Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Định hướng giá trị nghề nghiệp của học viên sĩ quan trong các học viện, nhà trường quân đội khu vực phía bắc hiện nay (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (787.78 KB, 28 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

THÂN TRUNG DŨNG

ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ NGHỀ NGHIỆP CỦA
HỌC VIÊN SĨ QUAN TRONG CÁC HỌC VIỆN,
NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI KHU VỰC PHÍA
BẮC HIỆN NAY
(Nghiên cứu trường hợp: Trường Sĩ quan Chính trị, Trường Sĩ
quan Lục quân 1,
Học viện Hậu cần và Học viện Kỹ thuật Quân sự)

CHUYÊN NGÀNH: XÃ HỘI HỌC
MÃ SỐ: 62 31 03 01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

HÀ NỘI - 2017


Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Người hướng dẫn khoa học:
GT.TS ĐẶNG CẢNH KHANH

Phản biện 1: GS.TS. Hoàng Bá Thịnh
Phản biện 2: PGS.TS. Vũ Hào Quang
Phản biện 3: PGS.TS. Trần Thị Minh Ngọc



Luận án sẽ được vào vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện
tại: Học viện Khoa học Xã hội
Vào hồi…..giờ, ngày….tháng….. năm 2017

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Học viện Khoa học Xã hội


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Giá trị và định hướng giá trị (ĐHGT) luôn là vấn đề được xã hội quan tâm, thu
hút nhiều nhà khoa học, nhiều tổ chức tham gia nghiên cứu vì nó là một trong
những vấn đề cơ bản về lý luận lại có ý nghĩa thực tiễn to lớn. Từ năm 1986 đến
nay, công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa
(XHCN) của Đảng và nhân dân ta đã và đang thu được nhiều thành tựu hết sức to
lớn trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội tạo ra những biến đổi
xã hội kéo theo đó là sự biến đổi về hệ thống các giá trị, thang giá trị, thước đo giá
trị, ĐHGT trong đó có định hướng giá trị nghề nghiệp (ĐHGTNN). Trong xã hội
xuất hiện những mâu thuẫn, xung đột về giá trị trong đó có GTNN của nhóm học
viên sĩ quan (HVSQ) quân đội.
Năm 1982, Đảng, Nhà nước, Quân đội chủ trương tuyển sinh quân sự cho
phép thanh niên có trình độ trung học phổ thông được đăng ký thi tuyển vào các
học viện, nhà trường quân sự, được đào tạo để trở thành sĩ quan quân đội có trình
độ học vấn cao đẳng, đại học, sau đại học. Chủ trương này khuyến khích những
thanh niên ưu tú thi và các nhà trường quân đội để trở thành sĩ quan quân đội.
Trong quá trình học tập, rèn luyện một số học viên không xác định được GTNN
của mình. Vì vậy, những học viên này chưa thật sự tích cực, tự giác, tu dưỡng học
tập, rèn luyện; yêu nghề, yên tâm gắn bó với nghề, thậm chí một số học viên học

đến năm thứ ba, thứ tư vẫn làm đơn xin ra quân, có trường hợp còn cố tình vi
phạm kỷ luật để được ra quân. Do vậy, nghiên cứu nhận diện thực trạng
ĐHGTNN của HVSQ trên cơ sở đó tiếp tục giáo dục, ĐHGTNN cho học viên là
vấn đề cấp thiết.
Sự ĐHGTNN cho học viên của các tổ chức, lực lượng đặc biệt là đội ngũ cán
bộ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý ở các đơn vị quản lý học viên trong các nhà trường
quân đội còn những bất cập về nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục,
ĐHGTNN… cần điều chỉnh sao cho phù hợp với sự tự định hướng của HVSQ để
họ đi đúng hướng, nhận thức đúng về GTNN, yên tâm học tập, công tác, gắn bó
với nghề nghiệp quân sự.
Học viên trong các học viện, nhà trường trong quân đội chính là lực lượng
đông đảo kế cận, bổ sung trực tiếp cho đội ngũ cán bộ, sĩ quan quân đội. Do
vậy, ĐHGTNN của họ ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường là một bảo đảm
quan trọng đối với sự trưởng thành của mỗi cá nhân khi ra trường, cũng như đối
với nhiệm vụ xây dựng quân đội theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ,
từng bước hiện đại. Nghiên cứu ĐHGTNN của HVSQ sẽ đóng góp cơ sở thực
tiễn quan trọng cho việc hoạch định chính sách giáo dục đào tạo được đội ngũ tri
thức quân sự trẻ đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Cho đến nay ở Việt Nam chưa có các nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện về
ĐHGTNN ở nhóm HVSQ trong các học viện, nhà trường quân đội theo tiếp cận
xã hội học.

1


Từ những lý do trên, việc lựa chọn và triển khai nghiên cứu đề tài: “Định
hướng giá trị nghề nghiệp của học viên sĩ quan trong các học viện, nhà trường
quân đội khu vực phía Bắc hiện nay” có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về ĐHGTNN của HVSQ quân
đội. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp ĐHGTNN cho HVSQ trong các
học viện, nhà trường quân đội khu vực phía Bắc hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về ĐHGTNN của HVSQ trong các học viện,
nhà trường quân đội khu vực phía Bắc.
- Phân tích thực trạng ĐHGTNN của HVSQ trong các học viện, nhà trường
quân đội khu vực phía Bắc hiện nay.
- Phân tích lý do lựa chọn NNQS, những nhân tố tác động đến ĐHGTNN của
HVSQ trong các học viện, nhà trường quân đội khu vực phía Bắc.
- Đề xuất những giải pháp cơ bản ĐHGTNN cho HVSQ trong các học viện,
nhà trường quân đội khu vực phía Bắc hiện nay.
3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu của luận án
*Đối tượng nghiên cứu: ĐHGTNN của HVSQ trong các học viện, nhà
trường quân đội khu vực phía Bắc.
* Khách thể nghiên cứu: Khách thể nghiên cứu được lựa chọn là 4 nhóm
HVSQ thuộc 4 học viện, nhà trường trong quân đội bao gồm: Nhóm HVSQ chính
trị, nhóm HVSQ quân sự, nhóm HVSQ hậu cần và nhóm HVSQ kỹ thuật ở cấp
phân đội1 và một số cán bộ lãnh đạo quản lý, giảng viên, cán bộ quản lý học viên
tại các địa bàn được chọn.
* Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi về không gian: học viên đào tạo sĩ quan cấp
phân đội tại 4 học viện, nhà trường quân đội khu vực phía Bắc: Học viện Hậu cần,
Học viện Kỹ thuật quân sự, Trường Sĩ quan Chính trị, Trường Sĩ quan Lục quân 1.
Thời gian khảo sát: 2015.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận
Nghiên cứu dựa trên quan điểm, phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử để tìm hiểu, nhận thức các vấn đề nghiên cứu.
4.2. Phương pháp thu thập thông tin
Luận án sử dụng các phương pháp thu thập thông tin: Phương pháp phân tích

tài liệu; Phương pháp trưng cầu ý kiến; Phương pháp phỏng vấn sau; Phương pháp
quan sát; Phương pháp điều tra chọn mẫu trong xã hội học.
Phân đội là tên gọi chung các đơn vị lực lượng vũ trang cỡ tiểu đội (7-9-12 người) đến tiểu đoàn (300-500
người) và tương đương, có tổ chức ổn định và biên chế đồng nhất trong mỗi quân chủng, binh chủng, bộ đội
chuyên môn, và thường nằm trong những đơn vị lớn hơn. Học viên cấp phân đội trong các học viện, nhà
trường quân sự là những người được tuyển chọn từ nhiều nguồn (học sinh đã tốt nghiệp THPT, thanh niên,
hoặc quân nhân trong các đơn vị quân đội .v.v…) qua các kỳ tuyển sinh quân sự.
1

2


4.3. Phương pháp điều tra chọn mẫu
* Chọn địa bàn khảo sát: Địa bàn nghiên cứu được chọn theo phương pháp
chọn mẫu có chủ đích cụ thể như sau:
- Chọn Trường Sĩ quan Chính trị đại diện cho nhóm HVSQ chính trị.
- Chọn Trường Sĩ quan Lục quân 1 đại diện cho nhóm HVSQ quân sự.
- Chọn Học viện Hậu cần đại diện cho nhóm HVSQ hậu cần.
- Chọn Học viện Kỹ thuật Quân sự đại diện cho nhóm HVSQ kỹ thuật.
* Chọn dung lượng mẫu định lượng: Số lượng học viên cấp phân đội đang
được đào tạo trong các học viện, nhà trường quân đội được xem là tài liệu mật cho
nên, trong nghiên cứu này tác giả xin không đưa ra số lượng cụ thể mà sẽ sử dụng
một con số ước tính (trên cơ sở thực tế). Theo những báo cáo tác giả có được, số
lượng HVSQ cấp phân đội được đào tạo ở 4 học viện, nhà trường quân đội thời
điểm khảo sát (năm 2015) là ngang nhau, số lượng học viên trong một khóa học
(gồm học viên của năm thứ nhất, năm thứ hai, năm thứ ba và năm thứ tư cũng
chênh lệch nhau không đáng kể). Do vậy, chúng tôi chọn mẫu với giả thiết là số
lượng học viên ở các học viện, nhà trường là bằng nhau, số lượng học viên năm
thứ hai và năm thứ tư cũng được xem là ngang bằng nhau. Do vậy, để bảo tính đại
diện cho tổng thể với độ tin cậy là r = 0,95; phạm vi sai số ước lượng là m = 0,035

chúng tôi tính được cỡ mẫu cần khảo sát là 800 phiếu.
* Chọn đơn vị mẫu định tính: Theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống.
* Chọn dung lượng mẫu định tính: Đơn vị mẫu phỏng vấn sâu được chọn
theo phương pháp chọn mẫu có chủ đích. Cơ cấu mẫu nghiên cứu đính tính bao
gồm các nhóm với số lượng cụ thể: Cán bộ lãnh đạo, quản lý: 8 ca; Giảng
viên/giáo viên: 8 ca; Cán bộ quản lý giáo dục (hoặc cán bộ tuyên huấn phụ
trách mảng giáo dục) và cán bộ quản lý học viên:16 ca;HVSQ: 32 ca. Tổng
cộng: 64 ca. Như vậy, tổng số người tham gia cung cấp thông tin cả định lượng
và định tính cho đề tài là: 800 + 64 = 864 người.
4.4. Phương pháp xử lý thông tin
- Những bảng hỏi định lượng được xử lý trên máy tính bằng phần mềm
SPSS 20.0. Những số liệu định lượng được xử lý dưới dạng tần suất và các
tương quan, kiểm định Chi-Squaretests nhằm so sánh, đánh giá mối tương quan
giữa các biến số ở nhiều khía cạnh khác nhau. Phép phân tích nhân tố khám phá
được áp dụng để tìm ra lý do lựa chọn NNQS của nhóm HVSQ. Phương pháp
phân tích anova kết hợp với kiểm định Chi-squaretest nhằm đánh giá những yếu
tố có ảnh hưởng đến ĐHGTNN của HVSQ quân đội.
- Những thông tin thu được từ các phỏng vấn sâu được xử lý phân chia
thông tin theo các nhóm chủ đề cụ thể phục vụ mục tiêu nghiên cứu, góp phần
làm sâu, rõ hơn các nội dung nghiên cứu của luận án.

3


4.5. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng ĐHGTNN của HVSQ trong các học viện, nhà trường quân đội
hiện nay ra sao? Hay HVSQ quân đội có nhận thức, thái độ, hành vi như thế nào
đối với nghề nghiệp và những GTNNQS?
- HVSQ quân đội lựa chọn NNQS vì những lý do nào? Nhân tố nào có ảnh
hưởng, chi phối đến lý do lựa chọn NNQS của học viên?

- HVSQ có nguyện vọng gì về nghề nghiệp – việc làm khi ra trường, nguyện
vọng của họ chịu sự ảnh hưởng bởi các nhân tố nào?
- Những nhóm nhân tố nào tác động đến ĐHGTNN của HVSQ trong các
học viện, nhà trường quân đội giai đoạn hiện nay?
- Giải pháp nào để ĐHGTNN góp phần ổn định nghề nghiệp cho HVSQ trong
các học viện, nhà trường quân đội nói riêng và xây dựng quân đội ngày càng chuyên
nghiệp, vững mạnh nói chung?
4.6. Giả thuyết nghiên cứu
- Đa số HVSQ quân đội có nhận thức, thái độ tốt, có hành vi tích cực trong
quá trình học tập, rèn luyện, xây dựng những GTNN mà họ lựa chọn. Song, vẫn
có một bộ phận học viên do hiểu biết hạn chế về NNQS nên đã có nhận thức,
thái độ và hành vi chưa tích cực trong quá trình học tập, rèn luyện.
- HVSQ quân đội lựa chọn NNQS vì nhiều lý do khác nhau song những lý do
chính xuất phát từ sự yêu thích NNQS, tinh thần yêu nước và lòng tự hào nghề
nghiệp; sự phù hợp giữa năng lực với NNQS; địa vị xã hội và những giá trị vật
chất mà NNQS mang lại. Sự lựa chọn NNQS của HVSQ quân đội chịu sự ảnh
hưởng mạnh mẽ bởi các nhân tố như ngành học, mức sống của gia đình và nghề
nghiệp chính của cha.
- Đa số HVSQ quân đội có nguyện vọng được làm việc ở gần nhà, ở các thành
phố lớn, có môi trường làm việc thuận lợi v.v... song họ vẫn nghiêm chỉnh chấp
hành theo sự phân công công việc của tổ chức. Nguyện vọng của HVSQ sau khi
ra trường chịu sự tác động của đặc điểm cá nhân, đặc điểm gia đình học viên.
- ĐHGTNN của HVSQ trong các học viện, nhà trường quân đội chịu sự tác
động mạnh của các nhân tố khách thuộc về chủ thể như đặc điểm gia đình, đặc điểm
cá nhân của học viên và nhóm các nhân tố khách thể trong đó nhóm những nhân tố
về chủ thể có ảnh hưởng mạnh nhất.

4



4.7. Khung phân tích

* Biến số độc lập:
- Năm học viên đang học
- Ngành học của HVSQ
(nhóm sĩ quan)
- Dân tộc

- Địa bàn cư trú của gia đình học viên
- Mức sống của gia đình học viên
- Truyền thống gia đình
- Nghề nghiệp chính của cha/mẹ học viên
- Các nhóm xã hội – nhóm bạn
- Môi trường hoạt động quân sự

* Biến số can thiệp:
- Môi trường Kinh tế - Chính trị - Xã hội: Bao gồm nhiều nhân tố khác nhau
tuy nhiên luận án chỉ tập trung phân tích những nhân tố cơ bản: Sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam; nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; các tổ
chức chính trị xã hội, sự phát triển của Khoa học và Công nghệ; phương tiện
truyền thông đại chúng... tác động đến ĐHGTNN của HVSQ.
* Biến số phụ thuộc:
- ĐHGTNN của HVSQ quân đội. ĐHGTNN của HVSQ quân đội được thể
hiện ở nhận thức về nghề nghiệp và GTNN; thái độ với nghề nghiệp và GTNN;
những hành động củng cố, xây dựng các GTNN; nguyện vọng nghề nghiệp –
việc làm của HVSQ khi ra trường.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Tổng quan tình hình nghiên cứu từ các nghiên cứu đi trước, xây dựng hệ khái
niệm công cụ, lựa chọn các lý thuyết xã hội học, xây dựng khung phân tích áp dụng
nghiên cứu ĐHGTNN của HVSQ quân đội – một nhóm xã hội nghề nghiệp đặc thù

theo tiếp cận xã hội học.

5


- Cung cấp bức tranh chung về thực trạng ĐHGTNN của HVSQ trong các
học viện nhà trường quân đội, những nhân tố tác động đến quá trình ĐHGTNN,
động cơ lựa chọn nghề nghiệp, mong muốn/nguyện vọng về nghề nghiệp/việc
làm sau khi ra trường của nhóm HVSQ quân đội dưới góc nhìn xã hội học.
- Đề xuất một số nhóm giải pháp góp phần ĐHGTNN cho nhóm HVSQ
quân đội giúp họ yên tâm, gắn bó với NNQS, hơn nữa góp phần nâng cao tính
chuyên nghiệp của nghề này.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
- Góp phần bổ sung thêm những vấn đề lý luận, lý thuyết xã hội học quân sự
nói chung và nghiên cứu về nghề nghiệp, ĐHGTNN trong lĩnh vực quân sự theo
hướng tiếp cận xã hội học nói riêng.
- Bổ sung và làm rõ thêm những khái niệm về chủ đề NNQS, ĐHGTNNQS
dưới góc độ xã hội học.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Cho thấy bức tranh về trạng ĐHGTNNQS của nhóm HVSQ trong các học
viện, nhà trường quân đội khu vực phía Bắc giai đoạn hiện nay dưới góc độ xã
hội học; những lý do lựa chọn NNQS và những nhân tố tác động đến sự lựa
chọn NNQS ở HVSQ; những nhân tố tác động đến ĐHGTNN của nhóm HVSQ
trong các học viện, nhà trường quân đội hiện nay; nguyện vọng về nghề nghiệp
– việc làm của học viên khi ra trường và những nhân tố ảnh hưởng đến nguyện
vọng của họ.
- Đề xuất một số giải pháp góp phần giáo dục, ĐHGTNN cho HVSQ trong
các học viện, nhà trường quân đội.
- Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho nghiên cứu, giảng dạy về xã hội

học, xã hội học quân sự và giáo dục, ĐHGTNN trong các nhà trường quân đội.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận án gồm phần Mở đầu, 4 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu; Chương 2. Cơ sở lý luận của luận án;
Chương 3. Thực trạng ĐHGTNN của HVSQ trong các học viện, nhà trường quân
đội khu vực phía Bắc hiện nay; Chương 4. Lý do lựa chọn, quá trình ổn định nghề
nghiệp, những nhân tố ảnh hưởng và giải pháp ĐHGTNN cho HVSQ trong các học
viện, nhà trường quân đội khu vực phía Bắc và phần Kết luận và khuyến nghị.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Hướng nghiên cứu về giá trị với tư cách là một vấn đề cơ bản, thời sự
và là mối quan tâm của mỗi quốc gia trong một thế giới đầy biến đổi
Những nghiên cứu về giá trị đã được các nhà xã hội học nghiên cứu từ
những năm đầu của thế kỷ XX, khi hai nhà xã hội học F.W.Znaniecky (1882 1958) và W.I. Thomas (1863 - 1947) dùng để phân tích về nhân tố tích cực
đóng vai trò quyết định hành vi của chủ thể trong tác phẩm nổi tiếng “The

6


Polish Peasant in Europe and American” (1918) (Những người nông dân Ba
Lan ở Châu Âu và Mỹ). Sau đó, nhiều nhà nghiên cứu đã nghiên cứu, bàn
luận về chủ đề này như: CL.Kluckhohn, Parsons, Ronald Inglehart,
G.Endrweit, G.Trommsdorff, J.Macionis, Tsunéabero Makiguchi, Hồ Chí
Minh, Trần Văn Giàu, Phạm Minh Hạc, Đặng Cảnh Khanh, Hồ Sĩ Quý,
Nguyễn Quang Uẩn v.v… Mặc dù tiếp cận giá trị từ nhiều hướng nghiên cứu
khác nhau, song các tác giả đều cho rằng giá trị vừa mang tính cá nhân vừa
mang tính tập thể (nhóm) và có ảnh hưởng tới việc lựa chọn cách thức,
phương tiện, mục tiêu của hành động. Hay giá trị chi phối hành động của các
cá nhân và của nhóm xã hội. Các tác giả cũng khẳng định vai trò hết sức quan
trọng của giá trị trong cuộc sống của mỗi cá nhân và sự phát triển mỗi quốc

gia và xã hội. Vì thế cho nên nhiều chương trình hoạt động, nghiên cứu về giá
trị nhằm xây dựng những chiến lược/chương trình giáo dục giá trị cho người
dân của nhiều nước trên thế giới và Việt Nam đã được triển khai mạnh mẽ.Vì
vậy, nghiên cứu về giá trị vừa là vấn đề cơ bản vừa là vấn đề thời sự và là mối
quan tâm của mỗi quốc gia trong một thế giới đầy biển đổi.
1.2. Nghiên cứu về định hướng giá trị và định hướng giá trị nghề nghiệp quân sự
1.2.1. Nghiên cứu về định hướng giá trị và định hướng giá trị nghề
nghiệp nói chung
Chủ đề ĐHGT và ĐHGTNN được nhiều quốc gia quan tâm nghiên cứu từ
những năm 70 của thế kỷ XX, những nghiên cứu trong giai đoạn này chủ yếu
tập trung nghiên cứu ĐHGT của thanh niên trong mối tương quan với các thế hệ
bố mẹ, ông bà và sự ảnh hưởng của những biến đổi xã hội đến ĐHGT của nhóm
xã hội này.
Ở Việt Nam từ năm 1991-1995, có nhiều đề tài cấp Nhà nước nghiên cứu về
con người, giá trị và ĐHGT được triển khai. Những nghiên cứu của các tác giả
Thái Duy Tuyên, Nguyễn Quang Uẩn, Trần Xuân Vinh v.v… đã cho thấy bức
tranh khá sinh động về ĐHGT của thanh niên trong nghề nghiệp và việc làm ở
Việt Nam những năm 90 của thế kỷ XX nhưng nó vẫn còn nguyên giá trị đối
với thanh niên Việt Nam giai đoạn hiện nay. Các tác giả này khẳng định, ĐHGT
của thanh niên Việt Nam nói riêng và toàn xã hội nói chung đang có sự biến đổi
mạnh mẽ, bên cạnh những giá trị truyền thống vẫn được duy trì đồng thời xuất
hiện xu hướng chạy theo lợi ích cá nhân, coi nhẹ lợi ích tập thể, phai nhạt lý
tưởng. Đặc biệt, vấn đề nghề nghiệp - việc làm được thanh niên hết sức quan
tâm tuy nhiên, định hướng nghề nghiệp, ĐHGTNN của thanh niên còn những
hạn chế nhất định cần có sự quan tâm của Nhà nước về định hướng nghề
nghiệp, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên.
Những nghiên cứu của các tác giả Đặng Cảnh Khanh (2006), Phạm Minh
Hạc (2007), Vũ Hào Quang (2001), Phạm Tất Thắng (2008), Trần Thị Phụng
Hà (2014), Lãnh Thị Bích Hòa (2009), Lã Thị Thu Thủy (2009), nghiên cứu của


7


Viện Xã hội học, Trung tâm Đánh giá và Kiểm định Chất lượng giáo dục (2008)
những năm gần đây chủ yếu tập trung phân tích ĐHGT, ĐHGT nhân cách và
ĐHGTNN, nguyện vọng/nhu cầu về nghề nghiệp - việc làm của nhiều nhóm xã
hội khác nhau song chủ yếu tập trung vào nhóm thanh niên/học sinh/sinh viên
và những yếu tố ảnh hưởng đến ĐHGT nói chung và ĐHGTNN nói riêng nhóm
thanh niên/học sinh/sinh viên. Có thể thấy những năm gần đây chủ đề nghiên
cứu về ĐHGT, ĐHGTNN của giới trẻ, đặc biệt là học sinh/sinh viên đã được
nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Tuy nhiên, chủ yếu là hướng tiếp cận tâm lý
học, những nghiên cứu theo hướng tiếp cận xã hội học còn ít, nghiên cứu
ĐHGTNN của HVSQ theo hướng tiếp cận này gần như vắng bóng. Mặt khác,
đa số các nghiên cứu chưa quan tâm nhiều đến việc phân tích ĐHGTNN trong
mối tương quan với các biến số độc lập như đặc điểm cá nhân (tuổi, ngành học,
dân tộc, tôn giáo), đặc điểm gia đình (địa bàn cư trú, mức sống gia đình, truyền
thống gia đình, nghề nghiệp chính của cha/mẹ…). Đây là những khoảng trống
cần được bổ sung ở các nghiên cứu mới về chủ đề này.
1.2.2. Những nghiên cứu về định hướng giá trị nghề nghiệp quân sự
Những nghiên cứu về ĐHGTNNQS không nhiều. Những công trình tác
giả thu thập được của một số tác giả trong và ngoài nước bao gồm các bài viết,
đề tài, luận văn, luận án. Nghiên cứu của các tác Charles A. Cotton (1981),
Henning Sorensen (1994), Nguyễn Đình Thắng (2009), Lại Ngọc Hải (2002),
Nguyễn Thanh Phong, Đặng Văn Danh, Thân Trung Dũng (2008), Phạm
Xuân Hảo (2003), Vũ Cao Huân (2007) đã khai thác sâu những khía cạnh về
ĐHGTNNQS. Nếu như tác giả Charles A. Cotton tìm hiểu mối quan hệ giữa
những thể chế và GTNN trong quân đội tình nguyện Canada, động cơ nhập
ngũ; thái độ đối với phụ nữ trong các đơn vị chiến đấu, sự hài lòng của người
lính với công việc trong quân đội, xu hướng thái độ của quân nhân trong các
cơ sở quân sự cụ thể như thế nào thì nghiên cứu của tác giả Henning Sorensen

đi sâu nghiên cứu cơ cấu quân đội, xu hướng biến đổi của NNQS tại Mỹ trong
những năm cuối của thế kỷ XX trên cả bình diện lý thuyết và thực tiễn; các
nghiên cứu của các tác giả Việt Nam lại tập trung tìm hiểu nhận thức, thái độ,
hành vi của sĩ quan quân đội hoặc HVSQ quân đội đối với những GTNN quân
sự, những yếu tố tác động đến quá trình ĐHGTNN ở các nhóm này. Tuy
nhiên, chưa có đề tài nào tiếp cận theo hướng xã hội học đi sâu nghiên cứu
ĐHGTNN của HVSQ quân đội - một nhóm xã hội đặc thù, học tập, làm việc
trong một môi trường lao động đặc thù, ở một lĩnh vực nghề nghiệp đặc biệt.

8


1.3. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị, định hướng giá
trị nghề nghiệp
1.3.1. Đặc điểm cá nhân của học viên ảnh hướng đến định hướng giá trị nghề
nghiệp của học viên sĩ quan
Mặc dù các nghiên cứu được thực hiện ở các nhóm xã hội khác nhau với cách
tiếp cận khác nhau xong các tác giả Donna Dunning (2010), Marius Gerber, Anette
Wittekind, Gudela Grote, Bruno Staffelbach (2009), Nguyễn Thanh Phong, Đặng
Văn Danh, Thân Trung Dũng (2008), Trần Văn Quí, Cao Hào Thi (2009) đều cho
rằng, yếu tố đặc điểm cá nhân như tuổi, giới tính, năm học, ngành học v.v… của học
sinh, sinh viên, học viên có ảnh hưởng đến ĐHGTNN của họ.
1.3.2. Đặc điểm gia đình ảnh hưởng đến định hướng giá trị nghề nghiệp của học
viên sĩ quan
Các nghiên cứu về đặc điểm của gia đình ảnh hưởng đến ĐHGTNN chủ yếu
được tiếp cận dưới giác độ tâm lý học. Song dù được tiếp cận ở giác độ nào thì
nghiên cứu của các tác giả Đặng Cảnh Khanh và Lê Thị Quý (2009), Lê Ngọc
Văn (1998), Nguyễn Khắc Viện (1996), Phạm Gia Cường (1998), Phạm Thu
Phương (2004), Mark A.McKnight (2009), Harry K.Schwarzweller (1985),
Huỳnh Trường Huy và La Nguyễn Thùy Dung (2011), Lê Trần Thiên Ý,

Nguyễn Hồ Anh Khoa, Mã Bình Phú (2013) đều cho rằng, những nhân tố liên
quan đến đặc điểm gia đình như: mức sống gia đình, địa bàn cư trú, học vấn,
nghề nghiệp của cha\ mẹ, giáo dục gia đình, truyền thống của gia đình, thu nhập,
điều kiện làm việc, môi trường làm việc, chính sách ưu đãi của địa phương hay
doanh nghiệp v.v... có ảnh hưởng mạnh mẽ đến ĐHGTNN, định hướng chọn
nơi làm việc sau khi ra trường của thế hệ trẻ nói chung và HVSQ quân đội nói
riêng. Tuy nhiên, vấn đề này còn ít có những nghiên cứu chuyên sâu theo tiếp
cận xã hội học ở nhóm học viên trong các học viện, nhà trường quân đội.
1.3.3. Nhóm xã hội - nhóm bạn và những tác động từ các phương tiện
thông tin đại chúng
Mối quan hệ giữa nhóm xã hội - nhóm bạn và các phương tiện truyền
thông đại chúng với ĐHGTNN là chủ đề được các nhà nghiên cứu trong và
ngoài nước quan tâm tìm hiểu. Những nghiên cứu đã cho thấy, nhân tố xã
hội - nhóm bạn và các phương tiện thông tin đại chúng có ảnh hưởng mạnh
mẽ đến ĐHGTNN của sinh viên, học viên trên cả hai bình diện tích cực và
tiêu cực trong bối cảnh hiện nay. Những yếu tố này có sự ảnh hưởng tương
hỗ lẫn nhau. Khi tìm hiểu về ĐHGT hay ĐHGTNN của học viên /sinh viên
chúng ta không thể bỏ qua những nhân tố quan trọng này.

9


1.3.4. Môi trường hoạt động quân sự ảnh hưởng đến định hướng giá trị
nghề nghiệp của học viên sĩ quan
Các nghiên cứu tác giả Nguyễn Đình Thắng (2009), Nguyễn Thanh
Phong, Đặng Văn Danh, Thân Trung Dũng (2008), Nguyễn Văn Sơn (2012)
đều cho rằng, các yếu tố của môi trường hoạt động quân sự có ảnh hưởng
mạnh mẽ đến ĐHGTNN của HVSQ quân đội. Nhìn chung có rất ít nghiên
cứu đề cập đến nội dung này. Đây là khoảng trống để luận án làm rõ hơn.
1.3.5. Những thành tựu đổi mới, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt

Nam, chính sách đối với nhóm sĩ quan quân đội tác động đến định hướng
giá trị nghề nghiệp của học viên sĩ quan
Kết quả nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn (1995), Lê Đức
Phúc (1995), Nguyễn Đình Thắng (2009), Nguyễn Thanh Phong, Đặng Văn
Danh, Thân Trung Dũng (2008) đều có cùng quan điểm khi cho rằng,
ĐHGTNN quân sự luôn chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ bởi chủ trương, đường
lối, chính sách của ĐCSVN đối với việc xây dựng và phát triển Quân đội
Nhân dân Việt Nam trong từng giai đoạn lịch sử. Bên cạnh đó những nhân tố
như tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; âm mưu thủ đoạn của kẻ
thù; chính sách của Đảng và Nhà nước đối với sĩ quan quân đội có ảnh hưởng
mạnh đến nhận thức, thái độ, hành vi của sĩ quan, HVSQ về NNQS.
1.4. Nghiên cứu các chủ đề gần với định hướng giá trị nghề nghiệp
Có nhiều nghiên cứu gần với chủ đề ĐHGTNN như xu hướng nghề
nghiệp, động cơ nghề nghiệp, động cơ học tập, việc làm của học viên, sinh
viên khi ra trường, tư vấn - hướng nghiệp cho học sinh/sinh viên v.v… trong
đó có đề cập đến chủ đề giá trị, ĐHGT như là những thành tố quan trọng có
ảnh hưởng đến động cơ nghề nghiệp, động cơ học tập, những mong muốn về
nghề nghiệp – việc làm của các nhóm đối tượng này. Những nghiên cứu này
góp phần tăng thêm những bằng chứng khoa học cả về lý luận và thực tiễn cho
nội dung nghiên cứu ở những phần tiếp theo của luận án.

10


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LUẬN ÁN
2.1. Hệ khái niệm công cụ
Tác giả luận án đã phân tích và thao tác hóa 8 khái niệm công cụ phục vụ
quá trình nghiên cứu luận án:
2.1.1. Giá trị

Giá trị là những gì mà con người ta ưa thích, ham muốn, cho là quan trọng,
là đáng có trong cuộc sống, nó có ảnh hưởng tới việc lựa chọn các phương
thức, phương tiện hoặc mục tiêu của hành động.
2.1.2. Giá trị nghề nghiệp
GTNNQS chính là sự thừa nhận, đánh giá của của cá nhân và xã hội đối với
nghề nghiệp quân sự, là cơ sở để cá nhân lựa chọn những GTNN phù hợp với
bản thân và đáp ứng yêu cầu của quân đội.
2.1.3. Định hướng giá trị
ĐHGT là sự hướng dẫn và thái độ hiện có để lựa chọn các giá trị vật chất
và tinh thần. Nó cũng là cơ sở tư tưởng, đạo đức, thẩm mỹ để con người xác
định mục đích chủ yếu của cuộc sống và sự lựa chọn những phương tiện cơ bản
để thực hiện mục đích ấy; là sự tìm kiếm, lựa chọn, sắp xếp các giá trị theo một
thang bậc từ thấp đến cao phù hợp với hoạt động của các chủ thể tham gia hoạt
động xã hội; là thái độ, trách nhiệm, cách thức hành động để đạt được giá trị;
là cơ sở để đánh giá hành vi của mỗi con người hay nhóm xã hội.
2.1.4. Nghề nghiệp
Nghề nghiệp trong xã hội là kết quả của sự phân công lao động; là nơi thể
hiện lý tưởng, ước mơ, hoài bão của con người; là việc làm hàng ngày có kiến
thức, kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm để mưu sinh. Nghề nghiệp trong xã hội luôn
vận động, biến đổi, phát triển và chịu sự tác động của các điều kiện chính trị,
kinh tế, văn hoá, khoa học và xã hội.
2.1.5. Nghề nghiệp quân sự
NNQS là kết quả của sự phân công lao động xã hội, là một loại nghề nghiệp
đặc biệt trong xã hội khác với những nghề nghiệp khác; là loại nghề nghiệp không
trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội mà chỉ gián tiếp thông qua thực
hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội,
bảo vệ thành quả lao động và tạo điều kiện chính trị - xã hội thuận lợi cho các
hoạt động khác của nhân dân.
2.1.6. Định hướng nghề nghiệp
Định hướng nghề nghiệp có thể hiểu là chủ trương, chương trình, kế

hoạch,... nhằm củng cố, mở rộng, phát triển nghề nghiệp trong từng thời kỳ của
Nhà nước, của tổ chức xã hội, của gia đình và là hành động của mỗi cá nhân; là
quá trình mà nhà nước, tổ chức xã hội, gia đình chỉ ra hướng phát triển nghề
nghiệp trong xã hội để giúp cho mỗi cá nhân tìm hiểu, lựa chọn nghề nghiệp

11


nhất định trong xã hội; là quá trình mà mỗi cá nhân lựa chọn, xác định cho
mình phương hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp trong cuộc đời.
2.1.7. Định hướng giá trị nghề nghiệp
ĐHGTNN là một quá trình liên tục, không chỉ diễn ra trong quá trình lựa
chọn, xác định nghề nghiệp phù hợp với năng lực, trí tuệ của mỗi người, mà còn
diễn ra trong quá trình học tập, rèn luyện, giáo dục, đào tạo nghề để củng cố
vững chắc nghề nghiệp đã lựa chọn của họ. ĐHGTNN chính là quá trình cá
nhân nhận thức và chiếm lĩnh các giá trị, thang giá trị, thước đo GTNN và
chúng trở thành nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống, cũng như trong nghề
nghiệp tương lai của họ.
2.1.8. Học viên, học viên sĩ quan
HVSQ là khái niệm dùng để chỉ những hạ sĩ quan, chiến sĩ và thanh niên có độ
tuổi từ 18 đến 25, đủ tiêu chuẩn về thể lực, sức khoẻ, trình độ văn hoá, phẩm chất
đạo đức. Họ trải qua thi tuyển sinh theo quy chế của Bộ Giáo dục- Đào tạo, Bộ
Quốc phòng, của các học viện, nhà trường và được đào tạo ở các học viện, nhà
trường quân đội trong khoảng thời gian từ 4 đến 7 năm.
2.2. Một số quan điểm, lý thuyết áp dụng nghiên cứu định hướng giá trị
nghề nghiệp của học viên sĩ quan trong các học viện nhà trường quân đội
Luận án đã lựa chọn và áp dụng các lý thuyết xã hội học: lý thuyết cấu trúc chức năng, lý thuyết hành động xã hội, lý thuyết sự lựa chọn hợp lý, lý thuyết
giá trị xã hội vào phân tích, nhận diện vị trí, vai trò của nghề nghiệp quân sự,
ĐHGTNN quân sự và những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ĐHGTNN của
HVSQ quân đội. Trong đó, lý thuyết cấu trúc - chức năng giúp phân tích, lý giải

hành động của HVSQ trong mối tương quan với môi trường xã hội, với quá
trình xã hội hóa cá nhân, trong việc thực hiện các vai trò xã hội của học viên
dưới sự chi phối, điều chỉnh của các giá trị, chuẩn mực, điều lệnh, điều lệ khắt
khe trong môi trường quân đội. Lý thuyết hành động xã hội lý giải hành động
của HVSQ dựa trên những nhu cầu của họ và sự phù hợp giữa nhu cầu của họ
với nhu cầu của xã hội, nhu cầu/yêu cầu của nghề nghiệp quân sự. Những nhu
cầu đó tạo thành động cơ thôi thúc người HVSQ hành động để thỏa mãn. Lý
thuyết sự lựa chọn hợp lý, lý thuyết giá trị xã hội lý giải hành động của HVSQ ở
cấp độ vi mô. Trong quá trình học tập, rèn luyện HVSQ không thể cùng một lúc
có được tất cả các GTNN do vậy họ sẽ phải lựa chọn những giá trị quan trọng,
ưu tiên và phương cách để đạt được những giá trị đó trước sau đó lại tiếp tục lựa
chọn và hành động để có được những giá trị khác ở các giai đoạn tiếp.
2.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về nghề nghiệp quân sự
Tác giả luận án đã điểm luận những quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước
và Chủ tịch Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò và sứ mệnh lịch sử của NNQS ở Việt
Nam.

12


CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ NGHỀ NGHIỆP CỦA
HỌC VIÊN SĨ QUAN TRONG CÁC HỌC VIỆN, NHÀ TRƯỜNG
QUÂN ĐỘI KHU VỰC PHÍA BẮC HIỆN NAY
3.1.Vài nét về địa bàn khảo sát và đặc điểm cơ cấu mẫu nghiên cứu
Luận án giới thiệu đôi nét về địa bàn khảo sát gồm Trường Sĩ quan Chính
trị, Trường Sĩ quan Lục quân 1, Học viện Hậu cần và Học viện Kỹ thuật Quân
sự và đặc điểm, cơ cấu mẫu khảo sát.
3.2. Định hướng giá trị nghề nghiệp của học viên sĩ quan trong các học viện,
nhà trường quân đội khu vực phía Bắc hiện nay

3.2.1. Nhận thức của học viên sĩ quan về nghề nghiệp và giá trị nghề nghiệp quân sự
3.2.1.1.Hoạt động quân sự và hoạt động của nhóm học viên sĩ quan là một nghề
trong xã hội
Kết quả nghiên cứu cho thấy, đa số học viên được hỏi cho rằng hoạt động
quân sự (HĐQS) và hoạt động của nhóm HVSQ là một nghề trong xã hội. Có sự
chênh lệch không đáng kể trong quan niệm này giữa học viên năm thứ hai và
học viên năm thứ tư. Những dữ liệu thu được cho thấy, lý do mà HVSQ thừa
nhận HĐQS và hoạt động của nhóm HVSQ là một nghề có thể phân theo ba
nhóm lý do chính là: (1)Do nhu cầu xã hội cần chuyên nghiệp hoá lực lượng
quân sự và do sự phân công lao động xã hội;(2) Được đào tạo bài bản khả năng
quản lý, lãnh đạo chỉ huy, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp;(3) Những lý do liên
quan đến vấn đề chính trị, quyền lực, GTNN.
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kế trong quan niệm coi HĐQS và hoạt động
của nhóm HVSQ là một nghề ở các nhóm HVSQ học các ngành học khác nhau.
Gần 10 % người được hỏi cho rằng HĐQS của HVSQ không phải là một nghề.
Những dữ liệu thu được cho thấy người trả lời không coi HĐQS và hoạt động của
HVSQ là một nghề do những nguyên nhân sâu xa. Một số người coi việc tham gia
quân đội là nghĩa vụ, trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc, là phụng sự Đảng, Nhà nước và
nhân dân của mỗi công dân do vậy không thể coi đó là một nghề.
3.2.1.2. Hoạt động quân sự và hoạt động của học viên sĩ quan là một nghề đặc biệt
Hầu hết (88%) coi “HĐQS và hoạt động của HVSQ là một nghề đặc biệt”,
chỉ có 8% “không đồng ý” với quan niệm này; 4% “không biết/không trả lời”
Lý do học viên cho rằng HĐQS và hoạt động của HVSQ là một nghề đặc
biệt là vì: (1)Nó đặc biệt ở mục đích hoạt động: là công cụ được vũ trang nhằm
chiến đấu bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước, bảo vệ nhân dân, bảo vệ vững chắc
vùng trời, vùng biển, thềm lục địa của Tổ quốc; (2) Nó đặc biệt ở tính chất
công việc: hoạt động, làm việc trong những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, gian
khổ biên giới, hải đảo, không kể thời gian, có thể nguy hiểm đến cả tính mạng,
công việc được tổ chức chặt chẽ, chủ yếu theo mệnh lệnh; (3) Đặc biệt ở


13


phương tiện hoạt động: được trang bị vũ khí, trang thiết bị hiện đại để chiến đấu
chống lại các hoạt động chiến tranh xâm lược của kẻ thù.

76.3

Năm thứ hai
72.5

Năm thứ tư
71
62.2

53.3

46.7

52.9

36.9

31.9

23.3
Biểu 3.1. Hoạt động quân sự và hoạt động của học viên sĩ quan
là một nghề đặc biệt theo năm học
Ghi chú: Chi-squaretests: ** P<0,05, *** P<0,001
S1: Vì chức năng chủ yếu là chiến đấu bảo vệ Tổ quốc

S2: Công cụ chính được trang bị là vũ khí hiện đại
S1
S2**
S3**
S4**
S3: Địa bàn hoạt động là nơi khó khăn gian khổ (biên giới, hải đảo,...)
S4: Là loại lao động đặc biệt (nặng nhọc, nguy hiểm, căng thẳng, không kể thời gian...)
S5: Tổ chức hoạt động chặt chẽ, chủ yếu theo mệnh lệnh.
S6: Là hoạt động chủ yếu mang tính nghĩa vụ, đòi hỏi nhiều sự hy sinh, kể cả hy sinh tính mạng
S7: Có chế độ đãi ngộ đặc biệt

Kết quả phân tích số liệu cho thấy, có sự khác nhau về quan niệm này ở các
nhóm học viên học năm thứ hai và năm thứ tư (xem Biểu 3.4). Tuy nhiên không có
sự khác biệt về quan niệm này ở các nhóm học viên có ngành học, địa bàn cư trú của
gia đình, mức sống của gia đình, nghề chính của cha học viên khác nhau.
3.2.1.3. Nhận thức của học viên sĩ quan về giá trị nghề nghiệp quân sự
Số liệu ở Bảng 3.2 chúng tôi nhận thấy, mức độ nhận thức và lựa chọn các
GTNN của học viên năm thứ hai và năm thứ tư có sự khác biệt lớn (có ý nghĩa
thống kê). Ở hầu hết các chỉ báo học viên năm thứ tư đều có tỷ lệ lựa chọn các
GTNN cao hơn học viên năm thứ hai. Điều này cho thấy học viên năm thứ tư
nhận thức đầy đủ hơn, sâu sắc hơn học viên năm thứ hai.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, đa số học viên được hỏi nhìn nhận NNQS như sau:
* NNQS góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng
quân đội.
*Nghề đòi hỏi cao về tính nề nếp, kỷ luật, trình độ kỹ, chiến thuật và khả
năng quản lý, chỉ huy bộ đội.
* NNQS là nghề được xã hội coi trọng, nhân dân quý mến
* NNQS là nghề có việc làm ngay trong biên chế Nhà nước, có thu nhập ổn định.

14


S5***


* Sự phù hợp giữa năng khiếu, sở trường quân sự của học viên với đặc điểm
nghề nghiệp quân sự.
Bảng 3.2. Nhận thức của học viên về những giá trị nghề nghiệp quân sự
theo năm học
Đơn vị: %
Năm
Năm
Giá trị nghề nghiệp
Chung
thứ hai thứ tư
Nghề góp phần vào sự nghiệp xây dựng và
88,5
86,5
90,5
bảo vệ Tổ quốc, xây dựng quân đội *
Nghề đòi hỏi ý thức, trách nhiệm cao của
69,5
63,5
75,5
mỗi cá nhân ***
Nghề có việc làm ngay trong biên chế Nhà
39,9
35,5
44,3
nước*
Nghề có lương cao *

7,0
9,3
4,8
Nghề được xã hội coi trọng, nhân dân quý
63,8
58,3
69,3
mến ***
Nghề lao động với cường độ cao, vất vả,
34,4
38,0
30,8
căng thẳng *
Nghề tạo ra cuộc sống có nề nếp, kỷ luật *** 72,6
62,8
82,5
Nghề giàu tình cảm, đoàn kết thân ái ***
49,4
37,0
61,8
Nghề đòi hỏi cao về trình độ kỹ, chiến thuật,
50,5
44,3
56,8
quản lý, chỉ huy ***
Nghề cần có sức khỏe tốt ***
49,0
43,3
54,8
Nghề mang lại vinh dự, tự hào cho bản thân

53,1
45,0
61,3
***
N
800
400
400
Ghi chú: Kiểm định Chi-squaretests:* p<0,05; ** p<0,01;*** p<0,001.

Kết quả nghiên cứu gợi lên một số vấn đề như sau:
Một số học viên chưa nhận thức được đặc điểm, tính chất của HĐQS và
năng lực phù hợp với nghề. HVSQ quân đội luôn coi trọng giá trị tinh thần và
giá trị đạo đức, sống có lý tưởng, hoài bão, khát khao vươn lên trong cuộc
sống. Học viên năm thứ tư nhận thức về các GTNNQS sâu sắc hơn so với học
viên năm thứ hai. Ở nhiều chỉ báo, nhóm học viên có địa bàn cư trú của gia
đình ở đô thị nhận thức về các GTNN cao hơn hẳn so với nhóm học viên có
địa bàn cư trú gia đình ở nông thôn và nhóm học viên có địa bàn cư trú gia
đình ở miền núi, vùng sâu, vùng xa.
Học viên đã nhận thức được GTNN của mình, họ quan tâm và đánh giá cao
các giá trị mang ý nghĩa chính trị - xã hội và đề cao các giá trị đạo đức, giá trị tinh
thần. Các giá trị vật chất được học viên đề cập đến nhưng không phải là giá trị có ý
nghĩa quan trọng đối với họ. Tuy nhiên, nhận thức của học viên còn chưa đầy đủ
và sâu sắc đặc biệt là những giá trị mang đặc trưng NNQS được lựa chọn với tỷ lệ
còn thấp; sự phù hợp của học viên với NNQS, mức độ lựa chọn, đánh giá các giá

15


trị cũng có sự khác nhau, nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau và tăng dần theo

thời gian đào tạo, học viên năm thứ tư có nhận thức về các GTNNQS đầy đủ, sâu
sắc hơn học viên năm thứ hai. Không có sự khác biệt đáng kể trong nhận thức về
NNQS ở các nhóm học viên có địa bàn cư trú gia đình, mức sống gia đình, nghề
nghiệp chính của cha, ngành học khác nhau.
3.2.2. Thái độ của học viên sĩ quan đối với nghề nghiệp và giá trị nghề
nghiệp quân sự
Kết quả nghiên cứu cho thấy, thái độ với nghề nghiệp và đa số các
GTNNQS đều được học viên lựa chọn ở mức độ “rất quan trọng”. HVSQ tỏ thái
độ rõ ràng trong ĐHGTNN của mình trước hết ở thái độ tích cực về chính trị, tư
tưởng, ở sự lựa chọn và đánh giá cao những giá trị về chuyên môn, nghiệp vụ,
những giá trị đặc trưng của NNQS trong khi vẫn luôn đề cao những giá trị về
đạo đức, lối sống.
- Thái độ với NNQS được thể hiện ở sự yêu nghề, gắn bó với nghề, coi binh
nghiệp là sự lựa chọn của cuộc đời ở học viên. Đa số người được hỏi đều xác định
gắn bó đến cùng với con đường binh nghiệp. Và sự yêu mến nghề nghiệp được thể
hiện ở hành động tu dưỡng, học tập, rèn luyện của học viên.
- Thái độ đối với NNQS được thể hiện niềm tin tưởng vào sự phát triển bền
vững của NNQS trong tương lai. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đa số học viên tin
tưởng vào sự phát triển của NNQS trong tương lai.
-Thái độ với nghề nghiệp cũng được thể hiện ở mức độ tự hào về nhà trường,
ngành học, mức độ hứng thú với NNQS của HVSQ. Kết quả khảo sát cho thấy, có
tới 77% học viên “rất tự hào” về trường học; 55% học viên được hỏi “rất tự hào”
về ngành học; có tới 52% học viên “thích” và 27% “rất thích”, nghề mình đang
theo học.
- Phân tích số liệu chỉ ra rằng, có sự khác biệt đáng kể về thái độ đối với
NNQS ở nhóm học viên học các ngành học khác nhau.
Như vậy, những số liệu và thông tin định tính thu được cho thấy, thái độ của
HVSQ về GTNNQS là tương đối đúng đắn thể hiện sự hiểu biết và nhận thức
sâu sắc về nghề nghiệp và GTNNQS. Thái độ của học viên năm thứ tư đầy đủ
và tích cực hơn thái độ của học viên năm thứ hai.

3.2.3. Hành động được học viên sĩ quan lựa chọn và thực hiện để tạo nên
các giá trị nghề nghiệp
Kết quả nghiên cứu cho thấy, HVSQ đã xác định được những hành động tương
ứng, phù hợp với quá trình đào tạo và tích cực thực hiện các hành động đó để khẳng
định GTNN của mình. Sự lựa chọn, thực hiện các hành động có sự khác nhau giữa
các đối tượng và có sự biến đổi trong quá trình đào tạo - học viên năm tư lựa chọn
những hành động sát với thực tế hơn học viên năm thứ hai (xem Bảng 3.6).

16


Bảng 3.6. Hành động được học viên lựa chọn và thực hiện để tạo nên những nghề nghiệp
quân sự theo năm học
Đơn vị: %

Kết quả nghiên cứu khẳng định, hành động chiếm lĩnh và khẳng định GTNN
của học viên còn chưa đầy đủ, vững chắc, một số học viên chưa nhận thức được
họ cần phải làm gì để khẳng định những GTNN của mình đã lựa chọn. Phân tích
số liệu thu được cho thấy, không có sự khác biệt ở nhóm HVSQ có ngành học,
mức sống, địa bàn cư trú gia đình, nghề nghiệp chính của cha khác nhau trong việc
lựa chọn và thực hiện hành động để tạo ra những GTNNQS.
3.2.4. Nguyện vọng và định hướng giá trị nghề nghiệp - việc làm của học
viên sĩ quan quân đội khi ra trường
Kết quả nghiên cứu cho thấy, đa số học viên mong muốn được làm việc “ở
gần nhà” để có điều kiện chăm sóc gia đình và làm việc “ở các thành phố lớn” để
có cơ hội và điều kiện thuận lợi phát triển nghề nghiệp. Tuy nhiên các cuộc trao
đổi với học viên chúng tôi càng có đủ các bằng chứng chứng tỏ nếu không được
như nguyện vọng thì họ vẫn sẵn sàng chấp hành theo sự phân công công việc của
tổ chức. Tồn tại xu hướng chung là rất ít học viên lựa chọn địa bàn làm việc “ở
nông thôn” và “ở vùng sâu, vùng xa, hải đảo”. Có sự khác biệt đáng kể về

nguyện vọng này ở các nhóm học viên học các ngành học khác nhau. Kết quả
nghiên cứu này khác với kỳ vọng của nhiều người rằng, HVSQ quân đội sẽ sẵn
sàng nhận nhiệm vụ làm việc ở những khu vực khó khăn, gian khổ, ở vùng sâu,
vùng xa, biên giới, hải đảo song thực tế lại không phải vậy.
Tồn tại xu hướng mức sống gia đình học viên càng thấp thì nguyện vọng
làm việc “ở nông thôn” và “ở vùng sâu, vùng xa, hải đảo” càng cao và nhóm học

17


viên có gia đình ở miền núi/hải đảo mong muốn làm việc “ở vùng sâu, vùng xa,
hải đảo” với tỷ lệ cao hơn rất nhiều so với nhóm học viên có gia đình đô thị và
nông thôn. Không có sự khác biệt đáng kể trong việc lựa chọn chỉ báo“theo sự
phân công của tổ chức” giữa các nhóm học viên có mức sống gia đình khác nhau.
Học viên có mẹ là bộ đội, công an lựa chọn địa bàn nơi làm “ở gần nhà” việc
với tỷ lệ cao nhất (59,1%) cách biệt so với học viên có mẹ làm các nghề khác. Tỷ lệ
lựa chọn địa bàn làm việc “theo sự phân công của tổ chức” ở nhóm này thấp nhất
chỉ chiếm 13,6%. Hơn nữa không có học viên nào lựa chọn nguyện vọng làm việc ở
“vùng sâu, vùng xa, hải đảo”. Những số liệu này gợi cho chúng ta nhiều suy nghĩ,
những tưởng học viên con em trong ngành sẽ nhận thức cao về trách nhiệm nghề
nghiệp, tính sẵn sàng nhận và hoàn thành những nhiệm vụ khó khăn khi được tổ
chức phân công song thực tế lại không phải như vậy. Không có sự khác biệt đáng kể
về nguyện vọng địa bàn nơi làm việc giữa nhóm học viên năm thứ hai và nhóm học
viên năm thứ tư và giữa các nhóm học viên có cha làm nghề chính khác nhau.
Nguyên vọng địa bàn nơi làm việc của HVSQ khi ra trường chịu ảnh hưởng
của các yếu tố mức sống, địa bàn cư trú của gia đình, ngành học, nghề nghiệp
chính của mẹ. Yếu tố năm học, nghề nghiệp chính của cha không có ảnh hưởng
nhiều đến nguyện vọng địa bàn nơi làm việc của học viên sau khi ra trường. Điểm
khác biệt lớn nhất là nếu như các sinh viên học các trường bên ngoài quân đội, đa
số sau khi ra trường mong muốn được làm việc đúng chuyên ngành, được làm

việc ở các thành phố lớn để thuận lợi cho quá trình phát triển nghề nghiệp và thăng
tiến xã hội (Lê Đức Phúc, 1995 [70], Vũ Hào Quang, 2001[72], Phạm Tất Thắng,
2008 [85], Vũ Cao Đàm và Cộng sự, 2012 [20].v.v…) thì vẫn có một tỷ lệ khá cao
HVSQ quân đội lại mong muốn và sẵn sàng đến “bất cứ nơi nào” và “theo sự
phân công của tổ chức” để rèn luyện, cống hiến, góp phần sức nhỏ bé vào quá
trình xây dựng và phát triển đất nước. Đây là những giá trị, chuẩn mực mà cộng
đồng xã hội và quân đội kỳ vọng, mong muốn ở người HVSQ. Ngoài nguyện
vọng về địa bàn nơi làm việc, HVSQ mong muốn khi ra trường “được làm việc
đúng với chuyên ngành đào tạo”; “có môi trường làm việc tốt, mọi người sống
chan hòa yêu thương”; “được đóng góp, cống hiến cho Quân đội và Tổ quốc”;
“được tiếp tục học lên cao” để đáp ứng được nhiệm vụ và hoàn thiện bản thân.

18


CHƯƠNG 4
LÝ DO LỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP, QUÁ TRÌNH TRƯỞNG THÀNH,
NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỊNH HƯỚNG
GIÁ TRỊ NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC VIÊN SĨ QUAN TRONG
CÁC HỌC VIỆN, NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI KHU VỰC PHÍA BẮC
4.1. Lý do lựa chọn nghề nghiệp và quá trình trưởng thành của nhóm học
viên sĩ quan quân đội
4.1.1. Lý do lựa chọn con đường binh nghiệp của nhóm học viên sĩ quan quân đội
Kết quả phân tích nhân tố khám phá ở Bảng 4.2 cho thấy, những lý do lựa
chọn nghề nghiệp quân sự chính của học viên bao gồm 3 nhóm chủ yếu: (1)Tinh
thần yêu nước và lòng tự hào nghề nghiệp (gồm 4 chỉ báo đầu); (2) Sự phù hợp
giữa năng lực của học viên với NNQS (3 chỉ báo tiếp theo); (3) Địa vị xã hội và
những giá trị vật chất của NNQS (4 chỉ báo cuối).
Bảng 4.1. Ma trận tương quan của các chỉ báo với nhân tố (phép xoayVarimax)
Các chỉ báo

1
2
3
Cb
Lòng tự hào dân tộc, truyền thống chống ngoại
0,718
0,827
xâm bảo vệ Tổ quốc
Tình yêu quê hương, đất nước
0,672
0,806
Muốn góp phần vào sự nghiệp xây dựng và
0,612
0,777
bảo vệ Tổ quốc, quân đội.
Vinh dự, tự hào là người sĩ quan quân đội
0,515
0,671
Bản thân có sở trường, năng khiếu quân sự
0,636
0,795
Nghề phù hợp với sức khỏe và trình độ
0,418
0,580
Nghề phù hợp với hứng thú, sở thích cá nhân
0,312
0,538
Có việc làm ngay trong biên chế nhà nước
0,752 0,600
Nghề được xã hội coi trọng

0,652 0,467
Nghề có thu nhập cao
0,574 0,359
Binh nghiệp là hướng phấn đấu có triển vọng
0,358 0,293
Giá trị riêng(Eigenvalues)a
3,04
1,45
1,12
Tỷ lệ % phương sai giải thích được
27,6
13,1
10,2
Tổng phương sai trích
50.9%
Hệ số KMO và kiểm định Barlett
0,795 (p <0,001)
Ghi chú:aEigenvalue đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi yếu tố,
biểu thị khả năng tóm tắt thông tin của yếu tố.

Phân tích mối tương quan giữa 3 nhân tố trên với các biến số độc lập cho
thấy, sự lựa chọn NNQS của học viên cũng chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố về
địa vị xã hội và giá trị vật chất mà NNQS mang lại như ngành học, mức sống
của gia đình học viên và nghề nghiệp chính của cha ở những mức độ khác nhau.
4.1.2. Quá trình trưởng thành và định hướng nghề nghiệp tương lai của nhóm học
viên sĩ quan quân đội
Những dữ liệu thu được cho thấy, quan thời gian được học tập, rèn luyện trong
môi trường quân sự, học viên đã có sự trưởng thành về nhiều mặt, trong đó những
khía cạnh trưởng thành được học viên nhấn mạnh đó là sự trưởng thành về nhận


19


thức chính trị - xã hội, về trình độ chuyên môn kỹ thuật, hiểu biết về quân sự, sự
trưởng thành về tác phong công tác, sự chững chạc, xử trí các mối quan hệ xã hội,
về tính tỉ mỉ, cẩn thận, ý thức tự giác, tính kỷ luật và sức khỏe.
4.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình định hướng giá trị nghề
nghiệp của học viên sĩ quan quân đội
4.2.2. Nhóm những nhân tố thuộc về chủ thể
Kết quả nghiên cứu ở Chương 3 và phương pháp phân tích anova cùng với
những dữ liệu thu được cho thấy, những nhân tố về đặc điểm cá nhân học viên
(năm học, ngành học, tuổi, dân tộc), sự tự học tập, rèn luyện, tự định hướng có
ảnh hưởng mạnh mẽ đến ĐHGTNN của HVSQ.
4.2.3. Nhóm những nhân tố thuộc về khách thể
4.2.3.1. Nhân tố gia đình
Truyền thống gia đình, điều kiện kinh tế/mức sống gia đình, nghề nghiệp
chính của cha/mẹ học viên có tác động mạnh mẽ đến quá trình học tập, rèn
luyện nói riêng và ĐHGTNN của học viên nói chung. Những lời động viên từ
những người thân trong gia đình, dòng họ, truyền thống của gia đình, dòng họ…
là động lực kích thích học viên yên tâm phấn đấu học tốt, rèn nghiêm chiếm lĩnh
những GTNN, ổn định, gắn bó suốt đời với nghề binh nghiệp.
4.2.3.2. Nhân tố nhà trường quân sự
Kết quả nghiên cứu cho thấy, các nhân tố như: quá trình giáo dục, đào tạo; môi
trường sư phạm quân sự; vai trò của các tổ chức, lực lượng trong các học viện, nhà
trường quân đội có ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình ĐHGTNN ở HVSQ.
4.2.3.3.Những nhân tố xã hội
Kết quả nghiên cứu cho thấy, các nhân tố xã hội như: vai trò lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam và sự quản lý, điều hành của Nhà nước; tình hình phát
triển kinh tế, văn hoá, chính trị của đất nước; những âm mưu, thủ đoạn chống
phá của các thế lực thù địch; sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công

nghệ có ảnh hưởng đến ĐHGTNN của HVSQ.
4.2.3.4. Các phương tiện truyền thông đại chúng
Những thông tin định tính và số liệu định lượng thu được từ nghiên cứu cho
thấy, các phương tiện thông tin đại chúng có ảnh hưởng đến ĐHGTNN của học
viên trên cả hai bình diện tích cực và tiêu cực trong bối cảnh hiện nay.
4.2.3.5. Nhóm xã hội - nhóm bạn
Những dữ liệu thu được cho thấy nhóm bạn có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành
vi lựa chọn NNQS nói riêng và ĐHGTNN của học viên nói chung. Qua quá trình
tương tác xã hội hàng ngày, nhóm bạn cùng lớp, cùng tiểu đội, đại đội, trung đội
có những chia sẻ, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện cũng như cùng
nhau xây dựng kế hoạch tự định hướng cho mình những GTNN cần đạt được để
rồi cùng nhau chiếm lĩnh những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp.

20


4.3. Giải pháp định hướng giá trị nghề nghiệp cho học viên sĩ quan trong
các học viện, nhà trường quân đội khu vực phía Bắc
Trên cơ sở phân tích thực trạng ĐHGTNN, luận án đề xuất 4 nhóm giải
pháp cơ bản góp phần ĐHGTNN cho HVSQ hướng tới sự kết hợp hài hòa giữa
thỏa mãn những nhu cầu/sở nguyện của học viên mà vẫn đảm bảo ngày càng
nâng cao tính chuyên nghiệp, sự phát triển của NNQS đáp ứng yêu cầu xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.
4.3.1.Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo - lồng ghép đào
tạo kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp với giáo dục GTNNQS
Để nâng cao nhận thức, kỹ năng, kỹ xảo NNQS cho HVSQ cần thực hiện tốt
một số nội dung sau: Một là, các học viện, nhà trường quân đội cần xác định rõ
mục tiêu, yêu cầu giáo dục, đào tạo cụ thể cho từng chuyên ngành, từng nhóm
học viên và từng cấp học, đồng thời tổ chức thực hiện tốt nhất các mục tiêu, yêu
cầu đó. Hai là, thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp giáo

dục, huấn luyện trong các nhà trường quân đội sát với tình hình thực tiễn và
những dự báo của thời kỳ mới nhằm nâng cao chất lượng toàn diện, cả phẩm
chất và năng lực cả kiến thức và kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp cho học viên. Ba
là, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý ở các nhà trường
quân đội sao cho đủ tiêu chuẩn, mô phạm, là tấm gương sáng về phẩm chất và
năng lực cho học viên noi theo. Bốn là, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị
cho huấn luyện, đặc biệt quan tấm đến xây dựng nhà truyền thống, bảo tàng
những ngành/nghề chính trong quân đội qua đó góp phần giáo dục truyền thống
ngành/nghề và những GTNNQS cho học viên; xây dựng nhà trường quân đội
chính quy, hiện đại góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo đội ngũ sĩ
quan cho Quân đội Nhân dân Việt Nam.
4.3.2. Phát huy vai trò của các tổ chức, lực lượng trong và ngoài quân đội trong
việc định hướng giá trị nghề nghiệp, ổn định nghề nghiệp cho HVSQ
Để quá trình giáo dục nghề nghiệp, ĐHGTNN cho học viên đạt hiệu quả cao
cần có sự phối kết hợp chặt chẽ và phát huy vai trò tích cực của các tổ chức, lực
lượng trong nhà trường quân đội với gia đình, địa phương – nơi học viên sinh ra
và các phương tiện truyền thông đại chúng.
4.3.3. Nhóm giải pháp phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo trong quá trình
tự giáo dục, tự rèn luyện của HVSQ
Để phát huy tính tích cực, đề cao tính chủ động của học viên trong tự giáo
dục, đào tạo, tự rèn luyện nâng cao nhận thức về NNQS cần thực hiện tốt một số
nội dung cơ bản sau: Một là, tăng cường giáo dục ĐHGTNNQS; kịp thời khơi
dậy tình cảm yêu mến, gắn bó nghề nghiệp; phát huy ý chí, trách nhiệm, tính
tích cực, tự giác trong học tập, công tác, rèn luyện của mỗi học viên nhằm nâng
cao phẩm chất NNQS. Hai là, đẩy mạnh phong trào thi đua quyết thắng, các
cuộc vận động và các nội dung, chương trình hoạt động của đơn vị, tập trung

21



thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị tạo môi trường thuận lợi cho học viên phát huy
cao độ tính tự giác, tinh thần sáng tạo, năng lực, trí tuệ trong mọi hoạt động của
đơn vị. Ba là, tổ chức tốt sinh hoạt tự phê bình và phê bình, hàng năm đánh giá
đúng ưu điểm, khuyết điểm của học viên; kịp thời biểu dương, khen thưởng
những thành tích, đồng thời phê phán những quan điểm, tư tưởng, hành vi chậm
tiến bộ, kiên quyết kỷ luật những sai phạm.
4.3.4. Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với đội ngũ sĩ quan
quân đội nói chung và học viên sĩ quan nói riêng đáp ứng yêu cầu xây dựng
quân đội, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới
Để việc đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với đội ngũ sĩ quan quân
đội và HVSQ quân đội cần làm tốt những nội dung cơ bản dưới đây: Một là,
thực hiện tốt chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với quân đội đã có, bảo
đảm tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ sĩ quan quân đội nói chung và
HVSQ nói riêng. Hai là, thực hiện tốt chủ trương, chính sách giáo dục đào tạo
tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo đối với HVSQ. Nếu được giải quyết tốt
những nội dung này sẽ có tác dụng hết sức to lớn trong việc giáo dục,
ĐHGTNNQS.
Tóm lại, công tác chính sách cần hướng tới việc thỏa mãn những nhu cầu,
lợi ích vật chất, tinh thần căn bản của học viên. Đảm bảo tốt các điều kiện học
tập, cơ sở vật chất cho học tập, huấn luyện hướng tới tính chuyên nghiệp của
NNQS, đảm bảo tốt điều kiện sống, chế độ ăn, nghỉ cho bộ đội trong quá trình
đào tạo, khi ra trường đảm bảo cho học viên được làm việc đúng chuyên ngành
đào tạo, có môi trường làm việc tốt đáp ứng sự phát triển toàn diện và thăng tiến
xã hội. Đây là những nền tảng hết sức quan trọng giúp HVSQ ổn định, yên tâm
và gắn bó trọn đời với NNQS.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Kết quả luận án cho thấy bức tranh khá sinh động về nhận thức, thái độ và
hành vi về nghề nghiệp và GTNN, quá trình ổn định nghề nghiệp và những nhân
tố ảnh hưởng đến ĐHGTNN của HVSQ trong các học viện, nhà trường quân

đội trên những điểm cơ bản như sau:
Thứ nhất, luận án đã tổng quan tình hình nghiên cứu đi trước để biết được
những vấn đề lý luận về chủ đề này đã được các nhà nghiên cứu đi trước khai thác
đến đâu và đâu là những khoảng trống về lý thuyết cần quan tâm nghiên cứu. Việc
khảo cứu các nghiên cứu đi trước giúp cho tác giả nhận diện rõ hơn thực trạng
định hướng giá trị nghề nghiệp của học viên sĩ quan hay chính là nhận thức, thái
độ của họ về nghề nghiệp và những giá trị nghề nghiệp quân sự, những mong
muốn - định hướng giá trị nghề nghiệp – việc làm, những hành động chiếm lĩnh,
khẳng định những giá trị nghề nghiệp đã lựa chọn; những nhân tố cơ bản tác động
đến định hướng giá trị nghề nghiệp của học viên sĩ quan trong các học viện, nhà

22


trường quân. Quan trọng hơn nữa là việc khảo cứu những nghiên cứu đi trước
giúp tác giả xây dựng được một khung phân tích tốt cho việc triển khai luận án.Từ
việc kế thừa có chọn lọc kết quả của những nghiên cứu đi trước, luận án đã thao
tác hóa, làm rõ một số khái niệm then chốt về chủ đề nghiên cứu để sử dụng làm
công cụ trong quá trình nghiên cứu; lựa chọn, áp dụng các lý thuyết xã hội học
trong nghiên cứu về định hướng giá trị nghề nghiệp của học viên sĩ quan quân đội
theo tiếp cận xã hội học. Thứ hai, đa số HVSQ quân đội có nhận thức, thái độ tốt,
có hành vi tích cực trong quá trình học tập, rèn luyện, xây dựng những GTNN mà
họ lựa chọn. Họ đã xác định được những hành động tương ứng, phù hợp với quá
trình đào tạo và thực hiện chúng để khẳng định GTNN của mình. Tuy nhiên, một
số học viên còn nhận thức lệch lạc về NNQS, hành động chiếm lĩnh và khẳng định
GTNN ở một số học viên còn chưa đầy đủ, vững chắc, một số chưa nhận thức
được họ cần phải làm gì để khẳng định những GTNN mình đã lựa chọn. Thứ ba,
học viên lựa chọn con đường binh nghiệp với nhiều lý do khác nhau, song phép
phân tích nhân tố khám phá đã chỉ ra lý do lựa chọn NNQS chính của học viên
bao gồm 3 nhân tố chủ yếu: (1) Tinh thần yêu nước và lòng tự hào nghề nghiệp;

(2) Sự phù hợp giữa năng lực của học viên với NNQS; (3) Địa vị xã hội và những
giá trị vật chất của NNQS. Trong ba nhân tố trên, “tinh thần yêu nước và lòng tự
hào nghề nghiệp” là nhân tố phổ biến nhất trong việc lựa chọn NNQS của HVSQ.
Thứ tư, xu hướng khá phổ biến ở nhóm HVSQ quân đội hiện nay là mong muốn
được làm việc “ở gần nhà”, và “ở các thành phố lớn” sau khi ra trường. Nguyện
vọng của học viên khi ra trường chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố ngành học, năm
học, địa bàn cư trú, mức sống của gia đình, nghề nghiệp chính của cha/mẹ học
viên ở các mức độ khác nhau. Thư năm, học viên có đặc điểm cá nhân, đặc điểm
gia đình khác nhau thì nhận thức, thái độ và hành động về nghề nghiệp và GTNN
khác nhau. Quá trình ĐHGTNN của học viên chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của hai
nhóm nhân tố là: Nhóm các nhân tố thuộc về chủ thể và nhóm các nhân tố thuộc
về khách thể. Cả hai nhóm nhân tố đều có tác động mạnh mẽ đến quá trình
ĐHGTNN của HVSQ, trong đó nhóm những nhân tố về chủ thể có ảnh hưởng
mạnh nhất đến quá trình ổn định, yên tâm và gắn bó với NNQS ở HVSQ quân
đội. Thứ sáu, trong quá trình học tập, rèn luyện trong quân đội, đại đa số học viên
tự đánh giá mình có sự trưởng thành và ổn định nghề nghiệp. Sự trưởng thành về
mọi mặt của học viên năm thứ tư thường cao hơn học viên năm thứ hai.
2. Khuyến nghị
- Cần khuyến khích có những nghiên cứu chuyên sâu hơn về chủ đề này ở
nhóm HVSQ quân đội và với mẫu nghiên cứu rộng hơn (có tính đến cac tiêu chí
về khu vực, vùng miền, dân tộc và tôn giáo khác nhau) để có bức tranh hoàn chỉnh
hơn về ĐHGTNNQS trong bối cảnh xây dựng quân đội “chính quy, tinh nhuệ,
từng bước hiện đại” hay nói cách khác hướng tới sự “chuyên nghiệp” của NNQS.

23


×