Tải bản đầy đủ (.doc) (122 trang)

đô thị hóa và biến đổi vai trò giới trong gia đình nông thôn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (762.4 KB, 122 trang )

MỤC LỤC
1. Tính cấp thiết của đề tài……………………………………… …6
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài………….………… 9
2.1. Ý nghĩa khoa học……………………………….……………………9
2.2. Ý nghĩa thực tiễn……………………………………………………9
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu……………………… ……………9
3.1. Mục đích nghiên cứu………………………….…………………….9
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………………10
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu…………….……………10
5. Câu hỏi và Giả thuyết nghiên cứu……… ………………………11
5.1. Câu hỏi nghiên cứu……………….…………………………………11
5.2.Giả thuyết nghiên cứu………….…….………………………………11
6. Phương pháp nghiên cứu………………….…………………………12
7. Sơ đồ khung lý thuyết…………………………………………………14
8. Dự kiến cấu trúc luận văn……………….……………………………14
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN……… ……………15
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu………………………………………15
1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về vai trò giới.……… ……… 20
1.3. Các lý thuyết áp dụng trong nghiên cứu…………… ………………25
1.3.1. Lý thuyết vai trò… …………………….……………… 25
1.3.2. Lý thuyết biến đổi xã hội………………………………………….27
1.4. Các khái niệm………………………….……………………………30
1.4.1. Khái niệm gia đình……… …………………………………… 30
1.4.2. Khái niệm giới và vai trò giới……………………………………32
1.4.3. Khái niệm biến đổi vai trò giới…….…………………………… 36
1.4.4. Đô thị hoá…… …… ……………………………………………37
1.4.5. Nông thôn…… ………………….……………………………….39
1.5. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu………………………………………40
Chương 2: MỘT SỐ CHIỀU CẠNH BIẾN ĐỔI VAI TRÒ GIỚI
TRONG GIA ĐÌNH NÔNG THÔN Ở HÀ NỘI VÀ BẮC NINH
TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ HIỆN NAY … 47


2.1. Biến đổi vai trò giới trong gia đình nông thôn hiện
nay…………………………………….…… ……………………… 47
2.1.1. Công việc sản xuất ………………………………………………47
2.1.2. Công việc nội trợ ……………………………………………….…56
2.1.3. Dạy dỗ, chăm sóc con cái…………………………………………64
2.1.4. Chăm sóc người đau ốm, người cao tuổi…………………………73
2.1.5. Quyết định các công việc quan trọng trong gia đình…………….78
2.2. Các yếu tố tác động đến biến đổi vai trò giới trong gia đình nông thôn
hiện nay 87
2.3. Xu hướng biến đổi vai trò giới trong gia đình nông thôn…………100
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ………… …………103
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………109
PHỤ LỤC 112
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.
CNH,HĐH:
BHYT:
THPT:
THCS:
THCN:
ĐH,CĐ
TTCN:
CN:
ND:
CNVC:
LĐTD:
KVL:
CVK:
Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa.
Bảo hiểm y tế.
Trung học phổ thông.

Trung học Cơ sở.
Trung học chuyên nghiệp.
Đại học. Cao đẳng
Tiểu thủ công nghiệp.
Công nhân
Nông dân.
Công nhân viên chức.
Lao động tự do.
Không việc làm.
Công việc khác.
Thành phố Hồ Chí Minh.
TPHCM:
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Mối liên hệ giữa việc tham gia công việc sản xuất và theo
giới tính 48
Bảng 2.2:Mối liên hệ giữa việc tham gia vào công việc sản xuất của
phụ nữ và các ngành nghề 50
Bảng 2.3: Mối liên hệ việc tham gia vào công việc sản xuất của phụ nữ
và trình độ học vấn 53
Bảng 2.4: Mối liên hệ nhóm tuổivà việc tham gia công việc sản xuất
của phụ nữ 55
Bảng 2.5: Mối liên hệ giữa việc tham gia công việc nội trợ của người
phụ nữ theo giới tính 59
Bảng 2.6: Mối liên hệ tham gia của phụ nữ vào công việc nội trợ trong
các ngành nghề 62
Bảng 2.7: Mối liên hệ giữa việc chăm sóc con cái của người phụ nữ
theo giới tính 65
Bảng 2.8: Mối liên hệ giữa việc tham gia chăm sóc, nuôi dậy con cái
của phụ nữ trong các ngành nghề 67
Bảng 2.9: Mối liên hệ giữa việc chăm sóc, nuôi dậy con cái của phụ nữ

và trình độ học vấn 70
Bảng 2.10: Mối liên hệ giữa việc tham gia dạy dỗ, chăm sóc con cái
của phụ nữ theo nhóm tuổi 71
Bảng 2.11: Mối liên hệ giữa việc chăm sóc người đau ốm, người có
tuổi của người phụ nữ theo giới tính 73
Bảng 2.12: Mối liên hệ giữa việc tham gia chăm sóc người ốm đau,
người có tuổi của phụ nữ trong các ngành nghề 75
Bảng 2.13: Mối liên hệ giữa việc tham gia chăm sóc người đau ốm,
người có tuổi của phụ nữ theo nhóm tuổi 77
Bảng 2.14: Tương quan mức độ tham gia vào việc ra các quyết định
quan trọng trong gia đình của người phụ nữ theo giới tính 81
Bảng 2.15: Tương quan mức độ ra quyết định công việc quan trọng
trong gia đình của phụ nữ và nghề nghiệp 82
Bảng 2.16: Mối liên hệ giữa việc quyết định công việc quan trọng
trong gia đình của phụ nữ và trình độ học
vấn 84
Bảng 2.17: Chủ hộ gia đình theo giới tính 85
Bảng 2.18: Kiểm định Chi-Square Tests về mối quan hệ giữa mức độ
tham gia vào các công việc của phụ nữ và giới tính 88
Bảng 2.19: Kiểm định Chi-Square Tests về mối quan hệ giữa mức độ
tham gia vào các công việc của phụ nữ và giới tính 91
Biểu 2.1a : Mức độ tham gia công việc sản xuất của phụ nữ tỉnh Bắc
Ninh 51
Biểu 2.1b : Mức độ tham gia công việc sản xuất của phụ nữ TP Hà
Nội 52
Biểu 2.2a : Mức độ tham gia dạy dỗ, chăm sóc con cái của phụ nữ tỉnh
Bắc Ninh 69
Biểu 2.2b : Mức độ tham gia dạy dỗ, chăm sóc con cái của phụ nữ TP
Hà Nội 69
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài.
Phụ nữ chiếm trên 50% dân số và hơn 48% lực lượng lao động xã hội,
có mặt trong mọi ngành nghề, trên mọi địa bàn. Với đức tính cần cù, sáng
tạo, chịu khó, họ đã và đang vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực trong học tập, lao
động và công tác, tham gia tích cực vào quá trình hoạch định và thực hiện các
chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đạt
nhiều thành tích xuất sắc trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Họ còn làm
tốt vai trò người vợ, người mẹ, người thầy đầu tiên, tổ chức, chăm lo cuộc
sống, góp phần rất quan trọng xây dựng tổ ấm gia đình. Những đóng góp bền
bỉ, thầm lặng của các thế hệ phụ nữ ngày càng tô thắm thêm truyền thống tốt
đẹp của phụ nữ Việt Nam anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang và tiếp
tục khẳng định lời dạy của Bác Hồ “Non sông gấm vóc Việt Nam, do phụ nữ
ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”.
Tuy nhiên, Việt Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng và tác động nhiều bởi
tư tưởng Nho giáo, ý thức hệ phong kiến, tư tưởng “trọng nam, khinh nữ ” đã
để lại dấu ấn nặng nề và hậu quả đậm nét trong xã hội. Đây là một trong
những rào cản lớn trong tiến trình giải phóng phụ nữ. Bên cạnh đó, cũng còn
những hạn chế như việc thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới,
tình trạng bạo lực gia đình ở Việt Nam khá phổ biến. Ở nhiều địa phương
cũng như một số ngành chưa tạo điều kiện để phụ nữ vươn lên đóng góp cho
sự phát triển. Trong gia đình truyền thống, người chồng là trụ cột của gia
đình, mọi quyền lực trong gia đình đều thuộc người đàn ông. Người chồng là
người chủ gia đình, người sở hữu tài sản của gia đình, người quyết định các
công việc quan trọng của gia đình, kể cả quyền dạy vợ, đánh con. Ly hôn là
điều hiếm khi xảy ra, nhưng nếu có thì đó là quyền của người chồng chứ
không phải người vợ. Ngoài thiên chức sinh đẻ, nuôi con, làm việc nhà, trong
quan hệ vợ chồng, người vợ còn được mong đợi là người biết nhẫn nhục, chịu
đựng…
Ngày nay, dưới tác động của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa
đang diễn ra ngày một mãnh mẽ, vai trò giới đã có sự biến đổi rõ nét. Sự hình

thành thị trường lao động ở các thành phố lớn kéo theo các dòng di chuyển từ
nông thôn ra thành thị trong đó phụ nữ chiếm một tỷ lệ tương đối lớn đã làm
biến đổi vai trò giới trong gia đình nông thôn. Sự thay đổi vai trò giới đã bắt
đầu từ khi phụ nữ tham gia vào thị trường lao động. Nó làm thay đổi căn bản
vai trò của người phụ nữ và xác lập vai trò mới của nam và nữ. Sự tác động
này đang diễn ra theo cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực.
Nhận thức được tầm quan trọng của phụ nữ trong giai đoạn hiện nay
Đảng ta tiếp tục đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giải phóng phụ nữ, vận động
phụ nữ tham gia thực hiện đường lối đổi mới, nghị quyết Đại hội XI của Đảng
ta khẳng định: “Nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần
của phụ nữ. Nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện các luật pháp, chính sách đối
với lao động nữ, tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò của mình; tăng
tỷ lệ phụ nữ tham gia vào cấp ủy và bộ máy quản lý nhà nước. Kiên quyết đấu
tranh chống các tệ nạn xã hội và các hành vi bạo lực, buôn bán, xâm hại và
xúc phạm nhân phẩm phụ nữ” [3, tr 243]. Tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện
vai trò của mình là công dân, người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên
của con người; bồi dưỡng, đào tạo để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào
các hoạt động xã hội, các cơ quan lãnh đạo và quản lý ở các cấp; chăm sóc và
bảo vệ sức khỏe, bà mẹ, trẻ em; bổ xung và hoàn chỉnh các chính sách về bảo
hộ lao động, bảo hiểm xã hội, thai sản, chế độ đối với lao động nữ…
Nghị quyết 11-NQ/TW của Bộ Chính trị (khoá X) cũng đã chỉ rõ:
“Phấn đấu đến năm 2020, phụ nữ được nâng trình độ về mọi mặt, có trình độ
học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và hội nhập
quốc tế; có việc làm, được cải thiện rõ rệt về đời sống vật chất, văn hoá, tinh
thần; tham gia ngày càng nhiều hơn vào công việc xã hội, bình đẳng trên mọi
lĩnh vực, đóng góp ngày càng lớn hơn cho xã hội và gia đình. Phấn đấu để
nước ta là một trong các quốc gia có thành tựu bình đẳng giới tiến bộ nhất
của khu vực”.
Đô thị hóa là quá trình tất yếu diễn ra không chỉ đối với nước ta mà còn
đối với các nước trên thế giới, nhất là các nước châu Á. Nền kinh tế càng phát

triển thì quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh. Đô thị hóa
góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội của khu vực, nâng cao đời sống
nhân dân. Quá trình này tác động làm biến đổi gia đình nông thôn, làm thay
đổi sự phân công lao động trong gia đình, vai trò của người chủ gia đình vì
thế cũng có những biến đổi. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, quá
trình đô thị hóa cũng phát sinh nhiều vấn đề cần giải quyết. Nếu không có một
chiến lược và giải pháp cụ thể, chung ta sẽ gặp nhiều vướng mắc và lúng túng
trong quá trình giải quyết, đôi khi làm nảy sinh những vấn đề ngày càng phức
tạp. Trong những năm qua, tốc độ đô thị hóa ở nước ta diễn ra khá nhanh. Vì
vậy, việc đánh giá những vấn đề phát sinh trong quá trình đô thị hóa, từ đó đề
xuất những giải pháp nhằm giải quyết vấn đề một cách cơ bản là việc làm cần
thiết. Đó là cơ sở quan trọng cho việc nghiên cứu hoạch định chính sách phát
triển kinh tế - xã hội trong quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay.
Từ những phân tích trên, tác giả chọn đề tài: “ Đô thị hóa và biến đổi
vai trò giới trong gia đình nông thôn hiện nay”. Đề tài nhằm tìm câu trả lời
cho các câu hỏi là quá trình đô thị hóa đã tác động như thế nào đến sự biến
đổi vai trò giới trong gia đình nông thôn?; biến đổi vai trò giới trong gia đình
nông thôn đã và đang diễn ra như thế nào?. Đề tài được thực hiện trong bối
cảnh còn ít các tri thức về vai trò giới trong gia đình ở Việt Nam, các nghiên
cứu về chủ đề này còn thưa thớt.
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn.
2.1. Ý nghĩa khoa học.
Đề tài: “Đô thị hóa và biến đổi vai trò giới trong gia đình nông thôn
hiện nay” hướng đến làm rõ một số vấn đề lý luận về vai trò giới, biến đổi vai
trò giới trong quá trình đô thị hóa hiện nay. Trên cơ sở vận dụng quan điểm
xã hội học về giới, vai trò giới, qua đó làm sáng tỏ vấn đề lý thuyết xã hội học
trong đời sống xã hội hiện thực của xã hội Việt Nam đương đại. Bên cạnh đó
luận văn góp phần chỉ ra tính hợp lý của những lý thuyết vai trò và lý thuyết
biến đổi được áp dụng trong nghiên cứu đề tài. Luận văn cũng đóng góp một
phần quan trọng cho mảng đề tài biến đổi vai trò giới dưới tác động của quá

trình đô thị hóa vốn còn hiếm hoi trong nghiên cứu xã hội học.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn.
Đề tài hướng đến mô tả đặc điểm của biến đổi vai trò giới trong gia
đình nông thôn trong quá trình đô thị hóa hiện nay. Những tác động của quá
trình đô thị hóa đến biến đổi vai trò giới trong gia đình nông thôn ở cả hai
khía cạnh tích cực và tiêu cực. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra những giải pháp
hướng sự biến đổi vai trò giới theo hướng tích cực. Đó là cơ sở khoa học và
thực tiễn tốt để các nhà nghiên cứu sử dụng trong quá trình học tập và làm
việc cũng như giúp các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam có cơ sở để
đưa ra những chính sách thiết thực trong qua trình xây dựng và phát triển đất
nước.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng biến đổi vai trò giới trong gia đình nông thôn
hiện nay.
- Phân tích sự tác động của quá trình đô thị hoá đến sự biến đổi vai trò
giới trong gia đình nông thôn ở cả khía cạnh tiêu cực và tích cực.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức, thái độ đối với sự
biến đổi vai trò giới và đề xuất một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện hơn
chính sách của Đảng, Nhà nước đối với việc nâng cao vai trò giới trong gia
đình nông thôn hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Thao tác hóa các khái niệm có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Vận dụng các lý thuyết xã hội học liên quan vào nghiên cứu biến đổi
vai trò giới trong gia đình nông thôn hiện nay.
- Mô tả thực trạng chung về biến đổi vai trò giới trong quá trình đô thị
hóa hiện nay.
- Tìm hiểu những tác động tích cực và tiêu cực của quá trình đô thị hóa
đến biến đổi vai trò giới trong gia đình nông thôn hiện nay.
- Đưa ra một số kết luận và khuyến nghị về chính sách để giúp quá

trình biến đổi vai trò giới dưới tác động của quá trình đô thị hóa diễn ra theo
hướng tích cực. Đồng thời tạo điều kiện cho phụ nữ nông thôn có cơ hội phát
triển, hạn chế những yếu tố tạo ra sự bất bình đẳng.
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu.
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đô thị hóa và biến đổi vai trò giới trong
gia đình nông thôn hiện nay.
4.2. Khách thể nghiên cứu: Gia đình nông thôn trong quá trình đô thị
hóa hiện nay.
4.4. Phạm vi nghiên cứu:
Không gian nghiên cứu: Số liệu nghiên cứu khảo sát tại 2 xã Hoàn Sơn
và Đại Đồng huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh và 2 xã Thụy Lâm và Đại Áng
( thuộc huyện Thanh Trì, Đông Anh, Hà Nội).
Thời gian nghiên cứu: 2011 – 2012.
Nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung mô tả đặc điểm biến đổi vai trò
giới trong gia đình nông thôn qua nghiên cứu thực tế tại 4 xã ở khu vực nông
thôn thuộc Bắc Ninh và Hà Nội, đồng thời chỉ ra sự tác động của quá trình đô
thị hóa đến sự biến đổi vai trò giới. Ở đây tác giả tập trung mô tả biến đổi vai
trò giới ở 2 khía cạnh phân công lao động và quyền ra quyết định trong gia
đình. Bên cạnh đó chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến sự biến đổi vai trò giới
trong gia đình nông thôn trong quá trình đô thị hóa hiện nay.
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu.
5.1. Câu hỏi nghiên cứu.
Nhận thức, thái độ của người dân nông thôn về vai trò giới, những vấn
đề liên quan đến vai trò giới (vị trí, vai trò của người phụ nữ trong gia
đình )?.
Vai trò giới có sự biến đổi gì trên các khía cạnh: quan niệm về người
chủ gia đình, phân công lao động giữa vợ và chồng, quyền quyết định các
công việc quan trọng trong gia đình?
Những yếu tố nào tác động đến sự biến đổi vai trò giới trong gia đình
nông thôn hiện nay?

Làm thế nào để hướng sự biến đổi vai trò giới theo hướng tích cực,
nâng cao vai trò và tạo cơ hội phát triển cho phụ nữ khu vực nông thôn dưới
tác động của quá trình đô thị hóa hiện nay?.
5.2. Giả thuyết nghiên cứu.
Trong gia đình nông thôn hiện nay không còn mô hình duy nhất là
người đàn ông làm chủ gia đình mà người phụ nữ cũng đã tham gia làm chủ
gia đình.
Sự phân công lao động theo giới đã có những biến đổi theo hướng phụ
nữ ngày càng tham gia nhiều hơn vào các công việc vốn chỉ giành riêng cho
nam giới và ngược lại.
Biến đổi vai trò giới chịu tác động của nhiều nhân tố trong đó chịu tác
động mạnh bởi yếu tố vùng miền, giới tính.
6. Phương pháp nghiên cứu.
6.1. Phương pháp luận:
Đề tài sử dụng quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử làm kim chỉ nam trong suốt quá trình nghiên cứu, từ các
luận điểm nghiên cứu, phân tích cho đến chứng minh các khía cạnh khác nhau
của đề tài.
6.2. Cơ sở dữ liệu.
Số liệu được sử dụng trong luận văn lấy từ số liệu gốc của Đề tài độc
lập cấp Nhà nước: “Tác động của quá trình đô thị hoá đến sự phát triển vùng
nông thôn giai đoạn 2011 – 2020” với thời gian thực hiện 2 năm đã khảo sát
tác động về quá trình đô thị hoá đến sự phát triển khu vực nông thôn tại 10 xã
thuộc 5 tỉnh, thành phố: Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh và
Bình Dương, với dung lượng mẫu 3000 đại diện hộ gia đình nông thôn, do
PGS.TS Hoàng Bá Thịnh (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giới, Dân số,
Môi trường và Các vấn đề xã hội) làm chủ nhiệm đề tài.
Trong luận văn sử dụng số liệu nghiên cứu từ đề tài trên, trừ những
phần sử dụng dữ liệu khác có trích dẫn nguồn.
Đề tài sử dụng dung lượng mẫu là 1200 mẫu đại diện hộ gia đình nông

thôn tại 2 xã Hoàng Sơn và Đại Đồng tỉnh Bắc Ninh và 2 xã Thụy Lâm và
Đại Áng huyện Thanh Trì, Đông Anh, thành phố Hà Nội. Đặc điểm mẫu
nghiên cứu về giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn như sau: ( Đơn vị tính: %)
Đặc điểm mẫu nghiên cứu Chung

Nội
Bắc Ninh
Về giới tính
người trả lời
Nam 44,7 50,9 38,6
Nữ 55,3 49,1 61,4
Về trình độ học
vấn người trả lời
Tiểu học 13,8 15,6 11,9
THCS 57,7 59,3 56,2
THPT 18,7 16,5 21,0
TCCN 4,6 2,9 6,2
CĐ 1,4 1,0 1,7
ĐH 3,2 4,1 2,3
Trên ĐH 0,2 0,2 0,2
KBC 0,5 0,5 0,5
Về độ tuổi người
trả lời
Dưới 40 tuổi 33,4 31,9 35,0
Từ 40-45 tuổi 16,2 17,9 14,5
Từ 46-55 tuổi 26,0 28,4 23,7
Trên 55 tuổi 24,3 21,7 26,9
6.3. Các phương pháp khác
Phương pháp quan sát: phương pháp này được sử dụng để quan sát,
đánh giá mức độ biến đổi vai trò giới trong gia đình nông thôn dưới tác động

của quá trình đô thị hóa hiện nay.
Phương pháp phỏng vấn sâu: tác giả tiến hành 10 phỏng vấn sâu, trong
đó 1 phỏng vấn sâu chủ tịch hội đồng nhân dân xã và 9 phỏng vấn sâu là
người dân thuộc 2 xã Hoàn Sơn và Đại Đồng huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
để thu thập những thông tin sâu sắc và cụ thể hơn xoay quanh nội dung
nghiên cứu của đề tài.
Phương pháp phân tích tài liệu: luận văn sử dụng số liệu thống kê, báo
cáo kết quả phát triển kinh tế - xã hội. Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng một số
tài liệu có liên quan đến chủ đề nghiên cứu được công bố trên các sách báo,
tạp chí khoa học được công bố từ trước tới nay
7. Sơ đồ khung lý thuyết.

8. Dự kiến cấu trúc luận văn.
Ngoài các phần: mở đầu; kết luận và giải pháp, kiến nghị; danh mục tài
liệu tham khảo; phụ lục, luận văn có kết cấu gồm 2 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2: Một số chiều cạnh biến đổi vai trò giới trong gia đình nông
tại Hà Nội và Bắc Ninh thôn dưới tác động của quá trình đô thị hóa hiện nay.
ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI
ĐÔ THỊ HÓA
Quyền ra quyết định
các công việc quan
trọng.
Phân công lao động trong
gia đình ( công việc nội
trợ, công việc sản xuất,
dậy dỗ và chăm sóc con
cái, chăm sóc người đau
ốm, người cao tuổi
BIẾN ĐỔI VAI TRÒ GIỚI TRONG

GIA ĐÌNH NÔNG THÔN
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu.
Mảng nghiên cứu về biến đổi vai trò giới trong gia đình, những tác
động của quá trình đô thị hóa đến biến đổi vai trò giới trong gia đình được
nhiều nhà nghiên cứu tìm tòi với những phát hiện mới mẻ và thú vị. Tuy
nhiên, trên thực tế những khảo sát, nghiên cứu chuyên sâu về vần đề này còn
khá ít ỏi. Trong khuôn khổ đề tài xin được đề cập đến những công trình
nghiên cứu tiêu biểu và đặc sắc, những nhận định về biến đổi vai trò giới
trong gia đình của các nhà nghiên cứu:
Nghiên cứu về: “phân công giới trong lao động gia đình ở Việt Nam”
do nhóm tác giả nghiên cứu gồm Giáo sư xã hội học John Knodel,Trung tâm
Nghiên cứu Dân số (Đại học Michigan, USA) và Phó giáo sư xã hội học
Bussarawan Puk Teerawichitchainan, Trường Khoa học xã hội (Đại học Quản
lý Singapore), Vũ Mạnh Lợi và Vũ Tuấn Huy (Viện Xã hội học), với dung
lượng mẫu là 1,296 được tiến hành tại 7 tỉnh đồng bằng Sông Hồng; vùng hai
là thành phố Hồ Chí Minh và 6 tỉnh lân cận (tiến hành năm 2003 – 2004). Các
tác giả kết luận là các biến đổi xã hội lớn đã diễn ra ở Việt Nam trong những
năm qua đã không có tác động tiêu cực tới vai trò giới. Phụ nữ vẫn tiếp tục
đóng các vai trò lớn trong công việc nội trợ và chăm sóc con cái, nhưng mức
độ tham gia của nam giới cũng đang tăng lên. Giữa các miền, sự khác biệt về
vai trò giới cũng có nhưng khiêm tốn. Học vấn và việc làm của người vợ đã tỏ
ra có tác động ít tới đóng góp của chồng trong việc nhà. Quan điểm lý thuyết
về trao đổi nguồn lực tỏ ra ít có bằng chứng xác nhận. Các tác giả cho rằng
các giá trị truyền thống về gia đình có sức sống bền bỉ, và tồn tại vượt lên trên
các biến đổi xã hội mạnh mẽ. Nghiên cứu của các tác giả ghi nhận trong xã
hội Việt Nam có những lực lượng xã hội đối chọi theo hướng thúc đẩy bình
đẳng nam nữ và làm gia tăng bất bình đẳng giới. Các tác giả ghi nhận sự thích
ứng của các giá trị về vai trò giới như một cách đáp ứng với những biến đổi
xã hội ở Việt Nam.

Nghiên cứu: “Điều tra cơ bản về gia đình Việt Nam và người phụ nữ
trong gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của trung tâm nghiên
cứu khoa học về Gia đình và Phụ nữ (nay là Viện Gia đình và Giới) năm 1998
– 2000 cho thấy vai trò giới có sự phân biệt rõ nét giữa người vợ và chồng.
Theo kết quả nghiên cứu này, trong gia đình có tới 77,9% người vợ đảm nhận
chính việc nấu ăn; 86,9% phụ trách việc mua thực phẩm; 77,6 giặt giũ quần
áo. Tỷ lệ người chồng đảm nhận các công việc trên tương đương là : 2,1;
2,3%; 1,9%. Như vậy có thể thấy trong thời gian này người phụ nữ vẫn chủ
yếu đảm nhận các công việc trong gia đình, vai trò của họ nhìn chung chưa
được cải thiện.
Kết quả nghiên cứu của dự án: “Điều tra cơ bản về thực trạng bình
đẳng giới năm 2004 – 2006” của Viện khoa học xã hội Việt Nam tại 13 tỉnh
thành trên cả nước đã phản ánh sự khác biệt lớn giữa vợ và chồng trong
những công việc liên quan đến vai trò giới. Nghiên cứu: “Một số xu hướng
biến đổi quan hệ hôn nhân và gia đình” tại TP.Hồ Chí Minh (tháng 3/2010)
của viện Gia đình và Giới cũng cho kết quả tương tự, hầu hết những người
được hỏi cho rằng người phụ nữ thường các công việc nội trợ nhiều hơn.
Trong cuốn “Gia đình và biến đổi gia đình ở Việt Nam” của tác giả Lê
Ngọc Văn (2011) đã đề cập đến biến đổi mối quan hệ giữa vợ và chồng.
Trong đó tác giả đã phân tích một số khía cạnh trong mối quan hệ vợ chồng,
tác giả cũng nêu ra: “CNH và đô thị hóa đã phá vỡ mô hình phân công lao
động theo giới này. Dưới tác động của công nghiệp hóa, đô thị hóa và phát
triển kinh tế thị trường, dòng chảy di cư lao động tới đô thị và các khu công
nghiệp trở thành phổ biến” [31, tr.415]. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ phân tích
sự biến đổi vai trò giới ở một số khía cạnh chưa có sự so sánh giữa các tỉnh,
khu vực. Đồng thời tác giả cũng chưa nghiên cứu khía cạnh tác động của đô
thị hóa đến biến đổi vai trò giới theo những chiều hướng nào.
Bài viết của tác giả Từ Thúy Quỳnh: “Nghiên cứu quá trình đô thị hóa
và tác động của nó tới đời sống gia đình (đô thị hóa và quy mô gia đình, vui
chơi giải trí trong gia đình) đã đi sâu nghiên cứu tác động của quá trình CNH,

đô thị hóa đến đời sống gia đình chủ yếu ở khía cạnh kinh tế (vấn đề thu nhập,
biến đổi cơ cấu lao động, chi tiêu trong gia đình và vấn đề vui chơi giải trí
trong gia đình). Tác giả cũng chỉ ra: “quá trình CNH,HĐH và đô thị hóa ở
nước ta đã ảnh hưởng to lớn đến sự biến đổi và phát triển của gia đình. Đô
thị hóa tác động đến cơ cấu gia đình, sự di chuyển lao động từ nông thôn đến
đô thị. Nó khiến cho quy mô gia đình, nghề nghiệp và thu nhập gia đình cũng
thay đổi. Điều đó ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống lao động, sinh hoạt của gia
đình. Các mối quan hệ trong gia đình cùng với các chuẩn mực văn hóa gia
đình cũng thay đổi theo xu hướng hiện đại” [2, tr. 295].
Tác giả Hoàng Bá Thịnh trong nghiên cứu của mình về “Công nghiệp
hóa nông thôn và những biến đổi trong gia đình nông thôn hiện nay” (Nghiên
cứu trường hợp xã Ái Quốc - Nam Sách – Hải Dương), tác giả đã đề cập đến
khía cạnh thu hẹp diện tích đất nông nghiệp để xây dựng nhà máy, khu công
nghiệp để CNH và đô thị hóa ồ ạt, điều này đã tạo nên những ảnh hưởng tốt
và không tốt đến đời sống người dân nông thôn.Trong nghiên cứu này tác giả
cũng dành một phần nhỏ phân tích sự biến đổi vai trò giới trong gia đình,
trong gia đình mặc dù người phụ nữ vẫn đảm nhận các công việc liên quan
đến gia đình, song sự tham gia của người chồng đã có sự tăng lên đáng kể so
với trước. Nếu như quyết định liên quan đến ngành nghề người chồng có
quyền quyết định nhiều hơn vợ thì ngược lại người vợ lại có quyền quyết định
nhiều hơn một chút về sinh đẻ.
Trong cuốn, Vai trò của phụ nữ nông thôn trong công nghiệp hóa nông
nghiệp, nông thôn, tác giả Hoàng Bá Thịnh cũng chỉ ra mối quan hệ trong
việc phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình, trong đó tác giả
cũng đưa ra nghiên cứu dẫn chứng về việc phân công lao động nội trợ trong
gia đình, trong đó cho thấy người vợ đảm nhận chủ yếu công việc nội trợ
trong gia đình.
Bài viết “Vấn đề giới trong kinh tế hộ tìm hiểu phân công lao động
nam nữ trong gia đình ngư dân ven biển miền Trung” của tác giả Lê Tiêu La
và Lê Ngọc Hùng trên tạp chí XHH số3/1998 cũng đặt trọng tâm vào việc

nghiên cứu giới.
Luận án thạc sĩ “Sự phân công lao động trong gia đình nông thôn Việt
Nam” của Lê Thái Thị Băng Tâm nhằm chỉ ra vai trò chủ yếu của nam giới và
nữ giới trong công việc, trong sự giáo dục con cái…ở các gia đình nông thôn.
Nghiên cứu của tác giả Đỗ Thị Bình và Lê Ngọc Hân về vấn đề: “phụ
nữ nghèo nông thôn trong điều kiện kinh tế thị trường” đi sâu nghiên cứu vấn
đề bất bình đẳng về thu nhập giữa người vợ và người chồng trong gia đình,
nghiên cứu cho thấy tỷ lệ đóng góp về thu nhập của người phụ nữ luôn thấp
hơn so với người chồng. Xuất phát điểm thu nhập thấp hơn người chồng nên
người phụ nữ nông thôn thường ít có quyền quyết định các công việc quan
trọng của gia đình. Vì vậy, tác giả cũng nhấn mạnh rằng thu nhập của người
vợ cần tính đến cả thu nhập dưới dạng đóng góp công sức cho việc nội trợ và
chăm sóc các thành viên trong gia đình.
Tác giả Trần Thị Kim Xuyến trong tác phẩm “Gia đình và những vấn
đề của gia đình hiện đại”, nhà xuất bản Thống kê, 2001. Tác giả đã cho thấy
sự biển đổi xã hội tác động đến vai trò giới trong gia đình, vai trò nam, nữ
trong gia đình dân cư vùng ven đô. Từ đó cho thấy vai trò sản xuất của lao
động nữ, sự đóng góp trong lao động, vai trò nam và nữ trong công việc gia
đình, vai trò quyền lực của nam và nữ trong gia đình và sự ảnh hưởng của
kinh tế thị trường đến vai trò kép của người phụ nữ.
Trong “Vài nhận xét về vai trò chăm sóc và dẫy dỗ của người cha”, của
tác giả Mai Huy Bích, Viện xã hội học, 2003. Trong bài viết này tác giả đã đề
cập đến vai trò của người cha trong gia đình. Sự có mặt hay vắng mặt của
người cha có ảnh hưởng như thế nào đến sự hình thành tính cách, nhân cách
của con cái.
Tác giả Vũ Tuấn Huy với bài viết “Vai trò của người cha trong gia
đình” Xã hội học số 4(80), 2002 đã đề cập đến vai trò của người cha trong
gia đình như là người cung cấp nguồn sống. Vai trò của người cha trong việc
nuôi dưỡng con cái và tác động vai trò của người cha đến con cái trong gia
đình.

Nhìn chung, đã có nhiều công trình nghiên cứu, các đề tài khoa học,
các bài viết phản ánh nhiều chiều cạnh về biến đổi vai trò giới trong gia đình
nói chung và biến đổi vai trò giới trong gia đình nông thôn trong quá trình đô
thị hóa. Trong những nghiên cứu này các nhà nghiên cứu đã đưa ra cái nhìn
ban đầu về biến đổi vai trò giới gia đình và các yếu tố tác động đến biến đổi
vai trò giới trong gia đình ở những chiều cạnh khác nhau. Tuy nhiên, khi đề
cập đến sự biến đổi vai trò giới trong gia đình cũng còn nhiều điểm trống cần
được làm rõ.
Để tiếp tục có những đóng góp trong lĩnh vực này, đề tài luận văn: “Đô
thị hoá và biến đổi vai trò giới trong gia đình nông thôn hiện nay”, nhằm
phân tích thực trạng biến đổi vai trò giới trong gia đình nông thôn trong quá
trình đô thị hóa hiện nay tại 2 tỉnh, thành phố Hà Nội và Bắc Ninh, làm rõ
những biến đổi vai trò giới trong gia đình ở nhiều chiều cạnh. Trong nghiên
cứu, tác giả cũng kế thừa và tiếp thu có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các
công trình liên quan đến chủ đề này, đồng thời phát hiện thêm những vấn đề
mới nhằm làm rõ hơn sự biến đổi vai trò giới trong gia đình nông thôn dưới
ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa hiện nay.
1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về bình đẳng nam nữ.
Vai trò của phụ nữ không chỉ xuất phát từ tỷ lệ nữ giới trong tổng số
dân mà quan trọng hơn còn thể hiện còn ở vai trò thực tế của phụ nữ trên
nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng của
phụ nữ trong đời sống xã hội, chủ trương của Đảng về công tác phụ nữ và
bình đẳng nam - nữ luôn được thể hiện nhất quán từ Cương lĩnh đầu tiên đến
các Nghị quyết của Đảng. Đất nước bước vào thời kỳ CNH, HĐH, hội nhập
kinh tế quốc tế, nhằm phát huy vai trò, tiềm năng to lớn của phụ nữ, nâng cao
địa vị phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực, Bộ Chính trị ra
Nghị quyết số 11-NQ/T.Ư "Về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại đất nước" với quan điểm: "Xây dựng, phát triển vững chắc đội
ngũ cán bộ nữ tương xứng với vai trò to lớn của phụ nữ là yêu cầu khách
quan, là nội dung quan trọng trong chiến lược công tác cán bộ của Đảng" đã

tạo niềm phấn khởi, động viên to lớn các tầng lớp phụ nữ.
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, được sự quan tâm
chăm sóc của Nhà nước, sự dìu dắt của Hội Liên Hiệp Phụ Nữ và các đoàn
thể quần chúng khác, các tầng lớp phụ nữ lao động đã trưởng thành nhanh
chóng và góp phần to lớn vào những thắng lợi của dân tộc. Phụ nữ là lực
lượng sản xuất xã hội rất quan trọng, chiếm 46% số lao động trong khu vực
kinh tế Nhà nước, trên 60% số lao động trong khu vực kinh tế tập thể.
Trước hết chúng ta phải thừa nhận vị trí hết sức quan trọng của người
phụ nữ trong gia đình. Họ có ảnh hưởng to lớn tới hạnh phúc và sự ổn định
của gia đình. Phụ nữ có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nuôi dạy con cái
không chỉ lúc trẻ mới sinh, mà ngay cả lúc trưởng thành. Nhận thức được vai
trò của phụ nữ, Hiến pháp năm 1992 kế thừa các quy định về bình đẳng giới
của bản Hiến pháp năm 1946, 1959, Hiến pháp năm 1992 đã đề ra những
nguyên tắc pháp lý cơ bản nhất nhằm củng cố và xây dựng chế độ hôn nhân
và gia đình mới, thực hiện nam nữ bình đẳng. Điều 52 Hiến pháp năm 1992
sửa đổi năm 2001 quy định: “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”,
thuật ngữ công dân ở đây được hiểu là cả nam và nữ. Trong lĩnh vực hôn
nhân và gia đình, điều 64 Hiến pháp quy định: “Gia đình là tế bào của xã
hội. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình. Hôn nhân theo nguyên tắc tự
nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng”. Cụ thể hóa các quy
định của hiến pháp về vấn đề này, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp
luật quan trọng như Luật hôn nhân và Gia đình năm 2000 bảo đảm quyền
bình đẳng giữa vợ và chồng, vợ chồng có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau
về mọi mặt Bộ luật dân sự năm 2005 quy định bình đẳng nam nữ trong các
quan hệ dân sự, các quyền nhân thân trong đó có các quyền trong lĩnh vực
hôn nhân và gia đình (quyền kết hôn, quyền ly hôn ).
Quyền của phụ nữ về kinh tế đã được nâng lên thông qua việc pháp luật
quy định phụ nữ cùng đứng tên với nam giới trong giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, nhà ở, và tài sản. Việt Nam cũng là một trong số ít các quốc gia đã
hoàn thành báo cáo về tình hình thực hiện Công ước về xóa bỏ mọi hình thức

phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW). Mạng lưới cán bộ tư vấn về giới hoạt
động hiệu quả, hệ thống pháp luật bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ được
tăng cường, Luật Bình đẳng giới chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2007.
Sau khi có Luật bình đẳng giới, việc lồng ghép giới đã trở thành một
quy trình, thủ tục pháp lý bắt buộc khi xây dựng các văn bản quy phạm pháp
luật. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy bình đẳng giới thực
chất và toàn diện hơn. Điều 18 trong Luật bình đẳng giới có nêu rất rõ vấn đề
bình đẳng giới trong gia đình: “1-Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan
hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình; 2-Vợ,
chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng
trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn
lực trong gia đình; 3-Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết
định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng
thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật; 4-Con trai, con
gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập,
lao động, vui chơi, giải trí và phát triển;5-Các thành viên nam, nữ trong gia
đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình”.
Điều 4 của Luật bình đẳng giới cũng nêu rõ mục tiêu bình đẳng giới là:
“xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong
phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng
giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa
nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình”.
Điểm mới của Luật bình đẳng giới so với các văn bản quy phạm pháp
luật trước đó có quy định về bình đẳng giới là đã quy định những hành vi vi
phạm về bình đẳng giới trong từng lĩnh vực cụ thể đồng thời đưa ra hình thức
xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới. Điều 42 quy định: “Người nào có
hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới tùy theo tính chất, mức độ vi
phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình
sự. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới
mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”.

Bên cạnh đó sự ra đời của Luật phòng chống bạo lực gia đình tháng 7
năm 2007 và có hiệu lực từ ngày 1/8/2008. Luật này quy định về phòng ngừa
bạo lực gia đình, bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; trách nhiệm của cá
nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình và xử lý
vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình. Đây là công cụ pháp lý
để ngăn chặn và loại trừ bạo lực gia đình
Bộ Luật Lao động sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua hướng đến
việc nâng cao vai trò đội ngũ lao động nữ. Lao động nữ được nghỉ trước và
sau khi sinh con 6 tháng, thay vì 4 tháng như trước đây.
Trong Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2020,
Đẳng và nhà nước ta cũng đưa ra quan điểm về thực hiện bình đẳng giới:
“Bình đẳng giới là chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, là một
trong những nhiệm vụ trọng tâm của chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế-
xã hội, phát triển nguồn nhân lực. Thực hiện tốt chiến lược quốc gia về bình
đẳng giới, tạo cơ hội, điều kiện cho cả nam giới và nữ giới tiếp cận bình đẳng
các nguồn lực phát triển sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế, xây dựng
xã hội ổn định và đồng thuận, phát triển bền vững đất nước”. Chiến lược
cũng chỉ rõ bảo đảm bình đẳng giới trong lĩnh vực gia đình, từng bước xóa bỏ
bạo lực trên cơ sở giới, Chiến lược chỉ rõ bất bình đẳng giới trong gia đình có
mối liên quan chặt chẽ với vấn đề văn hóa. Thúc đẩy bình đẳng giới trong gia
đình là điều kiện, tiền đề quan trọng để thúc đẩy bình đẳng giới trong toàn xã
hội. Bạo lực gia đình, trong đó đặc biệt là bạo lực trên cơ sở giới trong gia
đình là vấn đề gây nhiều bức xúc trong dư luận xã hội trong những năm gần
đây. Do vậy chiến lực xác định đây là một trong những ưu tiên cần được giải
quyết trong thời gian tới.
Chiến lược cũng chỉ ra 4 chỉ tiêu để bảo đảm bình đẳng giới trong gia
đình, từng bước xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới: “tăng 50% tỷ lệ phụ nữ tham
gia các quyết định quan trọng trong gia đình; giảm 50% tỷ lệ phụ nữ bị bạo
lực gia đình đối với một số hành vi bạo lực gia đình cơ bản như đánh, mắng
chửi và ép buộc quan hệ tình dục; 50% số nạn nhân bạo lực gia đình được tư

vấn về pháp lý,sức khỏe, được hỗ trợ và chăm sóc tại các cơ sở mở rộng,
85% số người gây bạo lực gia đình được tư vấn tại các cơ sở tư vấn về phòng
chống bạo lực gia đình; giảm 50% tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em trên
phạm vi toàn quốc, giảm 20% tội phạm buôn bán trẻ em và phụ nữ tại địa
bàn trọng điểm, 60% phụ nữ và trẻ em gái bị buôn bán đã phát hiện được
chữa trị và dậy nghề”.
Như vậy, có thể thấy Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn
2011 – 2020 là một bộ phận cấu thành của Chiến lược Phát triển kinh tế - xã
hội giai đoạn 2011 – 2020 của Việt Nam, nhằm cụ thể hóa chủ trương của
Đảng, pháp luật của Nhà nước về bình đẳng giới trong giai đoạn tới, đồng
thời là sự tiếp tục thực hiện các mục tiêu của Chiến lược quốc gia vì sự tiến
bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2010. Trong bối cảnh của kinh tế - xã hội
mới của giai đoạn 2011 – 2020 và những tồn tại về bất bình đẳng giới hiện
nay.
Có thể nói, trong xu thế hội nhập và phát triển của đất nước, phụ nữ
Việt Nam tiếp tục phát huy và khẳng định vai trò, vị trí của mình đối với sự
phát triển của xã hội. Khi nền kinh tế càng phát triển, phụ nữ càng có nhiều cơ
hội hơn. Nó phá vỡ sự phân công lao động cứng nhắc theo giới, cho phép phụ
nữ tham gia vào nền kinh tế thị trường và khiến nam giới phải chia sẻ trách
nhiệm chăm sóc gia đình. Nó có thể giảm nhẹ gánh nặng việc nhà cho phụ nữ,
tạo cho họ nhiều thời gian nhàn rỗi hơn để tham gia vào các hoạt động khác.
Đồng thời nó còn tạo ra nhiều cơ hội hơn cho phụ nữ trên thị trường lao động
v.v…
Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và của toàn xã hội, vai trò của
người phụ nữ không ngừng được nâng cao. Tuy nhiên, hiện thời chúng ta vẫn
còn nhiều hạn chế cần phải được khắc phục trong vấn đề bình đẳng giới, nhất
là về mặt tư tưởng, quan điểm của con người trong xã hội, kể cả nam giới và
nữ giới. Một biểu hiện khác nữa là tình trạng lạm dụng sức lao động trẻ em
nói chung và trẻ em gái nói riêng, tình trạng lạm dụng tình dục đối với trẻ em
gái, tình trạng bạo lực gia đình vẫn còn diễn ra ở một số nơi. Những hạn chế

trên đòi hỏi không chỉ hội Liên hiệp Phụ nữ, các đoàn thể quần chúng mà còn
đòi hỏi chính quyền các cấp quan tâm giải quyết để phát huy vai trò của phụ
nữ hơn nữa.

×