Tải bản đầy đủ (.pdf) (176 trang)

Phát triển nông nghiệp bền vững ở một số nền kinh tế chuyển đổi bài học kinh nghiệm cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 176 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN XUÂN KHOÁT

ĐỀ TÀI LUẬN ÁN:

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Ở MỘT SỐ
NỀN KINH TẾ CHUYỂN ĐỔI: BÀI HỌC KINH NGHIỆM
CHO VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2017


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN XUÂN KHOÁT

ĐỀ TÀI LUẬN ÁN:

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Ở MỘT SỐ
NỀN KINH TẾ CHUYỂN ĐỔI: BÀI HỌC KINH NGHIỆM
CHO VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh tế Quốc Tế
Mã số: 62.31.01.06

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1.PGS.TS Nguyễn An Hà
2.TS. Nguyễn Duy Lợi

HÀ NỘI-2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa
từng để bảo vệ ở bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã
được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn
gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả luận án

Nguyễn Xuân Khoát


LỜI CẢM ƠN
Tác giả bày tỏ lời cám ơn đối với người hướng dẫn khoa học và những
người đã giúp đỡ hay động viên trong quá trình tiến hành nghiên cứu và viết
luận án.

Chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu của các tập thể và cá nhân
đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận án này.

Hà Nội, Ngày

tháng

năm 2017

Tác giả luận án

Nguyễn Xuân Khoát


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án ................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án .................................................... 4
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án ............................... 5
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án.............................................................. 7
7. Kết cấu của luận án .............................................................................................. 8
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ............................... 9
1.1. Tổng quan các nguồn tài liệu ............................................................................ 9
1.1.1. Về vai trò của nông nghiệp ............................................................................ 9
1.1.2. Về các quốc gia chuyển đổi và nông nghiệp bền vững ................................ 12
1.1.3. Về phát triển nông nghiệp và các chính sách phát triển nông nghiệp ........ 15
1.2. Những vấn đề đã thống nhất, các vấn đề còn tranh luận, các vấn đề còn bỏ
ngỏ liên quan đến luận án ...................................................................................... 18
1.3. Các câu hỏi nghiên cứu chính ......................................................................... 21

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN
VỮNG.................................................................................................................... 22
2.1. Khái niệm và tổng quan lý thuyết phát triển bền vững................................... 22
2.1.1. Khái niệm ..................................................................................................... 22
2.1.2. Tổng quan lý thuyết phát triển bền vững ..................................................... 25
2.2. Lý luận chung về phát triển nông nghiệp bền vững ....................................... 29
2.2.1. Một số khái niệm .......................................................................................... 29
2.2.2. Tổng quan lý thuyết phát triển nông nghiệp bền vững ................................ 31
2.2.3. Mục tiêu và ý nghĩa phát triển nông nghiệp bền vững ................................ 34
2.2.4. Nội dung, chỉ tiêu đánh giá và các yếu tố tác động đến phát triển nông
nghiệp bền vững ..................................................................................................... 40
2.2.5. Điều kiện để phát triển nông nghiệp bền vững ............................................ 50
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG
Ở TRUNG QUỐC, BA LAN VÀ NGA TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI
NỀN KINH TẾ ..................................................................................................... 53
3.1. Thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững ở Trung Quốc trong quá trình
chuyển đổi .............................................................................................................. 53
3.1.1. Các chính sách chuyển đổi và cải cách, thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền
vững ở Trung Quốc ................................................................................................ 53


3.1.2. Thành tích đạt được về phát triển nông nghiệp bền vững ở Trung Quốc ... 61
3.1.3. Một số vấn đề tồn tại về phát triển nông nghiệp bền vững ở Trung Quốc .. 65
3.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững ở Ba Lan trong quá trình chuyển
đổi........................................................................................................................... 69
3.2.1. Các chính sách chuyển đổi và cải cách, thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền
vững ở Ba Lan ........................................................................................................ 69
3.2.2. Thành tích đạt được về phát triển nông nghiệp bền vững ở Ba Lan ........... 78
3.2.3. Một số vấn đề tồn tại về phát triển nông nghiệp bền vững ở Ba Lan.......... 85
3.3. Thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững ở Nga trong quá trình chuyển đổi86

3.3.1. Các chính sách chuyển đổi và cải cách, thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền
vững ở Nga ............................................................................................................. 86
3.3.2. Thành tích đạt được về phát triển nông nghiệp bền vững ở Nga ................ 95
3.3.3. Một số vấn đề tồn tại về phát triển nông nghiệp bền vững ở Nga............... 99
3.4. Đánh giá về phát triển nông nghiệp bền vững trong quá trình chuyển đổi, một
số vấn đề đặt ra đối với Trung Quốc, Ba Lan và Nga ......................................... 100
3.4.1. Đánh giá về phát triển nông nghiệp bền vững trong quá trình chuyển đổi
đối với sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường của Trung Quốc, Ba Lan và
Nga ....................................................................................................................... 100
3.4.2. Một số vấn đề đặt ra trong giai đoạn hiện nay.......................................... 103
CHƢƠNG 4: PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM
VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ TRUNG QUỐC, BA LAN VÀ
NGA ..................................................................................................................... 106
4.1. Thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam trong quá trình
chuyển đổi nền kinh tế ......................................................................................... 106
4.1.1. Các chính sách chuyển đổi và cải cách, thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền
vững ...................................................................................................................... 106
4.1.2. Thành tích đạt được về phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam ...... 111
4.1.3. Một số tồn tại và nguyên nhân ................................................................... 119
4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ kinh nghiệm phát triển nông nghiệp
bền vững ở Trung Quốc, Ba Lan, Nga và một số gợi mở các giải pháp áp dụng bài
học kinh nghiệm ở Việt Nam ............................................................................... 129
4.2.1. Bài học kinh nghiệm cho phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam ... 129
4.2.2. Một số gợi mở các giải pháp áp dụng bài học kinh nghiệm phát triển nông
nghiệp bền vững ở Việt Nam ............................................................................... 135
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 147


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT


NỘI DUNG TIẾNG ANH

NỘI DUNG TIẾNG VIỆT

ADB

Asian Development Bank

Ngân hàng Phát triển Châu Á

ADP

Agricultural Development

Chương trình Phát triển

Program

Nông nghiệp

ATTP

An toàn thực phẩm

BĐKH

Biến đổi khí hậu

BĐS


Bất động sản

CAP

Common Agricultural
Policy

Chính sách nông nghiệp

Central European Free

Hiệp định thương mại tự do

Trade Agreement

Châu Âu

EU

European Union

Liên minh Chấu Âu

EUROSTAT

Statistical Office Of The

Văn phòng thống kê của Hội


European Communities

đồng Châu Âu

Food and Agriculture

Tổ chức nông lương thế giới

CEFTA

FAO

chung

Organization (of the United
Nations)
FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

GNP


Gross National Product

Tổng sản phẩm quốc dân

HTX
IMF

Hợp tác xã
International Monetary

Quĩ tiền tệ quốc tế

Fund
KHCN

Khoa học - công nghệ

LHQ

Liên hiệp quốc

NDT

Nhân dân tệ


NXB
ODA

Nhà xuất bản

Official Development

Hỗ trợ phát triển chính thức

Assistance
OECD

Organization for Economic

Tổ chức Hợp tác và Phát

Cooperation and

triển Kinh tế

Development
PTBV

Phát triển bền vững

PTBVNN

Phát triển bền vững nông
nghiệp

PTNN

Phát triển nông nghiệp

PTNNBV


Phát triển nông nghiệp bền
vững

RPRP

Rural Poverty Reduction

Dự án Giảm nghèo Nông

Project

thôn

SXKD

Sản xuất kinh doanh

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

UN

United Nations

Liên hiệp quốc

UNCED


United Nations Conference

Hội nghị Liên Hợp Quốc về

on Environment and

môi trường và phát triển

Development
United Nations

Chương trình Phát triển Liên

Development Programme

Hiệp Quốc

WB

World Bank

Ngân hàng thế giới

WCED

World Commission on

Ủy ban về môi trường và

Environment and


phát triển thế giới

UNDP

Development
WTO
XHCN

World Trade Organization

Tổ chức thương mại thế giới
Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số TT
Bảng 3.1

Tên bảng
Sản lượng lương thực của

Trang
62

Trung Quốc năm 2006 - 2015

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Số TT
Sơ đồ 2.1


Tên biểu đồ
Sơ đồ khung phân tích phát

Trang
45

triển nông nghiệp bền vững
Biểu đồ 3.1

Mức tăng thu nhập nông nghiệp

81

so với mức tiền lương chung ở
Ba Lan giai đoạn 2004 - 2012
Biểu đồ 3.2

Sản lượng một số loại cây trồng

97

lớn trong các trang trại Nga
Biểu đồ 4.1

Tăng trưởng sản lượng đầu ra
nông nghiệp Việt Nam, 1990 2013

112



MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp là ngành sản xuất khởi đầu của quá trình sản xuất vật chất,
quyết định sự tồn tại, phát triển của loài người và phát triển kinh tế - xã hội của
mỗi quốc gia. Vai trò của nông nghiệp là rất quan trọng, vì đây là nguồn cung
cấp lương thực thực phẩm cho toàn xã hội; cung cấp các yếu tố đầu vào cho
phát triển công nghiệp và đô thị; góp phần quan trọng trong bảo vệ môi trường
(BVMT). Ngoài ra nông nghiệp tham gia vào xuất khẩu đem lại nguồn thu
nhập ngoại tệ.
Trên thế giới, nhiều nước có nền kinh tế chuyển đổi, các nước có nền kinh
tế chuyển đổi như Công hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc), Cộng hòa Ba
Lan (Ba Lan) hay Liên bang Nga (Nga) đã có sự thay đổi lớn về mọi mặt của
đời sống kinh tế, chính trị, xã hội kể từ khi bắt đầu quá trình cải cách, mở cửa.
Quá trình chuyển đổi nền kinh tế ở các nước này bắt đầu từ năm 1978 (Trung
Quốc), năm 1989 (Ba Lan) và khi Liên bang Xô viết sụp đổ, trường hợp nước
Nga năm 1991. Quá trình thực hiện chuyển đổi, cải cách, mở cửa đều hướng
tới nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Ở các nước này, nông nghiệp đã
được tập thể hóa trước khi quá trình giải thể được thực hiện. Quá trình cải cách
nông nghiệp gồm phi tập thể hóa, tư nhân hóa hay cho thuê đất và tài sản, điều
chỉnh giá và tự do hóa thị trường lao động, kêu gọi đầu tư nước ngoài, cải cách
về thể chế, chính sách,… ở những nước này đã có tác động rất mạnh đến phát
triển nông nghiệp (PTNN). So với quá trình cải cách chính sách ở các nước
phương Tây, cuộc cải cách và điều chỉnh ở các nước này là khác nhau bởi vì
nhiều chính sách được thực hiện đồng thời, một số trường hợp còn được thực
hiện mạnh mẽ. Tuy nhiên, tốc độ và mức độ thực hiện có sự khác nhau rất lớn
giữa các nước, hơn nữa, do cùng thực hiện các chính sách và ở các mức độ
khác nhau, do đó một số chính sách cải cách hỗ trợ cho nhau, một số chính
1



sách lại có xu hướng tác động tiêu cực đến sản lượng, năng suất và thu nhập
của người dân, kết quả là quá trình cải cách cũng khác nhau và các kết quả thu
được cũng khác nhau. Mặc dù, các nước này ngoài những nét đặc thù riêng có,
còn có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam, hơn nữa ở khía cạnh nào đó các
nước trên còn là cường quốc về nông nghiệp có thể là đại diện điển hình để
chúng ta nghiên cứu, học tập. Việc nghiên cứu và tham khảo kinh nghiệm của
các quốc gia này nhằm cung cấp một cơ hội tốt để có thể học hỏi chính sách
nào ảnh hưởng tốt đến nông nghiệp, chính sách nào làm cho quá trình PTNN
chậm lại, đặc biệt là xu hướng phát triển nông nghiệp bền vững (PTNNBV)
đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới hiện nay. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm
cho việc thúc đẩy PTNNBV Việt Nam thời gian tới. Đó là lý do tác giả lựa
chọn ba nước Trung Quốc, Ba Lan và Nga để tập trung nghiên cứu.
Việt Nam là quốc gia đang phát triển (và cũng là nước có nền kinh tế
chuyển đổi như các nước kể trên), trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập
mạnh mẽ như hiện nay, đặc biệt kể từ năm 2015 khi cộng đồng kinh tế
ASEAN được thành lập và các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới được
thực thi, các lợi thế cạnh tranh về công nghiệp đang bị đuối so với thế giới,
nhưng Việt Nam lại là nước có thế mạnh rất quan trọng về nông nghiệp, PTNN
lại càng có ý nghĩa quan trọng đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, vì vậy cần
nghiên cứu để phát huy lợi thế này.
Ở Việt Nam, nông thôn là nơi sinh sống và làm việc của khoảng 70
số và của 57

dân

lực lượng lao động, trong số đó hầu hết là nông dân. Khu vực

nông nghiệp và nông thôn đóng góp khoảng 20


thu nhập quốc nội (GDP). Sự

PTNN thời gian qua chưa bảo đảm cho tăng trưởng bền vững, nền nông nghiệp
vẫn theo quy mô nhỏ, manh mún, chưa áp dụng triệt để lợi thế công nghệ hiện
đại, khoa học - kỹ thuật hiện đại vào sản xuất nên hiệu quả kinh tế thấp, tình
trạng thực phẩm bẩn, ô nhiễm môi trường còn nặng nề, chưa đáp ứng được với
nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Tỷ lệ nông hộ nghèo và nguy cơ tái
nghèo còn cao, các nguồn tài nguyên thiên nhiên chưa được quản lý và khai
2


thác tốt dẫn tới mất cân bằng hệ sinh thái, ảnh hưởng tới môi trường. Xây dựng
nông thôn mới và phát triển nông thôn bền vững có vai trò rất quan trọng. Phát
triển bền vững (PTBV), trong đó có phát triển nông thôn bền vững là định
hướng, yêu cầu và xu hướng đang được thực hiện ở nhiều quốc gia, trong đó
có Việt Nam. PTNNBV là một bộ phận không thể tách rời trong chiến lược
chung đó. Vì vậy, để nông nghiệp PTBV, đạt giá trị lớn hơn về kinh tế, đảm
bảo an ninh lương thực, an sinh xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, hạn chế
ô nhiễm môi trường, vấn đề đặt ra là PTNN theo cách thức nào lại trở thành
chủ đề rất cấp bách đối với Việt Nam hiện nay. Đó cũng là lý do cần đặt vấn
đề nghiên cứu trong lĩnh vực này.
Sau 30 năm “Đổi mới”, Việt Nam bên cạnh những thành tựu đạt được vô
cùng to lớn thì thực tiễn cũng đang đặt ra rất nhiều thách thức cần phải được
giải quyết ngay không thể chậm chễ. Nhận thức được vấn đề này, Văn kiện Đại
hội Đảng lần thứ X (2006) đã khẳng định: “Hiện nay và trong những năm tới,
vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn có tầm chiến lược đặc biệt quan
trọng. Phải luôn luôn coi trọng đẩy mạnh công nghịêp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp, nông thôn, hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng hoá lớn, đa
dạng, phát triển nhanh và bền vững”.

Câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để nền nông nghiệp Việt Nam phát
triển mạnh mẽ và bền vững? Chính vì vậy, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài
“Phát triển nông nghiệp bền vững ở một số nền kinh tế chuyển đổi: Bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam”, thông qua nghiên cứu sẽ đi sâu phân tích, làm rõ
những vấn đề lý luận và thực tiễn về PTNNBV, kinh nghiệm PTNNBV ở
Trung Quốc, Ba Lan và Nga, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và gợi ý
PTNNBV cho Việt Nam thời gian tới.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Về mục đích: Luận án đi sâu, luận giải, làm rõ một số vấn đề lý luận và thực
tiễn về PTNNBV. Nghiên cứu thực trạng PTNNBV ở Trung Quốc, Ba Lan và
Nga trong quá trình chuyển đổi, các chủ trương, chính sách cải cách thúc đẩy,
3


giúp cho ngành nông nghiệp PTBV, qua đó làm nổi bật những vấn đề tồn tại
đặt ra cần phải hoàn thiện. Trên cơ sở đó gợi mở, đề xuất một số bài học kinh
nghiệm vận dụng vào ngành nông nghiệp Việt Nam, nhằm thúc đẩy PTBV
nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn tới.
Về nhiệm vụ: Luận án tập trung thực hiện những nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, nghiên cứu tổng quan và hệ thống hoá các vấn đề lý thuyết cơ
bản về PTBV và PTBV trong nông nghiệp từ góc độ lý luận và thực tiễn.
Thứ hai, tổng quan tình hình PTNN, nông thôn của Trung Quốc, Ba Lan
và Nga trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Nghiên cứu,
đánh giá, phân tích các chính sách PTNNBV, thực trạng quá trình chuyển đổi,
cải cách, hiện đại hóa ngành nông nghiệp diễn ra ở các nước.
Thứ ba, từ thực tiễn PTNNBV ở Việt Nam với sự so sánh với các nước
Trung Quốc, Ba Lan và Nga, rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất gợi
mở một số giải pháp thực hiện bài học kinh nghiệm nhằm mục tiêu PTNN,
nông thôn bền vững Việt Nam thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án

Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tập trung vào các đối tượng PTNNBV ở Trung Quốc, Ba Lan, Nga
và Việt Nam, nghiên cứu thực trạng và các chính sách PTNNBV. Nghiên cứu
được xem xét, tiếp cận từ góc độ thực tiễn: đảm bảo nhịp độ tăng trưởng, giải
quyết tốt các vấn đề xã hội và môi trường, xây dựng nền nông nghiệp bền vững
trong điều kiện chuyển đổi nền kinh tế.
Phạm vi nghiên cứu:
Tập trung đi sâu về thực trạng, các chính sách PTNNBV từ cải cách, mở
cửa, chuyển đổi nền kinh tế ở Trung Quốc (từ 1978), Ba Lan (từ 1989), Nga
(từ 1991) và đổi mới ở Việt Nam (từ 1986), đặc biệt là những thời điểm
chuyển đổi có tính bước ngoặt ở mỗi nước về PTNNBV, nhưng không đi sâu
vào những vấn đề có tính vi mô của từng ngành, từng địa phương cụ thể.
4


Nông nghiệp được nghiên cứu ở đây trong phạm vi theo nghĩa hẹp (không
bao gồm lâm nghiệp và ngư nghiệp).
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
Về phương pháp luận:
Trong quá trình thực hiện, để nghiên cứu PTNNBV ở một số nền kinh tế
chuyển đổi, tác giả đã sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, được thực hiện một cách toàn diện trong
các giai đoạn từ khi chuyển đổi nền kinh tế ở mỗi nước, đặc biệt là các mốc
quan trọng đánh dấu bước ngoặt của quá trình PTNNBV cho tới nay. Đồng
thời tác giả sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích thống kê, lôgic, so
sánh, phân tích tổng hợp.
Về phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện nghiên cứu trên, tác giải đã sử dụng các phương pháp tiếp
cận hệ thống của kinh tế học vĩ mô, kinh tế phát triển, kinh tế nông nghiệp,
kinh tế học thể chế, kinh tế quốc tế, cách thức tiến hành nghiên cứu như sau:

1) Cách thức thu thập số liệu:
Thu thập số liệu từ tài liệu thứ cấp (sách, báo, công trình nghiên cứu, niên
giám thống kê,…) tại: Thư viện Quốc gia, các viện nghiên cứu, mạng
Internet,...
2) Xử lý số liệu (xử lý thô):
- Các tài liệu được tập hợp, dịch (nếu là tài liệu tiếng nước ngoài), sắp
xếp, phân loại theo các chủ đề nội dung trong khung phân tích đối với từng
nước.
- Các số liệu cần xử lý thống kê được nhập số liệu và xử lý số liệu qua
phần mềm Excel.
3) Phân tích tài liệu thứ cấp:
- Phân tích mô tả, phân tích tổng hợp được tác giả sử dụng ở hầu hết các
chương của luận án để làm rõ, làm nổi bật các vấn đề cần nghiên cứu.
5


- Phương pháp so sánh: Dùng để so sánh sự phát triển giữa các nước và so
sánh sự phát triển giữa các thời kỳ khác nhau ở mỗi nước.
- Phân tích thống kê: Phân tích các số liệu thống kê về tình hình phát triển
kinh tế xã hội ở các nước, tính toán tốc độ tăng trưởng kinh tế, tính tỷ trọng,
trung vị, mức độ tập trung, mức độ phân tán của các số liệu được thống kê.
4) Xin ý kiến chuyên gia: Nhằm tăng thêm tính đa chiều và kiểm tra lại
các nhận định của tác giả về một số vấn đề tác giả đưa ra, cũng như các nhận
xét, đánh giá trong luận án. Các chuyên gia được trao đổi, xin ý kiến là
PGS.TSKH. Bùi Quang Dũng, PGS.TS. Nguyễn An Hà, PGS.TS. Lưu Ngọc
Trịnh, PGS.TS. Chu Đức Dũng, PGS.TS. Nguyễn Xuân Trung, TS. Nguyễn
Duy Lợi ở Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; TS. Nguyễn Thị Tuyết,
ThS. Ngô Trí Dũng ở Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Ngoài các phương pháp mang tính truyền thống như duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử, đề tài còn sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so

sánh, hệ thống hóa, kế thừa, khảo sát thực tiễn để kiểm nghiệm kết quả và làm
sáng tỏ các vấn đề cần được nghiên cứu trong phạm vi đề tài.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Về lý luận: Đề tài đi sâu luận giải, bổ sung và hoàn thiện khái niệm PTNNBV,
bổ sung về mặt lý thuyết thông qua việc:
- Phân tích và làm rõ nội dung PTNNBV ở Trung Quốc, Ba Lan, Nga và
Việt Nam trong trong quá trình chuyển đổi, tổng kết một số vấn đề cơ bản
trong quá trình PTNNBV của mỗi nước, từ đó gợi mở cho Việt Nam trong quá
trình hoạch định chính sách PTNNBV.
- Phân tích và làm rõ các yếu tố tác động đến PTNNBV ở các nền kinh tế
chuyển đổi gồm: điều kiện tự nhiên, biến đổi khí hậu (BĐKH); an ninh lương
thực; khoa học kỹ thuật, công nghệ; vấn đề đô thị hóa; sử dụng phân bón, chất
bảo quản và hội nhập quốc tế.
- Làm rõ các chỉ tiêu đánh giá PTNNBV gồm các chỉ tiêu thể hiện tính
bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường.
6


- Đánh giá tác động của PTNNBV đến việc tạo nguồn cung cấp lương
thực ổn định lâu dài cho xã hội, đảm bảo an toàn cho phát triển của nền kinh
tế; giữ gìn và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên; tạo và giữ ổn định việc làm cho
lao động nông nghiệp, góp phần xóa đói giảm nghèo một cách bền vững.
- Mối quan hệ giữa PTNNBV và PTBV của mỗi quốc gia.
Về thực tiễn: Qua nghiên cứu thực trạng, đề tài đã tổng kết những vấn đề thực
tiễn về PTNNBV ở Trung Quốc, Ba Lan, Nga và Việt Nam làm tài liệu nghiên
cứu và học tập tại các trường đại học và những người quan tâm. Đồng thời góp
phần bổ sung những kinh nghiệm PTNNBV cho Việt Nam (những bài học
thành công mà Việt Nam có thể học tập và những bài học không thành công
cần né tránh), làm tài liệu tham khảo cho cá nhà hoạch định chính sách PTNN
nói riêng và phát triển kinh tế nói chung của Việt Nam.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa về mặt lý luận:
Bằng cách tiếp cận nghiên cứu một cách logic, luận án đã trình bày một
cách có hệ thống những vấn đề lý luận về PTNNBV, chỉ rõ cơ sở hàm mục tiêu
về nội dung PTNNBV, điều kiện để PTNNBV, các nhân tố ảnh hưởng, chỉ tiêu
đánh giá, làm cơ sở đánh giá về PTNNBV.
Ý nghĩa về mặt thực tiễn:
Luận án đã chỉ ra ra một số bài học kinh nghiệm cho PTNNBV Việt Nam
từ thực tiễn kinh nghiệm ở các nước, đồng thời gợi mở, đề xuất một số giải
pháp áp dụng bài học kinh nghiệm cho PTNNBV Việt Nam trong thời gian tới.
Luận án cũng đã chỉ ra cơ hội và thách thức đối với PTNNBV Việt Nam, điều
này có ý nghĩa quan trọng để đẩy mạnh PTNNBV Việt Nam trong bối cảnh
mới. Kết quả nghiên cứu của luận án là một tài liệu tham khảo tin cậy cho các
hiệp hội, cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp,…và làm cơ sở để đưa ra
các kế hoạch, chiến lược, chính sách phù hợp, tận dung tối đa cơ hội, khắc
phục, hạn chế những yếu kém khi mà các FTA thế hệ mới đang được triển khai
7


và trong điều kiện thách thức của BĐKH và nền kinh tế thị trường Việt Nam
chưa hoàn hảo.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục thì kết cấu
luận án gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu. Chương này trình bày tổng
quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước của các tác giả mà nội dung có
liên quan đến đề tài; các vấn đề đã thống nhất, vấn đề còn tranh luận hay
những vấn đề còn bỏ ngỏ liên quan đến luận án.
Chương 2: Cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp bề vững. Trong
chương này đề tài sẽ tập trung đi sâu vào nghiên cứu cơ sở khoa học về

PTNNBV: (1) Các khái niệm và tổng quan về lý thuyết PTBV; (2) Lý luận
chung về PTNNBV.
Chương 3: Thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững ở Trung Quốc, Ba
Lan và Nga trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế. Chương này tập trung về
thực trạng và các chính sách PTNNBV của mỗi nước. Trong đó: (1) Nghiên
cứu các chính sách chuyển đổi và cải cách, thúc đẩy PTNNBV; (2) Thực trạng
PTNNBV ở mỗi nước; (3) Đánh giá những thành công và thất bại trong quá trình
chuyển đổi và một số vấn đề đặt ra hiện nay đối với các nước.
Chương 4: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam và những bài học
kinh nghiệm từ Trung Quốc, Ba Lan và Nga. Từ kết quả nghiên cứu của các
chương trên, chương bốn sẽ nghiên cứu thực trạng PTNNBV, bài học kinh
nghiệm đối với Việt Nam từ kinh nghiệm PTNNBV ở Trung Quốc, Ba Lan,
Nga và một số gợi mở các giải pháp áp dụng bài học kinh nghiệm nhằm thúc
đẩy PTNNBV thời gian tới.

8


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan các nguồn tài liệu
1.1.1. Về vai trò của nông nghiệp
PTNN nói chung và PTNNBV nói riêng đã được nghiên cứu từ lâu. Các
nghiên cứu về vai trò của nông nghiệp thường được tiếp cận theo hai cách khác
nhau:
Cách tiếp cận truyền thống, nhấn mạnh vai trò của nông nghiệp thông qua
các kênh liên kết thị trường như: (1) Cung cấp lao động cho công nghiệp hóa,
đô thị hóa; (2) Cung cấp lương thực, thực phẩm cho dân số ngày càng tăng và
nhu cầu ngày càng cao. Hạn chế lệ thuộc vào nhập khẩu vì có thể dẫn tới lệ

thuộc về kinh tế và chính trị; (3) Tạo nguồn vốn tiết kiệm góp phần cho đầu tư
vào công nghiệp; (4) Mở rộng thị trường cho các sản phẩm công nghiệp; (5)
Tạo nguồn thu từ xuất khẩu để chi trả cho nguồn vốn nhập khẩu từ nước ngoài;
(6) Cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp chế biến sản
phẩm nông nghiệp; (7) Cung cấp các tài nguyên cho các ngành sản xuất khác.
Đại diện cho cách tiếp cận này có thể kể tới là: P. Rosenstein-Rodan (1943), E.
Preobrazhensky (1972), M. Kalecki (1976), J.w. Mellor (1973, 1974, 1986),...
Cách tiếp cận hiện đại, khắc phục cách nhìn nhận một chiều về vai trò
cung cấp nguồn lực từ nông nghiệp sang các ngành khác và đánh giá đầy đủ
hơn tiềm năng của ngành nông nghiệp. Một nhóm các nhà kinh tế học lớn như:
Kuznets (1968), Kalecki (1971), Mellor (1976), Singer (1979), Adelman
(1984), A. de Janvry (1984), Ranis (1984) và Vogel (1994) đã nhấn mạnh vai
trò của nông nghiệp trong mối quan hệ phụ thuộc qua lại giữa PTNN và công
nghiệp cũng như tiềm năng của nông nghiệp trong việc thúc đẩy công nghiệp
hóa. Với hầu hết các nước đang phát triển, nông nghiệp vẫn được coi là ngành
sản xuất chính. Trong quá trình phát triển kinh tế, tỷ trọng ngành nông nghiệp
9


sẽ giảm dần, nhưng ngành này vẫn tiếp tục và cần phải tăng về giá trị cũng như
mở rộng những mốì liên kết đa dạng với các ngành phi nông nghiệp khác.
Nhiều nhà kinh tế gần đây nhận ra rằng năng suất nông nghiệp và mối
liên hệ với những lĩnh vực khác trong nền kinh tế có thể tạo ra động lực về cầu
và động lực về cung nhằm thúc đẩy nền kinh tế. Bốn liên kết giữa nông nghiệp
và các thành phần khác trong nền kinh tế được Peter Timmer[111], tổng kết lại
như sau: (1) Liên kết khoa học và công nghệ (KHCN) góp phần tích cực
PTNN và làm tăng thu nhập ngoại tệ; (2) Liên kết nguồn vốn cho phép tăng
tiết kiệm. Đánh thuế nông nghiệp dần dần ngay từ những bước đầu của quá
trình phát triển, có thể đem lại nguồn vốn đầu tư cho các ngành công cộng
quan trọng để khởi động quá trình tăng trưởng kinh tế; (3) Liên kết nguồn lực

con người, phát triển tài nguyên con người theo chiều sâu hỗ trợ trực tiếp tăng
hiệu quả sản xuất, kìm hãm quá trình di cư cũng tác động tích cực đến năng
suất lao động; (4) Liên kết với các “nhân tố điều kiện”, ví dụ như quyền sở
hữu, có vai trò quyết định giúp sản xuất nông nghiệp (SXNN) đạt tới mức thu
nhập bình quân tối ưu.
Với cách tiếp cận mới và những mô hình phát triển đã được kiểm chứng,
có thể hoàn thiện vai trò mới của nông nghiệp đốì với nền kinh tế, để xuất
những chính sách đúng đắn và động lực tích cực đầu tư vào nông nghiệp để
bảo đảm an ninh lương thực, giảm tỷ lệ đói nghèo ở cả thành thị và nông thôn,
giảm bất bình đẳng trong xã hội và cải thiện môi trường.
P. Timmer và A. de Janvry là hai học giả nổi tiếng có rất nhiều công trình
nghiên cứu về nông nghiệp, nông thôn. Trong các công trình gần đây có thể kể
đến “Chuyển dịch cơ cấu và vai trò của nông nghiệp vối phát triển kinh tế:
thực tiễn và khuyến nghị chính sách” năm 2008, “Nông nghiệp và tăng trưởng
cận nghèo: triển vọng cho châu Á” năm 2005, “An ninh lương thực và tăng
trưỏng kinh tế: triển vọng châu Á” năm 2004, đã chỉ ra rằng, mô hình cổ điển
về vai trò của nông nghiệp trong phát triển dựa trên bài học kinh nghiệm của
các nước phương Tây và lý thuyết kinh tế tân cổ điển của các học giả như
10


Arthur Lewis, Mellor, Adelman hay Kuznets coi nông nghiệp đóng vai trò hỗ
trợ công nghiệp hóa và vai trò này sẽ giảm bớt khi công nghiệp trở thành trọng
tâm của phát triển kinh tế. Mô hình lý thuyết này đã dẫn đến áp dụng các chính
sách đề cao công nghiệp hóa thông qua nền kinh tế mở không dựa vào nông
nghiệp, làm cho PTNN bị lãng quên trong vòng khoảng 20 năm (1985 - 2005).
Trong giai đoạn đó, mặc dù có nhiều thất bại của thị trường trên toàn thế giới,
nhưng các quốc gia vẫn giảm mạnh chi tiêu công và viện trợ tự phát triển cho
nông nghiệp. Vì vậy, công tác xóa đói, giảm nghèo đã chuyển từ các khoản thu
nhập tạo ra từ bên trong sang dựa vào hỗ trợ từ bên ngoài.

Theo A. de Janvry (2008), sự xuất hiện của năm loại khủng hoảng gần
đây đã đặt nông nghiệp trở lại chương trình phát triển: Khủng hoảng lương
thực toàn cầu: thiếu an ninh lương thực, giá cả nông sản biến động; Đình trệ
tăng trưởng sản lượng nông nghiệp ở tiểu sa mạc Sahara, châu Phi; Đói nghèo
vẫn phổ biến ở các vùng nông thôn trên thế giới; Chênh lệch thu nhập nông
thôn, thành thị tăng; Tài nguyên ngày càng khan hiếm và nhu cầu về các dịch
vụ môi trường không được đáp ứng. Tuy nhiên ông cũng chỉ rõ trong điều kiện
hiện nay, không thể thực hiện được mô hình PTNN cổ điển[93] vì: Thứ nhất,
mô hình phát triển hiện nay không đơn thuần giống như công nghiệp hóa của
những thập kỷ 50 - 60 của thế kỷ trước. Kể từ những năm 1970, nội hàm phát
triển kinh tế - xã hội đã bao hàm thêm nhiều khía cạnh mới như: đói nghèo,
tính dễ tổn thương, công bằng và tính bền vững,... Thứ hai, trên thế giới đã
xuất hiện những thay đổi lớn về tăng trưởng nông nghiệp như: toàn cầu hóa,
liên kết chuỗi giá trị, siêu thị, đổi mới công nghệ và thể chế, điểu kiện môi
trường. Do đó, mô hình nông nghiệp mới đã xuất hiện có hai đặc điểm: (1)
Phát triển đa chiều (có thể các đối tác tham gia cùng được hưởng lợi, nhưng có
thể phải đánh đổi về quyền lợi giữa các bên, trong trường hợp này phải đề rõ
các ưu tiên quốc gia); (2) Cần huy động nguồn lực từ kết quả tăng trưởng nông
nghiệp để đạt tới các mục tiêu phát triển đa dạng (dùng cơ chế thị trường để
dẫn dắt tạo ra tăng trưởng; chi trả cho các dịch vụ môi trường; đáp ứng các ưu
11


tiên xã hội (nghèo đói, an ninh lương thực, bình đẳng,...). A.de Janvry nhận xét
rằng, nông nghiệp vẫn chưa phát huy hết tiềm năng và còn bị khai thác sai mục
đích. Ông cũng chỉ ra hai điều kiện tiên quyết để có thể phát huy hiệu quả vai
trò của nông nghiệp là: (i) Phải xem xét lại khái niệm về vai trò nông nghiệp,
nêu ra các đánh đổi cần thiết về mục tiêu phát triển giữa các đốỉ tượng, tận
dụng quá trình tăng trưởng, xác định lại vai trò nhà nước hỗ trợ cho nông
nghiệp; (ii) Cần thiết kế biện pháp mới để hình thành một nền nông nghiệp

mới (mô hình mới, quản trị mới).
Michael Porter sau khi nghiên cứu tại nhiều quốc gia trên thế giới đã hoàn
thiện một mô hình lợi thế cạnh tranh quốc gia hiện đại, vừa có tính kế thừa,
vừa có tính bổ sung cho những lý thuyết cổ điển. Theo ông, lợi thế cạnh tranh
của một quốc gia hoàn toàn có thể tạo ra chứ không phải chỉ là yếu tố kế thừa
những điều kiện sẵn có như tài nguyên, lao động hay nguồn vốn. Lợi thế cạnh
tranh trong một ngành của một quốc gia được tạo ra bởi bốn thuộc tính của
quốc gia đó. Chúng gắn kết và củng cố lẫn nhau trong một cấu trúc chặt chẽ.
Đó là: (i) Vị thế của quốc gia về các yếu tố sản xuất đầu vào (lao động được
đào tạo, cơ sở hạ tầng,...); (ii) Đặc tính của nhu cầu trong nước đối với sản
phẩm hoặc hàng hóa của ngành; (iii) Các ngành công nghiệp phụ trợ và liên
quan; (iv) Những điều kiện thành lập tổ chức và quản lý doanh nghiệp, cũng
như đặc tính của cạnh tranh trong nước. Mô hình này đã có đóng góp trong
PTNN của các nước.
1.1.2. Về các quốc gia chuyển đổi và nông nghiệp bền vững
Với luận điểm PTNNBV, đây là luận điểm tương đối hiện đại, quan tâm
và đề cập nhiều hơn đến môi trường và các yếu tố xã hội, chúng được thể hiện
trong các nghiên cứu gần đây của nhiều tổ chức quốc tế như FAO, UNDP,
OECD và các nghiên cứu thuộc lĩnh vực PTBV. Đi kèm với luận điểm này là
các mô hình nông nghiệp mới như: nông nghiệp xanh, nông nghiệp thông
minh, nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp hữu cơ,… thay thế cho các mô hình
nông nghiệp truyền thống.
12


Với Trung Quốc, nông nghiệp, nông thôn, nông dân luôn được sự quan
tâm của nhiều học giả, kể như: “Chuyên gia nông nghiệp Trung Quốc bàn về
“tam nông” và xây dựng nông thôn khá giả toàn diện” do Trương Căn Sinh
chủ biên; “Nông thôn Trung Quốc cải cách và biến đổi: 30 năm lịch trình và
kinh nghiệm cải cách” của nhóm tác giả Vương Đức Văn, Đô Dương, Thái

Phương; “Đại quốc sách: con đường đến nước lớn chiến lược PTNN Trung
Quốc” của Dương Hội Xuân; “Quá trình phát triển kinh tế - xã hội nông thôn
ở Trung Quốc (1978-2008)” của Nguyễn Xuân Cường; “Vấn đề tam nông ở
Trung Quốc (Thực trạng và giải pháp)” của tác giả Đỗ Tiến Sâm. Đó là những
công trình nghiên cứu tương đối toàn diện về nông nghiệp, nông thôn, nông
dân, đề cập đến các quan điểm về “tam nông” cũng như hiện trạng của nông
nghiệp Trung Quốc, trên cơ sở đó đề ra một số giải pháp để PTNN Trung Quốc
nhanh và bền vững.
Trở lại các nền kinh tế chuyển đổi, trong tác phẩm, “Các nền kinh tế
chuyến đối từ kế hoạch tập trung sang kinh tế thị trường”, Marie Lavigne
(2002) đã đưa ra một cái nhìn tổng quan về một loạt các vấn đề trong quá trình
chuyển đổi của các quốc gia châu Âu và Nga trước và sau năm 1989, qua các
phân tích khách quan về những thành tựu và sự thất bại của các nền kinh tế xã
hội chủ nghĩa (XHCN) đối với một số khía cạnh quan trọng của quá trình
chuyển đổi.
Với đề tài: “Quá trình chuyển đổi nền nông nghiệp sang kinh tế thị
trường ở các quốc gia đang chuyển đổi trong thập niên 1990”, Tô Thanh Toàn
(2004) đã tóm lược những vấn đề chung về chuyển đổi nông nghiệp theo
hướng thị trường ở một số nước Trung - Đông âu, Trung Quốc và những nội
dung cơ bản của cải cách nông nghiệp theo hướng thị trường tại các nước đó.
Còn đề tài “Vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam trong quá
trình phát triển đất nước theo hướng hiện đại”, Nguyễn Danh Sơn (2007) đã
đề cập một số vấn đề cụ thể như: (i) Làm rõ vai trò, vị trí của nông nghiệp,
nông thôn, nông dân Việt Nam trong đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá, xã
13


hội trong giai đoạn phát triển; Con đường phát triển nông thôn toàn diện, hài
hoà, theo hướng hiện đại; (ii) Vị trí, vai trò của nông dân, nông nghiệp, nông
thôn trong sự nghiệp đổi mới, những vấn đề bức xúc trong lĩnh vực nông

nghiệp và xã hội nông thôn hiện nay; (iii) Làm rõ cơ sở lý luận trong đường
lối, chiến lược, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển nông thôn toàn
diện hài hoà trong điều kiện phát triển mới của đất nước.
Ở Việt Nam, nghiên cứu về PTBV được đề cập nhiều, tuy nhiên PTBV
trong nông nghiệp vẫn ít được đề cập một cách toàn diện. Qua tìm hiểu tác giả
thấy có một số công trình nổi bật có liên quan như: “Góp phần phát triển bền
vững nông thôn Việt Nam” của Nguyễn Xuân Thảo; “Phát triển bền vững ở
Việt Nam - Thành tựu, cơ hội, thách thức và triển vọng” của Nguyễn Quang
Thái và Ngô Thắng Lợi; “Phát triển nông thôn bền vững: Những vấn đề lý
luận và kinh nghiệm thế giới” của Trần Ngọc Ngoạn. Trong công trình nghiên
cứu của Nguyễn Xuân Thảo tiếp cận chủ yếu trên góc độ chính sách của nhà
nước đối với từng ngành, từng địa phương cụ thể. Trần Ngọc Ngoạn thì khẳng
định không thể có được một xã hội hay một nền kinh tế lành mạnh trong một
thế giới có quá nhiều sự nghèo đói và suy thoái môi trường. Việc hiểu biết khái
niệm PTBV nông thôn cần thiết phải bao gồm việc hiểu rõ ba loại hình phát
triển tổng quát, đó là phát triển kinh tế nông thôn bền vững; phát triển xã hội
nông thôn bền vững và an toàn môi trường nông thôn; tăng cường bảo vệ, quản
lý tài nguyên thiên nhiên.
Trong thời gian gần đây, rất nhiều nghiên cứu đã nỗ lực chỉ ra những
điểm nghẽn trong quá trình PTNN Việt Nam. Nhìn chung, các điểm nghẽn này
tập trung ở những điểm sau[23]:
- Năng lực cạnh tranh còn thấp, thị trường tiêu thụ thiếu ổn định, chưa đa
dạng và còn phụ thuộc vào một vài thị trường truyền thống.
- Chưa đáp ứng được như cầu ngày càng tăng về số lượng và chất lượng,
đa dạng hơn về sản phẩm cuối cùng, chưa giúp đạt được về an ninh dinh
dưỡng, không an toàn về thực phẩm.
14


- Do dân số tăng, quĩ đất nông nghiệp giảm, sức ép về việc làm cho lao

động nông thôn ngày càng tăng. Điều này tạo ra sức ép lớn về việc làm và vấn
đề di dân ra thành phố.
- Biến đổi khí hậu đã và đang diễn ra hết sức nặng nề, ảnh hưởng lớn đến
PTNN. Bão lũ, thời tiết đã xuất hiện nóng lạnh một cách bất thường.
- Tăng trưởng nông nghiệp thời gian qua chủ yếu dựa trên sử dụng tài
nguyên thiện nhiên, gây tác động xấu đến môi trường, làm tăng mức độ ô
nhiễm và làm suy yếu nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Môi trường ở nông thôn chưa được quản lý tốt. Ô nhiễn nước thải, khí
thải ở các khu công nghiệp, các làn nghề đang trực tiếp làm suy thoái môi
trường, gây nguy hiểm cho sinh kế bền vững của người dân và cạn kiệt nguồn
lợi thủy sản.
1.1.3. Về phát triển nông nghiệp và các chính sách phát triển nông nghiệp
Với Trung Quốc có: “Một số vấn đề về hiện đại hóa nông nghiệp Trung
Quốc” của Nguyễn Minh Hằng; “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp
và nông thôn ở Đài Loan” của Nguyễn Đình Liên. Đó là những công trình
nghiên cứu tương đối toàn diện về nông nghiệp, nông thôn, nông dân cũng như
hiện trạng của nông nghiệp Trung Quốc, trên cơ sở đó đề ra một số giải pháp
để PTNN Trung Quốc nhanh và bền vững.
Cải cách nông nghiệp là vấn đề hệ trọng của Trung Quốc kể từ khi bắt đầu
cải cách đến nay và là chủ đề của nhiều nghiên cứu. Cốc Nguyên Dương
(2006), với “Tình trạng “tam nông” Trung Quốc: thành tựu, vấn đề và thách
thức” và Lục Học Nghệ (2007) với “Nông nghiệp, nông thôn và nông dân
Trung Quốc: biến đổi và phát triển” cho thấy, ở Trung Quốc, nông dân là
nhóm người yếu thế, thể hiện ở quyền tài sản ở nông thôn chưa được rõ ràng,
ruộng đất có thể bị trưng thu bất cứ lúc nào, bởi lẽ đất vẫn thuộc sở hữu tập
thể[14], [38]. Trong nghiên cứu “Chuyển dịch sức lao động dư thừa ở nông
thôn và việc làm của nông dân Trung Quốc”, Từ Vĩ phân tích thực trạng lao
động và việc làm ở khu vực nông nghiệp, nông thôn; làn sóng di cư tự phát và
15



những vấn đề xã hội phát sinh; đề xuất quan điểm và hướng giải quyết.
Về đổi mới chế độ ruộng đất, các học giả Trung Quốc cho rằng phải tuân
thủ các nguyên tắc sau: (1) Phải coi ruộng đất là hàng hóa có giá trị sử dụng
đặc biệt; (2) Làm cho quyền sở hữu yếu đi, quyền sử dụng tăng lên; (3) Phải có
lợi cho kinh doanh quy mô lớn, kinh doanh tiểu nông, đất manh mún, không
phù hợp và là một cản trở đối với chế độ ngành nghề hóa nông nghiệp[74].
Trường hợp Ba Lan, rất ít tài liệu nói về quốc gia này. Theo
“Competitiveness and Employment”, World Bank (1997) có bàn về nội dung
PTNN và nông thôn Ba Lan, các chính sách, tác động của các chính sách đối
với PTNN Ba Lan; Tác giả Johan F.M. Swinnen (2004), với “Policy Reform
and Agricultural Adjustment in Transition Countries” đã đề cập đến cải cách
thể chế và kinh tế ở các nước chuyển đổi trong đó có Ba Lan và nông nghiệp
đã bị ảnh hưởng bởi những thay đổi trong chính sách, những cải cách trong
chính sách giá cả và thương mại, tư nhân về quyền sở hữu đất đai, trang trại,
doanh nghiệp nông nghiệp thực phẩm cũng được đề cập; còn Francois Bafoil
có đề cập vấn đề nông nghiệp Ba Lan: những thách thức khi gia nhập Liên
Minh Châu Âu (EU)[101].
Trên trang có loạt
bài “CAP Reform Profile – Poland” đề cập một số chính sách cải cách cho Ba
Lan, các quan điểm chính phủ Ba Lan đối với CAP (Common Agricultural
Policy).
Công trình của các tác giả Garry Christensen, Richard Lacroix,
“Competitiveness and employment: a framework for rural development in
Poland”, đã đánh giá nông nghiệp nông thôn Ba Lan từ khi chuyển đổi sang
nền kinh tế thị trường, cho thấy khu vực nông thôn vẫn bị phụ thuộc vào nông
nghiệp để phát triển, nhận hỗ trợ và hưởng phúc lợi.Trong số những thách thức
của quá trình chuyển đổi khu vực nông nghiệp là xóa bỏ những hoạt động kinh
tế yếu kém trong lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp, khai thác các
nguồn lực từ nông nghiệp.

16


×