Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Tự do hóa tài chính và lợi nhuận ngân hàng phân tích dữ liệu bảng đối với ngân hàng việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (552.86 KB, 10 trang )

1

Mã số: …………….

TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH VÀ LỢI NHUẬN
NGÂN HÀNG: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU BẢNG
ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG VIỆT NAM


2

Tóm tắt
Bài nghiên cứu tập trung xem xét mối tương quan giữa sự tự do hóa tài chính đến
lợi nhuận ngân hàng ở Việt Nam. Đối với trường hợp Việt Nam, biến chỉ số tự do hóa tài
chính là biến giả được xác định thông qua các sự kiện, cải cách về hội nhập và dỡ bỏ dần
kiểm soát đối với hệ thống ngân hàng trong giai đoạn từ 2006 đến 2012. Bằng cách thu
thập dữ liệu bảng từ báo cáo tài chính của 25 ngân hàng ở Việt Nam, tiến hành ước lượng
mô hình hồi quy tuyến tính pooled, mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên (REM) và mô
hình hồi quy tác động cố định (FEM); sau đó tiến hành kiểm định Hausman để chọn mô
hình phù hợp. Kết quả kiểm định cho thấy mô hình REM phù hợp để ước lượng tác động
của tự do hóa tài chính lên lợi nhuận ngân hàng Việt Nam. Bài nghiên cứu đã cho thấy tự
do hóa tài chính làm giảm lợi nhuận ngân hàng. Đồng thời nghiên cứu tác động của tự do
hóa tài chính đến các nhóm ngân hàng có thị phần lớn và nhỏ khác nhau như thế nào. Kết
quả hồi quy cho thấy nhóm ngân hàng có thị phần lớn chịu tác động của tự do hóa tài
chính mạnh hơn nhóm ngân hàng có thị phần nhỏ. Ngoài ra, bài nghiên cứu còn cho thấy
mối tương quan dương và có ý nghĩa thống kê giữa rủi ro và lợi nhuận ngân hàng, mối
tương quan dương và có ý nghĩa thống kê giữa tốc độ tăng trưởng GDP/người và lợi
nhuận ngân hàng, cuối cùng là tương quan âm và có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ lạm phát
và lợi nhuận ngân hàng.
Qua đó giúp chúng ta có cái nhìn rõ ràng hơn về tác động của tự do hóa tài chính
đến hoạt động ngân hàng, giúp cho các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản trị


ngân hàng có thể đưa ra các chính sách điều hành và quản lý thích hợp để cải thiện hoạt
động ngân hàng, thích nghi trong môi trường cạnh tranh gay gắt do tự do hóa tài chính.
Bài nghiên cứu vẫn còn gặp phải một số khó khăn và thiếu sót việc tìm kiếm số liệu phù
hợp ở Việt Nam, với số lượng mẫu không quá lớn và còn hạn chế trong phạm vi nghiên
cứu nên bài nghiên cứu mới chỉ đưa ra nhận định về tác động của tự do hóa tài chính lên
lợi nhuận ngân hàng. Hướng phát triển của đề tài này đó là tiếp tục mở rộng hướng
nghiên cứu ra các khía cạnh khác của hoạt động ngân hàng chịu tác động bởi tự do hóa
tài chính như thế nào, từ đó tiến đến việc xây dựng quy trình tự do hóa tài chính bền vững
đối với nền kinh tế nói chung và lĩnh vực ngân hàng nói riêng.


3

MỤC LỤC
1.

Giới thiệu ............................................................................................................................................. 5

1.1.

Lý do chọn đề tài ............................................................................................................................. 5

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................................... 5

1.3.

Kết cấu ............................................................................................................................................. 6


2.

Tổng quan các nghiên cứu trước đây ................................................................................................ 7

2.1.

Sơ lược về tự do hóa tài chính ........................................................................................................ 7

2.2.

Tác động của tự do hóa tài chính................................................................................................... 7

2.3.

2.4.

2.2.1.

Tác động tích cực của tự do hóa tài chính ............................................................................ 7

2.2.2.

Tác động tiêu cực của tự do hóa tài chính ............................................................................ 8

Các nghiên cứu thực nghiệm........................................................................................................ 14
2.3.1.

Trường phái áp chế tài chính .............................................................................................. 16

2.3.2.


Trường phái thuyết cấu trúc ............................................................................................... 17

Tự do hóa tài chính và Lợi nhuận ngân hàng ............................................................................ 17
2.4.1.

Khung lý thuyết ................................................................................................................... 18

2.4.2.

Nghiên cứu thực nghiệm trước đây ..................................................................................... 19

2.5. Thực trạng quá trình tự do hóa tài chính và ảnh hưởng của nó đến lợi nhuận của các ngân
hàng ở Việt Nam........................................................................................................................................ 20

3.
3.1.

2.5.1.

Thực trạng quá trình tự do hóa tài chính ở Việt Nam......................................................... 20

2.5.2.

Lợi nhuận và tình hình phát triển của các ngân hàng Việt Nam ........................................ 22

Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 30
Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................................. 30
3.1.1.


4.

Tác động của Tự do hóa tài chính đến lợi nhuận ngân hàng ............................................. 30

Kết quả thực nghiệm......................................................................................................................... 36

4.1.

Kết quả ước lượng và các kiểm định ........................................................................................... 36

4.2.

Phân tích kết quả .......................................................................................................................... 38

4.3.

Tự do hóa tài chính tác động đến lợi nhuân ngân hàng có thị phần khác nhau ..................... 40


4

5.

Kết luận .............................................................................................................................................. 42

Phụ lục ....................................................................................................................................................... 43
Tài liệu Tham khảo ................................................................................................................................... 46


5


TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH VÀ LỢI NHUẬN NGÂN HÀNG:
PHÂN TÍCH DỮ LIỆU BẢNG ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG VIỆT NAM
1.

Giới thiệu
1.1.

Lý do chọn đề tài

Trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, tự do hóa tài chính là xu
thế tất yếu và được coi là đã mang lại nhiều lợi ích cho mỗi quốc gia, nhất là các nước
đang phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực thì tự do hóa tài chính cũng
tồn tại những tác động tiêu cực, gây ra những hậu quả lớn đến nền kinh tế của các quốc
gia. Chúng ta có thể thấy tự do hóa tài chính liên quan đến rất nhiều lĩnh vực hoạt động
trong nền kinh tế như đầu tư, kĩ thuật công nghệ, bất động sản, ngân hàng, sản xuất kinh
doanh, xuất nhập khẩu,… Tuy nhiên với phạm vi khá rộng như vậy và tầm hiểu biết
nghiên cứu hạn hẹp, chúng tôi muốn tập trung với một mảng khá quan trọng chịu ảnh
hưởng của tự do hóa tài chính - đó là lĩnh vực ngân hàng. Hệ thống ngân hàng là một
phần rất quan trọng của nền kinh tế, chịu tác động trực tiếp của tự do hóa tài chính;
những biến động trong hoạt động ngân hàng cũng cho thấy sức khỏe nền kinh tế đang
trong tình trạng như thế nào. Vậy khi Việt Nam đang trong quá trình hội nhập tài chính
quốc tế, thì tự do hóa tài chính sẽ tác động đến hoạt động ngân hàng tốt hơn hay xấu hơn;
trong tình huống đó thì Việt Nam nên có biện pháp gì để thích nghi với xu thế hội nhập.
Vì lí do đó, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu “Tự do hóa tài chính và lợi nhuận
ngân hàng – Phân tích dữ liệu bảng đối với ngân hàng Việt Nam”.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu


Dựa trên hệ thống lý thuyết về tự do hóa tài chính, đặc biệt là lý thuyết của trường
phái tân cổ điển và những nghiên cứu thực tế về tác động của tự do hóa tài chính đối với
lợi nhuận ngân hàng; bài nghiên cứu đã cố gắng tìm hiểu bản chất và vai trò của tự do
hóa tài chính để thấy được tác động của tự do hóa tài chính đến lợi nhuận ngân hàng Việt
Nam, đồng thời đánh giá thực trạng đổi mới và nêu lên một số nhận xét gợi mở cho các
ngân hàng Việt Nam. Bài nghiên cứu xoay quanh các mục tiêu nghiên cứu sau:


6



Tự do hóa tài chính có tác động đến lợi nhuận ngân hàng hay không? Nếu có thì

làm tăng hay giảm lợi nhuận ngân hàng?


Đối với hai nhóm ngân hàng có thị phần lớn và thị phần nhỏ thì tự do hóa tài chính

tác động đến nhóm nào mạnh hơn?
1.3.

Kết cấu

Nội dung bài nghiên cứu của nhóm bao gồm 5 phần sau:
Phần 1: Giới thiệu. Trong phần này nhóm sẽ trình bày một cách tổng quan về bài
nghiên cứu thông qua các mục: lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu và kết cấu bài
nghiên cứu.
Phần 2: Tổng quan nghiên cứu. Trong phần này, nhóm tập trung trình bày cơ sở lý
thuyết cũng như thực nghiệm về tự do hóa tài chính, tác động của tự do hóa tài chính lên

lợi nhuận ngân hàng. Ngoài ra, nhóm cũng trình bày về quan điểm, kết quả nghiên cứu
của các tác giả trong trường phái áp chế tài chính và trường phái thuyết cấu trúc. Từ đó,
đưa ra bằng chứng về tác động có tính tương quan âm của tự do hóa tài chính lên lợi
nhuận ngân hàng Việt Nam.
Phần 3: Phương pháp nghiên cứu. Dựa theo phương pháp luận từ bài nghiên cứu của
tác giả Hakimi Abdelaziz- Djelassi Mouldi- Hamdi Helmi (2011) về tác động của tự do
hóa tài chính đến lợi nhuận của ngân hàng ở Tunisia. Chúng tôi lấy mẫu số liệu từ báo
cáo tài chính của 25 ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2012 thông qua phương
pháp phân tích dữ liệu bảng bằng cách ước lượng mô hình Pooled, sử dụng mô hình hồi
quy tuyến tính tác động ngẫu nhiên (Random effects model) và mô hình hồi quy tuyến
tính tác động cố định (Fixed effects model) để đo lường tác động của tự do hóa tài chính
đến lợi nhuận ngân hàng Việt Nam. Sau đó, chúng tôi sử dụng kiểm định Hausman để
đưa ra mô hình dự báo phù hợp.
Phần 4: Kết quả nghiên cứu. Trong phần này nhóm sẽ trình bày kết quả phân tích mô
hình dữ liệu bảng đối với ngân hàng ở Việt Nam và cho thấy rằng tác động của tự do hóa
tài chính lên ngân hàng Việt Nam có mối tương quan âm và các ngân hàng có thị phần
lớn sẽ bị giảm lợi nhuận nhiều hơn các ngân hàng có thị phần nhỏ trong điều kiện có tự
do hóa tài chính.


7

Phần 5: Kết luận. Phần này sẽ tổng kết lại vấn đề được đưa ra và trình bày tóm lược
kết quả đạt được.
Tổng quan các nghiên cứu trước đây

2.

2.1.


Sơ lược về tự do hóa tài chính

Theo IMF tự do hóa tài chính là quá trình giảm thiểu và cuối cùng là hủy bỏ sự
kiểm soát của Nhà nước đối với hoạt động của hệ thống tài chính quốc gia, làm cho hệ
thống này hoạt động tự do hơn và hiệu quả hơn theo quy luật thị trường.
Nội dung của tự do hóa tài chính bao gồm: tự do hóa lãi suất, tự do hóa tỷ giá, tự
do hóa giao dịch vốn, tự do hóa hoạt động của tổ chức tín dụng và các định chế tài chính
khác trên thị trường tài chính.
2.2.

Tác động của tự do hóa tài chính

Phần lớn các nghiên cứu lý thuyết về chủ đề tự do hóa tài chính công bố những tác
động tiêu cực của hiện tượng này nhiều hơn các tác động tích cực. Nhưng chúng ta không
nên đơn giản chỉ nghiên cứu những tác động của tự do hóa tài chính, mà tốt hơn nên
nghiên cứu đến những sắc thái của chúng. Có thể nói tự do hóa tài chính là "thủ phạm"
trên một số lĩnh vực nhưng cũng không nên bỏ quên những lợi ích của nó trên các mặt
khác, như đối với tiết kiệm và đầu tư.
2.2.1. Tác động tích cực của tự do hóa tài chính
Theo Venet (1994), tự do hóa tài chính có lợi đối với tiết kiệm và đầu tư. Với tự
do hóa lãi suất, dẫn đến sự gia tăng tiết kiệm tài chính, để mong đợi một lợi tức lớn từ
tiền gửi. Sự gia tăng này là động lực để kích thích đầu tư.
 Ảnh hưởng đến tiết kiệm và đầu tư
Theo Mc Kinnon (1973) và Shaw (1973), tự do hóa tài chính đảm bảo tốt hơn cho
việc huy động vốn. Đặc biệt, giúp cho hoạt động tiết kiệm và đầu tư tương xứng hơn, và
thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế. Trong một nghiên cứu liên quan đến bảy nước
châu Á, Fry (1978) đã dẫn ra rằng lãi suất tín dụng thực ảnh hưởng tích cực đến tiết kiệm
quốc gia. Diery và Yasim (1993) kết luận rằng lãi suất tín dụng thực hoạt động tích cực
trong thực thi tiết kiệm ở chín quốc gia châu Phi. Cũng như thế, Bandiera và Alii (2000),



8

phân tích tác động tự do hóa tài chính về việc huy động tiết kiệm, họ thấy rằng tự do hóa
tài chính có tác động tích cực một cách trực tiếp và có ý nghĩa đối với tiết kiệm. Khi tự
do hóa lãi suất tín dụng và tin tưởng vào khoản lợi tức lớn, người gửi tiền sẽ sử dụng để
tiết kiệm vốn. Kết quả là một sự tích lũy vốn làm cho ngân hàng có thể giữ được một
cường độ tài chính vững mạnh.
Một khi tiết kiệm được ưa chuộng (tiết kiệm tài chính), các ngân hàng có thể đáp
ứng tất cả các nhu cầu cho các khách hàng trong giới hạn tài chính. Đầu tư cũng sẽ được
ưa chuộng như vậy, và mỗi nhà đầu tư tìm thấy tài chính tối ưu của dự án của mình. Nếu
tiết kiệm và đầu tư là những mặt có lợi của tự do hóa tài chính, thì theo Mc Kinnon
(1973) và Shaw (1973) nó kiềm hãm điều gì đối với sự tăng trưởng kinh tế? Theo hai tác
giả này, các chính sách tự do hóa tài chính là những việc liên quan đến sự gia tăng tiết
kiệm, kích thích đầu tư và dẫn đến tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, trong thời
kì khác, bởi tính phù hợp và thận trọng, các ngân hàng liệu sẽ tài trợ cho các khoản đầu
tư của các công ty hay không? Và ngoài ra, làm thế nào công ty phản ứng với các tín
dụng ban đầu nhận được? Và làm thế nào nó duy trì các yếu tố quyết định của một mối
quan hệ ngân hàng tương lai tốt đẹp? Mối quan hệ tiết kiệm, đầu tư và tăng trưởng kinh
tế là một mối quan hệ trong dài hạn. Một khi một trong những thành phần đó không được
chú trọng, mối quan hệ này sẽ không bao giờ được kiểm soát.
2.2.2. Tác động tiêu cực của tự do hóa tài chính
 Nổi lên những hành vi ngân hàng mới
Những thay đổi của môi trường ngân hàng bởi chính sách tự do hóa tài chính là nguồn
gốc của sự ra đời của hành vi ngân hàng mới. Cụ thể là chấp nhận rủi ro và các hành vi
đầu cơ.


9


 Chấp nhận rủi ro quá mức
Một số nghiên cứu gần đây đã tìm cách nghiên cứu tại sao một số ngân hàng vẫn
tiếp tục thất bại trong khi những ngân hàng khác chứng minh được sự vững mạnh sau quá
trình tự do hóa tài chính. Kết quả của những phân tích đã dẫn đến cùng một kết luận để
các ngân hàng đang thất bại chịu nhiều rủi ro biện minh cho mức lợi nhuận cao hơn được
ghi nhận trước những thất bại khủng hoảng ngân hàng (Miotti và Plihon, 2001).
Bây giờ chúng ta hãy cố gắng làm rõ các khái niệm về chấp nhận rủi ro cũng như
những yếu tố giải thích. Việc chấp nhận rủi ro phù hợp với hướng lựa chọn và tài trợ của
các dự án rủi ro mà đòi hỏi năng suất cao. Giải trình của chấp nhận rủi ro là như sau, bởi
sự tự do hóa trong hoạt động của ngân hàng làm tăng cơ hội của chấp nhận rủi ro. Lo
ngại xem lợi nhuận của họ có bị giảm thấp và hỗ trợ thiệt hại có thể, sau sự gia tăng cạnh
tranh, các ngân hàng khuyến khích tài trợ cho khách hàng xấu. Hành vi này sẽ được hỗ
trợ bởi cơ chế công khai bảo vệ (PDR). Chấp nhận rủi ro vượt mức, có thể liên quan đến
một sự dễ sụp đổ ngân hàng, thường theo sau là khủng hoảng ngân hàng.
Ngoài ra, chấp nhận rủi ro chịu tác động bổ trợ bởi tự do hóa tài chính và có khả
năng liên quan đến các cuộc khủng hoảng ngân hàng, các ngân hàng phát triển hành vi
đầu cơ.
 Các hành vi đầu cơ
Các khái niệm đầu cơ được hiểu là dự trữ một lượng hàng hóa (mua hoặc bán) với
ý định bán lại vào một ngày sau đó chứ không có ý định sử dụng. Ở cấp độ này, các ngân
hàng chịu sự cạnh tranh tài chính trực tiếp. Sự tiếp cận của khách hàng vay để tài trợ trực
tiếp làm giảm lợi nhuận của các hoạt động ngân hàng truyền thống. Phải đối mặt với việc
giảm khả năng hoạt động và thu nhập, các ngân hàng được khuyến khích phản ứng bằng
cách nâng cao mức độ trung bình của nguy cơ hoạt động của họ bằng cách phát triển các
hoạt động có tính chất đầu cơ.
Sự xuất hiện của hành vi ngân hàng mới, cụ thể là chấp nhận rủi ro và các hành vi
đầu cơ tăng lên cùng với vấn đề rủi ro đạo đức gây ra bởi các chính sách tự do hóa tài
chính.



10

 Rủi ro ngân hàng và rủi ro tài chính
Chương trình tự do hóa tài chính rộng lớn được thực hiện trong khuôn khổ của các
nước mới phát triển; theo sau là tiến trình của những rủi ro ngân hàng và rủi ro tài chính.
Trong phần này, chúng tôi sẽ đưa ra các kênh truyền dẫn giữa tự do hóa tài chính và các
ngân hàng chính yếu và rủi ro tài chính với những hiểu biết về rủi ro tín dụng, rủi ro
thanh khoản, tỷ giá và rủi ro lãi suất.
Việc nới lỏng hoạt động ngân hàng thông qua việc dỡ bỏ khung tín dụng đã đưa ra
một hành động tuyệt vời như liên quan đến ấn định lãi suất và phân phối tín dụng. Thật
vậy, các ngân hàng đã tìm cách có lợi hơn - những gì làm dư thừa phân phối tín dụng mặc
dù chất lượng của những tín dụng đó "tốt hay xấu". Tín dụng "xấu" được phân phối mà
thực tế khách hàng vay không đủ năng lực thực hiện đúng cam kết sẽ dẫn đến rủi ro tín
dụng.
Về vấn đề rủi ro thanh khoản, cải cách tự do hóa lãi suất tiền gửi được thực hiện,
một mặt liên quan đến sự gia tăng thanh khoản ngân hàng mà vẫn còn ít hơn đáng kể số
lượng tín dụng phân phối; và mặt khác, phụ thuộc vào quyết định của người gửi tiền mà
có thể rút vốn của họ một cách bất ngờ và ồ ạt.
Theo sau chính sách tự do hóa tài chính, kết quả là sự gia tăng rủi ro lãi suất. Các
giải thích như sau: việc nới lỏng những hạn chế liên quan đến sự chu chuyển vốn trong
khuôn khổ của chương trình tự do hóa tài chính, đã làm các định chế tài và phi tài chính
nhạy cảm hơn với rủi ro lãi suất. Thật vậy, một người cho vay với tỷ lệ biến đổi, chịu rủi
ro để xem thu nhập có giảm nếu tỉ suất giảm xuống. Ngoài ra, nếu lãi suất được cố định,
trong trường hợp gia tăng của tỷ suất, người cho vay này phải chịu một chi phí cơ hội để
xem thu nhập của mình giảm. Ngược lại, một người đi vay với các tỷ suất thay đổi chấp
nhận rủi ro cho thấy chi phí tài chính tăng nếu lãi suất tăng. Nếu tỷ lệ này là cố định,
người đi vay này chịu rủi ro nếu tỷ suất giảm. Ở cấp độ này, việc định nghĩa điểm lãi suất
là cần thiết. Điểm lãi suất đo lường xu hướng của công ty về rủi ro lãi suất, nó tập hợp tất
cả các cam kết và các tài sản của công ty, hiện tại, tương lai hay có điều kiện, với tỷ suất
cố định và biến động.




×