Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

SKKN Nâng Cao Hiệu Quả Dạy Học Lịch Sử Bằng Sự Kết Hợp Phương Pháp Truyền Thống Với Công Nghệ Thông Tin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (760.86 KB, 16 trang )

www.huongdanvn.com

NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC LỊCH SỬ BẰNG SỰ KẾT HỢP
PHƢƠNG PHÁP TRUYỀN THỐNG VỚI CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
I/ Lý do chọn đề tài:
Giáo dục và đào tạo có vị trí quan trọng trong chiến lƣợc đào tạo nguồn
nhân lực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc ta trong giai đoạn Công
nghiệp hóa – hiện đại hóa hiện nay. Nghị quyết hội nghị lần II Ban Chấp Hành
Trung ƣơng Đảng Khóa VIII nêu rõ : “Thực sự coi giáo dục và đào tạo là quốc
sách hàng đầu”.
Nhận thức giáo dục - đào tạo cùng với khoa học – công nghệ là nhân tố
quyết định sự tăng trƣởng kinh tế - xã hội, đầu tƣ giáo dục – đào tạo là đầu tƣ cho
phát triển
Hiện nay, bên cạnh những thành tựu quan trong về kinh tế, văn hóa-xã hội…
đời sống của nhân dân ta liên tục đƣợc cải thiện, giáo dục –đào tạo cũng đang phát
triển về qui mô và cơ sở vật chất, trình độ dân trí và chất lƣợng nguồn nhân lực
đƣợc nhân lên
Tuy nhiên trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng đang phát triển, trƣớc tác
động ngày càng mạnh của xu thế toàn cầu hóa, chúng ta đang gặp nhiều khó khăn
trở ngại do chất lƣợng và hiệu quả giáo dục – đào tạo còn thấp hơn so với yêu cầu.
Và hơn thế nữa khi hòa nhập vào nền kinh tế thế giới thì cũng kéo theo đó có nhiều
nền văn hóa du nhập vào nƣớc ta, thì hơn bao giờ hết chúng ta hiểu rằng nền móng
quốc hồn quốc túy, bản lĩnh dân tộc đang bị lung lay khi bản sắc dân tộc đang dần
mất đi. Khi chính những con ngƣời Việt Nam lại quên đi nguồn gốc, lịch sử dân
tộc và những năm gần đây khi kết quả thi tốt nghiệp phổ thông và đại học môn lịch
sử quá thấp đã đặt ra cho chúng ta một vấn đề: Vì sao lại nhƣ vậy ?
Ngay khi giành độc lập , Đảng và Hồ Chủ Tịch đã xác định tầm quan trọng
đặc biệt của việc dạy học lịch sử: “Dân ta phải biết sử ta, cho tƣờng gốc tích nƣớc
nhà Việt Nam”
Lịch sử là môn học tái hiện cho học sinh biết về quá khứ dân tộc qua các
thời kì để các thế hệ kế tiếp nối theo, vận dụng những bài học kinh nghiệm của


1


www.huongdanvn.com

ngƣời xƣa vào công cuộc đấu tranh, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Môn lịch sử còn
giáo dục những phẩm chất tốt đẹp của dân tộc, giáo dục lòng yêu nƣớc, biết ơn
những ngƣời đã ngã xuống để chúng ta có đƣợc ngày hôm nay. Nhƣng dƣờng nhƣ
học sinh lại không thích học môn lịch sử vì cho rằng đó chỉ là môn phụ, không
quan trọng, nội dung kiến thức quá dài, khó nhớ, nhiều sự kiện. Và ngay cả ngoài
xã hội cũng không xem trọng đối với môn học này.
Vậy thì phải làm sao để thu hút đƣợc học sinh có hứng thú và chuyên tâm
hơn trong môn học lịch sử? Việc dạy và học lịch sử đang thu hút sự quan tâm chú
ý của toàn xã hội. Và từ năm 2006 – 2007, Bộ Giáo Dục – Đào Tạo bắt đầu triển
khai chƣơng trình thay sách lớp 10 bậc THPT và ứng dụng công nghệ thông tin
trong dạy học. Nhƣng khái niệm đổi mới phƣơng pháp dạy học, ứng dụng công
nghệ thông tin thực sự có tác dụng khi một số giáo viên dạy công nghệ thông tin
bằng cách trình bày liên tiếp các slide, đƣa hình ảnh một cách máy móc hay tất cả
đều đƣợc trình chiếu mà quên đi vai trò của ngƣời thầy? Trong quan niệm dạy học
trƣớc kia thì thƣờng gắn liền với ngƣời thầy là viên phấn trắng, bảng đen. Còn
ngày nay đổi mới phƣơng pháp dạy học lại khác. Nên chăng khi ta kết hợp phƣơng
pháp dạy học truyền thống với công nghệ thông tin để tăng thêm sự hứng thú của
học sinh trong học lịch sử ? vừa có những hình ảnh sinh động, những thƣớc phim
tài liệu lịch sử lại không mất đi vai trò của ngƣời thầy.
II/ Thực trạng trƣớc khi thực hiện các giải pháp của đề tài:
1/ Thuận lợi:
 Tình hình giảng dạy môn lịch sử ở đơn vị:
Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, tận tâm trong giảng dạy. Nhiều giáo viên có thâm
niên cao, nhiều kinh nghiệm nên qua công tác dự giờ, thao giảng đã đóng góp ý
kiến giúp cho bản thân nhiều kinh nghiệm quý báu để vận dụng khi lên lớp. Giáo

viên lịch sử sinh hoạt chung với giáo viên địa lý và giáo dục công dân nên cũng đã
hỗ trợ lẫn nhau về công tác chuyên môn của ngành xã hội và nhân văn
 Tình hình trường lớp, học sinh:
- Trƣờng THPT Long Khánh đƣợc chọn là 1 trong 2 trƣờng xây dựng đề
án “ Trƣờng trọng điểm chất lƣợng cao” của tỉnh Đồng Nai.
2


www.huongdanvn.com

- Chất lƣợng học tập của học sinh khá đồng đều ở bộ môn, kết quả thi học
sinh giỏi và tuyển sinh vào các trƣờng đại học, cao đẳng đạt tỉ lệ khá cao
- Trƣờng cũng là 1 trong những trƣờng có tổ chức kì thi tuyển sinh vào lớp
10 của tỉnh Đồng Nai nên chất lƣợng học tập cao, hoc sinh chăm ngoan,
lễ phép, vâng lời thầy cô. Bên cạnh đó, học sinh cũng đƣợc trang bị đầy
đủ sách giáo khoa, các sách bài tập lịch sử, sách giúp học tốt lịch sử. Và
trƣờng cũng có website để học sinh có thể truy cập vào đó có thể xem và
hỏi các câu hỏi khó.
 Ưu điểm khi giảng dạy bằng công nghệ thông tin:
- Giáo viên có thể sử dụng các hình ảnh tƣ liệu, sự kiện lịch sử từ các
nguồn phim ảnh đa dạng từ internet, băng ghi hình, tranh ảnh trong sách
báo mà không phải mang theo đồ dùng dạy học cồng kềnh khi lên lớp.
- Các tƣ liệu lịch sử đƣợc chuyển thể thành phim theo chủ đề bài học đƣợc
các đài truyền hình trong cả nƣớc đƣa lên màn ảnh và phổ biến rộng rãi
trên phƣơng tiện thông tin đại chúng, giáo viên có thể tìm mua ở các
trung tâm dịch vụ truyển hình để phục vụ minh họa cho bài giảng sinh
động hơn.
- Khi soạn giảng giáo án bằng điện tử, giáo viên có thể lƣu lại để giảng dạy
ở nhiều lớp khác nhau, giáo viên có thể sửa đổi hoặc bổ sung giáo án sau
phần rút kinh nghiệm ở các tiết dạy tiếp theo hoặc những năm học sau.

2/ Khó khăn khi thực hiện đề tài:
- Đa số học sinh vẫn còn thói quen học thuộc lòng, học vẹt, không nắm sâu
đƣợc kiến thức vì thế sẽ mau quên kiến thức cũ. Nếu có nhớ thì nhớ
không chính xác là hiện tƣợng không chỉ ở một số học sinh. Chúng ta
không khỏi đau lòng khi biết kết quả cuộc thăm dò, không ít học sinh rất
khó khăn trong việc nhớ lịch sử dân tộc nhƣng lại rất nhạy bén trong việc
nhớ tiểu sử, tính cách, thành tích của một vận động viên, ca sĩ, thần
tƣợng mà các em yêu thích.

3


www.huongdanvn.com

- Khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp…và khả năng tìm hiểu nguyên
nhân, bản chất sự kiện, hiện tƣợng lịch sử….; khả năng xâu chuỗi các sự
kiện lịch sử để tìm ra truyền thống, những bài học còn hạn chế rất nhiều.
Do đó làm hiệu quả giảng dạy và học tập bộ môn lịch sử không cao.
- Mặc dù đã cải cách chƣơng trình giảng dạy nhƣng vẫn còn một số bài
quá dài, kiến thức dàn trải dẫn đến tình trạng “quá tải” kiến thức đối với
cả giáo viên truyền thụ lẫn việc lĩnh hội kiến thức của học sinh.
- Nhận thức không đúng về vị trí, chức năng của lịch sử trong hệ thống các
môn học ở nhà trƣờng hiện nay của một bộ phận không nhỏ giáo viên và
học sinh
- Lối học thực dụng hiện nay khiến cho một số em xem nhẹ việc học bộ
môn này. Thƣờng không có sự chuẩn bị cần thiết cho môn học. Do đó,
khi vào lớp, học sinh rất thụ động, ít tham gia phát biểu ý kiến xây dựng
bài. Một số khác chỉ biết dựa vào kênh chữ nhỏ để trả lời một cách máy
móc, không có tƣ duy sáng tạo. Đồng thời không sƣu tầm thêm sách báo
tham khảo, thậm chí sách giáo khoa cũng không đọc hết.

- Nhiều giáo viên vẫn còn quen với cách dạy học cũ, nặng về thuyết trình
chƣa chú ý khai thác kênh hình hay bản đồ hoặc đƣa thêm những tƣ liệu
lịch sử để minh họa cho nội dung bài học. Do đó ít tạo điều kiện cho hoc
sinh khai thác kiến thức. Từ đó, việc học của học sinh trở nên nặng nề,
nhàm chán nên hiệu quả học tập không cao.
- Thời gian giảng dạy ít, nội dung dài nên giáo viên ít có thời gian khai
thác hình ảnh, tƣ liệu sự kiện lịch sử. Trình độ tin học và sử dụng máy
tính của giáo viên còn nhiều hạn chế, đòi hỏi giáo viên phải thực sự yêu
thích công việc soạn giảng giáo án điện tử vì cần có thời gian và kinh phí
để thực hiện. Vì vậy, dù biết rằng giáo án điện tử phục vụ đắc lực cho
công tác giảng dạy lịch sử nhƣng trên thực tế chƣa đƣợc áp dụng đồng bộ
ở tất cả giáo viên

4


www.huongdanvn.com

III/ Nội dung đề tài
1/ Cơ sở lí luận:
Nghị quyết Trung Ƣơng VIII đã khẳng định “phải đổi mới phƣơng pháp dạy
học, khắc phục lối dạy một chiều từng bƣớc áp dụng các phƣơng pháp tiên tiến,
phƣơng tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện thời gian tự học, tự
nghiên cứu cho học sinh, phát triển mạnh phong trào tự học, tự đào tạo thƣờng
xuyên suốt đời học sinh”
Trong luật giáo dục của nƣớc CHXHCN Việt Nam cũng đã khẳng định:
“Phƣơng pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác chủ động của học sinh,
phù hợp với đặc điểm của từng lớp, từng môn học, bồi dƣỡng phƣơng pháp tự học,
rèn luyện, vận dụng kiến thức vào thực tiễn tác động đến tình cảm, đem lại niềm
vui, hứng thú trong học tập cho học sinh”

Quá trình dạy học lịch sử ở trƣờng phổ thông là một quá trình dạy học mang
tính đặc thù: Dạy học lịch sử là tái hiện quá khứ và mục tiêu của bộ môn lịch sử là
việc giúp học sinh biết quá khứ, hiểu quá khứ. Đồng thời rút ra những bài học vận
dụng vào cuộc sống hiện tại và tƣơng lai. Hay nói cách khác đó là quá trình giúp
học sinh nắm kiến thức và hình thành kĩ năng, kĩ xảo vận dụng kiến thức, kĩ năng
đó vào giải quyết những vấn đề cuộc sống. Vấn đề khó khăn nhất là việc tái hiện
những sự kiện, hiện tƣợng, nhân vật lịch sử phải chính xác sinh động, tránh hiện
tƣợng hiện đại hoá lịch sử. Nhƣng để làm đựơc điều này là vấn đề không đơn giản.
Hiện nay giáo viên chủ yếu dựa vào thủ pháp trình bày miệng, tƣờng thuật
tích cực hơn là có sự kết hợp với một số phƣơng tiện nhƣ tranh ảnh, bản đồ hoặc
đã có nhiều tiết công nghệ thông tin nhƣng dƣờng nhƣ giáo viên chƣa đem lại hiệu
quả cao
Theo quan niệm cổ truyền, quá trình dạy học là tập hợp những hành động
liên tiếp, thâm nhập vào nhau của giáo viên và của học sinh dƣới sự hƣớng dẫn của
giáo viên, nhằm làm cho học sinh tự giác nắm vững hệ thống những cơ sở khoa
học và trong quá trình đó, phát triển những năng lực nhận thức và năng lực hành
động, hình thành thế giới quan và nhân sinh quan. Nhƣ vậy quá trình dạy học đƣợc
5


www.huongdanvn.com

hiểu là một tập hợp những hoạt động của thầy và trò, dƣới sự hƣớng dẫn chủ đạo
của giáo viên nhằm giúp trò phát huy đƣợc nhân cách và nhờ đó mà đạt tới mục
đích dạy học
Theo quan niệm hiện nay, quá trình dạy học là một quá trình tƣơng tác ( hợp
tác) giữa thầy và trò, trong đó thầy chủ đạo nhờ các hoạt động, tổ chức, lãnh đạo,
điều chỉnh hoạt động nhận thức của học sinh, còn trò tự giác tích cực, chủ động
thông qua việc tổ chức, tự điều chỉnh hoạt động nhận thức của bản thân nhằm đạt
tới mục đích dạy học. Khái niệm nêu trên về quá trình dạy học sẽ đƣợc phân tích kĩ

nhờ những cách tiếp cận mới để vạch rõ bản chất của khái niệm
Vậy tại sao ta không kết hợp giữa phƣơng pháp truyền thống với công nghệ
thông tin để vừa không làm mất đi vai trò của ngƣời thầy, lại có thể tái hiện những
hình ảnh sinh động, những thƣớc phim tƣ liệu để giúp học sinh có thể tiếp thu một
cách nhanh chóng và đi sâu vào tri thức học sinh hơn?
2/ Nội dung – biện pháp thực hiện các giải pháp đề tài:
a/ Nội dung:
Theo các nhà lí luận, dạy học, phƣơng pháp học là cách thức, là con đƣờng
đi tới nhận thức sự vật, hiện tƣợng khách quan hay là sự tập hợp các phƣơng tiện
để đạt đến mục đích đề ra. Cũng có ý kiến cho rằng “phƣơng pháp dạy học là tổ
hợp các cách thức phối hợp hoạt động thống nhất của giáo viên nhằm thực hiện tốt
các nhiệm vụ dạy học”. Nhƣ vậy, khi bàn đến phƣơng pháp dạy học tuy có nhiều
cách hiểu khác nhau song tất cả đều hƣớng đến mục tiêu của quá trình dạy học và
vai trò của giáo viên và học sinh. Bên cạnh đó, một yếu tố không thể thiếu đảm
nhiệm vai trò trung gian của quá trình dạy học đó chính là phƣơng tiện dạy học.
Dạy học là quá trình truyền thống nhiều chiều, trong đó học sinh là đối
tƣợng trung tâm, là chủ thể; và giáo viên đóng vai trò chủ đạo để quá trình truyền
thống đạt hiệu quả.
Trƣớc kia ngƣời ta thuần tuý những quan niệm thiết bị dạy học môn lịch sử
chỉ nhằm minh hoạ làm kiến thức trở nên sinh động. Ngày nay, ngoài chức năng,
tác dụng đó, ngƣời ta còn đặc biệt nhấn mạnh đó là một trong những nguồn nhận
6


www.huongdanvn.com

thức quan trọng trong việc truyền bá và nhận thức lịch sử. Khai thác triệt để chức
năng này sẽ tạo điều kiện để giáo viên thực hiện tốt việc đổi mới phƣơng pháp
soạn giảng. Học sinh có điều kiện chủ động, tích cực tham gia vào quá trình nhận
thức lịch sử một cách tốt nhất.

Dạy học lịch sử có sứ mạng về mặt giáo dục, nghiên cứu và phục vụ với
những mối liên hệ của giáo dục lịch sử với thế giới lao động, với những tác động
qua lại giữa giáo dục lịch sử với các môn học khác với những chờ đợi của nền kinh
tế hiện đại ở học sinh tất yếu THPT. Đó là những ngƣời có khả năng thƣờng xuyên
cập nhật đƣợc kiến thức của mình, chiếm lĩnh đƣợc những kiến thức cơ bản của
trƣờng THPT cung cấp có thể tiếp tục học chuyên ngành ở bậc đại học, cao đẳng,
trung học chuyên nghiệp, dạy nghề… để có khả năng tạo ra đƣợc việc làm trong
nền kinh tế thị trƣờng đầy biến động.
Chất lƣợng đổi mới dạy học lịch sử đòi hỏi:
- Đổi mới việc dạy và học lịch sử: Đổi mới chƣơng trình nhằm thể hiện sự
phát triển những năng lực trí tuệ của học sinh, tăng cƣờng nội dung giáo dục
liên môn của việc học tập và sử dụng những phƣơng pháp học tập, phƣơng
pháp kiểm tra đánh giá nhằm đạt đƣợc trình độ cao nhất và những tiến bộ
nhanh chóng của công nghệ thông tin lƣu thông hiện nay trên toàn cầu
- Chất lƣợng đổi mới của dạy học lịch sử phụ thuộc vào: chất lƣợng đội ngũ
cán bộ quản lý, chƣơng trình, giáo viên, học sinh và cũng phụ thuộc vào hạ
tầng, môi trƣờng sƣ phạm. Vì vậy quá trình đánh giá và kiểm tra chất lƣợng
dạy học lịch sử phải áp dụng trƣớc hết vào đội ngũ giảng dạy, nghiên cứu,
những đầu tƣ cơ bản vào lịch sử, hạ tầng của nhà trƣờng nhƣ thƣ viện
,phòng máy tính có kết nối Internet… Tuy nhiên, phải tạo không khí học tập,
nghiên cứu và đƣa vào sử dụng có hiệu quả để đáp ứng việc đổi mới việc
dạy học lịch sử hiện nay
- Từ những yêu cầu về đổi mới dạy học lịch sử, chƣơng trình, nội dung và
phƣơng pháp cần phải có một sự chuyển đổi mạnh về quan niệm. Đó là
chuẩn bị cho học sinh thái độ, khả năng đặt vấn đề ngay trong quá trình học
7


www.huongdanvn.com


tập tại lớp, trên cơ sở lựa chọn những vấn đề, chủ đề cụ thể trong một
khoảng thời gian nhất định. Giáo viên đóng vai trò chủ đạo trong việc hƣớng
dẫn để học sinh phát huy khả năng tích cực của mình. Bên cạnh đó, nếu kết
hợp với công nghệ thông tin sẽ nâng cao hiệu quả hơn
Truyền thông đa phƣơng tiện là một khái niệm mới xuất hiện trong những năm
gần đây. Xung quanh khái niệm này vẫn còn nhiều cách hiểu nhƣng tất cả đều
cho rằng : truyền thông đa phƣơng tiện chính là quá trình chuyển tải thông tin
bằng những âm thanh, hình ảnh hay sự kết hợp của âm thanh và hình ảnh (có
thể là kênh chữ, kênh hình). Theo báo cáo của trung tâm nghiên cứu kĩ thuật
máy tính của Mĩ vào năm 1993 (tạm dịch): “ Con ngƣời lƣu lại trong bộ nhớ
đƣợc khoảng 20% những gì họ thấy và khoảng 30% những gì họ nghe. Nhƣng
họ nhớ 50% những gì họ thấy và nghe. Và con số này có thể lên đến 80% nếu
họ thấy và nghe sự vật, hiện tƣợng một cách đồng thời”. Trên lịch sử của
những số liệu này và quá trình giảng dạy thực tế ở trƣờng phổ thông có thể thấy
việc dạy học lịch sử chỉ với những phƣơng tiện truyền thông nhƣ bảng đen, lời
nói của thầy cô giáo và một ít phƣơng tiện dạy hoc mang tính tĩnh (nhƣ bản đồ,
tranh ảnh, sơ đồ…) chắc chắn mức độ ghi nhớ sẽ không cao, mức độ ghi nhớ
của học sinh cũng thấp và nhanh quên. Trong khi đó nếu học sinh đƣợc xem
phim tƣ liệu, bản đồ, sơ đồ động (đƣợc thực tế theo lôgíc sự kiện) tranh ảnh với
màu sắc sinh động, kết hợp với lời nói giáo viên thì khả năng ghi nhớ của các
em sẽ tăng lên. Không những thế, nếu làm đƣợc điều này chúng ta sẽ tạo nên
đƣợc bầu không khí học tập sinh động, khơi gợi hứng thú học tập cho các em,
đồng thời khắc sâu những kiến thức mà các em tiếp thu đƣợc. Rõ ràng sự kết
hợp phƣơng pháp truyền thống với công nghệ thông tin sẽ giúp cho hoc sinh
tiếp thu thông tin nhanh, chính xác và nhớ lâu hơn
Phƣơng pháp dạy học tích cực không có nghĩa là gạt bỏ những phƣơng pháp
dạy học truyền thống, mà là kế thừa, phát triển những mặt tích cực của hệ thống
phƣơng pháp dạy học truyền thống, đồng thời cần phải học hỏi và vận dụng
những phƣơng pháp dạy học mới theo hƣớng tích cực, khắc phục những vấn đề
mà phƣơng pháp dạy học cũ còn nhiều vấn đề chƣa phù hợp. Cụ thể, theo

8


www.huongdanvn.com

phƣơng pháp dạy học tích cực, giáo viên dạy học lịch sử phải là ngƣời tổ chức,
hƣớng dẫn các hoạt động học tập của học sinh, học sinh chủ động tiếp nhận
kiến thức và chủ động tìm tòi những kiến thức chƣa biết. Phƣơng pháp dạy học
tích cực yêu cầu ngƣời thầy giáo phải biết kết hợp hài hòa nhiều vấn đề. Giáo
viên đặt ra những câu hỏi để học sinh trả lời hoặc tự tranh luận với nhau hoặc
với cả lớp. Qua đó học sinh tự rút ra kết luận cần thiết, lĩnh hội nội dung bài
học.
Việc sử dụng công nghệ thông tin để có đƣợc những hình ảnh sinh động hay
những thƣớc phim tƣ liệu với nhân vật thật cũng vậy. Giáo viên không đơn giản
nhƣ cung cấp nguồn kiến thức mà phải hƣớng dẫn, yêu cầu học sinh từ những
nội dung đó rút ra nhận xét để làm rõ kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa.
Việc kiểm tra đánh giá hoc sinh không dừng lại chỉ là đanh giá đơn tuyến của
giáo viên mà cần huy động học sinh mà cần huy động học sinh tham gia đánh
giá lẫn nhau và tự đánh giá mình.
Đổi mới nội dung và phƣơng pháp giảng dạy lịch sử ở trƣờng THPT là giáo
viên thay phƣơng pháp giảng dạy truyển thống bảng đen phấn trắng, thầy đọc
trò chép học thuộc lòng. Giáo viên phải biết vận dụng nhiều phƣơng pháp dạy
học vào tiết dạy.
Đặc biệt, phƣơng pháp sử dụng giáo án điện tử trong một tiết dạy lịch sử
nhằm mục đích hƣớng hoạt động học vào học sinh. Mặc khác, việc chèn âm
thanh, hình ảnh, tƣ liệu liên quan đến bài học sẽ làm cho tiết dạy sinh động hơn,
học sinh đƣơc tiếp cận với khoa học công nghệ thông tin hiện đại để tạo thói
quen làm việc trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
b/Biện pháp thực hiện:
Ví dụ:

Ở bài 4: Các quốc gia cổ đại phƣơng Tây- Hy Lạp và RôMa
(chƣơng trình lớp 10 ban cơ bản)
 Tiến trình tổ chức dạy và học
 Ổn định lớp
 Kiểm tra bài cũ
9


www.huongdanvn.com

 Giới thiệu bài mới: Ra đời sau phƣơng Đông nhƣng các quốc
gia cổ đại phƣơng Tây – Hy lạp và Rôma cũng đã để lại dấu ấn
đặc sắc trong lịch sử văn minh nhân loại. Trong sự phát triển
kinh tế, những tổ chức, các định chế quốc gia…ở phƣơng Tây
có nhiều điểm độc đáo, khác với các quốc gia cổ đại phƣơng
Đông
 Hoạt động dạy và học
Hoạt động của giáo viên
Giáo viên mở bài: Nhà nƣớc cổ đại
Địa Trung Hải ra đời muộn hơn
phƣơng Đông 2000 năm nên có điều
kiện học hỏi cái hay, cái lạ của
Phƣơng Đông để phát huy nền kinh
tế công thƣơng nghiệp và thể chế dân
chủ cổ đại cũng tạo điều kiện cho
văn hóa phát triển. Vì vậy họ đã xây
dựng một nền văn minh rực rỡ nhất
mà cả nhân loại đều phải cúi đâu
khâm phục.


Hoạt động 1: Giáo viên nêu
vấn đề và gợi ý cho hoc sinh trả
lời: Quan niệm về vũ trụ và cơ sở
tính thời gian của phƣơng Đông
(Âm Lịch) có gì khác so với
phƣơng Tây (dƣơng lịch) – Học
sinh liên hệ bài cũ, suy nghĩ trả lời

Giáo viên dẫn dắt, tạo không
khí tranh luận trong lớp

Giáo viên nêu câu hỏi: Vì sao
ngƣời Hy Lạp và Rôma lại có sự
hiểu biết chính xác nhƣ vậy?
- Do có nền kinh tế là thƣơng
nghiệp nên ngừơi Hy Lạp và
Rôma đi nhiều nơi, hiểu biết
chính xác hơn về trái đất và
mặt trời.

Giáo viên nêu câu hỏi: Về
cách tính lịch thì Hy Lạp và Rôma
tính chính xác hơn, còn về chữ viết
thì có gì khác hơn so với phƣơng
Đông?

Nội dung bài học
3/ Văn hóa cổ đại Hy lạp và Rôma
a/ Lịch và chữ viết:(viết bảng)


*Lịch: Cách tính lịch gần với hiểu biết ngày
nay. Một năm có 365 ngày và ¼ ngày (gần
chính xác)

* Chữ viết: phát minh hệ thống chữ cái
A,B,C….
 Hình thành hệ thống chữ số La
Mã: I,II,III….

10


www.huongdanvn.com


Giáo viên cho hs xem các
chữ viết cổ Hy Lạp và chữ cái La
Tinh

Giáo viên nêu câu hỏi: Giá trị
của việc sáng tạo ra chữ viết và
cách tính lịch của Hy Lạp và
Rôma?
- Là cơ sở tính lịch hiện đại và
là nền tảng chữ viết của nhiều
quốc gia trên thế giới hiện nay b/ Sự ra đời của khoa học:(viết bảng)
Chủ yếu trên các lĩnh vực: toán học, lịch
 Hoạt động 2: Làm việc
sử, địa lý, vật lý…
theo nhóm

- Toán học: Pytago, Talét, Ơclit
- Giáo viên: Những thành tựu
- Vật lý: Acsimet
của Hy Lạp và Rôma đã để lại
- Lịch sử: Taxit, Hêrôdôt
cho đến ngày nay với những
nhà khoa học có tên tuổi.
Nhiệm vụ của từng nhóm phải
tìm hiểu là:
+ Nhóm 1: kể tên và nêu những
thành tựu chủ yếu của một số nhà
khoa học cổ Hy Lạp và Rôma
+ Nhóm 2: kể một số câu chuyện mà
các em đã đƣợc phân công sƣu tập
trƣớc ở nhà liên quan đến các nhà
khoa học cổ Hy Lạp và Rôma
+ Học sinh từng nhóm đọc Sách giáo
khoa, tìm ý trả lời, thảo luận, thống
nhất ý kiến
+ Đại diện nhóm trình bày ý kiến của
nhóm, nếu chƣa đủ thì cho nhóm
khác bổ sung
+ Sau đó giáo viên cho hoc sinh
xem ảnh và kể đôi nét về Talét,
Pitago, Ơclít, Ácsimét.
cho hs phát biều định lý Pitago,tiên
đề Ơclít
- Giáo viên nêu câu hỏi: “Tại
sao những hiểu biết khoa học
đến giai đọan này mới thực sự

trở thành khoa học?”
+ có độ chính xác
+ khái quát thành những định
lý,định đề có giá trị.

11


www.huongdanvn.com

 Hoạt động 3:
- Giáo viên đề nghị học sinh kể
tên một số tác phẩm văn học,
ca kịch nổi tiếng.
 Giáo dục cho học sinh tính
nhân đạo, nhân văn sâu sắc thể
hiện qua các tác phẩm

 Hiểu biết đến đây mới thực sự trở
thành khoa học
c/ Văn học: (viết bảng)
- Văn học viết phát triển cao,hình thành
các thể loại văn học: tiểu thuyết, thơ trữ
tình,bi kịch, hài kịch….
- Tác phẩm : Iliát và Ôđixe của Homer,
Xaphơ “nàng thơ thứ mƣời”, Et-xin, Xôphốc-lơ….

d/ Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và hội
họa : (viết bảng)
- Điêu khắc: Tƣợng lực sĩ ném đĩa, Nữ

thần Atêna, tƣợng thần Dớt, tƣợng
thần Vệ nữ Mi-lô…..

-

-

-

 Hoạt động 4: Giáo viên đặt
câu hỏi “Kiến trúc phƣơng
Tây khác phƣơng Đông
nhƣ thế nào”?
Học sinh đọc sách giáo khoa,
xem tranh ảnh, nêu nhận xét
Giáo viên cho học sinh xem
hình ảnh thần Zeus, nữ thần
Atêna, thần Venus, lực sĩ
ném đĩa, …
Nghệ thuật tạc tƣợng đạt đến
trình độ tuyệt mĩ với chất liệu
thạch cao và cẩm thạch trắng.
Kiến trúc phát triển do truyền
thống có nhiều lễ hội, xây
nhiều đền đài thờ thần thánh.

12


www.huongdanvn.com


 Hiện thực sinh động, thanh khiết,đạt
tới trình độ tuyệt mĩ
- Kiến trúc: Đền Pactênông, đấu trƣờng
Côlidê.
 Đồ sộ
Đền Páctênông

- Cho học sinh xem đền
Pactênông,
đấu
trƣờng
Rôma,
Đấu
trƣờng
Coloseum ở Rôma, Khải
Hoàn môn La mã
Đấu trƣờng ở RoMa

GV giới thiệu thêm về nguồn gốc
của ĐH Olimpic,chạy Maraton....

e)Văn hóa Hy Lạp và RoMa phát triển
hơn phƣơng Đông:
- Do sự phát triển cao của nền kinh
tếcông thƣơng
- Bóc lột sức lao động của nô lệ
CH: Vì sao văn hóa phƣơng Tây
- Do giao lƣu và tiếp thu thành tựu văn
phát trine hơn văn hóa phƣơng

hóa phƣơng Đông
Đông?
Hs dựa vào SGK, suy nghĩ trả lời
GV nhận xét,kết luận
13


www.huongdanvn.com

 Kết luận: Các quốc gia cổ đại phƣơng Tây đã để lại cho nhân loại di sản văn
hóa khổng lồ, là cơ sở cho văn minh phƣơng Tây phát triển nhƣ Engels nhận
định “ Nếu không có Hy Lạp và Rôma cổ đại thì không có Châu Âu hiện
đại”
 Củng cố bài:
Giáo viên kiểm tra hoạt động nhận thức của học sinh với việc yêu cầu học sinh
trả lời câu hỏi trắc nghiệm khách quan ở các slide để củng cố
+ So sánh sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội của
các quốc gia cổ đại phƣơng Tây và cổ đại phƣơng Đông
 Dặn dò
+ Học sinh trả lời câu hỏi sách giáo khoa
+ Đọc trƣớc bài 5 : “Trung Quốc phong kiến”
IV. Kết quả đạt đƣợc và kinh nghiệm rút ra đƣợc từ sáng kiến kinh nghiệm:
 Kết quả đạt được:
- Qua tiết dạy “Các quốc gia cổ đại Hy Lạp và Rôma” bằng phƣơng pháp dạy
truyền thống kết hợp với công nghệ thông tin để nâng cao chất lƣợng dạy
học lịch sử ở trƣờng THPT. So sánh với kết quả dạy học truyền thống trong
những năm học trƣớc đây, việc tiếp thu bài học đạt kết quả cao hơn, tạo
không khí hứng thú trong học tập, có sự hoạt động đồng bộ giữa thầy và trò.
- Việc kết hợp phƣơng pháp truyền thống với công nghệ thông tin ở một số
bài khác trong chƣơng trình học kỳ I lớp 10 đã đem lại hiệu quả cao. Kết quả

học kì I có 100% học sinh đạt trên trung bình, học sinh có kết quả học tập
tốt, không còn tâm trạng lƣời học, chán học lịch sử nhƣ những năm trƣớc
đây
- Nhờ sƣu tầm những hình ảnh, những thƣớc phim tƣ liệu trên mạng Internet
và bằng phƣơng pháp dạy bằng giáo án điện tử kết hợp với phƣơng pháp
truyền thống đã giúp học sinh học tập, tiếp thu nội dung bài học vững chắc
hơn, nhớ bài lâu hơn do đƣợc tiếp cận với những hình ảnh sinh động.
 Kinh nghiệm rút ra được từ sáng kiến kinh nghiệm:
- “ Lịch sử đâu phải là một chuỗi sự kiện để ngƣời viết sử ghi lại, ngƣời học
sử lại học thuộc lòng” – Cố thủ tƣớng Phạm Văn Đồng ( trích trong “ Mấy
vấn đề về văn hóa – giáo dục” – NXB Sự Thật Hà Nội, 1986, trang 158).
14


www.huongdanvn.com

Việc đổi mới phƣơng pháp dạy học phải tiến hành “một cuộc cách mạng”,
khắc phục thói quen cũ “đọc chép”, phải bỏ nhiều công sức mới thực hiện
đƣợc bài học có kết quả.
- Việc sử dụng tranh ảnh, lƣợc đồ hoặc thƣớc phim tƣ liệu cũng phải có chọn
lọc, không ôm đồn quá nhiều hình ảnh hoặc hình ảnh không cần thiết để có
thể cô động đƣợc nội dung bài học, học sinh dễ nhớ hơn. Qua quá trình áp
dụng vào thực tế vào các tiết dạy cho thấy các tiết học kết hợp công nghệ
thông tin với phƣơng pháp truyền thống đã đem lại hiệu quả cao, tiết học
sinh động hơn, gây đƣợc sự tập trung hứng thú cho học sinh và học sinh ghi
nhớ rất lâu.
- Giáo viên có thể tìm nguồn tƣ liệu từ sách báo, thƣ viện, internet, đài truyền
hình hoặc từ đồng nghiệp.
- Đồng thời cũng phải chuẩn bị thay thế tiết dạy trên lớp khi phòng máy cúp
điện hoặc có giáo viên khác đăng kí dạy.

V/ Kết luận:
- Mặc dù hiện nay đang có sự thay đổi hết sức lớn lao trong việc đổi mới
phƣơng pháp dạy học lịch sử qua một tiết dạy bằng giáo án điện tử, do sự áp
dụng những công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin. Tuy nhiên,
quá trình giáo dục con ngƣời không thể “công nghệ hóa” hoàn toàn đƣợc, có
nhiều mặt giáo dục không thể quy trình hóa, “máy tính hóa” đƣợc nhƣ việc
giáo dục nhân văn, đạo đức, thẩm mỹ, lòng yêu nƣớc, yêu quê hƣơng, tổ
quốc… Vai trò của giáo viên đối với học sinh, nhà trƣờng, gia đình, xã
hội… đều vẫn hết sức quan trọng, và nếu có sự hỗ trợ của những công nghệ
tiên tiến thì chất lƣợng dạy học sẽ cao hơn.
- Ngày nay, khi đất nƣớc hòa nhập vào nền kinh tế thế giới thì nhiều nền văn
hóa đƣợc du nhập vào nƣớc ta, thì bản sắc dân tộc cần phải đƣợc gìn giữ
hơn. Đặc biệt là qua những tiết học lịch sử phải giáo dục đƣợc lòng yêu quê
hƣơng đất nƣớc, giữ gìn quốc hồn, tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của
cha ông ta.
15


www.huongdanvn.com

- Việc sử dụng công nghệ thông tin góp phần nâng cao chất lƣợng giảng dạy
lịch sử nhƣng cũng phải có sự dẫn dắt hƣớng dẫn của ngƣời thầy để từ đó
kết quả đạt đƣợc ngày càng cao hơn.
-

Hy vọng với phƣơng pháp truyền thống kết hợp công nghệ thông tin giúp
tiết học lịch sử sinh động hơn. Rất mong đƣợc ý kiến đóng góp của quý thầy
cô.

16




×