Tải bản đầy đủ (.docx) (70 trang)

Xây dựng chương trình tra cứu điểm cho học sinh trường THPT số 2 văn bàn lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 70 trang )

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn trường Đại học Công nghệ thông
tin và truyền thông, Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho phép em
hoàn thành báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và đóng góp ý kiến nhiệt tình của các
thầy - cô giáo trong bộ môn Mạng và Truyền thông – Khoa Công Nghệ Thông Tin
- Đại học Công Nghệ Thông Tin và Truyền Thông – Đại Học Thái Nguyên.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất đến cô giáo hướng dẫn:
Th.S Nguyễn Thị Linh, đã tận tụy giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu.

Em xin chân thành cảm ơn !!!

1


LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan
Những nội dung trong báo cáo này là do bản thân em thực hiện dưới sự
hướng dẫn trực tiếp của cô giáo hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Linh.
Mọi tham khảo dùng trong đồ án đều được trích dẫn rõ ràng tên tác giả, tên
công trình, thời gian, địa điểm công bố.
Mọi sao chép không hợp lệ hoặc có bất kì thông tin sai lệch nào, em xin
chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Hội Đồng và Nhà trường.

Thái nguyên, tháng 6 năm 2012
Sinh viên

Bùi Văn Tân



2


MỤC LỤC

3


DANH MỤC HÌNH ẢNH

4


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Tổng quan về UML
1.1.1 Khái niệm
UML là ngôn ngữ dùng để:Trực quan hóa, chi tiết hóa, sinh ra mã ở dạng
nguyên mẫu,lập và cung cấp tài liệu.
1.1.2 Các sơ đồ lớp
-

Sơ đồ lớp (Class Diagram)
Bao gồm một tập hợp các lớp, các giao diện, sơ đồ hợp tác và mối quan hệ

giữa chúng. Nó thể hiện mặt tĩnh của hệ thống.
-

Sơ đồ đối tượng (Object Diagram)

Bao gồm một tập hợp các đối tượng và mối quan hệ giữa chúng. Đối tượng là

một thể hiện của lớp, sơ đồ đối tượng là một thể hiện của sơ đồ lớp.
-

Sơ đồ Use case (Use Case Diagram)
Khái niệm actor: là những người dùng(tác nhân) hay hệ thống khác ở bên

ngoài phạm vi của hệ thống mà có tương tác với hệ thống.
Sơ đồ Use case bao gồm một tập hợp các Use case, các actor và thể hiện mối
quan hệ tương tác giữa actor và Use case. Nó rất quan trọng trong việc tổ chức và
mô hình hóa hành vi của hệ thống.
-

Sơ đồ tuần tự (Sequence Diagram)
Là một dạng biểu đồ tương tác (interaction), biểu diễn sự tương tác giữa các

đối tượng theo thứ tự thời gian. Nó mô tả các đối tượng liên quan trong một tình
huống cụ thể và các bước tuần tự trong việc trao đổi các thông báo(message) giữa
các đối tượng đó để thực hiện một chức năng nào đó của hệ thống.
-

Sơ đồ hợp tác (Collaboration)
Gần giống như sơ đồ Sequence, sơ đồ hợp tác là một cách khác để thể hiện

một tình huống có thể xảy ra trong hệ thống. Nhưng nó tập trung vào việc thể hiện
5


việc trao đổi qua lại các thông báo giữa các đối tượng chứ không quan tâm đến thứ

tự của các thông báo đó. Có nghĩa là qua đó chúng ta sẽ biết được nhanh chóng
giữa 2 đối tượng cụ thể nào đó có trao đổi những thông báo gì cho nhau.
-

Sơ đồ chuyển trạng thái (Statechart)
Chỉ ra một máy chuyển trạng thái, bao gồm các trạng thái, các bước chuyển

trạng thái và các hoạt động. Nó đặc biệt quan trọng trong việc mô hình hóa hành
vi của một lớp giao diện(interface class) hay hợp tác và nó nhấn mạnh vào các đáp
ứng theo sự kiện của một đối tượng, điều này rất hữu ích khi mô hình hóa một hệ
thống phản ứng(reactive).
-

Sơ đồ hoạt động (Activity)
Là một dạng đặc biệt của sơ đồ chuyển trạng. Nó chỉ ra luồng đi từ hoạt động

này sang hoạt động khác trong một hệ thống. Nó đặc biệt quan trọng trong việc
xây dựng mô hình chức năng của hệ thống và nhấn mạnh tới việc chuyển đổi
quyền kiểm soát giữa các đối tượng.
-

Sơ đồ thành phần (Component)
Chỉ ra cách tổ chức và sự phụ thuộc của các thành phần(component). Nó liên

quan tới sơ đồ lớp, trong đó một thành phần thường ánh xạ tới một hay nhiều lớp,
giao diện, collaboration.
1.1.3 Kiến trúc của hệ thống
Khi xem xét một hệ thống, chúng ta cần xây dựng các mô hình từ những khía
cạnh khác nhau, xuất phát từ thực tế là những người làm việc với hệ thống với
những vai trò khác nhau sẽ nhìn hệ thống từ những khía cạnh khác nhau.


6


UML xét hệ thống trên 5 khía cạnh:

Hình 1.1 Kiến trúc hệ thống
-

Use Case view: Mô tả cách ứng xử của hệ thống.
Logical view: Mô tả các đối tượng.
Process view: Mô tả việc đồng bộ hoá và các xử lý đồng thời.
Implementation view: Mô tả sự phụ thuộc và kết hợp giữa các component.

- Deployment view: Chỉ ra cấu hình phần cứng.
1.1.4 Sơ đồ Use Case (Use Case diagram)
Mô tả toàn cảnh hệ thống, đơn giản và ít ký hiệu
1.1.4.1 Mục đích của sơ đồ Use Case
- Mô hình hoá chuỗi hành động.
- Cung cấp tổng thể hệ thống.
- Đưa ra cơ sở để xác định giao tiếp giữa người, máy đối với hệ thống.
- Mô hình hoá cho một Use Case.
- Cho người dùng hiểu và giao tiếp với hệ thống.
- Làm cơ sở cho phát thảo các đặc tả kiểm tra.

1.1.4.2 Các ký hiệu cơ bản
Khái niệm

Ký hiệu


Ý nghĩa
7


Actor

Người dùng hệ thống, một hệ thống khác hoặc một
sự kiện thời gian.
Actor có thể: Chỉ cung cấp thông tin cho hệ thống,
chỉ lấy thông tin từ hệ thống, hoặc nhận thông tin
từ hệ thống và cung cấp thông tin cho hệ thống.

Use Case

Là một khối chức năng được thực hiện bởi hệ
thống để mang lại một kết quả có giá trị đối với
một Actor nào đó.
Quy ước đặt tên Use Case: động từ đi trước, danh
từ hoặc cụm từ theo sau.

Relationshi
p

Quan hệ giữa các phần tử trong mô hình, bao gồm
kết hợp (association), tổng quát hoá
(generalization).

Include

Một Use Case có thể có chức năng của một Use

Case khác

Extend

Dùng để chỉ các hành vi tự chọn (có thể hoặc
không), các hành vi theo điều kiện nhất định.

Hình 1.2 Các ký hiệu cơ bản

8


1.1.5 Sơ đồ lớp
1.1.5.1 Khái niệm
• Đối tượng (Object)
-

Mô hình hoá một vật hoặc một khái niệm trong thế giới thực.
Một đối tượng có các đặc điểm như: Trạng thái (state), ứng xử (behavior),
định danh (indentity).

• Lớp (class)
-

Là tập hợp các đối tượng có chung các thuộc tính, các ứng xử và ngữ nghĩa.
Là một khuôn mẫu để tạo ra đối tượng.
Đối tượng là một thể hiện của một lớp.

• Gói ( package)
-


Là tập hợp các lớp hay các gói có liên quan với nhau.

• Sơ đồ lớp ( Class diagram)
-

Cung cấp một bức tranh mô tả một số hoặc tất cả các lớp trong mô hình
Thể hiện cấu trúc và ứng xử của một hay nhiều lớp.
Thể hiện mối quan hệ thừa kế giữa các lớp.

1.1.5.2 Ký hiệu cơ bản
• Lớp
Tên lớp
Các thuộc tính
Các thao tác

Hình 1.3 Ký hiệu cơ bản của lớp

9


• Mối kết hợp
Hướng kết hợp

Tên kết hợp

Bản số

Hình 1.4 Các mối kết hợp


1.1.5.3 Các kiểu lớp
Khái niệm

Ký hiệu

Ý nghĩa

Lớp thực thể

Mô hình hoá các thông tin lưu trữ trong hệ thống.

(Entity class)

Độc lập với các đối tượng xung quanh.

Lớp biên

Giao diện tương tác với hệ thống.

(Boundary
class)
Lớp điều khiển

Thể hiện trình tự ứng xử trong hệ thống.

(Control class)

Điều phối các hoạt động cần thực hiện
Hình 1.5 Các kiểu lớp


1.1.6 Sơ đồ tuần tự
-

Sơ đồ tuần tự biểu diễn sự tương tác của các đối tượng theo thứ tự thời

-

gian.
Đặc điểm của biểu đồ tuần tự là phản ánh cấu trúc của biểu đồ lớp và thứ tự
tương tác.

• Mục đích
-

Lập mô hình tương tác đối tượng.
Hiện thực hoá Use Case
Lập mô hình các kịch bản sử dụng của Use Case
Khám phá tính logic của một phép toán, hàm hay thủ tục phức tạp.
10


• Các ký tự

Hình 1.6 ví dụ về sơ đồ tuần tự

1.2 Môi trường phát triển
1.2.1 Kiến trúc .NET framework
Khi Microsoft thông báo phát minh .NET với ngôn ngữ C# vào tháng
7/2000, mãi đến tháng 4/2003 phiên bản 1.1 của bộ .NET Framework mới được
lưu hành, nó là một Framework triển khai phần mềm hoàn toàn mới, một cách tiếp

cận mới làm cho lập trình dễ hơn.
Cách dễ hiểu nhất để nghĩ về .NET Framework là một môi trường mà code
của bạn sẽ hoạt động. Có nghĩa là .NET sẽ quản lý việc thi hành chương trình,
khởi động chương trình, cấp phép hoạt động, cấp phát ký ức để dữ liệu làm việc,
hổ trợ việc thu hồi tài nguyên và ký ức không dùng đến, …Tuy nhiên ngoài việc
tiến hành những công tác vừa nêu trên, .NET còn chuẩn bị sẵn một thư viện lớp
được gọi là .NET Framework base class library cho phép thực hiện nhiều tác vụ
trên windowns. Tóm lại, .NET Framework giữ vai trò: quản lý việc thi hành
chương trình của bạn và cung cấp dịch vụ mà chương trình của bạn cần đến.

11


.NET Framework

Web
Service

Web Forms

Windows
Forms

Data and XMl classes
(ADO.NET, SQL, XSLT, Xpath, XML,…)
Framework Base Classes Library
(IO, string, net, security, threading, text, reflection, collections, GUI, XML/SOAP,…)

Common Language Runtime (CLR)
Common Tye Speciication (CTS) Common Language Speciication (CLS)


Windows Platform

Hình 1.7 Kiến trúc .NET Framework
Các thành phần chính của .NET Framework là: Common Language
Runtime(CLR) và Framework Base Classes Library.
Common Language Runtime(CLR): Là bộ phận quản lý việc thi hành đoạn
mã của bạn, nạp chương trình cho chạy đoạn mã theo những tiến trình nhất định
cũng như quản lý các tiến trình này và cung cấp tất cả các dịch vụ cho tiến trình.
CLR tạo một môi trường mà chương trình được thi hành. CLR bao gồm một
virtual machine tương tự như java virtual machine. Ở cấp cao, CLR cho biên dịch
các đối tượng, tiến hành các kiểm tra an toàn đối với các đối tượng này, bố trí
chúng lên kí ức, cho thi hành và cuối cùng là thu hồi kí ức mà chúng chiếm dụng
trong thời gian thi hành nhưng không còn sử dụng nữa. CRL được xem là linh hồn
của .NET Framework.
Framework Base Classes Library: Đây là một thư viện lớp rất đồ sộ chứa
những code đã viết sẵn, cung cấp một API thiên đối tượng bao gồm tất cả các
12


chức năng được bao trùm bởi .NET Framework. Với hơn 5000 lớp khác nhau,
Framework Classes Library cung cấp những tiện nghi giúp triển khai nhanh chóng
các ứng dụng trên desktop, client server, các dịch vụ web và các ứng dụng khác.
1.2.2 Ngôn ngữ C#
Ngôn ngữ C# là một trong số các ngôn ngữ được .NET Framework hỗ trợ, C# khá
đơn giản, chỉ khoảng 80 từ khóa và hơn mười mấy kiểu dữ liệu được xây dựng
sẵn. Tuy nhiên, ngôn ngữ C# có ý nghĩa cao khi nó thực thi những khái niệm lập
trình hiện đại. C# bao gồm tất cả những hỗ trợ cho cấu trúc, thành phần
component, lập trình hướng đối tượng. Những tính chất đó hiện diện trong một
ngôn ngữ lập trình hiện đại. Và ngôn ngữ C# hội đủ những điều kiện như vậy, hơn

nữa nó được xây dựng trên nền tảng của hai ngôn ngữ mạnh nhất là C++ và Java.
1.2.3 Microsoft SQL server 2005
SQL Server 2005 là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu (Relational Database
Management System (RDBMS) ) sử dụng Transact-SQL để trao đổi dữ liệu giữa
Client computer và SQL Server computer. Một RDBMS bao gồm databases,
database engine và các ứng dụng dùng để quản lý dữ liệu và các bộ phận khác
nhau trong RDBMS.
SQL Server 2005 được tối ưu để có thể chạy trên môi trường cơ sở dữ liệu
rất lớn (Very Large Database Environment) lên đến Tera-Byte và có thể phục vụ
cùng lúc cho hàng ngàn user. SQL Server 2005 có thể hoạt động kết hợp tốt với
các server khác như Microsoft Internet Information Server (IIS), E-Commerce
Server, Proxy Server....
SQL Server 2005 được cấu tạo bởi nhiều thành phần như Relational
Database Engine, Analysis Service và English Query.

13


CHƯƠNG 2
KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG
2.1 Khảo sát hệ thống
2.1.1 Giới thiệu sơ lược về trường THPT Số 2 Văn Bàn
Được thành lập ngày 16 tháng 08 năm 2000 theo quyết định số :242/ QĐUBND Tỉnh Lào Cai .Trường THPT số 2 Văn Bàn là trường THPT đầu tiên của
Tỉnh Lào Cai được đặt cơ sở tại địa bàn cấp xã. Địa chỉ : Võ Lao - Văn Bàn - Lào
Cai.

Hình 2.1 Đội ngũ cán bộ nhà trường
Năm học đầu tiên 2000-2001 nhà trường chỉ có vẻn vẹn 3 lớp( 02 lớp 10
và 01 lớp 11 ) tổng số học sinh 148 với 7 thầy cô giáo trẻ có trình độ đại học.
Những năm đầu mới thành lập do chưa có cơ sở vật chất nên nhà trường phải học

nhờ CSVC của trường THCS Võ Lao từ năm 2000 đến hết năm 2003 với 6 phòng
học lợp lá cọ ( 3 phòng dùng làm lớp học, 3 phòng dùng làm phòng làm việc ).
Nhưng chỉ sau 3 năm , năm học 2003-2004 nhà trường được chuyển sang địa
điểm mới (Địa điểm chính thức của nhà trường hiện nay) , tại đây gồm có 12
phòng học kiên cố với số lớp là 10 và 439 học sinh .Vượt qua muôn vàn khó khăn
14


thử thách của những ngày đầu mới thành lập nhà trường ngày càng khẳng định vị
thế giáo dục và đào tạo của mình trong hệ thống giáo dục của Tỉnh miền núi Lào
Cai.
Với khuôn viên rộng 20170 m2 thuộc xã Võ Lao -Huyện Văn Bàn -Tỉnh
Lào cai . là một trong số các trường được xếp vào loại đẹp trong hệ thống các
trường THPT của tỉnh nhà. Hiện nay nhà trường có 16 phòng học kiên cố , 03
phòng học bộ môn ( Lí,Hoá,Sinh) , 03 phòng thực hành tin có nối mạng internet,
01 phòng có các trang thiết bị hiện đại (đài catset, đầu DVD, máy vi tính, máy
chiếu, máy chiếu đa vật thể …) để phục vụ dạy , học.
Quy mô liên tục lớn mạnh và phát triển không ngừng .Sau 5 năm nhà
trường đã có 20 lớp và 890 học sinh đến nay đã dần đi vào ổn định với quy mô từ
15 đến 18 lớp với số học sinh bình quân 700 học sinh/ năm, đội ngũ giáo viên bình
quân từ 40 đến 45 người/năm. Học sinh bao gồm 5 dân tộc thiểu số : Kinh – Tày H’Mông – Dao - Xa phó.
Nhiệm vụ của nhà trường là đào tạo nguồn nhân lực cho 5 xã Huyện Văn
Bàn và 1 xã Huyện Bảo Thắng – Lào Cai .
Đội ngũ giáo viên đa số là giáo viên trẻ ở các tỉnh xa đến công tác , đời
sống vật chất tuy còn nhiều khó khăn song các thầy cô đã cố gắng vượt qua để gắn
bó với trường, với lớp.
Hàng năm tỷ lệ lên lớp đạt từ 85 % trở lên, trong đó học sinh khá giỏi bình
quân 15 % . Số học sinh có hạnh kiểm xếp loại Khá-Tốt đạt từ 85 đến 90 % / năm.
Tỉ lệ đỗ TN hàng năm đạt từ 70 đến 80 %.
2.1.2 Mô tả bài toán

2.1.2.1 Đánh giá hiện trạng hệ thống
Qua khảo sát hệ thống ở trường, hiện tại trường đang quản lý dữ liệu của
học sinh bằng School View, việc quản lý dữ liệu của học sinh bằng School View
có những ưu điểm và nhược điểm nhất đinh.
15


• Ưu điểm:
- Giúp nhà trường lưu trữ dữ liệu của học sinh qua các năm, không làm mất dữ
liệu khi có sự cố xẩy ra.
- Có người quản trị chuyên trách về việc quản lý dữ liệu, mọi công việc như nhập
xuất dữ liệu đều thông qua người quản trị hệ thống, tính bảo mật cao.
- School View giúp nhập và tính toán điểm trung bình môn học khá tốt.
• Nhược điểm:
- Bên cạnh ưu điểm của việc quản lý dữ liệu bằng School View thì cũng gây ra
những nhược điểm làm cho người quản trị hệ thống và người dụng cảm thấy rất
khó khăn.
- Do việc quản trị hệ thống đều thông qua người quản trị lên việc nhập dữ liệu
nhiều sẽ làm cho người quản trị hệ thống dễ nhầm lẫn.
- Việc không phân quyền cho các giáo viên chủ nhiệm về nhập điểm cho học sinh
lên các giáo viên chỉ nắm bắt dữ liệu qua giấy tờ, ngoài ra khi cần dữ liệu điểm
chuẩn giáo viên chủ nhiệm các lớp đều phải thông qua người quản trị hệ thống
như vậy rất mất thời gian.
- Học sinh khi muốn biết kết quả học tâp của mình qua các học kỳ thì chỉ biết trên
giấy tờ vào thời điểm cuối mỗi học kỳ, điều này làm cho gia đình không nắm bắt
sát sao về việc quản lý học tập cho con em mình.
- Ngoài ra với công nghệ phát triển mạnh mẽ nhưng School View rất hạn chế khi
làm việc với môi trường web.
Do đó cần phải xây dựng phần mền quản lý và tra cứu điểm để khắc phục
những nhược điểm của School View.

2.1.2.2 Đề xuất hệ thống mới
• Đối tượng sử dụng:
-

Giáo viên dạy lớp nhập điểm cho học sinh và tra cứu điểm cho học sinh.
Ban giám hiệu có toàn quyền tác động vào hệ thống.
Người quản trị có toàn quyền tác động vào hệ thống.
Học sinh có quyền tra cứu điểm và thông tin về thầy cô giáo.

• Hệ thống mới sẽ thực hiện các chức năng sau:

16


-

Có chế độ phân quyền cho các loại người dùng khác nhau.
Hỗ trợ nhập thông tin cơ bản của giáo viên dạy lớp và giáo viên chủ nhiệm.
Hỗ trợ nhập thông tin học sinh khi vào trường.
Hỗ trợ phân lớp học sinh vào đầu năm học.
Hỗ trợ nhập điểm cho học sinh.
Hỗ trợ thống kê điểm, xếp loại học lực của học sinh theo từng lớp
Để thực hiện được các chức năng trên một học sinh khi mới vào trường sẽ

được nhập thông tin cá nhân vào hệ thống các thông tin gồm: Họ và tên, giới
tính, ngày sinh, dân tộc, tôn giáo, họ tên cha, nghề nghiệp cha, họ tên mẹ, nghề
nghiệp mẹ.
Vào đầu năm học học sinh sẽ được phân vào các lớp:
-


Khối 10 thì phân theo dạng lớp mà học sinh đó đăng ký.

-

Khối 11 và 12 thì có thể được phân vào lớp cũ (ví dụ lớp 10A1 sẽ lên lớp
11A1) hoặc có thể được phân vào lớp khác (ví dụ lớp 10A1 lên 11A2).

Với mỗi lớp sẽ lưu trữ các thông tin về lớp, sĩ số và giáo viên chủ nhiệm.
-

Kiểm tra thường xuyên: gồm kiểm tra miệng và kiểm tra 15 phút.
Kiểm tra định kỳ: kiểm tra 1 tiết.
Kiểm tra học kỳ: thi.
Trong đó, kiểm tra miệng (hệ số 1), 15 phút (hệ số 1), 1 tiết (hệ số 2) có thể
có nhiều cột điểm. Riêng điểm “thi” (hệ số 3) chỉ có một cột duy nhất vào

-

cuối học kỳ.
Sau mỗi học kỳ điểm trung bình môn của học kỳ và cả năm được tính như
sau:
Điểm trung bình môn của học kỳ (ĐTBmhk) là điểm trung bình cộng của

điểm các bài kiểm tra thường xuyên (KTtx), kiểm tra điều kiện (KTđk) và kiểm tra
học kỳ (KThk).

Tổng các hệ số

17



2.2 Phân tích hệ thống
2.2.1 Sơ đồ User Case
2.2.1.1 Sơ đồ Use Case của giáo viên

Hình 2.2 Sơ đồ Use Case của giáo viên
- Mô tả: Giáo viên đăng nhập vào hệ thống.
Điều kiện tiên quyết: Hệ thống chưa được đăng nhập.
Trình tự thực hiện:
- Từ giao diện chính, giáo viên chọn đăng nhập vào hệ thống.
- Hệ thống yêu cầu nhập thông tin đăng nhập (tên đăng nhập và mật khẩu).
- Giáo viên nhập thông tin đăng nhập.
- Giáo viên nhấn nút Đăng Nhập. [Ngoại lệ a].
- Hệ thống kiểm tra thông tin đăng nhập. [Ngoại lệ b].
- Hệ thống thông báo đăng nhập thành công.
- Use case kết thúc.
Ngoại lệ a: Người dùng nhấn nút Hủy Bỏ.
- Người dùng nhấn nút Hủy Bỏ khi không muốn đăng nhập nữa .
- Use case kết thúc.
Ngoại lệ b: Thông tin không hợp lệ.
- Thông tin đăng nhập không hợp lệ.

18


- Hệ thống thông báo thông tin đăng nhập không hợp lệ, đăng nhập không thành
công.
- Use case kết thúc.
Kết quả: Đăng nhập thành công.
2.2.1.2 Sơ đồ Use Case quản lý

Để người sử dụng truy cập vào khối chức năng để lấy thông tin đầy đủ thì
ta phải tạo ra cơ sở dữ liệu cho học sinh, hình 3.2 mô tả chức năng quản lý các
thông tin cần thiết của học sinh,giúp người sử dụng nắm bắt thông tin sát sao và
chính xác nhất.

Hình 2.3 Sơ đồ Use Case quản lý
a) Đặc tả Use Case Quản lý người dùng
• Mô tả : Chức năng này cho phép quản trị viên quản lý thông tin người dùng bao
gồm thêm, cập nhật và xóa người dùng thông tin người dùng.
• Điều kiện tiên quyết: Người dùng phải đăng nhập vào hệ thống với quyền là
người quản trị (Admin).
• Trình tự thực hiện:
- Từ giao diện chính người dùng chọn quản lý người dùng.
- Hệ thống hiển thị giao diện quản lý người dùng.
• Thêm người dùng: Quản trị viên muốn thêm người dùng mới.
- Quản trị viên chọn nút Thêm Mới.
19


- Hệ thống yêu cầu nhập thông tin người dùng cần thêm.
- Quản trị viên nhập thông tin người dùng cần thêm.
- Quản trị viên chọn Lưu. [Ngoại lệ d].
- Hệ thống kiểm tra thông tin người dùng. [Ngoại lệ e].
- Thêm thành công, kết thúc use case thêm người dùng.
Ngoại lệ d:Quản trị viên không muốn thêm nũa.
- Quản trị viên không chọn nút Bỏ qua.
- Người dùng không được thêm, use case Thêm người dùng kết thúc.
Ngoại lệ e: Thông tin người dùng không hợp lệ.
- Hệ thống thông báo thông tin người dùng cần thêm không hợp lệ, yêu cầu người
dùng nhập lại.

- Trở lại quản trị viên nhập thông tin người dùng cần thêm.
• Kết quả: Một người dùng được thêm vào hệ thống.
• Cập nhật người dùng: Quản trị viên muốn cập nhật thông tin người dùng.
- Quản trị viên chọn người dùng cần cập nhật.
- Quản trị viên nhập lại thông tin người dùng cần cập nhật.
- Quản trị viên chọn nút Lưu.[Ngoại lệ f].
- Hệ thống kiểm tra thông tin người dùng. [Ngoại lệ g].
- Cập nhật thành công, use case Cập nhật người dùng kết thúc.
Ngoại lệ f: Quản trị viên không muốn cập nhật thông tin người dùng nữa.
- Quản trị viên chọn nút Bỏ qua.
- Quản trị viên không cập nhật người dùng nữa, use case Cập nhật người dùng kết
thúc.
Ngoại lệ g: Thông tin người dùng không hợp lệ.
- Hệ thống thông báo thông tin người dùng cần thêm không hợp lệ, yêu cầu người
dùng nhập lại.
• Kết quả: Thông tin của một người dùng trong hệ thống được cập nhật.
• Xóa người dùng: Quản trị viên muốn xóa người dùng.
- Quản trị viên chọn người dùng cần xóa.
- Quản trị viên chọn nút xoá.

20


- Hệ thống yêu cầu xác nhận lại có thật sự muốn xóa hay không
- Quản trị viên xác nhận là muốn xóa. [Ngoại lệ h].
- Hệ thống kiểm tra các mối ràng buộc. [Ngoại lệ i].
- Người dùng được chọn bị xóa ra khỏi hệ thống, use case Xóa người dùng kết
thúc.
Ngoại lệ h:
- Quản trị viên xác nhận là không muốn xóa.

- Không xóa người dùng, use case Xóa người dùng kết thúc.
Ngoại lệ d:Có sự ràng buộc
- Hệ thống thông báo có sự ràng buộc, không thể xoá, use case xoá kết thúc.
• Kết quả: Một người dùng bị xóa khỏi hệ thống.
b) Đặc tả Use Case Quản lý năm học
• Mô tả: Chức năng này cho phép người quản lý quản lý năm học bao gồm thêm,
cập nhật, xóa thông tin năm học.
• Điều kiện tiên quyết: Người dùng phải đăng nhập vào hệ thống với quyền là
người quản lý.
• Trình tự thực hiện:
- Từ giao diện chính người dùng chọn quản lý năm học.
- Hệ thống hiển thị giao diện quản lý năm học.
• Thêm năm học: Người dùng muốn thêm năm học mới.
- Người dùng chọn nút Thêm Mới.
- Hệ thống yêu cầu nhập thông tin năm học cần thêm.
- Người dùng nhập thông tin năm học cần thêm.
- Người dùng chọn Lưu. [Ngoại lệ d].
- Hệ thống kiểm tra thông tin năm học [Ngoại lệ e].
- Thêm thành công, kết thúc use case thêm năm học.
Ngoại lệ d: Người dùng không muốn thêm năm học mới.
- Người dùng chọn nút Bỏ qua.
- Người dùng không muốn thêm năm học nữa, kết thúc use case thêm năm học.
Ngoại lệ e: Thông tin năm học không hợp lệ.

21


- Hệ thống thông báo thông tin năm học cần thêm không hợp lệ, yêu cầu người
dùng nhập lại.
- Trở lại bước người dùng nhập thông tin năm học cần thêm.

• Kết quả: Một năm học được thêm vào hệ thống.
• Cập nhật năm học: Người dùng muốn cập nhật thông tin năm học.
- Người dùng chọn năm học cần cập nhật.
- Người dùng nhập lại thông tin năm học.
- Người dùng chọn Lưu. [Ngoại lệ f].
- Hệ thống kiểm tra thông tin năm học. [Ngoại lệ g].
- Cập nhật thành công, use case Cập nhật năm học kết thúc.
Ngoại lệ f: Người dùng không muốn cập nhật thông tin năm học nữa.
- Người dùng không cập nhật năm học nữa người dùng chọn nút bỏ qua.
- Kết thúc use case Cập nhật năm học.
Ngoại lệ g: Thông tin năm học không hợp lệ.
- Hệ thống thông báo thông tin năm học cần thêm không hợp lệ, yêu cầu nhập lại.
- Trở lại bước người dùng nhập lại thông tin năm học.
• Kết quả: Thông tin của một năm học trong hệ thống được cập nhật.
• Xóa năm học: Người dùng muốn xóa năm.
- Người dùng chọn năm học cần xóa.
- Người dùng chọn nút Xoá.
- Hệ thống yêu cầu xác nhận lại có thật sự muốn xóa không.
- Người dùng xác nhận là muốn xóa. [Ngoại lệ h].
- Hệ thống kiểm tra ràng buộc.[Ngoại lệ g].
- Năm học được chọn bị xóa ra khỏi hệ thống, use case Xóa năm học kết thúc.
Ngoại lệ h: Người dùng không muốn xoá năm học.
- Người dùng xác nhận là không muốn xóa.
- Không xóa năm học, use case Xóa năm học kết thúc.
Ngoại lệ g: có ràng buộc.
- Hệ thống thông báo có sự ràng buộc, không thể xoá, use case xoá kết thúc.
•Kết quả: Một năm học bị xóa khỏi hệ thống.

22



c) Đặc tả Use Case Quản lý học kỳ
• Mô tả: Chức năng này cho phép người quản lý quản lý học kỳ bao gồm thêm,
cập nhật, xóa thông tin học kỳ.
• Điều kiện tiên quyết: Người dùng phải đăng nhập vào hệ thống với quyền là
người quản lý .
• Trình tự thực hiện:
- Từ giao diện chính người dùng chọn quản lý học kỳ.
- Hệ thống hiển thị giao diện quản lý học kỳ.
• Thêm học kỳ: Người dùng muốn thêm học kỳ mới.
- Người dùng chọn nút Thêm Mới.
- Hệ thống yêu cầu nhập thông tin học kỳ cần thêm.
- Người dùng nhập thông tin học kỳ cần thêm.
- Người dùng chọn Lưu. [Ngoại lệ d].
- Hệ thống kiểm tra thông tin học kỳ [Ngoại kệ e]
- Thêm thành công, kết thúc use case thêm học kỳ.
Ngoại lệ d: Người dùng không muốn thêm học kỳ mới.
- Người dùng chọn nút Bỏ qua.
- Người dùng không muốn thêm học kỳ nữa, kết thúc use case thêm học kỳ.
Ngoại lệ e: Thông tin học kỳ không hợp lệ.
- Hệ thống thông báo thông tin học kỳ cần thêm không hợp lệ, yêu cầu người dùng
nhập lại.
- Trở lại.
• Kết quả: Một học kỳ được thêm vào hệ thống.
• Cập nhật học kỳ: Người dùng muốn cập nhật thông tin học kỳ.
- Người dùng chọn học kỳ cần cập nhật.
- Người dùng nhập lại thông tin học kỳ.
- Người dùng chọn Lưu. [Ngoại lệ f].
- Hệ thống kiểm tra thông tin học kỳ. [Ngoại lệ g].
- Cập nhật thành công, use case Cập nhật học kỳ kết thúc.

Ngoại lệ f: Người dùng không muốn cập nhật thông tin học kỳ nữa.

23


- Người dùng không cập nhật học kỳ nữa người dùng chọn nút bỏ qua.
- Kết thúc use case Cập nhật học kỳ.
Ngoại lệ g: Thông tin học kỳ không hợp lệ.
- Hệ thống thông báo thông tin học kỳ học cần thêm không hợp lệ, yêu cầu nhập
lại.
- trở lại.
• Kết quả: Thông tin của một học kỳ trong hệ thống được cập nhật.
• Xóa học kỳ: Người dùng muốn xóa học kỳ.
- Người dùng chọn học kỳ cần xóa.
- Người dùng chọn nút Xoá.
- Hệ thống yêu cầu xác nhận lại có thật sự muốn xóa không.
- Người dùng xác nhận là muốn xóa. [Ngoại lệ h]
- Hệ thống kiểm tra ràng buộc.[Ngoại lệ g]
- Học kỳ được chọn bị xóa ra khỏi hệ thống, use case Xóa học kỳ kết thúc.
Ngoại lệ h: Người dùng không muốn xoá học kỳ.
- Người dùng xác nhận là không muốn xóa.
- Không xóa học kỳ, use case Xóa học kỳ kết thúc.
Ngoại lệ g: có ràng buộc
- Hệ thống thông báo có sự ràng buộc, không thể xoá, use case xoá kết thúc.
• Kết quả: Một học kỳ bị xóa khỏi hệ thống.
d) Đặc tả Use Case Quản lý khối lớp
• Mô tả: Chức năng này cho phép người quản lý quản lý khối lớp bao gồm thêm,
cập nhật, xóa thông tin khối lớp.
• Điều kiện tiên quyết: Người dùng phải đăng nhập vào hệ thống với quyền là
người quản lý.

• Trình tự thực hiện:
- Từ giao diện chính người dùng chọn quản lý khối lớp.
- Hệ thống hiển thị giao diện quản lý khối lớp.
• Thêm khối lớp: Người dùng muốn thêm khối lớp mới.
- Người dùng chọn nút Thêm Mới.

24


- Hệ thống yêu cầu nhập thông tin khối lớp cần thêm.
- Người dùng nhập thông tin khối lớp cần thêm.
- Người dùng chọn Lưu. [Ngoại lệ d].
- Hệ thống kiểm tra thông tin khối lớp [Ngoại lệ e].
- Thêm thành công, kết thúc use case thêm khối lớp.
Ngoại lệ d: Người dùng không muốn thêm khối lớp mới.
- Người dùng chọn nút Bỏ qua.
- Người dùng không muốn thêm khối lớp nữa, kết thúc use case thêm khối lớp.
Ngoại lệ e: Thông tin khối lớp không hợp lệ.
- Hệ thống thông báo thông tin khối lớp cần thêm không hợp lệ, yêu cầu người
dùng nhập lại.
- Trở lại.
• Kết quả: Một khối lớp được thêm vào hệ thống.
• Cập nhật khối lớp: Người dùng muốn cập nhật thông tin khối lớp.
- Người dùng chọn khối lớp cần cập nhật.
- Người dùng nhập lại thông tin khối lớp.
- Người dùng chọn Lưu. [Ngoại lệ f].
- Hệ thống kiểm tra thông tin khối lớp. [Ngoại lệ g].
- Cập nhật thành công, use case Cập nhật khối lớp kết thúc.
Ngoại lệ f: Người dùng không muốn cập nhật thông tin khối lớp nữa.
- Người dùng không cập nhật khối lớp nữa người dùng chọn nút bỏ qua.

- Kết thúc use case Cập nhật khối lớp.
Ngoại lệ g: Thông tin khối lớp không hợp lệ.
- Hệ thống thông báo thông tin khối lớp học cần thêm không hợp lệ, yêu cầu nhập
lại.
- trở lại
• Kết quả: Thông tin của một khối lớp trong hệ thống được cập nhật.
• Xóa khối lớp: Người dùng muốn xóa khối lớp.
- Người dùng chọn khối lớp cần xóa.
- Người dùng chọn nút Xoá.

25


×