Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

Phân công lao động theo giới trong gia đình nông thôn hiện nay – trường hợp nghiên cứu tại xã hoằng hải, huyện hoằng hóa, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (378.86 KB, 52 trang )

Lời cảm ơn!.
Sau quá trình học tập, nghiên cứu và sinh sống tìm hiểu tại địa phương tôi
đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài “ Phân công lao động theo giới trong
gia đình nông thôn hiện nay – Trường hợp nghiên cứu tại xã Hoằng Hải, huyện Hoằng
Hóa, tỉnh Thanh Hóa”.

Qua đây tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban lãnh đạo Trường Đại
Học Hồng Đức, Khoa Khoa Học Xã Hội, Bộ môn Xã Hội Học đồng thời tôi xin
gửi lời cảm ơn tới cô Hoàng Thị Phương trong bộ môn Xã Hội Học người đã rất
nhiệt tình trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ cho tôi trong quá trình làm khóa luận tốt
nghiệp và để bài khóa luận được hoàn thiện.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể chính quyền và nhân dân xã Hoằng
Hải – Huyện Hoằng Hóa – Tỉnh Thanh Hóa, đã nhiệt tình đóng góp và tạo mọi
điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình thu thập thông tin hữu ích tại địa phương.
Mặc dù đã cố gắng và nghiêm túc trong quá trình làm khóa luận song vẫn còn sai
sót, rất mong thầy, cô góp ý để bài khóa luận này được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!.
Thanh Hóa ngày ….tháng …năm 2016.
Sinh viên làm khóa luận.
Nguyễn Thị Liên


PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hội nghị quốc gia tại NewYork (Mỹ) năm 2002 đã xác định: Bình đẳng giới
là một trong tám mục tiêu của thiên niên kỷ. Ở Việt Nam, nhà nước cũng đã
ban hành nhiều chủ trương, chính sách thúc đẩy bình đẳng nam nữ nhằm bảo
đảm quyền lợi phát huy vai trò của phụ nữ. Tiêu biểu như luật chống bạo
hành phụ nữ, đặc biệt là luật bình đẳng giới được thông qua trong kỳ họp thứ
10, quốc hội khóa XI (21/11/2006). Được quan tâm của Đảng, nhà nước, sự
nỗ lực của các ban ngành trung ương, địa phương và người dân, Việt Nam


đã trở thành một trong những nước tiến bộ hàng đầu về bình đẳng giới, được
xếp thứ 80/136 quốc gia về chỉ tiêu phát triển giới.
Theo ước tính của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) năm 2002, hàng năm
nền kinh tế toàn cầu đã bỏ qua khoảng 11 tỉ USD Mỹ từ thu nhập của phụ nữ
do họ phải làm những công việc trong gia đình mà không được tính công.
Thực tế, vô hình chung, công việc gia đình được coi là công việc của riêng
người phụ nữ, đó là những “lao động không công”, không được trả lương và
cũng không được xã hội công nhận. Sự bất bình đẳng này vẫn luôn tồn tại và
diễn ra ở nhiều quốc gia chỉ là mức độ nhiều hay ít.
Trong công cuộc đổi mới đất nước như hiện nay, Đảng và Nhà nước ta rất
quan tâm đến quá trình CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn để kéo gần
khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, tạo sự phát triển toàn diện cho đất
nước. Quá trình CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn mang lại cho bộ mặt
kinh tế, văn hóa xã hội nông thôn những khởi sắc to lớn. Việc áp dụng khoa
học kỹ thuật tiên tiến hiện đại vào quá trình sản xuất nông nghiệp đã làm cho
năng suất nông nghiệp tăng cao trong thời gian qua giúp đảm bảo an ninh
lương thực, tạo nguồn thu nhập cao cho người dân nông thôn và hạn chế
được sự đầu tư sức người, sức của. Bước chuyển mình đã làm cho bộ mặt xã


hội nông thôn thay đổi về nhận thức, suy nghĩ, sự thay đổi đó ta có thể nhận
thấy rõ nhất đó chính là sự phân công lao động theo giới trong gia đình.
Cụ thể là ở xã hội Việt Nam trong thời xã hội nguyên thủy có một thời kỳ
dài sống trong xã hội mẫu hệ, con cái mang họ mẹ, người phụ nữ trong gia
đình có quyền quyết định tất cả. Thời gian dài sau đó nhu cầu hình thành gia
đình hạt nhân, do phải đi làm ăn xa, đặc thù của công việc ngày càng hiện
đại, người đàn ông dần chiếm ưu thế và chế độ phụ hệ dần được hình thành.
Qua các giai đoạn lịch sử, do thay đổi về hoàn cảnh chính trị, sự phát triển
của công nghệ hiện đại, vai trò của người phụ nữ và nam giới cũng thay đổi.
Người nam giới ngày càng được coi trọng, là người chủ trong gia đình, được

tham gia các công việc cộng đồng, không ngừng nâng cao địa vị xã hội. Còn
người phụ nữ gắn liền với công việc nội trợ, chăm sóc con cái, sự tiến thân
trong xã hội là điều ít được biết đến. Tư tưởng nho giáo trọng nam kinh nữ
phổ biên trong quần chúng nhân dân người phụ nữ bị bó hẹp trong “ tam
tòng tứ đức” có thân phận thấp hèn, không được bình đẳng với nam giới.
Ngày nay khi đất nước chuyển từ nền kinh tế cơ chế quan lưu bao cấp sang
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã dẫn đến những thay
đổi căn bản trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội kéo theo sự đổi mới về
tư duy trên mọi lĩnh vực, điều này đã tạo ra sự chuyển đổi về cơ cấu xã hội
và cùng với đó làmột số yếu tố tác động đến sự phân công lao động theo giới
trong gia đình.
Hiện nay, việc phân công lao động trong gia trong gia đình ở nhiều vùng
miền trên cả nước vẫn còn mang tính chất phân biệt theo giới rất rõ nét.
Công việc gia đình vẫn tập trung vào vai người phụ nữ là chủ yếu. Theo kết
quả điều tra về Bình đẳng giới năm 2007 của Viện Khoa học xã hội Việt
Nam, riêng việc đi chợ mua thức ăn: tỷ lệ phụ nữ là 88,6%, nam là 5,5%;
việc nấu cơm: tỷ lệ tương ứng là 79,9% và 3,3%; việc giặt giũ: tỷ lệ tương


ứng là 77,3% và 2,8%. Đáng chú ý là ở những việc này, số người cho biết cả
hai vợ chồng làm ngang nhau là rất thấp. Trong khi đó, đối với việc chăm
sóc người ốm và chăm sóc con cái, tỷ lệ vợ chồng làm ngang nhau là cao
hơn, tương ứng là 3,3% và 38,2%. Do đó, phụ nữ ít có cơ hội để học tập
nâng cao trình độ, nghỉ nghơi giải trí hay tham gia các hoạt động xã hội.
Từ những lý do nêu trên, để góp phần làm rõ thêm thực trạng và nguyên
nhân sự phân công lao động theo giới trong gia đình ở nông thôn, đặc biệt là
những tác động của phân công lao động theo giới trong gia đình ảnh hưởng
đối với sự phát triển kinh tế hộ gia đình nông thôn, tôi quyết định lựa chọn
và tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phân công lao động theo giới trong gia đình
nông thôn hiện nay – Trường hợp nghiên cứu tại xã Hoằng Hải, huyện Hoằng

Hóa, tỉnh Thanh Hóa”.

2. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI.
2.1Ý nghĩa lý luận
Nghiên cứu đề tài “Phân công lao động theo giới trong gia đình nông thôn
hiện nay”, qua nghiên cứu tại xã Hoằng Hải, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa,
sử dụng những phương pháp đặc thù nhằm làm rõ thực trạng sự phân công lao
động giữa phụ nữ và nam giới trong gia đình hiện nay, quyền quyết định các công
việc trong gia đình giành cho ai. Đồng thời làm rõ một số lý thuyết xã hội học
trong nghiên cứu về các vấn đề thực tiễn của gia đình.
Từ kết quả đạt được từ nghiên cứu, tôi hy vọng đóng góp vào cơ sở lý luận
của các chuyên ngành Xã hội học gia đình, Xã hội học giới,… trong việc khẳng
định tầm quan trọng của nghiên cứu về vai trò giới trong gia đình. Đặc biệt nhấn
mạnh mối tương quan giữa vị trí, vai trò của vợ và chồng trên cơ sở phân tích, nhìn
nhận lý giải các vấn đề phân công lao động trong gia đình.
2.2.

Ý nghĩa thực tiễn
Đất nước đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chất lượng cuộc
sống của người dân được cải thiện đáng kể, kinh tế hộ gia đình phát triển, vai trò
của từng thành viên trong gia đình ngày càng nặng nề hơn. Đặc biệt, đối với gia


đình nông thôn đang trong quá trình xây dựng chương trình nông thôn mới toàn thể
nhân dân đang ra sức thi đua phát triển kinh tế hộ gia đình, vì vậy trách nhiệm của
mỗi cá nhân cũng có sự thay đổi.Người phụ nữ ngày càng đóng vai trò quan trọng
trong việc chăm sóc gia đình và xây dựng quê hương đất nước. Vì vậy, qua nghiên
cứu đề tài “Phân công lao động theo giới trong gia đình nông thôn hiện nay”
trường hợp nghiên cứu tại xã Hoằng Hải, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, tôi
mong muốn góp phần nâng cao nhận thức của các thành viên trong mỗi gia đình về

sự bình đẳng trong phân công lao động, xóa bỏ đi những suy nghĩ, định kiến không
đáng có mà xã hội giành cho những người phụ nữ, góp phần giải phóng người phụ
nữ, giúp họ nâng cao địa vị ngoài xã hội.
Hy vọng cung cấp những thông tin hữu ích cho các nhà hoạch định chính
sách, những người quan tâm về vấn đề phân công lao động dưới góc độ giới, xây
dựng những chính sách phù hợp, có cái nhìn đúng đắn hơn và có những giải pháp
thiết thực góp phần cải thiện đời sống chị em phụ nữ trong sự nghiệp đổi mới đất
nước.
3. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.
Xã hội ngày càng phát triển, sự phân công lao động là vấn đề đang được quan
tâm trong xã hội, cộng đồng nói chung, cũng như trong gia đình nói riêng. Như
chúng ta đã biết việc phân công lao động từ trước đến nay trong gia đình nhất
là khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, còn nhiều bất cập và định kiến về
giới, ảnh hưởng đến việc phân công lao động theo giới trong gia đình. Chúng
ta cần có cách nhìn, để sự phân công lao động trong gia đình hợp lý hơn.
Phân công lao động theo giới là một vấn đề mang tính cấp thiết, và thu hút sự
quan tâm của các nhà chức trách, báo giới và các nhà nghiên cứu. Đã có rất
nhiều công trình nghiên cứu rất tâm huyết và công phu về vấn đề này có giá trị
rất lớn cho xã hội.Những nghiên cứu ấy đã xây dựng nên những nền móng cơ
bản cho sự mở rộng, phát triển các nghiên cứu về giới sau này. Những đề tài
nghiên cứu đó đã có những đóng góp quan trọng làm thay đổi nhận thức và
hành vi của con người, thay đổi những suy nghĩ tiêu cực về vai trò của người


phụ nữ trong gia đình, đặc biệt là gia đình nông thôn. Chúng ta có thể kể đến
một số công trình nghiên cứu sau:
“Đưa vấn đề giới vào phát triển thông qua sự bình đẳng giới về quyền, nguồn
lực và tiếng nói”.Báo cáo mục đích nâng cao sự hiểu biết về mối quan hệ giữa
vấn đề giới, chính sách công và sự phát triển góp phần thúc đẩy sự bình đẳng
giới. Báo cáo đề xuất một chiến lược 3 phần để nâng cao sự bình đẳng giới,

bên cạnh đó báo cáo còn phá vỡ sự phân công lao động cứng nhắc theo giới
thông qua việc tiếp cận các nguồn lực về kinh tế và chính sách xã hội. (Báo
cáo nghiên cứu chính sách của ngân hàng thế giới, NXB văn hóa – thông tin,
Hà nội – 2001.
Đề tài nghiên cứu “Phụ nữ và nam giới và cải cách kinh tế nông thôn”, được
nghiên cứu bởi trung tâm nghiên cứu phụ nữ và gia đình vào năm 1995. Đề tài
đã đề cập đến sự phân công lao động theo giới trong gia đình nông dân trong
quá trình chuyển đổi kinh tế cũng như các vấn đề xã hội xung quanh mối quan
hệ giữa hiệu quả kinh tế với tính công bằng và sự bình đẳng giới từ sự phân
công lao động đó.Kết quả của nghiên cứu này đã chỉ ra điều gì?
(Lê Ngọc Văn, 1997. Phân công lao động theo giới trong gia đình nông dân,
tạp chí khoa học về phụ nữ, số 3). Khi so sánh giữa đồng bằng sông Hồng và
đồng bằng sông Cửu Long, đã cho rằng, điểm tương đồng trong phân công lao
động theo giới trong các gia đình nông dân ở Bắc Bộ và Nam Bộ là đàn ông
vẫn có xu hướng duy trì chức năng “kiếm cơm”, truyền thống của họ, trong khi
phụ nữ đảm nhận các công việc trong phạm vi gia đình và nuôi con. Vì thế tất
cả gánh nặng việc nhà, sản xuất, trách nhiệm lao động đối với làng xã đều đổ
lên vai người phụ nữ. Sự phân công lao động này có thể dẫn đến hệ quả là hạt
động của người phụ nữ bị giới hạn trong phạm vi gia đình.Nghiên cứu: “Phân
công laođộng nội trợ trong gia đình” đã khẳng định sự bất bình đẳng trongphân
công lao động nội trợ - nơi phụ nữ đảm nhận chủ yếu. Các tác giảcũng chỉ ra
sự tác động của các yếu tố nghề nghiệp, việc làm, số con, định hướng tâm đến


nghề nghiệp có liên quan đến văn hóa xã hội. (Xã hội học số 4(72), Vũ Tuấn
Huy và Deborah S. Carr, 2002)
Cuốn sách: “Xu hướng gia đình ngày nay” đã đưa ra mô hình phân công lao
động giữa vợ và chồng theo chu trình hôn nhân và tậptrung vào việc so sánh
mô hình đó. Mô hình đó chỉ ra rằng việc nội trợtrong gia đình là việc của hầu
hết phụ nữ trong giai đoạn đầu của cuộchôn nhân, việc tham gia vào công

việc nội trợ của nam giới có xu hướngtăng lên trong giai đoạn tiếp theo của
cuộc sống gia đình.(Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia.Viện xã
hội học, Vũ Mạnh Lợi, nxb Khoa học xã hội 2004).
GS Đặng Cảnh Khang – Lê Thị Quý “ Gia đình học” (nxb Lý luận, Chính trị,
Hà Nội 2007) đã nghiên cứu một số khía cạnh về gia đình, vị trí vai trò, chức
năng của gia đình hiện nay. Những đặc trưng của gia đình Việt Nam, truyền
thống, hương ước, cộng đồng làng xã và vấn đề hương ước trong xã hội truyền
thống… Giới và gia đình, sự phân công lao động trong gia đình. Tác giả trình
bày các vấn đề: giới và gia đình trong xã hội hiện nay; phụ nữ từ gia đình đến
lãnh đạo quản lý xã hội. Những sai lệch giá trị gia đình nâng cao vai trò gia
đình trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Đồng thời nhóm
tác giả cũng đã nêu được thực trạng gia đình Việt Nam trong quá trình chuyển
đối kinh tế tập trung quan lưu bao cấp sang kinh tế thị trường theo định hướng
xã hội chủ nghĩa. Cuối cùng là những định hướng giải pháp và điều kiện thực
hiện những giải pháp xây dựng gia đình Việt Nam phù hợp với gia đình hiện
nay.
Công trình nghiên cứu của giáo sư Lê Thi “ Phụ nữ và bình đẳng giới trong đổi
mới ở Việt nam” (1998) trung tâm nghiên cứu về gia đình và phụ nữ lại khẳng
định mục tiêu của việc nghiên cứu giới nhằm tạo nên sự phát triển tốt đẹp và
sự phân công lao động hợp lý giữa nam giới và nữ giới không chỉ trong lao
động sản xuất ở các ngành nghề mà còn trong các hoạt động tổ chức, xây dựng
cuộc sống gia đình và nuôi dạy con cái. Ở tất các hoạt động đều cần đến trí tuệ


ở cả hai giới, phù hợp với những đặc điểm và khả năng của họ góp phần tạo
nên tính hài hòa trong từng gia đình. Công trình khoa học này chính là kết quả
bước đầu của sự vận dụng quan điểm của Đảng của nhà nước cũng như quan
điểm tiếp cận giới vào việc xem xét các ván đề có liên quan đến bình đẳng
giới, kết hợp với các hình thức thu thập thông tin qua các cuộc khảo sát đời
sống phụ nữ công nhân, nông dân tri thức trong quá trình đổi mới đất nước. Từ

đó nêu lên những vấn đề quan tâm và đề xuất ý kiến về một số chính sách xã
hội cần thiết nhằm xây dựng sự bình đẳng giới trong tình hình mới.
Đề tài nghiên cứu “ Sự phát triển kinh tế hộ gia đình ở nông thôn và vai trò của
người phụ nữ”, nội dung chủ yếu cho thấy tầm quan trọng và khả năng phát
triển kinh tế hộ gia đình ở nông thôn. Trong đó phụ nữ nông thôn đóng vai trò
quan trọng trong việc đóng góp thu nhập, đóng góp thời gian lao động sản xuất
cho gia đình và xã hội. (Trung tâm nghiên cứu phụ nữ - 1989).Ngoài ra còn rất
nhiều công trình nghiên cứu về sự phân công lao động theo giới trong gia đình
như:
“Hình ảnh phụ nữ Việt Nam trước thế kỷ 21” (trung tâm nghiên cứu giới, gia
đình và môi trường trong phát triển,nxb khoa học xã hội 1995).
“Người phụ nữ và gia đình Việt Nam hiện nay” (trung tâm nghiên cứu khoa
học về gi đình phụ nữ, nxb Khoa học xã hội 1991).
“Gia đình và địa vị người phụ nữ trong xã hội”(trung tâm nghiên cứu giới,gia
dình và môi trường trong phát triển, nxb thế giới , Hà Nội – 2000).
Mặc dù đã có những nghiên cứu như vậy, nhưng sự phân công lao động theo
giới tại xã Hoằng Hải huyện Hoằng Hóa tỉnh Thanh hóa vẫn chưa có bất cứ
một đề tài nghiên cứu nào đề cập đến.Sự phân phân công lao động theo giới tại
nông thôn mặc dù đã có sự thay đổi, nhưng nó vẫn còn tồn tại. Vậyđâu là
nguyên nhân và những tác động của sự phân công lao động ảnh hưởng như thế
nào đến đời sống của người dân khu vực nông thôn. Nhận thức của người dân
về vấn đề này.


4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU, PHẠM VI
NGHIÊN CỨU.
4.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
Sự phân công lao động theo giới trong các gia đình nông thôn hiện nay.
4.2. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU.
Hộ gia đình tại xã Hoằng Hải, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

4.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
Phạm vi không gian
Nghiên cứu trong phạm vi xã Hoằng Hải, huyện Hoằng Hóa
Phạm vi thời gian:
12/2016 đến tháng 5/2017
Phạm vi nội dung:
Trong phạm vi nghiên cứu này, tập trung mô tả thực trạng và những yếu tố tác
động đến sự phân công lao động theo giới trong gia đình nông thôn.
5. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Nghiên cứu đề tài phân công lao động theo giới trong gia đình nông thôn hiện
nay tôi mong muốn khảo sát về sự phân chia công việc cụ thể giữa phụ nữ và
nam giới diễn ra như thế nào trong đời sống nông thôn, tìm hiểu những nhìn
nhận của cộng đồng nơi đây về vai trò của người phụ nữ trong gia đình và đâu
là nguyên nhân dẫn đến sự phân công lao động theo giới trong gia đình. Từ đó
tuyên truyền để làm những thay đổi, suy nghĩ tích cực để người phụ nữ có cơ
hội tiếp cận với các nguồn lực, lợi ích của gia đình và cộng đồng.
Tìm những biến đổi vai trò vị thế giữa phụ nữ và nam giới trong gia đình nông
thôn hiện nay, những nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi vấn đề bình đẳng trong
phân công lao độngtrong gia đình.
6. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.
Để đạt được mục đích nghiên cứu đề tài nghiên cứu cần đạt được những mục
tiêu cụ thể sau:
Tìm hiểu thực trạng phân công lao động theo giới diễn ra trên địa bàn nghiên
cứu. Làm rõ thái độ, nhận thức và suy nghĩ của chính người dân nơi đây về
phân công lao động giữa nam và nữ.


Từ những thực trạng đang diễn ra đề tài nghiên cứu tìm hiểu những nguyên
nhân trực tiếp dẫn đến thực trạng phân công lao động theo giới trong gia
đình.

7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
7.1. Phương pháp luận
Khóa luận đã vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử như
một phương pháp luận cho toàn bộ quá trình nghiên cứu.
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì khi xem xét, đánh giá
mỗi hiện tượng – sự kiện xã hội phải đặt nó trong mối liên hệ phổ biến với các hiện
tượng – sự kiện khác.Ngoài ra phải có quan điểm toàn diện khi đánh giá về một
vấn đề để tránh cách nhìn phiến diện.
Vận dụng quan điểm lịch sử cụ thể bằng cách tiếp cận, nghiên cứu, xem xét
vấn đề theo quan điểm tôn trọng giữ gìn và phát huy những nét đẹp, tích cực của
lịch sử, bên cạnh đó xóa bỏ những cái lạc hậu, tiêu cực, không phù hợp với sự biến
đổi và phát triển của xã hội.
Vận dụng cơ sở lý luận và phương pháp luận của xã hội học Mác xít nhằm
giải thích sự vận động, biến đổi và phát triển của việc phân công lao động, nhất là
vấn đề phân công lao động theo giới. Đề tài nghiên cứu vận dụng các lý thuyết
như: Lý thuyết xã hội học về giới, lý thuyết tương tác biểu trưng của giới, lý thuyết
xã hội hoc gia đình, vai trò giới, lý thuyết chức năng giới,…
Bên cạnh đó khóa luận còn vận dụng tư tưởng của Hồ Chí Minh về quyền
bình đẳng cho phụ nữvà bình đẳng trong phân công lao động theo giới. Cùng với
đó khóa luận cũng vận dụng những chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và
Nhà Nước, những văn kiện đổi mới, về giải phóng phụ nữ được ban hành, những
công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước.
7.2.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
7.2.1. Thông tin thứ cấp

Khóa luận sử dụng những báo cáo tổng kết hằng năm của Ủy ban nhân dân xã
Hoằng Hải, báo cáo tổng kết của Hội liên hiệp phụ nữ xã Hoằng Hải.Những công



trình nghiên cứu đã có từ trước như đề tài: Người phụ nữ và gia đình Việt Nam
hiện nay” trung tâm nghiên cứu khoa học về gia đình và phụ nữ, NXB khoa học và
xã hội 1991.Những tác phẩm nghiên cứu về phụ nữ và giới của giáo sư Lê Thi để
làm nên khóa luận này.
7.2.2. Thông tin sơ cấp
- Phương pháp quan sát
Phương pháp quan sát được sử dụng xuyên suốt quá trình nghiên cứu, trong
quá trình tiến hành thu thập thông tin bằng bảng hỏi, tôi tiến hành quan sát để tìm
hiểu rõ hơn về thực trạng phân công lao động theo giới trên địa bàn, từ đó tìm ra
nguyên nhân và những ảnh hưởng đến sự phân công lao động theo giới trong mỗi
gia đình, bên cạnh đó còn quan sát được thái độ của người dân về vấn đề này.
Thông qua sử dụng tri giác trực tiếp, sử dụng những ghi chép mà tôi thu được
những vấn đề xoay quanh đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp phỏng vấn sâu
Đi liền với phương pháp quan sát tôi tiến hành triệt để phương pháp phỏng vấn
sâu. Tôi phỏng vấn sâu 8 hộ gia đình chia đều cho 4 thôn, đây là phương pháp hiệu
quả nhất để tôi có thể thu thập thêm nhiều thông tin sơ cấp, phục vụ cho đề tài
nghiên cứuphục vụ cho đề tài nghiên cứu, trong quá trình phỏng vấn hững thông
tin cụ thể, chi tiết được chia bởi người dân ở đây. Qua những quan điểm suy nghĩ
của người dân ở đây về sự phân công lao động theo giới trong gia đình, giúp hiểu
được có hay không những hủ tục, suy nghĩ tiêu cực của người dân về vấn đề này.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:
Dự kiến phát 200 bảng hỏi cho 200 hộ gia đình của 4 thôn trong xã (thôn Thanh
Xuân, Đông Hòa, Trung Thượng, An Lạc).
7.2.3. Phương pháp xử lý thông tin
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này tôi tiến hành thu thập hai loại thông tin đó
là thông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp. Thông tin thứ cấp là những thông tin



thu thập được thông qua các báo cáo của Ủy ban nhân dân xã, Hội phụ nữ xã,
những đề tài nghiên cứu trước đây. Thông tin sơ cấp tôi thu thập được thông
qua quá trình thực tế trên địa bàn bằng cách phương pháp như: phỏng vấn sâu,
phương pháp quan sát, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. Sau khi thu thập
được thông tin tiến hành chọn lọc, phân tích lựa chọn những thông tin hữu ích,
phù hợp hỗ trợ cho việc hoàn thành khóa luận này.
8. CÁC LÝ THUYẾT ÁP DỤNG.
8.1. Phương pháp luận của xã hội học học Mác – Lênin
Báo cáo được trình bày trên cơ sở vận dụng của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ ghĩa duy vật lịch sử.
Đối tượng nghiên cứu với tư cách là một hệ thống có tính chỉnh thể, có mối
quan hệ biện chứng với môi trường xung quanh và các yếu tố khác, do đó quá
trình nhận thức không chỉ dừng lại ở những nhận thức bên ngoài vật hiện
tượng mà phải nhận thức được bản chất bên trong hoặc tính quy luật vốn có
của nó. Phải xem xét các hiện tượng xã hội trong mối quan hệ biện chứng với
các hiện tượng trong mối quan hệ biện chứng với các hiện tượng khác, trong
mối quan hệ đa chiều.
Chức năng nhận thức của xã hội học thể hiện trên ba điểm cơ bản sau đây:
Thứ nhất, xã hội học cung cấp tri thức khoa học về bản chất của hiện thực xã
hội và con người. Thứ hai, xã hội học phát hiện các qui luật, tính qui luật và
cơ chế nảy sinh vận động và phát triển của các quá trình, hiện tượng xã hội,
của mối tác động qua lại giữa con người và xã hội. Thứ ba, xã hội học xây
dựng và phát triển hệ thống các phạm trù, khái niệm, lý thuyết và phương pháp
luận nghiên cứu xã hội.Có quan niệm cho rằng đây là chức năng khoa học
thuần túy, quan niệm khác lại rằng chức năng nhận thức của xã hội học thể
hiện ở việc giải nghĩa, hiểu biết các hiện tượng và các quá trình xã hội. Tuy
nhiên, theo xã hội học - 3 mácxit, chúng là hiểu rằng: xã hội học cung cấp tri
thức, phương pháp luận khoa học, thế giới quan khoa học duy vật biện chứng,



từ đó, giúp con người nhận thức được bản chất của hiện tượng, quá trình, các
mối quan hệ xã hội, nhận ra những điều phải - trái; đúng - sai, từ đó có hành
động hữu ích, phù hợp. Chức năng thực tiễn của xã hội học có mối quan hệ
biện chứng với chức năng nhận thức và là một trong những mục tiêu cao cả
của xã hội học thể hiện ở sự nỗ lực cải thiện xã hội và cuộc sống của con
người. Chức năng thực tiễn của xã hội học thể hiện trước hết ở sự vận dụng
các qui luật xã hội học trong hoạt động thực tiễn.Trên cơ sở đó, xã hội học góp
phần giải quyết đúng đắn kịp thời những vấn đề nảy sinh trong xã hội.Nghiên
cứu xã hội học hướng tới dự báo những vấn đề sẽ xảy ra và đề xuất các kiến
nghị, giải pháp để kiểm soát các hiện tượng, quá trình xã hội tiến tới cải tạo
được thực trạng xã hội.Dự báo của xã hội học có thể được sử dụng để đề ra
mục tiêu, giải pháp, hoạch định đường lối, chính sách và ra quyết định hành
động khoa học.Trong quá trình thực hiện chức năng thực tiễn, các khái niệm,
các lý thuyết và các phương pháp nghiên cứu của xã hội học cũng được cọ sát,
kiểm chứng để từ đó sửa đổi, phát triển.
Ngoài chức năng nhận thức và chức năng thực tiễn chung cho mọi khoa học,
cũng như các khoa học xã hội khác, xã hội học có chức năng tư tưởng. Chức
năng tư tưởng thể hiện ở chỗ, xã hội học góp phần trang bị thế giới quan của
Chủ nghĩa Mác- Lênin, chủ nghĩa duy vật lịch sử, giáo dục tư tưởng Hồ Chí
Minh, nâng cao lý tưởng XHCN và tinh thần cách mạng, phấn đấu để đạt được
mục tiêu CNXH. Xã hội học Mác Lênin còn góp phần vào việc bồi dưỡng tinh
thần yêu nước, độc lập dân tộc; giáo dục vai trò, trách nhiệm công dân cho mỗi
người trong sự phát triển xã hội theo phương châm: “Dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Bên cạnh đó, - 4 xã hội học còn hình thành
và phát triển phương pháp tư duy nghiên cứu khoa học và khả năng suy xét phê
phán. Từ đó, vận dụng quy luật duy vật biện chứng trong việc nhận thức tư
tưởng, đấu tranh, phê phán các trào lưu, tư tưởng sai trái, không lành mạnh


trong xã hội, công khai bảo vệ lợi ích chân chính của các cá nhân, tập thể, cộng

đồng và lợi ích quốc gia.
Việc vận dụng CNDVBC và CNDVLS cùng với đòi hỏi tập chung vào phân
tích mối quan hệ con người và xã hội: con người bị quy định bởi các điều kiện
sống vật chất như thế nào và sự tác động trở lại của con người với các điều
kiện vật chật đó ra sao? CNDVLS cũng xem biến đổi xã hội là thuộc tính vốn
có của xã hội, từ đó có thể thấy được sự biến đổi mối quan hệ giới trong phân
công lao động theo giới trong gia đình và sự biến đổi nói chung của các điều
kiện kinh tế, văn hóa, xã hội. Đồng thời tìm ra được bản chất của mối quan hệ
giữa nhận thức và hành động thực tế thông qua sự phân công lao động theo
giới trong gia đình. Bên cạnh đó, báo cáo còn dựa trên phương pháp luận của
xã hội học Mác – Lenin trong việc nhìn nhận, xây dựng giả thuyết, từ đó dự
báo phương hướng vận động của đối tượng trên cơ sở những kết luận có được.
8.2. Lý thuyết vị thế - vai trò.
Xem xét hầu hết các hoạt động hàng ngày để được diễn xuất trong các mục
được xác định về mặt xã. Mỗi vai trò xã hội là một tập hợp các quyền, nghĩa
vụ, kỳ vọng, định mức và hành vi mà một người phải đối mặt và thực hiện đầy
đủ. Mô hình này dựa trên quan sát rằng mọi người hành xử một cách dự đoán,
và rằng hành vi của một cá nhân là bối cảnh cụ thể, dựa trên vị trí xã hội và các
yếu tố khác.
Cho phép tìm hiểu bản chất và những biểu hiện của các quan hệ xã hội của các
cá nhân, các nhóm, các cộng đồng xã hội ở nông thôn, cho phép nghiên cứu
các bản chất quan hệ xã hội này ở những cấp độ xã hội khác nhau. Nhờ vào
thuyết này có thể nghiên cứu được bản chất của những lệch lạc xã hội ở nông
thôn, các xung đột xã hội trong nội bộ cũng như giữa các nhóm, các cộng đồng
xã hội ở nông thôn.
Phân công lao động trong xã hội có những hình thức của sự tương tác giữa các
vị trí chuyên môn không đồng nhất mà chúng ta gọi là vai trò. Vai trò đang bị


chiếm đóng bởi các cá nhân, khi các cá nhân chấp nhận một vai trò xã hội (tức

là, họ xem xét vai trò "hợp pháp" và "xây dựng"), họ sẽ phải chịu chi phối cho
phù hợp với các chuẩn mực.
Điều kiện thay đổi có thể làm cho một vai trò xã hội đã lỗi thời hoặc bất hợp
pháp, trong đó có trường hợp áp lực xã hội có khả năng dẫn đến sự thay đổi.
Các dự đoán thưởng phạt, cũng như sự hài lòng của hành xử theo một cách ủng
hộ xã hội, giải thích tại sao các đại lý phù hợp với yêu cầu vai trò. Một cái nhìn
sâu sắc quan trọng của lý thuyết này là xung đột vai trò xảy ra khi một người
được dự kiến sẽ đồng thời diễn ra nhiều vai trò mang kỳ vọng mâu thuẫn. Căng
vai trò hay "áp lực vai trò" có thể phát sinh khi có một cuộc xung đột trong nhu
cầu của vai trò, khi một cá nhân không đồng ý với đánh giá của những người
khác liên quan đến hiệu suất của mình trong vai trò của mình, đồng thời, một
người có thể có năng lực hạn chế để thương lượng đi từ chấp nhận vai diễn mà
gây ra căng thẳng, bởi vì người đó bị hạn chế bởi các chuẩn mực xã hội, hoặc
đã hạn chế tình trạng xã hội mà từ đó để mặc cả.
Cần thấy rằng sự phân công lao động theo giới trong gia đình nông thôn hiện
nay trong bối cảnh chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường thời kỳ CNH – HĐH
đất nước, do đó, nó không đơn thuần quy định bởi vị thế - vai trò cá nhân mà
còn quy định bởi các yếu tố ở cấp độ vĩ mô như những biến đổi của những
chính sách phát triển kinh tế, cơ chế thị trường và những thay đổi trong giá trị
văn hóa, trong thiết chế xã hội cơ cấu xã hôi.
8.3. Lý thuyết về cơ cấu - chức năng
Khuôn khổ cho việc xây dựng lý thuyết mà thấy xã hội như là một hệ thống
phức tạp mà các bộ phận làm việc với nhau để thúc đẩy tình đoàn kết và sự ổn
định. Cách tiếp cận này nhìn vào xã hội thông qua một định hướng vĩ mô, đó là
một trọng tâm rộng trên các cấu trúc xã hội mà định hướng xã hội như một
toàn thể, và tin rằng xã hội đã phát triển như các sinh vật. Cách tiếp cận này sẽ
xem xét cả hai cấu trúc xã hội và chức năng xã hội.


Sử dụng cách tiếp cận cơ cấu – chức năng trong việ làm rõ vị trí vai trò của các

thành viên trong gia đình để thấy được mối quan hệ tương tác giữa các thành tố
của cơ cấu đó, đặc biệt là cơ cấu vai trò giới.Thông qua sự tương tác này chúng
ta sẽ đánh giá được việc thực hiện các chức năng của gia đình trong điều kiện
hiện nay.
(xã hội học nông thôn, Tống Văn Chung, nxb đại học quốc gia Hà Nội – 2001)
8.4. Lý thuyết biến đổi xã hội
Biến đổi xã hội (Social change) là một quá trình qua đó những khuôn mẫu của
hành vi xã hội, các quan hệ xã hội, các thiết chế xã hội và các hệ thống phân
tầng xã hội được thay đổi theo thời gian.
Cũng giống như tự nhiên, mọi xa hội không ngừng biến đổi.Sự ổn định của xã
hội chỉ là sự ổn định bề ngoài, còn thực tế nó không ngừng thay đổi bên trong
bản thân nó. Bất cứ xã hội nào và bất cứ nền văn hóa nào, cho dù nó có bảo thủ
và cổ truyền đến đâu chăng nữ cũng luôn biến đổi; sự biến đổi trong xã hội
hiện đại ngày càng rõ hơn, nhanh hơn, và điều này cho thấy rõ hơn là sự biến
đổi đó không còn là điều mới mẻ, nó đã trở thành chuyện thường ngày. Mọi cái
đều biến đổi và xã hội cũng giống như các hiện thực khác, không ngừng vận
động và thay đổi.Tất cả các xã hội đều ở trong một thực trạng đứng yên trong
sự vận động liên tục.
Biến đổi xã hội là hiện tượng phổ biến, nhưng nó diễn ra không giống nhau
giữa các xã hội; Nó khác biệt với thời gian và hiệu quả, vừa có tính kế hoạch,
vừa có tính phi kế hoạch.
Với đề tài này, có thể nhận thấy xã hội ngày nay đã có nhiều biến đổi dẫn đến
biến đổi trong gia đình. Sự khác biệt về tư tưởng , lối sống đã dẫn đến sự phân
công lao động trong gia đình. Công việc của các thành viên trong gia đình
được phân chia một cách cụ thể và cái quan niệm, nguyên tắc này đang bị lỗi
thời chậm không phù hợp trong xã hội hiện đại.Thông qua lý thuyết này cũng
giúp chúng ta thấy rõ sự thay đổi về vị trí, vai trò các thành viên trong gia đình
xã hôi nông thôn ngày nay.



8.5. Thuyết nữ quyền
Lấy phụ nữ là trung tâm, nhằm mục tiêu mô tả, phân tích đời sống gia đình
cũng như đời sống xã hội theo quan điểm phụ nữ. Nó nêu lên tính chất nam trị
trong gia đình và xã hội, và nhận diện những trở ngại chính đối với bình đẳng
cho phụ nữ. Thuyết nữ quyền nhấn mạnh đến nhiều chủ đề trong đó có sự phân
công lao động trong gia đình tức là sự phâ chia nhiệm vụ giữa các thành viên
trong gia đình. Các nhà nữ quyền đã tiến hành nhiều nghiên cứu về cách phân
chia việc nhà như chăm sóc con cái và làm các việc nhà khác.
(Xã hội học gia đình, Mai Huy Bích, nxb Đại học quốc gia Hà Nội).
9. Khung lý thuyết:

Điều kiện kinh tế - văn hóa – xã
hội

Phân công lao động theo giới
trong gia đình

Thực trạng

Công việc
nội trợ (đi
10.nấu
chợ
11. dọn
nướng,
dẹp nhà
cửa..)

Công việc
chăm sóc

các thành
viên trong
gia đình và
giáo dục
con cái

Những yếu tố tác động

Ra quyết
định trong
gia đình,
đại diện gia
đình tham
gia các
hoạt động
dòng họ

Nhận thức,
văn hóa lối
sống.

Nghề
nghệp và
thu nhập
của các
thành viên
trong gia
đình.

Sức khỏe

và tuổi
trong việc
thực hiện
công việc.


10. Đóng góp của đề tài
Trong khuôn khổ khóa luận này đã làm nổi bật mối quan hệ giữa người phụ
nữ và nam giới thông qua sự phân công lao động theo giới, nhằm làm nổi bật lên
sự bình đẳng hay bất bình đẳng ở một xã thuần nông. Khóa luận đã sử dụng những
phương pháp đặc thù của nghành công tác xã hội, những lý thuyết xã hội học về
giới, xã hội học gia đình cũng như phân tích những khái niệm liên quan để nhằm
làm rõ thực trạng phân công lao động giữa phụ nữ và nam giới trên địa bàn. Từ đó
đưa ra những khuyến nghị nhằm làm thay đổi nhận thức của người dân nơi đây khi
họ còn có những suy nghĩ thiếu tích cực về vấn đề bình đẳng và giải phóng phụ
nữ.Ngoài ra, khóa luận đã vận dụng những lý thuyết vào thực tiễn cụ thể, tại một
địa bàn nghiên cứu cụ thể, kết nối lý thuyết và thực tiễn nhằm kiểm chứng những
lý thuyết đã đưa ra.Với những dẫn chứng trên khóa luận này sẽ là một đề tài
nghiên cứu có những đóng góp mới cho việc kiểm chứng hệ thống lý thuyết xã hội
học về giới, xã hội học gia đình và là tài liệu quan trọng cho những khóa luận báo
cáo chuyên nghành sau này.

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU, CÁC
KHÁI NIỆM VÀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN
CỨU
1.1.

Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
Hoằng Hải là xã đồng bằng ven biển nằm về phía Đông Bắc huyện Hoằng
Hóa. Nơi đây trước cách mạng tháng 8 năm 1945 nằm trong tổng Ngọc Chuế

xã Hoằng Yến cũ.Từ năm 1950 là chung xã Hoằng Trường thời kỳ này tại địa
danh xã Hoằng Hải có 4 làng là làng Thìn, làng Trung, lành Đọ, làng Hón. Từ
tháng 11/ 1955, được chia tách thành 2 xã là xã Hoằng Hải và xã Hoằng Trường
được ổn định từ đó, tổ chức thành 4 thôn là thôn An Lạc, Trung Thượng, Đông


Hoà, Thanh Xuân, trong đó thôn An Lạc gồm các xóm là: xóm Hải Lộc, xóm
Hải Lạc, xóm Hải An; thôn Trung Thượng gồm xóm Hải Trung và xóm Hải
Thượng; thôn Đông Hoà gồm xóm Hải Hoà, xóm Hải Đình; Thôn Thanh Xuân
gồm xóm Hải Đồng, xóm Hải Thanh, xóm Hải Xuân. Hiện nay xã cả xã Hoằng
hải có 4 làng văn hoá là làng An Lạc gồm có 4 thôn từ thôn 1,2,3,4; làng Trung
Thượng gồm có thôn 5, 6,11; làng Đông Hoà gồm thôn 7,8; làng Thanh Xuân
gồm thôn 9,10.
Hoằng Hải là một xã thuần nông thuộc vùng bãi ngang ven biển của huyện Hoằng
Hoá với tổng diện tích tự nhiên 362,67 ha, cách huyện lỵ 10km, cách thành phố
Thanh Hoá 22 km về phía Đông Bắc.
- Phía Bắc giáp xã Hoằng Yến, Hoằng Trường.
- Phía Đông Nam giáp xã Hoằng Tiến
- Phía Đông giáp Biển đông.
- Phía Tây giáp xã Hoằng Yến.
Có tiểu địa hình nghiêng dần từ Đông Bắc sang Đông Nam, có đặc trưng địa
hình ven biển tạo nên những dải cát nóng về mùa hè, các dải đất cao có địa hình
từ Đông sang Tây.
1.2 Cơ cấu kinh tế của địa phương.
Tổng giá trị sản xuất đạt 81.274 triệu đồng đạt 100,3%KH = 114,9%CK
Trong đó.
GTSX Nông – Lâm – Thủy sản: 30.479 triệu đồng đạt 100,3%KH = 113,7%CK
GTSX Công nghiệp – XD: 32.105 triệu đồng đạt 100,5%KH = 115,4%CK
GTSX Dịch vụ: 18.645 triệu đồng đạt 100%KH = 115,8%CK
- Nông – Lâm –Thủy sản: 37,5%

- Công nghiệp – XD: 39,5%
- Dịch vụ thương mại: 23,0%
Tổng số lượng lương thực có hạt: 1.502 tấn đạt 100,1% KH = 109,0%CK
Tổng số lượng thủy sản 165,0 tấn đạt 100,3% = 108,2%CK
Giá trị sản xuất/ha canh tác 80 triệu đồng/ha đạt 100%KH


Thu nhập bình quân đầu người 16 triệu đồng đạt 103,2%KH = 110,3%CK
Tổng thu ngân sách: 9.100 triều đồng
Số lao động được học nghề, truyền nghề: 70 LĐ đạt 100% KH
Tỷ lệ hộ nghèo: Giảm 3,3% vượt KH
Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên: 0,85%
Tiêu chí xây dựng NTM: đạt 1 tiêu chí = 50%KH
Tỷ lệ đường giao thông cứng hóa: 30% (Không đạt)
Trạm y tế đạt chuẩn quốc gia: Không đạt
Tỷ lệ nhà ở dân cư đạt kiên cố hóa: 70% đạt KH
Tỷ lệ gia đình đạt chuẩn văn hóa: 70% đạt KH
Tỷ lệ khu dân cư đạt chuẩn về ANTT: 75% đạt KH
Hoàn thành tiêu chí giao quân nhập ngũ và ADLL, HLDQ: 100% đạt KH
1.3 Văn hóa – xã hội ở địa phương.
* Văn hóa thông tin thể dục thể thao: Tổ chức tuyên truyền chủ trương, đường lối
của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước và các hoạt động của Đảng, chính
quyền, các đoàn thể địa phương. Tiếp ân đài 3 cấp, tuyên truyền các ngày lễ, kỷ
niệm của đất nước.
- Treo băng rôn, 20 câu khẩu hiệu tường tuyên truyền trong dịp kỷ niệm ngày
thành lập Đảng, công tác bầu cử Đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp, các ngày lễ,
tết, ngày bầu cử, tổ chức tham gia các hoạt động văn hóa do huyện tổ chức.
- Phối hợp các ngành y tế, trường học tổ chức kỷ niệm ngày thầy thuốc Việt Nam
(27/2) và ngày nhà giáo Việt Nam (20/11).



- Công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở tiếp tục được duy trì, thực hiện tốt
phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2015 – 2016;
Tổ chức kiểm tra chất lượng hoạt động của các làng văn hóa đề nghị huyện phúc
tra và công nhận lại làng văn hóa 2016.
* Y tế dân số kế hoạch hóa gia đình: Trạm y tế đã thực hiện tốt công tác khám,
chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, tổng só bện nhân đến
khám và điều trị 2.596 lượt, trong đó: cấp thuốc, điều trị ngoại trú BHYT 1756,
Chuyển tuyến 640 trường hợp. Tổ chức tiêm phòng cho trẻ em dưới 1 tuổi: 107
cháu.
- Thực hiện công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc sực khỏe sinh sản;
số người sử dụng biện pháp tránh thai: 80 người. Số trẻ em sinh ra trong năm là 92
cháu, sinh con thứ 3 trở lên: 21 trường hợp = 22.8%
Các khái niệm liên quan
1.1.1. Khái niệm giới

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, “giới” là một thuật ngữ để chỉ vai trò
xã hội, hành vi ứng cử xã hội và những kỳ vọng liên quan đến nam và nữ. Phụ nữ
và nam giới khác nhau về mặt sinh học – nhưng mọi văn hóa đều lý giải và qui
định chi tiết những khác biệt sinh học vốn có đó thành một hệ thống những kỳ
vọng xã hội về những hành vi và hoạt động được coi là thích hợp. Tuy những kỳ
vọng trong các xã hội khác nhau thì không giống nhau nhưng vẫn có điểm tương
đồng nổi bật.
Theo Xã hội học về giới và phát triển thì giới là khái niệm dùng để chỉ những
đặc trưng xã hội của nam và nữ. Các đặc điểm của giới là:
- Một phần vẫn còn bị quy định bởi các yếu tố, tiền đề sinh học của giới tính.
- Không mang tính di truyền, bẩm sinh mà mang tính tập nhiễm. Tức là được quy
định bởi điều kiện sống của cá nhân và xã hội, được hình thành và phát triển thông
qua hàng loạt các cơ chế bắt chước, học tập,…
- Có tính biến thiên, tức là có thể thay thế đổi được dưới tác động của các yếu tố bên

trong và bên ngoài, đặc biệt là điều kiện xã hội.


- Mang tính đa dạng, phong phú cả về nội dung và hình thức và tính chất.
Khái niệm giới chỉ mối quan hệ và tương tác giữa địa vị xã hội của phụ nữ và
nam giới trong bối cảnh xã hội cụ thể. Khi nói đến giới là nói đến các điều kiện và
yếu tố xã hội quy định vị trí và hành vi xã hội của mỗi giới trong một hoàn cảnh xã
hội cụ thể. Khác với giới tính, giới là sản phẩm của xã hội, do học hỏi mà có. Giới
thay đổi theo thời gian qua các giai đoạn, thang giá trị thay đổi, mô hình ứng xử
giới thay đổi. Sự khác biệt về giới nam và nữ là khác nhau tùy thuộc vào mỗi quốc
gia dân tộc và các điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội – văn hóa cụ thể. Vì hệ giá
trị ở mỗi quốc gia là khác nhau nên nó có tác động đến sự học hỏi giữa con gái và
con trai.
1.1.2. Khái niệm bình đẳng giới

“Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau; được tạo điều
kiện và cơ hội để phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của
gia đình và thụ hưởng của sự phát triển đó”. (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
Điều 5. Luật Bình đẳng giới.2006).
Bình đẳng giới là môi trường cho cả nữ và nam giới được hưởng vị trí ngang
nhau, họ có cơ hội bình đẳng để phát triển đầy đủ tiềm năng của mình nhằm cống
hiến cho sự phát triển quốc gia và được hưởng lợi từ kết quả đó.Việc đối xử như
nhau, cơ hội phát triển như nhau nhưng không đem lại kết quả như nhau giữa phụ
nữ và nam giới.Vì vậy, bình đẳng giới cần được hiểu là sự đối xử ngang quyền
giữa phụ nữ và nam giới có những đặc điểm giống nhau và khác nhau của mỗi
giới, và được điều chỉnh bởi các chính sách đối với từng giới một cách hợp lý.Nếu
như cả phụ nữ và nam giới có điều kiện bình đẳng để phát huy hết khả năng và
thực hiện các mong muốn của mình.Cả hai giới có điều kiện bình đẳng tham gia
đóng góp và hưởng thụ từ các nguồn lực của xã hội và quá trình phát triển. Mỗi
giới đều được hưởng tự do và chất lượng cuộc sống bình đẳng, nếu những tiêu chí

này không được xác lập có nghĩa là trong xã hội đang tồn tại bất bình đẳng.
Bình đẳng giới theo yêu cầu của xã hội hiện nay còn phải gắn với quan điểm
phát triển, sự tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Nó đòi hỏi một sự chuyển


biến đồng bộ của tất cả thành phần, mọi lứa tuổi, nhưng trước hết đối với nam giới
trong hàng loạt vấn đề: từ nhận thức đến thái độ ứng xử xã hội và hành vi cụ thể
trong mối quan hệ với phái nữ.
Muốn đạt được bình đẳng giới thì một trong những điều kiện quan trong là
nam và nữ được bình đẳng với nhau trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội,
trong đó lĩnh vực kinh tế, lao động và việc làm giữ vai trò cốt yếu.
1.1.3. Khái niệm gia đình

“Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một nhóm xã hội nhỏ mà các thành
viên của nó gắn bó với nhau bởi mối quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc
quan hệ con nuôi, bởi tính cộng đồng về sinh hoạt, trách nhiệm đạo đức với nhau
nhằm đáp ứng nhu cầu riêng của các thành viên cũng như để thực hiện tính tất yếu
của xã hội về tái sản xuất con người.” (Chương 1- Điều 8- Khoản 10- Những qui
định chung - Luật hôn nhân gia đình năm 2010).
1.1.4. Khái niệm lao động

“Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất
và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả
cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước.” (Căn cứ vào điều 103 và
điều 106 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Căn cứ vào điều 78 của Luật Tổ chức Quốc hội).
C.Mác chỉ ra rằng: Lao động là một điều kiện tồn tại của con người không phụ
thuộc vào bất kỳ hình thái xã hội nào, là một sự tất yếu tự nhiên vĩnh cửu làm môi
giới cho sự trao đổi chất giữa con người với tự nhiên, tức là cho bản thân sự sống
của con người. Con người phải vận dụng sức lực tiềm tàng trong cơ thể mình, sử

dụng công cụ lao động để tác động vào tự nhiên một cách có mục đích, ý thức
nhằm biến đổi những vật thể của tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của mình. Vì
vậy, trong bất cứ nền sản xuất nào, kể cả nền sản xuất hiện đại, lao động bao giờ
cũng là yếu tố cơ bản, điều kiện không thể thiếu của sự tồn tại và phát triển của đời
sống xã hội loài người, là sự tất yếu vĩnh viễn, một điều kiện chung của sự trao đổi
chất giữa con người với tự nhiên.


Trong những điều kiện lịch sử nhất định và cho đến nay lao động là phương
tiện để sinh sống, là nguồn gốc chân chính của thu nhập đảm bảo sự tồn tại và phát
triển của mỗi thành viên và xã hội loài người. Do vậy, ở các quốc gia cũng như ở
nước ta, vấn đề lao động luôn luôn được coi trọng trong quá trình phát triển kinh tế
- xã hội của đất nước.
Hoạt động lao động sản xuất là hoạt động gắn liền với con người và xã hội
loài người. Từ xa xưa con người đã biết làm lụng, tìm kiếm thế giới xung quanh
những sản phẩm để phục vụ nhu cầu cho bản thân měnh. Khi xă hội phát triển,
những hoạt động sản xuất nói chung ấy được phân chia thành những ngành nghề
cụ thể khác nhau. Mỗi người tham gia lao động sản xuất với một việc làm cụ thể
nhằm tạo ra thu nhập nuôi sống bản thân, gia đình và đóng góp cho xã hội. Từ đó
cho thấy lao động có sự liên quan chặt chẽ với vấn đề việc làm.
1.1.5. Khái niệm phân công lao động theo giới.

Theo quan niệm Xã hội học do August Comte khởi xướng cho rằng: Phân
công lao động là sự chuyên môn hóa nhiệm vụ lao động nhằm thực hiện chức năng
ổn định và phát triển xã hội, cùng có mối quan hệ gắn bó giữa các cá nhân và trật
tự xã hội. Phân công lao động không đơn thuần là sự chuyên môn hóa lao động mà
thực chất là quá trình gắn liền với sự phân hóa xã hội, phân tầng xã hội và bất bình
đẳng xã hội.
Phân công lao động trong gia đình là sự đảm nhiệm các công việc gia đình của
vợ, chồng và các thành viên khác trong gia đình nhằm thực hiện những chức năng

của gia đình trong chăm sóc sức khỏe, giáo dục,… đảm bảo cho sự tồn tại và phát
triển ổn định của gia đình. Phân công lao động nam – nữ là yếu tố hình thành vai
trò giới trong gia đình và xã hội. Phụ nữ có vai trò biểu đạt tình cảm, nam giới có
vai trò nhiệm vụ tạo ra thu nhập. Theo thuyết chức năng, lao động của phụ nữ còn
có chức năng tình cảm và lao động của nam giới có chức năng tư duy và hành động
giải quyết nhiệm vụ. Điều quan trọng là sự phân công lao động theo giới không
đơn thuần dựa vào sự khác biệt về các đặc điểm sinh học giữa nam và nữ mà luôn
gắn liền với thói quen, suy nghĩ và quan điểm vị trí, vai trò của người phụ nữ trong
xã hội.


Sự khác biệt giữa nam và nữ dẫn đến sự phân công lao động nam – nữ trong
xã hội và gia đình. Phân công lao động theo giới như Mác và Ănghen đã nhận xét
trong tác phẩm “Nguồn gốc gia đình chế độ tư hữu và Nhà nước”: Sự phân công
lao động là hoàn toàn có tính chất tự nhiên, chỉ tồn tại giữa nam và nữ, lúc đầu chỉ
có sự phân công lao động chuyển thành sự phân chia phạm vi hoạt động theo giới
một cách tự nhiên và đã dẫn đến sự sở hữu có tính đặc trưng theo giới, mỗi giới
làm chủ trong lĩnh vực hoạt động riêng của mình. Trong xã hội, sự phân công lao
động theo giới biểu hiện qua sự phân chia khu vực lao động nghề nghiệp. Mặt
khác, sự phân công lao động theo giới còn thể hiện trong cách tổ chức đời sống gia
đình.
Hơn nữa, phân công lao động theo giới không đơn thuần là dựa vào sự khác
biệt về mặt sinh học giữa nam và nữ mà luôn gắn liền với thói quen, suy nghĩ và
quan niệm về vị trí, vai trò của người phụ nữ trong xã hội nhằm bao biện cho tư
tưởng “trọng nam khinh nữ”.
1.1.6. Khái niệm vai trò giới

Vai trò giới là khái niệm được sử dụng như là cách thức tổ chức hành vi của
con người trong một ý nghĩa tổng thể. Nó ứng xử như một cơ chế để hiểu được
những cách thức mà ở đó những trông đợi của xã hội, những hành động được phản

ánh, những khuôn mẫu chung về những hành vi được trông đợi. Trong bối cảnh về
sự hiểu biết các quan hệ giới sẽ dẫn tới sự xác định các vai trò của phụ nữ và nam
giới. Những vai trò này hướng dẫn các hành vi của cả hai giới được xem như là
phù hợp với những mong đợi của xã hội. Khi nói đến giới là nói đến các điều kiện
và yếu tố xã hội quy định vị trí và hành vi xã hội của mỗi giới trong một hoàn cảnh
cụ thể. Chính vì được quy định bởi yếu tố xã hội cho nên vị trí, vai trò và hành vi
của giới không phải là bất biến mà luôn thay đổi khi các điều kiện quy định thay
đổi.
Vai trò của người phụ nữ và nam giới trong gia đình nông thôn hiện nay (nội
dung của phần này nên để viết lồng ghép vào phần kết quả nghiên cứu)
1.2.1. Vai trò của người phụ nữ
1.2.


×