Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

sáng kiến: “Phương pháp giúp học sinh sáng tạo và rèn kỹ năng sống qua bộ môn tin học cấp trung học cơ sở”.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.1 KB, 7 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số:……………………………
1. Tên sáng kiến:
“Phương pháp giúp học sinh sáng tạo và rèn kỹ năng sống qua bộ môn tin
học cấp trung học cơ sở”.
sở
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Tin học.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
- Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương chính sách đầu tư và phát
triển về ứng dụng công nghệ thông trong trường học.
- Sở giáo dục Bến Tre, Phòng giáo dục Giồng Trôm cũng thường xuyên
mở các lớp tập huấn về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giảng dạy
cho học sinh, đồng thời ngành giáo dục cũng đã tổ chức rất là nhiều lớp tập huấn
cho giáo viên nhằm phát huy tính sáng tạo của học sinh và trong chương trình
học của nhiều môn cũng đã đưa rèn kỹ năng sống cho học sinh vào chương trình
học.
- Tuy nhiên trong tiết học một số giáo viên chỉ chú trọng vào nội dung tiết
học mà chưa mở rộng ra các vấn đề có liên quan cũng như chưa giải đáp các
thắc mắc của học sinh.
* Ưu điểm:
- Học sinh đã có đầy đủ sách giáo khoa và tài liệu học tập, tham khảo.
- Một số gia đình phụ huynh đã nhận thức được tầm quan trọng của môn
học, thấy được nhu cầu tiếp cận về công nghệ thông tin của xã hội.
- Giáo viên đã được tham gia các khóa tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn
nghiệp vụ về tin học, cũng như đã được tập huấn nghiệp vụ về rèn luyện kỹ năng
sống cho học sinh.



- Giáo viên có tâm huyết với nghề, có năng lực chuyên môn vững vàng,
có tinh thần cầu tiến luôn sẵn sàng học hỏi và tiếp thu những phương pháp mới
và luôn quan tâm đến việc cập nhật kiến thức.
* Khuyết điểm:
- Đa số các trường chưa tạo được một môi trường học tập tốt nhất cho
phát triển tư duy của lứa tuổi mà chỉ chú trọng đến nội dung kiến thức trong
sách giáo khoa.
- Các Hội đồng tư vấn, các tổ chức Đoàn, Đội trong nhà trường tuy có
thành lập nhưng hoạt động hiệu quả chưa cao.
- Giáo viên chưa kịp thời nắm bắt được tâm lí và nhu cầu của học sinh
nhằm để uốn nắn cũng như phân tích cho học sinh thấy tác dụng của việc học
đối với tương lai của bản thân học sinh và chưa rèn được kỹ năng sống thông
qua tiết học.
- Học sinh chưa thấy được lợi ích cũng như hiệu quả của việc học tập đối
với bản thân nên không có động lực phấn đấu trong sinh họat tập thể cũng như
quá trình học tập (có khoảng 25% học sinh có thái độ học tập không tốt theo
khảo sát của giáo viên chủ nhiệm các khối lớp).
- Một bộ phận học sinh chưa có thái độ học tập tốt mà chủ yếu dựa vào
máy tính để chơi game, xem những nội dung không lành mạnh trên mạng từ đó
đã gây ra rất nhiều vụ việc không tốt ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh chính
trị tại địa phương.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
3.2.1. Mục đích của giải pháp:
- Nhằm nâng cao tính tự giác, tự tìm hiểu nghiên cứu và sáng tạo của học
sinh. Đồng thời dựa vào sự hợp tác, trao đổi của học sinh trong nhóm sẽ giúp
cho học sinh tham gia học tập với thái độ tích cực, hợp tác và hứng thú. Vận
dụng có hiệu quả kiến thức bộ môn tin học vào thực tiễn còn giúp cho học sinh
khám phá những vấn đề rất khoa học cũng như định hướng nghề nghiệp, phát
triển được kỹ năng sống cho chính bản thân của mỗi học sinh ngay trong nhà



trường, đồng thời tạo điều kiện cho các em vui chơi, giải trí lành mạnh tránh
tham gia vào các tệ nạn trong xã hội.
- Học sinh từng bước thấy được trách nhiệm của mình đối với bản thân,
gia đình, nhà trường và xã hội.
3.2.2. Nội dung giải pháp:
a. Những điểm mới của giải pháp:
- Nêu bật được sự sáng tạo trong phương pháp giảng dạy của thầy cũng
như các cách tiếp cận kiến thức của học sinh.
- Tạo cho học sinh một môi trường học thân thiện, lành mạnh, tinh thần
hợp tác, bản thân tích cực trong học tập.
- Rèn được khả năng tư duy và phát triển được kỹ năng sống cho học sinh
ngay trong ghế nhà trường.
- Bản thân học sinh tự tìm ra kiến thức môn tin học cũng như các môn học
khác trong quá trình học tập và nghiên cứu.
b. Mô tả giải pháp:
Để thực hiện một cách có hiệu quả phương pháp này thì điều trước tiên là
Nhà trường cũng như giáo viên giảng dạy phải tạo một điều kiện tốt nhất làm
sao Nhà trường trở thành trường học thân thiện để học sinh cảm thấy thoải mái
và tích cực trong học tập. Ngoài ra giáo viên cần làm tốt những công việc sau:
* Về khâu chuẩn bị :
- Phải bảo quản tốt và sửa chữa kịp thời máy tính cũng như các trang thiết
bị khác để khỏi bị động.
- Cần có định hướng trước các môn học có liên quan tới bài học để học
sinh có bước chuẩn bị, sưu tầm tài liệu, tranh ảnh...
- Chuẩn bị sẵn các trang thiết bị liên quan nhằm phục vụ tốt cho tiết học
của học sinh.
* Về cách bố trí vị trí nhóm học sinh:
- Giáo viên luôn quan tâm từng đối tượng học sinh để có cách bố trí hợp lí

nhất, theo sự thống nhất của chúng tôi thì sẽ bố trí nhóm học tập sẽ có vừa học
sinh giỏi vừa có học sinh yếu hoặc các học sinh có tâm lý giống nhau. Mục đích


của cách bố trí này là giúp cho những học sinh giỏi có tính độc lập trong suy
nghĩ, vừa năng động (hướng dẫn cho học sinh yếu), học sinh yếu thì được bạn
giúp thì sẽ mạnh dạn hơn trong học tập (có thể không dám hỏi giáo viên), các
học sinh có tâm lý giống nhau sẽ dễ trao đổi với nhau.
- Tuy nhiên, giáo viên cần phải chủ động bao quát lớp tránh tình trạng các
học sinh giỏi chỉ làm bài còn học sinh yếu thì không, như vậy sẽ phản tác dụng.
Giáo viên có thể quy định thời gian cho từng học sinh, gợi ý kiểm tra nhóm để
lấy điểm nhưng chọn học sinh bất kỳ (học sinh yếu) như vậy sẽ mang tính cạnh
tranh giữa các nhóm, các học sinh giỏi sẽ hướng dẫn các bạn kĩ hơn, học sinh
yếu cố gắng nhằm mục đích đạt điểm tốt để chứng tỏ năng lực của mình.
* Về bản thân giáo viên :
- Giáo viên luôn tạo ra một môi trường học thoải mái, gợi mở, luôn quan
tâm, giúp đỡ, giải đáp các thắc mắc của học sinh để học sinh phát huy hết khả
năng của bản thân cũng như bộc lộ rõ nguyện vọng học tập của mình.
- Giáo viên cần phải trang bị cho mình một vốn kiến thức phong phú, cần
tham khảo nhiều tài liệu chuyên môn, tham khảo bạn đồng nghiệp ở các môn
học khác có liên quan đến nội dung cần truyền đạt. Luôn đóng vai trò chủ đạo
nêu những vân đề cần tìm hiểu để học sinh tự giải quyết vấn đề. Từ đó, sẽ gây
ấn tượng với học sinh như vậy học sinh cũng cố gắng hơn trong học tập.
- Với phương pháp nêu gương, giáo viên cho học sinh thấy gương vượt
khó trong học tập của các bạn trẻ, cũng như thành tựu đạt được của một số nhà
khoa học, danh nhân trẻ để làm động lực phấn đấu cho bản thân .
- Ngoài ra, giáo viên còn phải trang bị cho mình một số kiến thức về sửa
chữa máy tính cũng như một số trang thiết bị hỗ trợ. Có như thế sẽ giúp cho giáo
viên chủ động được thời gian và xử lí tình huống kịp thời.
* Về nội dung bài học:

- Giáo viên cần chuẩn bị tốt, nghiên cứu sâu nội dung cần thực hiện để
gây được sức thu hút cho học sinh khi học tập.
- Không nên chỉ lấy nội dung có trong sách giáo khoa cho học sinh học
tập mà cần mạnh dạn mở rộng ra các vấn đề khác có tính cần thiết trong thực tế


cuộc sống hiện nay như: thực trạng vế môi trường, vấn đề về tâm sinh lí học
sinh, sức khỏe sinh sản, tình trạng bạo lực trong học đường, kinh tế địa phương,
di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, chủ quyền biển đảo…
- Giáo viên cần phải cho học sinh thấy được sản phẩm của mình tạo ra sau
tiết học là hữu ích và có ứng dụng được vào thực tế cuộc sống cho dù là nhỏ
nhất.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
- Với giải pháp nêu trên chúng tôi đã vận dụng vào môn tin học ở tất cả
các khối lớp trong học kì I tại Trường trung học cơ sở Châu Hòa và thu được kết
quả rất khả quan. Cho nên theo chúng tôi có thể áp dụng với tất cả các học sinh
các khối lớp bậc trung học cơ sở không phân biệt trình độ và có thể mở rộng cho
tất cả các cấp học.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng giải pháp:
- Đã áp dụng cho tất cả học sinh các khối lớp mà chúng tôi đã dạy tại
Trường trung học cơ sở Châu Hòa không phân biệt trình độ, không phân biệt
hoàn cảnh gia đình thu được kết quả hết sức khả quan: học sinh suy nghĩ chủ
động, sáng tạo và tự tin trong học tập, đặc biệt ý thức học tập được nâng cao .
- Thống kê chất lượng sau khi áp dụng giải pháp trong học kỳ I năm học
2012-2013 tại Trường trung học cơ sở Châu Hòa:
+ Có trên 93% học sinh hứng thú, có thái độ đúng đắn trong học tập
thông qua xếp loại học lực và hạnh kiểm.
+ Tỉ lệ học sinh thiếu ý thức, thụ động giảm xuống còn dưới 7%.
3.5. Tài liệu kèm theo:

- Bộ sưu tập “Hoàng Sa, Trường Sa” bằng phần mềm trình chiếu
PowerPoint do nhóm học sinh lớp 9 thực hiện (01 file).
- Tình trạng “Ô nhiễm môi trường” ở địa phương bằng phần mềm trình
chiếu PowerPoint do nhóm học sinh lớp 9 thực hiện (04 file).
- Tình trạng “Nghiện games online” bằng phần mềm trình chiếu
PowerPoint do nhóm học sinh lớp 9 thực hiện (01 file).


- “An toàn giao thông” bằng phần mềm trình chiếu PowerPoint do nhóm
học sinh lớp 9 thực hiện (03 file).
- “Du lịch Bến Tre quê hương tôi” bằng phần mềm trình chiếu
PowerPoint do nhóm học sinh lớp 9 thực hiện (03 file).
- Bài báo tường “ DỪA XANH HY VỌNG” do tập thể học sinh lớp 6
thực hiện.

Dừa nghiêng bóng nước đợi ai?
Bao năm vẫn đứng miệt mài cô đơn
Nắng mưa chịu đựng không sờn
Lất lay gió cuốn lá vờn trong mưa
Thân gầy sớm chiều đưa
Nghiêng theo vạt nắng bóng dừa lung linh
Buồn thiu đứng lặng một mình.
Cây dừa có giá trị kinh tế cao ở Bến Tre và cả
nước. Dừa đồng hành với người dân Bến Tre không
chỉ trong chiến đấu mà còn góp phần trong xây dựng
nước nhà. Dù “ Ba chìm bảy nổi” nhưng dừa vẫn mực
đi theo con người như hình với bóng.
Không biết cớ gì mà người đời lại khát khao
“thấy dừa thì nhớ Bến Tre” có lẽ do “dừa ru tôi vào
giấc ngủ tuổi thơ” mà vì vậy đã tạo nên con người sống trên đất cù lao vừa dịu dàng

thướt tha như “tóc dài bay trong gió” vừa mạnh mẽ như nước lũ tràn về.
Dừa là vật liệu cho con người làm nhà che nắng,
che mưa. Là cái nôi cho trẻ thơ, là cái giường cho tuổi
già yên giấc ngủ. Trong lúc khốn khó, không chỉ có “cầu
tre lắc lẻo”, mà “cây cầu dừa” bắt nối se duyên trai gái
và trong thực tế rất vững chảy để nối lại tình làng, nghĩa
xóm, tối lửa tắt đèn có nhau.. “Bánh tráng Mỹ Lồng,
bánh phồng Sơn Đốc” đi vào thơ ca và đến nay vẫn giữ
vững thương hiệu, cũng có sự góp mặt của dừa. “Kẹo Mỏ


Cày vừa thơm, vừa béo” tiếng bay khắp gần xa, và từ đó, không biết nhà thơ nào phát
hiện thêm “Gái Mỏ Cày cũng vừa khéo vừa ngoan”, lại có dừa góp thêm hương vị.
Dừa không chỉ có vậy. Đến cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ Trường
Ngân cũng đủ làm cho ta “mê hồn”, bởi bàn tay của ông chủ đã ngoài 60 tuổi đã làm ra
hơn 500 sản phẩm từ dừa phục vụ cho đời. Thân và gáo dừa làm đũa, muỗng, nĩa, đĩa,
bình, ly, tách, hộp đựng thuốc, gạt tàn thuốc, gương,… trông thật là xinh. Đồ chơi cho
trẻ em là búp bê, thì rất khó tưởng tượng nổi khi có cả từ xe lôi có người kéo, xe ngựa,
… nó còn ẩn chứa một ý nghĩa thật thú vị là “ôn lại kiến thức cho đời”.

Nước dừa có gần như toàn bộ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Nước dừa làm đẹp
da, đen mượt tóc. Nước quả dừa xanh còn non được các nhà khoa học gọi là “nước
khoáng thực vật” vì chứa
nhiều vi lượng khoáng cần thiết
cho cơ thể và đường ở
dạng dễ tiêu hóa, lượng vitamin C
đủ cho nhu cầu 1 ngày.
Nước dừa từng được dùng làm thế
cho truyền biển truyền
trong các binh sĩ bị thương mất

máu ở Thế chiến thứ hai và
Chiến tranh Việt Nam. Bên cạnh
đó sản phẩm kẹo dừa đã có mặt trên thị trường Việt Nam và cả thế giới.
Từ dừa, tất cả đều có giá trị, và cùng góp mặt với xã hội, giải quyết hàng chục
ngàn lao động có việc làm, thu nhập ổn định. Không chỉ xoá đói, giảm nghèo, mà dừa
còn tham gia tích cực cho phát triển về sau. Tuy nhiên vấn đề giá cả và hình thức thu
mua hiện đang là một khó khăn rất lớn đối với người trồng dừa. Năm 2012 UBND tỉnh
Bến Tre đã tổ chức một lễ hội dừa thật long trọng nhằm giới thiệu cho bạn bè trong và
ngoài nước biết đế cây dừa và các sản phẩm từ dừa của chúng ta. Hy vọng...

Bến Tre, ngày 28 tháng 03 năm 2013



×