
(SGK Ngữ văn 7 – Tập 1)

a. Đoạn thơ trên được trích từ bài thơ nào? Tác giả là ai?
b. Em hãy chỉ ra và nêu ngắn gọn tác dụng của biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong
đoạn thơ trên.
Câu 10. (5,0 điểm)
Em hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim.
…………HẾT……………
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh………………………………………..SBD………………………………………

/>

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
MÃ ĐỀ : 223

HƯỚNG DẪN CHẤM KSCL THEO MẪU NGẪU NHIÊN
NĂM HỌC 2016 – 2017
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 7
(Hướng dẫn chấm gồm 02 trang )

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu
1
2
3
4
Đáp án
A
B
A

C

5
B

6
D

7
A

8
C

II. PHẦN TỰ LUẬN (8,0 điểm)
Câu 9 (3,0 điểm)
Phần
Nội dung
a
- Đoạn thơ trích từ bài “Tiếng gà trưa”.
- Tác giả: Xuân Quỳnh.
b
- Đoạn thơ có sử dụng biện pháp tu từ: điệp ngữ “vì”.
- Tác dụng: nhấn mạnh quyết tâm chiến đấu chống kẻ thù vì những
mục đích cao đẹp nhưng cũng rất bình dị của người cháu - người
lính trẻ.

Điểm
0,5
0,5

1,0
1,0

Câu 10 (5,0 điểm)
* Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết viết bài văn nghị luận chứng minh. Bài viết có
bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, mạch lạc, dẫn chứng xác thực, diễn đạt trôi chảy
không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
* Yêu cầu về kiến thức: Học sinh chứng minh được tính đúng đắn của câu tục ngữ.
Bài viết đảm bảo các ý cơ bản sau:
Phần
Mở bài
Thân bài.

Nội dung
- Nêu vai trò của ý chí, nghị lực trong cuộc sống.
- Trích dẫn câu tục ngữ.
1. Giải thích câu tục ngữ.
- Nghĩa đen: một thanh sắt dù to đến đâu mài mãi cũng sẽ trở
thành một cây kim.
- Nghĩa bóng: công việc dù khó khăn đến đâu nếu kiên trì, cố
gắng sẽ thành công.
-> Câu tục ngữ khẳng định vai trò của ý chí, nghị lực trong
cuộc sống. Có kiên trì, cố gắng sẽ có thành công.
2. Chứng minh.
* Xét về lí:
- Ý chí và nghị lực là những phẩm chất cần thiết để con người
vượt qua mọi trở ngại.
- Không có ý chí và nghị lực thì không thể làm được gì.
* Xét về thực tế.
- Những người có ý chí, nghị lực đều gặt hái nhiều thành công

( Dẫn chứng )
- Ý chí và nghị lực giúp con người vượt qua những khó khăn
tưởng chừng không thể vượt qua được ( Dẫn chứng ).

/>
Điểm
0,5
1,0

1,0

1,0
1,0


Kết bài.

- Câu tục ngữ là lời khuyên quý báu với mỗi người trong cuộc
sống.
- Rút ra bài học cho bản thân.

0,5

Trên đây là một số gợi ý, giám khảo cần căn cứ vào nội dung bài làm cụ thể của học
sinh để cho điểm. Khuyến khích những bài viết sáng tạo, lập luận tốt.

/>



×