Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

Báo cáo thực tập: Giải pháp phát triển thương mại trên địa bàn quận Liên Chiểu giai đoạn 20162020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.11 KB, 38 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
CHƯƠNG I. THƯƠNG MẠI LÀ YẾU TỐ QUAN TRỌNG CỦA TĂNG
TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ .................................................................. 3
1.1.KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA THƯƠNG MẠI ........... 3
1.1.1.Khái niệm thương mại ......................................................................................... 3
1.1.2.Đặc điểm của thương mại .................................................................................... 3
1.1.3.Vai trò của thương mại ........................................................................................ 4
1.1.3.1. Thương mại tạo các điều kiện chuyển nền kinh tế tự cung tự cấp sang nền
kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước.............................................................. 4
1.1.3.2. Thương mại góp phần xoá bỏ cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao
cấp từng bước xây dụng nền kinh tế thị trường ............................................................ 4
1.1.3.3. Thương mại thúc đẩy sản xuất phát triển cung ứng các nhu cầu cho nhân
dân và đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước ............................ 5
1.1.3.4. Thương mại góp phần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại và hội nhập .......... 6
1.1.3.5. Chức năng tổ chức lưu thông hàng hoá làm thay đổi các hình thái giá trị
của hàng hoá ................................................................................................................. 6
1.1.3.6. Chức năng tiếp tục quá trình sản xuất trong lưu thông.................................... 6
1.2.CÁC HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG LĨNH VỰC
THƯƠNG MẠI............................................................................................................. 7
1.2.1.Hoạt động nội địa ................................................................................................. 7
1.2.1.1 Hoạt động thu mua ............................................................................................ 7
1.2.1.2 Hoạt động bán buôn ................................................................................................. 7
1.2.1.3. Hoạt động bán lẻ ............................................................................................. 7
1.2.2.Hoạt động xuất nhập khẩu ................................................................................... 8
1.3.CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THƯƠNG
MẠI ............................................................................................................................... 8
1.3.1.Cơ chế kinh tế và chính sách thương mại ............................................................ 8
1.3.2.Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế .............................................................. 8
1.3.3.Trình độ phát triển của thị trường ........................................................................ 9
1.3.4.Thu nhập và tiêu dùng của dân cư ....................................................................... 9




1.3.5.Quá trình đô thị hóa ............................................................................................. 9
1.3.6.Vốn đầu tư kinh doanh ngành thương mại ........................................................... 9
1.3.7.Thông tin và công nghệ thông tin đối với hoạt động thương mại ......................... 9
1.3.8.Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế với thương mại .................................... 9
1.4.NỘI DUNG CỦA PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ..................................................... 10
1.4.1.Đẩy mạnh tốc độ lưu chuyển hàng hóa ..................................................................... 10
1.4.2.Phát triển mạng lưới phân phối hàng hóa.................................................................. 10
1.4.3.Đa dạng hóa các loại hình kinh doanh thương mại ........................................... 10
1.4.4.Phát triển lao động trong ngành thương mại ..................................................... 11
1.4.5.Phát triển thương mại theo thành phần kinh tế .................................................. 11
1.4.6.Phát triển cơ sở hạ tầng thương mại .................................................................. 11
1.5.KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA .. 12
1.5.1.Phát triển thương mại nhờ vào các loại hình khu kinh tế tự do: Kinh nghiệm
của Phố Đông (Thượng Hải, Trung Quốc) ................................................................. 12
1.5.2.Khôi phục và hiện đại hóa các loại hình phân phối truyền thống và áp dụng
các loại hình phân phối hiện đại: Kinh nghiệm của Nhật Bản, Thái Lan và Trung
quốc ............................................................................................................................. 13
1.5.3.Bài học kinh nghiệm có thể áp dụng nhằm phát triển thương mại Việt Nam ... 14
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA
BÀN QUẬN LIÊN CHIỂU GIAI ĐOẠN 2011-2015 ............................................. 16
2.1.TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA QUẬN
LIÊN CHIỂU .............................................................................................................. 16
2.1.1.Điều kiện tự nhiên .............................................................................................. 16
2.1.2.Tổng quan về kinh tế - xã hội ............................................................................ 17
2.1.2.1 Kinh tế............................................................................................................. 17
2.1.2.2 Xã hội .............................................................................................................. 18
2.2.THỰC TRẠNG PHÁT TRIỀN NGÀNH THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN LIÊN CHIỂU.................................................................................................. 19

2.2.1.Số lượng các doanh nghiệp thương mại ............................................................ 19
2.2.2.Doanh thu hoạt động thương mại giai đoạn 2011-2015 .................................... 19
2.2.3.Lao động ngành thương mại .............................................................................. 20
2.2.4.Vốn đầu tư phát triển thương mại ...................................................................... 21


2.2.5.Thị trường tiêu thụ sản phẩm ............................................................................. 22
2.3.NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN
THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LIÊN CHIẺU ......................................... 22
2.3.1.Thành tựu ........................................................................................................... 22
2.3.2.Hạn chế và nguyên nhân hạn chế ...................................................................... 23
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN LIÊN CHIỂU GIAI ĐOẠN 2016-2020 ...................................................... 24
3.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LIÊN CHIỂU ĐẾN NĂM 2020 ........................................ 24
3.1.1.Quan điểm phát triển thương mại ...................................................................... 24
3.1.2.Mục tiêu phát triển thương mại quận Liên Chiểu .............................................. 24
3.1.2.1. Mục tiêu chung .............................................................................................. 24
3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................................. 25
3.1.3.Định hướng phát triển ........................................................................................ 25
3.2. Giải pháp phát triển thương mại trên địa bàn quận Liên Chiểu giai đoạn 20162020............................................................................................................................. 26
3.2.1.Giải pháp về cơ chế chính sách ......................................................................... 26
3.2.2Giải pháp phát triển thị trường............................................................................ 28
3.2.3Giải pháp về không gian và cơ sở vật chất của thương mại ............................... 28
3.2.4.Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ................................................... 29
3.2.5.Giải pháp về huy động và sử dụng vốn đầu tư ................................................. 30
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 31


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Giá trị sản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn quận Liên Chiểu giai đoạn
2011-2015.
Bảng 2: Số lượng các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn quận Liên Chiểu 20112015.
Bảng 3: Doanh thu hoạt động thương mại trên địa bàn quận Liên Chiểu giai đoạn
2011-2015..
Bảng 4: Trình độ lao động của quận Liên Chiểu giai đoạn 2011-2014.
Bảng 5: Vốn đầu tư trong ngành thương mại.
Bảng 6: Thị trường thiêu thụ sản phẩm trên địa bàn quận Liên Chiểu giai đoạn 20112015.


LỜI MỞ ĐẦU
Thương mại đã ra đời rất lâu và nó đã tồn tại qua các phương thức sản xuất xã
hội. Sự ra đời của ngành thương mại là kết quả của sản xuất và lưu thông hàng hóa, nó
có vai trò và vị trí rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc
gia. Mặc dù không thể thay thế cho các ngành sản xuất vật chất nhưng nó ngày càng
giữ vai trò quan trọng trong việc thỏa mãn, đáp ứng nhu cầu phát triển của con người.
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, thương mại đã trở thành lĩnh vực tiên
phong, quan hệ thương mại đi trước mở đường cho quan hệ ngoại giao chính thức giữa
các quốc gia. Thương mại còn là con đường để các nước đang phát triển tiến kịp với
các nước phát triển, giảm dần khoảng cách với các nước tiên tiến.
Việt Nam do ảnh hưởng của cơ chế cũ và nền sản xuất nhỏ nên ngành thương
mại chậm phát triển, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới và hội nhập kinh tế. Phát
triển ngành thương mại chính là con đường để khai thác những tiềm năng và thế mạnh
của quốc gia, thu hút đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh thực hiện CNH - HĐH đất nước.
Việc phát triển ngành thương mại quận Liên Chiểu là một bước cụ thể hóa tổng thể
phát triển kinh tế- xã hội của thành phố nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng
CNH - HĐH đồng thời là căn cứ để xây dựng kế hoạch đầu tư và phát triển thương
mại của quận.
Hoạt động của ngành thương mại trên địa bàn quận Liên Chiểu thời gian qua đã
từng bước được củng cố và phát triển, góp phần thúc đẩy kinh tế và đáp ứng nhu cầu

tiêu dùng của người dân địa phương. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành thương mại
quận Liên Chiểu chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế so sánh cũng như yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay.
Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn phát triển ngành thương mại Việt Nam nói
chung và quận Liên Chiểu nói riêng ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế
giới, đồng thời thực hiện những mục tiêu về phát triển thương mại trong thời kỳ CNH
– HĐH đất nước. Tôi quyết định chọn đề tài: “Giải pháp phát triển thương mại trên địa
bàn quận Liên Chiểu giai đoạn 2016-2020”.
Để hoàn thành tốt bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản
thân em, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của GVHD; các thầy cô
trong khoa Kế hoạch quản trị; và các cô chú, các anh chị tại phòng Kinh tế quận Liên
Chiểu. Trong quá trình thực tập, do thời gian và năng lực nghiên cứu có hạn, nên đề tài
khó tránh khỏi những thiếu xót. Em rất mong nhận được nhiều hơn nữa những ý kiến
đóng góp từ phía các cô, chú; các anh, chị để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.


Kết cấu đề tài:
Chương I: Thương mại là yếu tố quan trọng của tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Chương II: Thực trạng phát triển thương mại trên địa bàn quận Liên Chiểu giai đoạn
2011-2015.
Chương III: Giải pháp phát triển thương mại trên địa bàn quận Liên Chiểu giai đoạn
2016-2020.


CHƯƠNG I. THƯƠNG MẠI LÀ YẾU TỐ QUAN TRỌNG CỦA TĂNG
TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1.1.KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA THƯƠNG MẠI
1.1.1.Khái niệm thương mại
Thương mại vừa có ý nghĩa là kinh doanh, vừa có ý nghĩa là trao đổi hàng hoá

dịch vụ. Khái niệm thương mại cần hiểu cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
Theo nghĩa rộng: Thương mại là toàn bộ các hoạt động kinh doanh trên thị
trường. Thương mại đồng nghĩa với kinh doanh được hiểu như là các hoạt động kinh
tế nhằm mục tiêu sinh lợi của các chủ thể kinh doanh trên thị trường.Theo Điều 2,
Pháp lệnh Trọng tài Thương mại thì hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay
nhiều hành vi thương mại của cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm mua bán hàng
hoá, cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lý thương mại; ký gửi; thuê, cho thuê;
thuê mua; xây dựng; tư vấn kỹ thuật; đầu tư; tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò,
khai thác; vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường không, đường biển, đường
sắt, đường bộ và các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật.
Theo nghĩa hẹp: Thương mại là quá trình mua, bán hàng hoá dịch vụ trên thị
trường, là lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hoá. Nếu hoạt động trao đổi hàng hoá
vượt ra khỏi biên giới quốc gia thì người ta gọi đó là ngoại thương
1.1.2.Đặc điểm của thương mại
Thương mại là hình thức phát triển cao của trao đổi và lưu thông hàng hoá Một
ngành độc lập tách khỏi sản xuất. Công thức tổng quát của thương mại là T-H-T’.
Trong đó tiền tệ đóng vai trò phương tiện để đóng vai trò phương tiện để tổ chức quá
trình lưu thông hàng hoá của xã hội.
Điểm khác biệt cơ bản với lưu thông hàng hoá (H-T-H) ở đây xuất hiện một
tầng lớp trung gian tham gia, đó là những thương nhân. Thương nhân chính là cầu nối
giữa người có hàng bán và người cần mua hàng. Mặc dù thương mại xuất hiện trong
giai đoạn cao của lưu thông hàng hoá nhưng nó không hề phủ định hình thái lưu thông
hàng hoá.
Song song với thương mại, vẫn tồn tại giao dịch mua bán sản xuất giữa những
người sản xuất với nhau và giữa người sản xuất với những người tiêu dùng cuối cùng.
Vậy thương mại đã trở thành một ngành kinh tế tương đối độc lập, nó chuyên môn hoá
chức năng lưu thông hàng hoá, thương mại thay thế người tiêu dùng ứng tiền trước để
mua hàng của sản xuất, sau đó mang bán cho người tiêu dùng và thu tiền, hàng hoá đi
ra khỏi lĩnh vực lưu thông và đi vào lĩnh vực tiêu dùng. Mặc dù có tính độc lập tương
đối song nó vẫn có tính phụ thuộc, thương mại chính là bộ phận cấu thành của quá

trình tái sản xuất xã hội, phụ thuộc vào sản xuất, sản xuất quyết định lưu thông,không


có sản xuất hàng hoá thì không có lưu thông hàng hoá và thương mại. Song thương
mại cũng tác động trở lại sản xuất, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Bản chất kinh tế của ngành thương mại dù trong chế độ xã hội nào đi nữa thì
bản chất kinh tế của thương mại vẫn là: “Tìm kiếm lợi nhuận bằng đáp ứng nhu cầu
của sản xuất và đời sống thông qua mua – bán hàng hoá, dịch vụ trên thị trường theo
nguyên tắc ngang giá,tự do và bình đẳng”
1.1.3.Vai trò của thương mại
1.1.3.1. Thương mại tạo các điều kiện chuyển nền kinh tế tự cung tự cấp sang nền
kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước
Trong lịch sử phát triển xã hội loài người, thương mại đã từng đóng vai trò khá
quan trọng đó là xoá bỏ nền sản xuất nhỏ tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy ra đời nền
sản xuất hàng hoá (hàng hoá sản xuất ra để trao đổi). Trong thời kỳ chuyển đổi cơ cấu
nền kinh tế này vai trò của thương mại lại được khẳng định như một mắt xích không
thể thiếu được trong quá trình vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường. Thương
mại tác động tích cực thúc đẩy quá trình phân công lại lao động xã hội ở nước ta,
chuyên môn hoá và hợp tác sản xuất, hướng sản xuất theo nền sản xuất hàng hoá lớn,
tạo ra nguồn hàng lớn cung cấp cho chu cầu đa dạng trong nước và xuất khẩu. Thương
mại là yếu tố trực tiếp thúc đẩy lưu thông hàng hoá phát triển, cung ứng hàng hoá và
dịch vụ thông suốt trong vùng các trọng điểm kinh tế của đất nước. Sự hoạt động của
thương mại bên cạnh chịu sự chi phối của các quy luật nền kinh tế hàng hoá, còn thực
hiện cácchính sách kinh tế xã hội, cung ứng tư liệu sản xuất, vật phẩm tiêu dùng và
mua các sản phẩm ở vùng kém phát triển, kinh tế khó khăn để thúc đẩy kinh tế hàng
hoá ở các vùng này phát triển, đẩy lùi kinh tế tự nhiên rút ngắn khoảng cách giàu
nghèo giữa các vùng, cân bằng lại các hoạt động kinh tế.
1.1.3.2. Thương mại góp phần xoá bỏ cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu
bao cấp từng bước xây dụng nền kinh tế thị trường
Mặc dù, có nhiều hạn chế nhất định nhưng trong những năm thực hiện đường

nối đổi mới vừa qua, ngành thương mại nước ta đã đạt được những thành tựu đáng
khích lệ. Nghị quyết hội nghị lần thứ 12 Ban chấp hành trung ương khoá VII đã khẳng
định “Ngành thương mại cùng các ngành và địa phương đã đạt được những thành tựu
bước đầu quan trọng ở lĩnh vực lưu thông hàng hoá và dịch vụ, góp phần tạo nên
những biến đổi sâu sắc trên thị trường trong nước và thị trường ngoài nước”. Trong
việc thực hiện đường lối đổi mới kinh tế cho thấy thương mại là ngành đi đầu trong
việc xoá bỏ nền kinh tế tự cung tự cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường. Nhờ sự đổi
mới trong hoạt động thương mại mà việc mua – bán trên thị trường được thực hiện tự
do theo quan hệ cung cầu, giá cả được hình thành trên thị trường dựa trên cơ sở quy


luật giá trị, cung – cầu, sức cạnh tranh…tất cả những điều đó đã góp phần xoá bỏ cơ
chế tập trung quan liêu bao cấp và chuyển sang nền kinh tế thị trường hiện đại theo
định hướng xã hội chủ nghĩa.
1.1.3.3. Thương mại thúc đẩy sản xuất phát triển cung ứng các nhu cầu cho nhân
dân và đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước
Là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng thương mại cung ứng các tư liệu sản xuất
cần thiết, tạo điều kiện cho tái sản xuất tiến hành một cách thuận lợi mặt khác thương
mại tiêu thụ sản phẩm làm cho sản phẩm được thực hiện. Hàng hoá được tiêu thụ
nhanh sẽ rút ngắn được chu kỳ tái sản xuấtvà tốc độ tái sản xuất. Thông qua nhiệm vụ
hoạt động của mình trên thị trường rộng lớn, thương mại mở con đường tiêu thụ cho
sản phẩmcông nông nghiệp, thúc đẩy công nghiệp phát triển. Trong thời kỳ thực hiện
cơ chế quản lý hành chính tập trung quan liêu bao cấp mọi sản phẩm hàng hoá đều
được nhà nước phân chia theo một cách nhất định, thương mại chỉ thực hiện cung cấp
dịch vụ, hàng hoá do nhà nước định trước. Nền kinh tế có sức ì lớn các thành phần
kinh tế không được khuyến khích phát triển, quan hệ cung cầu vốn đã mất cân đối lại
càng mất cân đối hơn. Nhưng từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường hoạt động
thương mại chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế thị trường đã góp phần kích thích
sản xuất phát triển, cung ứng hàng hoá và dịch vụ cho nhân dân. Thương mại đã có
nhiều những đóng góp tích cực trong việc ổn định và nâng cao đời sống vật chất và

tinh thần của nhân dân, cung ứng hàng hoá và dịch vụ theo yêu cầu của nhân dân về số
lượng cũng như mẫu mã và chất lượng hàng hoá với giá hợp lý và phong cách phục vụ
quần chúng một cách tốt nhất. Hoạt động thương mại thông qua cơ chế thị trường kích
thích các nhà sản xuất kinh doanh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới trang
thiết bị và quy trình công nghệ, ứng dụng khoa học vào quản lý để nền sản xuất ngày
một phong phú tiên tiến hơn, có đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Đây là những tiến
trình quan trọng trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá là một quá trình chịu sự tác
động của nhiều nhân tố trong đó thị trường và thương mại có ý nghĩa quan trọng. Hoạt
động thương mại có tác dụng phát triển thị trường trong nước và ngoài nước thông qua
xuất nhập khẩu. Hàng hoá tiêu thụ nhanh, giá trị hàng hoá được thực hiện, phần tích
luỹ trong cơ cấu giá cả hàng hoá được hình thành. Mặt khác bản thân thương mại cũng
góp phần tích luỹ phần tích luỹ của thương mại chính là lợi nhuận do thực hiện chức
năng lưu thông nói đúng hơn là do thực hiện chức năng tiếp tục quá trình sản xuất
trong lưu thông tạo ra. Như vậy hoạt động thương mại góp phần tích luỹ vốn cho sự
nghiệp, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã
hội phồn vinh và phát triển.


1.1.3.4. Thương mại góp phần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại và hội nhập
Các quy luật phân công và hợp tác lao động, về lợi thế so sánh giữa các quốc
gia, vốn là những quy luật có liên quan đến sự hình thành và phát riển thương mại
quốc tế. Tuy vậy trong thời kỳ nước ta luẩn quẩn trong nền kinh tế bao cấp, nhà nước
hầu như “đóng cửa” hợp tác quốc tế bị thu hẹp, có chăng chỉ là một doanh nghiệp của
nhà nước được phép xuất nhập khẩu. Thực hiện đường lối đổi mới kinh tế chính sách
mở cửa, quan hệ hợp tác quốc tế giữa nước ta với các nước ngày càng phát triển, phù
hợp với xu hướng chung là hội nhập khu vực và thế giới. Nhà nước cho phép tất cả các
loại hình doanh nghiệp của các thành phần kinh tế được kinh doanh xuất nhập khẩu.
Quan hệ thương mại với các nước sẽ ngày càng được củng cố vì lợi ích từ hai phía,
thương mại sẽ đóng vai trò trực tiếp mở rộng các hoạt động xuất nhập khẩu, xuất khẩu

tại chỗ thiết lập và mở rộng quan hệ buôn bán với các nước trên thế giới, góp phần mở
rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, nối liền sản xuất với tiêu dùng trong nước với các nước
trên thế giới, góp phần tích luỹ vốn, nhất là vốn ngoại tệ và đổi mới công nghệ. Ngoài
ra sẽ mở cửa quan hệ thương mại góp phần phá vỡ thế bị bao vây cấm vận, thay đổi
cách nhìn nhận của bạn bè quốc tế và nâng cao vị thế của Việt Nam.
1.1.3.5. Chức năng tổ chức lưu thông hàng hoá làm thay đổi các hình thái giá trị
của hàng hoá
Chúng ta đã biết hàng hoá sau khi được sản xuất ra phải trải qua khâu lưu thông
thì mới thực hiện được giá trị và giá trị sử dụng của nó. Ngành thương mại thực hiện
chức năng tổ chức lưu thông hàng hoá, chuyển hoá các hình thái giá trị của hàng
hoá,tức là thực hiện việc mua – bán hàng hóa. Đây có lẽ là chức năng cơ bản nhất của
ngành thương mại, thể hiện tính độc lập tương đối và tính phụ thuộc của ngành thương
mại trong nền kinh tế quốc dân, giữ vai trò quan trọng trong quá trình tái sản xuất xã
hội. Trong quá trình thực hiện chức năng lưu thông hàng hoá ngành thương mại luôn
tìm cách tổ chức quá trình vận động hàng hoá hợp lý, rút ngắn thời gian lưu thông,
nhưng vẫn đảm bảo thoả mãn nhu cầu thị trường và không ngừng nâng cao tìm kiếm
lợi nhuận
1.1.3.6. Chức năng tiếp tục quá trình sản xuất trong lưu thông
Xuất phát từ đặc điểm của sản xuấtvà tiêu dùng, hàng hoá sau khi sản xuất
trong lưu thông mới đáp ứng được đủ nhu cầu tiêu dùng,đòi hỏi ngành thương mại
phải có những biện pháp hữu hiệu nhất để chuyển đổi các hình thái của hàng hoá như
:đóng gói, chia nhỏ, dán mã, bảo quản hàng hoá, bảo hành hàng hoá sau khi bán…đảm
bảo hàng hoá ở dạng tốt nhất, phù hợp với thị hiếu của xã hội, chất lượng cũng như
mẫu mã. Thương mại góp phần tạo ra giá trị hàng hoá và bảo toàn giá trị sử dụng hàng
hoá.


1.2.CÁC HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG LĨNH VỰC
THƯƠNG MẠI
1.2.1.Hoạt động nội địa

1.2.1.1 Hoạt động thu mua
Đây là một đòi hỏi khách quan đối với nền sản xuất hang hóa nhỏ. Việc tồn tại
và phát triển lực lượng tiểu thương làm đại lý, thu gom hàng hóa là cần thiết. Đó là
công việc tập trung các nguồn hàng từ các kênh sản xuất khác nhau để thực hiện các
hoạt động kinh doanh tiếp theo. Tuy nhiên, khi đòi hỏi phải thu gom một số lượng
hàng hóa lớn thì bản than hoạt động thu mua lại đòi hỏi tiềm lực kinh tế, năng lực kinh
doanh của các chủ thể mua phải ở mức đủ lớn mà thương mại cá thể, tiểu chủ khó có
thể đáp ứng. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu trên các hộ tư thương buộc phải lien kêt, hợp
tác với nhau hoặc liên kết hợp tác với các doanh nghiệp thương mại tư nhân có tiềm
lực tài chính mạnh hơn. Hoạt động thu mua phát triển sẽ có tác dụng khơi thong nguồn
hang, thúc đẩy sản xuất phát triển và phục vụ tốt hơn cho nhu cầu tiêu dùng.
1.2.1.2 Hoạt động bán buôn
Là khâu phát luồng hàng hóa tới các kênh bán lẻ và một phần bán trực tiếp cho
các chủ thể sản xuất (các yếu tố đầu vào). Mục tiêu của các nhà bán buôn là tiêu thụ
được khối lượng hàng hóa lớn trong thười gian ngắn nhất. Mô hình này đòi hỏi phải có
những nhà buôn bán lớn đáp ứng được đầy đủ các điều kiện kinh doanh trong cơ chế
thị trường như: quy mô vốn đầu tư lớn, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, tiện lợi cho
việc chế biến bảo quản và vận chuyển hàng hóa, kênh phân phối rộng, kinh nghiệm
kinh doanh phong phú. Do đó, ở khâu này chủ yếu là các doanh nghiệp thương mại tư
bản tư nhân tham gia hoạt động.
1.2.1.3. Hoạt động bán lẻ
Là khâu cuối cùng của hoạt động kinh doanh thương mại. Hàng hóa sau khi đã
bán ra khỏi lĩnh vực lưu thong và đi vào lĩnh vực tiêu dùng, giá trị và giá trị sử dụng
được thực hiện. Đây là hoạt động kinh doanh thương mại đáp ứng nhu cầu phong phú,
đa dạng, tỉ mỉ của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau và nó là hình thức phổ biến,
len lỏi vào mọi ngõ ngách của cuộc sống. Hoạt động ở khâu bán lẻ cần có một mạng
lưới rộng khắp với nhiều quy mô khác nhau. Trong điều kiện nền kinh tế còn chưa
phát triển cao, hoạt động này chủ yếu được thực hiện bởi thương mại cá thể, tiểu chủ.
Đó là loại hình phù hợp với các đòi hỏi của nhu cầu thị trường khi thu nhập của người
tiêu dùng chưa cao., vì vậy không thể nóng vội xóa bỏ loại hình này mà ngược lại phải

khuyến khích, tạo điều kiện cho nó kinh doanh theo pháp luật, góp phần phục vụ sản
xuất và đời sống tốt hơn. Việc thu hẹp hay khuyến khích mở rộng hoạt động kinh
doanh của thương mại phụ thuộc vào trình độ phát triển của nền kinh tế (cụ thể là do


nhu cầu thị trường quyết định), không thể phụ thuộc vào ý chí của chủ quan của con
người. Tuy nhiên khi nền kinh tế phát triển, hội nhập, hệ thống bán lẻ không chỉ dừng
ở các cơ sở buôn bán của thương mại cá thể, hệ thống những siêu thị lớn, những chuỗi
cửa hàng dần dần sẽ thay thế các của hàng nhỏ lẻ. Do quy mô, tìm được nguồn hàng từ
gốc, hàng hóa được bảo quản khoa học, hàng hóa vừa rẻ vừa có chất lượng tốt…
1.2.2.Hoạt động xuất nhập khẩu
Cũng là các hành vi mua bán trên thị trường, nhưng hoạt đông kinh doanh xuất
nhập khẩu có tính đặc thù là các hành vi mua, bán, đa dạng chủ yếu ở thị trường nước
ngoài. Với chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ đối ngoại thì các đối
tác trong quan hệ kinh tế cũng hế sức đa dạng với tiềm lực kinh tế mạnh, có khả năng
cạnh tranh cao, có bề dày kinh nghiệm. Trong cơ chế cũ, hoạt động kinh doanh xuất
nhập khẩu do các doanh nghiệp thương mại Nhà nước thực hiện. Khi chuyển sang cơ
chế mới và trong xu hướng hội nhậ kinh tế quốc tế thì các thành phần kinh tế tham gia
hoạt động đối ngoại là một xu hướng tất yếu. Để thúc đẩy kinh tế trong nước thì việc
huy động các thành phần kinh tế tham gia hoạt động xuất nhập khẩu trong sự quản lý
Nhà nước là chủ trương hết sức đúng đắn. Tuy nhiên, thương mại nước ta khi tham gia
hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu cũng gặp rất nhiều khó khan do tiềm lực kinh tế
yếu, chưa có kinh nghiệm, khả năng nắm bắt và xử lý thông tin thị trường nước ngoài
chưa kịp thời, công tác xúc tiến thương mại không được tổ chức thường xuyên. Đặc
biệt là trình độ ngoại ngữ, hiểu biết hệ thống pháp luật và thông lệ thương mại quốc tế
của đội ngũ doanh nhân chưa đáp ứng được yêu cầu khi tham gia kinh doanh xuất
nhập khẩu.
1.3.CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THƯƠNG
MẠI
1.3.1.Cơ chế kinh tế và chính sách thương mại

Sự phát triển của ngành thương mại chịu tác động mạnh mẽ bởi chủ trương,
chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, trong đó đặc biệt là chính sách
thương mại.
Chính sách thương mại còn có vai trò to lớn trong việc khai thác triệt để lợi thế
so sánh của nền kinh tế trong nước.
Mục tiêu chính sách thương mại xuất phát từ mục tiêu chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội.
1.3.2.Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế
Phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế nhằm đáp ứng tốt nhu cầu đời sống và kinh tế
đồng thời có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của ngành thương mại, trong đó
quan trọng nhất là hệ thống giao thông và các trung tâm mua bán.


1.3.3.Trình độ phát triển của thị trường
Thị trường là cơ chế để thương mại hoạt động. Thương mại càng phát triển thì
làm cho thị trường càng được mở rộng, ngược lại sự phát triển của thị trường vừa hỗ
trợ cho hoạt động thương mại vừa là thước đo sự phát triển của thương mại.
Về cả lý luận và thực tiễn thì hoạt động thương mại vừa là tiền đề vừa là kết
quả của quá trình phát triển của thị trường.
1.3.4.Thu nhập và tiêu dùng của dân cư
Thu nhập và tiêu dùng là hai yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức mua trên thị
trường và sự phát triển thương mại. Sự phụ thuộc của tiêu dùng vào thu nhập mang
tính qui luật và cho phép đánh giá mức sống dân cư. Do vậy đòi hỏi ngành thương
nghiệp phải có chính sách đảm bảo nguồn hàng cung cấp với cơ cấu hàng hóa thay đổi
đáng kể theo xu hướng giảm dần tỷ lệ dành cho mua lương thực thực phẩm, tăng dần
tỷ lệ chi tiêu cho mặt vật chất và tinh thần.
1.3.5.Quá trình đô thị hóa
Đô thị hóa sẽ làm cho diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm, do đó sẽ có một
số lượng lớn lao động chuyển sang lĩnh vực dịch vụ thương mại. Mặt khác, đô thị hóa
cũng đi kèm theo sự hình thành các khu đô thị mới, các khu công nghiệp mới, góp

phần tích cực thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của thương mại cả về chất lượng và số
lượng.
1.3.6.Vốn đầu tư kinh doanh ngành thương mại
Từ thực trạng và yêu cầu phát triển thị trường, thương mại cần có chính sách,
giải pháp phát triển vốn đầu tư thích hợp ở cả tầm vĩ mô và vi mô.
Cần áp dụng tổng hợp các chính sách và giải pháp tạo vốn, sử dụng vốn, tăng
cường khả năng tài chính cho doanh nghiệp thương mại..
1.3.7.Thông tin và công nghệ thông tin đối với hoạt động thương mại
Ngày nay, thông tin và công nghệ thông tin được coi là một yếu tố cơ bản ảnh
hưởng lớn đến thương mại. Cơ sở hạ tầng thông tin ngày nay là phức tạp và khá đầy
đủ đang hỗ trợ cho mạng lưới giao tiếp, cơ sở dữ liệu và các hệ thống tác nghiệp trong
hoạt động thương mại. Trên thực tế, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin là cơ sở cho
việc xác định những ưu tiên cạnh tranh.
1.3.8.Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế với thương mại
Toàn cầu hóa kinh tế là xu hướng khách quan, lôi cuốn các nước, bao trùm hết
các lĩnh vực, vừa thúc đẩy hợp tác sản xuất, vừa tăng sức ép cạnh tranh và tính tùy
thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế. . Chính vì vậy, toàn cầu hóa kinh tế là sự gia tăng
nhanh chóng các hoạt động kinh tế quốc tế vượt qua mọi biên giới quốc gia, tạo nên sự
phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong sự vận động hướng tới một nền kinh tế


thế giới thống nhất. Sự gia tăng của xu thế này thể hiện ở sự mở rộng mức độ và quy
mô mậu dịch thế giới, sự lưu chuyển của các dòng vốn và lao động trên phạm vi toàn
cầu. Hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế là sự tham gia, gắn kết nền kinh tế của một
nước vào các tổ chức hợp tác kinh tế khu vực và toàn cầu theo những quy định chung
của từng tổ chức đó cho các nước thành viên.
Xu thế toàn cầu hóa đang tác động sâu sắc tới mối quan hệ quốc tế và quá trình
hội nhập về kinh tế của các nước. Tất cả các nước trên thế giới đang vận động theo xu
hướng này bởi các nước đều nhận thức rằng nếu đơn độc đứng ngoài cuộc sẽ bị cô lập,
sẽ nghèo nàn lạc hậu. Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập tạo điều kiện mở rộng thị

trường hàng hóa và dịch vụ với thuế suất thấp và đỡ bị các hàng rào phi thuế quan
ngăn cản nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt và các rào cản
thương mại và phi thương mại ngày càng tinh vi.
1.4.NỘI DUNG CỦA PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI
Phát triển ngành thương mại là nâng cao năng lực và chất lượng của hoạt động
thương mại cụ thể như sau:
1.4.1.Đẩy mạnh tốc độ lưu chuyển hàng hóa
Mức lưu chuyển hàng hóa là chỉ tiêu đánh giá về mặt qui mô hoạt động của
thương mại. Trong thương mại lưu chuyển hàng hóa chính là khâu quan trong nhất, nó
biểu hiện quá trình vận động hàng hóa từ nơi sản xuất (nhập khẩu) đến nơi tiêu dùng.
Tổng mức lưu chuyển hàng hóa là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh mức lưu chuyển
hàng hóa chung của toàn xã hội.
1.4.2.Phát triển mạng lưới phân phối hàng hóa
Mạng lưới phân phối hàng hóa là một tập hợp hệ thống các phần tử trung gian
tham gia vào quá trình cung cấp hàng hóa trên thị trường.
Phát triển mạng lưới phân phối hàng hóa là phát triển hệ thống các cơ sở kinh
doanh thương mại bao gồm các nhà bán buôn và bán lẻ, nghĩa là đẩy mạnh số lượng và
chất lượng hoạt động của các phần tử trung gian trong quá trình cung cấp hàng hóa
nhằm hạn chế bớt những khâu trung gian không cần thiết, đáp ứng nhu cầu sản xuất và
tiêu dùng nhanh nhất, hiệu quả nhất.
1.4.3.Đa dạng hóa các loại hình kinh doanh thương mại
Bên cạnh các mô hình thương mại truyền thống mạng lưới bán lẻ hiện đại bao
gồm các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích, cửa hàng chuyên doanh....
được phát triển mạnh mẽ. Sự phát triển của thị trường bán lẻ hiện đại là một trong
những thước đo sự phát triển của nền kinh tế nói chung và sự phát triển ngành thương
mại nói riêng.


1.4.4.Phát triển lao động trong ngành thương mại
Hoạt động kinh doanh thương mại ở Việt Nam hiện nay mang tính nhỏ lẻ, manh

mún vì vậy lao động thương mại cũng ít được quan tâm.
Về mặt số lượng, lao động thương mại tăng lên đáng kể nhưng về mặt chất
lượng vẫn chưa được quan tâm, trình độ học vấn thấp và tỷ lệ lao động chưa qua đào
tạo lớn. Trình độ tổ chức và quản lý trong hoạt động thương mại còn nặng về kinh
nghiệm, mang tư duy của người sản xuất nhỏ.
Công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực cho thương mại là một yêu cầu
rất bức xúc nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, đẩy lùi và hạn chế tình trạng buôn
lậu, gian lận thương mại trong kinh doanh ở nước ta.
1.4.5.Phát triển thương mại theo thành phần kinh tế
Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế nhiều thành phần, các thành phần kinh tế
cùng tham gia trong ngành thương mại tạo thành hệ thống kinh doanh thương mại
trong nền kinh tế quốc dân, góp phần huy động được các nguồn vốn nhàn rỗi, sử dụng
hiệu quả lao động cũng như tạo sự cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế, nâng cao
hiệu quả hoạt động trong thương mại.
Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành
mạnh. Tuy nhiên, trong đó thương mại Nhà nước phải giữ được vai trò chủ đạo.
1.4.6.Phát triển cơ sở hạ tầng thương mại
Cơ sở hạ tầng thương mại là tổng thể các công trình vật thể kiến trúc và các yếu
tố đảm bảo các hoạt động của ngành thương mại theo đúng chức năng của ngành.
Cơ sở hạ tầng thương mại chia thành hai nhóm lớn: cơ sở hạ tầng phục vụ quá
trình trao đổi hàng hoá (quá trình phân phối hàng hoá) gồm các hệ thống cửa hàng, hệ
thống chợ, hệ thống trung tâm thương mại và siêu thị, hệ thống kho tàng, bến, nhà
xưởng (của các loại hàng hoá và xăng dầu…), hệ thống hội chợ triển lãm, các trung
tâm cung cấp dịch vụ thương mại hàng hoá …Cơ sở hạ tầng phục vụ thực hiện các
dịch vụ thương mại khác (sở hữu trí tuệ, đầu tư, ngân hàng, tài chính, bưu chính viễn
thông….).
Cơ sở hạ tầng trong ngành thương mại có vai trò rất quan trọng, đó là điều kiện
tiên quyết trong việc đẩy nhanh lưu thông hàng hóa, thúc đẩy sản xuất và phát triển
thương mại theo hướng văn minh hiện đại.
Việc phát triển cơ sở vật chất của ngành thương mại cần chú ý đến qui hoạch

theo hướng phát triển chung và phù hợp với nhu cầu trao đổi hàng hóa trong cả sản
xuất và tiêu dùng. Tránh tình trạng đầu tư xây dựng không hợp lý gây lãng phí, không
đem lại hiệu quả.


1.5.KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA
1.5.1.Phát triển thương mại nhờ vào các loại hình khu kinh tế tự do: Kinh nghiệm
của Phố Đông (Thượng Hải, Trung Quốc)
Khu kinh tế tự do là tên gọi chung cho tất cả các loại hình khu kinh tế nhằm
thu hút đầu tư nước ngoài với các hình thức đa dạng như đặc khu kinh tế, khu chế
xuất, khu thương mại tự do, khu kinh tế cửa khẩu, cảng tự do, thành phố mở… Theo
Guangwen Meng (2003), tùy vào các giai đoạn và mục tiêu phát triển mà sẽ có loại
hình khu kinh tế tự do với những đặc điểm tương ứng. Ví dụ, theo giai đoạn và mục
tiêu phát triển thương mại thì sẽ có khu thương mại tự do với đặc điểm gồm: cảng tự
do, khu tự do thuế quan, khu tự do thuế; còn nếu theo giai đoạn và mục tiêu phát triển
công nghệ thì sẽ có khu kinh tế tự do dựa trên khoa học với những đặc điểm là: khu
công nghệ cao, công viên khoa học… Trong gần 30 năm qua, Trung Quốc đã xây
dựng 5 đặc khu kinh tế, 14 thành phố mở, 13 khu ưu đãi thuế quan, và đến nay, các
khu này vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Khu kinh tế tự do Phố Đông nằm ở bờ đông
của sông Hoàng Phố, Thượng Hải. Trước đây, Phố Đông là một vùng đất rộng bao
gồm nhiều nhà lụp xụp, các công xưởng nhếch nhác và ruộng đồng bỏ hoang. Đến khi
Chính phủ Trung Quốc tuyên bố khởi công xây dựng và mở cửa ra bên ngoài (ngày
18/4/1990), Phố Đông đã dần trở thành đầu tàu phát triển của thung lũng sông Dương
Tử. Kể từ thời điểm này, vùng đất có diện tích 522 km2 đã thay đổi ngoài sức tưởng
tượng. Hàng tỷ USD được rót vào xây dựng cơ sở hạ tầng, đã giúp Phố Đông thu hút
được các tên tuổi lớn như GM, Siemens, Intel và Sharp. Ngoài ra, gần 6.000 công ty
từ 67 nước và khu vực trên toàn thế giới (trong đó có 98 trong số 500 công ty đa quốc
gia hàng đầu) đã đầu tư 29,4 tỷ USD ở Khu kinh tế tự do Phố Đông.
Singapore nổi tiếng như là một thiên đường mua sắm quốc tế. Hình ảnh về một
thiên đường mua sắm đã giúp cho quốc gia này phát triển mạnh thương mại và du lịch.

Trước hết, theo luật thuế của quốc gia này, khách du lịch nước ngoài được
hưởng ưu đãi mua hàng miễn thuế tại Singapore. Theo đó, 7% Thuế Hàng hóa và
Dịch vụ (GST) sẽ được khấu trừ tại các văn phòng chuyên trách hoặc tại sân bay
Changi trước giờ khách xuất cảnh. Điều kiện miễn thuế là mỗi hóa đơn mua hàng phải
trên 100 đôla Singapore, áp dụng cho từng hóa đơn riêng lẻ hoặc nhiều nhất ba
hóa đơn mua hàng trong một ngày tại cùng một cửa hàng.
Thứ hai, hệ thống thanh toán hiện đại tại Singapore tạo thuận lợi tốt nhất cho
người mua hàng. Là trung tâm tài chính lớn trong khu vực, các ngân hàng tại
Singapore cung cấp đầy đủ các dịch vụ đổi tiền, hệ thống ATM và thanh toán tiền nối
mạng toàn cầu cho khách du lịch quốc tế. Các ngân hàng tại đây cũng làm việc ngoài
giờ để phục vụ nhu cầu khách hàng mọi thời điểm.


Thứ ba, ở Singapore có rất nhiều khu vực mua sắm tầm cỡ quốc tế. Những khu
vực bán hàng với những nét đặc trưng riêng, phục vụ cho nhiều mục đích mua sắm
khác nhau đã góp phần tạo nên một hình ảnh thiên đường mua sắm ở Singapore. Trong
đó, khu vực mua sắm trung tâm tập trung tại Đường Orchard. Khu vực này vượt trội
tất cả những nơi mua sắm khác về số lượng hàng hóa, chất lượng và khả năng để
khách chọn lựa. Phương châm bán hàng ở đây là “mọi thứ trên đời có trong một tòa
nhà”. Đường Orchard bao gồm nhiều điểm mua sắm nổi tiếng và mỗi điểm sẽ đặc
biệt nổi tiếng về một vài món hàng nhất định: Khu mua sắm Tanglin (thích hợp
cho giới trẻ nhờ vào sự kết hợp giữa ăn uống, mua sắm và giải trí), Trung tâm mua
sắm Tanglin (nổi tiếng với các cửa hiệu bán đồ cổ, đồ lưu niệm và vải vóc); Khu Delfi
Orchard (để mua những mặt hàng pha lê, đồ sứ…); Tháp Orchard (đồ điện tử, đồ
trang sức…); Khu Palais Renaissance (chuyên bán sản phẩm hảo hạng của những
nhãn hiệu hàng đầu thế giới); Chợ mua sắm (quần áo và đồ chơi trẻ em…)
Cuối cùng, Singapore có được một sự phát triển đồng bộ của nhiều yếu tố, các
yếu tố này hỗ trợ cho nhau và giúp thỏa mãn một cách tốt nhất những nhu cầu của
người dân và khách du lịch. Trước hết, đó là sự phát triển của hạ tầng giao thông.
Khách mua hàng có thể sử dụng giao thông công cộng (tàu điện ngầm, xe buýt…) để

đến được tất cả các điểm mua sắm chính. Hơn nữa, nhu cầu mua sắm được thỏa
mãn bên cạnh việc đáp ứng tốt nhất nhu cầu về ăn uống (với nhiều khu ẩm thực nổi
tiếng), nghỉ ngơi (các khách sạn sang trọng) và vui chơi, giải trí (các khu vui chơi,
đánh bạc...). Ngoài ra, có thể kể thêm đến yếu tố môi trường hoàn hảo và văn hóa đa
sắc tộc đặc sắc.
1.5.2.Khôi phục và hiện đại hóa các loại hình phân phối truyền thống và áp dụng
các loại hình phân phối hiện đại: Kinh nghiệm của Nhật Bản, Thái Lan và Trung
quốc
Một thực tế là, cho dù hệ thống phân phối có hiện đại đến bao nhiêu, các loại
hình phân phối truyền thống vẫn tồn tại cho dù chiếm tỷ trọng ngày càng khiêm tốn.
Điều này được lý giải nhờ vào một số yếu tố như: vẫn tồn tại những nhu cầu cá biệt,
thói quen tiêu dùng của một số tầng lớp dân cư không thay đổi và tính hiệu quả của
kinh doanh quy mô nhỏ.
Nhận thức được vai trò quan trọng và không thể thay đổi trong một tương lai
gần của các loại ng tin, viễn thông cho các chợ và các dạng cửa hàng truyền thống
điển hình để khuyến khích lưu thông hàng hóa. Thứ hai, xây dựng mạng lưới dịch vụ
hỗ trợ cho các chợ truyền thống để đẩy mạnh trao đổi hàng hóa thông qua các chợ;
khuyến khích chuyển giao quyền quản lý chợ từ vai trò nhà nước sang tư nhân như
hình thức phát triển các mô hình công ty quản lý chợ hoặc thông qua đấu thầu để


đảm bảo tính chuyên nghiệp và hiệu quả hoạt động chợ. Thứ ba, tổ chức tuyên
truyền, đào tạo cho các chủ sạp kinh doanh tại chợ và các chủ cửa hàng bán buôn, bán
lẻ truyền thống về quản lý và kiến thức kinh doanh. Cuối cùng, hướng dẫn và hỗ trợ
các loại hình cửa hàng truyền thống thay đổi hình thức kinh doanh phù hợp như
chuyển sang các dạng cửa hàng tiện lợi.
1.5.3.Bài học kinh nghiệm có thể áp dụng nhằm phát triển thương mại Việt Nam
Từ kinh nghiệm phát triển của một số quốc gia, bài viết rút ra một số bài học
kinh nghiệm sau đối với Việt Nam:
Thứ nhất, sự phát triển của thương mại không thể chỉ dựa vào nguồn lực

trong nước mà cần chú trọng vào nguồn lực nước ngoài và xem đây như là cơ sở
để tạo sự tăng trưởng đột biến trong lĩnh vực thương mại. Để thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài vào thương mại cũng như các ngành kinh tế khác. Quận Liên Chiểu
cần tạo ra một môi trường kinh doanh thông thoáng và đủ sức hấp dẫn, trên cơ sở khai
thác các lợi thế về vị trí địa lí, hệ thống cảng biển….
Thứ hai, các khu phố mua sắm liên hoàn, phức hợp, đáp ứng đầy đủ nhu cầu
của khách du lịch và người dân, được biết đến như là một thiên đường mua sắm là
yếu tố thu hút và tạo ra nhu cầu mua sắm lớn. Quận Liên Chiểu cần xây dựng ít
nhất là một tuyến phố mua sắm quy mô quốc tế để khách du lịch và người dân có
thể mua sắm tập trung (chẳng hạn như tuyến đường Tôn Đức Thắng). Bên cạnh đó,
sự phát triển đồng bộ của giao thông công cộng, hệ thống thanh toán, chính sách trả
thuế cũng cần thiết để phát triển thương mại nội địa.
Thứ ba, kinh nghiệm cho thấy, đối với một số quốc gia, mặc dù các loại hình
phân phối hiện đại đã phát triển mạnh nhưng phân phối truyền thống vẫn có được
chỗ đứng nhất định và không biến mất trong vòng 50 năm tới. Do vậy, đối với
công tác khôi phục và hiện đại hóa các loại hình phân phối truyền thống, cần phải:
Hiện đại hóa các chợ truyền thống thông qua đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng
kỹ thuật hiện đại (hệ thống xử lý và thoát nước, công nghệ thông tin…);
Chuyển giao quyền quản lý từ nhà nước sang tư nhân thông qua mô hình
công ty quản lý chợ hoặc đấu thầu;
Nâng cấp và điều chỉnh các loại hình phân phối truyền thống thông qua
việc hợp nhất và thu gom các cửa hàng bách hóa bán lẻ;
Tổ chức tuyên truyền, đào tạo cho các chủ sạp kinh doanh tại chợ và các chủ
cửa hàng bán buôn, bán lẻ truyền thống về quản lý và kiến thức kinh doanh.
Thứ tư, phân phối hiện đại là một xu hướng tất yếu. Trong tương lai, để áp
dụng các loại hình phân phối hiện đại mang lại hiệu quả cao nhất quận Liên Chiểu
nên:


Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp phân phối trong nước tập trung

hóa thông qua sáp nhập và hợp tác bằng cách chọn ra một nhóm doanh nghiệp
thương mại trong nước mạnh nhất trên địa bàn (không căn cứ vào loại hình sở
hữu) và có chính sách hỗ trợ cụ thể nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh;
Khuyến khích và có chính sách ưu đãi đối với các loại hình phân phối như
chuỗi cửa hàng, mô hình tổng kho và trung tâm phân phối, nhượng quyền thương
mại…
Chuẩn bị về khung pháp lý cần thiết để phát triển các loại hình phân phối hiện
đại.


CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA
BÀN QUẬN LIÊN CHIỂU GIAI ĐOẠN 2011-2015
2.1.TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA
QUẬN LIÊN CHIỂU
2.1.1.Điều kiện tự nhiên
Nằm ở phía Tây Bắc Thành phố Đà Nẵng thuộc 15059’ độ vĩ Bắc
108002’độ Kinh đông, phía Đông giáp vịnh Đà Nẵng, phía Nam giáp quận Cẩm Lệ
và quận Thanh Khê, phía Tây giáp huyện Hòa Vang, phía Bắc giáp tỉnh Thừa
Thiên Huế.
Quận Liên Chiểu có diện tích 79,13km 2, chiếm 6.16% diện tích toàn thành
phố, dân số 136.737 người, chiếm 14.76% số dân toàn thành phố, mật độ dân số:
1.728 người/km2(theo niên giám thống kê quận Liên Chiểu 2010).
Quận Liên Chiểu gồm 5 hành chính các phường: Hòa Minh, Hòa Khánh
Nam, Hòa Khánh Bắc, Hòa Hiệp Nam và Hòa Hiệp Bắc.
Quận Liên Chiểu không có phường thuộc diện xa trung tâm quận nhưng có
một số thôn thuộc vùng sâu, vùng xa như thôn Hòa Vân, khối Thủy Tú, khối Đà
Sơn, Khánh Sơn.
Nằm ở vị trí có nhiều đầu mối giao thông quan trọng( quốc lộ 1A, đường sắt
Bắc Nam, gần sân bay quốc tế Đà Nẵng và tương lai sẽ có cảng nước sâu Liên
Chiểu) thuận lợi cho việc giao lưu trong nước và quốc tế. Quận Liên Chiểu là nơi

tập trung nhiều trường Đại học, trung học chuyên nghiệp và cơ sở dạy nghề là điều
kiện thuận lợi cho việc phát triển nguồn nhân lực của quận. Trên địa bàn quận có
các di tích lịch sử-văn hóa, lễ hội văn hóa truyền thống như: làng nghề nước mắm
Nam Ô, lễ hội đình làng Hòa Mỹ.
Tài nguyên thiên nhiên:
Tài nguyên đất: tổng diện tích đất tự nhiên là 83,08 ha. Trong đó, đất của
các khu công nghiệp 1.055 ha chiếm 12,7%. Đất nông nghiệp thì ngày càng bị thu
hẹp do quá trình phát triển đô thị. Đất lâm nghiệp với 3.977 ha chiếm 47,8% đất tự
nhiên của Quận.
Tài nguyên biển: phía Đông quận Liên Chiểu giáp với vịnh Đà Nẵng. Vì
vậy Quận có bờ biển dài 26km, đây là điều kiện để phát triển thêm du lịch biển
vào mùa hè giúp tăng thu nhập cho người dân trên địa bàn quận.
Tài nguyên khoáng sản: trên địa bàn Quận có các mỏ cát trắng ở Hòa
Khánh, Nam Ô, Thanh Vinh với trữ lượng khoảng 25 triệu tấn, chất lượng tốt để
sản xuất thủy tinh cao cấp, vật liệu xây dựng.


2.1.2.Tổng quan về kinh tế - xã hội
2.1.2.1 Kinh tế
Bảng 1: Giá trị sản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn quận Liên Chiểu
giai đoạn 2011-2015
Đơn vị tính: tỷ đồng, %
Công nghiệp
Chi
tiêu

Giá trị
sản xuất

Nông lâm thủy

sản

Thương mại

Tổng

Tỷ
trọng

Giá trị
sản xuất

Tỷ
trọng

Giá trị
sản xuất

Tỷ
trọng

Giá trị sản
xuất

Tỷ
trọng

2011

2876,9


60,54

217

4,57

1657,9

34,89

4751,8

100

2012

3009,8

58.84

209,3

4,09

1895,8

37,07

5114,9


100

2013

3310,9

62,39

195,4

3,68

1798,2

33,93

5304,5

100

2014

3501,3

62,89

184,9

3,32


1881

33,79

5567,2

100

2015

3700,7

62,7

170,9

2,89

2030,2

34,41

5901,8

100

Nguồn: Niên giám thống kê quận Liên Chiểu 2015
Giá trị sản xuất của ngành Công nghiệp giai đoạn 2011-2015 tăng đều qua các
năm. Năm 2011 có tốc độ tăng cao nhất so với các năm khi giá trị sản xuất đạt được

2876,9 tỷ đồng. Năm 2012 mặc dù giá trị sản xuất của ngành công nghiệp vẫn tăng
nhưng tỷ trọng của ngành lại giảm vì trong năm này ngành thương mại phát triển khá
mạnh mẽ nên dẫn đến tỷ trọng ngành công nghiệp giảm so với các năm khác. Năm
2014 tỷ trọng ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất trong giai đoạn, chiếm
62,89% so với toàn nền kinh tế.
Giá trị sản xuất của ngành nông lâm thủy sản có xu hướng giảm dần qua các
năm. Giai đoạn 2014-2015 giá trị sản xuất của ngành nông lâm thủy sản giảm mạnh từ
184,9 tỷ đồng xuống còn 170,9 tỷ đồng, giảm 14 tỷ đồng kéo theo tỷ trọng của ngành
trong giai đoạn này giảm 0,43%. Nguyên nhân của xu hướng này là do nền kinh tế nói
chung cũng như nền kinh tế của quận Liên Chiểu nói riêng phát triển theo cơ cấu:
Công nghiệp- Thương mại, dịch vụ- Nông lâm thủy sản. Trong đó công nghiệp giữ vai
trò chủ đạo, thương mại dịch vụ giữ vị trí quan trọng, nông lâm thủy sản giảm dần đến
mức ổn định.
Giá trị sản xuất trong ngành thương mại giai đoạn 2011-2012 tăng nhanh
chóng. Từ 1657,9 tỷ đồng năm 2011 lên đến 1895,8 tỷ đồng năm 2012 tương đương
với 37,07%, tăng 2,18%. Nhưng trong giai đoạn từ 2012-2014 có xu hướng giảm
mạnh từ 1895,8 tỷ đồng năm 2012 xuống còn 1881 năm 2014. Trong giai đoạn này giá


trị sản xuất ngành thương mại giảm đến 14,8 tỷ đồng tương đương với 3,28%. Từ năm
2014-2015 lại có sự tăng trưởng trở lại tăng 149,2 tỷ đồng tương đương với 0,62%.
Như vậy, giá trị sản xuất ngành thương mại trong giai đoạn từ 2011-2015 nhìn chung
có xu hướng tăng, tăng 372,3 tỷ đồng. Mặc dù tăng trong giá trị sản xuất nhưng ngành
thương mại lại giảm tỉ trọng, giảm 0,48%.
Cơ cấu kinh tế của quận Liên Chiểu chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng trong
công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng trong nông nghiệp.
2.1.2.2 Xã hội
Giao thông vận tải: Liên Chiểu là một đầu mối giao thông quan trọng của thành
phố Đà Nẵng cũng như của cả nước. Hệ thống đường bộ ở đây có đủ các loại hình hỗn
hợp, tự do, song song và xuyên tâm. Đây là đặc điểm rất thuận lợi cho khai thác vận

chuyển, đi lại và phân luồng giao thông. Tuy nhiên các công trình xây dựng thiếu đồng
bộ nên thường xuyên phải đào bới, tu sửa và nâng cấp.
Cung cấp điện: nguồn điện cung cấp cho quận Liên Chiểu là lưới điện quốc gia
500kv qua trạm 110kv Xuân Hà (E 10). Hiện nay hầu hết dân cư của quận được sử
dụng điện. Điện phục vụ sản xuất công nghiệp và thương mại-dịch vụ tương đối đầy
đủ. Tuy nhiên, tỉ lệ tổn thất điện năng còn khá cao do mạng lưới hạ thế được lắp dựng
chưa đồng bộ.
Về bưu chính viễn thông: hệ thống bưu điện phát triển rộng khắp trên địa bàn
quận. Đặc biệt là khu vực Hòa Khánh với mật độ bưu điện lớn phục vụ nhu cầu đông
đảo của người dân ở đây. Mạng lưới thông tin liên lạc ngày càng đa dạng, phổ biến
rộng khắp.
Về y tế: trên địa bàn quận có 1 trung tâm y tế với 120 giường bệnh, 5 trạm xá ở
5 phường với 35 giường bệnh và các bệnh viện lớn của thành phố như: bệnh viện lao,
bệnh viện tâm thần, bệnh viện ung thư. Vì thế y tế đã đáp ứng một phần lớn nhu cầu
khám chữa bệnh cho nhân dân. Tuy nhiên cần đầu tư hơn nữa để nâng cáo chất lượng
y tế.
Về giáo dục-đào tạo: tổng số trường học của quận là 39 với số lớp 562, tổng số
giáo viên là 1638 và tổng số học sinh là 22912 học sinh. Quận đã hoàn thành giáo dục
phổ cập cấp II. Trên địa bàn quận còn có 3 trường Đại học, nhiều trường Cao đẳng và
Trung cấp chuyên nghiệp. Các trường này đã đang và sẽ đào tạo nguồn nhân lực có
chất lượng đóng góp vào sự phát triển toàn diện của quận.
Dân số: dân số tính đến cuối năm 2015 là 142.577 người, chiếm 14,76% dân số
toàn thành phố, mật độ dân số 1.802 người/km2. Dân số của quận ngày càng tăng cao
đặc biệt là dân số tạm trú tập trung chủ yếu ở 2 phường Hòa Khánh và Hòa Minh do số
lượng công nhân và sinh viên ở đây nhiều.


Nguồn lao động: quận Liên Chiểu là nơi tập trung nhiều dân cư, do đó nguồn
lao động trẻ dồi dào đang là tiềm năng để phát triển kinh tế-xã hội của quận cũng như
của thành phố. Theo kết quả điều tra năm 2015 thì số người thuộc độ tuổi lao động là

99,105 người với tỉ lệ thất nghiệp là 4,54%.
2.2.THỰC TRẠNG PHÁT TRIỀN NGÀNH THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN LIÊN CHIỂU
2.2.1.Số lượng các doanh nghiệp thương mại
Bảng 2: Số lượng các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn quận Liên
Chiểu
Đơn vị tính: doanh nghiệp
Năm

2011

2012

2013

2014

2015

Doanh nghiệp
thương mại

257

277

303

369


406
1902

Tổng số doanh
nghiệp

1233

1434

1540

1757

%

20,8

19,32

19,68

21,00

21,35

Nguồn: Niên giám thống kê quận Liên Chiểu 2015
Qua bảng số liệu cho thấy trong giai đoạn 2011-2015 cho thấy số lượng doanh
nghiệp thương mại trên địa bàn quận không ngừng tăng lên qua các năm, từ 257 doanh
nghiệp trong năm 2011 lên đến 406 doanh nghiệp năm 2015, tăng 149 doanh nghiệp.

Như vậy, quận Liên Chiểu đang quan tâm đến việc phát triển các loại hình kinh doanh
thương mại.
So với tổng số doanh nghiệp trên địa bàn quận thì doanh nghiệp thương mại
chiếm tỷ lệ khá cao, tuy nhiên tỷ lệ này đang có xu hướng giảm từ 20,8% năm 2011
xuống còn 19,32% năm 2012 giảm 1,48%. Nhưng từ 2012-2015 đang có sự chuyển
biến rõ rệt từ 19,32% năm 2012 tăng lên 21,35% năm 2015, tăng 2,03% trong tổng số
các doanh nghiệp trên toàn quận. Mặc dù số lượng các doanh nghiệp thương mại
không ngừng tăng lên nhưng tỷ trọng trong giai đoạn 2011-2013 lại giảm xuống, giảm
đến 1,12%. Chính vì nền kinh tế ở quận chuyển dịch theo hướng công nghiệp-thương
mại, dịch vụ-nông nghiệp nên doanh nghiệp thương mại ở quận Liên Chiểu chưa được
mở rộng đầu tư.

2.2.2.Doanh thu hoạt động thương mại giai đoạn 2011-2015
Bảng 3: Doanh thu hoạt động thương mại quận Liên Chiểu


Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm

2011

2012

2013

2014

2015

Doanh thu

hoạt động
thương mại

2.575

2.836,6

2.997

2.772

2.986,3

Tổng doanh
thu

6.258

6.998

7.521

7.834

8.592

Nguồn: Niên giám thống kê quận Liên Chiểu 2015
Qua bảng số liệu cho thấy doanh thu ngành thương mại của quận Liên Chiểu
không ngừng biến động qua các năm. Trong giai đoạn 2011-2013 có xu hướng tăng,
nă 2011 đạt 2575 tỷ đồng đến năm 2013 đạt 2997 tỷ đồng tăng đến 422 tỷ đồng. Trong

giai đoạn 2013-2014 lại có xu hướng giảm, giảm 225 tỷ đồng nhưng đến năm 2015 có
sự tăng lên trở lại, tăng 214,3 tỷ đồng. Như vậy, do sức ép từ môi trường cạnh tranh
ngày càng gay gắt về chất lượng cũng như số lượng sản phẩm mà doanh thu trong
ngành thương mại chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng doanh thu của quận nhưng lại có
xu hướng giảm. Mặt dù doanh thu ngành thương mại trong giai đoạn 2011-2015 tăng
đến 411,3 tỷ đồng nhưng tỷ trọng doanh thu trong ngành thương mại lại giảm, giảm
đến 6,39%. Cơ cấu kinh tế của quận Liên Chiểu chuyển dịch theo hướng Công nghiệpThương mại, dịch vụ-Nông nghiệp nên tỷ trọng trong ngành thương mại có xu hướng
giảm dần.
2.2.3.Lao động ngành thương mại
Bảng 4: Trình độ lao động của ngành thương mại quận Liên Chiểu giai đoạn
2011- 2014.
Đơn vị tính: người
Bậc
học

Trung
học cơ
sở

Trung
học phổ
thông

Trung cấp
chuyên nghiệp

Cao đẳng

Đại học


Trên đại
học

2011

445

3320

2268

2120

1103

120

2012

400

3380

2100

2360

1360

125


2013

326

3317

1736

2525

1247

126

2014

285

3278

1592

2724

1483

128

Nguồn: Phòng giáo dục đào tạo quận Liên Chiểu

Trong giai đoạn 2011-2014 số lao động trong ngành thương mại tốt nghiệp
Trung học cơ sở, tốt nghiệp Trung học phổ thông và trung cấp chuyên nghiệp có xu


hướng giảm dần qua các năm. Qua bảng số liệu cho thấy số lao động tốt nghiệp Trung
học cơ sở giảm mạnh từ 445 người năm 2011 xuống còn 285 người năm 2014, giảm
160 người.
Trong giai đoạn 2011-2014 số lao động trong ngành thương mại có trình độ từ
bậc cao đẳng, đại học, trên đại học có xu hướng ngày càng gia tăng. Cụ thể tốt nghiệp
cao đẳng tăng 604 người, tốt nghiệp đại học tăng 280 người và trên đại học tăng 8
người. Có thể thấy được quận Liên Chiểu đang ngày càng nâng cao chất lượng lao
động trong ngành thương mại để đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Như vậy từ bảng số liệu trên cho thấy số lao động trong ngành thương mại ở
quận Liên Chiểu có trình độ chuyên môn ngày càng tăng cao. Trình độ học vấn trong
nguồn lao động ở quận Liên Chiểu đã đáp ứng được nhu cầu về chất lượng lao động
của các doanh nghiệp và đang chuyển biến theo hướng tích cực.
2.2.4.Vốn đầu tư phát triển thương mại
Bảng 5: Vốn đầu tư trong ngành thương mại
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm

2011

2012

2013

2014

2015


Tổng vốn
đầu tư

1.219

1.436,6

1.663,8

2.175

2.278

Vốn nhà
nước

406,3

428,9

431,2

596

557

Vốn tư
nhân


812,7

1007,7

1232,6

1579

1721

Nguồn: Niên giám thống kê quận Liên Chiểu 2015
Qua bảng số liệu cho thấy vốn đầu tư cho phát triển thương mại trên địa bàn
quận Liên Chiểu không ngừng tăng lên qua các năm. Trong giai đoạn từ 2011-2015
tổng số vốn đầu tư cho ngành thương mại tăng lên đáng kể. Năm 2011 chỉ đạt 1219 tỷ
đồng nhưng đến năm 2015 đã đạt 2278 tỷ đồng, tăng đến 1059 tỷ đồng.
Trong đó vốn đầu tư cho ngành thương mại của Nhà nước có nhiều chuyển
biến. Năm 2011 đạt 406,3 tỷ đồng nhưng đến năm 2014 đã lên đến 596 tỷ đồng, tăng
đến 189,7 tỷ đồng. Nhưng trong giai đoạn tử 2014-2015 vốn Nhà nước đầu tư cho
ngành thương mại lại có xu hướng giảm, giảm 39 tỷ đồng. Điều đó tạo cơ hội cho các
doanh nghiệp tư nhân đầu tư mở rộng ngành thương mại.
Đối với vốn mà doanh nghiệp tư nhân đầu tư cho ngành thương mại trong giai đoạn
2011-2015 không ngừng tăng lên qua các năm. Năm 2011vốn đầu tư 812,7 tỷ đồng
nhưng đến năm 2015 đã tăng lên 1721 tỷ đồng, tăng đến 908,3 tỷ đồng. Như vậy, có


×