Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Bài tiểu luận địa lý kinh tế vùng kinh tế trọng điểm phía nam thu hút trên 58

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.71 KB, 2 trang )

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thu
hút trên 58% tổng vốn ĐTNN
Thứ tư, 14 Tháng mười hai 2005, 10:53 GMT+7
Tags: Bộ Thương, dự án đầu tư, tổng vốn đầu tư, đầu tư nước ngoài, vùng kinh tế, điểm
phía nam, còn hiệu lực, vốn đăng ký, thực hiện, về vốn, bình quân, trọng điểm, thu hút,
chiếm, Số
Trung tâm thông tin Bộ Thương mại cho biết, từ năm 1988 đến đầu tháng 12/2005, cả
nước đã cấp giấy phép cho trên 6.880 dự án đầu tư nước ngoài (ĐTNN) với tổng vốn cấp
mới 64,6 tỷ USD. Trong đó, 5.815 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký là
49,8 tỷ USD và vốn thực hiện đạt 34,4 tỷ USD (tính cả dự án hết hiệu lực).
Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng số dự án đầu tư lớn nhất là 3.913 dự
án với vốn cấp mới đạt 30,1 tỷ USD (chiếm 67,2% số dự án và 60,5% về vốn). Kế kiếp
là lĩnh vực dịch vụ 1.142 dự án với vốn cấp mới gần 16 tỷ USD (chiếm 19,6% dự án và
32% về vốn). Còn lại lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp có 760 dự án với vốn cấp mới 3,7
tỷ USD (chiếm 13,2% số dự án và 7,5% về vốn). Xét theo hình thức đầu tư, các doanh
nghiệp 100% vốn nước ngoài chiếm tới 74,1% số dự án và 50,1% về vốn. Tương tự,
Công ty Liên doanh chiếm 22,4% số dự án và 38,3% về vốn và còn lại thuộc Công ty
hợp doanh, BOT và 01 Công ty quản lý vốn.
Trong 74 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam thì các nước châu Á
chiếm 76,5% số dự án và 70,6% về vốn; các nước châu Âu chiếm 17,1% số dự án và
21,7% về vốn; các nước châu Mỹ chiếm 6% số dự án và 6% về vốn. Riêng Hoa Kỳ
chiếm 4,2% số dự án và 2,8% vốn đăng ký; Còn lại là các nước thuộc khu vực khác.
Năm quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á dẫn đầu thu hút ĐTNN (tính theo vốn đăng ký)
là Đài Loan chiếm 23,9% số dự án; 17% về vốn và 11% vốn thực hiện; quy mô vốn đầu
tư bình quân một dự án đạt 6,1 triệu USD. Tương tự, Singapore chiếm tỷ trọng 6,5% dự
án; 15,2% vốn và 13,3% về vốn thực hiện; bình quân đạt 19,7 triệu USD/dự án. Hàn
Quốc là 17,3% dự án; 10,4% vốn và 9,2% vốn thực hiện; bình quân đạt 5,1 triệu
USD/dự án. Nhật Bản 9,8% dự án; 12,1% vốn và 16,2% vốn thực hiện; bình quân đạt
10,5 triệu USD/dự án. Hồng Kông là 6% về dự án; 7,4% vốn và 7,3% vốn thực hiện;
bình quân đạt 10,5 triệu USD/dự án. Riêng 5 nền kinh tế đứng đầu trong đầu tư vào Việt
Nam kể trên đã chiếm 63,2% số dự án, 61,5% về vốn và 67,3% tổng vốn thực hiện.


Nguồn vốn từ Việt kiều 21 nước (chủ yếu là CHLB Đức, Liên bang Nga và Pháp) đầu tư
vào 99 dự án với vốn đăng ký là 300 triệu USD (chỉ bằng 0,6% tổng vốn đầu tư đăng
ký). Các số liệu thống kê cho thấy những thành phố lớn, có điều kiện kinh tế xã hội
thuận lợi thuộc vùng kinh tế trọng điểm vẫn là những địa phương dẫn đầu thu hút
ĐTNN. Cụ thể, TP.HCM chiếm 30,6% số dự án; 24,3% về vốn và 22,7% tổng vốn thực
hiện; bình quân đạt 6,73 triệu USD/dự án. Hà Nội chiếm 11% số dự án; 18,8% về vốn và
11,8% tổng vốn thực hiện; bình quân đạt 14,52 triệu USD/dự án. Đồng Nai chiếm 11,9%


về dự án; 17,1% tổng vốn và 13,2% vốn thực hiện; bình quân đạt 12,22 triệu USD/dự án.
Bình Dương chiếm 17,7% về dự án; 9,8% tổng vốn và 9,7% vốn thực hiện; bình quân
đạt 4,66 triệu USD/dự án. Bà Rịa-Vũng Tàu chiếm 2,06% về dự án; 4,4% tổng vốn và
4,6% tổng vốn; bình quân đạt 18,29 triệu USD/dự án. Riêng vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam (TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Phước
và Long An) chiếm trên 58% tổng vốn ĐTNN đăng ký và khoảng 50% vốn thực hiện
của cả nước. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Vĩnh
Phúc, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hà Tây, Bắc Ninh) chiếm khoảng 26% tổng vốn ĐTNN
đăng ký và 28,7% vốn thực hiện của cả nước. Hiện các dự án ĐTNN tại các KCN, KCX
(không kể dự án đầu tư xây dựng hạ tầng KCN) còn hiệu lực chiếm 33,8% về số dự án
và 33,4% tổng vốn đầu tư đăng ký cả nước.



×