Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh : “ Nước được độc lập mà dân không được tự do hạnh phúc thì độc lập còn có nghĩa lí gì “ . Liên hệ thực tiễn Việt Nam hiện nay .

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.18 KB, 12 trang )

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chương trình tiên tiến , chất lượng cao và POHE

BÀI TẬP
Môn : Tư tưởng HỒ CHÍ MINH

Họ tên : Bùi Ngọc Khánh
Mã sinh viên : 11162566
Lớp : KTTT 58A
Khóa : 58

Hà Nội , ngày 6 tháng 4 năm 2017


Đề tài : Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh : “ Nước được độc lập mà dân
không được tự do hạnh phúc thì độc lập còn có nghĩa lí gì “ . Liên hệ thực tiễn
Việt Nam hiện nay .
Bài làm :

1 . Đặt vấn đề
“ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc “ là dòng tiêu ngữ của nước ta suốt 70 năm
qua . Đó cũng là ham muốn tột bậc của chủ tịch Hồ Chí Minh , khi Bác trả lời các
nhà báo nước ngoài vào đầu năm 1946 : Tôi chỉ có một ham muốn , ham muốn tột
bậc , là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập , dân ta hoàn toàn tự do ,
đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc , ai cũng được học hành “ . Bác vừa là người
thầy vĩ đại , vừa là nhà tư tưởng , lí luận lớn của cách mạng Việt Nam . Trong toàn
bộ di sản về tư tưởng mà Người đã để lại cho toàn Đảng , toàn dân , vấn đề độc
lập dân tộc là một trong những vấn đề trung tâm và được thể hiện rõ ràng , xuyên
suốt qua quá trình hoạt động thực tiễn của cách mạng trong nước và toàn thế
giới .
Bảy mươi năm đã trôi qua kể từ ngày đầu tiên của nền độc lập non trẻ . Giá trị


của độc lập là vô giá , không có gì so sánh được . Và Bác đã khẳng định giá trị của
độc lập của một đất nước , một dân tộc : “ Nước được độc lập mà dân không
được tự do , hạnh phúc thì độc lập có nghĩa lí gì “ . Chính khẳng định này của
Người là kim chỉ nam cho cách mạng mang lại cho đất nước và dân tộc ta nền hòa
bình và độc lập dân tộc khi đi theo con đường xã hội chủ nghĩa .

2 . Giải quyết vấn đề




Cơ sở lí luận
a) Quan niệm của chủ nghĩa Mác – Ăng-ghen
Theo quy luật chung của sự phát triển trong xã hội , lực lượng sản xuất
không ngừng phát triển tới khi mâu thuẫn với quan hệ sản xuất đã lỗi thời ,
kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất , đòi hỏi tiến hành bằng một
cuộc cách mạng xã hội để xóa bỏ quan hệ sản xuất đã lỗi thời , thay thế
bằng quan hệ sản xuất mới mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển .
C.Mác và Ăng-ghen đã chỉ rõ : “ Từ chỗ là những hình thức phát triển của
lực lượng sản xuất , những quan hệ ấy trở thành những xiềng xích của các
lực lượng sản xuất , khi đó bắt đầu một thời đại một cuộc cách mạng xã hội .
Sự phù hợp thực sự với tính chất ngày càng xã hội hóa cao của lực lượng
sản xuất chỉ có thể là sự thay thế quan hệ sản xuất mới thông qua cuộc cách
mạng xã hội chủ nghĩa . Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa không tự diễn ra
mà nó chỉ diễn ra khi giai cấp công nhân nhận thức được sứ mệnh lịch sử
của mình , tập hợp quần chúng nhân dân lao động đứng lên xóa bỏ chế độ
tư bản chủ nghĩa khi có thời cơ cách mạng
Khẳng định giai cấp công nhân là sản phẩm của nền công nghiệp hiện đại ,
lực lượng đại biểu cho sự phát triển của lực lượng sản xuất tiến bộ , cho xu
hướng phát triển của phương thức sản xuất tương lai ; do vậy nó là giai cấp

có sứ mệnh lịch sử lãnh đạo nhân dân lao động đấu tranh xóa bỏ chế độ tư
bản chủ nghĩa , xóa bỏ mọi chế độ áp bức bóc lột và xây dựng xã hội mới .
b)

Quan điểm của Lênin
Giải phóng xã hội , giải phóng con người là mục tiêu của giai cấp công nhân ,
của cách mạng xã hội chủ nghĩa . Chủ nghĩa xã hội không dừng lại ở ý thức ,
ở khẩu hiệu giải phóng con người mà phải từng bước thực hiện qua thực


tiễn sự nghiệp giải phóng con người khỏi chế độ áp bức , bóc lột giữa người
với người và tiến tới mục tiêu cao cả nhất : “ biến con người từ vương quốc
của tất yếu sang vương quốc của tự do “
 Qua quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin có thể thấy được chỉ có chủ
nghĩa xã hội mới triệt để giải phóng giai cấp , giải phóng dân tộc , giải
phóng xã hội , giải phóng con người khỏi ách bức bóc lột , đem lại cuộc
sống ấm no hạnh phúc , đem lại vị trí làm chủ chân chính cho người lao
động



Cở sở của chủ tịch Hồ Chí Minh
a) Tiếp cận chung
Trong quá trình tìm đường cứu nước và định hình đường lối chính trị giải
phóng , giành độc lập dân tộc , Hồ Chí Minh đã hoạt động và tham gia hoạt
động cách mạng ở nhiều nước , tìm hiểu thực tiễn phong trào đấu tranh ở
các nước như Trung Quốc và Thái Lan hay Ấn Độ giúp Người tìm ra nhận ra
sự phân hóa giai cấp , dân tộc rất khác nhau về kết cấu kinh tế - xã hội
giữa phương Tây và phương Đông . Ở phương Tây có sự phân hóa giai cấp
trở nên rõ rệt nhưng ở phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng lại

không như vậy . Ở đây nổi bật lên mâu thuẫn dân tộc và xã hội với chủ
nghĩa tư bản tức là thực dân xâm lược
Các cuộc đấu tranh từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đều thất bại do chưa
có hướng đi đúng đắn . Khởi nghĩa vũ trang dưới khẩu hiệu Cần Vương
thất bại do hệ tư tưởng lạc hậu , thụt lùi trước lịch sử và các phong trào
yêu nước theo xu hướng dân chủ tư sản cầu viện Pháp và Nhật thất bại do


chọn sai cách thức triển khai và chưa có sự liên minh toàn bộ nhân dân và
giai cấp
Ở nước ta , chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thấy chủ nghĩa xã hội dễ thích
ứng do 3 lí do chính . Thứ nhất nước ta có hệ tư tưởng về Nho giáo và
Phật giáo từ rất lâu đời . Thứ hai , về cơ sở kĩ thuật rất thuận lợi cho việc đi
lên chủ nghĩa xã hội , ví dụ như mô hình kinh tế công điền . Về truyền
thống dân tộc , văn hóa , con người Việt Nam , đó là truyền thống nồng
nàn yêu nước , đoàn kết , thông minh và ham học hỏi . Ba yếu tố cơ bản
trên đã được Hồ Chí Minh nhìn nhận và là tiền đề để Bác quyết định đưa
nước ta đi theo con đường xã hội chủ nghĩa .
 Độc lập dân tộc đòi hỏi trước hết phải đảm bảo cho dân tộc đó quyền tự
quyết dân tộc, quyền lựa chọn chế độ chính trị, lựa chọn con đường và
mô hình phát triển, độc lập cả về chính trị, kinh tế, văn hóa. Vì vậy, chỉ có
thể tiến hành thành công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, đất nước
giành được độc lập thì dân tộc ấy mới có thể chọn lựa con đường phát
triển đất nước đi theo chủ nghĩa xã hội. Nói cách khác, giành được độc
b)

lập dân tộc là tiền đề cho việc xây dựng chế độ XHCN
Bản chất và đặc trưng tổng quát của XHCN
Bản chất chính trị: Dưới sự lãnh đạo duy nhất của một đảng của giai cấp
công nhân - đảng Mác-Lênin mà trên mọi lĩnh vực xã hội đều thực hiện

quyền lực của nhân dân, thể hiện qua các quyền dân chủ, làm chủ,
quyền con người, thoả mãn ngày càng cao hơn các nhu cầu và các lợi ích
của nhân dân. Chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ rõ: Bản chất chính trị của nền dân
chủ xã hội chủ nghĩa là sự lãnh đạo chính trị của giai cấp công nhân thông
qua đảng của nó đối với toàn xã hội, nhưng không phải chỉ để thực hiện


quyền lực và lợi ích riêng cho giai cấp công nhân, mà chủ yếu là để thực
hiện quyền lực và lợi ích của toàn thể nhân dân, trong đó có giai cấp công
nhân. Hồ Chí Minh cũng đã chỉ rõ: Trong chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa
thì bao nhiêu quyền lực đều là của dân, bao nhiêu sức mạnh đều ở nơi
dân, bao nhiêu lợi ích đều là vì dân... Chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhà
nước xã hội chủ nghĩa... do đó về thực chất là của nhân dân, do nhân dân
vì nhân dân. Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, khác với các cuộc cách
mạng trước đây là ở chỗ nó là cuộc cách mạng của số đông, vì lợi ích của
số đông nhân dân. V.I. Lênin còn nhấnmạnh rằng: Dân chủ xã hội chủ
nghĩa là chế độ mà nhân dân ngày càng tham gia nhiều vào công việc nhà
nước. Với ý nghĩa đó, V.I. Lênin đã diễn đạt một cách khái quát về bản
chất và mục tiêu của dân chủ xã hội chủ nghĩa rằng: đó là nền dân chủ
“gấp triệu lần dân chủ tư sản”. Do vậy, dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa có
bản chất giai cấp công nhân, vừa có tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc
sâu sắc.
Bản chất kinh tế: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ công
hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu của toàn xã hội đáp ứng sự phát
triển ngày càng cao của lực lượng sản xuất dựa trên cơ sở khoa học công nghệ hiện đại nhằm thoả mãn ngày càng cao những nhu cầu vật chất
và tinh thần của toàn thể nhân dân lao động.
Bản chất kinh tế đó chỉ được bộc lộ đầy đủ qua một quá trình ổn định
chính trị, phát triển sản xuất và nâng cao đời sống của toàn xã hội, dưới sự
lãnh đạo của đảng Mác-Lênin và quản lý, hướng dẫn, giúp đỡ... của nhà



nước xã hội chủ nghĩa.
Bản chất kinh tế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa dù khác về bản chất
kinh tế của các chế độ tư hữu, áp bức, bóc lột, bất công, nhưng cũng như
toàn bộ nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, nó không hình thành từ “hư vô” theo
mong muốn của bất kỳ ai. Kinh tế xã hội chủ nghĩa cũng là sự kế thừa và
phát triển mọi thành tựu nhân loại đã tạo ra trong lịch sử, đồng thời lọc
bỏ những nhân tố lạc hậu, tiêu cực, kìm hãm... của các chế độ kinh tế
trước đó, nhất là bản chất tư hữu, áp bức bóc lột, bất công... đối với đa số
nhân dân.
Bản chất tư tưởng - văn hoá: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa lấy hệ tư
tưởng Mác-Lênin – hệ tư tưởng của giai cấp công nhân làm nền tảng, chủ
đạo đối với mọi hình thái ý thức xã hội khác trong xã hội mới (như văn học
nghệ thuật, giáo dục, đạo đức, lối sống, văn hoá, xã hội, tôn giáo v.v.).
Đồng thời, dân chủ xã hội chủ nghĩa kế thừa, phát huy những tinh hoa văn
hoá truyền thống các dân tộc; tiếp thu những giá trị tư tưởng - văn hoá,
văn minh, tiến bộ xã hội... mà nhân loại đã tạo ra ở tất cả các quốc gia,
dân tộc...
Do đó, đời sống tư tưởng - văn hoá của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa rất
phong phú, đa dạng, toàn diện và ngày càng trở thành một nhân tố quan
trọng hàng đầu, thành mục tiêu và động lực cho quá trình xây dựng chủ
c)

nghĩa xã hội.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc
Hồ Chí Minh đã tìm thấy con đường chân chính cho sự nghiệp cứu nước
giải phóng dân tộc. Sự kiện đó đánh dấu bước chuyển biến về chất trong
tư tưởng Hồ Chí Minh, từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Lênin, từ giác



ngộ dân tộc đến giác ngộ giai cấp, từ người yêu nước thành người cộng
sản. Lý luận về cách mạng không ngừng của Lênin có ảnh hưởng rất sâu
sắc đến tư tưởng của Người, cho thấy sự gắn bó chặt chẽ giữa 2 cuộc cách
mạng: cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa, cách
mạng giải phóng dân tộc là tiền đề cho cách mạng xã hội chủ nghĩa và cách
mạng xã hội chủ nghĩa là sự khẳng định của thành quả cách mạng của giải
phóng dân tộc. Theo Hồ Chí Minh, Đối với các nước thuộc địa như nước
Việt Nam giai đoạn này, độc lập dân tộc trước nhất chỉ có thể có được khi
cách mạng giải phóng dân tộc thành công . Tuy nhiên, theo Hồ Chí Minh,
mục tiêu cuối cùng của độc lập dân tộc không chỉ dừng lại ở giai đoạn
hoàn thành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc mà phải thực hiện tiếp
cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Có thể nhận thấy rằng dưới góc độ giải
phóng, giành được độc lập dân tộc mới chỉ là cấp độ đầu tiên. Giải phóng
về mặt chính trị, tự bản thân nó chưa phải là công cuộc giải phóng hoàn
toàn, hay nói cách khác, độc lập dân tộc là tiền đề đầu tiên để tiến lên chủ
nghĩa xã hội, đi tới cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Lôgíc lịch sử tự
nhiên của sự vận động phong trào giải phóng dân tộc tất yếu dẫn tới
chủ nghĩa xã hội do bản chất cách mạng triệt để của nó. Nghiên cứu
Cương lĩnh dân tộc của Lênin : bình đẳng, tự quyết, đoàn kết giai cấp công
nhân các dân tộc, Hồ Chí Minh đã nhận thấy rằng sau khi cách mạng
giải phóng dân tộc thắng lợi, phải tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa,
độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc đòi hỏi trước
hết phải đảm bảo cho dân tộc đó quyền tự quyết dân tộc, quyền lựa chọn
chế độ chính trị, lựa chọn con đường và mô hình phát triển, độc lập cả về


chính trị, kinh tế, văn hóa. Vì vậy, chỉ có thể tiến hành thành công cuộc
cách mạng giải phóng dân tộc, đất nước giành được độc lập thì dân tộc ấy
mới có thể chọn lựa con đường phát triển đất nước đi theo chủ nghĩa xã
hội. Nói cách khác, giành được độc lập dân tộc là tiền đề cho việc xây

dựng chế độ XHCN
Mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc
- Mục tiêu cao nhất của cách mạng là không ngừng nâng cao đời sống
vật chất , tinh thần cho nhân dân . Mục tiêu chung : độc lập cho dân tộc ,
ấm no , hạnh phúc cho nhân dân . Mục tiêu cụ thể , về chính trị : xây dựng
chế độ chính trị cho nhân dân lao động làm chủ , nhà nước của dân , do
dân , vì dân . Về khía cạnh kinh tế : nền kinh tế phát triển với công nông
nghiệp hiện đại và sự phát triển của khoa học kĩ thuật . Văn hóa : xây dựng
nền văn hóa xã hội chủ nghĩa xã hội : xây dựng xã hội công bằng , dân chủ
tiến bộ văn minh lấy động lực quan trọng của chủ nghĩa xã hội là con
người bằng phương thức phát huy dựa sức mạnh đoàn kết của cả cộng
đồng người to lớn , phát huy ý thức tự giác , hoạt động nhiệt định ở mối
cá nhân Phát huy động lực con người bằng lợi ích , đảm bảo công bằng về
lợi ích ,phân phối theo lao động và điều quan trọng tăng cường vai trò
hoạt động của Đảng , nhà nước và các tổ chức chính trị , xã hội khác . Cách
mạng luôn xác định mục tiêu là chủ nghĩa thực dân , đế quốc và phong
kiến , ngoài ra những phong tục tập quán lạc hậu và chủ nghĩa cá nhân
cũng được bài trừ .

3. Liên hệ thực tế

Trải qua gần 30 năm thực hiện đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội , kể

từ đại Đại hội VI ( năm 1986 ) , và 20 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng


đất nước trong thời kì quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ( năm 1991 ) đến nay ,
Việt Nam đã thu được những thành quả to lớn , hết sức quan trọng . Thực
hiện đường lối đổi mới , với mô hình kinh tế tổng quát là xây dựng kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa , đất nước ta đã thoát khỏi khủng

hoảng kinh tế - xã hội , tạo được những tiền đề cần thiết để chuyển sang
thời kì phát triển mới – thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa , hiện đại hóa ,
đời sống nhân dân ngày càng nâng cao . Đặc biệt , trong Đại hội XI , vấn đề
mô hình phát triển xã hội – mô hình chủ nghĩa xã hội Việt Nam đã được
Đảng ta trình bày một cách vừa cụ thể vừa hết sức sâu sắc toàn diện .
Đảng ta khẳng định : “ Xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một
xã hội dân giàu , nước mạnh , dân chủ , công bằng , văn minh ; do nhân
dân làm chủ , có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất
hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp ; có nền văn hóa tiên tiến ,
đậm đà bản sắc dân tộc ; con người có cuộc sống ấm no , tự do , hạnh
phúc , có điều kiện phát triển toàn diện ; các dân tộc trong cộng động Việt
Nam bình đẳng , đoàn kết , tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển ; có
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân , do nhân dân , vì
nhân dân do Đảng cộng sản lãnh đạo ; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với
các nước trên thế giới “ .
Về Kinh tế : Trong năm 2011 , mặc dù sự phục hồi kinh tế sau khủng
hoảng tài chính toàn cầu còn chậm , song mức tăng trưởng kinh tế bình
quân vẫn đạt 7% , tuy hơi chậm so với kế hoạch ( 7,5 % - 8% ) nhưng vẫn
được đánh giá cao hơn bình quân các nước trong khu vực .
Như vậy , trong vòng 20 năm ( 1991 – 2001 ) , tăng trưởng GDP của Việt
Nam đạt 7,34% / năm , thuộc loại cao ở khu vực Đông Nam Á nói riêng , ở


Châu Á và thế giới nói chung ; quy mô kinh tế năm 2011 gấp 4,4 năm
1990 , gấp 2,1 lần năm 2000
Về lĩnh vực lao động và việc làm : từ 1991 đến 2000 , trung bình mỗi
năm cả nước đã giải quyết cho khoảng 1 – 1,2 triệu người lao động có
công ăn việc làm ; những năm 2006 – 2010 con số đó tăng lên 1,6 triệu
người
Về lĩnh vực giáo dục : năm 2000 , cả nước đã đạt chuẩn quốc gia về xóa

nạn mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học . Năm 2010 tất cả các tỉnh thành
sẽ đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở
Về công tác chăm sóc sức khỏe : bảo hiểm y tế được mở rộng hơn 70%
dân số . Các chỉ số sức khỏe được tăng lên . Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh
giảm xuống 28% ở 2010 và tuổi thọ trung bình của người dân tăng từ 63
lên 72
Chỉ số phát triển con người ( HDI ) tăng đều đặn và liên tục suốt mấy
thập kỷ . Năm 2015 Việt Nam xếp thứ 114 /182 trên thế giới . Điều đó
chứng tỏ sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta có xu hướng phát triển
con người
=> Tóm lại sau hơn 30 năm đổi mới , Việt Nam đã đạt được nhiều thành
tựu to lớn , toàn diện . Cùng với sự phát triển của kinh tế , các mặt chính
trị , quốc phòng và an ninh được đảm bảo ổn định .

3) Kết thúc vấn đề
Độc lập dân tộc cũng đòi hỏi phải thực sự đảm bảo quyền làm chủ của
nhân dân , nhân dân có cuộc sống ấm no , tự do hạnh phúc , con người
được phát triển toàn diện , hạnh phúc , có năng lực làm chủ . Độc lập tự
do đòi hỏi phải xóa bỏ tình trạng áp bức bóc lột , nô dịch của dân tộc này
đối với dân tộc khác về kinh tế , chính trị và tinh thần . Sự trao đổi , hợp


tác kinh tế , văn hóa giữa các nước dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ
quyền của nhau , bình đẳng và cùng có lợi , vì một thế giới không có chiến
tranh , không có sự hoành hành của cái ác , của những sự bạo tàn và bất
công , đảm bảo con người sống trong hạnh phúc . Vì vậy , để đảm bảo độc
lập dân tộc và thực sự giữ vững thành quả ấy , cả nước phải tiến lên xã hội
chủ nghĩa , đó là quy luận của thời đại , đáp ứng nguyện vọng của nhân
dân ta là : độc lập – tự do – hạnh phúc . Tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí
Minh là nền tảng và kim chỉ nam cho sự nghiệp đổi mới của chúng ta . Tư

duy của Người hướng vào mưu cầu hạnh phúc cho dân tộc , mưu cầu phúc
lợi cho xã hội . Tròn nửa thế kỉ sau , khi nhân loại tôn vinh Bác là : “ Anh
hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam “ , ai cũng
thấy được Bác đã mang lại hòa bình , độc lập dân tộc , dân chủ và tiến bộ
xã hội . Đó chính là hạnh phúc , là đỉnh cao giá trị nhân văn , văn hóa của
loài người .
Nguồn tư liệu :
Hồ Chí Minh toàn tập , NXB Sự thật
Hồ Chí Minh toàn tập , NXB Chính trị quốc gia , Hà Nội , 1995
Đảng Cộng sản Việt Nam : Sđd
Giáo trình Tư Tưởng Hồ Chí Minh , NXB Chính trị quốc gia



×