Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Phân tích chuỗi giá trị khoai lang trên địa bàn huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 109 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn này là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong
bất kỳ công trình, luận văn nào trƣớc đây.
Vĩnh Long, ngày 17 tháng 01 năm 2017
Tác giả

Đỗ Minh Tân


ii

LỜI CẢM ƠN
Đề tài nghiên cứu: “Phân tích chuỗi giá trị khoai lang trên địa bàn huyện Bình
Tân, tỉnh Vĩnh Long” đƣợc hoàn thành với sự hƣớng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của
PGS-TS Bùi Văn Trịnh, đồng thời với sự ủng hộ và tham gia rất nhiệt tình của các
cơ quan, ban ngành huyện và đặc biệt là các nông hộ sản xuất khoai lang, các
thƣơng lái, chủ vựa và những ngƣời bán lẻ khoai lang trên địa bàn huyện Bình Tân,
tỉnh Vĩnh Long.
Xin chân thành cảm ơn và cảm ơn PGS-TS Bùi Văn Trịnh, ngƣời Thầy đã tận
tình hƣớng dẫn trong quá trình thực hiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn và cảm ơn quý thầy cô, cùng các bạn học trong lớp đã
hỗ trợ và góp ý trong quá trình thu thập số liệu và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn và cảm ơn những ngƣời tham gia phỏng vấn.
Những thông tin thu đƣợc từ các buổi trao đổi, phỏng vấn cá nhân, kết hợp với các
số liệu thống kê về tình hình kinh tế, xã hội và kết quả phân tích kinh tế chuỗi giá trị
… là những căn cứ rất quan trọng để thực hiện hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
Vĩnh Long, ngày 17 tháng 01 năm 2017
Tác giả



Đỗ Minh Tân


iii

TÓM TẮT

Đề tài: “Phân tích chuỗi giá trị khoai lang trên địa bàn huyện Bình Tân,
tỉnh Vĩnh Long” nhằm tìm hiểu về thực trạng tình hình sản xuất và tiêu thụ khoai
lang trên địa bàn huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Thông qua phân tích kinh tế các
tác nhân tham gia chuỗi, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất và giá
trị gia tăng toàn chuỗi.
Tác giả sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả, phƣơng pháp phân tích tần số
nhằm phản ánh thực trạng sản xuất và quá trình tiêu thụ khoai lang trên địa bàn
huyện Bình Tân; Phƣơng pháp tính toán chi phí sản xuất trên một đơn vị diện tích
để từ đó tìm ra chi phí, giá thành và lợi nhuận của từng tác nhân trong chuỗi. Đề tài
phân tích thực trạng sản xuất khoai lang của các nông hộ, hoạt động thu mua của
thƣơng lái, chủ vựa và ngƣời bán lẻ khoai lang trên địa bàn nghiên cứu. Từ đó đánh
giá đƣợc tỷ lệ phần trăm phân phối lợi nhuận giữa các tác nhân tham gia chuỗi.
Đề tài còn nêu bật vấn đề nữa là việc cần thiết phải liên kết bền vững giữa các
tác nhân tham gia chuỗi cả về chiều ngang lẫn chiều dọc, nhằm tiết kiệm chi phí sản
xuất, ổn định đầu ra từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất và giá trị gia tăng toàn chuỗi.
Luận văn ngoài phần mở đầu, đƣợc bố cục thành 3 chƣơng, nội dung trình bày
cụ thể ở từng chƣơng theo các đề mục, giữa các chƣơng có liên kết với nhau để
hoàn thành luận văn theo mục tiêu nghiên cứu.


iv


ABSTRACT
Topic: "Analysis of yam value chain of Binh Tan district, Vinh Long
province" to learn about the current status of production and consumption of sweet
potatoes in Binh Tan district, Vinh Long province. Through economic analysis of
the chain actors, thereby proposing solutions to improve production efficiency and
added value across the chain.
The author uses descriptive statistical methods, frequency analysis methods to
reflect actual production and consumption process sweet potatoes Binh Tan district;
Method of calculating the cost of production per unit area from which to find out
the cost, price and profit of each agent in the chain. Thread analysis sweetpotato
production situation of the farmers, procurement practices of traders, stall owners
and retailers in the province yam research. Since then assess the percentage
distribution of profits between the chain actors.
The theme also highlights another problem is the need to link sustainable
between chain actors both horizontally and vertically, in order to save production
costs, stable output thereby improving efficiency production and added value across
the chain.
Essays beyond the preamble, is organized into three chapters, the content
presented in each chapter under specific headings, among interlinked chapters to
complete the thesis according to research objectives.


v

MỤC LỤC
Phần MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .......................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ......................................................................................................... 1
1.2 Sự cần thiết của đề tài ....................................................................................... 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.................................................................................... 2

2.1 Mục tiêu chung ................................................................................................. 2
2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................. 2
3. C C C U HỎI NGHIÊN CỨU ............................................................................. 2
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 2
4.1 Phạm vi về không gian ..................................................................................... 2
4.2 Phạm vi về thời gian ......................................................................................... 3
4.3 Phạm vi về đối tƣợng, nội dung ........................................................................ 3
5. LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU LIÊN QUAN ................................................................. 3
5.1 Các tài liệu liên quan trong nƣớc và ĐBSCL ................................................... 3
5.2 Các tài liệu có liên quan trong tỉnh Vĩnh Long. ............................................... 6
Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI GI

TRỊ VÀ CHUỖI GI

TRỊ KHOAI

LANG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH T N, TỈNH VĨNH LONG ....................... 8
1.1 PHƢƠNG PH P LUẬN....................................................................................... 8
1.1.1 Định nghĩa chuỗi giá trị ................................................................................. 8
1.1.2 Các khái niệm chính về chuỗi giá trị ........................................................... 11
1.1.2.1 Phƣơng pháp fili re chuỗi .............................................................12
1.1.2.2 Khung phân tích của Porter ..............................................................12
1.1.2.3 Phƣơng pháp tiếp cận toàn cầu ........................................................13
1.1.3 Nội dung chuỗi giá trị .................................................................................. 13
1.1.4 Ý nghĩa của việc sử dụng phƣơng pháp chuỗi giá trị trong nối kết thị trƣờng14
1.1.5 Ý nghĩa của việc phân tích chuỗi giá trị ...................................................... 15
1.1.6 Các bƣớc tiến hành phân tích chuỗi giá trị .................................................. 15


vi


1.1.6.1 Lập sơ đồ chuỗi ................................................................................15
1.1.6.2 Định lƣợng và mô tả hóa sơ đồ ........................................................16
1.1.6.3 Phân tích hiệu quả kinh tế chuỗi ......................................................18
1.1.6.4 Liên kết kinh doanh .........................................................................19
1.2 PHƢƠNG PH P NGHIÊN CỨU ....................................................................... 21
1.2.1 Phƣơng pháp chọn vùng nghiên cứu ........................................................... 21
1.2.2 Phƣơng pháp điều tra, khảo sát thu thập thông tin ...................................... 21
1.2.2.1 Số liệu thứ cấp..................................................................................21
1.2.2.2 Số liệu sơ cấp ..................................................................................21
1.2.2.3 Cơ cấu mẫu điều tra .........................................................................21
1.2.3 Phƣơng pháp xử lý số liệu ........................................................................... 22
1.2.4 Phƣơng pháp phân tích chuỗi giá trị ............................................................ 23
1.2.5 Phƣơng pháp phân tích ma trận SWOT ....................................................... 23
1.2.6 Sơ đồ nghiên cứu ........................................................................................ 25
Tóm tắt chƣơng 1 ...................................................................................................... 26
Chƣơng 2 KH I QU T ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PH N TÍCH CHUỖI GI
TRỊ KHOAI LANG TRÊN HUYỆN BÌNH T N, TỈNH VĨNH LONG ................. 27
2.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN BÌNH T N, TỈNH VĨNH LONG .............................................................. 27
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên ........................................................................................ 27
2.1.1.1 Vị trí địa lý .......................................................................................27
2.1.1.2 Khí hậu .............................................................................................28
2.1.1.3 Tài nguyên đất đai ............................................................................28
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Bình Tân ........................................... 29
2.1.2.1 Đơn vị hành chính ............................................................................29
2.1.2.2 Tình hình dân số ..............................................................................29
2.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CHỦ YẾU TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN BÌNH T N, TỈNH VĨNH LONG .............................................................. 30
2.2.1 Tình hình sản xuất nông nghiệp huyện Bình Tân ........................................ 30



vii

2.2.1.1 Trồng trọt .........................................................................................30
2.2.1.2 Chăn nuôi .........................................................................................32
2.2.1.3 Thủy sản ...........................................................................................33
2.3 GIỚI THIỆU KH I QU T VỀ C Y KHOAI LANG ...................................... 34
2.3.1 Đặc điểm ..................................................................................................... 34
2.3.2 Công dụng ................................................................................................... 35
2.3.3 Giá trị dinh dƣỡng ........................................................................................ 36
2.3.4 Kỹ thuật canh tác ........................................................................................ 36
2.3.5 Một số thông tin khác liên quan đến khoai lang ......................................... 38
2.4 CHUỖI GI

TRỊ KHOAI LANG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH T N,

TỈNH VĨNH LONG .................................................................................................. 38
2.4.1 Phân tích tình hình sản xuất khoai lang của Nông hộ trên địa bàn huyện
Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long ......................................................................................... 38
2.4.1.1 Về trình độ học vấn của nông hộ .....................................................39
2.4.1.2 Về số năm kinh nghiệm của nông hộ trồng khoai lang ...................39
2.4.1.3 Về diện tích đất sản xuất khoai lang của nông hộ ...........................40
2.4.1.4 Về tình hình thuê mƣớn lao động của nông hộ ................................40
2.4.1.5 Nhân khẩu ........................................................................................41
2.4.1.6 Giới tính ...........................................................................................42
2.4.2 Phân tích tình hình thu mua khoai lang của thƣơng lái và chủ vựa ............. 49
2.4.3 Phân tích tác nhân ngƣời bán lẻ ................................................................... 54
2.4.4 Phân tích kinh tế chuỗi giá trị khoai lang .................................................... 57
2.4.4.1 Chức năng chuỗi giá trị khoai lang ..................................................57

2.4.4.2 Kênh chuỗi giá trị khoai lang ...........................................................58
2.4.4.3 Giá trị gia tăng thuần đƣợc tạo ra trong chuỗi giá trị nông hộ .........59
2.4.4.4 Giá trị gia tăng thuần đƣợc tạo ra trong chuỗi giá trị thƣơng lái .....60
2.4.4.5 Giá trị gia tăng thuần đƣợc tạo ra trong chuỗi giá trị chủ vựa .........61
2.4.4.6 Giá trị gia tăng thuần đƣợc tạo ra trong chuỗi giá trị ngƣời bán lẻ .61


viii

2.4.5 Thuận lợi và khó khăn của các tác nhân trong chuỗi giá trị khoai lang trên
địa bàn huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long .................................................................. 62
2.4.5.1 Thuận lợi của các tác nhân tham gia chuỗi ......................................62
2.4.5.2 Khó khăn của các tác nhân tham gia chuỗi ......................................63
Tóm tắt chƣơng 2 ...................................................................................................... 65
Chƣơng 3 MỘT SỐ GIẢI PH P N NG CAO GTGT CHO C C T C NH N
TRONG CHUỖI GI

TRỊ KHOAI LANG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH T N,

TỈNH VĨNH LONG .................................................................................................. 66
3.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PH P .......................................................................... 66
3.1.1 Phân tích SWOT đối với quá trình sản xuất và tiêu thụ khoai lang ........... 66
3.1.2 Các nguyên nhân chính ................................................................................ 67
3.1.3 Mặt yếu và rủi ro của từng khâu trong chuỗi giá trị khoai lang .................. 68
3.1.4 Giới hạn chính của việc phát triển chuỗi giá trị khoai lang ......................... 69
3.2 GIẢI PH P N NG CAO GTGT CHO C C T C NH N TRONG CHUỖI
GI TRỊ VÀ PH T TRIỂN BỀN VỮNG CHUỖI GI

TRỊ KHOAI LANG TRÊN


ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH T N, TỈNH VĨNH LONG ............................................ 69
3.2.1 Giải pháp cho từng tác nhân ........................................................................ 70
3.2.1.1 Đối với nông hộ trồng khoai lang ....................................................70
3.2.1.2 Đối với thƣơng lái ............................................................................71
3.2.1.3 Đối với chủ vựa ................................................................................71
3.2.1.4 Đối với ngƣời bán lẻ ........................................................................72
3.2.2 Giải pháp chung ........................................................................................... 72
3.2.2.1 Ngắn hạn ..........................................................................................72
3.2.2.2 Dài hạn .............................................................................................73
3.2.3 Những giải pháp quan trọng ........................................................................ 74
3.2.4 Lợi thế so sánh ............................................................................................. 75
3.2.5 Lợi thế cạnh tranh ........................................................................................ 75
3.3 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 76
3.4 KIẾN NGHỊ ........................................................................................................ 79


ix

3.5 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI .................................................................................... 80
Tóm tắt chƣơng 3 ...................................................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 82


x

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL

: Đồng bằng sông Cửu Long


KPP

: Kênh phân phối

GTGT

: Giá trị gia tăng

LN

: Lợi nhuận

HTX

: Hợp tác xã

UBND

: Ủy ban nhân dân

NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn
SX

: Sản xuất

BVTV

: Bảo vệ thực vật

DNVVN


: Doanh nghiệp vừa và nhỏ


xi

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Cỡ mẫu quan sát đối với từng tác nhân ..................................................... 22
Bảng 1.2 Ma trận SWOT .......................................................................................... 23
Bảng 2.1 Dân số huyện Bình Tân ............................................................................. 29
Bảng 2.2 Tình hình sản xuất hoa màu huyện Bình Tân ............................................ 30
Bảng 2.3 Tình hình sản xuất khoai lang huyện Bình Tân năm 2015 ........................ 31
Bảng 2.4 Tình hình sản xuất lúa của huyện Bình Tân qua 3 năm ............................ 31
Bảng 2.5 Tình hình sản xuất cây ăn trái huyện Bình Tân năm 2015 ........................ 32
Bảng 2.6 Tình hình chăn nuôi của huyện Bình Tân Đvt: con .............................. 32
Bảng 2.7 Tình hình nuôi thủy sản của huyện Bình Tân Đvt: ha) ............................ 33
Bảng 2.8 Số lƣợng nông hộ đƣợc phân bổ ................................................................ 38
Bảng 2.9 Trình độ học vấn của nông hộ ................................................................... 39
Bảng 2.10 Số năm kinh nghiệm của nông hộ .......................................................... 39
Bảng 2.11 Diện tích đất canh tác của 113 nông hộ .................................................. 40
Bảng 2.12 Tình hình thuê mƣớn lao động của nông hộ ........................................... 40
Bảng 2.13 Nhân khẩu và lao động trong độ tuổi lao động........................................ 41
Bảng 2.14 Thông tin về giới tính của nông hộ .......................................................... 42
Bảng 2.15 Thông tin về tập huấn kỹ thuật của nông hộ............................................ 42
Bảng 2.16 Nguyên nhân tham gia sản xuất khoai lang của nông hộ ........................ 43
Bảng 2.17 Nguồn cung cấp giống ............................................................................. 43
Bảng 2.18 Tình hình vay vốn của nông hộ trong năm 2015 .................................... 44
Bảng 2.19 Chi phí sản xuất khoai lang năm 2015 tính trên 1.000m2) ..................... 45
Bảng 2.20 Sản lƣợng, giá bán, doanh thu, chi phí và lợi nhuận trung bình của mỗi

nông hộ năm 2015 ..................................................................................................... 47
Bảng 2.21 Thông tin về độ tuổi của thƣơng lái và chủ vựa ...................................... 49
Bảng 2.22 Thông tin về học vấn của thƣơng lái và chủ vựa ..................................... 50
Bảng 2.23 Kinh nghiệm thu mua khoai lang của thƣơng lái và chủ vựa .................. 51


xii

Bảng 2.24 Thông tin về sản lƣợng, giá bán, doanh thu, chi phí và lợi nhuận của
thƣơng lái năm 2015.................................................................................................. 53
Bảng 2.25 Thông tin về sản lƣợng, giá bán, doanh thu, chi phí và lợi nhuận của chủ
vựa trong năm 2015................................................................................................... 54
Bảng 2.27 Thông tin về trình độ học vấn ngƣời bán lẻ ............................................. 55
Bảng 2.28 Lý do ngƣời bán lẻ chọn bán khoai lang ................................................. 56
Bảng 2.29 Thông tin về sản lƣợng, giá bán, doanh thu, chi phí và lợi nhuận của
ngƣời bán lẻ trong năm 2015 .................................................................................... 57
Bảng 2.30 Giá trị gia tăng thuần 01 kg khoai lang của nông hộ năm 2015 .............. 60
Bảng 2.31 Giá trị gia tăng thuần 01 kg khoai lang của thƣơng lái năm 2015 .......... 60
Bảng 2.32 Giá trị gia tăng thuần 01 kg khoai lang của chủ vựa năm 2015 .............. 61
Bảng 2.33 Giá trị gia tăng thuần 01 kg khoai lang của ngƣời bán lẻ năm 2015 ....... 62


xiii

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Sơ đồ chuỗi giá trị ...................................................................................... 16
Hình 1.2 Các loại kênh phân phối ............................................................................. 17
Hình 1.3 Liên kết theo chiều ngang .......................................................................... 19
Hình 1.4 Liên kết theo chiều dọc .............................................................................. 20
Hình 1.5: Các bƣớc thực hiện đề tài .......................................................................... 25

Hình 2.1 Kênh chuỗi giá trị khoai lang ..................................................................... 59
Bảng 3.1 Phân tích SWOT ........................................................................................ 66


1

Phần
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1 Đặt vấn đề
Đồng bằng sông Cửu Long ĐBSCL nằm ở hạ lƣu sông Mê Kông với đất đai
màu mỡ, sông ngòi, kênh gạch chằng chịt, thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, thuận lợi
để phát triển nền nông nghiệp đa canh nhiệt đới.
Tỉnh Vĩnh Long nằm dọc Quốc lộ 1A có chiều dài hơn 46,2 km, là trung tâm
nối liền các tỉnh Cần Thơ, Hậu Giang, Cà Mao, Bạc Liêu, Sóc Trăng đi các tỉnh Tây
Nguyên và Bắc Bộ, có vị trí chiến lƣợc đặc biệt quan trọng trong việc phát triển
kinh tế - xã hội chung trong cả nƣớc. Mục tiêu chiến lƣợc của tỉnh Vĩnh Long trong
giai đoạn 2015 – 2020 là đẩy mạnh phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa dựa
trên nền tảng phát triển nền nông nghiệp bền vững. Vì thế nền nông nghiệp của tỉnh
Vĩnh Long đƣợc đặc biệt quan tâm, quy hoạch từng huyện trong tỉnh có các ngành
nông nghiệp đặc thù và mang lại thu nhập cao cho các nông hộ nhƣ: Cam sành
huyện Tam Bình, chôm chôm huyện Trà Ôn, bƣởi năm roi huyện Bình Minh, khoai
lang huyện Bình Tân …
1.2 Sự cần thiết của đề tài
Hiện nay các mặt hàng nông sản ở ĐBSCL nói chung và huyện Bình Tân, tỉnh
Vĩnh Long nói riêng có nhiều cải tiến và đổi mới, tuy nhiên vẫn còn trong tình trạng
sản xuất manh mún, rời rạc, giá trị chƣa cao, chƣa có tính liên kết bền vững.
Nghề trồng khoai lang ở huyện Bình Tân, thời gian những năm gần đây sản
lƣợng tăng nhƣng thu nhập của nông hộ vẫn chƣa bền vững do giá cả thƣờng xuyên
biến động, quá trình tiêu thụ sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn phải qua nhiều giai

đoạn trung gian, thu nhập của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị chƣa phù hợp.
Xuất phát từ những lý do nhƣ đã nên trên, nên đề tài: “Phân tích chuỗi giá trị
khoai lang trên địa bàn huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long” là cần thiết phải đƣợc


2

nghiên cứu. Đó là lý do tác giả chọn đề tài này để làm luận văn Thạc sĩ ngành Quản
Trị kinh doanh tại trƣờng Đại học Cửu Long.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu chung
Phân tích chuỗi giá trị khoai lang trên địa bàn huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long
thông qua phân tích chi phí, lợi ích và giá trị tăng thêm của từng tác nhân tham gia
chuỗi, từ đó đƣa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất, lợi thế cạnh tranh, giá
trị tăng thêm, nâng cao thu nhập cho các nông hộ trồng khoai lang.
2.2 Mục tiêu cụ thể
(1) Khảo sát hiện trạng sản xuất, phân phối và tiêu thụ khoai lang trên địa bàn
huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long.
(2) Phân tích hiệu quả kinh tế chuỗi giá trị khoai lang gồm phân tích chi phí,
giá trị gia tăng và lợi nhuận của từng tác nhân tham gia chuỗi.
(3) Đề xuất một số giải pháp nâng cao, hoàn thiện và phát triển bền vững
chuỗi giá trị khoai lang trên địa bàn huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long.
3. CÁC C U HỎI NGHIÊN CỨU
- Chuỗi giá trị khoai lang trên địa bàn huyện Bình Tân gồm những tác nhân
nào tham gia, mỗi tác nhân trong chuỗi có vai trò gì?
- Giá thành sản xuất và giá trị của sản phẩm khoai lang Bình Tân qua các tác
nhân nhƣ thế nào?
- Hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của nông hộ, thƣơng lái, chủ vựa,
ngƣời bán lẻ nhƣ thế nào?
- Giải pháp nâng cao và phát triển bền vững chuỗi giá trị khoai lang trên địa

bàn huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long trong thời gian tới.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1 Phạm vi về không gian
Thông tin và số liệu thu thập để thực hiện đề tài đƣợc thực hiện tại các nông hộ trồng
khoai lang trên địa bàn huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long.


3

4.2 Phạm vi về thời gian
- Thời gian nghiên cứu của đề tài khảo sát dựa trên số liệu các năm 2013, 2014
và 2015. Ngoài ra đề tài còn đề cập về tình hình sản xuất và têu thụ khoai lang trên
địa bàn huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long trong thời gian gần đây.
- Thời gian dự kiến hoàn thành luận văn là 06 tháng. Cụ thể:
- Thu thập số liệu sơ cấp 02 tháng
- Thu thập số liệu thứ cấp 02 tháng
- Hoàn thành luận văn 02 tháng
4.3 Phạm vi về đối tƣợng, nội dung
- Đƣa ra phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu.
- Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu chuỗi giá trị khoai lang và đề xuất một số giải
pháp nhằm hoàn thiện và phát triển bền vững chuỗi giá trị khoai lang trên địa bàn
huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long các vấn đề khác không đề cập trong nghiên cứu.
- Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu mối liên hệ giữa các yếu tố chi phí và thu
nhập của các nông hộ và các tác nhân khác tham gia trong chuỗi giá trị khoai lang.
Xác định kết quả phân phối lợi nhuận của các tác nhân tham gia chuỗi. Từ đó cân
đối tính lợi nhuận và tìm ra nguyên nhân của việc phân chia lợi nhuận khác nhau
giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi. Đối tƣợng nghiên cứu gồm:
- Nông hộ
- Thƣơng lái
- Chủ vựa

- Ngƣời bán lẻ
- Doanh nghiệp/hợp tác xã và các chuyên gia trong lĩnh vực khoai lang
- Căn cứ vào kết quả phân tích đƣợc ở trên, từ đó đề xuất một số giải pháp
hoàn thiện, nâng cao và phát triển bền vững chuỗi giá trị khoai lang.
5. LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU LIÊN QUAN
5.1 Các tài liệu liên quan trong nƣớc và ĐBSCL
Công ty nghiên cứu thị trƣờng Axis Research 2005 : “Chuỗi giá trị rau quả
của thành phố Cần Thơ”. Tài liệu đã sử dụng các phƣơng pháp: Phân tích chuỗi giá


4

trị thị trƣờng, mô hình logic, phân tích giá trị gia tăng trong chuỗi cung ứng. Tài
liệu đã phân tích thực trạng tình hình kinh tế nông nghiệp thành phố Cần Thơ trong
việc trồng trọt rau quả, phân tích chuỗi giá trị rau quả. Từ đó tác giả đã đề xuất các
giải pháp hỗ trợ cho chuỗi giá trị này ngày càng phát triển.
Nguy n Ngọc Châu 2008 : “Phân tích chuỗi giá trị gạo ở thành phố Cần
Thơ”. Tác giả đã sử dụng các phƣơng pháp phân tích ngành hàng, phân tích chi phí
- lợi ích. Tác giả đã xác định đƣợc kết quả của các thành viên tham gia chuỗi, phân
tích những mặt thuận lợi và khó khăn của các thành viên trong chuỗi này. Đề ra giải
pháp hoàn thiện chuỗi giá trị sản phẩm gạo ở địa bàn nghiên cứu.
Võ Chí Cƣờng, 2008 “So sánh hiệu quả sản xuất trồng chuyên Xoài Cát Chu
và Xoài Cát Chu xen Chanh Giấy tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng”. trồng xen
xoài Cát Chu – chanh giấy đã mang lại hiệu quả kinh tế cho nông hộ cao hơn những
hộ chỉ thâm canh cây xoài Cát Chu. Bên cạnh đó, những nhân tố về nguồn lực của
nông hộ nhƣ diện tích đất đai, kinh nghiệm sản xuất, số lao động chính của nông hộ,
vốn sản xuất cũng ảnh hƣởng đến lợi nhuận của canh tác ở những mức độ khác
nhau. Trong sản xuất và tiêu thụ, ngƣời sản xuất có đƣợc một số thuận lợi nhƣ: cây
giống đáp ứng đƣợc nhu cầu giá cả, số lƣợng , có kinh nghiệm trong sản xuất, đê
bao đƣợc khép kín, thị trƣờng nguyên liệu đầu vào đa dạng với nhiều mức giá khác

nhau nên d lựa chọn, đầu ra rất d dàng do có nhiều thƣơng lái thu mua.
Nguy n Thị Thu Trang 2010 “Phân tích chuỗi giá trị lúa gạo tỉnh An Giang”.
Trong đề tài tác giả áp dụng lý thuyết liên kết chuỗi giá trị kết hợp với phân tích
SWOT, thống kê mô tả để đƣa ra kết luận về giá trị gia tăng thuần phân phối không
đều giữa các tác nhân tham gia chuỗi và nông dân là ngƣời trực tiếp sản xuất ra lúa
gạo nhƣng thu nhập của nông dân là rất thấp. Tác giả đã đƣa ra giải pháp nâng cấp
chuỗi là cung cấp giống tốt, đảm bảo chất lƣợng, tiêu chuẩn về xuất khẩu. Hạn chế
của đề tài là chƣa nêu ra các định hƣớng cho ngƣời nông dân cần phải làm gì để
tăng thu nhập của mình trong chuỗi giá trị.


5

Nguy n Quốc Nghi và Đinh Kim Xuyến, 2009, “Tình hình xây dựng một số
thương hiệu nông sản Việt Nam trong cạnh tranh- hội nhập”.Việc cạnh tranh gay
gắt của các nông sản ngoại khiến cho nông sản trong nƣớc trở nên bấp bênh và mất
dần thị phần. Yêu cầu bức bách đang đặt ra cho nông sản Việt Nam là xây dựng
thƣơng hiệu cho mình để tăng năng lực cạnh tranh, tăng vị thế trên thị thƣờng quốc
tế. Đối với các sản phẩm nông nghiệp đòi hỏi phải đầu tƣ nhiều hơn vào công tác
khuyến nông, công nghệ thu hoạch và bảo quản sản phẩm, nghiên cứu các giống
mới. Mặt khác, nâng cao chất lƣợng sản phẩm cần phải dựa trên yêu cầu của khách
hàng, cần nghiên cứu thị trƣờng cả trong và ngoài nƣớc để xác định ngƣời tiêu dùng
đang cần sản phẩm có đặc điểm, chất lƣợng nhƣ thế nào. Hoạt động quảng bá, tiếp
thị và nâng cao nhận thức về thƣơng hiệu là yếu tố quan trọng trong việc phát triển
thƣơng hiệu không những đối với ngƣời sản xuất mà cả với ngƣời tiêu dùng.
Nguy n Thị Vân 2013 , “Phân tích chuỗi giá trị bắp non tỉnh An Giang”. Tác
giả áp dụng phƣơng pháp thống kê mô tả, phƣơng pháp phân tích SWOT, phân tích
kinh tế chuỗi, phân tích chức năng chuỗi. Đề tài đã phân tích đƣợc thực trạng trồng
bắp non của các hộ nông dân tại tỉnh An Giang, hoạt động thu mua của các đại lí/
công ty thu mua bắp non, qua đó làm rõ đƣợc chuỗi giá trị bắp non, đánh giá phần

trăm phân phối lợi nhuận giữa các tác nhân trong chuỗi. Kết quả nghiên cứu cho
thấy chuỗi bắp non tỉnh An Giang phân phối theo một kênh gồm các tác nhân nhƣ:
Nông dân, đại lí, nhà máy chế biến xuất khẩu. Nông dân là ngƣời đƣợc chia lợi
nhuận cao nhất trong chuỗi. Hạn chế của đề tài là tác giả chƣa đề xuất đƣợc các giải
pháp cụ thể, thiết thực để phát triển bền vững chuỗi giá trị bắp non.
Nguy n Ngọc Huy, 2010 “Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc phát triển thƣơng
hiệu bƣởi Năm Roi và vú sữa Vĩnh Kim”, trong bối cảnh xây dựng thƣơng hiệu, lợi
nhuận của những hộ trồng bƣởi theo quy trình GAP đạt đƣợc khá cao, trung bình
71,4 triệu đồng/ha/năm; vú sữa Vĩnh Kim lợi nhuận bình quân thu đƣợc là 99,9
triệu đồng/ha/năm. Ngƣời trồng bƣởi bán sản phẩm chủ yếu bán cho ngƣời bán
sỉ/bán lẻ 41,1% và 36% bán cho thƣơng lái, ngoài ra bán cho HTX và công ty với
hình thức thanh toán 70% là tiền mặt. Bên cạnh đó, vú sữa Vĩnh Kim có 53,6% sản


6

lƣợng đƣợc bán cho ngƣời bán sỉ/bán lẻ; 39,9% bán cho thƣơng lái; HTX chỉ thu
mua với số lƣợng nhỏ, 6,5%. Qua khảo sát, các nhân tố ảnh hƣởng đến thƣơng hiệu
bƣởi Năm Roi gồm ba nhóm nhân tố tác động: 1 nhóm yếu tố nội lực c ủa nông
hộ; 2 Nhóm yếu tố thị trƣờng tiêu thụ; 3 Nhóm nhân tố chất lƣợng sản phẩm. Đối
với vú sữa Vĩnh Kim, có 6 nhóm yếu tố ảnh hƣởng đến thƣơng hiệu sản phẩm: 1
Nhóm yếu tố thị trƣờng tiêu thụ; 2 Nhóm nhân tố về điều kiện sản xuất; 3 Nhóm
nhân tố chất lƣợng sản phẩm; 4 Nhóm nhân tố về mức độ tham gia của ngƣời sản
xuất; 5 Nhóm nhân tố về đầu tƣ cho thƣơng hiệu; 6 Nhóm nhân tố về khả năng
kinh doanh.
5.2 Các tài liệu có liên quan trong tỉnh Vĩnh Long.
Công ty nghiên cứu thị trƣờng Axis Research 2006 : “Chuỗi giá trị Bƣởi ở
Vĩnh Long”. Tài liệu đã sử dụng phƣơng pháp phân tích chuỗi giá trị, phƣơng pháp
phân tích SWOT: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của các thành viên tham
gia trong chuỗi giá trị Bƣởi ở tỉnh Vĩnh Long. Tài liệu nghiên cứu các nội dung:

Xác định kết quả các thành viên tham gia chuỗi giá trị Bƣởi ở Vĩnh Long; những
thuận lợi, khó khăn của các thành viên tham gia trong chuỗi và đƣa ra hƣớng giải
quyết những khó khăn trên; Căn cứ vào kết quả phân tích từ đó đề xuất một số giải
pháp, kiến nghị để phát triển loại trái cây đặc sản của vùng này.
Trƣơng Thị Kim Chi 2010 , “Phân tích chuỗi giá trị đậu nành tỉnh Vĩnh
Long”. Tác giả sử dụng phƣơng pháp phân tích chức năng chuỗi và phân tích kinh
tế chuỗi. Theo đề tài này tác giả cho thấy chuỗi giá trị đậu nành tỉnh Vĩnh Long có
nhiều khó khăn từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ, điều quan trọng hơn là sự liên
kết giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi còn kém. Từ đó, để hỗ trợ việc triển
khai, thực hiện các giải pháp cho chiến lƣợc nâng cấp chuỗi giá trị đậu nành ở tỉnh
Vĩnh Long phát triển bền vững trong tƣơng lai thì cần phải đảm bảo nguồn cung và
chất lƣợng đầu vào, quy hoạch sản xuất theo hƣớng tập trung, nhà chế biến cần chủ
động kết nối với nhà sản xuất. Hạn chế của đề tài là chƣa đƣa ra các giải pháp cụ
thể đối với từng tác nhân để thực hiện liên kết trong chuỗi giá trị mang lại hiệu quả.


7

Lê Thị Diệu Hiền, Nguy n Hữu Tâm, Diệp Thị

nh (2011)" Đánh giá hiệu

quả kinh tế mô hình trồng khoai lang tím của nông hộ ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh
Long " đã nghiên cứu và xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh tế của
nông hộ sản xuất khoai lang tím ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Nghiên cứu
cho thấy nguyên nhân chính dẫn đến nông hộ tham gia sản xuất khoai lang tím là do
sản phẩm có giá trị xuất khẩu và điều kiện đất đai rất phù hợp. Bên cạnh đó khó
khăn lớn nhất mà nông hộ phải đối mặt là giá cả nguyên vật liệu đầu vào còn khá
cao. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy nông hộ sản xuất khoai lang tím đạt hiệu quả
cao trong vụ sản xuất năm 2011.



8

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ VÀ CHUỖI GIÁ TRỊ KHOAI LANG
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH T N, TỈNH VĨNH LONG
Chƣơng này trình bày những vấn đề có tính chất lý luận, làm cơ sở cho
phƣơng pháp luận để tiến hành nghiên cứu cụ thể chuỗi giá trị khoai lang trên địa
bàn huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long.
1.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN
1.1.1 Định nghĩa chuỗi giá trị
Theo nghĩa hẹp, một chuỗi giá trị CGT gồm một loạt các hoạt động thực
hiện trong một công ty để sản xuất ra một sản phẩm nhất định. Các hoạt động này
có thể gồm giai đoạn xây dựng khái niệm và thiết kế, quá trình mua vật tƣ đầu vào,
sản xuất, tiếp thị và phân phối, thực hiện các dịch vụ hậu mãi đến ngƣời tiêu thụ sản
phẩm cuối cùng v.v... Tất cả những hoạt động này trở thành một chuỗi kết nối
ngƣời sản xuất với ngƣời tiêu dùng. Nói cách khác, CGT theo nghĩa hẹp là các hoạt
động lại bổ sung giá trị cho thành phẩm cuối cùng. M4P, 2008
Theo nghĩa rộng, chuỗi giá trị là một tập hợp những hoạt động do nhiều ngƣời
tham gia khác nhau thực hiện ngƣời sản xuất sơ cấp, ngƣời chế biến, thƣơng nhân,
ngƣời cung cấp dịch vụ,… để biến một nguyên liệu thô thành thành phẩm đƣợc
bán lẻ. Bắt đầu từ hệ thống sản xuất nguyên liệu thô và chuyển dịch theo những mối
liên kết với các doanh nghiệp khác trong kinh doanh, lắp ráp, chế biến,…Cách tiếp
cận này xem xét cả các mối liên kết ngƣợc và xuôi cho đến khi nguyên liệu thô
đƣợc sản xuất, đƣợc kết nối với ngƣời tiêu dùng cuối cùng. M4P, 2008
Một cách khái quát, “Chuỗi giá trị” có nghĩa là
Một chuỗi các quá trình sản xuất các chức năng từ cung cấp các đầu vào
cho một sản phẩm cụ thể tới sản xuất sơ bộ, chế biến, marketing và tiêu thụ cuối
cùng.

Sự sắp xếp có tổ chức, kết nối và điều phối ngƣời sản xuất, nhóm sản xuất,
doanh nghiệp và nhà phân phối liên quan đến một sản phẩm cụ thể


9

Một mô hình kinh tế trong đó kết nối việc lựa chọn sản phẩm và công nghệ
thích hợp với cách thức tổ chức các tác nhân liên quan để tiếp cận thị trƣờng
Theo phân loại về khái niệm của M4P 2008 , có ba luồng nghiên cứu chính
trong các tài liệu về chuỗi giá trị: i phƣơng pháp fili re, ii khung khái niệm do
Porter lập ra 1985 và iii phƣơng pháp toàn cầu do Kaplinsky đề xuất 1999 ,
Gereffi (1994, 1999, 2003), Gereffi và Korzeniewicz (2004)
Phƣơng pháp chuỗi giá trị chủ yếu là một công cụ mô tả để xem xét các
tƣơng tác giữa những ngƣời tham gia khác nhau. Là một công cụ có tính mô tả, nó
có những lợi thế khác nhau ở chỗ nó buộc ngƣời phân tích phải xem xét cả các khía
cạnh vi mô và vĩ mô trong các hoạt động sản xuất và trao đổi. Phân tích trên các cơ
sở các hàng hóa có thể cho biết nhiều hơn về cơ cấu tổ chức và chiến lƣợc của
những ngƣời tham gia khác nhau.
Chuỗi giá trị do Michael Porter đƣa vào năm 1985 là một chuỗi các hoạt
động, sản phẩm đi qua tất cả các hoạt động của chuỗi theo thứ tự và tại mỗi hoạt
động sản phẩm sẽ nhận thêm một số giá trị tăng thêm. Tùy theo mức độ chi tiết hóa
cho mỗi quá trình, chuỗi giá trị đƣợc phân thành chuỗi hai loại: chuỗi giá trị giản
đơn hoặc chuỗi giá trị mở rộng.
Theo cách tiếp cận của GTZ năm 2007 (Deutsche Gesellschaft für Technische
Zusammenarbeit – Đức thì:
Chuỗi giá trị là một loạt các hoạt động kinh doanh hay chức năng có quan hệ
với nhau, từ việc cung cấp các đầu vào cụ thể cho một sản phẩm nào đó đến sơ chế,
chuyển đổi, marketing, đến cuối cùng là việc tìm bán sản phẩm đó cho ngƣời tiêu
dùng đây là quan điểm theo chức năng đối với chuỗi giá trị .
Hay chuỗi giá trị là một loạt các doanh nghiệp nhà vận hành thực hiện các

chức năng này, có nghĩa là nhà sản xuất, nhà chế biến và nhà phân phối một sản
phẩm cụ thể nào đó. Các doanh nghiệp kết nối với nhau bằng một loạt các giao dịch
kinh doanh trong đó sản phẩm đƣợc chuyển từ tay nhà sản xuất, sơ chế, đến tay
ngƣời tiêu dùng cuối cùng. Theo thứ tự các chức năng và các nhà vận hành, chuỗi
giá trị sẽ bao gồm một loạt các đƣờng dẫn trong chuỗi hay còn gọi là khâu .


10

Value Chain chuỗi giá trị là mô hình kinh điển trong chiến lƣợc Marketing
của Philip Kotler theo đó nhận diện doanh nghiệp đang tham gia vào các khâu nào
của chuỗi giá trị để chuyển hóa đầu vào input thành sản phẩm đầu ra output tới
tay khách hàng với điều kiện tạo ra giá trị gia tăng ở đầu vào đó Value Added ,
Value Chain một mặt phản ánh các hoạt động của doanh nghiệp, một mặt cũng chỉ
ra các nguồn lực hiện tại cũng nhƣ sự chuẩn bị sẵn sàng để đáp ứng các hoạt động
đó.
Theo Kaplinsky (1999), trang 121; Kaplinsky và Morris (2001), trang 4 thì ý
tƣởng về chuỗi giá trị hoàn toàn mang tính trực giác. Chuỗi giá trị nói đến hàng loạt
những hoạt động cần thiết để biến một sản phẩm hoặc một dịch vụ từ lúc còn là
khái niệm, thông qua các giai đoạn sản xuất khác nhau, đến khi phân phối tới ngƣời
tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi đã sử dụng. Tiếp đó là một chuỗi giá trị tồn
tại khi tất cả những tác nhân tham gia trong chuỗi hoạt động để tạo ra tối đa giá trị
trong toàn chuỗi. Định nghĩa này có thể đƣợc giải thích theo nghĩa hẹp hoặc nghĩa
rộng.
Giải thích theo nghĩa hẹp, một chuỗi giá trị gồm một loạt các hoạt động thực
hiện trong một công ty để sản xuất ra một sản phẩm nhất định. Các hoạt động này
bao gồm: giai đoạn xây dựng khái niệm và thiết kế, quá trình mua vật tƣ đầu vào,
sản xuất, tiếp thị và phân phối, các dịch vụ hậu mãi ... Tất cả những hoạt động này
tạo thành một “chuỗi” kết nối giữa ngƣời sản xuất với ngƣời tiêu dùng. Mặt khác
mỗi hoạt động lại bổ sung giá trị cho thành phẩm cuối cùng.

Giải thích theo nghĩa rộng, chuỗi giá trị là một phức hợp những hoạt động do
nhiều ngƣời tham gia khác nhau thực hiện ngƣời sản xuất sơ cấp, ngƣời chế biến,
thƣơng nhân, ngƣời cung cấp dịch vụ,... để biến nguyên liệu thô thành thành phẩm
đƣợc bán lẻ cho ngƣời tiêu dùng cuối cùng. Chuỗi giá trị rộng bắt đầu từ hệ thống
sản xuất nguyên liệu thô và chuyển dịch theo các mối liên kết với các doanh nghiệp
khác trong kinh doanh, lắp ráp, chế biến,...


11

1.1.2 Các khái niệm chính về chuỗi giá trị
Khái niệm về chuỗi giá trị bao hàm cả các vấn đề về tổ chức, điều phối, các
chiến lƣợc và quan hệ quyền lực của những ngƣời tham gia khác nhau trong chuỗi.
Về phạm vi của chuỗi giá trị có thể ở một không gian nhất định: một địa phƣơng,
một khu vực, một vùng, một quốc gia và thậm chí trên toàn cầu. Vì vậy, chúng ta
cần hiểu rằng tiến hành phân tích chuỗi giá trị đòi hỏi phải có một phƣơng pháp tiếp
cận thấu đáo về những gì đang di n ra giữa những tác nhân tham gia trong chuỗi,
những gì họ liên kết với nhau, những thông tin nào đƣợc chia sẻ, quan hệ của họ
đƣợc hình thành và phát triển nhƣ thế nào, những tác động qua lại của họ ra sao ...
Ngoài ra chuỗi giá trị còn gắn liền với khái niệm về quản trị. Đây là vấn đề vô
cùng quan trọng đối với những nhà nghiên cứu quan tâm đến các khía cạnh xã hội
và môi trƣờng trong phân tích chuỗi giá trị. Việc thiết lập hoặc sự hình thành các
chuỗi giá trị có thể gây ảnh hƣởng không tốt đến nguồn tài nguyên thiên nhiên nhƣ
tài nguyên nƣớc, đất đai,... có thể làm thoái hóa đất, mất đa dạng sinh học hoặc gây
ô nhi m. Thêm vào đó, sự phát triển của một chuỗi giá trị có thể ảnh hƣởng đến các
mối quan hệ ràng buộc xã hội và tiêu chuẩn truyền thống. Ví dụ nhƣ quan hệ quyền
lực giữa các hộ hoặc cộng đồng thay đổi, hoặc những nhóm dân cƣ ngh o nhất hoặc
d bị tổn thƣơng hoặc chịu tác động tiêu cực từ hoạt động của những ngƣời tham
gia chuỗi giá trị.
Phân tích chuỗi giá trị là cách thức xem xét các hoạt động kinh tế bằng cách

chia nhỏ các hoạt động này thành các bộ phận chi phí để phân tích dựa trên khái
niệm về chuỗi giá trị. Vì vậy có thể phân chia các phƣơng pháp phân tích chuỗi giá
trị nhƣ sau:
Phân tích chung cho các phƣơng pháp;
Phân tích chi phí dựa trên hoạt động;
Phân tích hoạt động của các bên tham gia;
Phân tích chuỗi marketing- ngành;
Phân tích chuỗi marketing- sản phẩm;
Các phƣơng pháp phân tích khác;


12

Theo sự phân loại về khái niệm, có ba luồng nghiên cứu chính trong các tài
liệu về chuỗi giá trị: Phƣơng pháp fili re, Khung khái niệm do Porter lập ra 1985
và Phƣơng pháp toàn cầu do Kaplisky đề xuất 1999 , Gereffi 1994, 1999, 2003
và Korzeniewicz 1994 .
1.1.2.1 Ph

ng pháp fili re chuỗi

Khái niệm chuỗi fili re luôn bao hàm nhận thức kinh nghiệm thực tế đƣợc
sử dụng để lập sơ đồ dòng chuyển động của hàng hóa và xác định những ngƣời
tham gia vào các hoạt động. Tính hợp lý của chuỗi fili re hoàn toàn tƣơng tự nhƣ
khái niệm rộng về chuỗi giá trị nhƣ đã trình bày ở trên. Tuy nhiên, khái niệm chuỗi
chủ yếu tập trung vào các vấn đề của các mối quan hệ vật chất và kỹ thuật định
lƣợng, đƣợc tóm tắt trong sơ đồ dòng chảy của các hàng hóa và sơ đồ mối quan hệ
chuyển đổi.
1.1.2.2 hung phân tích c a Porter
Luồng nghiên cứu thứ hai liên quan đến công trình của Porter 1985 về các

lợi thế cạnh tranh. Porter đã dùng khung phân tích chuỗi giá trị để đánh giá xem
một công ty nên tự định vị mình nhƣ thế nào trên thị trƣờng và trong mối quan hệ
với các nhà cung cấp, khách hàng và các đối thủ cạnh tranh khác.
Trong khung phân tích của Porter, khái niệm chuỗi giá trị không trùng với ý
tƣởng về chuyển đổi vật chất. Porter giới thiệu ý tƣởng theo đó tính cạnh tranh của
một công ty không chỉ liên quan đến qui trình sản xuất. tính cạnh tranh của doanh
nghiệp có thể phân tích bằng cách xem xét chuỗi giá trị bao gồm thiết kế sản phẩm,
mua vật tƣ đầu vào, hậu cần, hậu cần bên ngoài, tiếp thị, bán hàng, các dịch vụ hậu
mãi và dịch vụ hỗ trợ nhƣ lập kế hoạch chiến lƣợc, quản lý nguồn nhân lực, hoạt
động nghiên cứu,...
Do vậy, trong khung phân tích của Porter, khái niệm chuỗi giá trị chỉ áp dụng
trong kinh doanh. Kết quả là phân tích chuỗi giá trị chủ yếu nhằm hỗ trợ các quyết
định quản lý và chiến lƣợc điều hành.


×