Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

SKKN Biện Pháp Giúp Học Sinh Hiểu Và Giải Nghĩa Đúng Từ Hán – Việt Để Làm Bài Tập Trong Phân Môn Luyện Từ Và Câu Lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.92 KB, 24 trang )

Mục lục
Phần I: đặt vấn đề

3

A- Lí do chọn đề tài
1 - Cơ sở lí luận
2.- Cơ sở thực tiễn
3- Kết luận
B- Mục đích của đề tài
C- Đối tợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
1 - Đối tợng nghiên cứu
2.- Phạm vi ngghiên cứu
D- Phơng pháp nghiên cứu

3

6
6
7

Phần II: Nội dung thực hiện đề tài

7

A- Hệ thống các bài tập có liên quan đến từ Hán-Việt
trong phân môn Luyện từ và câu.
B- Những điểm cần khắc phục của học sinh khi làm bài tập.

7


Phần III: Phơng pháp
A- Một số biện pháp giúp học sinh hiểu và giải nghĩa đúng
từ Hán- Việt để làm bài tập trong phân môn Luyện từ và câu
1 - Hớng dẫn học sinh lập sổ tay Tiếng Việt
2- Rèn trực tiếp trong các giờ luyện từ và câu
3- Rèn trong các giờ học tăng buổi
4- ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy nhằm
nâng cao chất lợng học sinh trong phân môn Luyện từ và câu.
5- Tiếp tục xây dựng hình mẫu " Những đôi bạn cùng tiến"

9
9

B- Những điểm cần lu ý khi dạy các dạng bài tập khác của
phân môn luyện từ và câu.
Phần IV: Kết quả thực hiện

18
18

Phần V: Những kinh nghiệm đợc rút ra

21

Phần VI: Những vấn đề bỏ ngỏ và
điều kiện thực hiện đề tài.

22

Phần VI: Kiến nghị


22

Phần VIII: Kết luận chung

23

8

2


Kinh nghiệm:

Một số biện pháp giúp học sinh hiểu và giải nghĩa đúng
từ Hán- Việt để làm bài tập trong phân môn Luyện từ và câu lớp 5
ở trờng tiểu học Minh Hoàng.
********************
Phần I: Đặt vấn đề
A. Lí do chọn đề tài:
1. Cơ sở lí luận:
Nh chúng ta đã biết, đất nớc Việt Nam đã từng có một thời gian
rất dài bị giặc phong kiến phơng Bắc đô hộ. Mặc dù nh vậy, ngời dân
Việt Nam vẫn giữ đợc tiếng nói và nhiều phong tục tập quán riêng của
mình. Tuy vậy, vẫn có sự ảnh hởng nhất định về văn hoá, thể chế chính trị
của Trung Quốc đối với ngời Việt kể cả trong t tởng triết học và ngôn
ngữ. Theo truyền thuyết thì ngời Việt cổ vốn đã có chữ viết riêng nhng bị
ngời Hán huỷ bỏ, cấm đoán dẫn đến mất hẳn. Do vậy nên trớc khi chữ
Quốc ngữ ra đời, ngời Việt phải dùng chữ Hán để viết nhng họ lại đọc
theo âm Việt. Chữ viết đó đợc gọi là chữ Nôm. Sau này, một ngời Pháp

đã sáng tạo ra chữ Quốc ngữ, chính quyền phong kiến Việt Nam lúc bấy
giờ đã bắt ngời dân dùng loại chữ viết này và coi đó là chữ viết phổ cập.
Khi Cách mạng tháng Tám thành công, vì thấy đây là loại chữ viết dễ dùng
nên chủ tịch Hồ Chí Minh đã khuyến khích ngời dân dùng chữ Quốc ngữ
để viết, vậy là từ đó chữ Quốc ngữ đợc phổ biến sâu rộng và phổ cập nh
ngày nay. Mặc dù vậy, khi sử dụng từ ngữ, ngời Việt Nam vẫn thờng có
thói quen sử dụng từ gốc Hán, đọc theo âm Việt( từ Hán-Việt). Từ Hán
Việt đã góp phần làm phong phú kho tàng từ điển Việt Nam. Từ Hán-Việt
có nghĩa cổ kính, thấp thoáng và rất trang trọng, nhiều khi trong một văn
bản nhất định, ngời ta không thể dùng đợc những từ thuần Việt tơng
đơng để thay thế . Ví dụ: "phụ nữ" là từ đồng nghĩa với "đàn bà" nhng
trong trờng hợp sau đây, để thể hiện sự trang trọng ngời ta đã dùng từ
Hán Việt: "Hôm nay là ngày Quốc tế Phụ nữ."
Ngay từ khi mới sinh ra, trẻ em Việt Nam đã đợc tiếp xúc với ngôn
ngữ Tiếng Việt. Đó là những câu hát ầu ơ của mẹ, đó là những lời gọi và
nói chuyện âu yếm của cha, của những ngời họ hàng làng xóm khi họ gần
gũi với chúng.Khi tập nói, tập đi, những ngời thân của trẻ thơ lại hớng
dẫn chúng nói bằng Tiếng Việt và nhận thức mọi vật xung quanh bằng
Tiếng Việt. Càng ngày trẻ càng đợc tiếp xúc với Tiếng Việt nhiều hơn,
đặc biệt là khi trẻ bắt đầu vào lớp 1, trẻ bắt đầu đợc học ghép chữ để dần
hoàn thiện bốn kĩ năng nghe, nói , đọc, viết.
Để học sinh Tiểu học có thể nắm bắt thuận lợi tất cả các môn học
khác, trẻ phải học tốt môn Tiếng Việt. Môn Tiếng Việt có một vị trí quan
3


trọng trong chơng trình Tiểu học, đây là môn học có số lợng tiết học cao
nhất trong tuần. Môn Tiếng Việt ban đầu với trẻ đến cuối lớp 1 chỉ là 3
phân môn Tập đọc, Chính tả, Kể chuyện, Tập viết thì đến lớp 5, các em
phải học đủ cả các phân môn Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể

chuyện và Tập làm văn.Vậy là ngay từ khi bắt đầu cuộc sống của mình,
theo lời dạy của cha mẹ và thầy, cô giáo, trẻ em cũng đã đợc làm quen và
dùng từ Hán- Việt trong học tập, trong cuộc sống. Muốn trẻ em có thể dùng
đúng từ Hán- Việt trong giao tiếp và viết văn, các em phải hiểu đúng nghĩa
của những từ ngữ đó. Đây là một vấn đề không hề đơn giản. Đối với các em
học sinh lớp 1, những từ Hán-Việt đợc thầy cô cung cấp cho các em
thờng là những từ có trong bài tập đọc đợc giải nghĩa ở phần chú thích
cuối bài. Đến lớp 2, lớp 3, các em đã đợc làm quen với phân môn Luyện
từ và câu nhng phần đa vốn từ của các em cũng đợc cung cấp thêm cũng
là những từ thuần Việt; từ Hán- Việt ở 2 khối lớp này thờng vẫn là những
từ xuất hiện thêm ở những bài tập đọc hoặc ở những đoạn văn mẫu trong
phân môn Chính tả, Tập làm văn. Đến lớp 4, lớp 5, vốn từ của các em đã
phong phú hơn. Ngoài việc cung cấp thêm vốn từ ngữ cho học sinh, phân
môn Luyện từ và câu có dạng bài tập yêu cầu các em phải xếp từ theo
nhóm; những nhóm từ này phần lớn đều là từ Hán- Việt. Vậy làm thế nào
để có thể xếp từ theo nhóm thích hợp? Đó chính là câu hỏi cần phải đặt ra
khi giáo viên giảng dạy phân môn này. Ngoài việc xếp từ theo nhóm, các
em học sinh còn phải giải nghĩa các thành ngữ, tục ngữ có rất nhiều từ Hán
-Việt. Các bài tập cuối cùng của bài thờng là viết một đoạn văn ngắn theo
chủ đề vừa học. Tất cả các giáo viên đều hiểu nếu học sinh nắm đợc nghĩa
của từ thì sẽ làm tốt các dạng bài tập nêu trên nhng làm thế nào để giúp
học sinh hiểu đúng nghĩa của những từ Hán-Việt mà không bị nhầm lẫn?
Đây chính là vấn đề mà tôi luôn trăn trở khi giảng dạy phân môn Luyện từ
và câu lớp 5.
2. Cơ sở thực tiễn:
Những năm gần đây, tôi đợc phân công giảng dạy lớp 5, mỗi lần
dạy đến phần bài "Mở rộng vốn từ" trong phân môn Luyện từ và câu là tôi
lại gặp phải không ít khó khăn. Do học sinh hiểu cha đúng nghĩa của từ
nên dẫn đến khi tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa, xếp từ theo nhóm bị sai. Khi
giáo viên yêu cầu học sinh giải nghĩa từ, học sinh lúng túng không biết giải

nghĩa ra sao. Những học sinh hiểu thì cũng diễn đạt còn cha chính xác.
Ví dụ: Trong bài Mở rộng vốn từ: "Hữu nghị- Hợp tác" có dạng bài
tập xếp từ theo hai nhóm:
- Nhóm 1: Hữu( có nghĩa là bạn bè):
- Nhóm 2: Hữu ( có nghĩa là có):
Trong bài này có từ "hữu tình" nghĩa là có sức hấp dẫn, gợi cảm, có
tình cảm nhng học sinh lại hiểu "hữu tình" nghĩa là "bạn tình". Vậy là
các em xếp từ này vào nhóm 1.
Khi giải nghĩa các thành ngữ tục ngữ có trong các bài tập, học sinh
4


cũng lúng túng không biết giải nghĩa ra sao mặc dù trong sách giáo khoa
cũng có giải nghĩa một số từ khó liên quan đến thành ngữ, tục ngữ đó. Ví
dụ: Trong bài "Mở rộng vốn từ" chủ đề "Nam hay nữ" tuần 30, bài 3 có
yêu cầu sau:
Em hiểu mỗi thành ngữ, tục ngữ dới đây thế nào? Em tán thành
câu a
hay câu b? Vì sao?
a.
"Trai mà chi, gái mà chi
Sinh con có nghĩa có nghì vẫn hơn."
b. Nhất nam viết hữu , thập nữ viết vô.
(Một trai đã là có, mời gái cũng bằng không.)
c. Trai tài gái đảm.
d. Trai thanh gái lịch.
Theo yêu cầu của bài tập này, học sinh phải giải nghĩa đợc ý nghĩa
của câu tục ngữ nêu trên (phần chú thích đã giải nghĩa giúp các em từ
"nghì": nghĩa, tình nghĩa; "đảm": biết gánh vác, lo toan mọi việc). Vậy
là học sinh phải vận dụng vốn từ ngữ mà mình đã đợc học để giải nghĩa

đúng ý nghĩa của câu tục ngữ nêu trên và bày tỏ ý kiến của mình, giải thích
vì sao mình chọn thành ngữ, tục ngữ đó. Với vốn từ ngữ đã đợc học từ lớp
1 đến lớp 5, học sinh rất khó giải thích đợc những thành ngữ, tục ngữ này,
rất nhiều em phải cần đến sự hỗ trợ của giáo viên.
ở dạng bài tập viết đoạn văn ngắn theo chủ đề vừa học, thờng thì
học sinh đã nắm đợc cách trình bày một đoạn văn theo chủ đề nhng do
cha nắm vững nghĩa của từ nên một số em dùng từ không chính xác, câu
văn bị hiểu sai nghĩa và nh vậy bài viết thờng bị điểm thấp. Tôi đã
nghiên cứu và tìm ra những nguyên nhân sau:
* Về phía thầy:
Khi giảng dạy, ngời giáo viên đã khai thác hết những kiến thức cơ
bản ở SGK , đã có sự quan tâm tới tất cả đối tợng học sinh , đã phát huy
tính tích cực của học sinh trong giờ học nh gọi học sinh giỏi phát biểu ý
kiến, học sinh dới lớp nhận xét, giáo viên cùng học sinh cả lớp chốt câu
trả lời đúng song hiểu đợc đúng và nhớ đợc nghĩa của từ Hán- Việt
không phải là việc dễ dàng, sự nhận thức của các em lại không đồng đều
nên dẫn đến kết quả tiếp thu của các em khác nhau. Chính vì điều đó, khi
làm bài tập, tỉ lệ học sinh làm bài đúng không cao, một số em đã nhận thức
chậm thờng bị điểm yếu.
Thời gian giảng dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 5 theo quy định chỉ
có 2 tiết/tuần; trong khi đó giải nghĩa từ giữ vai trò mở ra cánh cửa tri thức
cho học sinh biết đó là "cái gì" trớc khi có thể làm đợc các dạng bài tập
có liên quan đến những từ ngữ đó. Thực tế cho thấy do không có đủ thời
gian nên bản thân giáo viên không thể giúp tất cả học sinh hiểu và giải
nghĩa đúng các từ Hán- Việt dẫn đến tình trạng học sinh làm bài kết quả
không cao.
5


*Về phía học sinh:

Thứ nhất: Do học sinh không nắm đợc nghĩa của từ nên khi xếp từ
theo nhóm thờng bị sai, không hiểu đợc ý nghĩa của các thành ngữ, tục
ngữ, khi viết đoạn văn ngắn theo chủ đề thờng dùng từ không chính xác.
Thứ hai: Nhận thức của các em học sinh không đồng đều nên dẫn
đến tình trạng một số học sinh yếu cho dù cùng đợc tham gia hoạt động
lĩnh hội kiến thức giống nh các bạn nhng vẫn làm bài sai.
Thứ ba: Do vốn hiểu biết về cuộc sống của các em còn hạn chế, sự
giao lu không nhiều, gần nh không có học sinh nào có Từ điển Việt Nam
hay sách tham khảo bởi vậy ngoài việc tiếp thu bài trong SGK, vốn từ của
các em rất hạn hẹp, bản thân cha mẹ học sinh cũng không quan tâm nhiều
đến điều này bởi vậy việc giúp học sinh hiểu đúng và giải nghĩa đúng từ
Hán -Việt là một vấn đề vô cùng cần thiết.
Thứ t: Từ Hán -Việt là từ gốc Hán, đợc đọc theo âm Việt, nghĩa
của từ đợc giải nghĩa đôi khi chỉ là nghĩa thấp thoáng, không theo một
công thức nào cả, ngời giáo viên không thể dùng chữ Hán mà giải thích
cho học sinh đó là những từ có cách viết khác nhau nên các em rất dễ
nhầm lẫn. Ví dụ: từ "hữu tình" đã nhắc ở trên.
3.Kết luận:
Nh vậy, sự xuất hiện của từ Hán- Việt trong kho tàng từ điển Việt
Nam góp phần làm cho văn hoá Việt thêm giàu đẹp nhng với học sinh
tiểu học, việc hiểu và có thể giải nghĩa đúng từ Hán- Việt đối với các em
không phải là vấn đề đơn giản. Ngay cả về khái niệm: "Thế nào là từ HánViệt?" đối với các em cũng còn rất xa lạ. Với riêng tôi, việc giúp các em
hiểu và có thể vận dụng từ Hán- Việt để nói và viết trong trong học tập
cũng nh trong cuộc sống là một vấn đề cần phải trăn trở.
B.Mục đích của đề tài:
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 5, năm cuối cùng của bậc
Tiểu học, tôi thấy ngời giáo viên cần củng cố và cung cấp thêm vốn từ ngữ
cho học sinh là điều vô cùng cần thiết. Từ Hán -Việt lại chiếm một phần
khá lớn trong kho tàng ngôn ngữ Việt Nam. Dùng từ Hán Việt làm cho bài
văn sinh động hơn và đôi khi làm cho sự diễn đạt trong câu văn trở nên

trang trọng hơn bởi vậy giúp học sinh hiểu và giải nghĩa đúng từ Hán Việt
là vấn đề cần đợc ngời giáo viên quan tâm đến trong từng tiết dạy đặc
biệt là trong phân môn Luyện từ và câu.Trong những năm qua, tôi thờng
xuyên nghiên cứu, đề ra các biện pháp rèn học sinh ở tất cả các phân môn
của môn Tiếng Việt. Năm học này, tôi tiếp tục nghiên cứu và thử nghiệm
"Một số biện pháp giúp học sinh hiểu và giải nghĩa đúng từ Hán- Việt
để làm bài tập trong phân môn Luyện từ và câu lớp 5."
C. Đối tợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:
1.Đối tợng nghiên cứu:
- Học sinh lớp 5B trờng Tiểu học Minh Hoàng.
- Lớp đối chứng: lớp 5A cùng trờng
6


2.Phạm vi nghiên cứu:
Nội dung môn Tiếng Việt lớp 5 với phạm vi rất rộng, phân môn nào
cũng liên quan đến từ Hán -Việt nhng trong phần bài viết này của mình ,
tôi chỉ đề cập đến phần từ Hán- Việt trong phân môn Luyện từ và câu lớp 5.
D. Phơng pháp nghiên cứu:
- Phơng pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phơng pháp điều tra, thống kê.
- Phơng pháp phân tích.
- Phơng pháp trắc nghiệm
- Phơng pháp thảo luận.
Phần II: Nội dung thực hiện đề tài
Năm học 2009-2010 là năm Bộ giáo dục và Đào tạo tiếp tục phát
động các phong trào thi đua đã có từ năm học trớc nh Học tập và làm
theo tấm gơng đạo đức Hồ Chí Minh, Mỗi thầy cô giáo là một tấm
gơng tự học và sáng tạo, Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông
tin trong giảng dạy nhằm nâng cao chất lợng dạy và học. Chất lợng giáo

dục toàn diện các bộ môn cũng rất đợc chú trọng. Việc kiểm tra và đánh
giá học sinh theo chuẩn kiến thức kĩ năng ở mỗi môn học đợc đa vào áp
dụng; bởi vậy với đề tài này, tôi cũng luôn bám sát nhiệm vụ năm học để
có thể có đợc kết quả cao nhất khi thực nghiệm đề tài.
A. Hệ thống các bài tâp có liên quan đến từ Hán- Việt trong phân môn
Luyện từ và câu lớp 5:
Từ Hán- Việt đợc sử dụng rất nhiều khi học sinh làm các bài tập
trong phân môn Luyện từ câu. Thông thờng có những dạng bài tập sau
liên quan đến từ Hán- Việt:
1. Xếp từ theo nhóm.
2. Tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa.
3. Giải nghĩa thành ngữ, tục ngữ.
4. Vận dụng đặt câu, viết đoạn văn ngắn theo chủ đề.
Để có thể tìm ra biện pháp thích hợp giúp học sinh hiểu và giải nghĩa
đúng từ Hán- Việt để là bài tập trong phân mộn Luyện từ và câu, ngay từ
đầu năm học, tôi đã cho học sinh làm bài kiểm tra để có đợc số liệu về
chất lợng học tập của từng học sinh với cả hai lớp 5 (theo dạng bài tập đã
nêu trên):
Đề bài:
Câu1:Phân loại các từ sau đây theo nghĩa của tiếng "tài":
Tài giỏi, tài nguyên, tài trợ, tài ba, tài đức, tài sản, tài năng, tài hoa.
a. Tài có nghĩa là "có khả năng hơn ngời bình thờng":
b.Tài có nghĩa là "tiền của":
Câu 2: Tìm từ cùng nghĩa với từ "dũng cảm".
Câu 3: Trong các thành ngữ sau, những thành ngữ nào nói về lòng
7


dũng cảm?
Ba chìm bảy nổi, vào sinh ra tử; cày sâu cuốc bẫm; gan vàng dạ sắt;

nhờng cơm sẻ áo, chân lấm tay bùn.
Câu4: Viết một đoạn văn ngắn nói về hoạt động du lịch hay thám hiểm.
Kết quả khảo sát nh sau:
Lớp 5B:
Giỏi
SL
%
2
6,7
Lớp 5A:
Giỏi
SL
%
2
7,1

Khá
%
26,7

Trung bình
SL
%
15
50

%
28,6

Trung bình

SL
%
13
46,4

SL
8

Khá
SL
8

Yếu
SL
5

%
16,6

Yếu
SL
5

%
17,9

B. Những điểm cần khắc phục của học sinh khi làm bài tập:
Để có đợc kết quả đánh giá ban đầu của học sinh trong phân môn
Luyện từ và câu , tôi đã khảo sát ba lần với ba dạng bài tập khác nhau.Tôi
phát hiện các em thờng mắc những lỗi sau:

- Xếp từ theo nhóm cha, một số em còn không biết giải nghĩa từ, một số
em khác hiểu nghĩa của từ nhng diễn đạt cũng không đầy đủ.
- Với các thành ngữ, tục ngữ, các em còn hiểu rất mơ hồ, một số em
không tìm đợc các thành ngữ, tục ngữ theo chủ đề; đa số các em giải
nghĩa về thành ngữ, tục ngữ đều lúng túng, không biết diễn đạt ra sao.
Ví dụ: Trong bài tập 2 của bài kiểm tra, đa số các em chỉ tìm đợc một
thành ngữ (gan vàng dạ sắt) thành ngữ còn lại (vào sinh ra tử) rất ít em tìm
đợc. Khi giáo viên hỏi về ý nghĩa của các thành ngữ, các em hiểu còn
cha chính xác.
- Khi tìm các từ cùng nghĩa, trái nghĩa với những từ đã cho, các em
thờng tìm những từ thuần Việt vì đó là những từ dễ hiểu còn những từ Hán
-Việt thì chỉ những học sinh khá - giỏi mới tìm ra.
Ví dụ: Khi tìm từ cùng nghĩa với từ "dũng cảm", một số học sinh tìm
các từ sau: không sợ, dám làm...
- Những đoạn văn mà các em viết theo chủ đề thờng không phong phú
về nội dung, các em không biết dùng những từ đồng nghĩa để thay thế
nhằm làm cho đoạn văn sinh động hơn. Vậy là đoạn văn của các em thờng
sơ sài về nội dung, thậm chí có em còn dùng từ cha chính xác về cách
dùng từ, ngôn ngữ trong đoạn văn "thô", gây cời cho ngời đọc.
Ví dụ: Một học sinh viết một đoạn văn ngắn về chủ đề Du lịch đã viết
nh sau:
8


"Anh ấy là một nhà thám hiểm rất không sợ trớc khó khăn.
- Ngoài những vớng mắc về nội dung kiến thức, tôi còn thấy các em là
những học sinh còn nhỏ tuổi;đôi khi trớc những bài tập khó, các em
thờng nản lòng, bỏ dở, không chịu suy nghĩ; bởi vậy ngời giáo viên cần
có biện pháp động viên khích lệ sự tiến bộ của các em kịp thời.
Sau khi đã tìm ra nguyên nhân vớng mắc mà các em mắc phải trong

từng dạng bài tập cũng nh những điểm vớng mắc về tâm lí, tôi lên kế
hoạch khắc phục từng điểm khuyết cho các em trong từng giờ dạy.
Phần III: Phơng pháp
A. Một số biện pháp giúp học sinh hiểu và giải nghĩa đúng từ Hán-Việt
để làm bài tập trong phân môn Luyện từ và câu:
1.Hớng dẫn học sinh lập sổ tay Tiếng Việt:
Muốn học sinh làm tốt các dạng bài tập liên quan đến từ Hán- Việt
trong phân môn Luyện từ và câu, học sinh phải hiểu nghĩa của từ. Với vốn
kiến thức các em đã đợc học từ lớp 1 đến lớp 4 cha đủ để các em có thể
hiểu và làm đợc các phần bài tập nêu trên; bởi vậy từ ngữ đợc giải thích ở
các phần chú thích cuối các bài Tập đọc và các phân môn khác cũng rất
quan trọng, đó là những từ mới mà học sinh cần ghi nhớ để vận dụng làm
bài tập các phân môn khác. Mỗi học sinh cần có một sổ tay ghi lại những từ
mới cần lu ý. Cuốn sổ tay này còn đợc dùng ghi lại những điều học sinh
chuẩn bị bài mới trớc từ nhà bởi với phần "Mở rộng vốn từ" đòi hỏi học
sinh phải nắm vững nghĩa của từ, nhiều em hiểu nghĩa còn cha chính xác,
tôi yêu cầu các em đọc trớc bài từ nhà, tập giải nghĩa từ, tham khảo sách
để nắm đợc nghĩa của các từ khó. Khi các em đã hiểu đợc nghĩa của từ
trong bài học, nắm đợc ý nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ thì hoạt động
lĩnh hội kiến thức mới diễn ra rất thuận lợi. Tôi còn khuyến khích các em
đến th viện nhà trờng mợn sách tham khảo đọc để có thể hiểu và giải
nghĩa chính xác các từ Hán -Việt và các thành ngữ, tục ngữ.
2.Rèn trực tiếp trong các giờ học Luyện từ và câu:
Ngay từ đầu năm học, tôi đã định hớng và cùng học sinh của mình
tìm ra những vớng mắc khi học phân môn Luyện từ và câu, đặc biệt là khi
làm bài tập trong các bài Mở rộng vốn từ, giúp các em hiểu thế nào là từ
Hán -Việt và thế nào là từ thuần Việt. Với học sinh lớp 5, khái niệm về từ
Hán -Việt đối với các em còn rất xa lạ; bởi vậy, giáo viên cần cung cấp
khái niệm cho các em một cách đơn giản qua những câu chuyện về lịch sử:
"Nguồn gốc của từ Hán -Việt". T liệu này, ngời giáo viên có thể tham

khảo ở sách của th viện nhà trờng hoặc vào những website trong mạng
internet.
Để giúp học sinh làm tốt tất cả các dạng bài tập trong các tiết học
"Mở rộng vốn từ", trớc hết các em phải hiểu đợc nghĩa của từ. Với
những từ thuần Việt, nghĩa rất rõ ràng nhng với những từ Hán -Việt thì
9


không phải nh vậy. Đôi khi trong những trờng hợp đặc biệt, giáo viên
phải dùng từ Hán Việt khác để minh hoạ. Ví dụ: Khi học sinh hiểu "hữu
tình" là bạn tình, giáo viên phải giải nghĩa giúp học sinh hiểu: trong từ
điển, không dùng từ "bạn tình" mà nghĩa của nó phải là "ngời tình" và
trờng hợp này từ "nhân tình" mới có nghĩa là "ngời tình" còn "hữu tình'
có nghĩa là "có tình" ("hữu" có nghĩa là "có").
* Với dạng bài tập xếp từ theo nhóm tôi yêu cầu học sinh phải nắm vững
nghĩa của từ trớc khi làm bài tập, với những em có nhận thức chậm, tôi
dành cho các em nhiều thời gian hơn so với các em khác trong các tiết học.
Các em cần đợc hớng dẫn cụ thể từng bài tập. Còn với học sinh khác, tôi
tự tạo cho các em có cơ hội để phát huy tính tích cực của mình trong giờ
học. các em có thể trình bày ý kiến của mình, sau đó tôi cùng học sinh cả
lớp nhận xét, góp ý, chốt câu trả lời đúng. Sau đó, tôi cho học sinh khá giỏi
giải thích vì sao em xếp từ theo nhóm nh vậy (học sinh phải nêu đợc
nghĩa của từng từ trong nhóm).
Ví dụ: Bài tập 2 trang56 (chủ đề:Hữu nghị-Hợp tác):
Xếp các từ có tiếng hợp cho dới đây thành hai nhóm a và b:
hợp tình, hợp tác, phù hợp, hợp thời, hợp lệ, hợp nhất, hợp pháp, hợp
lực, hợp lí, thích hợp.
a.Hợp có nghĩa là "gộp lại"(thành lớn hơn). M:hợp tác
b.Hợp có nghĩa là "đúng với yêu cầu, đòi hỏi...nào đó". M:thích hợp
Sau khi học sinh xếp đợc hai nhóm từ a và b

a.Hợp có nghĩa là "gộp lại" (thành lớn hơn): hợp tác, hợp nhất, hợp
lực.
b.Hợp có nghĩa là "đúng với yêu cầu, đòi hỏi...nào đó": thích hợp, hợp
tình, phù hợp, hợp thời, hợp lệ, hợp pháp, hợp lí.
Học sinh lần lợt giải thích, mỗi học sinh giải thích một từ:
+ Hợp tác: cùng chung sức giúp đỡ nhau trong một việc nào đó,
+ Hợp nhất: hợp lại thành một tổ chức duy nhất.
+ Hợp lực: chung sức để làm một việc gì đó.
+ Hợp tình: thoả đáng về mặt tình cảm hoặc lí lẽ.
+ Hợp thời; phù hợp với yêu cầu khách quan ở một thời điểm.
+ Hợp lệ: đúng với thể thức quy định.
+ Hợp pháp: đúng với pháp luật.
+ Hợp lí: đúng với lẽ phải, đúng sự cần thiết.
+ Thích hợp; hợp với yêu cầu, đáp ứng đợc đòi hỏi.
+ Phù hợp: hợp với, ăn khớp với.
GV cùng học sinh khá giỏi hỗ trợ học sinh yếu trong phần giải nghĩa
từ.
* Với những dạng bài tập về giải nghĩa thành ngữ, tục ngữ , tôi yêu cầu
học sinh đọc thật kĩ nội dung câu thành ngữ, tục ngữ đó, thảo luận trong
nhóm để cùng bạn giải nghĩa chính xác nội dung. Bài tập này thờng có hai
dạng bài:
10


Dạng bài tập thứ nhất: Chọn câu giải nghĩa thích hợp với những
thành ngữ, tục ngữ đã cho.
Dạng bài tập thứ hai: Yêu cầu học sinh giải nghĩa thành ngữ tục ngữ.
Đây là dạng bài tập khó, đòi hỏi học sinh phải có vốn hiểu biết rộng và nắm
vững nghĩa của từ bởi đa phần từ ngữ trong thành ngữ,tục ngữ đều là từ
Hán- Việt.

* Với dạng bài tập tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa, tôi khuyến khích các em
tìm hết các từ theo đúng yêu cầu của bài, cho điểm tối đa đối với những học
sinh tìm đợc nhiều từ chính xác.
*Với dạng bài tập viết đoạn văn ngắn, tôi cũng yêu cầu học sinh đọc kĩ
yêu cầu của bài, hớng dẫn học sinh viết đúng theo chủ đề, chọn và dùng từ
cho chính xác, câu văn cần có sự sáng tạo, gắn với thực tế, cách trình bày
đoạn văn theo đúng cấu trúc đã đợc học. Với dạng bài tập này, tôi đặc biệt
lu ý học sinh trong những văn cảnh cụ thể, có những trờng hợp các em
cần dùng từ Hán- Việt mà không nên dùng từ thuần Việt để câu văn không
những diễn đạt đợc đầy đủ ý nghĩa mà còn thể hiện đợc sự trang trọng:
Ví dụ: Hôm nay là ngày Quốc tế phụ nữ.( Từ "đàn bà" không thể thay
thế cho từ "phụ nữ".)
Sau khi học sinh viết đoạn văn theo chủ đề, tôi tiến hành chấm bài
và nhận xét trớc lớp, chỉ rõ những lỗi sai của học sinh và yêu cầu các em
sửa lỗi vào vở sau đó đọc lại một lần để cô giáo và các bạn nhận xét, góp ý.
Cuối giờ, tôi thờng chọn những đoạn văn hay của học sinh khá giỏi đọc
cho các em nghe để học sinh trung bình, yếu có thể học tập.
Hoạt động tổ chức các trò chơi nhằm gây hứng thú cho học sinh
trong các giờ học đợc diễn ra thờng xuyên và đợc áp dụng linh hoạt.
Đôi khi trò chơi chính là nội dung các bài tập. Chẳng hạn nh thi tìm từ
đồng nghĩa, trái nghĩa, thi xếp từ theo nhóm nhanh và đúng...
Khi thử nghiệm một thời gian ngắn biện pháp này, tôi cho các em
làm bài kiểm tra nhằm đánh giá sự tiến bộ của từng em và đề ra biện pháp
tiếp theo trong năm học.
Đề bài tuần 10:
Câu1:Phân loại các từ sau đây theo nghĩa của tiếng "hoà":
Hoà bình, hoà giải, hoà hợp, hoà mình, hoà tan, hoà tấu, hoà thuận.
a. Hoà có nghĩa là "trạng thái không có chiến tranh, yên ổn":
b.Hoà có nghĩa là "trộn lẫn vào nhau":
Câu 2: Tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ "hoà bình".

Câu 3: Tìm ba thành ngữ nói về những phẩm chất tốt đẹp của ngời
dân Việt Nam.
Câu4: Viết một đoạn văn ngắn tả về một cảnh đẹp của quê em hoặc nơi
em ở.
11


Kết quả khảo sát nh sau:
Lớp 5B:
Giỏi
SL
%
4
13,3

Khá
%
36,7

Trung bình
SL
%
12
40

%
28,6

Trung bình
SL

%
14
50

SL
11

Yếu
SL
3

%
10

Lớp 5A:
Giỏi
SL
3

%
10,7

Khá
SL
8

Yếu
SL
3


%
10,7

Sau 10 tuần của năm học, các em học sinh lớp 5B đã có sự tiến bộ rõ
rệt, những lỗi trớc đây các em thờng mắc phải khi làm bài đã giảm, một
số em còn viết đoạn văn ngắn khá hay, đoạn văn có rất nhiều sáng tạo; tiêu
biểu là các em Nguyễn Thị Minh Hằng, Doãn Thị Thuỳ, Nguyễn Thị
Quỳnh Nga, Dơng Thị Hải Vy. Số em có bài đạt dới điểm 5 chỉ còn 3
em. Với các em học sinh lớp 5A mặc dù số em đạt điểm yếu cũng là 3 em
nhng tỉ lệ học sinh khá, giỏi thấp hơn tỉ lệ học sinh khá, giỏi của lớp 5B.
Khi thấy biện pháp áp dụng của mình bớc đầu Khi thấy biện pháp
áp dụng của mình bớc đầu mang lại hiệu quả, tôi tiếp tục nghiên cứu, bổ
sung để đạt đợc mục đích nghiên cứu mà mình đề ra.
3. Rèn trong các giờ học tăng buổi:
Năm học 2009-2010, Phòng giáo dục huyện Phù Cừ cho phép trờng
Tiểu học Minh Hoàng đợc dạy tăng thêm một tuần 2 buổi, đây là điều
kiện thuận lợi để tôi có thể rèn thêm các em học sinh của mình.
- Trong các giờ học thêm của phân môn Luyện từ và câu, tôi luôn có 2
dạng bài tập khác nhau. Một dạng bài nâng cao dành cho học sinh khá giỏi và một dạng bài ôn tập dành cho học sinh đại trà. Mức bài tập dành
cho học sinh đại trà vừa phải, thờng là những bài tập ôn lại những bài các
em vừa học nhằm củng cố sâu hơn các kiến thức đã đợc lĩnh hội để các
em nắm bắt bài tốt hơn. Phần giảng dạy và đánh giá học sinh dù trong tiết
dạy bài mới hay giờ ôn luyện, tôi luôn bám sát yêu cầu của chuẩn kiến
thức- kĩ năng đối với phân môn này.
- Trong các giờ học thêm phân môn Luyện từ và câu, tôi còn tổ chức một
số tiết thảo luận:
Ví dụ: Với dạng bài xếp từ theo nhóm; tìm thành ngữ, tục ngữ; tìm
từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ đã cho, sau khi cho các em thảo luận nhóm
và đại diện các nhóm thi làm bài trên bảng, tôi cho các nhóm còn lại phỏng
vấn về bài làm của bạn; tất cả các nhóm có thể tham gia giải nghĩa từ, giải

nghĩa thành ngữ, tục ngữ, cùng cô giáo chốt câu trả lời đúng.
12


Với dạng bài tập viết đoạn văn ngắn theo chủ đề, học sinh yếu đọc
bài của mình để học sinh cả lớp nhận xét, góp ý, chỉ ra lỗi sai của bạn; phần
này, tôi cũng luôn yêu cầu lời nhận xét, góp ý của các em với bạn phải thật
chính xác và tế nhị; tránh không làm tổn thơng lòng tự trọng của bạn. Học
sinh khá giỏi cũng đợc đọc lại bài làm của mình cho học sinh cả lớp tham
khảo. Ngoài các đoạn văn ngắn do các em viết, tôicòn đọc cho các em nghe
một số đoạn văn mẫu đợc lấy từ các sách tham khảo của th viện nhà
trờng hoặc đợc tải về từ mạng in ternet.
Cần phải nâng cao chất lợng học sinh và không để học sinh có điểm
dới trung bình vào cuối năm bởi vậy việc kèm riêng những em học sinh
yếu là điều vô cùng cần thiết. Tôi đã áp dụng biện pháp dạy cá nhân cho
từng em vào các giờ học tăng buổi, dành thêm nhiều thời gian cho các em
vào các tuần ôn luyện chuẩn bị cho các đợt kiểm tra định kì.
4. ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy nhằm nâng cao chất
lợng học sinh phân môn Luyện từ và câu.
4.1.Xây dựng các tiết giáo án điện tử cho phân môn Luyện từ và câu:
Năm học 2009-2010, Bộ giáo dục và Sở giáo dục tiếp tục khuyến
khích giáo viên các bậc học ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.
Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp, tôi luôn nhận thức đợc u điểm của
của hình thức dạy học hiện đại này. Đây là hình thức dạy học mới mang lại
hiệu quả rất cao trong giảng dạy. Học sinh sẽ rất hứng thú học tập nếu
ngời giáo viên thờng xuyên xây dựng giáo án và trình chiếu trên màn
hình điện tử. Sự kết hợp giữa việc giáo dục học sinh chăm học và đồng thời
cập nhật, đa vào giảng dạy những phơng pháp dạy học hiện đại sẽ gây
sự chú ý của các em, từ đó ngời giáo viên sẽ thu đợc hiệu quả cao trong
giảng dạy. Nếu nh trớc đây, khi dạy dạng bài tập xếp từ theo nhóm, giáo

viên cho học sinh xếp từ Hán- Việt theo nhóm ( ghi vào phiếu học tập), sau
đó, học sinh lên bảng dán phiếu, giáo viên cùng cả lớp nhận xét, sửa sai thì
bây giờ, khi đã nhận xét, chốt lời giải đúng, giáo viên trình chiếu đáp án
đúng; với hiệu ứng sinh động trên màn hình, đồng thời với cách sử dụng
màu sắc hợp lí, học sinh sẽ rất hứng thú khi tiếp thu bài mới. Với dạng bài
viết đoạn văn ngắn theo chủ đề cũng vậy, có những học sinh còn hiểu cha
rõ về chủ đề đặc biệt là học sinh yếu, lời nói diễn đạt của cô giáo dù hay
đến đâu cũng không thể bằng cho học sinh xem một đoạn băng hình về chủ
đề đó.
Ví dụ: Khi học sinh viết một đoạn văn ngắn về đề tài Bảo vệ môi
trờng, giáo viên có thể cho học sinh xem một đoạn băng t liệu về
những hành động bảo vệ môi trờng và những hành động xấu ảnh hởng
đến môi trờng, giúp các em chọn cho mình đề tài thích hợp để viết.
Chính vì những lí do trên, tôi luôn suy nghĩ và nghiên cứu xây dựng
các tiết giáo án điện tử phục vụ cho giảng dạy.Với phân môn Luyện từ và
câu, chất lợng giảng dạy sẽ đợc nâng lên khi học sinh đợc tiếp thu bài
qua lời giảng của cô giáo và sự minh hoạ sống động trên màn hình điện tử.
13


Năm học vừa qua, phòng giáo dục đã trang bị cho các trờng tiểu
học, trung học cơ sở trong toàn huyện thêm hệ thống máy tính và máy
chiếu đa năng, lớp tập huấn về công nghệ thông tin cũng đợc tổ chức
thờng xuyên; bởi vậy đây là điều kiện rất thuận lợi cho các giáo viên trong
việc tiếp cận với hình thức dạy học hiện đại này.
4.2. Tuyên dơng học sinh bằng cách chụp ảnh dán lên Góc học tập:
Từ năm học trớc, tôi đã áp dụng hình thức tuyên dơng sự tiến bộ
của các em không chỉ bằng lời mà bằng hình thức chụp ảnh các em có sự
tiến bộ bằng điện thoại sau đó kết nối với máy vi tính , cho thêm lời bình,
khen sau đó in thành bản và dán ở Góc học tập của lớp. Để bản tuyên

dơng đẹp và hấp dẫn các em, tôi đã cho in màu các bản tuyên dơng đó.
Hình thức tuyên dơng này tôi không chỉ áp dụng cho học sinh khá giỏi
mà áp dụng chung cho học sinh cả lớp, những em có nhiều tiến bộ cũng có
bản tuyên dơng riêng. Năm học trớc tôi chỉ dùng tới hai bản tuyên dơng
nhng năm học này, tôi áp dụng tuyên dơng nhiều hơn, dùng kĩ xảo trang
trí cho học sinh đạt giải nhất hội thi "Tài trí học trò" hàng tháng để gây
hứng thú phấn đấu cho các em trong học tập.
Có ba bản tuyên dơng:
Bản1:Dành cho học sinh xuất sắc: Đó là những học sinh giành đợc
giải cao tại hội thi "Tài trí học trò" cấp lớp đợc tổ chức 1tháng một lần.
Đây là một trò chơi học tập nhằm để đánh giá sự tiến bộ của học sinh khá,
giỏi đồng thời cũng để ôn luyện cho các em chuẩn bị tham dự hội thi tài trí
học trò cấp huyện.Trong trò chơi này,bao giờ cũng có những câu hỏi có
liên quan đến các dạng bài tập trong phân môn "Luyện từ và câu", tôi
muốn dùng hình thức này để gây hứng thú cho các em khi học các dạng bài
tập nêu trên.
Bản 2: Dành cho học sinh có sự tiến bộ trong học tập.Bản tuyên
dơng luôn nhấn mạnh về sự tiến bộ của học sinh trong tất cả các phân
môn, trong đó có phân môn "Luyện từ và câu". Bản tuyên dơng này đợc
thay hàng tuần.
Bản 3: Dành cho những học sinh đạt nhiều điểm tốt trong học tập.
Mỗi tuần tôi dành thời gian chấm và kiểm tra bài cũ thờng xuyên đối với
tất cả các phân môn trong đó phân môn "Luyện từ và câu" đợc kiểm tra
và cho điểm mỗi học sinh từ một đến hai lần. Bởi vậy việc giành đợc
nhiều điểm tốt ở phân môn này cũng đợc các em rất lu tâm.Bản tuyên
dơng này cũng đợc thay hàng tháng.
Để phát huy "khả năng viết đoạn văn ngắn theo chủ đề" của học
sinh , phần bài viết, phần giới thiệu và bình luận trên bản tuyên dơng , tôi
giao cho học sinh khá- giỏi viết, giáo viên chỉnh sửa và vào máy. Những
học sinh tham gia viết lời bình mang tên Nhóm phóng viên Măng non gồm

có các em: Nguyễn Thị Minh Hằng, Mai Minh Tùng, Nguyễn Thị Quỳnh
Nga, Phạm Thị Ngọc Tuyết, Doãn Thị Thuỳ và Dơng Thị HảI Vy.
Sau đây là mẫu của ba bản tuyên dơng vào tháng 12:
14


15


16


17


5. Tiếp tục xây dựng hình mẫu "Những đôi bạn cùng tiến" :
Để học sinh có thể giúp đỡ nhau trong học tập, tôi đã xây dựng hình
mẫu Những đôi bạn cùng tiến trong học tập. Đây là một biện pháp rất
hữu hiệu đã đợc tôi vận dụng từ nhiều năm nhằm mục đích cho học sinh
khá, giỏi giúp đỡ thêm học sinh yếu trong học tập cũng nh mọi mặt khác.
Mỗi lần học đến một chủ đề mới, tôi giao nhiệm vụ cho học sinh khá, giỏi
kèm thêm bạn ở nhà hoặc trong những giờ ra chơi. Hình thức giúp đỡ bạn
tuỳ thuộc vào từng học sinh.
Ví dụ: Khi một học sinh khá, giỏi cùng bạn tìm những từ đồng nghĩa
với từ dũng cảm, học sinh đó sẽ tìm trớc, sau đó đến lần bạn tìm từ, nếu
bạn không tìm ra, học sinh khá, giỏi sẽ gợi ý dần để giúp bạn tìm ra từ mới.
Hoặc khi sửa lỗi sai cho học sinh yếu, khi thấy bạn dùng từ không chính
xác để viết đoạn văn ngắn, học sinh khá giỏi có thể giúp bạn ôn lại nghĩa
của từ Hán- Việt có liên quan. Với nhiều hình thức khác nhau nhng theo
sự chỉ đạo của giáo viên hình mẫu Những đôi bạn cùng tiến nếu phát

huy đợc sẽ mang lại hiệu quả rất cao trong học tập.
B. Những điểm cần lu ý khi dạy các dạng bài tập khác của phân môn
Luyện từ và câu:
Trong phân môn Luyện từ và câu còn có các dạng bài tập về câu,
cách sử dụng dấu câu; phần bài tập đặt câu cũng thờng sử dụng đến từ ngữ
trong đó có từ Hán Việt, khi làm đến các bài tập thuộc phần này, giáo
viên phải lu ý học sinh dùng từ chính xác . Khi các em đã hiểu và có thể
giải nghĩa đúng các từ Hán- Việt thì việc đặt câu chắc chắn sẽ đầy đủ ý
nghĩa, câu văn sẽ sinh động, giàu hình ảnh.
Một dạng bài tập cần lu ý nữa là các bài tập yêu cầu học sinh xác
định từ loại (danh từ, động từ, tính từ). Với dạng bài tập này, học sinh cũng
gặp rất nhiều từ Hán- Việt. Ví dụ: công nhân (danh từ); thực hành (động
từ), thông minh (tính từ)...Với dạng bài tập này cũng vậy; khi học sinh hiểu
đúng nghĩa của từ, các em sẽ phân loại từ rất chính xác.
Phần thứ IV: Kết quả thực hiện
Sau một thời gian áp dụng thử nghiệm tại lớp 5B, tôi tiến hành khảo
sát chất lợng môn Tiếng Việt , mỗi tuần một lần với ba dạng bài tập khác
nhau.Đề bài của phân môn Luyện từ và câu (phần mở rộng vốn từ) nh sau:
Đề bài tuần 22:
Câu1:Phân loại các từ sau đây theo nghĩa của tiếng công":
Công dân, công nhân, công bằng, công cộng, công lí, công nghiệp,
công chúng, công minh.
a. Công có nghĩa là "của nhà nớc, của chung":
b.Công có nghĩa là "không thiên vị":
18


c.Công có nghĩa là "thợ, khéo tay":
Câu 2: Tìm từ đồng nghĩa với từ "công dân".
Câu 3: Tìm những thành ngữ nói về quan hệ gia đình.

Câu4: Viết một đoạn văn ngắn về đề tài bảo vệ môi trờng.
Câu 5: Tìm những câu tục ngữ ý khuyên chúng ta cần phải biết nhớ ơn
ngời khác.
Kết quả học sinh đạt đợc nh sau:
Lớp 5B:
Giỏi
SL
8

%
26,6

Khá
SL
11

%
36,7

Trung bình
SL
%
11
36,7

%
32,1

Trung bình
SL

%
13
44,4

Yếu
SL
0

%
0

Lớp 5A:
Giỏi
SL
5

%
17,9

Khá
SL
9

Yếu
SL
1

%
3,6


- Sau khi chấm bài học sinh, tôi nhận thấy các em học sinh lớp 5B đều
đã nắm đợc yêu cầu cơ bản của bài. Các em học sinh tỏ ra tiến bộ rõ rệt:
Xếp từ theo nhóm rất chính xác, tìm đợc khá đầy đủ các từ đồng nghĩa,
một số học sinh khá giỏi tìm đúng và đủ các từ đồng nghĩa theo yêu cầu.
Với bài tập đòi hỏi các em tìm thành ngữ, các em cũng làm tơng đối tốt.
Đoạn văn ngắn về đề tài Bảo vệ môi trờng đợc toàn thể các em nắm vững
yêu cầu, rất nhiều em viết đoạn văn dùng từ hay, có sáng tạo. Đoạn văn
giàu hình ảnh, chữ viết đẹp. Những câu tục ngữ các em tìm đợc theo yêu
cầu của bài tập 5 cũng rất chính xác. Không còn một em nào dới điểm
trung bình, tỉ lệ học sinh khá, giỏi cũng cao hơn tỉ lệ học sinh khá, giỏi của
lớp 5A.
- Qua hình mẫu Những đôi bạn cùng tiến , tôi đã tạo nên một bầu
không khí sôi nổi thi đua trong học tập. Hình mẫu những đôi bạn cùng tiến
không chỉ dành riêng cho phân môn Luyện từ và câu mà với tất cả các môn
học. Giờ ra chơi đối với học sinh lớp 5B không chỉ là vui chơi, giải trí; bên
các bàn học, vẫn còn một số nhóm miệt mài giảng bài cho bạn. Vào các giờ
truy bài, các em kiểm tra bài cũ, nhận xét, góp ý cho bạn rất tận tình. Cuối
tuần, các em đều tiến hành bình chọn "Những đôi bạn cùng tiến xuất sắc
nhất". Những học sinh khá giỏi rất vui, các em tự nguyện giúp đỡ các bạn
học yếu. Tiêu biểu cho phong trào giúp bạn là những học sinh: Mai Minh
Tùng, Nguyễn Thị Minh Hằng, Doãn Thị Thuỳ, Nguyễn Thị Quỳnh Nga...
19


Sau đây là một số hình ảnh về các em:

Minh Tùng,Minh Hằng
và Đức Tuấn trong giờ học nhóm

Quỳnh Nga và Doãn Thuỳ

vui mừng vì giúp đợc bạn bè

- Trong quá trình kèm cặp, uốn nắn các em, tôi còn nhận thấy các em
học sinh luôn có lòng say mê, ham hiểu biết về từ Hán- Việt. Đối với các
em, khái niệm về từ Hán- Việt không còn xa lạ nữa. "Giữ gìn truyền thống
và vận dụng những tinh hoa của nhân loại trên thế giới để văn hoá Việt
thêm giàu đẹp, đó chính là quan điểm của tôi và tôi muốn các em học
sinh của mình cũng nhận thức đợc điều đó".
Tất cả các học sinh đều thi đua học tập, đều phấn đấu không ngừng.
Chính vì điều đó mà tập thể lớp 5B luôn dẫn đầu về mọi mặt trong trờng.
Tất cả những phong trào thi đua của trờng nh Hội thi An toàn giao
thông, Báo tờng chào mừng 20-11, Quyền và bổn phận của trẻ
em, Văn nghệ chào mừng 26-3, Phát âm chuẩn- viết chữ đẹp, lớp
5B đều giành giải nhất đồng đội. Em Mai Minh Tùng giành giải nhì tại hội
thi Tài trí học trò cấp huyện. Kết quả nghiệm thu do nhà trờng khảo
sát: 100% học sinh đạt từ điểm 5 trở lên, trong đó tỉ lệ khá giỏi chiếm 65%.
- Khi ứng dụng công nghệ thông tin trong các tiết dạy Luyện từ và câu tạo
nên một bầu không khí học tập sôi nổi. Học sinh rất thích thú khi đợc lĩnh
hội kiến thức qua những bài giảng điện tử.Vào mạng lấy t liệu và giao lu
cùng đồng nghiệp trên toàn quốc làm cho kinh nghiệm giảng dạy của tôi
thêm phong phú; đặc biệt khi thực hiện đề tài này, tôi đã có dịp hiểu sâu
thêm về từ Hán- Việt và những quan điểm của những nhà giáo về loại từ
ngữ trên, tiêu biểu là nhữn quan điểm về giải nghĩa từ Hán- Việt của
Trờng Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi- Tam Kì- Quảng Nam.
- Hình thức tuyên dơng hàng tuần, hàng tháng bằng cách chụp ảnh, viết
20


thêm lời bình , dán lên Góc học tập của lớp trong năm học này tiếp tục là
làn sóng mạnh mẽ thúc đẩy các em phấn đấu vơn lên. Mỗi lần, bản tuyên

dơng đợc thay là học sinh lại hồi hộp chờ đợi. Em nào cũng cố gắng hết
sức để mong ảnh của mình sẽ đợc dán lên Góc học tập.
Những kết quả thu đợc sau những tháng ngày vận dụng thử nghiệm
Một số biện pháp giúp học sinh hiểu và giải nghĩa đúng từ Hán- Việt để
làm bài tập trong phân môn Luyện từ và câu lớp 5" của mình cũng làm
tôi cảm thấy say mê hơn với cái nghề dạy học của mình. Có lẽ các em cũng
chính là động lực giúp tôi luôn cố gắng học hỏi, tích luỹ thêm kinh nghiệm
để có thể trở thành một giáo viên đợc các em tin yêu, quý trọng.
Phần thứ V: Những kinh nghiệm đợc rút ra
Qua thực tế giảng dạy ở đối tợng học sinh lớp 5, tôi nhận thấy:
- Muốn học sinh hiểu và giải nghĩa đúng từ Hán- Việt để làm tốt các bài
tập trong phân môn Luyện từ và câu lớp 5, ngời giáo viên phải là ngời
đồng hành cùng sách giáo khoa cung cấp cho các em vốn từ cơ bản, yêu
cầu học sinh cả lớp phải có Sổ tay Tiếng Việt, ghi lại những từ Hán Việt,
những thành ngữ, tục ngữ khó nhớ về nghĩa; những gia đình có điều kiện
nên mua sách tham khảo cho con em mình. Những tài liệu nh Từ điển
Việt Nam, Những thành ngữ, tục ngữ Việt Nam rất có ích cho giáo viên và
các bậc phụ huynh học sinh trong việc giúp các em hiểu và giải nghĩa đúng
từ Hán- Việt. Đây là điều kiện tiên quyết giúp ngời giáo viên thực hiện
thành công đề tài này .
- Sau mỗi dạng bài tập, giáo viên đều phải rút kinh nghiệm cho từng học
sinh, giúp học sinh tự nhận ra lỗi sai và sửa ngay vào vở bài tập.
- Giáo viên chủ nhiệm lớp cần dành thêm thời gian phụ đạo thêm kiến
thức cho học sinh yếu, luôn có mặt để động viên, giúp đỡ những em có
hoàn cảnh khó khăn. Cần động viên, khen thởng và nhắc nhở các em kịp
thời hàng ngày, cần kết hợp với đội ngũ cán sự lớp theo dõi sự tiến bộ của
các em để giúp các em phát huy khả năng vốn có của mình.
- Cần áp dụng biện pháp dạy học hiện đại, xây dựng những tiết giáo án
điện tử phù hợp với bài dạy, phù hợp với khả năng tiếp thu của các em.
- Cần duy trì thờng xuyên biện pháp khích lệ các em bằng cách sử dụng

công nghệ thông tin nh chụp ảnh bằng điện thoại sau đó kết nối với máy
vi tính , in thành bản, dán lên Góc học tập.
- Duy trì hình mẫu Những đôi bạn cùng tiến .Cần tuyên dơng cả sự
nhiệt tình giúp bạn của những em học sinh khá- giỏi nhằm động viên các
em đoàn kết , giúp đỡ nhau học tập.
- Phối hợp cùng Ban giám hiệu nhà trờng, các bậc phụ huynh học sinh để
giáo dục các em phấn đấu vơn lên.
- Tổ chức một số trò chơi trong tiết học để tiết học luôn sinh động, hấp dẫn
các em; các em học mà vui, vui mà học và từ đó kết quả học tập sẽ cao.
21


Phần thứ VI: Những vấn đề bỏ ngỏ và
điều kiện thực hiện đề tài
A.Những vấn đề bỏ ngỏ:
Trong khuôn khổ của đề tài và thời gian có hạn, tôi mới chỉ nghiên
cứu Một số biện pháp giúp học sinh hiểu và giải nghĩa đúng từ HánViệt để làm bài tập trong phân môn Luyện từ và câu lớp 5, cha thực
nghiệm tại các khối lớp khác. Mỗi một khối lớp đều có một đặc trng riêng
biệt bởi vậy một giáo viên chủ nhiệm lớp 5 không thể thực hiện thử nghiệm
đề tài của mình ở tất cả các khối lớp khác.
B. Điều kiện thực hiện đề tài:
- Thực hiện đề tài với học sinh lớp 5.
- Trong thời gian thực hiện đề tài, cần có sự ủng hộ của ban giám hiệu nhà
trờng, các bậc phụ huynh học sinh và bản thân các em học sinh do mình
phụ trách.
- Để thuận lợi cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào thực hiện đề
tài, đòi hỏi ngời giáo viên cần phải có kiến thức về tin học, thờng xuyên
học hỏi, trau dồi để nâng cao khả năng hiểu biết của mình về cách thiết kế
và thực hiện các bài giảng điện tử cũng nh cách ứng dụng các phần mềm
trong giảng dạy.

- Muốn thực hiện thành công đề tài, ngời giáo viên cần có lòng say mê
nghề nghiệp, ham học hỏi, cần có nhiều tài liệu để nghiên cứu vận dụng.
Phần thứ VII: Kiến nghị
Qua thực tế giảng dạy tôi có một số đề xuất sau:
1.Sở Giáo dục Phòng Giáo dục:
- Cần cung cấp thờng xuyên sách,tài liệu tham khảo cho giáo viên chúng
tôi .
- Trong thời gian thực hiện đề tài, tôi cũng đã tham khảo ý kiến của các
đồng nghiệp trong trờng nhng phần đa các đồng chí đều cho rằng đây là
một đề tài rất khó; bởi vậy tôi tha thiết đề nghị Sở Giáo dục, Phòng Giáo
dục hãy tổ chức chuyên đề về các Biện pháp giúp học sinh hiểu và giải
nghĩa đúng từ Hán- Việt để có thể làm tốt các bài tập trong chơng trình
sách giáo khoa từ khối 1 đến khối 5. Nh vậy, tôi và các đồng nghiệp có
dịp học hỏi và nâng cao năng lực chuyên môn của mình.
2. Trờng:
a. Ban giám hiệu:
- Luôn ủng hộ giáo viên về mọi mặt khi giáo viên thực hiện đề tài.
- Tạo điều kiện để tất cả giáo viên của trờng tiếp tục sử dụng và thiết kế
thành thạo giáo án điện tử, ứng dụng tốt các phần mềm mới vào giảng dạy.
b.Các giáo viên trong trờng:
- Vì ngay từ khi học lớp 2, học sinh đã đợc làm quen với phân môn
22


Luyện từ và câu ; bởi vậy các giáo viên lớp 2,3 đặc biệt là các giáo viên lớp
4 phải thờng xuyên có biện pháp giúp các em hiểu và giải nghĩa đúng từ
Hán Việt, từ đó là điều kiện thuận lợi giúp các em làm tốt tất cả các bài
tập của môn Tiếng Việt và dùng từ, viết câu chính xác trong các môn khác.
Phần thứ VIII: Kết luận chung
áp dụng các Biện pháp giúp học sinh hiểu và giải nghĩa đúng từ

Hán- Việt để làm bài tập trong phân môn Luyện từ và câu lớp 5 là vấn
đề rất cần thiết cho tất cả các khối lớp chứ không riêng gì khối lớp 5.Trong
các phân môn của môn Tiếng Việt, phân môn Luyện từ và câu giúp học
sinh bớc đầu rèn kĩ năng viết văn để có thể từ đó học tốt phân môn Tập
Làm văn, phân môn đỉnh cao của việc học tập Tiếng Việt ở Tiểu học. Khi
viết kinh nghiệm này, tôi hi vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ bé vào công
tác giảng dạy và giáo dục học sinh.
Kinh nghiệm đợc hoàn thành với sự ủng hộ của các em học sinh
lớp 5B trờng Tiểu học Minh Hoàng.
Tuy nhiên, đây là kinh nghiệm của riêng cá nhân tôi nên sẽ không
tránh khỏi hạn chế.Tôi rất mong đợc sự góp ý của các bạn đồng nghiệp để
đề tài của tôi đợc hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Minh Hoàng, ngày 25 tháng 4 năm 2010
Ngời viết

Trần Thị Thắng

23


Tài liệu tham khảo
1. Nhiều tác giả - Các website Mạng internet.
2. Lê Hữu tỉnh, Lê Phơng Nga - Giáo trình s phạm( 2006). Nhà xuất bản
Giáo dục.
3. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) - Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 tập I, II
(2005). Nhà xuất bản Giáo dục.
4. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) - Sách giáo khoa Tiếng Việt 5tập I, II
(2006). Nhà xuất bản Giáo dục.
5. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) - Sách giáo viên Tiếng Việt 4 tập I,II

(2005). Nhà xuất bản Giáo dục.
6. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) - Sách giáo viên Tiếng Việt 5 tập I,II
(2006). Nhà xuất bản Giáo dục.
7. Phạm Thị Thu Hà- Thiết kế Tiếng Việt 4 tập I, II (2007). Nhà xuất bản
Hà Nội.
8. Phạm Thị Thu Hà - Thiết kế Tiếng Việt 5 tập I, II (2007) . Nhà xuất bản
Hà Nội.
9. Nhiều tác giả - Từ điển Việt Nam.

24


25



×