Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

Phân tích tính khả thi khi thâm nhập vào thị trường VN của 7 eleven

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (604.66 KB, 50 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

MÔN: QUẢN TRỊ MARKETING

BÀI BÁO CÁO
ĐỀ TÀI

PHÂN TÍCH TÍNH KHẢ THI KHI
THÂM NHẬP VÀO THỊ TRƯỜNG
VIỆT NAM CỦA 7 – ELEVEN
GVHD: Cô Nguyễn Hoàng Ngọc Phương
Nhóm 2:
Quảng Minh Hồng Khuyến

Nguyễn Thị Thảo Trang

Đặng Thị Trang

Đặng Mại Thanh Trúc

Trần Thị Bích Huyền

Lý Chấn Thành

Hồ Đặng Thu Thủy

Trần Nhật Anh

Trần Thị Thúy Hằng


Trần Vũ Anh Phương

Thái Thị Kim Vi

Phạm Ngọc Thuận

Ngô Thị Bích Thủy


TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2016
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................

........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................


MỤC LỤC


7 - Eleven

GVHD: Cô Nguyễn Hoàng Ngọc Phương

4
Nhóm 2


7 - Eleven

GVHD: Cô Nguyễn Hoàng Ngọc Phương

DANH MỤC HÌNH, BẢNG
[1]. Hình 3.1, hình 3.2, trang 7, nguồn: />[2]. Hình 6.1, trang 11, nguồn: Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam
[3]. Bảng 2.1.1, trang 23, nguồn: />[4]. Hình 2.2.1, hình 2.2.2, nguồn: />[5]. Hình 2.5.1, trang 35, nguồn: />
5

Nhóm 2


7 - Eleven

GVHD: Cô Nguyễn Hoàng Ngọc Phương

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
1.

Tổng quan về chuỗi của hàng tiện lợi tại thị trường Việt Nam
Trong những năm gần đây, thị trường bán lẻ Việt Nam luôn được xếp vào

danh sách thị trường tiềm năng nhất thế giới, thị trường bán lẻ nội địa vốn đã sáng
giá lại càng trở nên hấp dẫn hơn. Nếu như trước đây, chợ và các cửa hàng tạp hóa
truyền thống luôn chiếm ưu thế trong thói quen mua bán của người Việt, thì nay,
các kênh bán lẻ này đã xuất hiện đối thủ mới là chuỗi cửa hàng tiện lợi và siêu thị
mini.
Cuộc đua giành thị phần của các hệ thống siêu thị và chuỗi cửa hàng tiện lợi
tại Việt Nam đang trở nên vô cùng gay gắt, các doanh nghiệp liên tục mở rộng
mạng lưới kinh doanh, nâng cấp tính tiện ích cũng như chất lượng dịch vụ cho
khách hàng. Sự cạnh tranh khốc liệt đó cũng chính là động lực để các doanh nghiệp
trong ngành này ngày càng nỗ lực để hoàn thiện mình hơn.
Đặc biệt phải nói đến đó là mô hình cửa hàng tiện lợi, chỉ trong thời gian ngắn
đã phủ khắp các ngõ ngách tại các thành phố lớn. Có thể điểm qua rất nhiều thương
hiệu nổi bật trong hình thức bán lẻ này như Vinmart+, FamilyMart, B’s mart, Circle
K, Ministop, Shop&Go,… Các chuỗi của hàng bán lẻ ngày càng phổ biến do đánh
đúng tâm lí của người mua hàng như muốn mua sắm nhanh, đầy đủ các loại sản
phẩm cơ bản, dịch vụ khách hàng tốt và cơ sở vật chất tiện nghi. Một số cửa hàng
còn có không gian cho khách thưởng thức đồ ăn sẵn, WiFi miễn phí, mở cửa 24/24

giờ.
Trước đó, một báo cáo của Công ty Nielsen cũng khẳng định thời gian tới,
mức độ phủ sóng của các cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini sẽ bùng nổ tại Việt Nam
dù cách đây 10 năm, nó đã từng xuất hiện và không thành công như mong đợi.
Nielsen cũng cho cho rằng, sự phát triển của chuỗi cửa hàng tiện ích nó sẽ không
phải là cuộc cách mạng trong kênh bán lẻ hiện đại mà là một sự nhảy vọt của kênh
bán lẻ hiện đại ở thị trường Việt Nam. Được biết, năm 2014, số lượng cửa hàng tiện
lợi tại TP.HCM là 326 cửa hàng, tăng gần 200 cửa hàng so với năm 2012. Tại Hà

6
Nhóm 2


7 - Eleven

GVHD: Cô Nguyễn Hoàng Ngọc Phương

Nội, số lượng cửa hàng tiện lợi chiếm số lượng còn ít nhưng siêu thị mini lại tăng
nhanh chóng. Cụ thể năm 2012, Hà Nội chỉ có 321 siêu thị mini nhưng năm 2014
tăng lên 602 siêu thị.
Theo một nghiên cứu khác cũng của Nielsen, trong năm 2014, số lượng cửa
hàng tiện ích đã tăng 34,4% so với năm 2013, đạt 348 cửa hàng trên toàn quốc
(TPHCM có 326 và Hà Nội có 15). Mức tăng trưởng về số lượng này còn cao hơn
0,2% so với mức tăng của nhóm siêu thị mini (tăng 34,2%). Nielsen ghi nhận đến
hết năm 2014, cả nước có 1.452 siêu thị mini (trong đó có 602 điểm nằm tại Hà Nội
và 547 điểm nằm tại TPHCM). Mức tăng trưởng về số lượng của hai mô hình này
cao hơn rất nhiều lần (gần chín lần) so với mô hình siêu thị, đại siêu thị.
Theo báo cáo mang tên “Tương lai của cửa hàng tạp hóa” mới công bố, Công
ty Nghiên cứu thị trường Nielsen ghi nhận hình thức bán lẻ hiện đại (siêu thị, đại
siêu thị, cửa hàng tiện ích) ngày càng đóng vai trò quan trọng ở Việt Nam. Theo đó,

34% số người trả lời tại báo cáo này đi mua sắm tại đại siêu thị và 29% ở siêu thị
thường xuyên hơn họ đã làm cách đây 12 tháng. Đặc biệt, 22% người được hỏi mua
hàng tạp hóa, thực phẩm thường xuyên hơn tại các cửa hàng tiện ích.
Thị trường bán lẻ Việt Nam hiện nay đang dần bị xâu xé bởi những đại gia
kinh doanh ngoại và các ông trùm bán lẻ trong nước. Những tưởng cuộc chiến bán
lẻ sẽ khiến thị trường bán lẻ Việt trở nên cằn cỗi và mất đi sức hút, nhưng không
phải vậy, chính nó lại mang lại nhiều thay đổi mang tính đột phá và chắn chắn, Việt
Nam vẫn là một thị trường bán lẻ đầy tiềm năng trong tương lai.
2.

Lịch sử hình thành 7- Eleven
Tại thị trường Việt Nam, đây không phải lần đầu tiên có thông tin 7-Eleven sẽ

có mặt tại đây. Trước đó, vào giữa năm 2013 cũng đã có thông tin chủ đầu tư – Tập
đoàn CP All (Thái Lan) sẽ triển khai mô hình đầu tư trực tiếp chuỗi cửa hàng 7Eleven trước khi nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam. Tuy nhiên, thông tin này
sau đó nhanh chóng bị phủ nhận. Đến năm 2015, đại diện của 7-Eleven cho biết “7
– Eleven vào Việt Nam nhằm mục đích nâng cao trải nghiệm mua sắm thuận tiện

7
Nhóm 2


7 - Eleven

GVHD: Cô Nguyễn Hoàng Ngọc Phương

cho khách hàng Việt Nam và đóng góp vào việc hiện đại hóa các nhà bán lẻ nhỏ ở
đất nước đông dân thứ 13 trên thế giới này”. Đối tác phía Việt Nam, Công ty Seven
System Việt Nam cho biết công ty đã có kế hoạch xây dựng các chuỗi cửa hàng 7 –
Eleven và nhượng quyền thương mại cho các doanh nhân địa phương.

Tập đoàn Công ty con của Seven & i Holdings tại Mỹ là 7-Eleven vừa ký thỏa
thuận cấp phép (licensing agreement) với Seven System Vietnam và 7-Eleven sẽ
mang những kinh nghiệm điều hành chuỗi cửa hàng tiện lợi thành công nhất Nhật
Bản đến Việt Nam.
7-Eleven là chuỗi cửa hàng tiện lợi nổi tiếng bậc nhất thế giới với khoảng
38.000 cửa hàng ở bên ngoài Nhật Bản. Tại Đông Nam Á, 7-Eleven cũng đã "phủ
sóng" tới Thái Lan, Malaysia, Philippines, Singapore và Indonesia.
Về mặt lịch sử, 7-Eleven được thành lập vào năm 1927 với cái tên “Bán
nhanh”, đây là ý tưởng của Công ty Southland Ice có trụ sở tại Dalls, Texas (Mỹ).
Sau đó đổi tên thành 7-Eleven vào năm 1946, có nghĩa là cửa hàng này mở cửa lúc
7h sáng và đóng cửa lúc 11h đêm. Đến năm 1962, từ sự việc có một số sinh viên đại
học Texas chơi bóng đá đến khuya và vào cửa hàng để ăn uống, cửa hàng 7-Eleven
tại Mỹ đã đáp ứng nhu cầu này của các bạn trẻ và bắt đầu mở cửa suốt đêm, vào cả
ngày cuối tuần. Kết quả là văn hóa bán hàng 24/7 đã nhanh chóng lan rộng khắp
chuỗi cửa hàng 7-Eleven trên toàn thế giới.
3.

Hệ thống sản phẩm 7- Eleven
Eleven đã có sự phát triển mạnh mẽ, mặc dù có cùng có tính chất bán hàng

tiện ích như nhau nhưng ở mỗi nước, 7-Eleven lại có những đặc trưng riêng về mặt
sản phẩm và dịch vụ.
Ví dụ như:
-

Ở Mỹ, 7-Eleven hơi giống các cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini khác, ngoại trừ việc
họ có thêm đồ uống với nhãn hiệu Slurpee tuyệt ngon.

8
Nhóm 2



7 - Eleven

-

GVHD: Cô Nguyễn Hoàng Ngọc Phương

Tại Indonesia, 7-Eleven giống như một quán cà phê quen thuộc với 65% khách
hàng dưới 30 tuổi, phục vụ wifi miễn phí và có bàn ghế để ngồi cả bên trong và bên

-

ngoài, đôi khi có cả “nhạc sống”.
Tại Đài Loan, 7-Eleven thậm chí còn phổ biến hơn cả Starbucks của người Mỹ. Chỉ
riêng ở Đài Bắc, 7-Eleven có 4.400 cửa hàng, có những nơi có hai cửa hàng trên
cùng một con phố. Ngoài việc mua đồ ăn và đồ uống, khách hàng có thể thanh toán
thẻ tín dụng, đặt vé du lịch, mua các thiết bị điện tử nhỏ như máy nghe nhạc iPod và
hay bơm lốp xe. Hơn thế nữa, Chính phủ còn cho phép người dân mua vé tàu, trả

-

thuế, trả tiền phiếu khám sức khỏe cơ bản tại các cửa hàng 7-Eleven này.
Còn ở Nhật, ngoài các sản phẩm tiêu dùng phổ biến được bán như ở các nơi khác,
cơm trưa hộp là sản phẩm rất chiến lược, ước tính 7-Eleven Nhật bán hơn 200 triệu

-

phần cơm trưa hộp mỗi năm.
Chuỗi cửa hàng 7-Eleven ở Việt Nam sẽ có các sản phẩm quốc tế nổi tiếng như đồ

uống có ga Slurpee ướp lạnh và nước giải khát Big Gulp, kèm theo các loại thực
phẩm tươi sống và một số món ăn có các công thức nấu ăn được phát triển theo
khẩu vị của khu vực.
Món đồ uống nổi tiếng Slurpee của 7- Eleven được ra đời vì một lý do rất đơn
giản. Vào cuối những năm 1950, các cửa hàng này hay bán chai đồ uống soda lạnh,
nhưng khi ấy máy làm soda bị hỏng, các chai soda này được đặt vào tủ lạnh để làm
lạnh và khi lấy ra, người ta thấy nước trong chai sô da này có dạng xốp xốp, uống
nghe kêu lạo xạo, món đồ uống này trở nên rất đắt khách. Loại đồ uống này sau đó
được đặt tên là Slurpee – mô phỏng lại âm thanh hút lạo xạo khi uống đồ uống đông
lạnh đặc biệt này. Kể từ năm 2002, mỗi năm, 7-Eleven đều tặng miễn phí hàng triệu
lít Slurpee vào ngày 7/11 để kỷ niệm sinh nhật của công ty. Điều này khiến các
khách hàng quen thuộc của Slurpee rất phấn khích, dưới đây là hình ảnh về sản
phẩm Slurpee.

9
Nhóm 2


7 - Eleven

GVHD: Cô Nguyễn Hoàng Ngọc Phương

Hình 3.1
Các nam thanh nữ tú này dùng cả mũ, cả cốc cỡ lớn để đựng đồ uống Slurpee

Một sản phẩm đồ uống nổi tiếng khác của 7-Eleven có tên là Big Gulp, đây là
nước trái cây không cồn, có 5 vị: cola, vị trái cây, vị chanh, cam và vị quýt-mâm xôi
với các dung tích khác nhau, các loại đóng hộp khác nhau để khách hàng có thể bảo
quản và uống trong ngày tiếp theo hoặc thuận tiện khi mang đi cắm trại hay dã
ngoại.


Hình 3.2 Big Gulp trái cây

10
Nhóm 2


7 - Eleven

-

GVHD: Cô Nguyễn Hoàng Ngọc Phương

Đối với thị trường Việt Nam, các cửa hàng 7 – Eleven đầu tiên của Việt Nam dự
kiến sẽ được mở tại thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 04/2017. Sau đó, số lượng
các cửa hàng 7 Eleven ở Việt Nam sẽ được mở rộng lên đến 100 cửa hàng trong
khoảng thời gian ba năm tiếp theo và mở đến 1000 cửa hàng vào năm 2027.
Như vậy, sự có mặt của 7-Eleven cho thấy sức hút của thị trường bán lẻ Việt
Nam đối với những thương hiệu lớn trên thế giới. Theo thông tin từ hãng kiểm toán
Deloite, mức độ hấp dẫn của thị trường bán lẻ Việt Nam không chỉ thể hiện ở tổng
số dân là 90 triệu mà còn ở tốc độ đô thị hóa ở những thành phố lớn. Thị trường bán
lẻ Việt Nam có tốc độ tăng trưởng ổn định dù trải qua những giai đoạn kinh tế khó
khăn, cụ thể là doanh số bán lẻ tăng 60% trong giai án đoạn 2009 – 2013 và dự báo
đạt 109 tỷ USD vào năm 2017. Chính vì vậy, các hãng bán lẻ lớn trên thế giới đều
nhận thấy tiềm năng lớn trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ bán lẻ tại Việt
Nam.
4.

Thành tích 7- Eleven
7-Eleven là chuỗi cửa hàng tiện lợi nổi tiếng chuyên bán hàng tạp hóa, hiện


đã có mặt ở 17 quốc gia khác với tổng số hơn 56.400 cửa hàng trên toàn thế giới,
riêng Nhật Bản có hơn 15.000 cửa hàng. Mỹ đứng thứ hai với 8.116 cửa hàng, theo
sau là Thái Lan và Hàn Quốc với khoảng 7.000 cửa hàng mỗi nơi. Sự mở rộng và
thâm nhập nhiều thị trường mới còn tiếp tục cho đến hôm nay.
Năm 2007, 7-Eleven còn vượt McDonald’s trở thành chuỗi có số lượng cửa
hàng nhiều nhất thế giới. Thậm chí, tờ Huffington Post còn thống kê: Cứ khoảng
hai tiếng, ở một nơi nào đó trên thế giới, lại có một cửa hàng 7-Eleven mới mọc lên.
Ngoài ra, điểm đặc biệt của 7-Eleven là không phải cửa hàng nào cũng giống nhau.
Nếu như ở Mỹ, 7-Eleven hơi giống các cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini khác, ngoại
trừ việc họ có thứ đồ uống Slurpee tuyệt ngon thì ở những nơi khác, đặc biệt châu
Á, 7-Eleven đã trở thành một phần cuộc sống.
Tại châu Á, thương hiệu này hiện có mặt tại các nước: Nhật Bản, Đài Loan,
Hồng Kông, Macau, Singapore, Philippines, Malaysia, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung

11
Nhóm 2


7 - Eleven

GVHD: Cô Nguyễn Hoàng Ngọc Phương

Quốc. Dự kiến cửa hàng 7-Eleven sẽ có mặt ở Việt Nam vào năm 2017 theo thỏa
thuận được ký kết giữa Công ty & I Holdings (Mỹ) và công ty Seven System Việt
Nam (chủ chuỗi cửa hàng Pizza Hut tại Việt Nam).
Tại Indonesia, 7-Eleven giống như một quán cà phê quen thuộc với 65%
khách hàng dưới 30 tuổi, phục vụ wifi miễn phí và có bàn ghế để ngồi cả bên trong
và bên ngoài, đôi khi có cả “nhạc sống”.
Tại Đài Loan, 7-Eleven thậm chí còn phổ biến hơn cả Starbucks của người

Mỹ. Chỉ riêng ở Đài Bắc, 7-Eleven có 4.400 cửa hàng, có những nơi có hai cửa
hàng trên cùng một con phố. Ngoài việc mua đồ ăn và đồ uống, khách hàng có thể
thanh toán thẻ tín dụng, đặt vé du lịch, mua các thiết bị điện tử nhỏ như máy nghe
nhạc iPod hay bơm lốp xe. Hơn thế nữa, Chính phủ còn cho phép người dân mua vé
tàu, trả thuế, trả tiền phiếu khám sức khỏe cơ bản tại các cửa hàng 7-Eleven này.
Còn ở Nhật, ngoài các sản phẩm tiêu dùng phổ biến được bán như ở các nơi
khác, cơm trưa hộp là sản phẩm rất chiến lược, ước tính 7-Eleven Nhật bán hơn 200
triệu phần cơm trưa mỗi năm. Các cửa hàng ở đây đều có trang bị máy ATM của
ngân hàng Seven bank. Từ năm 2014 các máy ATM của Seven bank đã được caì
đặt các ngôn ngữ: tiếng Việt, Thái Lan, Indonesia, Trung quốc, Bồ Đào Nha,Tây
Ban Nha và Tagolog- ngôn ngữ chính của Philipines.
Chuỗi cửa hàng 7-Eleven ở Việt Nam sẽ có các sản phẩm quốc tế nổi tiếng
như đồ uống có ga Slurpee ướp lạnh và nước giải khát Big Gulp, kèm theo các loại
thực phẩm tươi sống và một số món ăn có các công thức nấu ăn được phát triển theo
khẩu vị của khu vực.
Món đồ uống nổi tiếng Slurpee của 7- Eleven được ra đời vì một lý do rất đơn
giản. Vào cuối những năm 1950, các cửa hàng này hay bán chai đồ uống soda lạnh,
nhưng khi ấy máy làm soda bị hỏng, các chai soda này được đặt vào tủ lạnh để làm
lạnh và khi lấy ra, người ta thấy nước trong chai sô da này có dạng xốp xốp, uống
nghe kêu lạo xạo, món đồ uống này trở nên rất đắt khách. Loại đồ uống này sau đó
được đặt tên là Slurpee – môphỏng lại âm thanh hút lạo xạo khi uống đồ uống đông

12
Nhóm 2


7 - Eleven

GVHD: Cô Nguyễn Hoàng Ngọc Phương


lạnh đặc biệt này. Kể từ năm 2002, mỗi năm, 7-Eleven đều tặng miễn phí hàng triệu
lít Slurpee vào ngày 7/11 để kỷ niệm sinh nhật của công ty. Điều này khiến các
khách hàng quen thuộc của Slurpee rất phấn khích, dưới đây là hình ảnh về sản
phẩm Slurpee.
Một sản phẩm đồ uống nổi tiếng khác của 7-Eleven có tên là Big Gulp, đây là
nước trái cây không cồn, có 5 vị: cola, vị trái cây, vị chanh, cam và vị quýt-mâm xôi
với các dung tích khác nhau, các loại đóng hộp khác nhau để khách hàng có thể bảo
quản và uống trong ngày tiếp theo hoặc thuận tiện khi mang đi cắm trại hay dã
ngoại.
Dù khởi nguồn tại Mỹ nhưng 7-Eleven lại đạt được thành công đặc biệt ở khu
vực châu Á. Lý giải cho thành công này, chuyên gia phân tích của Monitor Group
cho biết: 7-Eleven có những đối tác địa phương rất tuyệt vời, những người hiểu rất
rõ thị trường địa phương và cách để thu hút người dân bản địa.
5.

Mục tiêu Marketing của công ty 7- Eleven
Kế hoạch của 7-Eleven là sẽ mở cửa hàng do công ty sở hữu trong thời gian

đầu, sau đó sẽ triển khai bán nhượng quyền trong giai đoạn tiếp theo. Mục tiêu của
7-Eleven khi thâm nhập thị trường Việt Nam là nâng cao trải nghiệm mua sắm tại
CHTL cho khách hàng và góp phần hiện đại hóa ngành bán lẻ tại quốc gia đông dân
thứ 13 trên thế giới.
Ngoài ra, 7-Eleven tại Mỹ và công ty mẹ tại Nhật Bản sẽ hỗ trợ khởi nghiệp
cho đối tác nhượng quyền tại Việt Nam bằng chiến lược thâm nhập thị trường,
trưng bày hàng hóa và quản trị mặt hàng hiệu quả.
Seven-Eleven Japan sẽ cử 4 nhân viên sang Việt Nam để giúp các cửa hàng
phát triển các sản phẩm độc đáo, như bữa trưa và thức ăn chế biến sẵn, đồng thời
chọn địa điểm hợp lý. Seven & i Holdings cũng sẽ giúp phát triển mạng lưới phân
phối, cho phép vận chuyển sản phẩm với nhiệt độ tối ưu.
Tiếp đến, việc tăng cường sự hiện diện ở khắp nơi cũng giúp các công ty làm

nổi bật tên mình trên bản đồ thế giới và được nhà đầu tư đánh giá cao. Do đó, họ

13
Nhóm 2


7 - Eleven

GVHD: Cô Nguyễn Hoàng Ngọc Phương

sẵn sàng bỏ qua vấn đề lợi nhuận, dùng lợi nhuận đạt được từ các thị trường khác
bù vào khoản thua lỗ ở thị trường Việt Nam. Năm 2012, dù FamilyMart thua lỗ
khoảng 11,5 triệu USD tại thị trường Mỹ, Trung Quốc và Việt Nam, nhưng gộp
chung các thị trường lại, công ty vẫn có mức lãi ròng tăng 50,9%.
6.

Khách hàng mục tiêu
Việt nam là quốc gia có dân số đứng thứ 14 thế giới, với mật độ dân số đô thị

cao là thị trường tiềm năng lớn cho các doanh nghiệp trong nghành bán lẻ nói chung
và cửa hàng tiện lợi nói riêng.
Theo báo cáo của Công ty Nghiên cứu thị trường Nielsen, con số này tại Việt
Nam hiện là 69.000 người/cửa hàng. Trong khi đó, Philippines là 37.000 người/cửa
hàng; Trung Quốc là 21.000 người/cửa hàng... Còn những nước đã có nhiều mô
hình cửa hàng của kênh hiện đại như Thái Lan, Hàn Quốc thì con số chỉ còn 5.556
người/cửa hàng (Thái Lan) hay 1.835 người/cửa hàng (Hàn Quốc). Vì vậy đối
tượng khách hàng mục tiêu sẽ gồm nhiều nhóm khách hàng.

Hình 6.1


Tỷ lệ chi tiêu của người tiêu dùng vào phân khúc bán lẻ hiện đại tại Việt Nam
vẫn còn rất thấp so với các nước ASEAN.

14
Nhóm 2


7 - Eleven

GVHD: Cô Nguyễn Hoàng Ngọc Phương

Khách hàng mục tiêu của 7 - eleven sẽ đa dạng theo độ tuổi, giới tính và chủ
yếu là giới trẻ, dân văn phòng. Là cửa hàng tiện ích nên hệ thống sản phẩm của cửa
hàng chủ yếu là đồ uống, thức ăn nhanh và các loại đồ dùng thiết yêu hằng ngày để
nhắm đến các đối tượng khách hàng là học sinh, người mới đi làm, nhân viên văn
phòng, những người có thời gian bị hạn chế, có nhu cầu về sản phẩm mang tính tiện
lợi, bổ sung năng lượng nhanh chóng.
Đồng thời cửa hàng còn có các loại thực phẩm tươi sống để phục vụ cho
khách hàng là nội trợ, những người có nhu cầu về bữa ăn lành mạnh, đảm bảo sức
khỏe.
Ngoài ra có thêm yếu tố mở cửa 24/7 phù hợp với những người làm việc về
muộn, tăng ca, đi chơi khuya,...

15
Nhóm 2


7 - Eleven

GVHD: Cô Nguyễn Hoàng Ngọc Phương


CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG THÂM NHẬP
1.
Các yếu tố vi mô
1.1 Đối thủ cạnh tranh

Các đối thủ cạnh tranh:Vinmart& Vinmart, Circle K, B’smart, Family mart,
-

Mini stop, Shop&go, Walmart, Lotte mart, E-mart, Zakka mart…
Khái quát sơ bộ về Vinmart và Vinmart+:
Hệ thống siêu thị Vinmart và chuỗi các cửa hàng tiện ích Vinmart+ là những
Thương hiệu chủ lực của công ty Cổ phần Dịch vụ Thương mại Tổng hợp
Vincommerce – đơn vị ngành hàng bán lẻ của Tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu
Việt Nam – Vingroup. Đầu tháng 10/2014, Vingroup bất ngờ thông báo mua lại
chuỗi siêu thị Oceanmart của Ocean Group. Rất nhanh sau đó, Oceanmart được đổi
tên thành Vinmart. Được ra mắt thị trường vào tháng 11/2014 nhưng trong vòng
hơn một năm, Vingroup đã đưa hệ thống siêu thị Vinmart và cửa hàng tiện lợi
Vinmart+ vượt con số hơn 700 cửa hàng, với tốc độ mở trung bình khoảng 2 cửa
hàng mới mỗi ngày.

-

Chiến lược Vinmart đang sử dụng:
Mở rộng hệ thống: Tính đến hết tháng 3/2016, số cửa hàng của Vinmart và
Vinmart+ là 670 Stockbiz.vn
Kinh doanh chuỗi không phải mặt bằng nào cũng có lãi, thậm chí Vinmart
chấp nhận lỗ để lấy vị trí đó, để không có đối thủ, không sợ bị đối thủ bành trướng
ra. Với Vinmart, dần dần hệ thống này sẽ thiết lập một vành đai bao quanh Hà Nội,
đồng thời trở thành hàng rào ngăn khách hàng tới Big C.

Nhìn vào sự phân bổ của hệ thống Vinmart, có thể thấy rõ chiến lược của
chuỗi siêu thị này. 13 trên tổng số 16 siêu thị Vinmart được đặt tại các tỉnh phía
Bắc, riêng Hà Nội có đến 9 siêu thị. Trong khi đó tại thành phố Hồ Chí Minh, chỉ có
2 siêu thị Vinmart, còn lại là 10 cửa hàng tiện lợi Vinmart+.
Nó cho thấy Vinmart muốn thiết lập vị trí thống lĩnh bán lẻ siêu thị tại Hà Nội
và phía Bắc. Còn với thành phố Hồ Chí Minh, nơi vốn đã diễn ra sự cạnh tranh

16
Nhóm 2


7 - Eleven

GVHD: Cô Nguyễn Hoàng Ngọc Phương

quyết liệt, mô hình cửa hàng tiện lợi nhỏ gọn, diện tích dưới 1.000m2, đi sâu vào
các khu dân cư sẽ có nhiều thuận lợi hơn".
-

Mục tiêu hiện tại của Vinmart:
Vinmart+ trở thành chuỗi cửa hàng tiện ích lớn nhất Việt Nam. Dự kiến trong
năm 2016, VinMart+ sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc phát triển mạng lưới với mục tiêu
3.000 cửa hàng trên toàn quốc nhằm tiếp tục đáp ứng một cách đầy đủ, tiện lợi và
nhanh chóng các nhu cầu mua sắm và dịch vụ hàng ngày của khách hàng theo theo
xu hướng tiêu dùng hiện đại. trở thành các điểm đến mua sắm đáng tin cậy về
nguồn gốc, chất lượng sản phẩm cũng như chất lượng dịch vụ tiện ích.

-

Điểm mạnh của Vinmart:

Điểm mạnh của chuỗi thương hiệu này là các cửa hàng Vinmart và Vinmart+
nằm ở các khu vực đông dân cư, giao thông thuận lợi, có diện tích lớn, cung cấp
nhiều ngành hàng đa dạng. Theo đó, có hơn 40.000 mặt hàng thuộc thực phẩm, hóa
mỹ phẩm, đồ dùng gia đình, điện máy gia dụng, thời trang, đồ chơi,… đáp ứng nhu
cầu của khách hàng. Ngoài các sản phẩm tiêu dùng thông thường như các chuỗi cửa
hàng tiện ích khác. Vinmart và Vinmart+ còn bán các sản phẩm rau, quả sạch, áp
dụng công nghệ cao từ VinEco - ngành kinh doanh nông nghiệp mới nhất của
Vingroup, tạo sự tin tưởng không nhỏ tới một bộ phận khách hàng trong bối cảnh
vấn đề an toàn thực phẩm trở nên báo động.

-

Điểm yếu của Vinmart:
Vinmart đang phải đối đầu với rất nhiều đối thủ cạnh tranh như Aeon,
Walmart, Lotte Mart, E-Mart… Các tập đoàn này đều lên kế hoạch mở hàng chục
siêu thị, đại siêu thị tại VN trong vòng 5 năm tới
Đặc biệt một đối thủ rất lớn mà Vinmart sẽ phải tính tới đó là Tập đoàn BJC
(Thái Lan). Dù không đưa ra những tuyên bố đao to búa lớn nhưng tập đoàn này đã
âm thầm thực hiện kế hoạch thâu tóm thị trường bán lẻ VN. Bên cạnh thỏa thuận
mua lại Cty Metro Cash & Carry VN, để tận dụng được mạng lưới bán lẻ sẵn có với

17
Nhóm 2


7 - Eleven

GVHD: Cô Nguyễn Hoàng Ngọc Phương

19 trung tâm phân phối, BJC cũng đã thực hiện hàng loạt cuộc M&A, với mục tiêu

hoàn thiện chuỗi sản xuất, phân phối, bán lẻ và bán sỉ tại thị trường VN.
Những thành tựu đã đạt được:
 Vinmart+ trở thành chuỗi cửa hàng tiện ích lớn nhất Việt Nam tính tới thời điểm

hiện tại
 Đem lại lợi nhuận lớn cho Vingroup. Theo báo cáo tài chính của tập đoàn Vingroup
(VIC) quý II/2016. Tổng doanh thu thuần đạt 24.197 tỷ đồng, tăng gấp gần 2 lần so
với cùng kỳ và đạt được 54% so với kế hoạch. Lợi nhuận sau thuế là 2.926 tỷ đồng,
tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ và đạt 98% so với kế hoạch năm 2016.
 Đáng chú ý, doanh thu từ bán hàng tại siêu thị và cửa hàng tiện ích đạt 2.465 tỷ
đồng, tăng 226% so với cùng kỳ năm trước
1.2
Thị trường người tiêu dùng
Người tiêu dùng là người mua sắm và tiêu dùng những sản phẩm và dịch vụ
nhằm thỏa mãn nhu cầu và ước muốn cá nhân. Họ là người cuối cùng tiêu dùng sản
phẩm do quá trình sản xuất tạo ra. Người tiêu dùng có thể là một cá nhân một hộ gia
đình hoặc một nhóm người.
Thị trường người tiêu dùng bao gồm tất cả các cá nhân, các hộ tiêu dùng và
các nhóm người hiện có và tiềm ẩn mua sắm hàng hóa hoặc dịch vụ nhằm mục đích
thỏa mãn nhu cầu cá nhân.
Thị trường tiêu dùng nhanh (FMCG) tại Việt Nam là một thị trường đầy tiềm
năng đối với các nhà sản xuất và nhà bán lẻ, tuy nhiên, đi kèm với những cơ hội
luôn là những thách thức khi thị trường này liên tục biến động trong những năm gần
đây.
Nielsen vừa mới công bố báo cáo hằng quý Market Pulse để cập nhật bức
tranh tổng thể về thị trường, về những tăng trưởng của ngành hàng FMCG cũng như
phản ánh những biến động mới nhất trên thị trường mà sẽ có những tác động nhất
định đối với nhà sản xuất và nhà bán lẻ. Trong báo cáo Quý 2/2016, Nielsen cũng
cung cấp những cập nhật mới nhất về tổng quan các kênh bán lẻ tại thị trường Việt
Nam.


18
Nhóm 2


7 - Eleven

GVHD: Cô Nguyễn Hoàng Ngọc Phương

Những thông tin chính được đề cập trong báo cáo Quý 2:


Nền kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng vừa phải trong nửa đầu năm 2016,
trong đó ngành dịch vụ đóng vai trò thúc đẩy tăng trưởng, chủ yếu đến từ tăng
trưởng của ngành bán lẻ và bán buôn. Tăng trưởng GDP nửa đầu năm nay đạt mức
5,5% so với cùng kỳ năm ngoái trong khi đó chỉ số giá CPI ghi nhận sự tăng nhẹ ở

mức 1,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tăng trưởng của ngành hàng FMCG tại 6 thành phố lớn cho thấy sự tăng trưởng
mạnh mẽ trở lại đạt mức 6,3% trong quý 2/2016. Tuy nhiên, mức tăng trưởng của
ngành hàng FMCG tính trên phạm vi cả nước lại ghi nhận sự tăng trưởng chậm lại,
chủ yếu là do các lo ngại về sự biến đổi khí hậu và các vụ scandal liên quan đến
ngành hàng nước giải khát.

Việt Nam tiếp tục chứng minh rằng đây là một thị trường có số lượng cửa tiệm
vượt trội, đi kèm với đó là sự đa dạng trong thể loại cửa tiệm ở tất cả các kênh bán
lẻ. Do đó, để dẫn đầu cuộc chiến trên thị trường bán lẻ và thúc đẩy một động lực
tăng trưởng bền vững, các nhà sản xuất và nhà bán lẻ cần phải nắm bắt những xu
hướng chính đang diễn ra tại mỗi kênh bán lẻ riêng biệt - kênh bán hàng truyền

thống: kênh bán hàng mang đi & kênh tiêu thụ tại chỗ, kênh bán hàng hiện đại cũng
như kênh thương mại điện tử.
73% người tiêu dùng Việt Nam quan tâm tới sức khỏe và họ sẵn sàng chi trả
cao hơn để có sản phẩm có chất lượng. Các đối tượng mua sắm nhiều nhất tại các
siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi hiện nay là sinh viên, người mới đi làm, phụ nữ công
sở, phụ nữ nội trợ, thậm chí là đàn ông văn phòng cũng đang ngày càng mua sắm
nhiều hơn ở các cửa hàng tiện lợi vì sự tự do, thoải mái và không bị “nhòm ngó”.
Nielson dự báo, cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini sẽ thực sự bùng nổ ở Việt Nam
tới đây bởi hiện tại 69.000 người dân Việt Nam mới có một cửa hàng tiện lợi trong
khi tại Trung Quốc tỉ lệ này là 21.000 người/cửa hàng, Hàn Quốc chỉ 1.835 người
đã có một cửa hàng tiện ích. Số cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam tăng gấp 3 lần mới
có thể đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân.

19
Nhóm 2


7 - Eleven

GVHD: Cô Nguyễn Hoàng Ngọc Phương

Tuy nhiên, đáng chú ý hiện nay là các cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini tại Việt
Nam đang phần lớn do doanh nghiệp nước ngoài chiếm lĩnh. Do các quy định chặt
chẽ của pháp luật, thủ tục lâu, tốn kém nên các doanh nghiệp nước ngoài hầu hết
đều đổ vào lĩnh vực này bằng nhượng quyền và hợp tác với các doanh nghiệp trong
nước. Hàng hóa trong nước cũng đang khó chen chân vào các siêu thị mini, cửa
hàng tiện lợi này vì hàng nước ngoài chiếm chủ yếu.
7-Eleven là mạng lưới cửa hàng lớn, mở cửa 24 giờ, cung cấp cả bàn ghế, wifi
để khách mua hàng ngồi lại dùng sản phẩm ưu tiên hướng đến đối tượng khách
hàng là học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng, khách du lịch.... Nhà bán lẻ

này nổi tiếng với cách bán hàng và quản lý chi li, liên tục cập nhật, được quản lý
bằng một hệ thống quản lý cửa hàng thông minh, giúp các cửa hàng trên toàn hệ
thống biết được tình trạng hàng hoá, mặt hàng nào đang bán được, chưa bán được;
mặt hàng nào sắp hết hạn, hoặc bán chạy nhất trong ngày để từ đó quản lý nguồn
hàng và làm marketing hiệu quả.
Theo kế hoạch, cửa hàng đầu tiên sẽ mở tại TP.HCM vào 2017, 3 năm sau đó,
số lượng cửa hàng sẽ được nâng lên 100 và trong vòng 10 năm, số cửa hàng là
1.000.
Việc hợp tác với Công ty Seven System Vietnam Co. đánh dấu sự trở lại khu
vực châu Á - Thái Bình Dương của 7-Eleven kể từ khi thương hiệu này có mặt tại
Indonesia từ năm 2009 và Việt Nam là thị trường thứ 18.
Các nhà cung ứng

1.3

Các nhà cung cấp là một mắc xích quan trọng trong việc đưa giá trị của sản
phẩm/dịch vụ đến khách hàng. Họ cung cấp cho doanh nghiệp những nguyên vật
liệu cần thiết để doanh nghiệp cho ra sản phẩm/dịch vụ. Do đó những vấn đề liên
quan đến nhà cung cấp như giá nguyên vật liệu tăng, giao nguyên vật liệu trễ thời
hạn, thiếu hụt nguyên vật liệu có thể ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động
marketing của doanh nghiệp.
-

Chỉ tiêu lựa chọn nhà cung ứng

20
Nhóm 2


7 - Eleven













GVHD: Cô Nguyễn Hoàng Ngọc Phương

Chất lượng
+ Nguồn gốc hàng hoá rõ ràng.
+ Có kết quả kiểm tra thử nghiệm mẫu (Do nhà cung ứng cung cấp hoặc do
Công ty kiểm nghiệm).
+ Phiếu chứng nhận chất lượng hàng hoá.
+ Bảo hành hàng hoá.
+ Sự phù hợp của hàng hoá với nhu cầu.
Giá cả và thanh toán.
+ Giá cả tối ưu hoặc có thể chấp nhận được.
+ Xem xét báo giá của các đơn vị.
+ Tìm hiểu và so sánh giá trên thị trường.
+ Hình thức than toán như thế nào? Thời gian thanh toán bao lâu?
Khả năng sẵn sàng cung cấp và giao hàng
+ Cam kết của nhà cung ứng về: Thời gian, địa điểm giao hàng, khả năng
cung ứng và phương tiện vận chuyển.
+ Năng lực cung cấp của nhà cung ứng

+ Các dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng.
Uy tín
Uy tín của nhà cung ứng được đánh giá qua một số yếu tố:
+ Thông tin tìm hiểu.
+ Giới thiệu của các đơn vị trung gian.
+ Cung cấp từ nhà cung ứng
+ Mối quan hệ đã có với Công ty.
+ Liên tục nâng cao đổi mới
+ Giấy phép kinh doanh
1.4
Công chúng
Ai là công chúng trực tiếp của doanh nghiệp?
Vai trò của họ đối với doanh nghiệp?
Công chúng trực tiếp là bất lỳ một nhóm, một tổ chức nào có mối quan tâm, có
ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Công chúng trực tiếp sẽ ủng hộ hoặc
chống lại các quyết định kinh doanh của doanh nghiệp, tức là tạo thuận lợi hay gây
khó khăn cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phân loại công chúng và xây dựng
các mối quan hệ phù hợp với từng loại.
Theo cách này có thể chia công chúng thành 3 loại:




Công chúng tích cực. Đây là nhóm công chúng có thiện chí đối với doanh nghiệp.
Công chúng tìm kiếm. Đây là nhóm công chúng mà doanh nghiệp phải tìm cách
thu hút, lôi kéo họ ủng hộ.

21
Nhóm 2



7 - Eleven



GVHD: Cô Nguyễn Hoàng Ngọc Phương

Công chúng phản ứng là nhóm người không có thiện chí với doanh nghiệp, cần
phải đề phòng phản ứng của họ.
Cụ thể hơn, ta có thể thấy có các nhóm công chúng sau đây (thuộc về một
trong 3 loại trên):



Các tổ chức tài chính, ngân hàng, tín dụng, các cổ đông. Họ đảm bảo cho doanh
nghiệp nguồn vốn kinh doanh. Nhóm công chúng này quan tâm đến sự hoạt động
kinh doanh có hiệu quả của doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn có được sự thiện
cảm của họ thì phải kinh doanh phát đạt, tài chính lành mạnh và thông tin thường



xuyên với họ về tình hình tài chính doanh nghiệp.
Các cơ quan thông tin đại chúng như báo chí, truyền hình, truyền thanh. Họ đưa
tin tuyên truyền cho doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp chiếm được thiện cảm



của xã hội.
Các cơ quan chính quyền. Thông qua luật pháp, các cơ quan chính quyền thực hiện
chức năng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải chấp hành

nghiêm chỉnh luật pháp, chủ trương chính sách của Nhà nước.
Các Tổ chức bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ môi trường ngày càng có tiếng
nói trong dư luận xã hội. Các công ty phải tránh sự lên tiếng phản đối của các tổ
chức này, vì như vậy sẽ gây tiếng xấu trong dư luận xã hội.



Cán bộ công nhân viên trong công ty. Đây là nhóm khách hàng hàng bên trong
doanh nghiệp. Họ là nguồn lực quan trọng của doanh nghiệp. Họ cần được quan
tâm, động viên, đánh giá đúng mức. Họ cũng cần được thông tin thường xuyên về
tình hình hoạt động của công ty, được tham gia vào quá trình xây dựng kế hoạch,

quá trình quản lý...

Quần chúng đông đảo. Họ có thể trở thành khách hàng của công ty. Nếu dư luận
của quần chúng đối với công ty là xấu thì chắc chắn công ty sẽ gặp khó khăn trong
kinh doanh. Do vậy, công ty phải theo dõi thường xuyên dư luận công chúng về
công ty và sản phẩm của công ty. Công ty cũng cần phải tham gia vào các hoạt
động tài trợ giúp đỡ địa phương để tạo ra hình ảnh tốt đẹp về công ty trong con mắt
công chúng.

22
Nhóm 2


7 - Eleven

GVHD: Cô Nguyễn Hoàng Ngọc Phương

Các doanh nghiệp phải quan tâm đến công chúng trực tiếp, có bộ phận chuyên

phụ trách lĩnh vực quan hệ với công chúng (Public Relation).
Trung gian Marketing

1.5

Trung gian Marketing là các tổ chức kinh doanh độc lập tham gia hỗ trợ cho
doanh nghiệp trong các khâu khác nhau trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp. Các
trung gian này rất quan trọng, nhất là trong môi trường cạnh tranh quốc tế, các
doanh nghiệp có xu hướng thuê ngoài (Outsoursing) một số khâu khác nhau trong
chuỗi giá trị của doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí
và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Do vậy, doanh nghiệp phải biết lựa chọn các
trung gian phù hợp và xây dựng mối quan hệ lâu dài với các trung gian.
Sau đây là các loại trung gian:


Các đại lý bán buôn, bán lẻ, các đại lý phân phối độc quyền, các công ty vận
chuyển, kho vận. Họ giúp cho doanh nghiệp trong khâu phân phối hàng hoá, dịch



vụ đến tay người tiêu dùng cuối cùng nhanh chóng và hiệu quả.
Các công ty tư vấn, nghiên cứu thị trường, các công ty quảng cáo, các đài, báo chí,
phát thanh, truyền hình. Họ giúp cho doanh nghiệp tuyên truyền, quảng cáo sản



phẩm, uy tín của doanh nghiệp.
Các tổ chức tài chính trung gian như Ngân hàng, Công ty tài chính, Công ty bảo
hiểm, Công ty kiểm toán. Họ hỗ trợ tài chính, giúp cho doanh nghiệp đề phòng rủi
ro.

Do vậy việc lựa chọn đối tác phù hợp là rất quan trọng.
Có thể có các công ty lớn tự tổ chức lấy quá trình phân phối, tức là thực hiện
kênh phân phối trực tiếp mà không qua trung gian, hoặc tự tổ chức nghiên cứu thị
trường... Tuy nhiên, cạnh tranh buộc doanh nghiệp phải nghĩ tới việc chuyên môn
hoá mọi hoạt động của mình. Do vậy, các trung gian Marketing có vai trò rất quan
trọng. Họ giúp cho công ty tiết kiệm được chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm
dịch vụ, triển khai nhanh chóng hoạt động kinh doanh, và mở rộng thị trường.
2

Các yếu tố vĩ mô

23
Nhóm 2


7 - Eleven

2.1

GVHD: Cô Nguyễn Hoàng Ngọc Phương

Kinh tế
Đây là một yếu tố rất quan trọng thu hút sự quan tâm của tất cả các nhà quản

trị, đặc biệt là đối với các nhà quản trị của chuỗi cữa hàng tiện ích của Nhật Bản, và
dự báo sẽ du nhập vào Việt Nam trong những năm tới đây.
Sự tác động của các yếu tố của môi trường này có tính chất trực tiếp và năng
động hơn so với một số các yếu tố khác của môi trường tổng quát. Những diễn biến
của môi trường kinh tế bao giờ cũng chứa đựng những cơ hội và đe doạ khác nhau
đối với từng doanh nghiệp trong các ngành khác nhau và có ảnh hưởng tiềm tàng

đến các chiến lược của doanh nghiệp. Có rất nhiều các yếu tố của môi trường vĩ mô
nhưng có thể nói các yếu tố sau có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp.
Thứ nhất về tốc độ tăng trưởng kinh tế trong những năm gần đây có những
chuyển biến cụ thể: (ĐSPL) - Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) của VN năm qua
đạt con số khá đẹp: tăng 6,68% so với năm trước, cao hơn mục tiêu 6,2% mà Quốc
hội đề ra và cao nhất trong vòng 5 năm qua. Đó là vào năm 2015. Trong khi đó
Tăng trưởng kinh tế thế giới 2016-2017 sẽ giảm, “Thời gian tới, tương lai kinh tế
toàn cầu sẽ gặp nhiều thách thức về phát triển”. Conference Board, tổ chức nghiên
cứu kinh tế hàng đầu thế giới có trụ sở tại New York (Mỹ) ngày 27/6 đưa ra dự báo
không mấy lạc quan về tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2016 và 2017.
Theo đó, Conference Board dự đoán kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng ở mức
2,4% trong năm 2016, và nhích lên 2,7% trong năm 2017. Dự báo này ở mức rất
thấp so với mức tăng trưởng hàng năm (thường đạt trên 4%) của những năm giữa
thập niên đầu tiên của thế kỷ 21 và tốc độ tăng trưởng trung bình 3,1% trong giai
đoạn 2010-2014 cũng như mức tăng 3% của năm 2015. Trong khi đó ở Việt Nam
tốc độ tăng trưởng kinh tế được dự báo là tăng trưởng chậm hơn trong bối cảnh thời
tiết bất lợi và công nghiệp tăng trưởng thấp. Hà Nội, ngày 19/7/2016 Sau khi tăng
trưởng mạnh năm 2015, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam đã tăng chậm hơn

24
Nhóm 2


7 - Eleven

GVHD: Cô Nguyễn Hoàng Ngọc Phương

trong nửa đầu năm 2016—GDP ước tính chỉ tăng 5,5% so với mức 6,3% cùng kỳ
năm ngoái.

Tuy nhiên, điểm đáng lưu ý, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được dự báo là
sẽ thấp hơn Myanmar, Lào, Campuchia. Cụ thể, tăng trưởng GDP của Việt Nam
năm 2016 dự báo ở mức 6,6% và giảm xuống còn 6,3% năm 2017 và còn 6% vào
2018. Mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được dự báo cao hơn Thái Lan (2%),
Philippines (6,4%), Indonesia (5,3%).
Theo báo cáo Điểm lại Tình hình Kinh tế Việt Nam do Ngân hàng Thế giới
công bố 6 tháng một lần, nguyên nhân giảm tốc độ tăng trưởng gồm tác động bất lợi
của đợt hạn hán và xâm nhập mặn gần đây lên nông nghiệp và sản xuất công nghiệp
đang có xu hướng tăng chậm lại.

Bảng 2.1.1
World Bank dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ thấp hơn so với các nước Myanmar, Lào,
Campuchia, Trung Quốc, Đông Timor

“Chúng tôi kỳ vọng mức tăng trưởng GDP năm nay sẽ đạt khoảng 6%. Tuy
tốc độ tăng trưởng ước tính sẽ chậm lại trong năm nay nhưng viễn cảnh kinh tế
trung hạn của Việt Nam vẫn tích cực,” ông Achim Fock, Quyền Giám đốc Ngân

25
Nhóm 2


×