Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

Thơ tình xuân quỳnh từ góc nhìn văn hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (453.41 KB, 106 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

DƯƠNG THỊ NGỌC HÀ

THƠ TÌNH CỦA XUÂN QUỲNH
TỪ GÓC NHÌN VĂN HOÁ

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM

Thái Nguyên – 2016

1


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

DƯƠNG THỊ NGỌC HÀ

THƠ TÌNH CỦA XUÂN QUỲNH
TỪ GÓC NHÌN VĂN HOÁ

Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 60220121

LUẬN VĂN THẠC SĨ: VĂN HỌC VIỆT NAM
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN NHO THÌN

Thái Nguyên – 2016


2


LỜI CAM ĐOAN
Trong quá trình được học Cao học và thực hiện Luận văn Thạc sĩ khoa học
tại Khoa Ngữ văn -Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên, tôi đã được sự quan
tâm giúp tận tình của Nhà trường, của khoa, của các thầy, cô giáo trực tiếp giảng
dạy và của PGS.TS Trần Nho Thìn – người hướng dẫn khoa học.
Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu của tôi là một đề tài mới và chưa từng
được công bố!
Dương Thị Ngọc Hà
Học viên Cao học Ngữ văn Khóa 8

3


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Trong cuốn “Các vấn đề của khoa học văn học”( Nxb KHXH, Hà
Nội, 1990, tr361), tác giả M.Bakhtin nhận định: “Văn học là một bộ phận không thể
tách rời của văn hóa. Không thể hiểu nó ngoài cái mạch nguyên vẹn của toàn bộ văn
hóa một thời đại trong đó nó tồn tại. Không được tách nó khỏi các bộ phận khác của
văn hóa”. Như vậy, bất cứ một sự sáng tạo sinh nở nào trong văn chương đều thoát
thai từ một bối cảnh văn hoá nhất định. Bất cứ đứa con tinh thần nào của người
nghệ sĩ đều được nuôi dưỡng bằng cuống nhau của thời đại, được hấp thu các chất
dinh dưỡng từ hiện thực đời sống với tất cả sự phong phú và đa dạng của các giá trị
văn hóa. Do đó, mã văn hoá của từng thời kì lịch sử sẽ hắt bóng trong văn chương,
ảnh hưởng, chi phối tới cấu trúc nội tại của tác phẩm như cách xây dựng hình tượng
nhân vật ở nhiều phương diện: ngôn ngữ, giọng điệu, hành vi ứng xử…Vì vậy, tiếp
cận một tác phẩm văn học từ một quan điểm văn hoá, một không gian văn hoá mà

tác phẩm đó ra đời sẽ mang lại nhiều ý nghĩa mà các cách nghiên cứu khác không
có được.
1.2 Thế giới được tạo thành và duy trì bởi hai giới: nam và nữ (đàn ông và
đàn bà). Mọi giá trị của cuộc sống dù là vật chất hay tinh thần đều do con người
sáng tạo ra với mục đích để phục vụ chính con người. Vậy nên, là một bộ phận cấu
thành của văn hóa, văn hóa giới có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại xã hội của
con người. Theo đó, văn hoá ứng xử giới (ứng xử giữa nam và nữ) là vấn đề rất cần
được quan tâm. Ở Việt Nam, truyền thống văn hoá ứng xử giới mang tính nam
quyền. Tư tưởng nam quyền từ bao đời nay đã chi phối hành vi ứng xử của cả nam
giới và nữ giới không chỉ trong đời sống xã hội mà cả trong đời sống văn học.
1.3 Người phụ nữ là một nửa nhân loại. Phân tích nhân vật nữ trong văn
xuôi hay thơ không thể không chú ý đến đặc điểm giới. Lý luận về nghiên cứu giới
trong văn học thế giới có nhiều thành tựu có ích cần được ứng dụng vào Việt Nam.
Tuy vậy, trong sách giáo khoa ngữ văn trung học phổ thông hiện nay, cũng như

1


trong thực tiễn giảng dạy văn học ở trường nói chung, thi ca nói riêng, hầu như
chưa có sự quan tâm đến khía cạnh giới của nhân vật văn học là phụ nữ.
Trong xã hội nam quyền, các chuẩn mực đạo đức, thẩm mỹ, sinh hoạt…dành
cho phụ nữ đều do đàn ông áp đặt. Nhìn vào thực tế cuộc sống chúng ta thấy, các
sách “Gia huấn ca” xưa dùng để dạy con cái trong gia đình (trong đó có các cô gái)
đều do đàn ông viết (các nhà nho). Lễ ký của nhà nho hiển nhiên cũng do đàn ông
soạn. Những quy định lễ giáo ngặt nghèo như “nam nữ thụ thụ bất thân”, thuyết
“tam tòng”, “tứ đức” do đàn ông áp đặt lên cuộc đời người phụ nữ. Bước sang lĩnh
vực văn học, sáng tác của các nhà nho chủ trương đề cao người phụ nữ trinh tiết,
trinh liệt đồng thời “ma quỷ hóa” những phụ nữ có quan niệm phóng khoáng về tình
yêu…Môi trường văn hóa đó đã hình thành một áp lực khiến người phụ nữ phải im
lặng, giấu kín các ý nghĩ, cảm xúc riêng tư của họ, nhất là cảm xúc về tình yêu,

hạnh phúc lứa đôi. Giới nghiên cứu quốc tế gọi đây là hiện tượng người phụ nữ mất
ngôn. Trong ca dao và cả văn học trung đại, người phụ nữ truyền thống thể hiện
tình yêu một cách e lệ, rụt rè, bị động, thầm kín, coi như đó là vẻ đẹp của nữ tính.
Nếu có tiếng nói của nhân vật nữ trong văn học thì đó lại là hiện tượng nhà thơ nam
giới hư cấu giọng nữ, nói hộ người phụ nữ tâm tình riêng tư, tình yêu, tình vợ
chồng. Những hiện tượng có sự trùng hợp tác giả và nhân vật trữ tình trong thơ ca
về tình yêu (như thơ tình Xuân Quỳnh) thường là hiện tượng đột xuất cần chú ý
phân tích nhưng tiếc là chưa được giới nghiên cứu phê bình quan tâm. Do vậy, lựa
chọn điểm nhìn từ bối cảnh văn hoá, chúng tôi quan tâm đến văn hoá ứng xử giới,
văn hoá diễn ngôn của phụ nữ trong đề tài tình yêu.
1.4 Như trên chúng tôi đã nói, do áp lực của văn hóa nam quyền mà suốt
mười thế kỉ văn học trung đại Việt Nam cho đến trước năm 1945, nam nhân hầu
như độc chiếm thi đàn tình yêu. Lịch sử văn hóa diễn ngôn của người phụ nữ ở địa
hạt thơ tình dường như luôn là mảnh đất trống. Dám chủ động thể hiện những cảm
xúc yêu đương, những khát khao con gái thầm kín, đấu tranh đòi quyền yêu và được
yêu vẫn chỉ thuộc về bản lĩnh của một nhà thơ nữ duy nhất trong suốt thời kì văn
học dân gian và mười thế kỉ văn học trung đại Việt Nam là Hồ Xuân Hương. Nhưng
thực ra cái tôi trữ tình của Hồ Xuân Hương cũng chỉ lên tiếng với tư cách nói lên
2


tiếng nói của người phụ nữ làm lẽ phê phán chế độ đa thê và thân phận chua chát
chứ không phải là nói tiếng nói của cô gái yêu đương. Mãi đến giữa thế kỉ XX, thơ
tình Việt Nam mới lại được đón nhận “những nữ thi nhân đồng thời là nữ tình nhân
trực tiếp nói lên cảm xúc yêu đương của họ”(Trần Nho Thìn, văn học Việt Nam từ
thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX, NXBDG, 2012, tr 486). Gương mặt “nữ thi nhân đồng
thời là nữ tình nhân” tiêu biểu, có vị trí quan trọng của nền văn học Việt Nam hiện
đại chúng tôi muốn nói đến là người con của làng La Khê nổi tiếng với nghề dệt
the, dệt gấm - Xuân Quỳnh.
1.5. Bước ra từ khói lửa, đạn bom của cuộc kháng chiến chống Mỹ như bao nhà

thơ khác cùng thế hệ nhưng Xuân Quỳnh đã nhanh chóng tạo được một diện mạo
riêng, một giá trị riêng cho sự nghiệp văn học của mình. Gần một phần tư thế kỉ lao
động nghệ thuật, thời gian đó không nhiều so với một đời thơ nhưng bằng tấm lòng
yêu người, yêu đời tha thiết; bằng khát vọng dâng hiến mãnh liệt; bằng tinh thần lao
động nghệ thuật hết mình, Xuân Quỳnh đã kịp để lại cho đời một di sản văn học
quý báu. Ở người phụ nữ này, làm thơ dường như không chỉ là một duyên nghiệp
kiểu “Trời đày” mà trên hết, thơ ca chính là cứu cánh, là lẽ sống của đời chị. Từ thi
phẩm đầu tay cho đến những sáng tác cuối cùng, chúng tôi thấy Xuân Quỳnh thật sự
là một tâm hồn đã sống cho thơ, sống trong thơ và sống bằng thơ. Đặc biệt, chị viết
nhiều về tình yêu. Dường như tình yêu là mảnh đất hứa cho tài năng của chị được
bộc lộ, cho cảm xúc của chị được thăng hoa, cũng là mảng sáng tác mà Xuân
Quỳnh bỏ ra nhiều tâm huyết nhất và cũng khiến chị trăn trở nhiều nhất. Do vậy, đề
tài tình yêu chiếm một số lượng khá lớn, có vị trí quan trọng trong việc thể hịên
diện mạo, bản sắc hồn thơ Xuân Quỳnh cũng như định hình phong cách nghệ thuật
của chị - một “Nữ hoàng thơ tình” – gương mặt thơ nữ xuất sắc của văn học Việt
Nam hiện đại.
1.6. Thơ tình Xuân Quỳnh không chỉ có giá trị vì nó chiếm phần lớn trong
gia tài thơ của chị mà còn vì vị trí danh dự của nó trong chương trình Ngữ Văn
THPT. Sự hiện diện của thơ tình Xuân Quỳnh qua bài thơ “Sóng” đã mang đến cho
người đọc những trải nghiệm thẩm mỹ mới về quan niệm tình yêu, về diễn ngôn văn
hóa của người phụ nữ trong một đề tài đã quá ư quen thuộc. Đã có rất nhiều công
3


trình nghiên cứu về thơ tình của Xuân Quỳnh nhưng hầu hết các tác giả mới chỉ tiếp
cận mảng sáng tác này hoặc từ góc độ nội dung, hoặc từ góc độ thi pháp học, từ
tiểu sử nhà thơ…chứ chưa có một công trình nào tiếp cận thơ tình Xuân Quỳnh từ
góc độ văn hóa học.
Các quan sát trên giải thích vì sao chúng tôi chọn đề tài “Thơ tình Xuân
Quỳnh từ góc nhìn văn hoá” để nghiên cứu. Từ điểm nhìn này, chúng tôi mong

muốn rọi thêm tia sáng mới vào thế giới thơ tình Xuân Quỳnh, lí giải sức quyến rũ
của thơ tình Xuân Quỳnh, mang đến những khám phá, những cảm nhận đầy đặn,
tròn trịa về mảng sáng tác tâm huyết nhất và cũng thành công nhất của chị. Đồng
thời, chúng tôi cũng mong muốn qua góc nhìn văn hoá, chỉ ra được vẻ đẹp mang
tính “đột phá”, tính “cách mạng” của Xuân Quỳnh ở đề tài tình yêu trong dòng
chảy chung của thơ tình dân tộc.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Thơ tình của Xuân Quỳnh từ khi chào đời đã ám ảnh độc giả ở nhiều thế
hệ. Vì vậy, nó không còn là mảnh đất trống, sức mời gọi của mảng sáng tác này đối
với những cây bút nghiên cứu, phê bình văn học luôn có một ma lực đặc biệt. Trong
quá trình khảo sát, với tài liệu có hạn, chúng tôi nhận thấy có những công trình
nghiên cứu sau về thơ tình Xuân Quỳnh:
- Trong sách giáo viên Văn học lớp 12 - Tập một, NXBGD năm 2000,
Nguyễn Văn Long trong phần “Gợi ý phân tích cụ thể” bài thơ Sóng có nói: Người
phụ nữ yêu trong thơ Xuân Quỳnh mạnh bạo, chân thành bày tỏ những khao khát
trong lòng mình, là điều rất mới mẻ, trong đời và cả trong thơ. (Trước đây đã có
nàng chinh phụ trong Chinh phụ ngâm khúc cũng đã nói đến những khao khát
hạnh phúc lứa đôi, nhưng trong thơ xưa chưa thể có một người phụ nữ bày tỏ trực
tiếp tình yêu của mình). Đó là thứ tình yêu hết mình, quên mình, nó cũng đòi hỏi sự
duy nhất, sự tuyệt đối, và luôn đi liền với khát khao về mái ấm gia đình, với sự gắn
bó lâu bền, thuỷ chung. Điều đó chứng tỏ rằng quan niệm tình yêu trong thơ Xuân
Quỳnh vẫn có gốc rễ trong tâm thức của dân tộc. Ở đây, tác giả bài viết đã chỉ ra
điều mới mẻ trong đời và thơ Xuân Quỳnh chính là sự táo bạo, chân thành bày tỏ

4


khát khao tình yêu đôi lứa – điều mà người phụ nữ xưa (trong đời và trong thơ)
chưa bao giờ dám nói. Đây là những quan sát chạm đến văn hóa giới nhưng chưa
thấy Nguyễn Văn Long triển khai sâu. Vì vậy, Nguyễn Văn Long chưa hoàn toàn

chính xác khi chỉ ra nét tương đồng giữa người phụ nữ trong thơ Xuân Quỳnh với
nàng chinh phụ trong Chinh phụ ngâm khúc vì tác giả Đặng Trần Côn đã hư cấu
giọng nói của người chinh phụ. Nghĩa là ở đây có hiện tượng tác giả nam mượn
giọng nhân vật nữ còn trong Sóng nói riêng và thơ tình của Xuân Quỳnh nói chung,
nhân vật trữ tình chính là cái tôi tác giả. Hơn nữa, cái đích của bài viết vẫn hướng
người đọc vào đặc điểm truyền thống trong quan niệm tình yêu của Xuân Quỳnh.
- Lưu Khánh Thơ trong bài tựa đề tập sách Xuân Quỳnh - Cuộc đời
gửi lại trong thơ có nhận định “Trước Xuân Quỳnh có lẽ chưa có người phụ nữ làm
thơ nào đã nói về tình yêu bằng những lời cháy bỏng, thiết tha và nồng nàn đến
thế”. Đây là một đánh giá rất quan trọng, có tính chất gợi mở và định hướng tiếp
nhận cho người đọc khi đến với thơ tình Xuân Quỳnh. Tuy nhiên, đó mới chỉ dừng
lại là một nhận xét chung của tác giả bài viết trong quá trình khảo sát cuộc đời và
thơ ca của Xuân Quỳnh chứ không phải là kết quả nghiên cứu dành riêng cho mảng
thơ tình yêu của nữ sĩ.
- Bài viết Thơ tình Xuân Quỳnh - Tiếng nói mới của thơ dân tộc của Phan
Ngọc có ý nghĩa quan trong với người viết trong qua trình thực hiện luận văn . Tác
giả bài viết đã chỉ rõ sự đồng nhất và nét khác biệt của Xuân Quỳnh so với các nhà
thơ nữ trước và cùng thời với chị khi viết về đề tài tình yêu. Đồng thời Phan Ngọc
còn chỉ ra sự đóng góp to lớn của Xuân Quỳnh ở mảng thơ tình đối với nền văn học
dân tộc khi cho rằng thơ tình Xuân Quỳnh là “Tiếng nói mới của thơ dân tộc,
tiếng nói phản ánh chiểu sâu của văn hoá dân tộc.” và “Thơ tình của chị khác tất
cả mọi thơ tình bởi cái lớn, cái thời đại của nó”. Dù vậy, bài viết mới chỉ dừng lại ở
góc độ nhận xét, thiếu sự minh giải cần thiết và những minh chứng cụ thể ở mảng
sáng tác này.
- Đứng từ góc độ nội dung, Trong bài viết Xuân Quỳnh - một chồi thơ sắc
biếc, Chu Nga có nói “Tình yêu trong thơ Xuân quỳnh là một tình yêu say mê, sôi

5



nổi, bạo dạn và rất chủ động.” Cũng vậy, TS Đoàn Thị Đặng Hương trong bài viết
về thơ Xuân Quiỳnh Người đàn bà yêu và làm thơ nhận định “Trong thơ, Xuân
Quỳnh đã hát một giọng riêng khác với ngay cả những tác giả nữ khác về tình yêu.
Nó có một sắc thái táo bạo và nhiều khi còn dữ dội nữa. (Ở thời kì ấy, thơ tình của
chị đôi khi còn làm cho những nhà thơ đàn ông phải nể vì ). Chị là một trong những
tiếng thơ rất sớm của một người con gái, một người đàn bà chủ động yêu và đòi
quyền được yêu. (ở cái thời mà người ta quen nhìn phụ nữ - dẫu là trong văn học
một vai trò bị động và yếu đuối.”
- Nhà nghiên cứu Trần Đăng Suyền trong bài viết Bình bài thơ Sóng của
Xuân Quỳnh có viết “Đến Xuân Quỳnh, thơ Việt Nam hiện đại mới có được một
tiếng nói bày tỏ trực tiếp những khát khao hồn nhiên, chân thật, vừa mãnh liệt, sôi
nổi của một trái tim phụ nữ”. Tác giả của bài viết trên đã chỉ ra vẻ đẹp riêng, độc
đáo của tiếng nói tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh nhưng kết luận trên vẫn thiên về
cảm nhận mà chưa phải là kết quả của một quá trình nghiên cứu có chủ đích từ góc
nhìn văn hoá. Hơn nữa, đấy mới chỉ là đánh giá riêng từ bài thơ Sóng.
- Nguyễn Thị Minh Thái trong bài viết “Một giọng thơ tình ám ảnh”đã nhận
xét “ Những câu thơ giống hệt như những giọt nước sau cơn mưa qua, còn đọng lại
trên lá cây. Chỉ cần một làn cảm xúc chợt đến, khẽ chạm vào lá, là những câu thơ
ấy sẽ rơi rụng ngay xuống vùng tâm thức và mồn một hiện lên giữa lòng ta... có lẽ
cái khát vọng tình yêu từng thiêu đốt thơ Xuân Quỳnh cũng thiêu đốt luôn cả người
đọc”.
- Trong bài viết “Vẻ đẹp thơ Xuân Quỳnh”, Nguyễn Xuân Nam có nhận xét
“Xem yêu đương như một khía cạnh của quyền sống của mình, chùm thơ tình yêu
của Xuân Quỳnh có tính chất mới, được tuổi trẻ ngày nay ưa thích”. Đồng thời, tác
giả bài viết còn nhận ra ở thơ Xuân Quỳnh “vẻ đẹp hồn nhiên, mang đậm nét nữ
tính, dịu dàng, đằm thắm, và nhân hậu nhưng lại không vướng mặc cảm cho mình
là phái yếu của con người Xuân Quỳnh trong thơ. Với bản tính ấy thơ tình của chị
chủ động, bao dung mà cũng thiết tha dữ dội”

6



Như vậy, nhìn lại lịch sử tiếp nhận thơ tình của Xuân Quỳnh, chúng tôi nhận
thấy mảng sáng tác này chưa được nghiên cứu từ góc độ văn hoá học, cụ thể là văn
hóa ứng xử giới. Nghĩa là khi tiếp cận thơ tình Xuân Quỳnh, chưa có nhà nghiên
cứu nào có ý thức triển khai cách tiếp cận giới, chưa lí giải và soi chiếu đối tượng từ
văn hóa ứng xử giới. Đây là vẻ đẹp còn bỏ ngỏ, là khoảng trống cần được lấp đầy.
Tuy nhiên, từ những bài viết đó, cá nhân người viết đã học tập và tiếp thu được
nhiều kiến thức bổ ích giúp cho việc thực hiện luận văn phát triển theo chiều hướng
tốt.
3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài là “Thơ tình Xuân Quỳnh từ góc nhìn văn hoá”, vì vậy chúng tôi chỉ
tập trung tìm hiểu, nghiên cứu mảng sáng tác về tình yêu của Xuân Quỳnh đặt trong
bối cảnh văn hoá giới, văn hóa diễn ngôn của người phụ nữ Việt Nam từ xưa đến
nay.
3.2 Mục tiêu nghiên cứu
Thực hiện đề tài “Thơ tình Xuân Quỳnh từ góc nhìn văn hoá”, chúng tôi
nhằm thực hiện 3 mục tiêu sau:
-Vận dụng kiến thức về văn hóa ứng xử giới để làm nổi bật sự mới mẻ, độc
đáo, chất hiện đại, tính đột phá trong diễn ngôn của người phụ nữ trong thơ tình yêu
của Xuân Quỳnh.
- Đưa đến một cái nhìn đầy đủ về diện mạo thơ tình Xuân Quỳnh nói
riêng và sự nghiệp thơ ca Xuân Quỳnh nói chung.
- Những đóng góp của thơ tình Xuân Quỳnh đối với thơ tình Việt Nam nói
riêng (đặc biệt trong bối cảnh văn học, thơ ca thời kì chống Mỹ) và nền văn học
Việt Nam hiện đại nói chung.

7



4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, chúng tôi thực
hiện các nhiệm vụ sau:
- Khảo sát, phân loại mảng thơ tình yêu của Xuân Quỳnh.
- Khảo sát các công trình nghiên cứu về thơ tình của Xuân Quỳnh.
- Thu thập những tài liệu có liên quan đến cuộc đời của Xuân Quỳnh,
đến các sáng tác thơ ca của nữ sĩ, đặc biệt là mảng thơ viết về tình yêu.
- Thu thập và nghiên cứu những tài liệu viết về văn hoá giới, về xã hội
nam quyền.
- Sưu tầm và nghiên cứu những tác phẩm thơ tình Việt nam nói chung
và diễn ngôn phụ nữ trong thơ tình nói riêng tiêu biểu ở các giai đoạn văn học khác
nhau
- Xác định những nét nổi bật của bối cảnh văn hóa (đặc biệt là văn hoá
ứng xử giới, văn hoá diễn ngôn ) và ảnh hưởng của nó đến văn học, đến cách xây
dựng hình tượng người phụ nữ trong văn học xưa và nay. Từ đó xác định cái mới,
đóng góp, cách tân của Xuân Quỳnh qua những sáng tác về đề tài tình yêu.

4.2. Phương pháp nghiên cứu:
Để triển khai đề tài, chúng tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu
chính sau:
- Phương pháp thống kê, phân loại.
- Phương pháp tiếp cận từ góc nhìn văn hoá học.
- Phương pháp so sánh văn học (Được áp dụng ở nhiều cấp độ: so sánh các
tác phẩm ở các thời kì sáng tác khác nhau, so sánh thơ tình của Xuân Quỳnh với thơ
tình của các tác giả nữ và tác giả nam trước và cùng thời với chị.)

8



- Phương pháp tiếp cận trên tinh thần thi pháp học.
Ngoài ra, để luận văn có tính khoa học và hệ thống, chúng tôi còn vận
dụng kết hợp một số phương pháp khác như: phân tích, bình giảng, chứng minh,
liên văn bản…
5. Phạm vi nghiên cứu.
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, chúng tôi tiến hành khảo sát toàn bộ mảng
thơ tình của Xuân Quỳnh. Đồng thời liên hệ so sánh với một số tác phẩm thơ tình
Việt Nam ở nhiều giai đoạn văn học khác nhau nhằm làm sáng tỏ các vấn đề cần
trình bày.
6. Cấu trúc của luận văn
Luận văn của chúng tôi ngoài phần mở đầu , phần kết luận, thư mục tham
khảo, phần nội dung gồm có 3 chương:
- Chương 1: Thơ tình Việt Nam và phương pháp tiếp cận văn hóa học.
- Chương 2: Nội dung thơ tình Xuân Quỳnh từ góc nhìn văn hóa
- Chương 3: Thi pháp thơ tình Xuân Quỳnh nhìn từ góc nhìn văn hóa
7. Đóng góp của luận văn.
- Về mặt lí luận: Luận văn chứng minh sự cần thiết phải áp dụng phương pháp tiếp
cận văn hóa học trong nghiên cứu văn học, kể cả với các tác phẩm văn học hiện đại.
- Về mặt thực tiễn: Mang đến một cách tiếp cận mới cho thơ tình của Xuân
Quỳnh, từ đó chỉ ra những vẻ đẹp còn tiềm ẩn của mảng sáng tác này cũng như
những đóng góp quan trọng của Xuân Quỳnh đối với nền văn học Việt Nam hiện
đại - điều khiến chị được tôn vinh là “ Nhà thơ nữ hàng đầu của nửa cuối thế kỉ
XX ” ( Vũ Quần Phương ).
8. Những chú giải kí hiệu, viết tắt trong luận văn.
-

Kí hiệu trích dẫn:

9



+ Số đầu: Sách tham khảo (theo thứ tự những đề mục tài liệu trong bảng tài
liệu tham khảo)
+ Số sau: số trang.
-

Viết tắt:
+ Nxb : Nhà xuất bản.
+TP. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh.
+ SGV: Sách giáo viên.
+ NXBGD: Nhà xuất bản giáo dục.
PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: Thơ tình Việt Nam và phương pháp tiếp cận văn hóa học.
Ra đời giữa những vui buồn của loài người, bước những bước đồng hành
tri kỉ, thơ ca ( chúng tôi muốn nói tới thơ trữ tình) đã trở thành bầu sữa tinh thần
không thể thiếu trong cuộc đời của mỗi chúng ta. Có người tìm đến thơ như tìm về
chốn nương náu bình yên nhất của tâm hồn. Có người lại dùng thơ như một sự giải
thoát. Ai đó lại tìm đến thơ ca để được sẻ chia, được thấu hiểu. Và với sức mạnh
tinh thần vô song của mình, thơ ca có khả năng rịt lành, băng bó, làm hồi sinh…
những trái tim khô héo, rụi tàn. Phải chăng thơ đã trở thành “Rượu của thế
gian”(Huy Trực). Thơ đã, vẫn và sẽ mãi mãi: “là một sức đồng cảm mãnh liệt và
quảng đại”(Hoài Thanh – Hoài Chân Thi nhân Việt Nam). Giá trị tinh thần to lớn ấy
của thơ đã khiến cho nó luôn hiện diện bằng nhiều cách khác nhau trong cuộc sống
của con người.
Là một bộ phận hữu cơ của thơ trữ trình, thơ tình lại có một đời sống riêng,
sức hấp dẫn riêng trong lòng nhân loại. Có lẽ chưa có một người nghệ sĩ nào lại
chưa từng một lần cầm bút viết về tình yêu – một thứ tình cảm thiêng liêng, cao đẹp
và giàu tính nhân văn này. Dường như đề tài tình yêu ở thời kì văn học nào cũng có,
nó xuất hiện dưới nhiều dạng thức khác nhau, với những mức độ và vẻ đẹp khác

nhau khiến thơ tình trở thành một dòng chảy liên tục và bền bỉ trong lịch sử thi ca

10


Việt Nam. Do vậy, tìm hiểu khái niệm thơ tình là một khâu quan trọng đầu tiên của
qúa trình thực hiện đề tài
1.1. Khái niệm thơ tình.
Để làm sáng tỏ khái niệm này, chúng tôi bắt đầu từ việc khảo sát hai chữ
ái tình. Theo từ điển Tiếng Việt do tác giả Hoàng Phê chủ biên – NXb Đà Nẵng,
năm 2002, chữ Tình được hiểu theo ba nghĩa: thứ nhất là chỉ tình cảm nói chung ,
thứ hai chỉ sự yêu mến, gắn bó giữa con người với con người, thứ ba chỉ sự yêu
đương giữa nam và nữ. Chữ ái tình được hiểu là tình yêu nam nữ. Qua lăng kính
Phật giáo, ái nghĩa là sự yêu mến, là sự thèm khát, ham muốn xuất phát từ sự tiếp
xúc của giác quan với đối tượng của các giác quan đó. Theo PGS.TS. Trần Nho
Thìn, khái niệm tình được một số học giả phương Tây dịch là emotion – cảm xúc.
Tổng hợp các cách hiểu trên, trong phạm vi quan tâm của đề tài, chúng tôi tạm đưa
ra cách hiểu về thơ tình như sau: Thơ tình yêu nam nữ là những sáng tác thơ thể
hiện tiếng nói khám phá và diễn tả những trạng thái cảm xúc, những khát khao yêu
đương, những rung động thầm kín của con người trong quan hệ tình yêu nam nữ.
Những tình cảm cá nhân, riêng tư ấy được biểu đạt, được mã hóa bằng những tín
hiệu thẩm mỹ mang đặc trưng riêng nhằm thể hiện được tình cảm nam nữ chứ
không phải là tình cảm yêu mến giữa con người với con người nói chung.
Từ cách hiểu trên về thơ tình, nhìn lại lịch sử thơ ca nước nhà, như trên chúng
tôi đã nói, có cả một dòng chảy thơ tình xuyên suốt các thời kì văn học. Lí do trước
hết và duy nhất để văn học ra đời và tồn tại là vì con người. Với tư cách là một thực
thể văn hóa, trong tiến trình phát triển của mình, con người không ngừng tìm kiếm,
xác lập nguyên tắc cho các ứng xử trong quan hệ với môi trường tự nhiên, quan hệ
với xã hội và quan hệ với chính bản thân mình. Đến lượt mình, các nguyên tác ứng
xử ấy luôn chi phối các phương diện thi pháp của một tác phẩm văn học. Xin nhắc

lại nhận định của M.Bakhtin mà chúng tôi đã nói ở phần mở đầu: “Văn học là một
bộ phận không thể tách rời của văn hóa. Không thể hiểu nó ngoài cái mạch nguyên
vẹn của toàn bộ văn hóa một thời đại trong đó nó tồn tại. Không được tách nó khỏi
các bộ phận khác của văn hóa”. Đứng trên tư cách kép, vừa là chủ thể tiếp nhận,
thừa hưởng các giá trị văn hóa, vừa là chủ thể sáng tạo, người nghệ sĩ chính là
11


người phản ánh qua văn chương mình những đặc trưng của văn hóa dân tộc. Do đó
chúng tôi muốn đứng từ góc độ văn hóa, lựa chon cách tiếp cận văn hóa học để
nghiên cứu thơ tình của nữ sĩ Xuân Quỳnh mong phát hiện được những vẻ đẹp còn
tiềm ẩn trong mảng sáng tác mà chị gần như dành nhiều tâm huyết nhất. Tuy nhiên,
thơ tình Xuân Quỳnh lại ra đời và tồn tại trực tiếp trong cái nôi của thơ tình Việt
Nam, bởi vậy khảo sát thơ tình Việt Nam từ chiều sâu văn hóa dân tộc là một việc
làm cần thiết.
1.2. Đặc điểm của thơ tình Việt Nam trong bối cảnh văn hoá truyền thống
(văn hóa nam quyền)
Xuân Quỳnh là một nữ tác giả tiêu biểu của thơ tình Việt Nam. Do vậy ở đề
tài này, chúng tôi muốn soi chiếu sáng tác của chị từ điểm nhìn văn hóa giới để có
cơ sở khoa học so sánh với thơ tình của những tác giả cùng giới cũng như khác giới
trong lịch sử thơ tình nước nhà. Từ đó mới thấy được điểm giống và khác, đâu là sự
kế thừa, đâu là sự cách tân của Xuân Quỳnh ở lĩnh vực thơ tình yêu. Từ xuất phát
điểm đó, chúng tôi cũng muốn tìm hiểu đặc điểm thơ tình Việt Nam từ góc độ giới
qua các giai đoạn để có những cứ liệu khoa học cho việc triển khai đề tài.
1.2.1 Quan điểm văn hoá giới ở Việt Nam thời trung đại
Với tư cách là một nửa của nhân loại, người phụ nữ đã cùng với đàn ông
góp phần quan trọng trong việc tạo ra mọi giá trị của cuộc sống và duy trì sự sống.
Thực tiễn lịch sử cả nhân loại đã phản ánh rõ nét vai trò tạo dựng thế giới không
kém gì đàn ông nhưng người phụ nữ lại chưa bao giờ được nhìn nhận trong quan hệ
ngang hàng, bình đẳng với đàn ông cả. Họ bị xếp vào “giới thứ hai”, bị xem là “Tha

nhân”(The Other) và bị đặt ra bên lề xã hội trong suốt chiều dài của lịch sử . Sự bất
bình đẳng giới này có thể thấy trong xã hội nhiều quốc gia thời kì trung đại, ngay cả
với các nước được coi là tiến bộ nhất như Pháp và Mỹ.
Các nhà nữ quyền trong cuộc cách mạng nữ quyền ở phương Tấy cuối thập niên
60 đầu thập niên 70 của thế kỉ XX chỉ ra thực trạng rằng, suốt một thời kì dài, nam
giới luôn đồng nghĩa với nhân loại, đồng nhất với lịch sử, còn phụ nữ phụ thuộc vào
nam giới. Phụ nữ không chỉ phụ thuộc vào nam giới trong các vai trò xã hội mà còn

12


trong cái nhìn về thế giới: họ nhìn theo những quy chuẩn đã được người đàn ông
định ra. Triết gia cổ đại Hy Lạp Aristotle từng nhìn phụ nữ từ phương diện không
hoàn thiện của giới tính: “Phụ nữ chỉ là một người đàn ông khiếm khuyết”. Tư
tưởng này đã có những tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ và lâu bền ở phương Tây.
Simone de Beauvoir – Nhà hiện tượng học, nhà triết học hiện sinh, người “chị cả”
của chủ nghĩa nữ quyền Pháp cũng đã kết luận rằng hầu hết các xã hội trong lịch sử
phương Tây từ cổ đại đến hiện đại dưới sự chi phối của hệ thống phụ hệ nên đã xem
phụ nữ chỉ là kẻ lệ thuộc vào đàn ông, chỉ duy nhất đàn ông mới có tự do lựa chọn
để xác lập bản chất và tính chủ thể của mình, còn phụ nữ chỉ là hệ quả của sự lựa
chọn ấy. Bà còn khẳng định trong hầu hết các thể chế hôn nhân, phụ nữ là kẻ lệ
thuộc, thứ yếu và ký sinh, sự bình đẳng trong hôn nhân sẽ vẫn là ảo tưởng chừng
nào đàn ông vẫn nắm quyền chi phối về kinh tế của gia đình.
Ở phương Đông, Khổng Tử và nhà Nho của các thế hệ cũng luôn bảo thủ quan
điểm “trọng nam khinh nữ”, họ đặt người phụ nữ ở vị trí thấp kém so với đàn ông:
“Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, họ cho rằng “nữ nhân nan hóa” nghĩa là dưới
cái nhìn của Nho giáo, đàn bà thật khó dạy vì ngu muội, dốt nát, thiếu năng lực,
không có khả năng tiếp thu cái hay, cái mới. Nho giáo đã kìm chân người phụ nữ
quanh quẩn trong những công việc gia đình , ngăn cách họ với thế giới bên ngoài để
họ ngoan ngoãn đến mức đánh mất luôn cả bản ngã của mình để làm tròn bổn phận

của một “nô tỳ”, toàn tâm toàn ý phụng sự đàn ông.
Nằm trong nền văn hóa phương Đông, xã hội Việt Nam trong một thời kì lịch
sử lâu dài cũng vận hành theo kiểu xã hội nam quyền, người đàn ông đã thống ngự
nữ giới và áp đặt các chuẩn mực của họ về cái đẹp, về hành vi, về đức hạnh …cho
người phụ nữ. Và chính cái nhìn của đàn ông của xã hội nam quyền đã trở thành
một thứ xiềng xích, một thứ gông cùm trói buộc, đè nặng lên cuộc đời người phụ nữ
nhiều thế kỉ qua. Dưới đây, chúng tôi sẽ khảo sát quan điểm văn hóa về nữ giới ở
Việt Nam trong xã hội xưa.
1.2.1.1 Nữ giới dưới cái nhìn của xã hội nam quyền.

13


Trong lịch sử văn hóa nhiều nước trên thế giới, ban đầu phụ nữ và đàn ông có
vai trò bình đẳng như nhau. Nam nữ là sự phối kết tự nhiên của vũ trụ. Thậm chí,
chế độ Mẫu hệ đã chứng minh đàn bà đã là chủ nhân thống ngự thế giới đầu tiên.
Nằm trong khu vực nông nghiệp lúa nước thuộc nền văn hóa phương Đông với
vùng văn minh Đông Nam Á, Việt Nam bắt đầu lịch sử văn hóa của mình bằng văn
hóa Mẫu hệ. Tuy nhiên, các giá trị văn hóa không phải là một thực thể bất biến, nó
có sự vận động, thay đổi theo thời gian, qua các giai đoạn lịch sử khác nhau dưới
những tác động của các yếu tố như lịch sử, chính trị…Do nằm trong “vùng văn hóa
Hán”, Việt Nam là nước đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Khổng Nho, xã hội
Việt nam dần chuyển sang chế độ phụ quyền, theo đó, thân phận người phụ nữ cũng
hoàn toàn bị thay đổi.
Có nguồn gốc từ Trung Hoa cổ đại, Nho giáo được đưa vào Việt Nam và trở
thành học thuyết chính thống được nhiều triều đại Phong Kiến Việt Nam áp dụng để
trị quốc. Đặc biệt từ thế kỉ XV trở đi, tư tưởng Khổng Tử và chế độ nam quyền với
những “Tam tòng”, “Tứ đức”, “Tam cương”, “Ngũ thường” đã trở thành một thế
lực trói buộc, đàn áp phụ nữ, biến họ trở thành những sinh thể đứng thấp hơn đàn
ông, phụ thuộc hoàn toàn vào đàn ông. Dưới cái nhìn của xã hội nam quyền, người

phụ nữ bị coi thường, bị hạ thấp, bị khinh miệt. Họ bị đánh đồng với hạng tiểu
nhân: “những người không thể dạy, không thể chỉ dẫn, đó là phụ nữ và thái giám”
( Kinh Thi); “Nước lũ và thú dữ có thể chế ngự được. Chỉ có đàn bà và tiểu nhân thì
không sao chế ngự được”( Khổng Tử).
Điểm nổi bật trong hệ thống quan điểm văn hóa về nữ giới ở Việt Nam thời
trung đại là tư tưởng “Tam tòng”, “Tứ đức”. Chế độ phong kiến đã dùng nó như
một thữ vũ khí đầy công năng để áp bức nữ giới cũng là để bảo vệ cho quyền lợi
của nam giới . Thuyết “Tam tòng”( Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng
tử) trong “Gia ngữ” được giải thích cụ thể như sau: “Người phụ nữ là những người
nghe theo sự dạy bảo của người đàn ông. Bởi vậy, đối với họ, không có sự tự chủ
vốn có mà chỉ có đạo “tam tòng”. Khi còn nhỏ theo cha và những người anh trai
trong gia đình, khi đã kết hôn đi theo chồng và khi chồng chết đi theo con trai của
mình mà không tái giá”. Như vậy, xã hội phong kiến Việt Nam đã lấy tư tưởng đầy
14


khắc nghiệt này để quy chiếu và định danh cho phẩm chất đạo đức của người phụ
nữ, đẩy họ vào một cuộc sống không có quyền tự chủ, mất tiếng nói trong gia đình
và ngoài xã hội. Thậm chí nhiều phụ nữ đã phải chôn vùi cả cuộc đời trong nước
mắt, trong nhục nhằn, cay đắng.
Không chỉ bị trói buộc trong tư tưởng “Tam tòng”, cuộc đời người phụ nữ còn
bị đè nặng bởi “Tứ đức” bao gồm công, dung, ngôn, hạnh. Trong đó, công được
hiểu là sự khéo léo của người phụ nữ trong các công việc gia đình; dung là vẻ đẹp
hình thức đoan trang; ngôn là lời nói dịu dàng; hạnh là những phẩm chất như yêu
chồng, thương con, giàu đức hi sinh…Như vậy, cùng với “Tam tòng”, “Tứ đức” đã
trở thành công cụ để xã hội nam quyền nhào nặn ra mẫu người phụ nữ “chuẩn mực”
về phẩm chất đạo đức nhằm phục vụ những người được coi là “giới thứ nhất”:
Phận làm gái này lời giáo huấn
Lắng tai nghe cổ truyện mới nên
Hãy xem xưa những bậc dâu hiền

Kiêm tứ đức: Dung, công, ngôn, hạnh.

Công là đủ mùi xôi, thức bánh
Nhiệm nhặt thay đường chỉ mũi kim
Dung là mặt ngọc trang nghiêm
Không tha thiết, không chiều lả tả.

Ngôn là dạy trình thưa vâng dạ
Hạnh là đường ngay thảo kính tin
Xưa nay mấy kẻ dâu hiền
Dung, công ngôn, hạnh là tiên phàm trần.
(Gia huấn ca)

15


Trong xã hội nam quyền, phụ nữ chưa bao giờ được nhìn nhận ở góc độ giới, họ
chỉ được đánh giá trong các mối quan hệ bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ với gia
đình, dòng tộc. Theo đó, đời sống bản năng cũng không được coi trọng. Họ gần như
bị “đánh cắp” bản ngã, không được là mình, không thể sống cho mình. Đúng hơn,
họ phải sống một cuộc đời theo sự áp đặt của cái nhìn đàn ông, ý muốn đàn ông
cũng như những quan niệm giá trị của văn hóa nam quyền.
Không nhìn nhận và coi trọng người phụ nữ ở góc độ giới kéo theo thái độ rất
đáng bị lên án của Nho giáo khi khinh miệt, kì thị với sắc đẹp của người con gái. Xã
hội xưa quan niệm sắc đẹp là mầm mống gây họa, gieo rắc bất hạnh cho gia đình và
quốc gia. PGS.TS Trần Nho Thìn trong cuốn “Văn học trung đại Việt Nam, tr 38”,
khi nhận định về sự xung đột giữa nhà nho và sắc đẹp đã viết: “Nghiêm khắc với
sắc đẹp phụ nữ hầu như là một nét tính cách tiêu biểu của Khổng Tử và đã trở thành
một phẩm chất không thể thiếu nơi những người hiền nhân quân tử, anh hùng trong
văn hóa phương Đông. Với ông, không thể có sự dung hòa giữa đạo nhân với sắc

đẹp”.
Như vậy, trong xã hội nam quyền, bản ngã của người phụ nữ dường như bị xóa
bỏ hoàn toàn dưới cái nhìn áp đặt của người đàn ông về vị trí, vai trò trong gia đình
và ngoài xã hội, về phẩm chất đạo đức, về đời sống bản năng…Vậy nữ giới ứng xử
như thế nào trước những quan niệm giá trị đầy khắt khe và phần nhiều bất công mà
xã hội nam quyền đã quàng lên cuộc đời của họ?
1.2.1.2 Văn hóa ứng xử giới trong xã hội nam quyền.
Trước sự thống ngự, áp đặt nữ giới qua các giai đoạn lịch sử và các chế độ
khác nhau của xã hội nam quyền, nữ văn sĩ, nhà triết học nổi tiếng người Pháp
Simone de Beauvoir đã sử dụng kiến thức của nhiều lĩnh vực khác nhau để khẳng
định rằng khoa học sinh học, thần thoại học, nhân loại học không ngành nào đủ khả
năng để giải thích định nghĩa phụ nữ là “giới thứ hai” đối với nam giới cũng như vị
thế áp bức của họ. Bà cũng khẳng định rằng “Người ta sinh ra không phải là phụ nữ
mà trở thành phụ nữ” nghĩa là bất bình đẳng nam nữ không do tự nhiên quy định,
đó là một vấn đề văn hóa. Tuy nhiên sự bất bình đẳng giới này – điều hết sức phi lí

16


này lại có một lịch sử tồn tại khá lâu trong phạm vi nhiều quốc gia, nhiều vùng
không gian rộng lớn.
Ở Việt Nam, truyền thống văn hóa ứng xử giới là nam quyền. Tư tưởng nam
quyền từ bao đời nay đã chi phối hành vi ứng xử của cả nam giới và nữ giới. Trong
mọi vấn đề, ở mọi vị trí từ gia đình đến ngoài xã hội, người đàn ông luôn đứng ở tư
cách là kẻ chỉ huy, áp đặt, ra lệnh. Còn người phụ nữ luôn phải phục tùng đàn ông,
cả đời sống trong tư thế hoàn toàn bị động, phụ thuộc. Những tư tưởng như “Tam
tòng”, “Tứ đức”, “trọng nam khinh nữ”…không chỉ là “xiềng xích” mà chế độ nam
quyền trói buộc người phụ nữ, siết chặt đời sống của họ cả về thể xác và tinh thần
mà đôi khi, chính người phụ nữ cũng mặc nhiên thừa nhận, chấp nhận tự đặt nó lên
cổ mình. Họ tự nguyện ép mình, rèn mình sống theo những quy chuẩn đạo đức,

những quan niệm giá trị mà Nho giáo áp đặt trong mọi phương diện như nói năng
phải dịu dàng, cung phụng, nhu thuận với chồng, giữ gìn trinh tiết…thậm chí có
những người phụ nữ còn mù quáng vứt bỏ cả sự sống bản thân chỉ để chứng minh
cho phẩm chất đạo đức của mình mà nam giới áp đặt. Nghĩa là họ luôn sống trong
và sống theo cái nhìn của tư tưởng nam quyền cho dù đó là những tư tưởng bất
công, bất lợi cho mình.
Sự bất bình đẳng giới này không chỉ tồn tại trong cách ứng xử của nam giới
mà còn ăn sâu vào cả tiềm thức của nữ giới khiến lịch sử của nữ giới là một “Lịch
sử câm lặng và giông bão”(Trần Huyền Sâm,2009, Siêu lí đàn bà nhìn từ góc độ
giới, Hồn Việt Quốc học, www. Honvietquochoc.com.vn)
Trong địa hạt thơ tình, theo quan niệm truyền thống, người đàn ông thường giữ
vai trò chủ động trong mọi phương diện, từ việc thể hiện những cảm xúc yêu đương
đến việc lựa chọn cách ứng xử trong tình yêu cũng như lựa chọn người tình. Tuy
nhiên, cùng với sự tiếp diễn không ngừng của tiến trình lịch sử văn học dân tộc nói
chung và thơ ca nói riêng, thơ tình Việt Nam cũng có những vận động không
ngừng. Người phụ nữ đã thực sự từng bước xác lập tiếng nói của riêng mình bằng
rất nhiều cách biểu đạt trong diễn ngôn ở cái lãnh địa từng được coi là đặc quyền
của đàn ông. Do vậy chúng tôi sẽ đi tìm hiểu đặc điểm thơ tình Việt Nam ở góc độ
giới
17


1.2.2 Đặc điểm của thơ tình Việt Nam nhìn từ góc độ giới.
Như trên chúng tôi đã nói, tư tưởng nam quyền từ bao đời nay đã chi phối
hành vi ứng xử của cả nam giới và nữ giới. Nếu như người đàn ông càng tỏ ra chủ
động sai khiến, áp đặt người phụ nữ trong mọi phương diện của đời sống bao nhiêu
thì người phụ nữ lại càng tỏ ra phục tùng, bị động, phụ thuộc vào người đàn ông
bấy nhiêu. Họ cam chịu, bằng lòng với thân phận chìm nổi, với những cay đắng,
nhục nhằn của đời người đàn bà mà xã hội nam quyền đã tạo nên. Suốt chiều dài
lịch sử nghìn năm phong kiến, người phụ nữ luôn sống trong “câm lặng”, mất tiếng

nói trong cả gia đình và ngoài xã hội. Dường như “Mọi lịch sử của phụ nữ đều do
đàn ông tạo nên”.
Sự bất bình đẳng giới không chỉ tồn tại trong tư duy và trong đời sống xã hội
mà còn được thể hiện ngay trong ngôn ngữ. Từ lâu, giới nghiên cứu ngôn ngữ học
và văn hóa phương Tây đã nghiên cứu rất sâu về sự phản ánh của quan hệ phái tính
trong lĩnh vực ngôn ngữ. Chẳng hạn trong tiếng Anh, chữ “man” vừa có nghĩa là
đàn ông, vừa có nghĩa là nhân loại. Nhân loại (mankind) là thế giới của đàn ông.
“Man” là gốc, từ đó mới nảy sinh nhánh “woman” (đàn bà); Mr (ông) là gốc, từ đó
phái sinh ra Mrs (bà). Trong Tiếng Việt, sự phân biệt phái tính như trên thể hiện qua
cách nói phổ biến, quen thuộc còn tồn tại đến ngày nay thể hiện quan niệm nam
trước, nữ sau như “Thưa quý ông, quý bà” trong giao tiếp xã hội; “Anh/ chị hãy
…..” trong câu lệnh của các đề thi môn Ngữ văn; “hiếu thảo với ông bà, bố mẹ”
trong những lời giáo dục con trẻ… Hơn thế, “Tôn ti trật tự và thái độ trọng nam
khinh nữ từ chỗ là một vấn đề lớn trong đời sống xã hội đã chuyển dịch vào lãnh địa
sáng tạo và thưởng thức văn học cũng như nhiều hoạt động tinh thần khác”( PGS.
TS Nguyễn Đăng Điệp – Vấn đề phái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn học
Việt Nam đương đại).
Trong xã hội nam quyền, đàn ông được xem như độc quyền về tri thức, lí
trí còn người phụ nữ từ xưa đến nay bị áp bức, bị chèn ép, thiệt thòi đủ mọi phương
diện, trong đó những tri thức về văn hóa hoàn toàn bị nam giới tước đoạt. Người
phụ nữ không được đi học, đi thi; không được tham gia vào các hoạt động xã hội.

18


Do vậy, sự “im lặng” trong đời sống kéo theo sự “im lặng” trong văn học. Ở Việt
Nam, mười thế kỉ văn học trung đại có thể nói là nền văn học của nam giới.
Dưới cái nhìn khắt khe, khắc nghiệt của xã hội nam quyền về phẩm chất đạo
đức, về đời sống bản năng, về sắc đẹp, tình yêu…tư tưởng, tình cảm của người phụ
nữ rơi vào trạng thái bị đè nén, bị kìm tỏa, khiến họ không chỉ mất tiếng nói trong

đời sống văn học nói chung mà họ còn chưa một lần dám lên tiếng trong lĩnh vực
thơ tình yêu để trang trải lòng mình cũng như tỏ bày những ước ao, khát vọng thầm
kín của bản thân. Điều này được các nhà nghiên cứu gọi là hiện tượng mất ngôn
ngữ. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi không có ý định đi khảo sát
hiện tượng trên trong tổng thể đời sống văn học của Việt Nam mà chỉ dừng lại ở
mảng thơ tình yêu, tìm hiểu tiếng nói của người phụ nữ trong các giai đoạn của lịch
sử thơ tình nước nhà
1.2.2.1 Đặc điểm của thơ tình dân gian
Không chỉ là một hiện tượng văn học, thơ trữ tình dân gian nói chung và
ca dao viết về tình yêu đôi lứa nói riêng còn là một hiện tượng văn hóa. Tư tưởng
nam quyền cho phép người đàn ông tự do, chủ động trong mọi mối quan hệ với
người phụ nữ ở mọi phương diện của cuộc sống. Riêng trong lĩnh vực tình yêu đôi
lứa, “đàn ông bao giờ cũng giữ tư cách là kẻ chinh phục.” ( PGS. TS Nguyễn Đăng
Điệp – Vấn đề phái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn học Việt Nam đương
đại). Vậy nên, khảo sát những tác phẩm ca dao viết về tình yêu, chúng tôi thấy
những lời tỏ tình, phô bày cảm xúc nhớ nhung trực tiếp thường là của phái nam:
- Gặp đây anh nắm cổ tay.
Anh hỏi câu này có lấy anh không?
-

Cô kia cắt cỏ một mình

Cho anh cắt với chung tình làm đôi
Cô còn cắt nữa hay thôi
Cho anh cắt với làm đôi vợ chồng.
- Cô kia cắt cỏ bên sông
19


Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang.

Không được nhìn nhận, trân trọng ở góc độ giới nên những cảm xúc con
gái, những rung động đầu đời dù mãnh liệt đến đâu họ cũng phải kìm lòng bởi dân
gian chỉ cho phép “Trâu đi tìm cọc” chứ không bao giờ và cũng không thể có hiện
tượng “cọc đi tìm trâu”: “Thấy anh như thấy mặt trời/ Chói chang khó ngó, trao lời
khó trao.” Thảng hoặc cũng có những cô gái quê mạnh mẽ, cá tính muốn phô bày
tình cảm nhớ nhung, yêu thương nồng thắm cho một chàng trai quê nào đó mà cô
đem lòng yêu mến. Song dù có táo bạo đến đâu thì cô gái cũng không dám thể hiện
trực tiếp, không dám chủ động chinh phục mà chỉ giãi bày, gửi gắm tình cảm của
mình qua nỗi ước niềm mong: Ước gì sông rộng một gang/ Bắc cầu dải yếm cho
chàng sang chơi; Ước gì anh hóa ra gương./ Để cho em cứ ngày thường em soi./
Ước gì anh hóa ra cơi./ Để cho em đựng cau tươi trầu vàng.
Hủ tục “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” khiến người con gái xưa khi bước
vào hôn nhân lại không có quyền lựa chọn hôn phu, không được phép tự định đoạt
hạnh phúc của mình. Thực tế này đã gây ra biết bao nhiêu những bi kịch đau đớn
cho kiếp phận đàn bà. Và những uất ức trong lòng buộc phải câm lặng trong cuộc
sống, họ mượn ca dao để giải tỏa:
-

Mẹ em tham gạo tham gà.

Bắt em để bán cho nhà cao sang.
Mẹ em tham thúng xôi rền.
Tham con lợn béo, tham tiền Cảnh Hưng
Em đã bảo mẹ rằng đừng
Mẹ hấm mẹ hứ mẹ bưng ngay vào
Bây giờ chồng thấp vợ cao
Như đôi đũa lệch so sao cho bằng.
Là một diễn đàn nghệ thuật để người phụ nữ trải lòng, ca dao từ lâu đã trở
thành nơi để chia sẻ mọi buồn vui, được mất; những tủi hờn, thua thiệt của những
người bị xếp vào “giới thứ hai”. Chưa bao giờ người ta lại thấy tiếng hát than thân

20


của người phụ nữ cất lên nhiều đến thế, buồn đến thế, thê thiết và khắc khoải đến
thế. Lời hát khi thì thấm đẫm dự cảm về sự mỏng manh của thân phận: “Cầm trầu,
cầm áo, cầm khăn./ Cầm dây lưng lụa, xin đừng cầm em ”;Anh như chỉ gấm thêu
cờ/ Em như rau má mọc bờ giếng khơi; “Thân em như giếng giữa đàng./ Người
thanh rửa mặt, người phàm rửa chân”; “Thân em như hạt mưa rào./ Hạt rơi xuống
giếng, hạt vào vườn hoa”; “Thân em như hạt mưa sa./ Hạt vào đài các, hạt ra
ruộng cày”; “Thân em như chổi đầu hè./ Phòng khi mưa gió đi về chùi chân./ Chùi
rồi lại vứt ra sân./ Gọi người hàng xóm có chân thì chùi; Thân em như con hạc đầu
đình/ Muốn bay không cất nổi mình mà bay. Khi thì ngưng đọng nỗi tủi buồn của
một người vợ, người mẹ: “Có con phải khổ vì con./ Có chồng phải gánh giang sơn
nhà chồng./ Có chồng phải lụy cùng chồng./ Đắng cay phải chịu, mặn nồng phải
theo”. Khi thì thấm đẫm nước mắt của người phụ nữ là nạn nhận của chế độ đa thê:
“Ngày nào anh bủng anh beo./ Tay cất chén thuốc, tay đèo múi chanh./ Bây giờ anh
khỏi anh lành./ Anh mê nhan sắc anh tình phụ tôi./ Gió đưa bụi chuối sau hè./ Anh
mê vợ bé bỏ bè con thơ”; “Lấy chồng làm lẽ khổ thay./ Đi cấy, đi cày chị chẳng kể
công./ Tối tối chị giữ mất chồng./ Chị cho manh chiếu, nằm không chuồng bò./
Mong chồng, chồng chẳng xuống cho./ Đến khi chồng xuống, gà o o gáy dồn.” Như
vậy, tất thảy những cay đắng, buồn đau của cuộc đời người phụ nữ thể hiện trong
bao tiếng hát than thân trên đều do xã hội nam quyền mang lại. Sự bất bình đẳng về
giới khiến người phụ nữ cầm lòng hoặc tự nguyện chấp nhận. Vậy nên diễn ngôn
của người phụ nữ mới chỉ là tiếng hát than thân chứ chưa phải là tiếng nói thể hiện
sự bình đẳng hoặc đòi quyền bình đẳng. Càng không phải là những phô diễn tình
cảm trong quan hệ đôi lứa Họ tìm đến ca dao chỉ để giãi bày mong tìm sự cảm
thông chứ chưa có ý thức dùng văn chương để đòi lại bản ngã.
1.2.2.2 Đặc điểm của thơ tình trung đại.
Là một trong những tình cảm thiêng liêng không thể thiếu, không thể
không có của con người, tình yêu nam nữ vẫn luôn là cảm hứng bất tận của nghệ

thuật, trong đó có thơ ca. Nhìn lại lịch sử mười thế kỉ văn học trung đại, chúng tôi
nhận thấy thơ tình là bộ phận quan trọng tạo nên diện mạo của mỗi giai đoạn văn
học. Dưới đây, chúng tôi tạm thời chia thành hai giai đoạn văn học để khảo sát tiếng
21


nói của người phụ nữ trong thơ tình là trước thế kỉ XVIII và thế kỉ XVIII đến hết
thế kỉ XIX. ( sự phân chia này dựa vào những đặc điểm cơ bản của lịch sử, văn hóa,
chính trị thời trung đại).
* Thơ tình trước thế kỉ XVIII.
Do những quy ước và quan niệm bất bình đẳng về giới nên người phụ nữ
hầu như vắng bóng trong tám thế kỉ văn học này. “Thế giới đàn ông” gần như áp
đảo cả vị trí là chủ thể thẩm mỹ hay là khách thể thảm mỹ của người phụ nữ. Thảng
hoặc, nếu có xuất hiện thì họ thường bị nhìn qua lăng kính của tư tưởng nam quyền:
hoặc chỉ được nói đến trong mối quan hệ với gia đình, dòng tộc ở bổn phận, trách
nhiệm; hoặc bị coi là nguồn gốc của sự cám dỗ, có thể đe dọa công phu tư trì đạo
của nhà tu hành, đe dọa lí tưởng “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”của thánh nhân quân
tử; hoặc trở thành đối tượng để giáo huấn đạo đức như trong “Gia huấn ca”, “Hồng
Đức quốc âm thi tập”…
Trong địa hạt thơ tình, hoàn toàn không có sự hiện diện của người phụ nữ .
Theo khảo sát của chúng tôi, giai đoạn này có bảy tác giả sáng tác thơ tình và họ
đều là những thành viên của “giới thứ nhất”. Đó là Trần Thánh Tông, Trần Nhân
Tông, Nguyễn Húc, Phạm Nhân Khanh, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nhóm Tao
Đàn, Phù Thúc Hoành và Nguyễn Bảo. Hiện tượng mất ngôn ngữ, mất tiếng nói của
người phụ nữ trong thơ tình dân tộc suốt một thời kì dài này cho thấy tư tưởng nam
quyền với những quan niệm hà khắc, những tập tục cổ hủ, những quy chuẩn khắt
khe đã trở thành một thứ “bóng đè” lên cuộc đời của biết bao nhiêu thế hệ đàn bà.
Dù tâm hồn cũng bộn bề yêu thương, cũng có những khát khao cháy bỏng, những
cảm xúc và nhu cầu rất Người nhưng trong bối cảnh “văn hóa giới” đương thời, họ
lại luôn phải sống trong câm lặng vì không thể trải lòng và không được phép trải

lòng.
* Thơ tình từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX.
Văn học là sự tự ý thức của văn hóa. Những biến động trong lịch sử, chính
trị xã hội, văn hóa bao giờ cũng kéo theo những biến động trong văn học. Từ cuối
thế kỉ XVIII đến đến nửa đầu thế kỉ XIX , nhà nước phong kiến đã đi vào khủng

22


×