Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

TIỂU LUẬN KINH tế ASIAN 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.54 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN
KHOA GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG

BÀI TIỂU LUẬN KINH TẾ VĂN HÓA XÃ
HỘI ASIAN
Đề tài: Việt Nam với mối quan hệ văn hóa xã
hội giữa ASEAN
GVHD: Phạm Quốc Hưng
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thùy Trinh
(MSSV: 161A150150)

Thành phố Hồ Chí Minh
Lời nói đầu
1


Kể từ khi gia nhập tổ chức Asean đến nay, Việt Nam đã khẳng định được vị thế
và uy tín của mình; các nước thành viên ASEAN và các nước đối tác bên ngoài
đều đánh giá cao sự tham gia tích cực và những đóng góp của Việt Nam trong
việc củng cố và phát triển trong Hiệp hội, cũng như quan hệ hợp tác với các
nước đối thoại của ASEAN. Tham gia hợp tác trong ASEAN đã góp phần quan
trọng vào việc củng cố môi trường hòa bình và an ninh cho sự nghiệp phát triển
đất nước; phá thế bao vây về chính trị, cô lập về kinh tế, tạo thuận lợi cho triển
khai đường lối đối ngoại độc lập tự chủ; đa phương hóa, đa dạng hoá của Đảng
ta.
Việt Nam luôn coi trọng hợp tác ASEAN vì ASEAN có tầm quan trọng
chiến lược đối với an ninh và phát triển của Việt Nam. Lãnh đạo Cấp cao của
Việt Nam cũng đã chỉ đạo phương châm tham gia ASEAN của Việt Nam trong
giai đoạn mới sẽ là “tích cực, chủ động và có trách nhiệm”. Theo đó, để nâng
cao hiệu quả tham gia hợp tác ASEAN trong tình hình mới, Việt Nam đã có


nhiều đổi mới, từ nâng cao nhận thức và xác định phương hướng, biện pháp hợp
tác đến việc cải thiện hiệu quả của tổ chức bộ máy và tăng cường phối hợp giữa
các Bộ, ngành tham gia hợp tác ASEAN, tạo nên một nỗ lực chung của quốc gia
thông qua Chương trình hành động của Chính phủ về việc Việt Nam tham gia
ASEAN đến năm 2015. Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quy chế làm
việc và phối hợp hoạt động giữa các cơ quan tham gia hợp tác ASEAN của Việt
Nam trong giai đoạn phát triển mới của ASEAN sau khi có Hiến chương, nhẳm
nâng cao chất luợng và hiệu quả công tác phối hợp trong bộ máy các cơ quan
tham gia ASEAN của Việt Nam.
Chính vì lí do đó mà em đã lựa chọn đề tài: “Việt Nam với mối quan hệ
văn hóa xã hội giữa Asean” để viết để viết bài tiểu luận tốt nghiệp môn Kinh tế
xã hội Asean của trường đại học Văn Hiến.
Nội dung bài tiểu luận bao gồm các chương sau:

2


Chương 1: Khái quát về mối quan hệ Asean-Việt Nam
Chương 2: Mối quan hệ về văn hóa xã hội Asean-Việt Nam
Chương 3: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong cộng đồng văn
hóa xã hội Asean
Kết luận
Với một thời gian không dài và việc thu thập tài liệu còn gặp nhiều hạn
chế nên bài tiểu luận này không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận
được ý kiến đóng góp của thầy để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ MỐI QUAN HỆ ASEANVIỆT NAM
3



I. KHÁI QUÁT VỀ ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian
Nations, viết tắt là ASEAN) là tổ chức liên chính phủ được thành lập
ngày 8/8/1967 tại Băng-cốc, Thái Lan trên cơ sở Tuyên bố Băng-cốc với
5 thành viên ban đầu, với mục tiêu tăng cường hợp tác chính trị, an ninh,
kinh tế và văn hoá - xã hội giữa các nước thành viên, tạo điều kiện hội
nhập sâu hơn với khu vực và thế giới.
- Qua quá trình phát triển, ASEAN đã mở rộng bao gồm 10 quốc gia ở
Đông Nam Á là In-đô-nê-xia, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xinh-ga-po, Thái
Lan, Bru-nây, Việt Nam, Lào, Mi-an-ma và Căm-pu-chia.
- Tổng diện tích các nước ASEAN vào khoảng 4,43 triệu km2, với dân số
gần 592 triệu người. Tổng thu nhập quốc dân của các nước ASEAN năm
2009 đạt 1.492 tỷ đô-la Mỹ.
- Hợp tác ASEAN ngày càng được mở rộng và đi vào chiều sâu, bao gồm
nhiều lĩnh vực từ chính trị-an ninh đến kinh tế thương mại, đầu tư, văn
hóa, giáo dục, y tế, môi trường, khoa học-công nghệ…
- ASEAN cũng đã thiết lập được quan hệ hợp tác nhiều mặt với các Đối
tác trong và ngoài khu vực thông qua các tiến trình như ASEAN+1 (hợp
tác ASEAN với từng Đối tác); ASEAN+3 (với 3 nước Trung Quốc, Nhật
Bản và Hàn Quốc); Cấp cao Đông Á (với 3 nước Đông Bắc Á và Ấn Độ,
Ôx-trây-lia, Niu Di-lân); Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF)…
Sau 4 thập kỷ tồn tại và phát triển, ASEAN đã lớn mạnh thành một trở
thành một thực thể chính trị - kinh tế gắn kết, có vai trò quan trọng đóng
góp cho hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực và là đối tác không thể
thiếu của các nước và các tổ chức lớn trên thế giới. Trên nền tảng đó,
ASEAN đã nhất trí đẩy mạnh hợp tác và tăng cường liên kết nhằm hướng
tới xây dựng một Cộng đồng ASEAN vững mạnh dựa trên ba trụ cột là
Chính trị-An ninh, Kinh tế và Văn hóa-Xã hội vào năm 2015.
- Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN nhằm mục tiêu tạo dựng một môi
trường hòa bình và an ninh cho phát triển ở khu vực Đông Nam Á thông


4


qua việc nâng hợp tác chính trị-an ninh ASEAN lên tầm cao mới, với sự
tham gia và đóng góp xây dựng của cả các đối tác bên ngoài.
- Cộng đồng Kinh tế ASEAN nhằm mục tiêu tạo ra một thị trường chung
duy nhất và cơ sở sản xuất thống nhất, trong đó có sự lưu chuyển tự do
của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động; từ đó nâng cao tính cạnh
tranh và thúc đẩy sự thịnh vượng chung cho cả khu vực; tạo ra sự hấp dẫn
với đầu tư-kinh doanh từ bên ngoài.
- Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN với mục tiêu tổng quát là phục vụ
và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ASEAN, tập trung xử
lý các vấn đề liên quan đến bình đẳng và công bằng xã hội, bản sắc văn
hóa, môi trường, tác động của toàn cầu hóa và cách mạng khoa học
công nghệ.

II. KHÁI QUÁT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA ASEAN-VIỆT NAM
Quan hệ giữa Việt Nam và các nước ASEAN từ năm 1967 đến nay có
những lúc diễn ra phức tạp, có lúc hòa dịu, có lúc căng thẳng tùy theo sự
biến động tình hình quốc tế và khu vực:


Giai đoạn 1967-1973 Việt Nam hạn chế quan hệ với ASEAN vì
đang tiến hành kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Có thời gian Việt
Nam đối lập với các nước ASEAN vì Thái Lan, Philippin tham gia



khối quân sự SEATO và trở thành đồng minh của Mĩ.

Giai đoạn 1973-1978: Sau hiệp định Pari, nước ta bắt đầu triển
khai, đẩy mạnh quan hệ song phương với các nước ASEAN. Đặc
biệt sau đại thắng mùa xuân năm 1975 vị trí của Việt Nam trong
khu vực và thế giới ngày càng tăng. Tháng 2/1976 Việt Nam tham
gia kí kết hiệp ước Bali, quan hệ với ASEAN đã được cải thiện
bằng việc thiết lập quan hệ ngoại giao và có những chuyến viếng



thăm lẫn nhau.
Giai đoạn 1978-1989: Tháng 12/1978, Việt Nam đưa quân tình
nguyện vào Campuchia giúp nhân dân nước này lật đổ chế độ diệt
5


chủng Pônpốt. Một số nước lớn đã can thiệp, kích động làm cho


quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN trở lên căng thẳng.
Giai đoạn 1989 đến nay: ASEAN đã chuyển từ chính sách đối đầu
sang đối thoại, hợp tác với ba nước Đông Dương. Từ khi vấn đề
Campuchia được giải quyết, Việt Nam thực hiện đường lối đối
ngoại “Muốn làm bạn với tất cả các nước” quan hệ giữa Việt Nam
và ASEAN được cải thiện.

Tháng 7/ 1992 Việt Nam tham gia vào hiệp ước Bali đánh dấu bước phát
triển quan trọng trong sự tăng cường hợp tác khu vực vì một “Đông Nam
Á hòa bình, ổn định và phát triển”. Sau khi ra nhập ASEAN (28/7/1995)
mối quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa,
khoa học kĩ thuật ngày càng được đẩy mạnh.


III. SỰ THAM GIA VÀ ĐÓNG GÓP CỦA VIỆT NAM
TRONG ASEAN
Đóng góp đầu tiên đáng ghi nhận của Việt Nam trong ASEAN là vai trò
tích cực của Việt Nam trong việc thúc đẩy kết nạp các nước Lào, Mi-anma và Cam-pu-chia vào ASEAN. Qua đó, hoàn tất ý tưởng về một
ASEAN bao gồm toàn bộ 10 quốc gia ở Đông Nam Á, đưa ASEAN trở
thành tổ chức đại diện cho toản khu vực, chấm dứt thời kỳ chia rẽ giữa
các nhóm nước, mở ra giai đoạn hợp tác hữu nghị cùng phát triển ở khu
vực.
Sư kiện mang dấu ấn đậm nét của Việt Nam trong ASEAN là việc tổ chức
thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 6 tại Hà Nội (12/1998)- chỉ
3 năm sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của ASEAN và
trong bối cảnh khu vực đang trong cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính
nghiêm trọng, được các nước thành viên ASEAN và dư luận quốc tế nói
chung đánh giá cao. Với việc thông qua Chương trình Hành động Hà Nội,
6


Cấp cao ASEAN 6 đã góp phần quan trọng tăng cường đoàn kết, đẩy
mạnh hợp tác, khôi phục hình ảnh ASEAN, đặc biệt định hướng cho sự
phát triển và hợp tác của Hiệp Hội trong những năm kế tiếp để thực hiện
Tầm nhìn 2020.
Tiếp theo đó, từ tháng 7/2000-7/2001, Việt Nam đã hoàn thành tốt vai trò
Chủ tịch Ủy ban thường trực ASEAN (ASC) khóa 34 và ARF, tổ chức và
chủ trì thành công Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ
34( AMM 34), Diễn đàn khu vực ASEAN lần thứ 8 (ARF 8), Hội nghị Bộ
trưởng Ngoại giao ASEAN và các nước Đông Bắc Á (ASEAN +3), Các
Hội nghị sau Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao giữa ASEAN với các nước
đối thoại ( PMC + 10) và với từng nước Đối thoại ( PMC +1) và Hội nghị
sông Hằng - Sông Mê kông vào cuối tháng 7/2001. Trong năm Việt Nam

làm chủ tịch, ASEAN và ARF đã đạt được những kết quả quan trọng,
tiếp tục phát triển đúng hướng, phù hợp với lợi ích của từng nước
ASEAN và lợi ích của cả khu vực.
+ Trong thời gian này, với vai trò chủ trì và điều phối của Việt Nam,
ASEAN đã phê chuẩn Nghị định thứ hai của Hiệp ước Thân thiện và Hợp
tác, thông qua Quy chế của Hội đồng Tối cao TAC và tổ chức cuộc họp
đầu tiên của Hội đồng trong dịp AMM 34; lần đầu tiên ASEAN đã tiến
hành tham khảo trực tiếp với năm cường quốc hạt nhân trong khuôn khổ
Hiệp định SEANWFZ. ASEAN cũng đạt nhiều tiến triển trong việc xây
dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông với Trung Quốc, tạo tiền đề cho
việc ra tuyên bố về cách ứng xử của các bên liên quan ở Biển Đông sau
này.
+ Trong năm Việt Nam làm chủ tịch ARF, tiến trình ARF tiếp tục tiến
triển với việc thông qua một số tài liệu quan trọng như Tài liệu qui định
về chức năng, nhiệm vụ của Chủ tịch ARF, Tài liệu về qui chế đăng ký
chuyên gia ARF và Tài liệu về khái niệm và nguyên tắc của ngoại giao
7


phòng ngừa. Các lĩnh vực Hợp tác trong ASEAN đã được tăng cường qua
việc đẩy mạnh thực hiện Chương trình Hành động Hà Nội, thông qua
Tuyên bố Hà Nội về thu hẹp khoảng cách phát triển, triển khai Sáng kiến
liên kết ASEAN ( IAI) nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển, hỗ trợ thành
viên mới hội nhập khu vực. Nhiều quyết định quan trọng và thiết thực đối
với Hiệp hội cũng đã được triển khai trong thời gian Việt Nam đảm
đương chức Chủ tịch như lập đường dây nóng ở các cấp lãnh đạo
ASEAN, cải tiến hình thức, lề lối làm việc để ASEAN hoạt động thực
chất và hiệu quả hơn.
+ Quan hệ của ASEAN với các nước đối thoại được tăng cường, ASEAN
tiếp tục giữ được thế chủ động và vai trò trong các mối quan hệ này và đã

thiết lập quan hệ chính thức với Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, Phong trào
không liên kết, OAU, OAS, ECO, GCC, Nhóm Rio, SAARC… Quan hệ
với EU đã có tiến triển đáng kể, hợp tác giữa các nước sông Hằng và
Sông Mê Kong đã được khởi động, tiến trình ASEAN+3 đã tiến thêm một
bước với việc thành lập Nhóm nghiên cứu Đông Á...
Sau khi tổ chức thành công Cấp cao ASEAN 6 và hoàn thành tốt cương vị
Chủ tịch Ủy ban Thường trực ASEAN khóa 34, tiếp tục phát huy vai trò
đã được nâng cao trong ASEAN và trên cơ sở những thành tựu, kinh
nghiệm tích lũy được trong vai trò chủ trì, điều phối các hoạt động của
ASEAN, Việt Nam đã chủ động hơn trong việc tham gia hợp tác ASEAN,
hướng hoạt động của ASEAN vào những nội dung hợp tác thiết thực, vừa
đảm bảo lợi ích của Việt Nam, vừa thể hiện quan tâm chung của ASEAN
và các nước đối thoại. Nhằm duy trì môi trường hòa bình, ổn định trong
khu vực, Việt Nam đã cùng với các nước ASEAN khác ký với Trung
Quốc Tuyên bố chung ASEAN-Trung Quốc về cách ứng xử của các bên ở
Biển Đông (2002). Sau khi ký kết, Việt Nam đã chủ động đưa ra các biện
pháp cụ thể để thực hiện tuyên bố này, theo hướng triển khai hợp tác dần
8


từng bước, trước hết trong những lĩnh vực khả thi, ít nhạy cảm.
Các Bộ/ngành của Việt Nam đã từng bước chủ động và tham gia tích cực,
hiệu quả hơn trong tất cả các lĩnh vực hợp tác chuyên ngành của ASEAN,
từ hợp tác kinh tế, đến khoa học-công nghệ, môi trường, y tế, giáo dục,
văn hóa-thông tin... Việt Nam đã tổ chức thành công một loạt các hoạt
động quan trọng của ASEAN trong lĩnh vực hợp tác kinh tế-chuyên
ngành như Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 33 (Hà Nội,
8/2001) và nhiều hội nghị quan trọng cấp Bộ trưởng hoặc quan chức cao
cấp về hợp tác kinh tế ASEAN; Tuần lễ khoa học và công nghệ ASEAN
(1998), Hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEAN (1998) và Diễn đàn Môi

trường ASEAN (1999), Hội nghị Bộ trưởng Thông tin ASEAN (2000),
Cuộc họp Ủy ban văn hóa thông tin ASEAN (2002), Hội nghị Bộ trưởng
Lao động ASEAN (2002, 2004), Tuần văn hóa ASEAN lần II theo sáng
kiến của Thủ tướng ta tại Hạ Long (2004), Hội thi tay nghề ASEAN
(2004), Hội nghị ASEANAPOL (1999), Hội nghị các quan chức cao cấp
về tội phạm xuyên quốc gia (SOMTC-2003), Hội nghị Bộ trưởng
ASEAN về chống Tội phạm xuyên quốc gia (AMMTC-2005), Hội nghị
Bộ trưởng Tư pháp ASEAN (2008), Hội nghị Bộ trưởng Tài chính
ASEAN (2008)… Quốc hội Việt Nam cũng tích cực tham gia các hoạt
động của Liên minh nghị viện ASEAN (AIPA), trước đây là AIPO. Việt
Nam đã chủ trì tổ chức thành công Đại hội đồng AIPO 23 năm 2002 và
mới đây nhất là Đại hội đồng AIPA tại Hà Nội tháng 4/2010. Ngoài ra,
Việt Nam cũng tham gia vào hàng trăm chương trình, dự án hợp tác trên
các lĩnh vực khác nhau trong ASEAN, đồng thời chủ động đề xuất, chủ trì
nhiều dự án hợp tác đa phương của khu vực.
Bước sang đầu thế kỷ XXI, khi ASEAN có những bước chuyển mạnh mẽ
nhằm tăng cường liên kết khu vực, tận dụng những cơ hội mới đang mở
ra cũng như ứng phó hiệu quả hơn với các thách thức mới, Việt Nam đã
9


đóng vai trò tích cực cùng các nước ASEAN xây dựng và thông qua
Tuyên bố hòa hợp ASEAN II tại Bali, In-đô-nê-xia (10/2003), đề ra
những định hướng chiến lược cho sự phát triển của ASEAN, hướng tới
xây dựng một Cộng đồng ASEAN năng động, tự cường và gắn kết vào
năm 2020 (sau này ASEAN quyết định là vào năm 2015) với ba trụ cột
chính là Cộng đồng an ninh ASEAN (ASC), Cộng đồng Kinh tế ASEAN
(AEC) và Cộng đồng văn hóa xã hội ASEAN (ASCC- ý tưởng về việc
hình thành cộng đồng này là theo sáng kiến của Việt Nam); và các Kế
hoạch hành động nhằm triển khai thực hiện Tuyên bố hòa hợp ASEAN II

(11/2004 tại Viên chăn), bao gồm: Kế hoạch hành động của ASC, Kế
hoạch hành động của ASCC, Hiệp định khung ASEAN về 11 lĩnh vực ưu
tiên hội nhập và Chương trình Hành động Viên chăn (VAP).
Trong quá trình soạn thảo và đi đến ký kết Hiến chương ASEAN, văn
kiện quan trọng tạo khung pháp lý và khuôn khổ thể chế hỗ trợ ASEAN
thực hiện mục tiêu xây dựng Cộng đồng, Việt Nam đã chủ động và tích
cực tham gia ngay từ đầu vào quá trình hình thành ý tưởng, sau đó là soạn
thảo, ký kết, phê chuẩn cũng như triển khai đưa Hiến chương vào thực tế
cuộc sống. Đặc biệt trong quá trình đàm phán xây dựng Hiến chương,
Việt Nam đã có nhiều đóng góp quan trọng mang tính cân bằng, xây dựng
đồng thời thể hiện vai trò là một thành viên năng động, trách nhiệm góp
phần điều hòa các khác biệt, cùng các nước ASEAN đi đến được một văn
bản dự thảo Hiến chương có giá trị, đáp ứng được yêu cầu chung. Việt
Nam cũng thể hiện rõ vai trò là một nhân tố quan trọng góp phần giữ
vững các nguyên tắc cơ bản, định hướng phát triển đúng của ASEAN,
duy trì và tăng cường đoàn kết, nhất trí trong Hiệp hội. Sự tham gia tích
cực của Việt Nam trong quá trình soạn thảo Hiến chương đã góp phần
không nhỏ để Hiến chương được hoàn tất và ký kết với những nội dung
cơ bản và toàn diện, đúc kết và hệ thống hóa những mục tiêu, nguyên tắc
10


cơ bản và thỏa thuận đã có của ASEAN và cập nhật một số nội dung cho
phù hợp với tình hình mới. Hiến chương cũng đã thể hiện khá cân bằng
và dung hòa quan điểm và lợi ích của cơ bản của các nước thành viên,
phản ánh sự "thống nhất trong đa dạng" của ASEAN.
Sau khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các nhà Lãnh đạo ASEAN ký
thông qua Hiến chương (HNCC ASEAN 13, Xinh-ga-po, tháng 11/2007),
Việt Nam là một trong những nước sớm phê chuẩn Hiến chương (Chủ
tịch nước Nguyễn Minh Triết ký phê chuẩn Hiến chương ngày

06/03/2008) và tích cực tham gia các hoạt động chung của ASEAN trong
việc tiến hành các công tác triển khai đưa Hiến chương vào cuộc sống,
nhất là xây dựng Quy chế hoạt động của các cơ quan mới của ASEAN;
tham gia tích cực các hoạt động của Nhóm đặc trách (HLP) và soạn thảo
Quy chế hoạt động của Cơ quan nhân quyền ASEAN và Nhóm chuyên
gia pháp lý (HLEG) về triển khai Hiến chương ASEAN.
Hòa cùng với nỗ lực chung của ASEAN đẩy nhanh tiến trình liên kết khu
vực và xây dựng Cộng đồng, Việt Nam tiếp tục tham gia hiệu quả và có
những đóng góp tích cực trong quá trình xây dựng cũng như triển khai Lộ
trình xây dựng Cộng đồng ASEAN gồm các Kế hoạch tổng thể xây dựng
3 trụ cột của Cộng đồng ASEAN và Kế hoạch công tác về Sáng kiến liên
kết ASEAN (IAI) giai đoạn 2 (2009-2015), được thông qua tại Hội nghị
Cấp cao ASEAN 14 (tháng 2/2009).
Bên cạnh việc tăng cường thúc đẩy hợp tác và liên kết nội khối, Việt Nam
đã tích cực tham gia thúc đẩy hợp tác giữa ASEAN với các nước đối tác
bên ngoài trên nhiều lĩnh vực khác nhau, đồng thời góp phần đề cao và
giữ vững vai trò chủ đạo của ASEAN tại các tiến trình hợp tác khu vực.
Với tư cách là nước điều phối quan hệ đối thoại giữa ASEAN với nhiều
đối tác quan trọng như Nhật Bản, Nga, Mỹ, Ôxtrâylia, Canada và hiện tại
là Trung Quốc, Việt Nam đã phát huy vai trò là cầu nối tích cực tăng
11


cường quan hệ giữa ASEAN với các đối tác này, kể cả việc góp phần tháo
gỡ một số vướng mắc, giúp nâng tầm quan hệ giữa 2 bên, đuợc cả
ASEAN và các nước Đối thoại đánh giá cao. Đồng thời, Việt Nam cũng
có những đóng góp tích cực nhằm giữ vững vai trò chủ đạo của ASEAN
tại các tiến trình hợp tác khu vực do ASEAN khởi xướng như ASEAN+1,
ASEAN+3, EAS, Cấp cao Đông Á…, qua đó, góp phần thúc đẩy và đề
cao vai trò, vị thế quốc tế của Hiệp hội.


IV. PHƯƠNG HƯỚNG THAM GIA HỢP TÁC ASEAN
CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN TỚI
Sau 15 năm tham gia ASEAN, Việt Nam đã khẳng định được vị thế và uy
tín của mình; các nước thành viên ASEAN và các nước đối tác bên ngoài
đều đánh giá cao sự tham gia tích cực và những đóng góp của Việt Nam
trong việc củng cố và phát triển trong Hiệp hội, cũng như quan hệ hợp tác
với các nước đối thoại của ASEAN. Tham gia hợp tác trong ASEAN đã
góp phần quan trọng vào việc củng cố môi trường hòa bình và an ninh
cho sự nghiệp phát triển đất nước; phá thế bao vây về chính trị, cô lập về
kinh tế, tạo thuận lợi cho triển khai đường lối đối ngoại độc lập tự chủ; đa
phương hóa, đa dạng hoá của Đảng ta.
Việt Nam luôn coi trọng hợp tác ASEAN vì ASEAN có tầm quan trọng
chiến lược đối với an ninh và phát triển của Việt Nam. Lãnh đạo Cấp cao
của Việt Nam cũng đã chỉ đạo phương châm tham gia ASEAN của Việt
Nam trong giai đoạn mới sẽ là “tích cực, chủ động và có trách nhiệm”.
Theo đó, để nâng cao hiệu quả tham gia hợp tác ASEAN trong tình hình
mới, Việt Nam đã có nhiều đổi mới, từ nâng cao nhận thức và xác định
phương hướng, biện pháp hợp tác đến việc cải thiện hiệu quả của tổ chức
bộ máy và tăng cường phối hợp giữa các Bộ, ngành tham gia hợp tác
ASEAN, tạo nên một nỗ lực chung của quốc gia thông qua Chương trình
hành động của Chính phủ về việc Việt Nam tham gia ASEAN đến năm
12


2015. Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quy chế làm việc và phối
hợp hoạt động giữa các cơ quan tham gia hợp tác ASEAN của Việt Nam
trong giai đoạn phát triển mới của ASEAN sau khi có Hiến chương, nhẳm
nâng cao chất luợng và hiệu quả công tác phối hợp trong bộ máy các cơ
quan tham gia ASEAN của Việt Nam.

Theo quy định của Hiến chương, Việt Nam đảm nhận chức Chủ tịch luân
phiên của ASEAN từ tháng 1-12/2010. Để đảm nhiệm cương vị quan
trọng này, Việt Nam đã có những bước chuẩn bị từ sớm, theo đó, Thủ
tướng Chính phủ đã ra quyết định lập UBQG về chuẩn bị và thực hiện vai
trò Chủ tịch ASEAN 2010 với sự tham gia của lãnh đạo các Bộ, ngành và
nhiều địa phương. Công tác chuẩn bị đang được khẩn trương tiến hành
trên các mặt cả về nội dung, lễ tân-hậu cần, an ninh, tuyên truyền…
Trong quý I năm 2010, trên cương vị Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã chủ
trì tổ chức và điều hành thành công nhiều hoạt động quan trọng của
ASEAN, trong đó đáng chú ý là Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 16 (Hà
Nội, 8-9/4/2010) và Hội nghị hẹp các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (Đà
Nẵng, 29/2-1/3/2010). Những kinh nghiệm, bài học quí báu rút ra từ quá
trình tham gia ASEAN sẽ là tiền đề thuận lợi để Việt Nam có thể đảm
đương tốt vai trò Chủ tịch ASEAN trong năm 2010, tiếp tục khẳng định
vai trò của mình.

CHƯƠNG II: MỐI QUAN HỆ VĂN HÓA XÃ HỘI
GIỮA ASEAN-VIỆT NAM
I.

CỘNG ĐỒNG VĂN HÓA XÃ HỘI ASEAN

Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN là một trong ba trụ cột của Cộng
đồng ASEAN, với mục tiêu góp phần xây dựng một Cộng đồng ASEAN
“cam kết nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân thông qua các
hoạt động hợp tác hướng tới con người, xây dựng một cộng đồng ASEAN
13


hướng vào người dân, lấy người dân làm trung tâm và có trách nhiệm xã

hội nhằm đạt được tình đoàn kết và thống nhất lâu bền giữa các quốc gia
và người dân ASEAN thông qua việc tạo dựng một bản sắc chung và một
xã hội chia sẻ, đùm bọc, hoà thuận và rộng mở, nơi cuộc sống và phúc lợi
của người dân được nâng cao”. Cộng đồng Văn hóa – Xã hội tập trung
nhiều vào khía cạnh con người, vào những nội dung thiết thực với cuộc
sống của toàn thể người dân trong khu vực. Việc đẩy mạnh xây dựng
Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN sẽ thúc đẩy sự gắn kết người dân
giữa các quốc gia, khuyến khích người dân tham gia vào tiến trình xây
dựng Cộng đồng; đồng thời bổ trợ tích cực cho việc xây dựng hai trụ cột
còn lại.
Nhằm thực hiện mục tiêu của Cộng đồng, các nhà Lãnh đạo ASEAN đã
phê duyệt Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN giai
đoạn 2009-2015 với 40 hợp phần, 339 dòng hành động cụ thể được triển
khai trên 6 lĩnh vực trọng tâm bao gồm: phát triển con người; phúc lợi và
bảo hiểm xã hội; bình đẳng xã hội và các quyền; bảo đảm bền vững về
môi trường; xây dựng bản sắc ASEAN và thu hẹp khoảng cách phát triển.
Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN giai đoạn 20092015 đã được các nước thực hiện một cách tích cực và có trách nhiệm.
Mặc dù có nhiều thách thức liên quan đến việc thực hiện ở cấp khu vực
và cấp quốc gia nhưng với những nỗ lực chung của ASEAN và các nước
thành viên ASEAN, 99% các dòng hành động đã được giải quyết thông
qua việc tiến hành các hoạt động của các cơ quan chuyên ngành ASEAN.
Báo cáo đánh giá việc thực hiện Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Văn hóa –
Xã hội ASEAN giai đoạn 2009-2015 đã chỉ ra những kết quả phát triển
quan trọng của Cộng đồng, góp phần thúc đẩy sự thay đổi xã hội trong
khu vực, cụ thể như: hợp tác khu vực được tăng cường; giảm đáng kể tình
trạng nghèo cùng cực ở một số nước thành viên ASEAN (AMS); cải thiện
14


sức khỏe và giáo dục; gia tăng chất lượng lực lượng lao động đáp ứng

nhu cầu lao động khu vực và toàn cầu; phát triển cơ sở hạ tầng và phát
triển các phong cách sống tích cực. Tuy nhiên, đói nghèo, dịch bệnh,
thiếu tiếp cận trường học, thảm họa thiên tai, ô nhiễm môi trường vẫn
đang là những thách thức lớn của Cộng đồng các nước thành viên
ASEAN. Do đó, vẫn còn cần phải làm nhiều việc hơn nữa để bảo đảm
những lợi ích và kết quả của sự tiến bộ, cần phải tìm các giải pháp thích
ứng với biến đổi khí hậu trong việc xây dựng một ASEAN bền vững, tự
cường.
Hướng tới một Cộng đồng ASEAN nói chung và Cộng đồng Văn hóa –
Xã hội ASEAN nói riêng sẽ được thành lập vào ngày 31/12/2015, Kế
hoạch tổng thể Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN đến năm 2025 đã
được xây dựng và hoàn thiện để trình lên các nhà Lãnh đạo Cấp cao
ASEAN thông qua tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 27 tại CualaLăm-pơ vào ngày 22/11/2015. Kế hoạch tổng thểCộng đồng Văn hóa –
Xã hội ASEANđến năm 2025 tiếp tục khẳng định “trọng tâm của Cộng
đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN là cam kết nâng cao chất lượng cuộc
sống của người dân thông qua các hoạt động hợp tác hướng vào người
dân, thân thiện với môi trường và hướng tới thúc đẩy phát triển bền
vững”. Nội dung của Kế hoạch tổng thểCộng đồng Văn hoá – Xã hội
ASEAN đến năm 2025 cơ bản dựa trên Kế hoạch tổng thể Cộng đồng
Văn hóa – Xã hội ASEAN giai đoạn 2009-2015 với các đặc điểm, thành
tố gắn kết và mang lại lợi ích cho người dân, hòa nhập, bền vững, tự
cường và năng động.
Việc thực hiện Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN
đến năm 2025 sẽ được triển khai bởi các cơ quan chuyên ngành thuộc
Cộng đồng trong khi Hội đồng Cộng đồng Văn hóa – Xã hộiASEAN sẽ
chịu trách nhiệm giám sát việc thực hiện, với sự hỗ trợ của Hội nghị các
quan chức cấp cao (SOCA) và các cơ quan chuyên ngành. Việc rà soát và
15



đánh giá thực hiện Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Văn hóa – Xã hội
ASEAN đến năm 2025 sẽ tận dụng hệ thống giám sát, đánh giá hiện
hành, bao gồm hệ thống giám sát và biểu đánh giá (ASCC scorecard).

II.

SỰ THAM GIA CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG
ĐỒNG VĂN HÓA XÃ HỘI ASEAN

Trong khuôn khổ hợp tác về lao động, Việt Nam đã có những đóng góp
tích cực, hiệu quả ngay từ khi mới tham gia thông qua việc xây dựng và
triển khai thực hiện các hoạt động cũng như chủ trì tổ chức các sự kiện có
liên quan theo nghĩa vụ thành viên. Các sự kiện nổi bật mà Việt Nam đã
đăng cai tổ chức thành công như Hội nghị Bộ trưởng Lao động ASEAN
(ALMM) lần thứ 12 năm 1998 và lần thứ 21 năm 2010; Hội thi tay nghề
ASEAN lần thứ 5 năm 2004 và lần thứ 10 năm 2014, Hội nghị phát triển
nguồn nhân lực lần thứ 2 vào tháng 5 năm 2010. Việt Nam đã và đang có
nhiều nỗ lực cùng các nước ASEAN thúc đẩy mở rộng thị trường lao
động trong các nước ASEAN; tăng cường công nhận tay nghề giữa các
nước ASEAN; phối hợp với các nước ASEAN xây dựng và triển khai
thực hiện “Chương trình công tác của các Bộ trưởng Lao động ASEAN
giai đoạn 2010-2015”; thúc đẩy và bảo vệ quyền của người lao động di
cư, góp phần quan trọng cho sự phát triển chung của cộng đồng.
Hợp tác ASEAN trong lĩnh vực phúc lợi xã hội được thực hiện trong
khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng ASEAN phụ trách về Phúc lợi xã hội và
Phát triển (AMMSWD) cũng được Việt Nam chú trọng triển khai. Với
việc tổ chức thành công Hội nghị AMMSWD lần thứ 6 tại Việt Nam năm
2007 và đảm nhiệm vai trò Chủ tịch AMSWD giai đoạn 2007-2010; tổ
chức thành công Hội nghị Quan chức cao cấp về phúc lợi xã hội và phát
triển (SOMSWD) lần thứ 8 năm 2012. Việt Nam đã phát huy vai trò của

mình trong việc lồng ghép các ưu tiên, sáng kiến của Việt Nam về thúc
16


đẩy an sinh xã hội, dịch vụ xã hội cho các nhóm yếu thế, phát triển nghề
công tác xã hội trong các kế hoạch hoạt động, ưu tiên chung của khu vực.
Trong lĩnh vực hợp tác, bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em ASEAN, Việt
Nam là một trong những nước có nhiều hoạt động, sự kiện nổi bật, qua đó
khẳng định tính chủ động, tích cực của một thành viên trong ASEAN với
các hoạt động nổi bật như: có sáng kiến thành lập, tham gia và thúc đẩy
hoạt động của Ủy ban Bảo vệ và thúc đẩy quyền của phụ nữ và trẻ em
ASEAN (ACWC); triển khai các dự án trong khuôn khổ Kế hoạch công
tác của Ủy ban về phụ nữ ASEAN (ACW) giai đoạn 2011-2015 mà Việt
Nam là đầu mối; tổ chức thành công sự kiện Lễ thành lập Mạng lưới
Doanh nhân nữ ASEAN vào ngày 22/4/2014 tại Hà Nội. Việt Nam cũng
tiếp tục chủ động triển khai thực hiện các hoạt động hợp tác theo nghĩa vụ
thành viên của mình, đồng thời thúc đẩy việc lồng ghép những ưu tiên
của ta vào các hoạt động của khu vực như lồng ghép giới trong các lĩnh
vực, đặc biệt trong vấn đề lao động và việc làm; vấn đề phụ nữ cao tuổi;
an sinh xã hội đối với phụ nữ, lao động nữ di cư, phụ nữ tham gia hoạt
động chính trị.

III.

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA MỐI QUAN HỆ
VĂN HÓA ASEAN-VIỆT NAM

Trước hết, phải thấy rằng, mối quan hệ, giao lưu văn hoá (cũng như trên
các lĩnh vực khác) giữa các dân tộc trong khu vực ĐNA nói chung và
giữa Việt Nam với các nước ĐNA nói riêng đã tồn tại từ rất lâu, nhiều tài

liệu khẳng định là từ hàng ngàn năm trước đây (4). Điều này cũng dễ
hiểu, bởi với điều kiện địa lý gần nhau, do nhu cầu tự thân và cả tác động
của khách quan mà các dân tộc ắt sớm có mối quan hệ, giao lưu trong đó
văn hoá là lĩnh vực thường đi đầu. Do bề dày lịch sử nên mối quan hệ đó
được đánh giá là phát triển và có ảnh hưởng sâu rộng (cả tích cực lẫn tiêu
cực) đến mọi mặt của đời sống xã hội và quan hệ đối ngoại mỗi nước
17


cũng như cả khu vực. Tất nhiên cùng với tiến trình lịch sử, mối quan hệ
ấy cũng có bao thăng trầm, cũng chứa đựng cả những hiện tượng sai lệch
như ý đồ nô dịch nhau về văn hoá, chèn ép nhau trong phát triển hoặc sự
lai căng, "nhập khẩu" một cách máy móc mà làm mai một đi bản sắc văn
hoá tốt đẹp của dân tộc mình.
Là một quốc gia trong khu vực, có vị trí quan trọng (nằm ở phía đông bán
đảo Đông Dương - Indochina) với dân số đông và bề dày lịch sử truyền
thống, mang nhiều nét văn hoá độc đáo của khu vực, quan hệ văn hoá
giữa Việt Nam và các nước ĐNA cũng không nằm ngoài tình trạng đó.
Như một điều tất yếu, quan hệ giao lưu văn hoá giữa Việt Nam với các
nước ĐNA đã có từ rất lâu. Càng về sau này với tác động của xu thế thời
đại và nhất là sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN (28/7/1995), nó ngày
càng phát triển nhanh và mạnh hơn. Nghiên cứu, phân tích mối quan hệ
này trong khoảng thời gian dài như vậy đòi hỏi nhiều thời gian và công
sức, tuy đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về nó. Bài viết này chỉ xin
đi sâu vào khoảng thời gian vài ba năm trở lại đây và nhìn nhận dưới góc
độ quan hệ quốc tế hiện đại trong xu thế chung của thời đại và triển khai
chính sách đối ngoại "đa dạng hoá, đa phương hoá" của Đảng và Nhà
nước Việt Nam.
Điều dễ nhận thấy là, hợp tác Việt Nam - ASEAN trong lĩnh vực văn hoá
là xuất phát từ lợi ích của cả hai phía và toàn khu vực. Bởi lẽ hợp tác

trong văn hoá nói riêng và khoa học xã hội - nhân văn nói chung sẽ góp
phần giải quyết những vấn đề chung của toàn khu vực cũng như của mỗi
nước, đồng thời là căn cứ khoa học giúp cho việc hoạch định chính sách
phát triển của cả Hiệp hội trong thời gian sắp tới. Từ lúc ban đầu chỉ có 5
thành viên, đến nay đã có 9/10 quốc gia trong khu vực ĐNA là thành viên
ASEAN và Campuchia sẽ gia nhập Hiệp hội trong tương lai gần, biến ý
tưởng ASEAN-10 của các nhà sáng lập dần trở thành hiện thực. Trong bối
18


cảnh đó, quan hệ văn hoá Việt Nam - ASEAN chắc chắn sẽ trở nên phong
phú, rộng mở hơm nhưng cũng định hình một mô hình phát triển thích
hợp. Đó là mô hình trong đó các bản sắc văn hoá độc đáo của mỗi dân tộc
phải được bảo lưu, được nuôi dưỡng để trở nên ngày càng rực rỡ hơn, nổi
bật hơn trong quá trình hội nhập.
Quan hệ hợp tác về văn hoá giữa Việt Nam và ASEAN chính thức được
"khởi động" từ 22/7/1992, khi Việt Nam tham gia Hiệp ước Bali (còn gọi
là Hiệp ước hợp tác và thân thiện) và trở thành quan sát viên của ASEAN.
Tại Hội nghị ngoại trưởng ASEAN lần thứ 26 ở Singapore (1993) Việt
Nam được mời tham gia Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) cùng các
chương trình và dự án hợp tác trên 5 lĩnh vực: khoa học - công nghệ, môi
trường, y tế, văn hoá - thông tin, du lịch. Trong thời gian từ 1993 đến
27/7/1995 (trước khi được kết nạp làm thành viên thứ 7 của Hiệp hội)
mới chỉ là quan sát viên nhưng Việt Nam đã tích cực chuẩn bị và trực tiếp
tham gia vào các hoạt động của Uỷ ban chuyên ngành về văn hoá - thông
tin (ASEAN - COCI). Trên cơ sở các mối giao lưu, quan hệ văn hoá vốn
có từ trước, nay mở rộng và dần đi vào chuyên sâu. Từ sau ngày
28/7/1995, đến nay mối quan hệ hợp tác văn hoá Việt Nam - ASEAN
ngày càng được đẩy mạnh, từ bộ máy cơ quan chuyên trách đến tuyên
truyền, giới thiệu, trao đổi đoàn. Ngoài Uỷ ban Quốc gia điều phối các

hoạt động về ASEAN, các Bộ, ngành có liên quan đều lập cơ quan
chuyên trách về ASEAN. Uỷ ban ASEAN - COCI của Việt Nam đặt tại
Bộ văn hoá - thông tin (VH-TT). Theo số liệu của Vụ HTQT (Bộ VHTT), đến nay đã tham gia đầy đủ và đóng góp tích cực vào cả ba cuộc họp
lớn về ASEAN - COCI. Chỉ tính trong năm 1996, ASEAN - COCI Việt
Nam đã triển khai 34 hoạt động với 40 đoàn, 132 lượt quan chức trực tiếp
tham gia; đã thực thi 12 dự án tại Việt Nam với tổng kinh phí hơn
170.000 USD(5). Các hoạt động trong lĩnh vực này được chia thành4
nhóm chủ yếu sau: 1) Văn bản học và nghiên cứu ASEAN, có nhiệm vụ
19


tổ chức thực hiện cho ra các tác phẩm văn hoá, nghiên cứu về ASEAN. 2)
Nghệ thuật nghe nhìn và sân khấu, chuyên tổ chức các liên hoan nghệ
thuật, biểu diễn, triển lãm về các ngành nghệ thuật như múa, nhà hát,
nghệ thuật dân tộc... và làm các băng hình giới thiệu về các loại hình đó.
3) Về phát thanh, truyền hình, điện ảnh, video có trách nhiệm thực hiện
các dự án chuyên ngành như trao đổi tin tức, các chương trình riêng về
ASEAN, tổ chức tuần phim tại các nước... (năm 1998 sẽ có tuần phim
ASEAN ở Việt Nam). 4) Về in ấn và thông tin để trao đổi, hợp tác, giúp
đỡ nhau trong công tác xuất bản, thu thập, xử lý thông tin. Năm 1997,
trong đời sống chính trị, tinh thần các nước ASEAN có nhiều sự kiện
trọng đại: kỷ niệm 30 năm thành lập Hiệp hội, kết nạp thêm Lào và
Myanmar nên các hoạt động trên càng được đẩy mạnh hơn so với các
năm trước. Tổng kinh phí chi cho hoạt động, giao lưu văn hoá đã lên tới
3,5 triệu USD, gấp 1,8 lần so với 1996 (6).
Mấy năm qua, nhất là 1997, một luồng sinh khí mới thổi vào đời sống
văn hoá - tinh thần các nước ASEAN nhờ quá trình hội nhập và tăng
cường hợp tác văn hoá giữa các nước thành viên, trong đó có Việt Nam.
Theo sự điều phối chung và cơ chế thúc đẩy, bản thân từng nước cũng có
cố gắng với nhiều việc làm bổ ích, thiết thực. Về phía Việt Nam, đó là:

Báo chí (truyền hình, phát thanh, báo viết) thường xuyên giới thiệu về
lịch sử, văn hoá, phong tục, con người ASEAN, có những chuyên mục,
chương trình đặc biệt về ASEAN, tổ chức các cuộc thi ca nhạc, giao lưu
giữa các ca sĩ ASEAN - Việt Nam trên sóng phát thanh - truyền hình ;
Hội nhạc sĩ tổ chức thi sáng tác Bài ca chính thức ASEAN ; Cuộc thi tìm
hiểu về ASEAN cho học sinh ; Tổ chức xuất bản nhiều ấn phẩm về
ASEAN ; Tháng 8/1997 đã trao giải thưởng ASEAN về văn hoá (cho tập
thể 2 đài: Phát thanh và Truyền hình Việt Nam) và thông tin (cho Hội
nhạc sĩ). Đặc biệt chúng ta đã tích cực tham gia và giành được thành tích
khá tại các kỳ Sea Games (nhất là bóng đá, bóng bàn, bơi lội, bắn súng...)
20


gần đây làm tăng vị thế của Việt Nam trong làng thể thao khu vực v.v... và
v.v... Tất cả các hoạt động đó đã tạo khí thế sôi động hơn, góp phần nâng
cao hiểu biết, tình cảm và nhận thức của các dân tộc trong khu vực với
nhau, qua đó giáo dục tình cảm hoà bình, hữu nghị.
Không dừng lại ở đó, thời gian mấy năm gần đây, quan hệ giữa Việt Nam
và ASEAN về giáo dục - đào tạo cũng được đẩy mạnh. Hàng ngàn cán
bộ, công chức, sinh viên Việt Nam đã và đang học tập, khảo sát, nâng cao
trình độ (ngoại ngữ, hiểu biết, thẩm mỹ, chuyên môn, nghiệp vụ) thuộc
đủ mọi lĩnh vực, kể cả về ngoại giao, quản lý kinh tế... Ngược lại, nhiều
công chức, sinh viên các nước ĐNA (nhất là Lào, Campuchia...) đến Việt
Nam để tìm hiểu, học tập về văn hoá, ngôn ngữ và kinh nghiệm... phục vụ
cho việc tham gia tốt hơn vào các hoạt động của ASEAN. Các trường đại
học, viện nghiên cứu trong các nước ASEAN thường xuyên trao đổi các
đoàn học giả, nhà nghiên cứu và sinh viên... và có nhiều cuộc hội thảo,
hội nghị chuyên đề... nên đã góp phần thúc đẩy hợp tác về văn hoá nói
riêng và khoa học, kinh tế nói chung. Việc này không những mang ý
nghĩa kinh tế mà còn có ý nghĩa văn hoá ở chỗ chúng đã góp phần tăng

thêm sự hiểu biết, thông cảm lẫn nhau giữa các dân tộc trong khu vực,
giúp họ vươn lên và dần hình thành ý thức chung sống hoà bình, hữu nghị
và phấn đấu cho mục tiêu phát triển. Nghĩa là thông qua hợp tác văn hoá
và các lĩnh vực khác mà ở Việt Nam cũng như các nước ASEAN sẽ dần
hình thành luồng tư tưởng tình cảm - nhân cách tốt hơn trong đó mỗi
quốc gia - dân tộc không bị mất đi bản sắc của mình mà hợp tác chặt chẽ
với dân tộc khác để cùng phát triển. Nói cách khác, phương châm của
Việt Nam ta "hội nhập để cùng phát triển nhưng vẫn giữ vững bản sắc dân
tộc" đã được thực tế đời sống - trong đó có QHQT - mấy năm qua khẳng
định là đúng đắn.
Sẽ là khiếm khuyết nếu chỉ đi sâu vào những "cái được" mà không đề cập
đến mặt tồn tại. Đó là sự khác biệt và không đồng đều về trình độ dân trí,
21


nhận thức giữa các nước. Thêm vào đó, mặt trái tiêu cực của kinh tế thị
trường tác động đến sự phát triển là không tránh khỏi. Tại Singapore,
Thái Lan, Malaysia, Philippines, Indonesia... dư luận rất lo ngại cho sự
gia tăng của lối sống thực dụng, chạy theo lợi nhuận, đồng tiền bất chấp
tất cả. Đã có những ý kiến rằng liệu sau một vài thế hệ nữa có còn giữ
được bản sắc riêng của dân tộc Singapore, Malaysia, Thái Lan... hay sẽ bị
"hoà tan" mất (7). ở Việt Nam, tuy chúng ta đi vào kinh tế thị trường sau
và hệ thống phổ cập giáo dục - chính trị khá sâu rộng nhưng cũng đã lởn
vợn xuất hiện ít nhiều những biểu hiện tương tự khiến nhiều người không
khỏi quan ngại. Mặt khác, văn hoá nói riêng và kiến trúc thượng tầng tuy
có tác động trở lại nhưng trước hết phụ thuộc vào và do kinh tế (cơ sở hạ
tầng) quyết định. Mà về trình độ phát triển kinh tế thì Việt Nam vẫn đang
"tụt hậu" và có khoảng cách khá xa so với một số nước trong ASEAN.
Nêu những trở ngại trên, đồng thời ta vẫn thấy những thuận lợi cơ bản:
Việt Nam đã tiến hành đổi mới được hơn 10 năm và thu được nhiều kết

quả, củng cố niềm tin của người dân rằng chúng ta đã đúng hướng khi
tích cực hội nhập với khu vực và thế giới cả về kinh tế lẫn văn hoá; dân
tộc ta có truyền thống giữ gìn bản sắc riêng của người Việt Nam và cao
hơn hết là ý thức dân tộc, chưa bao giờ trong lịch sử bị "hoà tan" mất
v.v... Trong khi đó, các nước trong Hiệp hội đều đã cam kết hợp tác vì sự
phát triển nhưng vẫn tôn trọng và giữ bản sắc dân tộc. "Tuyên bố Băng
Kok về thành lập ASEAN (8/1967) nêu rõ các nước thành viên sẽ cùng
nhau hợp tác để tăng cường sự phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội và phát
triển văn hoá. Tinh thần hợp tác văn hoá tiếp tục được đề cao tại Hội nghị
cấp cao Bali (2/1976)" (8). Không những thế, "Tuyên bố của Hội nghị
thượng đỉnh lần thứ IV tại Singapore tháng 1/1992 đã nhấn mạnh rằng
ASEAN cần đẩy nhanh quá trình hình thành bản sắc và đoàn kết khu
vực" (9). Mặt khác, không như các lĩnh vực khác, hợp tác trên lĩnh vực
văn hoá giữa các nước ASEAN có nguồn tài trợ quan trọng về tài chính,
22


đó là Quỹ văn hoá ASEAN. Quỹ được thành lập 12/1978 do Thủ tướng
Nhật Bản, ông Fukuda cam kết năm 1977 với số lượng ban đầu 25 triệu
USD. Chỉ dành riêng cho hợp tác phát triển văn hoá trong Hiệp hội, Ban
điều hành Quỹ đã gửi số tiền đó vào 2 ngân hàng Singapore và Malaysia
(khi dùng mới rút ra một phần) nên nay số tiền Quỹ đã lên tới 40 triệu
USD. Mọi hoạt động giao lưu, hợp tác văn hoá theo chương trình của
ASEAN đều lấy tiền từ Quỹ này, các nước thành viên không phải đóng
góp.
Với tất cả những thuận lợi trên cùng sự đồng tâm, hợp lực của mọi quốc
gia thành viên, với truyền thống của mỗi nước và cả khu vực, chúng ta có
quyền hy vọng quan hệ văn hoá của Việt Nam với ASEAN thời gian tới
sẽ phát triển mạnh, đúng hướng và thu được nhiều kết quả hơn nữa, sẽ
góp phần thúc đẩy quan hệ nhiều mặt của Việt Nam với các nước ASEAN

lên một tầm cao mới.

CHƯƠNG III: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG VĂN
HÓA XÃ HỘI ASEAN
Khi cộng đồng ASEAN hình thành, những cơ hội về lao động và xã hội
có thể nhận thấy rõ như cơ hội về việc làm, di chuyển lao động có kỹ
năng, thúc đẩy, bảo vệ quyền của nhóm yếu thế và an sinh xã hội. Tuy
nhiên, Việt Nam cũng sẽ gặp những thách thức do hạn chế về nguồn
lực tài chính và nhân sự trong việc thực hiện các hoạt động theo cam kết
23


khu vực về lao động và xã hội, ngay cả đối với những sáng kiến hoạt
động do Việt Nam đề xuất.
Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hợp tác ASEAN trong hoạt động của Cộng
đồng văn hóa – xã hội, trong thời gian tới, chúng ta cần tăng cường nguồn
nhân lực, vật lực nhằm đảm bảo sự tham gia và tiếng nói đồng đều của
Việt Nam trong tất cả các cơ quan chuyên ngành, các hoạt động theo
nghĩa vụ thành viên. Đồng thời, song song với tăng cường các hoạt động
thông tin, truyền thông nhằm nâng cao nhận thức về Cộng đồng văn hóa
– xã hội ASEAN nói riêng và về ASEAN nói chung, cần có kế hoạch
phân bổ nguồn lực tài chính và kỹ thuật để thực hiện các cam kết, sáng
kiến của Việt Nam trong ASEAN nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của Việt
Nam.
Với những nỗ lực của mình trong việc thúc đẩy hợp tác ASEAN Việt
Nam đã thực sự góp phần gìn giữ hòa bình, ổn định trong khu vực, mang
lại lợi ích cho các quốc gia thành viên cũng như tiến gần hơn tới việc
hình thành Cộng đồng ASEAN vào cuối năm nay.


KẾT LUẬN
Quan hệ văn hóa Asean-Việt Nam là mối quan hệ đã có từ lâu đời, một mối
quan hệ mang tính lịch sử và có ý nghĩa quan trọng. Mối quan hệ văn hóa xã
hôigiữa hai bên được phát triển dựa trên cơ sở và nền tảng là mối quan hệ đã
có từ lâu đời và sâu sắc. Chính vì lý do này mà việc phân tích mối quan hệ văn
hóa xã hội của Asean-Việt Nam chỉ trong phạm vi bài tiểu luận này có lẽ là
chưa đủ chi tiết và sâu sắc so với mối quan hệ thực tế giữa hai bên.
Tuy nhiên, trong phạm vi khoá luận này em đã đi vào phân tích về Cộng
đồng Văn hóa xã hội Asean để cho thấy được sự quan trọng trong việc hợp tác
về vấn đề văn hóa xã hội giữa Việt Nam và Asean cũng như cho thấy những
hành động tích cực của Việt Nam trong mối quan hệ này. Quan hệ văn hóa xã
24


hội Asean-Việt Nam những năm qua đã đạt được những thành tựu to lớn, đóng
góp rất nhiều cho việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước chúng ta. Nhưng
bên cạnh đó, mối quan hệ này còn bộc lộ nhiều điểm hạn chế trong đó có cả
nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.

25


×