Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Bài tiểu luận địa lý kinh tếmột số giải pháp phát triển KCX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.02 KB, 5 trang )

Một số giải pháp phát triển KCX, KCN và nâng cao hiệu qủa quản lý nhà nước của Ban
quản lý KCX-KCN TP. Hồ Chí Minh
Từ một KCX Tân Thuận ra đời năm 1991, đến nay đã lan tỏa nhanh chóng thành một lực
lượng kinh tế mạnh của đất nước với trên 140 KCX-KCN thu hút trên 2500 dự án có vốn
đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký trên 20tỷ USD. Các KCX, KCN chiếm 27%
GDP; trên 35% gi trị sản xuất công nghiệp và trên 40% tổng kim ngạch xuất khẩu; trên
30% tổng vốn đầu tư toàn xã hội của cả nước.
Đối với thành phố Hồ Chí Minh đến nay đã có 15KCX-KCN chiếm trên 35% giá trị sản
xuất công nghiệp, khoảng 20% GDP, trên 45% tổng kim ngạch xuất khẩu (không tính
dầu thô), gần 20% thu ngân sách trong tổng thu nội địa của thành phố.
Vai trò, vị trí của KCX-KCN trong phát triển kinh tế đã được khẳng định từ hiệu qủa
kinh tế lớn, từ khung pháp lý, từ định hướng phát triển. Tuy nhiên cũng cần có cái nhìn
hệ thống và phân tích khoa học sự phát triển KCX, KCN thành phố Hồ Chí Minh, nhất là
vấn đề có tính sống còn cho sự phát triển. Đó là vấn đề chuyển dịch cơ cấu; vấn đề đổi
mới, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước của Ban Quản lý KCX-KCN thành phố Hồ Chí
Minh.
Dưới đây xin nêu một số giải pháp về chuyển dịch cơ cấu KCN, KCX của TP. Hồ Chí
Minh trong giai đoạn tới.
1. Ý tưởng phát triển của quy hoạch
Sự khác biệt giữa quy hoạch và phân vùng kinh tế chính là ý tưởng phát triển. ý tưởng
phát triển bắt nguồn từ thị trường và khả năng tạo dựng thị phần trên thị trường bằng dự
án đầu tư. Phân vùng thì căn cứ vào nguồn tài nguyên và nhân lực sẵn có để định hình
ngành và lĩnh vực kinh tế, không quan tâm đến thị trường. ý tưởng phát triển là sự kết
hợp giữa nhạy cảm thị trường của doanh nghiệp với chủ trương của Nhà nước, từ đó hình
thành các dự án đầu tư với các quy mô khác nhau, các lĩnh vực khác nhau.
Ý tưởng phát triển trong quy hoạch KCX, KCN TP. Hồ Chí Minh là nền tảng căn bản để
thực hiện chuyển dịch cơ cấu KCX, KCN. ý tưởng phát triển trong quy hoạch bao gồm ý
tưởng phát triển tổng thể và ý tưởng phát triển lĩnh vực. Chuyển dịch cơ cấu chịu sự chi
phối của cả hai ý tưởng đó.
Quy hoạch KCN, KCX của TP. HCM hiện nay chủ yếu là quy hoạch sử dụng đất, xác
định được qũy đất và các phương án bố trí, sử dụng đất . Các vấn đề về thị trường, lao


động, công nghiệp được đặt ra kèm với một số cơ chế chính sách có tính khuyến khích
theo hướng thu hút mạnh các nhà đầu tư theo mục tiêu lấp đầy, lấp nhanh diện tích đất
thương mại các KCX, KCN. ý tưởng phát triển chưa được thể hiện rõ nét, chưa định hình.
Vì thế cơ cấu sản xuất, cơ cấu công nghệ KCX, KCN cũng không có gì khác biệt lớn so
với ngoài KCX-KCN, cơ cấu KCX, KCN TP. HCM cũng không khác gì cơ cấu của Đồng
Nai, của Bình Dương.
Từ vị trí, vai trò có tính tập trung và vượt trội về phát triển so với các địa phương khác
trong cả nước, ý tưởng phát triển trong thiết kế Quy hoạch KCX, KCN TP. HCM nhất
thiết mang tính đặc trưng và vượt trội đó. Chúng tôi xin mạnh dạn nêu một “ý tưởng phát
triển” để tham khảo.
Trên phương diện tổng thể, KCX-KCN TP. HCM thực sự là hạt nhân phát triển kinh tế
của sản xuất công nghiệp và kinh tế thành phố và vì thế nhất thiết cần có sự điều chỉnh cơ
bản Quy hoạch KCX-KCN từ nay cho đến 2015 và tầm nhìn 2020. Nội dung điều chỉnh
có thể bao gồm các vấn đề sau:


- Mục tiêu phát triển: tỷ trọng lấp đầy KCX, KCN: 60% (không đặt mục tiêu lấp đầy
100% về số lượng).
- Số dự án thu hút đầu tư 1200-1500 dự án (cả nước 4000 dự án)
- Thực hiện đồng bộ hóa “công viên công nghiệp” 100% KCX, KCN.
- Xây dựng được khu vực xử lý chất thải rắn công nghiệp tập trung.
- Hiệu qủa kinh tế đạt được bao gồm: tỷ trọng đóng góp vào GDP trên 30%; 40% tổng
giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn ; 40% tỷ trọng xuất khẩu trong tổng kim ngạch
xuất khẩu trên địa bàn; 25% tỷ trọng huy động vốn đầu tư trên tổng vốn đầu tư toàn xã
hội trên địa bàn; 50% tỷ trọng lao động có đào tạo cơ bản.
- Trên nền tảng mục tiêu phát triển như trên, xây dựng định hướng chuyển dịch cơ cấu
ngành và lĩnh vực hoạt động các KCX, KCN thành phố nhằm xây dựng chuẩn mực và cơ
cấu lại các KCX, KCN, phát triển đồng bộ các thể loại tập trung công nghiệp; thu hút
mạnh vốn đầu tư trong và ngoài nước; phát triển và huy động năng lực các doanh nghiệp
trong KCX, KCN; phát triển và đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề; xây dựng, phát triển

đồng bộ hạ tầng KCX, KCN nhất là hạ tầng ngoài hàng rào KCX, KCN gắn chặt với bảo
vệ môi trường tự nhiên và môi trường sống cho con người;
- Xây dựng cơ chế, chính sách và hệ thống giải pháp đồng bộ nhằm khuyến khích các
thành phần kinh tế chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong từng KCX, KCN; định hướng về cơ
cấu lao động; cơ cấu sử dụng đất hiện có và định hướng quỹ đất trên nền tảng quy hoạch
phát triển không gian đô thị của thành phố đến năm 2020. Từ đó thiết kế cơ chế chính
sách cần được bổ sung vào cơ chế chính sách chung, trong đó ưu tiên hoàn thiện mô hình
tổ chức quản lý KCX, KCN và mô hình cơ chế quản lý nhà nước của Ban Quản lý KCX,
KCN thành phố.
Xác định ý tưởng phát triển của quy hoạch KCX, KCN là Hạt nhân phát triển nhằm phát
huy hiệu qủa lợi thế so sánh vốn có về truyền thống phát triển của kinh tế TP. HCM. Lợi
thế đó chính là sức mạnh của kinh tế dịch vụ.
Vì vậy, nội dung cơ bản của “hạt nhân phát triển” KCX, KCN TP. HCM chính là hình
thành chương trình đồng bộ về phát triển các loại hình dịch vụ trong KCN-KCX phát
triển, nhằm thu hút đầu tư mạnh vào các lĩnh vực dịch vụ, tập trung cao cho dịch vụ cao
cấp (bao gồm tài chính, ngân hàng, thương mại, chuyển giao công nghệ, bảo hiểm, chứng
khoán v.vv); dịch vụ về nhà ở cho người hưởng lương từ ngân sách, công nhân và nhân
viên lao động hưởng lương thuộc các xí nghiệp, công ty trong các KCX-KCN; dịch vụ
cảng trên bờ, trên biển; dịch vụ bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin và thị trường
công nghệ; dịch vụ hải quan như khai thuê, kiểm hoá ngay tại xí nghiệp v.v.v…
2- Định hướng chuyển dịch cơ cấu KCX, KCN
Chuyển dịch cơ cấu KCX, KCN và cơ cấu công nghệ từng KCX, KCN nhằm mục đích
tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh cho
các doanh nghiệp và bản thân các KCX, KCN. Định hướng chuyển dịch cơ cấu KCX,
KCN được xác định trên nền tảng ý tưởng “hạt nhân phát triển” KCX, KCN TP. HCM;
dựa vào định hướng phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu nội ngành công nghiệp TP.
HCM từ nay đến 2015 và tầm nhìn đến 2020.
Định hướng phát triển kinh tế thành phố Hồ Chí Minh xác định ưu tiên phát triển và hiện
đại hóa các ngành kinh tế, các lĩnh vực dịch vụ then chốt như thương mại, xưất nhập
khẩu, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông. Đầu tư đổi mới công nghệ, trang bị kỹ

thuật tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm các ngành công nghiệp. Đẩy mạnh
phát triển nông nghiệp sinh thái gắn với công nghiệp chế biến. Cải thiện đồng bộ và hiện


đại hoá cơ sở hạ tầng kỹ thuật thành phố. Hướng phát triển không gian đô thị thành phố
bao gồm: hướng đông: vùng Thủ Đức cũ tới giáp Nhơn Trạch, Long Thành(Đồng Nai);
hướng nam: vùng quận 7, quận 8, huyện Nhà Bè- Nam Bình Chánh hướng ra biển.
Định hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp thành phố đã xác định là tập trung đầu tư,
phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn như cơ khí chế tạo, điện tử công nghệ thông
tin, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học, ứng dụng công nghệ chế tạo vật liệu mới,
các ngành công nghiệp chủ lực phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Chuyển dịch cơ cấu KCX, KCN nhằm thực hiện hiệu qủa cao nhất các mục tiêu nêu trên,
cụ thể hóa chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố và chuyển dịch cơ cấu công nghiệp
thành phố, làm rõ đặc trưng chuyển dịch cơ cấu KCX, KCN của TP. HCM là đô thị trung
tâm nhiều chức năng của khu vực và cả nước.
Chuyển dịch cơ cấu KCX, KCN thành phố bao gồm: cơ cấu sử dụng đất gắn liền với
phân bổ, quy họach KCX, KCN trên địa bàn; cơ cấu hạ tầng trong và ngoài KCX, KCN;
cơ cấu ngành và lĩnh vực; cơ cấu sản xuất và công nghệ; cơ cấu phát triển và bảo vệ môi
trường gắn liền với phát triển lọai hình KCX, KCN và các ngành sản xuất, dịch vụ.
Trong phạm vi bài này, tôi xin được nêu lên một số vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ
cấu sản xuất và công nghệ KCX, KCN là nội dung có tính tập trung, có ảnh hưởng quan
trọng đến các nội dung chuyển dịch cơ cấu khác của KCX, KCN.
Chuyển dịch cơ cấu ngành và lĩnh vực trong KCX, KCN TP. HCM là tiến trình chuyển
dịch từ chủ yếu là sản xuất công nghiệp chuyển dịch sang CN-DV rồi DV-CN tương ứng
với định hướng phát triển kinh tế thành phố đến năm 2015 và tầm nhìn đến 2020.
Xác định chuyển dịch cơ cấu sản xuất và công nghệ trong các KCX, KCN, cần có cái
nhìn về lịch sử tiến trình CNH. Các nước từ nền kinh tế đang phát triển đi vào CNH,
trong chặng đường ban đầu đều tập trung vào công nghệ thâm dụng lao động, có quy mô
vốn trung bình. Đó là các ngành dệt – may; giày – da; giấy và một số mặt hàng tiêu dùng.
Vào đầu thập niên 80-90, khoa học kỹ thuật phát triển, công nghệ mới ra đời, các nước

Đông Nam á và NIC thực hiện chiến lược: nhập công nghệ có chọn lọc —> thực hiện tiến
trình thích nghi, làm chủ —> phát triển và sáng tạo ra công nghệ mới. Hiện tại Việt Nam
chúng ta đang vận hành nền kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế,
cùng với sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học - kỹ thuật trên phạm vi thế
giới. Công nghệ mới hình thành đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, sản phẩm sản
xuất và sản phẩm dịch vụ. Tiến trình thay đổi rất nhanh này, vừa là thời cơ, vừa là thách
thức rất lớn cho kinh tế Việt Nam.
Theo kết qủa điều tra của Viện Quản lý kinh tế TW (2004) thì các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài có các dây chuyền công nghệ sử dụng ở các doanh nghiệp đạt mức tiến
tiến và đồng bộ so với các nước trong khu vực và thế giới với 40% sử dụng thiết bị có
tính đồng bộ cao, còn lại là mức trung bình; đối với doanh nghiệp trong nước, doanh
nghiệp TP. HCM sử dụng dây chuyền công nghệ thuộc thế hệ 90 chiếm 63%, trong khi
đó Hà Nội chỉ có 50%; thế hệ 70 TP. HCM là 14%, trong khi Hà Nội 5%.
Từ thực tiễn trên, chuyển dịch cơ cấu sản xuất và công nghệ trong các KCX, KCN TP.
HCM, cần có nhận thức nhất quán về quan điểm, để xác định bước đi thích hợp trong
chọn lựa “lộ trình công nghệ, cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh
nghiệp trong nước.
Xin kiến nghị một lộ trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất và công nghệ trong các KCX,
KCN TP. HCM cho đến 2015 và tầm nhìn 2020.


Với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, giảm nhanh công nghệ thâm dụng lao động
như dệt-may; giầy-da; giấy; chất tẩy rửa; giảm công nghệ trung bình có nguy cơ thành
“bãi rác công nghiệp”; khuyến khích đầu tư vào các ngành và sản phẩm dịch vụ cao cấp.
Đối với công nghiệp khuyến khích đầu tư vào công nghệ nguồn, công nghệ mới trong các
lĩnh vực kỹ thuật cao như chế tạo con chíp; tự động hoá ứng dụng kỹ thuật số; lọc hóa
đầu; công nghệ sinh học phát triển giống-cây-con. Về dịch vụ tập trung vào các lĩnh vực
tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chuyển giao công nghệ, chứng khoán, dịch vụ hạ tầng
vvv.
Với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chúng ta cần dứt khoát chuyền từ trải thảm

đỏ mời người ta vào, món ăn do người ta chọn’’, bây giờ “trải thảm đỏ mời người ta vào,
món ăn do ta chọn lựa, mời ăn và thuyết phục’’.
Đối với doanh nghiệp trong nước, mục tiêu chuyển dịch cơ cấu sản xuất và công nghệ
nhằm tăng giá trị hàng xuất khẩu cho sản xuất công nghiệp và nông nghiệp, tăng sức cạnh
tranh trên thị trường. Như thế tất yếu tập trung vào một số ngành công nghệ trọng điểm
mang tính đặc trưng của một trung tâm kinh tế lớn nhất nước. Chúng tôi đồng tình với
Thạc sĩ Nguyễn Quốc Trung, có thể là các ngành sau:
- Cơ khí chính xác - điện, điện tử tự động - kỹ thuật số.
- Công nghệ hóa chất tổng hợp
- Công nghệ sinh học phát triển giống - cây - con.
Hướng lựa chọn công nghệ cho 3 nhóm ngành nêu trên là dựa vào quan hệ cung cầu của
thị trường trong đó chú trọng đầu ra có lợi thế so sánh trong cạnh tranh; sản phẩm đang
có lợi thế so sánh trong xuất khẩu với số lượng lớn, triển vọng tăng nhanh về nhịp độ
tăng trưởng, về sản phẩm và thị trường.
Với công nghệ sinh học, chúng tôi cho rằng cần tập trung đầu tư trang thiết bị, công nghệ
hiện đại cho các phòng thí nghiệm, đặc biệt phải có “chiêu thức’’ tuyệt diệu trong nắm
bắt thông tin công nghệ hiện đại về giống - cây - con của thế giới để sáng tạo nên công
nghệ chọn giống, tạo giống hiện đại cho riêng thành phố Hồ Chí Minh.
Phát triển mạnh công nghiệp phụ trợ, để phát triển nhanh lĩnh vực công nghiệp này cho
công nghiệp thành phố, đồng thời làm cầu nối giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài với doanh nghiệp vừa và nhỏ của thành phố.
Chuyển dịch cơ cấu công nghệ các doanh nghiệp Việt Nam trong các KCX, KCN cần tập
trung suy nghĩ để quyết định đầu tư đồng bộ dây chuyên máy móc, thiết bị hay là đầu tư
chiều sâu cải tiến dây chuyền công nghệ. Đầu tư mới đồng bộ hay đầu tư chiều sâu gắn
liền vối thiết kế, chế tạo sản phẩm mới và tổ chức lại sản xuất theo các chuẩn của EU,
APEC, ASEAN và Hoa Kỳ trong đó chú trọng hiện đại hoá tương ứng với làn sóng kỹ
thuật thế kỷ là công nghệ - viễn thông - Internet thế hệ mới (thế hệ 3 trở lên).
Từ cơ cấu chuyển dịch ngành và cơ cấu công nghệ như trên nhất thiết phải điều chỉnh cơ
cấu sử
dụng đất trong từng KCX, KCN. Kinh nghiệm và việc làm của KCX Tân Thuận về cơ

cấu sử dụng đất (hiện nay vẫn còn 47% đất trống) là có tầm nhìn. Với 47% đất trống hiện
nay giá trị sử dụng của nó tăng lân gấp bao nhiêu lần so với 10,20 năm trước đây và điều
quan trọng nhất là KCX Tân thuận còn có đủ quỹ đất hiện đại hoá ngang bằng trình độ
tiên tiến của thế giới trong thế kỷ 21 này.
Từ việc điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất tất yếu gắn liền với điều chỉnh phân bố KCX,
KCN trên phạm vi toàn thành phố. Với Quỹ đất 7000 ha cho đến năm 2020 rõ ràng không
thể tái diễn kiểu làm KCN theo lối “phong trào’’, nhất thiết phải chuyển từ “phong trào’’


sang quy hoạch phát triển theo nhu cầu cạnh tranh trên thị trường và hiện đại hoá nhanh
công nghệ, phát triển các ngành và lĩnh vực dịch vụ tương ứng với ngành và lĩnh vực sản
xuất.
Điều quan trọng nữa là chuyển dịch cơ cấu công nghệ KCX, KCN tất yếu phải gắn với
phát triển bền vững trong đó vấn đề hàng đầu là bảo vệ môi trường bao gồm môi trường
tự nhiên, môi trường sống cho con người. Như vậy đòi hỏi có sự điều chỉnh các loại
hìnhvà địa điểm trú đóng cho từng loại hình KCX, KCN trên địa bàn gắn chặt với xây
dựng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội trong và ngoài KCX, KCN.



×