Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

SKKN Một số kinh nghiệm dạy học bằng bản đồ tư duy trong tiết lý thuyết Toán THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.32 KB, 23 trang )

www.huongdanvn.com
Đề tài “ Một số kinh nghiệm dạy học bằng bản đồ tư duy trong tiết lý thuyết Toán THCS”

PHỤ LỤC
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21

NỘI DUNG
A. MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề
1. Thực trạng của vấn đề


2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
II. Phương pháp tiến hành
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
2. Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp.
B. NỘI DUNG
I. Mục tiêu
II. Mô tả giải pháp của đề tài
1. Thuyết minh tính mới
2. Khả năng áp dụng
- Thời gian áp dụng hoặc thử nghiệm có hiệu quả
- Có khả năng thay thế giải pháp hiện có.
- Khả năng áp dụng ở đơn vị hoặc trong ngành.
3. Lợi ích kinh tế- xã hội
- Lợi ích có thể đạt được đến quá trình giáo dục, công tác.
- Tính năng kỹ thuật, chất lượng, hiệu quả sử dụng.
- Tác động xã hội; cải thiện môi trường, điều kiện lao động.
C. KẾT LUẬN
- Điều kiện, kinh nghiệm áp dụng, sử dụng giải pháp.
- Triển vọng trong việc vận dụng và phát triển giải pháp.
- Đề xuất, kiến nghị.

Trang
2
2
3
4
4
4
5

6
7
7
18
18
18
18
19
19
19
20
21
21
21

Tên đề tài :

“ Một số kinh nghiệm dạy học
bằng bản đồ tư duy trong tiết lý thuyết Toán THCS”
Tác giả: Đặng Quốc Văn

PHẦN A. MỞ ĐẦU
Giáo viên: Đặng Quốc Văn

Trường THCS Mỹ Lộc

Trang 1


www.huongdanvn.com

Đề tài “ Một số kinh nghiệm dạy học bằng bản đồ tư duy trong tiết lý thuyết Toán THCS”

I. Đặt vấn đề
1. Thực trạng của vấn đề đòi hỏi phải có giải pháp mới để giải quyết
Trong các năm học qua giáo dục Việt Nam tăng cường đổi mới toàn diện mà
trước tiên là đổi mới phương pháp dạy học. Nhất là trong năm học 2011 – 2012, toàn
Ngành giáo dục phát động dạy học theo phương pháp dạy học tích cực, chủ đạo là
phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy. Đây là phương pháp dạy học tương đối mới
mẻ tại nước ta vì đây là phương pháp mang lại tâm lí thỏa mái, vui vẻ, đầy tính sáng
tạo rất phù hợp với tình hình dạy họccủa giáo viên và học sinh hiện nay và các phong
trào do Bộ giáo dục phát động như phong trào “ Trường học thân thiện, học sinh tích
cực ”.
Trong thực tế hiện nay, còn nhiều học sinh học tập mang tính thụ động, chỉ đơn
thuần là nhớ kiến thức một cách rờ rạc hay theo một trình tự của sự ghi chép, mà nhớ
theo lối này học sinh lại chóng quên. Do đó dùng bản đồ tư duy để hệ thống kiến thức
rất thuận lợi trong quá trình học tập, tư duy và ghi nhớ kiến thức. Bởi vì, bản đồ tư
duy là một sơ đồ mở chính học sinh hình thành, sáng tạo thỏa sức, là sản phẩm của
chính tay học sinh tạo ra nên học sinh nhớ rất lâu, đồng thời bản đồ tư duy được thể
hiện bằng màu sắc, đường nét và dùng những từ khóa để ghi chép một cách ngắn gọn,
đầy đủ giúp học sinh quan sát được tổng thể hệ thống kiến thức.
Dạy học bằng bản đồ tư duy là một phương pháp dạy học mới được áp dụng nên
bước đầu cả thầy và trò đều bở ngỡ và gặp không ít khó khăn:
Học sinh chưa quen với phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy, chưa hình
thành được phương pháp tổng quát hóa nội dung của một tiết học, chưa quen trong
quá trình thể hiện các nhánh cho khoa học. Đó là chưa kể đến một bộ phận học sinh
lười tư duy và thụ động trong học tập
Đối với giáo viên, đây là năm học đầu tiên đưa phương pháp dạy học bằng bản
đồ tư duy vào áp dụng nên gặp rất nhiều khó khăn trong khâu soạn – giảng. Giáo viên
thông thường áp dụng phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy vào các tiết luyện tập,
ôn tập, chứ ngại khi vận dụng vào kiểu bài giảng tiết lí thuyết. Vì ở kiểu bài này đôi

khi một tiết chỉ có một đơn vị kiến thức nên rất khó hình thành bản đồ tư duy, đa số
các tiết lí thuyết là xây dựng kiến thức mà phương pháp bản đồ tư duy thông thường
dùng để hệ thống kiến thức. Phần khác do một số giáo viên suy nghĩ là dùng bản đồ tư
duy để củng cố kiến thức nhằm mục đích là nhớ kiến thức để vận dụng vào giải bài
Giáo viên: Đặng Quốc Văn

Trường THCS Mỹ Lộc

Trang 2


www.huongdanvn.com
Đề tài “ Một số kinh nghiệm dạy học bằng bản đồ tư duy trong tiết lý thuyết Toán THCS”

tập. Nhưng trong thực tế là hoạt động giải bài tập áp dụng để củng cố, khắc sâu kiến
thức ( nhớ kiến thức) để từ đó vận dụng giải các dạng bài tập.
Mặc khác, một vài giáo viên còn ngần ngại khi áp dụng phương pháp dạy học
bằng bản đồ tư duy. Vì chưa xác định rõ quy trình dạy học và vẽ bản đồ tư duy nên
khi bắt tay vào vẽ bản đồ tư duy thì cũng gặp không ít khó khăn, vã lại khi sử dụng
phần mềm vẽ bản đồ tư duy iMindMap cũng gặp nhiều trở ngại nhất cấu hình máy vi
tính phải đủ mạnh.
Với thực trạng trên, bản thân tôi mạnh dạng đưa ra một số giải pháp nhằm tháo
gỡ phần nào những vướng mắc trên.
2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới
Dạy học bằng bản đồ tư duy trong tiết lý thuyết Toán đã góp phần tích cực quyết
định sự thành công của việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, lấy
học sinh làm trung tâm. Chấn chỉnh được tình trạng lĩnh hội kiến thức một cách thụ
động, nhớ kiến thức một cách rời rạt, tạm thời của học sinh. Hình thành cho học sinh
thói quen nghiên cứu có khoa học làm chủ được kiến thức, xây dựng lòng tin cho học
sinh trong học tập, xóa bỏ được tình trạng nhút nhát, rụt rè, ngại hoạt động của học

sinh. Đồng thời góp phần phát triển bán cầu đại não phải vì ở đó lưu trữ và xử lí các
thông tin về màu sắc, hình dạng ,… mà bấy lâu nay ở học sinh chưa phát huy hết khả
năng.
Dạy học bằng bản đồ tư duy trong tiết lý thuyết Toán nhằm giúp cho học sinh
tự hình thành, lĩnh hội và khắc sâu kiến thức trong bộ não một cách hiệu quả nhất
thông qua tự nghiên cứu, tự hệ thống các kiến thức lại bằng cách hình thành bản đồ tư
duy. Từ đó tư duy, phân tích để đưa ra các dạng bài tập củng cố kiến thức một cách
hợp lí nhất.
Dạy học bằng bản đồ tư duy trong tiết lý thuyết Toán là đòn bẩy góp phần đẩy
mạnh công tác đổi mới phương pháp dạy học tích cực ở các môn học khác và xử lí các
hoạt động khác trong cuộc sống thường ngày.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Trên các cơ sở lí luận, thực tiễn và nhiệm vụ của đề tài tôi đã chọn phạm vi
nghiên cứu của đề tài là :
Giáo viên: Đặng Quốc Văn

Trường THCS Mỹ Lộc

Trang 3


www.huongdanvn.com
Đề tài “ Một số kinh nghiệm dạy học bằng bản đồ tư duy trong tiết lý thuyết Toán THCS”

- Phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy.
- Các tiết dạy học lí thuyết Toán ở các lớp bản thân trực tiếp giảng dạy.
- Qua các tiết thao giảng, hội giảng ở Trường và Ngành tổ chức.
- Qua công tác dự giờ đồng nghiệp trong nhà trường và kết quả khảo sát .
II. Phương pháp tiến hành
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn có tính định hướng cho việc nghiên cứu, tìm giải

pháp của đề tài.
1.1. Cơ sở lí luận:
Để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
Ngành giáo dục nước ta không ngừng đổi mới để đào tạo con người mới . Đặc biệt
trong các năm học qua ngành giáo dục đã tăng cường đổi mới phương pháp dạy học,
năm học 2011 – 2012 toàn ngành giáo dục đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học
theo hướng tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, nhất là dạy học bằng bản đồ tư
duy. Dạy học bằng bản đồ tư duy ngoài việc đã khắc phục được tình trạng dạy học
theo lối “ đọc chép” mà cả xã hội đang bức xúc mà còn đưa học sinh vào trạng thái
hăng hái hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo, nhằm giúp cho học sinh phát triển tư
duy độc lập, góp phần hình thành phương pháp tự học, tự hình thành hứng thú học tập,
tạo niềm tin trong học tập, làm chủ kiến thức.
Để đạt được mục tiêu theo phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm đã
đặt ra cho giáo viên nhận thấy được quy luật nhận thức của học sinh. Học sinh là chủ
thể xây dựng và tiếp nhận kiến thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo và thái độ một cách
chủ động mà chính bản thân đã hình thành được qua việc tự xây dựng bản đồ tư duy.
Bản đồ tư duy là hình thức ghi chép bằng hình ảnh, màu sắc, đường nét và chọn
lọc những kiến thức cơ bản để biểu đạt theo sự sắp xếp có khoa học của học sinh một
cách sáng tạo theo suy nghĩ riêng của mình nên nó được lưu giữ bằng hình ảnh vào
khối óc của học sinh, do đó giúp học sinh hiểu sâu, nhớ lâu và vận dụng tốt.
1.2. Cơ sở thực tiễn:
Trong năm học 2011 – 2012 áp dụng phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy
vào giảng dạy môn toán tại Trường. Bản thân tôi nhận thấy được sự lúng túng trong
việc hình thành bản đồ tư duy cho từng tiết dạy, hệ thống kiến thức từng phần, từng
Giáo viên: Đặng Quốc Văn

Trường THCS Mỹ Lộc

Trang 4



www.huongdanvn.com
Đề tài “ Một số kinh nghiệm dạy học bằng bản đồ tư duy trong tiết lý thuyết Toán THCS”

chương; thiết kế và thực hiện các hoạt động dạy học theo phương pháp dạy học bằng
bản đồ tư duy.
Hiện nay, nhiều học sinh còn học tập theo hướng thụ động, chưa thật sự độc lập
suy nghĩ và thể hiện những ý kiến của cá nhân mình. Hầu hết học sinh chỉ đơn thuần
là tìm kiếm kiến thức và nhớ kiến thức theo kiểu rời rạt bài nào theo bài đó hoặc
chương nào theo chương đó chứ chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa các phần, các bài,
các chương theo một tư duy có hệ thống và còn nhớ hệ thống kiến thức theo một trình
tự sắp đặt trước, theo trình tự ghi chép.
Mặc khác, dạy học bằng bản đồ tư duy là một phương pháp dạy học mới . Do đó
nhiều học sinh khi tiếp cận còn bở ngỡ, một số giáo viên còn lúng túng trong quá trình
giảng dạy cũng như hình thành bản đồ tư duy cho một hệ thống kiến thức trong một
bài, đặc biệt là đối với kiểu bài lí thuyết một số giáo viên và học sinh gặp nhiều khó
khăn trong việc hình thành bản đồ tư duy cũng như đưa bản đồ tư duy vào tiết học
như thế nào, tại thời điểm nào cho thích hợp.
Bên cạnh đó việc thao táo vẽ bản đồ tư duy trên giấy cũng như trên máy vi tính
cũng gặp không ít khó khăn đối với một số giáo viên và học sinh.
2. Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp
2.1. Các biện pháp tiến hành:
- Xây dựng ý tưởng, đưa ra thảo luận ở tổ chuyên môn trong trường để thống
nhất nội dung đề tài.
- Qua thực tiễn giảng dạy của bản thân.
- Tham khảo ý kiến của các đồng nghiệp trong và ngoài trường ( thông qua các
tiết thao giảng, hội giảng ).
- Nghiên cứu các tài liệu về phương pháp dạy học tích cực nhất là dạy học bằng
bản đồ tư duy của tác giả Trần Đình Châu trên tạp chí Toán học và tuổi trẻ.
- Thu thập kết quả và đối chiếu từ các tiết dạy không sử dụng bản đồ tư duy và

các tiết dạy có sử dụng bản đồ tư duy.
2.2. Thời gian tạo ra giải pháp:
Đề tài “ Một số kinh nghiệm dạy học bằng bản đồ tư duy trong tiết lý thuyết
Toán THCS ” được đầu tư xây dựng từ đầu năm học 2011 – 2012 đến nay. Được xây
dựng và bổ sung qua các lần tập huấn chuyên môn về phương pháp dạy học mới và kỳ
Giáo viên: Đặng Quốc Văn

Trường THCS Mỹ Lộc

Trang 5


www.huongdanvn.com
Đề tài “ Một số kinh nghiệm dạy học bằng bản đồ tư duy trong tiết lý thuyết Toán THCS”

thao giảng, hội giảng. Được hoàn thiện và bổ sung trên cơ sở nghiệm thu chất lượng
theo định kỳ ở các lớp thực nghiệm đề tài.

PHẦN B. NỘI DUNG
I. Mục tiêu
Nhiệm vụ của đề tài: “ Một số kinh nghiệm dạy học bằng bản đồ tư duy trong
tiết lý thuyết Toán THCS ”
- Giúp cho giáo viên dễ dàng dạy học đảm bảo và chính xác nội dung trọng tâm
của từng bài học, từng đơn vị kiến thức, xác định đầy đủ một cách có hệ thống các
kiến thức kỹ năng cơ bản có trong bài học và mối quan hệ giữa chúng theo chuẩn kiến
thức kỹ năng từng bài khai thác, mở rộng kiến thức kỹ năng trên chuẩn cho học sinh
khá giỏi.
- Giúp học sinh tự nghiên cứu, tự học theo sự hướng dẫn gợi mở của giáo viên.
Học sinh tự phát huy năng lực tự tìm tòi, sáng tạo, phù hợp với phương pháp dạy học
hiện nay, nhằm phát huy tối đa tìm năng của bộ não để nhận biết, thực hiên và vận

dụng. Trong quá trình học tập, nghiên cứu hình thành cho học sinh phương pháp học
tập tích cực, tránh được tình trạng lĩnh hội kiến thức thụ động theo trình tự xếp đặt
trước của giáo viên.
- Đề xuất các phương án dạy học bằng bản đồ tư duy nhằm tháo gỡ những khó
khăn trong việc soạn - giảng của giáo viên nhất là sử dụng máy vi tính trong soạn
giảng.

II. Mô tả giải pháp của đề tài
1. Thuyết minh tính mới
Thực trạng hiện nay khi soạn - giảng kiểu bài lí thuyết có vận dụng phương pháp
dạy học bằng bản đồ tư duy giáo viên cần thực hiện như sau:
+ Nghiên cứu chuẩn kiến thức và kỹ năng do Bộ giáo dục quy định. Xây dựng
dúng đủ, chính xác kế hoach bộ môn và mục tiêu từng bài dạy.

Giáo viên: Đặng Quốc Văn

Trường THCS Mỹ Lộc

Trang 6


www.huongdanvn.com
Đề tài “ Một số kinh nghiệm dạy học bằng bản đồ tư duy trong tiết lý thuyết Toán THCS”

+ Nghiên cứu kỹ trước nội dung từng bài, từ đó xác định nội dung trọng tâm của
bài và những kiến thức bổ trợ kiến thức trọng tâm từ chuẩn kiến thức & kỹ năng, sách
giáo khoa, sách giáo viên và các tài liệu tham khảo.
+ Dựa trên những nội dung đã chuẩn bị giáo viên tiến hành xây dựng bản đồ tư
duy cho từng bài học.
+ Thiết kế các hoạt động dạy học theo phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy

+ Để thực hiện tốt việc soạn - giảng theo các yêu cầu trên giáo viên cần thực
hiện các bước sau:
1.1. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1.1.1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Xác đinh đúng mục tiêu của bài dựa trên chuẩn kiến thức - kỹ năng do Bộ giáo
dục quy định.
- Hệ thống kiến thức của bài và hệ thống bài tập được chia theo từng dạng để vận
dụng ( chuẩn và trên chuẩn), mối quan hệ giữa kiến thức – kỹ năng từng bài.
- Hệ thống bảng phụ, giấy khổ A0, phấn màu để vẽ bản đồ tư duy và các đồ dùng
dạy học có liên quan.
- Giáo án điện tử có vẽ bản đồ tư duy dùng làm tham khảo cho học sinh nên vẽ
bằng phần mềm vẽ bản đồ tư duy ( nếu dạy có ứng dụng công nghệ thông tin vào tiết
dạy, thao giảng, hội giảng nên soạn trên Power Point có hiệu ứng từng nhánh để tăng
cường tính trực quan, sinh động).
- Chia học sinh thành các nhóm ( thường chia thành 6 nhóm).
1.1.2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc kỹ trước nội dung bài học và tiếp cận trước bài tập của bài học đó.
- Bảng nhóm, giấy khổ A4, phấn màu, bút tô để vẽ bản đồ tư duy.
- Chia nhóm, chọn nhóm trưởng và bạn thuyết trình bản đồ tư duy cho nhóm.
1.2. Về nội dung và phương pháp dạy học:
- Hệ thống kiến thức, xác định kiến thức trọng tâm.
- Các dạng bài tập theo từng đơn vị kiến thức được hệ thống ở bản đồ tư duy.
- Bản đồ tư duy được vẽ trên giấy khổ A 0, bảng phụ hoặc trên máy vi tính để
trình chiếu khi dạy có ứng dụng công nghệ thông tin.
- Kết hợp các phương pháp dạy học tích cực: Nêu vấn đề, hoạt động nhóm, bản
đồ tư duy,… và các kỹ thuật dạy học bổ trợ khác. Để hướng dẫn học sinh hoạt động
Giáo viên: Đặng Quốc Văn

Trường THCS Mỹ Lộc


Trang 7


www.huongdanvn.com
Đề tài “ Một số kinh nghiệm dạy học bằng bản đồ tư duy trong tiết lý thuyết Toán THCS”

nhóm hình thành bản đồ tư duy củng cố bài học hoặc tổ chức cho học sinh hoạt động
nhóm tự hình thành bản đồ tư duy.
* Quy trình vẽ một bản đồ tư duy gồm các bước sau:
+ Xác định rõ mục tiêu trọng tâm của bài.
+ Chọn hình ảnh làm hình ảnh trung tâm cho phù hợp với nội dung trọng tâm.
+ Đặt mẫu vẽ theo trang ngang và vẽ từ chính giữa vẽ ra.
+ Vẽ lần lược các nhánh từ nhánh cấp 1 đến các nhánh cấp tiếp theo, nhánh vẽ
theo các kiểu khác nhau tùy thuộc vào nội dung ghi trên nhánh, ta có thể chọn nhánh
kiểu ghi chữ trên nhánh, ghi chữ trong khung của nhánh hoặc nhánh nét đứt và ghi
chữ cùng một màu với nhánh, không trùng lặp lại màu sắc, tạo bố cụ hài hoà, khoa
học và mối quan hệ giữa chung ( nếu có ).
+ Sử dụng các cụm từ “ then chốt “, công thức, ví dụ minh họa, hình vẽ để viết
(vẽ) lên các nhánh theo đúng từng nội dung của nhánh.
+ Lập bảng thuyết minh cho từng bản đồ.
Trong quá trình soạn - giảng giáo viên thường thực hiện phương pháp này theo
ba phương án sau:
* Phương án 1: Dùng bản đồ tư duy để củng cố lí thuyết bài học và hình
thành các dạng bài tập vận dụng
- Quy trình thực hiện:
+ Giáo viên nghiên cứu kỹ chuẩn kiến thức – kỹ năng từng bài để xác định chính
xác nội dung của bài, từ đó để có cơ sở hình thành bản đồ tư duy.
+ Lựa chọn các phương pháp dạy học để phối hợp có hiệu quả với phương pháp
dạy học bằng bản đồ tư duy và những phương tiện dạy học thích hợp cho từng bài
giảng.

+ Xây dựng hệ thống các hoạt động:
* Kiểm tra bài cũ.
* Giảng bài mới
Đặt vấn đề vào bài
Tổ chức các hoạt động : Hoạt động 1, Hoạt động 2, Hoạt động 3,……..để hình
thành các đơn vị kiến thức.
Giáo viên: Đặng Quốc Văn

Trường THCS Mỹ Lộc

Trang 8


www.huongdanvn.com
Đề tài “ Một số kinh nghiệm dạy học bằng bản đồ tư duy trong tiết lý thuyết Toán THCS”

Tổ chức hoạt động nhóm để hệ thống kiến thức bằng bản đồ tư duy. Giáo viên
thu kết quả, gọi học sinh lên giải trình và xử lí kết quả hoạt động nhóm của học sinh.
Giáo viên giới thiệu bản đồ tư duy cho học sinh tham khảo
* Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học sau.
- Kiểu bài vận dụng:
Đối với phương án này thường vận dụng cho kiểu bài nhiều đơn vị kiến thức
hoặc củng cố cho các bài chia thành nhiều tiết mà ta dạy các tiết đầu của bài.
- Các ví dụ minh họa:
Ví dụ 1: Khi dạy bài “ Đa thức một biến ” tiết 62 - môn Đại số 7
- Kiểm tra bài cũ:
Cho hai đa thức: M = 2x2 – 5xy3 + 3x2y – 7x +4
N = 5xy3 +3x –x2 -3x2y -12.
Tính A = M + N và B = M – N
Từ kết quả kiểm tra bài cũ ( đa thức A ) giáo viên giới thiệu bài mới.

Tổ chức các hoạt động xây dựng kiến thức.
Sau khi giáo viên tổ chức các hoạt động hình thành cho học sinh các kiến thức:
Khái niệm đa thức một biến, cách viết đa thức một biến, kí hiệu giá trị của đa thức tại
giá trị cho trước của biến, xác định bậc của đa thức, các cách sắp xếp và xác định hệ
số của đa thức một biến giáo viên tiến hành tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm
khoảng 3 phút ( 1 phút giành cho cá nhân, 2 phút giành cho hoạt động nhóm ) để hệ
thống kiến thức bằng bản đồ tư duy. Sau khi hết thời gian hoạt động nhóm giáo viên
tiến hành thu kết quả và gọi đại diện nhóm lên thuyết trình kết quả của nhóm mình.
Thông thường tại đây học sinh chỉ hệ thống lí thuyết chưa đưa ra các dạng bài tập vận
dụng, do đó giáo viên hướng dẫn học sinh hình thành thêm một nhánh vận dụng ở đó
học sinh nêu các dạng bài tập vận dụng Giáo viên nhận xét kết quả hoạt động của các
nhóm và đưa ra bản đồ tư duy mà mình đã chuẩn bị để học sinh tham khảo ( lưu ý
không bát bỏ các cách thể hiện khác của học sinh mà chỉ chỉnh sửa những sai sót về
mặt nội dung )

Giáo viên: Đặng Quốc Văn

Trường THCS Mỹ Lộc

Bản đồ tư duy dùng dạy bài “ Đa thức một biến “

Trang 9


www.huongdanvn.com
Đề tài “ Một số kinh nghiệm dạy học bằng bản đồ tư duy trong tiết lý thuyết Toán THCS”

Ví dụ 2: Khi dạy bài “ Công thức nghiệm của phương trình bậc hai ” tiết 52
môn Đại số 9.
Giáo viên tổ chức các hoạt động sau:

1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu định nghĩa phương trình bậc hai ? Cho ví dụ.
- Giải phương trình: 2x2 +5x +2 bằng cách biến đổi chúng thành phương trình có
vế trái là một bình phương, vế trái là một hằng số?
2. Giảng bài mới :
Đặt vấn đề: Qua phần kiểm tra bài cũ giáo viên giới thiệu vào bài mới
Hoạt động 1: Xây dựng công thức nghiệm
- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh giải phương trình tổng quá
ax2 +bx +c = 0 (a ≠ 0 ). Từ dó hình thành công thức nghiệm.
Hoạt động 2: Áp dụng
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh giải phương trình: 3x2 +5x - 1 = 0
+ Xác định các hệ số a, b, c.
+ Tính biệt thức ∆ = b2 – 4ac.
+ So sánh ∆ với 0.
+ Kết luận nghiệm của phương trình.
* Qua các hoạt động giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm để hệ thống
kiến thức bằng bản đồ tư duy ( 3phút ).
Giáo viên: Đặng Quốc Văn

Trường THCS Mỹ Lộc

Trang 10


www.huongdanvn.com
Đề tài “ Một số kinh nghiệm dạy học bằng bản đồ tư duy trong tiết lý thuyết Toán THCS”

Giáo viên thu kết quả hoạt động của học sinh và xử lí và hoàn chỉnh câu trả lời
.Học sinh các nhóm sẽ hình thành được bản đồ tư duy như sau:


Bản đồ tư duy dùng cho bài “ Công thức nghiệm của phương trình bậc hai ”
Qua hệ thống kiến thức yêu cầu học sinh nêu các dạng dài tập áp dụng. Từ đó
hình thành thêm và sơ đồ nhánh “ vận dụng “ .
* Phương án 2: Dùng bản đồ tư duy để củng cố toàn bài
- Khi thực hiện dạy học tiết lí thuyết giáo viên thường vận dụng bản đồ tư duy để
củng cố toàn bài theo quy trình sau:
Sau khi học xong bài ( cả lí thuyết và bài tập vận dụng ) giáo viên tiến hành tổ
chức cho học sinh hoạt động nhóm trong vòng khoảng 2 đến 3 phút để hệ thống kiến
thức bài học bằng bản đồ tư duy và được vẽ trên bảng phụ hoặc giấy khổ A 0, sau đó
giáo viên thu kết quả, tiến hành gọi học sinh lên thuyết trình bản đồ tư duy của nhóm
mình. Giáo viên xử lí kết quả, cuối cùng đưa ra và giới thiệu bản đồ tư duy mà giáo
viên đã chuẩn bị sẵn trước trên bảng phụ hoặc giấy khổ A0 hoặc trên màn hình.
- Kiểu bài vận dụng: Đối với phương án này ta thường áp dụng cho những bài có
một, hai hoặc ba đơn vị kiến thức hoặc những bài có từ hai tiết trở lên ta áp dụng vào
những tiết cuối của bài.
- Ví dụ minh họa:
Giáo viên: Đặng Quốc Văn

Trường THCS Mỹ Lộc

Trang 11


www.huongdanvn.com
Đề tài “ Một số kinh nghiệm dạy học bằng bản đồ tư duy trong tiết lý thuyết Toán THCS”

Ví dụ 1: Khi dạy bài “ Phép trừ phân số ” tiết 84 - môn Số học 6.
Giáo viên tổ chức cho học sinh lĩnh hội được các kiến thức:
- Số đối, hai số đối nhau.
- Quy tắc trừ một phân số cho một phân số.

- Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động nhóm trong thời gian 3 phút, hệ thống
kiến thức bài học, lưu ý cho học sinh nêu lên các dạng bài tập vận dụng. Sau khi học
sinh hoàn thành yêu cầu hoạt động nhóm giáo viên thu kết quả cho học sinh tiến hành
thuyết trình bản vẽ của nhóm mình rồi sau đó giáo viên nhận xét và hoàn chỉnh một
vài sản phẩm. Nếu các sơ đồ của học sinh chưa được hoàn thiện thì giáo viên giới
thiệu bản đồ tư duy của mình đã chuẩn bị nếu bản đồ tư duy của mình có ưu điểm hơn
với kết quả của học sinh, cho học sinh tham khảo.

Bản đồ tư duy dùng cho bài “ Phép trừ phân số”

Ví dụ 2: Khi dạy bài “Tính chất ba dường trung tuyến của tam giác ” Tiết 54 –
môn Hình học 7
Khi dạy bài “ Tính chất ba dường trung tuyến của tam giác ” giáo viên tiến hành
tổ chức các hoạt động sau:
1. Đường trung tuyến:
+ Khái niệm.
+ Số đường trung tuyến trong tam giác.
Giáo viên: Đặng Quốc Văn

Trường THCS Mỹ Lộc

Trang 12


www.huongdanvn.com
Đề tài “ Một số kinh nghiệm dạy học bằng bản đồ tư duy trong tiết lý thuyết Toán THCS”

2. Tính chất ba đường trung tuyến trong tam giác.
+ Đồng quy.
+ Khoảng cách từ trọng tâm tới đỉnh bằng 2/3 độ dài đường trung tuyến, từ đó

suy ra các tỉ số khác.
3. Bài tập vận dụng:
+ Bài tập 23/SGK – trang 66.( đề ghi ở bảng phụ )
+ Bài tập 24/SGK – trang 66.( đề ghi ở bảng phụ )
Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm ( 3 - 4 phút ) để hệ thống nội
dung bài học bằng bản đồ tư duy. Sau đó giáo viên thu kết quả và gọi một học sinh
trong nhóm lên thuyết trình sơ đồ của nhóm mình. Giáo viên hoàn chỉnh câu trả lời và
giới thiệu bản đồ tư duy mà giáo viên đã chuẩn bị .

đồ tư duy
dùng
chothành
bài “ Tính
baduy
đường
trung
củahọc
tamvà
giác
” dựng
*Bản
Phương
án 3:
Hình
bản chất
đồ tư
ngay
từ tuyến
đầu tiết
xây


xuyên suốt trong cả quá trình tiết dạy
- Đây là phương án thực hiện tương đối mới mẽ và mang lại hiệu quả cao, được
giáo viên trong trường hết sức chú trọng, khi sử dụng phương pháp dạy học bằng bản
đồ tư duy vào việc giảng dạy kiểu bài lí thuyết Toán. Trong quá trình giảng dạy kiểu
bài này tôi thấy hiệu quả học tập của học sinh được nâng lên rõ rệt, nhất là đáp ứng tốt
nhu cầu học tập của học sinh theo phương pháp dạy học tích cực. Xây dựng bản đồ tư
Giáo viên: Đặng Quốc Văn

Trường THCS Mỹ Lộc

Trang 13


www.huongdanvn.com
Đề tài “ Một số kinh nghiệm dạy học bằng bản đồ tư duy trong tiết lý thuyết Toán THCS”

duy ngay từ đầu và hoàn thiện xuyên suốt trong cả quá trình tiết dạy đã lôi cuốn học
sinh vào trạng thái tự học, tự tư duy tìm tòi kiến thức thông qua cách xây dựng các
nhánh của bản đồ tư duy. Trong qua trình soạn - giảng giáo viên thường thực hiện
theo quy trình sau:
Sau khi kiểm tra bài cũ, giáo viên thường tạo tình huống có vần đề để xây dựng
kiến thức trọng tâm của bản đồ tư duy, rồi từ đó hướng học sinh tự tìm kiến thức để
xây dựng lần lược các nhánh của bản đồ tư duy. Giáo viên hình thành hình ảnh của
bản đồ tư duy trên bảng hoặc bảng phụ hoặc trên giấy khổ A 0, còn bên dưới lớp học,
học sinh cũng xây dựng bản đồ tư duy theo hướng của học sinh trên khổ giấy A 4 ( mẫu
ngang), quá trình hình thành và bổ sung cho bản đồ tư duy trong suốt tiết dạy. Đến
phần củng cố giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm để hệ thống lại kiến thức
bằng bản đồ tư duy ( thực hiện khoảng 2 đến 3 phút ) để thống nhất ý kiến các bạn
trong nhóm và hình thành bản đồ tư duy trên bảng phụ hoặc giấy khổ A 0. Giáo viên

thu kết quả các nhóm và gọi một vài nhóm lên thuyết trình. Giáo viên xử lí kết quả
( thông thường trong trường hợp này kết quả các nhóm mang tính thống nhất cao) .
Giáo viên giới thiệu về bản đồ tư duy đã chuẩn bị trước của mình cho học sinh tham
khảo và giới thiệu cho học sinh thấy được tính phong phú của bản đồ tư duy từ đó học
sinh thấy được mỗi người có một cách nhớ kiến thức riêng.
- Kiểu bài vận dụng: Đối với phương án này ta thường vận dụng cho các bài có
cấu trúc tương tự như các bài đã được học, các bài mà khi giáo viên đặt vấn đề học
sinh đã nhận ra được các nhánh của bàn đồ tư duy hay những bài mang tính chất nhắc
lại kiến thức mà học sinh đã được học qua.
- Ví dụ minh họa:

Ví dụ 1: Khi dạy bài “ Hình chữ nhật ” tiết 15 – môn Hình học 8
Khi giảng dạy bài này giáo viên tổ chức các hoạt động sau:
1. Kiểm tra bài cũ :
HS1: + Nêu định nghĩa hình bình hành, tính chất và dấu hiệu nhận biết hình
bình hành ?
+ Bài tập 44/ SGK – trang 92.
HS2: Dùng bản đồ tư duy để hệ thống kiến thức bài “ Hình bình hành ”
Giáo viên: Đặng Quốc Văn

Trường THCS Mỹ Lộc

Trang 14


www.huongdanvn.com
Đề tài “ Một số kinh nghiệm dạy học bằng bản đồ tư duy trong tiết lý thuyết Toán THCS”

Giáo viên nhận xét và hoàn chỉnh các câu trả lời.
2. Giảng bài mới:

Giới thiệu bài: Từ phần kiểm tra bài cũ giáo viên đặt vấn đề vào bài ( hình bình
hành có 1 góc vuông trở thành hình chữ nhật ). Từ đó học sinh thấy được hình chữ
nhật là trường hợp đặc biệt của hình bình hành, do đó hình chữ nhật có tấc cả những
tính chất của hình bình hành.
Giáo viên xây dựng hình ảnh trung tâm ( dạng hình chữ nhật ) sau đó yêu cầu
học sinh lần lược nêu các nhánh. Học sinh lần lược nêu được:
+ Định nghĩa, lấy một vài hình ảnh về hình chữ nhật thường gặp trong cuộc
sống.
+ Tính chất hình chữ nhật (học sinh nêu được các tính chất như tính chất hình
bình hành rồi nêu thêm những tính chất mới riêng của hình chữ nhật ).
+ Dấu hiệu nhận biết .
Với mỗi nhánh học sinh xây dựng được giáo viên tổ chức một hoạt động để tìm
hiểu chi tiết hơn. Như vậy trên bảng giáo viên xây dựng một bản đồ tư duy lần lược
theo từng đơn vị kiến thức, bên dưới học sinh cũng thực hiện một bản đồ tư duy trên
giấy khổ A4 theo quá trình tư duy của mình. Kết thúc các hoạt động trên giáo viên xóa
sơ đồ vẽ trên bảng và tiến hành tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm hình thành
nhanh ( 2 phút ) trên bảng phụ hoặc giấy khổ A 0. Giáo viên thu kết quả và gọi từng đại
diện nhóm lên trên thuyết trình. Trong trường hợp này các bảng vẽ thường thống nhất
nhau, do đó giáo viên có thể giới thiệu thêm sơ đồ có cách thể hiện khác cho học sinh
tham khảo.

Giáo viên: Đặng Quốc Văn

Trường THCS Mỹ Lộc

Bản đồ tư duy dùng cho bài “ Hình chữ nhật”

Trang 15



www.huongdanvn.com
Đề tài “ Một số kinh nghiệm dạy học bằng bản đồ tư duy trong tiết lý thuyết Toán THCS”

Như vậy bản đồ tư duy trong trường hợp này được học sinh xây dựng xuyên suốt
quá trình học tập, do đó ở các tiết học kiểu này luôn lôi cuốn học sinh vào trạng thái tự
nghiên cứu, tư duy nên đây là hình thức học tập tích cực nhất trong các phương pháp
dạy học tích cực. Đối với các bài học có tính tương tự ta rất dễ dàng thực hiện soạn –
giảng theo phương pháp dạy học này , như sau đó có các bài: hình thang cân, hình
bình hành, hình thoi, hình vuông.
Ví dụ 2: Khi dạy bài “ Vị trí tương đối của của đường thẳng và đường tròn ”
tiết 25 – môn hình hoc 9.
Khi dạy bài “ Vị trí tương đối của của đường thẳng và đường tròn ”

Giáo

viên tiến hành các hoạt động sau:
1. Kiểm tra bà cũ:
+ Nêu định lí về quan hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây ?
+ Bài tập 13 / SGK – trang 106.
2. Giảng bài mới:
- Giáo viên đặt vấn đề vào bài: Đưa mô hình gồm 1 đường tròn và một đường
thẳng dịch chuyển song song. Yếu cầu học sinh nhận xét các vị trí của đường thẳng và
đường tròn. Học sinh dễ dàng quan sát và đưa ra ba vị trí tương đối giữa đường thẳng
và đường tròn.
- Giáo viên xây dựng hình ảnh trung tâm của sơ đồ trên bảng và yêu cầu học sinh
bên dưới hình thành bản đồ tư duy theo trên giấy A4.
Giáo viên: Đặng Quốc Văn

Trường THCS Mỹ Lộc


Trang 16


www.huongdanvn.com
Đề tài “ Một số kinh nghiệm dạy học bằng bản đồ tư duy trong tiết lý thuyết Toán THCS”

Sau khi học xong bài học giáo viên xóa bản đồ tư duy trên bảng và yêu cầu học
sinh hoạt động nhóm (2 phút ) để vẽ bản đồ tư duy hệ thống kiến thức trên bảng phụ
hoặc giấy khổ A0. Giáo viên thu kết quả, gọi một học sinh trong nhóm lên thuyết trình
về sơ đồ của nhóm mình. Giáo viên hoàn chỉnh và giới thiệu bản đồ tư duy đã chuẩn
bị cho học sinh tham khảo.

Bản đồ tư duy dùng cho bài “ Vị trí tương đối giữa đường thẳng và đường tròn”

2. Khả năng áp dụng
- Thời gian áp dụng hoặc thử nghiệm có hiệu quả
Dạy học bằng bản đồ tư duy được áp dụng từ đầu năm học 2011 – 2012 đến nay,
được nhà trường và toàn ngành giáo dục hết sức quan tâm. Dạy học bằng phương
pháp dùng bản đồ tư duy được đội ngũ giáo viên trong trường áp dụng mang lại hiệu
quả cao. Đặc biệt đã thay đổi được phương pháp học tập của học sinh theo hướng tích
cực, chủ động. Đề tài đã đem lại kết quả cao trong các tiết dạy, nhất là tiết dạy lí
thuyết. Đã tháo gỡ được tình trạng lúng túng và bế tắc của giáo viên và học sinh khi
áp dụng phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy. Từ khi áp dụng phương pháp dạy
học bằng bản đồ tư duy đã phát huy tính tích cực của học sinh và giúp học sinh nắm
vững và vận dụng một cách có hệ thống kiến thức – kỹ năng cơn bản theo mục tiêu
tiết dạy: nhận biết – thông hiểu – vận dụng ( bậc thấp, bậc cao ).
Giáo viên: Đặng Quốc Văn

Trường THCS Mỹ Lộc


Trang 17


www.huongdanvn.com
Đề tài “ Một số kinh nghiệm dạy học bằng bản đồ tư duy trong tiết lý thuyết Toán THCS”

- Có khả năng thay thế giải pháp hiện có.
Với quy trình soạn – giảng tiết lí thuyết có áp dụng bản đồ tư duy trên đã giải
quyết được tình trạng ngại áp dụng phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy khi dạy
tiết lí thuyết mà chờ đến tiết luyện tập hay ôn tập mới áp dụng. Tháo gỡ được sự lúng
túng trong quá trình vẽ bản đồ tư duy do chưa nắm được quy trình vẽ bản đồ tư duy .
Phương pháp dạy học này đã tạo ra một phương pháp ghi chép mới mà ở đó tự hình
thành và ghi chép kiến thức theo cách riêng của mình cho dễ nhớ.
- Khả năng áp dụng ở đơn vị hoặc trong ngành.
Với đề tài “ Một số kinh nghiệm dạy học bằng bản đồ tư duy trong tiết lý thuyết
Toán THCS” đã hình thành được cho tập thể giáo viên ở trường nhất là giáo viên dạy
toán

một phương pháp soạn – giảng cho tiết lí thuyết một quy trình đơn giảng, dễ

thực hiện, tạo hướng thú cho học sinh trong quá trình giảng dạy. Do đó đã mang lại
cho học sinh phương pháp học tập tự giác, tích cực, làm chủ kiến thức, nâng cao chất
lượng học tập. Bản thân tôi nhận thấy với đề tài này đã phần nào tháo gỡ được một số
lúng túng trong giảng dạy của giáo viên khi áp dụng dạy học bằng bản đồ tư duy
trong tiết lí thuyết Toán.
3. Lợi ích kinh tế- xã hội
- Thể hiện rõ lợi ích có thể đạt được đến quá trình giáo dục, công tác
Đề tài “ Một số kinh nghiệm dạy học bằng bản đồ tư duy trong tiết lý thuyết
Toán THCS ” đã đẩy nhanh quá trình đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích
cực, góp phần xây dựng một nền giáo dục toàn diện. Học sinh đã chấn chỉnh được

cách học theo lề lối cũ đã không còn phù hợp với chương trình giáo dục hiện nay của
Việt Nam cũng như nền giáo dục thế giới. Học sinh từng bước đã khắc phục được tính
lười tư duy, tiếp thu bài thụ động, tiến tới thích tìm tòi, phát hiện và sáng tạo, tự rèn
luyện kỹ năng sống. Với phương pháp học này sẽ đào tạo ra con người mới, năng
động, sáng tạo, độc lập trong công việc và có một khối óc phát triển toàn diện, đáp
ứng được mọi nhu cầu khắc khe về kiến thức của khoa học mới.
Phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy đã giảm một lượng lớn công việc cho
người giáo viên trong công tác soạn – giảng nhưng mang lại hiệu quả cao. Bởi vì, bản
đồ tư duy là một sơ đồ mở, do đó dạy học bằng bản đồ tư duy không ràng buộc người
giáo viên phải dạy theo một quy trình rập khuôn và bắt học sinh phải thực hiện theo
Giáo viên: Đặng Quốc Văn

Trường THCS Mỹ Lộc

Trang 18


www.huongdanvn.com
Đề tài “ Một số kinh nghiệm dạy học bằng bản đồ tư duy trong tiết lý thuyết Toán THCS”

mà giáo viên chỉ cần định hướng công việc để từ đó học sinh hình thành kiến thức và
tự xây dựng cho mình một hệ thống kiến thức mà không phu thuộc vào người khác.
Kết quả đạt được khi áp dụng đề tài:
TT

Lớp

TSHS

01

02
03

6A3
6A4
8A3

33
34
36

Khảo sát đầu năm

Học kỳ I

24 – 72,7% Trên TB 30 – 90,9% Trên TB
23 – 67,6% Trên TB 29 – 85,3% Trên TB
27 – 75,0% Trên TB 32 – 88,9% Trên TB

So với cùng kỳ
năm trước
Tăng 11,3%
Tăng 8,70%
Tăng 8,40%

- Tính năng kỹ thuật, chất lượng, hiệu quả sử dụng
Dạy học bằng bản đồ tư duy không yêu cầu phải trang bị đồ dùng và thiết bị dạy
học hiện đại và phức tạp mà chỉ cần bảng phụ, giấy khổ A0, giấy khổ A4, bút màu tô và
các thiết bị dạy học cần thiết khác.
Hiện nay hầu hết các trường đều trang bị máy chiếu, máy vi tính thì việc dạy học

bằng bản đồ tư duy trở nên quá thuận lợi. Giáo viên chỉ cần soạn bài giảng điện tử
( soạn trên Power point) và trình chiếu. Đối với máy vi tính có cấu hình thấp chúng ta
không cần ngần ngại khi cài đặt phần mềm vẽ bản đồ tư duy iMindMap của Buzan. Vì
phần mềm này đòi hỏi máy phải có cấu hình đủ mạnh mới xử lí nhanh hoặc yêu cầu
máy có nối mạng Internet mới cài đặt được vì phần mềm này đòi hỏi phải cài đặt
online. Hiện nay ta chỉ cần copy phần mềm portable imindmap về máy và sử dụng chứ
không cần cài đặt . Do đó đối với phần mềm portable imindmap không đòi hỏi những
yêu cầu trên về phần cứng của máy vi tính cũng như nối mạng Internet chúng ta vẫn
sử dụng được và khắc phục được tình trạng sử dụng vẽ bản đồ tư duy bằng phần mềm
Imindmap 5 đối với phiên bảng dùng thử có thời hạn sử dụng ngắn. Mặc khác, phiên
bảng portable imindmap có đầy đủ tấc cả các tính năng mà nhu cầu giảng dạy cần sử
dụng. Vẽ bản đồ tư duy với portable imindmap không cần thay đổi máy vinh tính cũng
như nâng cấp máy tốn kém một cách không cần thiết.
- Tác động xã hội tích cực; cải thiện môi trường, điều kiện lao động
Với phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy trong tiết dạy lí thuyết Toán đã
gây hướng thú cho học sinh hăng hái học tập, thúc đẩy hoàn thành tốt cuộc phát động
“Trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà cả xã hội quan tâm. Với đề tài này đã
cải thiện được tình trạng chai ì, trong chờ vào việc giáo viên xây dựng và hình thành

Giáo viên: Đặng Quốc Văn

Trường THCS Mỹ Lộc

Trang 19


www.huongdanvn.com
Đề tài “ Một số kinh nghiệm dạy học bằng bản đồ tư duy trong tiết lý thuyết Toán THCS”

kiến thức cho học sinh. Chấm giứt tình trạng “bắt “ học sinh nhớ kiến thức theo hướng

của giáo viên.
Với phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy trong tiết lí thuyết toán đã giảm
nhẹ quá trình soạn – giảng của giáo viên và quá trình ghi chép của học sinh mà chỉ cần
dựa vào bản đồ tư duy học sinh có thể nắm chắc được toàn bộ kiến thức của bài theo
lối tu duy của cá nhân mình mà không có sự ràng buộc nào khác.

PHẦN C: KẾT LUẬN
- Những điều kiện, kinh nghiệm áp dụng, sử dụng giải pháp
+ Điều kiện: Phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy sử dụng được ở bất kì
tiết dạy lí thuyết nào của chương trình, giúp học sinh hiểu sâu, nhớ lâu, vận dụng tốt
kiến thức – kỹ năng của tiết dạy, đảm bảo được các yêu cầu : Nhận biết – thông hiểu –
vận dụng ( bậc thấp, bậc cao ) về kiến thức kỹ năng theo từng mục tiêu tiết dạy theo
chuẩn kiến thức – kỹ năng chương trình.
+ Kinh nghiệm áp dụng: Giáo viên cần xác định mục tiêu của tiết dạy; dựa trên
nội dung sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập và các tài liệu tham khảo khác.
Thiết kế đúng, chính xác và có hệ thống về kiến thức – kỹ năng – bài tập và mối quan
hệ của chúng. Để đảm bảo các hoạt động dạy học từng tiết dạy giáo viên cần hướng
dẫn cụ thể ở tiết học trước những công việc học sinh cần chuẩn bị. Xây dựng tốt quy
trình hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm, có kế hoach động viên thái độ tự học, tự
nghiên cứu của học sinh.
+ Sử dụng giải pháp: Giáo viên nghiên cứu kỹ từng dạng bài, tùy theo năng lực
của từng giáo viên để lựa chọn phương án dạy học bằng bản đồ tư duy cho phù hợp
(theo phương án 1 hoặc phương án 2 hoặc phương án 3).
- Những triển vọng trong việc vận dụng và phát triển giải pháp.
Qua gần một năm học áp dụng những giải pháp của đề tài, tôi thấy hiệu quả dạy
học mang lại vô cùng to lớn: Bước đầu đã hình thành cho học sinh phương pháp học
tập chủ động, sáng tao, phát triển tư duy không chỉ riêng môn toán mà còn phát huy
hiệu quả đó trong nhiều môn học khác. Do đó đề tài này không chỉ dừng lại ở môn
toán mà còn vận dụng cho hầu hết các môn học khác trong trường phổ thông. Dạy học
theo giải pháp của đề tài mang lại hiệu quả cao nhưng quá trình dạy học lại thật đơn

Giáo viên: Đặng Quốc Văn

Trường THCS Mỹ Lộc

Trang 20


www.huongdanvn.com
Đề tài “ Một số kinh nghiệm dạy học bằng bản đồ tư duy trong tiết lý thuyết Toán THCS”

giản, do đó đây là giải pháp thú đẩy quá trình đổi mới phương pháp dạy học theo
hướng tích cực hiệu quả nhất.
- Đề xuất, kiến nghị
Với những giải pháp của đề tài “ Một số kinh nghiệm dạy học bằng bản đồ tư duy
trong tiết lý thuyết Toán THCS” và đã trãi nghiệm ở đơn vị, do đó tôi mạnh dạng đưa
ra những kiến nghị sau:
- Đối với giáo viên bộ môn phải thường xuyên vân dụng phương pháp dạy học
bằng bản đồ tư duy vào công tác giảng dạy và rút kinh nghiệm sau từng tiết dạy. Giáo
viên liên tục cập nhật những thông tin về phương pháp, phương tiện và các kinh
nghiệm dạy học bằng bản đồ tư duy trên mọi kênh thông tin.
- Đối với học sinh phải chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng học tập phục vụ cho việc
vẽ bản đồ tư duy, hình thành thói quen tự nghiên cứu, suy nghĩ, chủ động trong học
tập. Học sinh phải rèn luyện vẽ bản đồ tư duy, tìm nhiều cách thể hiện khác nhau đối
với một hệ thống kiến thức.
- Đối với tổ chuyên môn thường xuyên tổ chức họp bàn, trao đổi về phương
pháp dạy học tích cực, nhất là dạy học bằng bản đồ tư duy. Tăng cường thao giảng, hội
giảng theo chuyên để nâng cao hiệu quả dạy học .
- Đối với Bam giám hiệu, tăng cường đầu tư trang thiết bị phục vụ tốt cho giảng
dạy áp dung phương pháp dạy học mới, tổ chức các thao giảng, hội giảng, trang bị tài
liệu về phương pháp dạy học mới cho học sinh và giáo viên tham khảo.

- Đối với các cấp thường xuyên thao giảng, hội giảng, tập huấn chuyên môn,
bồi dưỡng cho giáo viên về phương pháp dạy học tích cực.
Mỹ Lộc, ngày 25 tháng 3 năm 2012

Đặng Quốc Văn
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
Giáo viên: Đặng Quốc Văn

Trường THCS Mỹ Lộc

Trang 21


www.huongdanvn.com
Đề tài “ Một số kinh nghiệm dạy học bằng bản đồ tư duy trong tiết lý thuyết Toán THCS”
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

THẨM ĐỊNH CỦA NHÀ TRƯỜNG
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

Tài liệu tham khảo
Giáo viên: Đặng Quốc Văn

Trường THCS Mỹ Lộc

Trang 22


www.huongdanvn.com
Đề tài “ Một số kinh nghiệm dạy học bằng bản đồ tư duy trong tiết lý thuyết Toán THCS”

1. Trần Đình Châu: Sử dụng bản đồ tư duy – một biện pháp hiệu quả hỗ trợ học
sinh học tập môn toán - Tạp chí Giáo dục, kì 2- tháng 9/2009.
2. Phần mềm vẽ bản đồ tư duy iMindMap của Tony Buzan
3. Dạy học bằng bản đồ tư duy của tác giả Trần Đình Châu trên tạp chí Toán học và
tuổi trẻ
4. Chuẩn kiến thức kỹ năng của Bộ GD – ĐT.
5. Tài liệu tập huấn chuyên môn do phòng giáo dục, sở giáo dục đào tạo tổ chức.
6. Sách giáo khoa và sách giáo viên 6,7,8,9.
.


Giáo viên: Đặng Quốc Văn

Trường THCS Mỹ Lộc

Trang 23



×