LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi; các số
liệu, tư liệu được sử dụng trong luận án là trung thực, có xuất xứ rõ ràng;
những phát hiện đưa ra trong luận án là kết quả nghiên cứu của tác giả
luận án.
Tác giả luận án
Nguyễn Bích Hương Thảo
i
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài: .......................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài trong nước và ngoài nước ........................................... 3
2.1. Các công trình nghiên cứu về KTQT trong nước.............................................. 3
2.2. Các công trình nghiên cứu về KTQT trên thế giới .......................................... 12
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .............................................................................. 17
4. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................ 18
5. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài .......................................................... 18
5.1. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 18
5.2. Đối tượng nghiên cứu của đề tài ..................................................................... 19
6. Phương pháp nghiên cứu và thu thập tài liệu ......................................................... 19
6.1. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 19
6.2. Phương pháp thu thập, xử lý dữ liệu ............................................................... 20
7. Những đóng góp của luận án. ................................................................................ 22
8. Bố cục luận án ........................................................................................................ 23
CHƯƠNG 1: LÍ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT ..................................................... 24
1.1. TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG
DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT................................................................................. 24
1.1.1. Khái quát về tổ chức và chức năng của nhà quản trị .................................... 24
1.1.2. Khái niệm, bản chất kế toán quản trị ............................................................ 26
1.1.3. Vai trò và vị trí của KTQT và KTTC với hoạt động quản trị doanh nghiệp 28
1.1.4. Nhiệm vụ của KTQT trong doanh nghiệp .................................................... 29
1.1.5. Mối liên hệ giữa KTTC và KTQT trong doanh nghiệp ............................... 31
1.1.6. Quan điểm về tổ chức công tác KTQT trong doanh nghiệp ........................ 32
1.1.7. Yêu cầu và nguyên tắc tổ chức hệ thống KTQT trong doanh nghiệp .......... 33
1.2. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT .................................................................. 34
1.2.1. Những nhân tố chủ quan: ............................................................................. 35
ii
1.2.2. Những nhân tố khách quan: .......................................................................... 36
1.3. NỘI DUNG TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG DOANH
NGHIỆP SẢN XUẤT ................................................................................................ 38
1.3.1. Các mô hình tổ chức bộ máy KTQT trong doanh nghiệp ............................ 41
1.3.2. Nội dung tổ chức hệ thống thông tin KTQT trong doanh nghiệp ................ 45
1.4. TỔ CHỨC HỆ THỐNG KTQT TRONG DOANH NGHIỆP CỦA MỘT SỐ
NƯỚC PHÁT TRIỂN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM .............. 76
1.4.1. Tổ chức hệ thống KTQT trong doanh nghiệp của một số nước phát triển .. 76
1.4.2. Bài học kinh nghiệm tổ chức hệ thống hệ thống KTQT cho các DN .......... 81
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................... 83
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN VIỆT NAM ........... 84
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC DNCBTS VIỆT NAM ................................................ 84
2.1.1. Tình hình chung của ngành chế biến thủy sản Việt Nam............................. 84
2.1.2. Tình hình chung về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ...................................... 85
2.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN
QUẢN TRỊ TRONG CÁC DNCBTS ...................................................................... 102
2.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý và trình độ quản lý của các DNCBTS ................ 102
2.2.2. Đặc điểm kinh doanh, sản xuất sản phẩm các DNCBTS ........................... 107
2.2.3. Trình độ công nghệ và trang thiết bị của các DNCBTS............................. 116
2.2.4. Quy trình chế biến sản phẩm của doanh nghiệp chế biến thủy sản............ 117
2.2.5. Tổ chức công tác kế toán của các doanh nghiệp chế biến thủy sản ........... 121
2.3. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HỆ THỐNG KTQT TẠI CÁC DNCBTS .......... 125
2.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán quản trị trong các DNCBTS ............................... 125
2.3.2. Thực trạng tổ chức hệ thống thông tin KTQT trong các DNCBTS ........... 126
2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN ................................... 147
2.4.1. Những ưu điểm ........................................................................................... 147
2.4.2. Nhược điểm ................................................................................................ 148
2.4.3. Nguyên nhân của những vấn đề tồn tại ...................................................... 153
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2......................................................................................... 154
iii
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN .................................. 156
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VỀ THƯƠNG MẠI THỦY SẢN CỦA VIỆT
NAM......................................................................................................................... 156
3.1.1. Định hướng về sản xuất chế biến thủy sản của Việt Nam ......................... 156
3.1.2. Định hướng về thị trường tiêu thụ .............................................................. 158
3.2. NHỮNG YÊU CẦU VÀ NGUYÊN TẮC HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HỆ
THỐNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DNCBTS .................................... 160
3.2.1. Yêu cầu hoàn thiện tổ chức hệ thống KTQT trong các DNCBTS ............. 160
3.2.2. Nguyên tắc hoàn thiện tổ chức hệ thống KTQT trong các DNCBTS ........ 160
3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN
QUẢN TRỊ TRONG DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN ........................ 162
3.3.1. Hoàn thiện về tổ chức bộ máy KTQT cho các DNCBTS. ......................... 162
3.3.2. Hoàn thiện tổ chức hệ thống thông tin KTQT trong các DNCBTS. .......... 166
3.4. ĐIỆU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HỆ
THỐNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG DNCBTS .............................................. 215
3.4.1. Đối với Nhà nước ....................................................................................... 215
3.4.2. Đối với các doanh nghiệp chế biến thủy sản. ............................................. 217
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3......................................................................................... 227
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 228
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ...................................................................................................... 230
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 231
DANH MỤC PHỤ LỤC......................................................................................... 238
iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BHTN
Bảo hiểm thất nghiệp
BHXH
Bảo hiểm xã hội
BHYT
Bảo hiểm y tế
BCTC
Báo cáo tài chính
BCĐKT
Bảng cân đối kế toán
BTC
Bộ Tài chính
CP
Chi phí
CCDC
Công cụ dụng cụ
CPNVLTT
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
CPNCTT
Chi phí nhân công trực tiếp
CPSXC
Chi phí sản xuất chung
CPSXDD
Chi phí sản xuất dở dang
CPSXDDĐK
Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
CPSXPSTK
Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
CPSXDDCK
Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
CNTTSX
Công nhân trực tiếp sản xuất
CĐKT
Cân đối kế toán
DT
Doanh thu
DNCBTS
Doanh nghiệp chế biến thuỷ sản
ĐM
Định mức
ĐHCĐ
Đại hội cổ đông
ĐVT
Đơn vị tính
GTGT
Giá trị gia tăng
HĐQT
Hội đồng quản trị
HĐTC
Hoạt động tài chính
Ha
Héc ta
HTK
Hàng tồn kho
KCS
Bộ phận kỹ thuật
KQHĐKD
Kết quả hoạt động kinh doanh
KTTC
Kế toán tài chính
v
KTQT
Kế toán quản trị
LNTT
Lợi nhuận trước thuế
MTV
Một thành viên
No & PTNT
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NVL
Nguyên vật liệu
QLDN
Quản lý doanh nghiệp
QĐ
Quyết định
SCT
Sổ chi tiết
SC
Sổ cái
SXKD
Sản xuất kinh doanh
SX
Sản xuất
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
TK
Tài khoản
TSCĐ
Tài sản cố định
TKKT
Tài khoản kế toán
TGNH
Tiền gửi ngân hàng
TT
Thông tư
USD
Đô la Mỹ
VAS
Chuẩn mực kế toán Việt Nam
VASEP
Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt
Nam
VSATTP
Vệ sinh an toàn thực phẩm
XNK
Xuất nhập khẩu
vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Sơ đồ 1. 1: Quản lý hoạt động SXKD và HĐTC của các chủ thể kinh tế ................. 29
Sơ đồ 1. 2: Các nhiệm vụ chính của KTQT. .............................................................. 30
Sơ đồ 1. 3: Mối liên hệ giữa KTTC và KTQT ........................................................... 31
Sơ đồ 1. 4: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán kết hợp KTTC với KTQT ................... 42
Sơ đồ 1. 5: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tách rời KTTC với KTQT................... 44
Sơ đồ 1. 6: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán hỗn hợp KTTC với KTQT.................. 45
Sơ đồ 1. 7: Hệ thống dự toán trong doanh nghiệp sản xuất [7] ................................. 48
Sơ đồ 1. 8: Phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt động ..................... 61
Sơ đồ 2. 1: Bộ máy quản lý các Công ty cổ phần chế biến thủy sản ....................... 104
Sơ đồ 2. 2: Bộ máy quản lý các Công ty TNHH chế biến thủy sản......................... 106
Sơ đồ 2. 3: Quy trình chế biến từ nguyên liệu đông lạnh ........................................ 118
Sơ đồ 2. 4: Quy trình chế biến từ nguyên liệu tươi .................................................. 120
Sơ đồ 2. 5: Tổ chức bộ máy kế toán có kết hợp KTQT của các DNCBTS ............ 126
Sơ đồ 3. 1: Tổ chức bộ máy KTTC kết hợp KTQT ................................................ 164
Sơ đồ 3. 2: Quy trình lập dự toán cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản ............ 175
Sơ đồ 3. 3: Mô hình hệ thống ERP ......................................................................... 220
Sơ đồ 3. 4: Kế toán tổng hợp DNCBTS ................................................................... 224
Đồ thị 3. 1: Chi phí điện theo giờ máy hoạt động .................................................... 193
Đồ thị 3. 2: Mối quan hệ chi phí, khối lượng, lợi nhuận (CVP) .............................. 208
vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. 1: Mô hình mối quan hệ giữa chi phí sản phẩm với các loại giá thành trong
kế toán quản trị .......................................................................................................... 65
Bảng 2. 1: Sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng ............................................. 86
Bảng 2. 2: Giá trị sản xuất thủy sản Việt Nam giai đoạn 2010-2015 ........................ 87
Bảng 2. 3: Tỷ lệ sản xuất thủy sản Việt Nam tăng/giảm năm sau so với năm trước. 92
Bảng 2. 4: Tỷ lệ giá trị SX thủy sản VN tăng giảm năm sau so với năm trước......... 92
Bảng 2. 5: Kim ngạch XNK thủy sản Việt Nam giai đoạn 2010-2015 ..................... 93
Bảng 2. 6: Tỷ lệ tăng giảm kim ngạch XNK thủy sản Việt Nam 2010-2015 ........... 93
Bảng 2. 7: Cơ cấu và kim ngạch xuất khẩu thủy sản theo thị trường 2011-2015 ..... 95
Bảng 2. 8: Cơ cấu và kim ngạch nhập khẩu thủy sản theo thị trường 2011-2015 .. 100
Bảng 2. 9: Định mức tiêu hao nguyên vật liệu......................................................... 127
Bảng 2. 10: Kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh ............................................. 129
Bảng 2. 11: Kế hoạch sản xuất ................................................................................. 132
Bảng 2. 12: Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ (sản phẩm, hàng hóa) ............................... 134
Bảng 2. 13: Bảng thống kê sản phẩm hoàn thành ................................................... 138
Bảng 2. 14: Báo cáo chi phí sản xuất ....................................................................... 145
Bảng 2. 15: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh ............................................. 146
Bảng 3. 1: Thành phần tham gia xây dựng định mức chi phí ................................. 167
Bảng 3. 2: Định mức chi phí NVLTT ...................................................................... 169
Bảng 3. 3: Định mức chi phí NCTT ......................................................................... 169
Bảng 3. 4: Định mức chi phí NVLTT và NCTT ...................................................... 170
Bảng 3. 5: Tổng hợp tình hình sản xuất thực tế tại DNCBTS ................................. 170
Bảng 3. 6: Phân tích chi phí NVLTT ....................................................................... 171
Bảng 3. 7: Bảng phân tích chi phí NCTT ............................................................... 174
Bảng 3. 8: Nội dung và phương pháp lập các loại dự toán ...................................... 176
Bảng 3. 9: Phân tích biến động chi phí sản xuất so với dự toán .............................. 180
Bảng 3. 10: Sổ mã hóa danh điểm hàng tồn kho..................................................... 187
Bảng 3. 11: Phân loại chi phí theo cách ứng xử của hoạt động trong DNCBTS ..... 188
Bảng 3. 12: Chi phí tiền điện- PX 1-Công ty CP Hải sản Nha Trang .................... 192
Bảng 3. 13: Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí của công ty cổ phần Hải
sản Nha Trang ......................................................................................................... 194
viii
Bảng 3. 14: Hướng dẫn hạch toán Mã bộ phận....................................................... 197
Bảng 3. 15: Hướng dẫn hạch toán mã doanh thu, chi phí ....................................... 199
Bảng 3. 16: Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh ................................................ 204
Bảng 3. 17: Điểm hòa vốn, đòn bẩy kinh doanh, hệ số an toàn ............................... 207
Bảng 3. 18: Bảng đánh giá kết quả kinh doanh ...................................................... 213
Bảng 3. 19: Báo cáo phân tích nguyên nhân biến động .......................................... 214
Bảng 3. 20: Các DNCBTS đã và đang áp dụng ERP ............................................. 223
Biểu 2. 1: Sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng giai đoạn 2010-2015.. .......... 86
Biểu 2. 2: Giá trị sản xuất thủy sản Việt Nam giai đoạn 2010-2015 ........................ 88
Biểu 2. 3: Tỷ lệ tăng giảm kim ngạch XNK thủy sản Việt Nam .............................. 94
Biểu 2. 4: Cơ cấu xuất khẩu thủy sản theo thị trường từ năm 2014-2015 ................ 96
Biểu 2. 5: Tăng trưởng kim ngạch XK theo thị trường.............................................. 97
Biểu 2. 6: Tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu theo thị trường ................................. 101
Biểu 2. 7: Khảo sát loại hình doanh nghiệp chế biến thủy sản ............................... 124
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Việt nam là quốc gia nằm trong bán đảo Trung ấn, với bờ biển dài
11.409 km2 trải dài suốt 13 vĩ độ Bắc Nam tạo nên sự khác nhau rõ rệt về các
vùng khí hậu, thời tiết, chế độ thuỷ học. Ven bờ có nhiều đảo, vùng vịnh, đầm
phá, ao hồ sông ngòi nội địa. Việt nam có thế mạnh về khai thác và nuôi trồng
thuỷ sản trên cả 3 vùng nước mặn, ngọt, lợ. Được thiên nhiên phú cho nhiều
điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thuỷ sản gồm khai thác nguồn lợi biển,
nuôi trồng và chế biến thủy sản. Hiện nay sản phẩm thủy sản đã được xuất
khẩu đi rất nhiều quốc gia. Để có được sản phẩm thủy sản đa dạng, phong phú
đi đến được người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài, đó là sự
đóng góp của các DNCBTS.
Trong xu thế chung của thế giới, Việt Nam đã và đang từng bước cố
gắng chủ động hội nhập nền kinh tế quốc tế. Trong quá trình hội nhập, với nội
lực dồi dào sẵn có cùng với ngoại lực sẽ tạo ra thời cơ phát triển kinh tế. Việt
Nam sẽ mở rộng được thị trường xuất nhập khẩu, thu hút được vốn đầu tư
nước ngoài, tiếp thu được khoa học công nghệ tiên tiến, những kinh nghiệm
quý báu của các nước kinh tế phát triển và tạo được môi trường thuận lợi để
phát triển kinh tế. Tuy nhiên, một vấn đề bao giờ cũng có hai mặt đối lập. Hội
nhập kinh tế quốc tế mang đến cho Việt Nam rất nhiều cơ hội thuận lợi thì
bên cạnh đó cũng đem lại không ít khó khăn thử thách. Các DNCBTS trong
nước sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức. Để ra quyết định quản trị nhằm đạt
được kết quả tốt nhất trong quá trình SXKD của mình các doanh nghiệp phải
thường xuyên dựa vào nhiều nguồn thông tin khác nhau; và để có được nguồn
thông tin đầy đủ, tin cậy, kịp thời, phục vụ tốt nhất cho công tác ra quyết định
quản lý thì doanh nghiệp nên tổ chức hệ thống KTQT cho doanh nghiệp
mình. Trong thời gian qua, mặc dù BTC đã ban hành thông tư 53/2006/TT-
2
BTC, ngày 12/06/2006 nhằm hướng dẫn việc áp dụng KTQT trong doanh
nghiệp, tuy vậy vấn đề áp dụng hệ thống KTQT ở Việt Nam vẫn chưa được
lãnh đạo các doanh nghiệp quan tâm đúng mức. KTQT là công cụ hỗ trợ đắc
lực cho nhà quản trị quản lý. Để có những thông tin cho nhà quản trị ra các
quyết định phù hợp thì việc tổ chức tốt công tác thu thập thông tin, tổ chức
phân loại và xử lý thông tin, lập báo cáo, phân tích và cung cấp thông tin có ý
nghĩa rất quan trọng tổ chức hoạt động của DN.
Với đặc thù khác biệt của DNCBTS đó là nguyên liệu mang tính mùa
vụ cao, mau ươn chóng thối. Cùng loại nguyên liệu cho ra nhiều loại sản
phẩm khác nhau, chu kỳ sản xuất ngắn, sản phẩm sản xuất thường phải cấp
đông, sản phẩm theo yêu cầu khách hàng nước ngoài với nhiều vùng miền
khác nhau…Chính những đặc điểm này mà việc tổ chức sản xuất sản phẩm và
theo dõi chi phí nhằm cung cấp thông tin cho nhà quản trị ra quyết định là vấn
đề cần được quan tâm. Thông qua tổ chức hệ thống thông tin chi phí tốt giúp
doanh nghiệp có thể kiểm soát và hoạch định chi phí một cách hiệu quả góp
phần nâng cao hiệu quả kinh doanh. Để thực hiện điều này các DNCBTS cần
thiết xây dựng hệ thống tổ chức KTQT hữu hiệu. Tuy nhiên, hiện nay các
DNCBTS, công tác kế toán quản trị chưa được quan tâm, thực hiện một cách
toàn diện, đầy đủ và có hệ thống để có thể tổ chức tốt công tác quản lý DN.
Đồng thời cũng chưa có nghiên cứu nào về tổ chức hệ thống KTQT cho các
DNCBTS.
Xuất phát từ tính cấp thiết của vấn đề đã được đề cập ở trên, cũng như
ý nghĩa thực tiễn của việc áp dụng hệ thống KTQT vào việc giải quyết nhiều
vấn đề liên quan đến công tác quản trị của DNCBTS trong nền kinh tế thị
trường là cơ sở để tác giả chọn đề tài “Tổ chức hệ thống KTQT trong các
doanh nghiệp chế biến thủy sản” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ của
mình.
3
2. Tình hình nghiên cứu đề tài trong nước và ngoài nước
2.1. Các công trình nghiên cứu về KTQT trong nước
Trong nền kinh tế hội nhập sâu rộng hiện nay, việc sử dụng các công
cụ, phương pháp để quản lý chặt chẽ các yếu tố chi phí từ đó giảm giá thành
sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh là vấn đề mấu chốt trong sự tồn tại và
phát triển của doanh nghiệp. KTQT ra đời và ngày càng áp dụng rộng rãi
trong các lĩnh vực, các ngành nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp đầy đủ, nhanh
chóng các thông tin để nhà quản trị thực hiện tốt các chức năng quản trị.
2.1.1. Các công trình nghiên cứu các vấn đề chung về KTQT (Giai đoạn từ
năm 2002- 2010 ):
Tiếp thu những công trình nghiên cứu trong thời kỳ đầu về KTQT và để
đáp ứng nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp, các tác giả giai đoạn này đã
nghiên cứu tập trung hơn và nội dung gắn kết với các hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp như là xây dựng KTQT tập trung vào giá thành sản
xuất, phân tích chi phí sản xuất, phân tích kinh doanh, đưa ra các phương
hướng và cách thức tổ chức KTQT. Các công trình tiêu biểu như là:
- Năm 2002, tác giả Phạm Quang, “Phương hướng xây dựng hệ thống
báo cáo KTQT và tổ chức vận dụng vào các doanh nghiệp Việt Nam”, luận án
đưa ra các nguyên tắc cơ bản để xây dựng và tổ chức vận dụng hệ thống báo
cáo KTQT vào các doanh nghiệp Việt Nam; xây dựng các khái niệm về thu
nhập, chi phí, kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp; xây dựng hệ thống
báo cáo KTQT như báo cáo chi phí, báo cáo hàng tồn kho, định mức hàng tồn
kho, xây dựng quy trình thu thập, xử lý dữ liệu để lập báo cáo thu thập, báo
cáo ngân sách. Tuy nhiên, luận án chỉ tập trung vào xây dựng hệ thống báo
cáo KTQT để vận dụng vào doanh nghiệp Việt Nam [24].
- Năm 2002, tác giả Trần Văn Dung , “Tổ chức KTQT và giá thành
trong doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam”, luận án nên được bản chất của
4
KTQT trong việc cung cấp thông tin, hệ thống hóa và phân tích làm rõ cơ sở
lý luận về tổ chức KTQT chi phí và giá thành trong các doanh nghiệp sản xuất
Việt Nam, tác giả đã đưa ra các giải pháp hoàn thiện KTQT và giá thành
trong doanh nghiệp sản xuất; phân tích hệ thống kế toán chi phí, tổ chức kế
toán quản trị phối hợp với kế toán tính giá thành cho doanh nghiệp sản xuất
từ đó từng bước đưa KTQT vào công tác kế toán tại các doanh nghiệp sản
xuất. Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp sản xuất rất đa dạng và nghiên
cứu chỉ tập trung vào các doanh nghiệp Nhà nước do đó nghiên cứu mang
tính chung cho các doanh nghiệp sản xuất mà chưa phân loại doanh nghiệp
theo ngành nghề cụ thể [11].
- Năm 2002, tác giả Lê Đức Toàn, “KTQT và phân tích chi phí sản xuất
trong ngành sản xuất công nghiệp ở Việt Nam”, luận án nghiên cứu đánh giá
thực trạng KTQT và phân tích chi phí của các doanh nghiệp sản xuất công
nghiệp từ đó xây dựng mô hình KTQT và phân tích chi phí, hoàn thiện dự
toán chi phí, phân tích đánh giá tình hình tài chính theo biến động của các yếu
tố, phân tích trung tâm phí, trung tâm trách nhiệm. Tuy nhiên, luận án chỉ
tập trung vào mối liên hệ phân tích chi phí sản xuất với KTQT trong các
doanh nghiệp sản xuất công nghiệp ở phạm vi rộng [29].
- Năm 2002, tác giả Giang Thị Xuyến, “Tổ chức KTQT và phân tích
kinh doanh trong doanh nghiệp nhà nước”, luận án nghiên cứu KTQT trong
mối quan hệ với phân tích hoạt động kinh doanh doanh nghiệp nhà nước từ đó
đánh giá tổng thể về tình hình doanh nghiệp để đưa ra các quyết định tương
lai của doanh nghiệp. Tác giả đã đi sâu phân tích thực trạng tổ chức KTQT và
phân tích kinh doanh trong các doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam trong đó
nêu lên thực trạng hoạt động và tổ chức quản lý, thực trạng tổ chức KTQT,
thực trạng phân tích kinh doanh, thực trạng tổ chức KTQT một số nước trên
thế giới từ đó đưa ra lý do cần thiết và giải pháp hoàn thiện KTQT và phân
5
tích kinh doanh trong doanh nghiệp Nhà nước tại thời điểm này. Giải pháp đã
đưa ra hai nội dung cơ bản để hoàn thiện tổ chức KTQT là hoàn thiện bộ máy
kế toán và hoàn thiện tổ chức thu nhận, xử lý, hệ thống hóa và cung cấp thông
tin KTQT. Tuy nhiên, luận án tập trung chủ yếu nghiên cứu các chỉ tiêu,
phương pháp sử dụng trong phân tích hoạt động kinh doanh và chưa thể hiện
rõ nét về tổ chức KTQT và chỉ gói gọn trong phạm vi các doanh nghiệp Nhà
nước [11].
- Năm 2008, tác giả Huỳnh Lợi, “Xây dựng KTQT trong các doanh
nghiệp sản xuất ở Việt Nam”, luận án đã làm sáng tỏ về lý luận và tổ chức
thực hiện KTQT; qua khảo sát 250 doanh nghiệp sản xuất, tác giả đã đánh giá
về tình hình áp dụng KTQT, nêu ra những tồn tại, các nguyên nhân cơ bản
đồng thời khẳng định yêu cầu cấp bách phải xây dựng KTQT để đáp ứng yêu
cầu nhà quản lý. Tác giả đã đề xuất xây dựng các mô hình và cơ chế vận hành
KTQT trong doanh nghiệp sản xuất với quy mô khác nhau. Tuy nhiên luận án
có các hạn chế như chưa làm rõ KTQT theo chức năng, theo khâu công việc;
còn nặng trong phân tích kỹ thuật và chưa gắn kết giữa tổ chức công việc và
tổ chức nhân sự để thực hiện từng khâu công việc trong KTQT; mô hình và
cơ chế vận hành chưa áp dụng thử nghiệm ở một doanh nghiệp cụ thể để đánh
giá kết quả, hiệu quả đề xuất [19].
- Năm 2010, tác giả Phạm Ngọc Toàn, “Xây dựng nội dung và tổ chức
KTQT cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam” luận án đã làm hệ
thống lý luận về KTQT và kinh nghiệm tổ chức KTQT trên thế giới để rút ra
bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. Qua khảo
sát 140 doanh nghiệp, kết hợp nghiên cứu KTQT các nước, tác giả đã đề xuất
các nội dung KTQT áp dụng cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ, vừa. Tác
giả cũng đã đề xuất giải pháp tổ chức KTQT mang tính ứng dụng thực tế cao
đó là sự tích hợp giữa KTTC và KTQT trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa
6
giúp các doanh nghiệp này dễ triển khai và đỡ tốn kém. Tuy nhiên, tác giả
chưa cụ thể hóa các giải pháp có thể vận dụng triển khai dễ dàng hơn trong
thực tế; cần chú trọng vào những tiền đề để có thể thực hiện KTQT trong các
doanh nghiệp nhỏ và vừa. [30]
2.1.2. Các công trình nghiên cứu KTQT tại các ngành, lĩnh vực cụ thể (Giai
đoạn từ năm 2002 đến nay):
Trong nền kinh tế hội nhập hiện nay đòi hỏi KTQT cần nghiên cứu và
áp dụng KTQT một cách cụ thể vào từng đặc điểm, chức năng, ngành nghề,
sản phẩm, dịch vụ, quy trình công nghệ... Từ đầu năm 2002 đến nay có rất
nhiều công trình nghiên cứu sâu về KTQT cụ thể cho từng lĩnh vực sản xuất,
từng ngành. Trong thời gian đầu, các nghiên cứu tập trung vào các lĩnh vực
chủ lực của nền kinh tế như các doanh nghiệp xây dựng; ngành kinh doanh du
lịch, khách sạn; các doanh nghiệp dầu khí; ngành dệt; ngành dược phẩm; các
doanh nghiệp khai thác than; các doanh nghiệp xây lắp; ngành nông nghiệp;
ngành đường sắt.... Trong đó nổi bật lên các công trình như:
- Năm 2002, tác giả Phan Thị Kim Vân, “Tổ chức KTQT chi phí và kết
quả kinh doanh ở các doanh nghiệp kinh doanh Du lịch”, luận án đã làm rõ
bản chất, mục tiêu và phương pháp của KTQT chi phí và kết quả kinh doanh
trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói chung và kinh doanh du lịch
nói riêng tại thời điểm lúc bấy giờ; đánh giá thực trạng kế toán chi phí và kết
quả kinh doanh, đánh giá thực trạng của KTQT trong doanh nghiệp kinh
doanh du lịch Việt Nam để từ đó xác định phương hướng xây dựng mô hình
tổ chức KTQT chi phí và kết quả kinh doanh dịch vụ du lịch. Tuy nhiên, vì
mô hình hệ thống KTQT ở các doanh nghiệp rất rộng nên luận án chỉ tập
trung chủ yếu nghiên cứu những nội dung cơ bản để hoàn thiện mục tiêu và
phạm vi KTQT; hoàn thiện tổ chức KTQT chi phí và kết quả kinh doanh;
7
hoàn thiện tổ chức phân tích chi phí và kết quả kinh doanh trong phạm vi
nghiên cứu các doanh nghiệp du lịch thuộc sở hữu Nhà nước [38].
Năm 2004, tác giả Nguyễn Thị Hằng Nga, “Hoàn thiện tổ chức KTQT
trong các doanh nghiệp dầu khí Việt Nam”, luận án đã hệ thống các nội dung
cơ bản của hệ thống KTQT, đánh giá thực trạng KTQT tại các DN dầu khí,
dựa vào những định hướng phát triển của tập đoàn dầu khí và đề xuất các
phương hướng ứng dụng KTQT vào cụ thể ngành. Luận án chỉ mới khái quát
được nội dung tổ chức bộ máy KTQT, chưa đi sâu vào nội dung liên quan đến
tổ chức KTQT như vấn đề thu thập, xử lý, cung cấp thông tin KTQT cho nhà
quản trị ra các quyết định quản trị [20].
Năm 2004, tác giả Dương Thị Mai Hà Trâm, “Xây dựng hệ thống kế
toán quản trị trong các doanh nghiệp Dệt Việt Nam”, luận án đã phân biệt
rõ phạm vi và nội dung của KTQT trong doanh nghiệp; hình thành các chỉ
tiêu báo cáo thuộc KTQT trong doanh nghiệp dệt; xây dựng hệ thống KTQT
gồm: hệ thống chứng từ, sổ KTQT, báo cáo nội bộ; đưa ra mô hình tổ chức
KTQT trong các loại hình doanh nghiệp dệt: quy mô lớn, quy mô vừa và nhỏ.
Luận án chỉ đưa ra mô hình quản lý chung, chưa phản ánh hết các yếu tố chi
phí, yếu tố sản xuất [33].
Năm 2007, tác giả Phạm Thị Thủy, “Xây dựng mô hình KTQT chi
phí cho các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm Việt Nam”, luận án đã đi sâu
nghiên cứu chế độ kế toán chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam
qua các thời kỳ và đánh giá thực trạng kế toán chi phí trong các doanh nghiệp
sản xuất dược phẩm Việt Nam [34, tr 105-111]. Luận án đã xây dựng mô hình
KTQT chi phí cho các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm Việt Nam trong đó
tăng cường kiểm soát chi phí thông qua việc phân loại chi phí, lập dự toán chi
phí, phân tích biến động chi phí, xác định quy mô hợp lý cho từng lô sản xuất.
Tác giả đã đưa ra các điều kiện để có thể thực hiện được mô hình kế toán
8
quản trị chi phí này trong các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm Việt
Nam, đó là cần có sự kết hợp của cả Nhà nước, doanh nghiệp, Bộ Tài chính
và các hội nghề nghiệp [34, tr 119-161]. Luận án chỉ tập trung nghiên cứu nội
dung KTQT chi phí, chưa đề cập đến tổ chức hệ thống thông tin KTQT chi
phí.
Năm 2007, tác giả Nguyễn Vũ Việt, “Tổ chức KTQT doanh thu và kết
quả kinh doanh trong doanh nghiệp vừa và nhỏ”, luận án đã hệ thống hóa và
làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về KTQT, KTQT doanh thu và KQKD
trong các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng;
đánh giá thực trạng tổ chức công tác KTQT doanh thu, KQKD tại các doanh
nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam từ đó đưa ra những định hướng, yêu cầu,
nguyên tắc và mục tiêu hoàn thiện tổ chức KTQT doanh thu, chi phí và
KQKD trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đồng thời đưa ra các giải pháp
hoàn thiện cụ thể theo từng nội dung tổ chức công tác KTQT doanh thu, chi
phí và KQKD trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ [39].
Năm 2010, tác giả Hoàng Văn Tưởng, “Tổ chức KTQT với việc tăng
cường quản lý hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp xây lắp Việt
Nam”. Để hoàn thiện tổ chức KTQT với việc tăng cường quản lý hoạt động
kinh doanh trong các doanh nghiệp xây lắp Việt Nam, tác giả đã đưa ra 05
yêu cầu: cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác thông tin kinh tế tài chính cho
nhà quản trị; hoàn thiện cơ chế quản lý của doanh nghiệp xây lắp; phù hợp
với chính sách quản lý tài chính đã ban hành để đảm bảo tính hiệu lực; đảm
bảo tính khả thi và có hiệu quả; hướng tới sự hội nhập và phát triển kinh tế
của Việt Nam. Đồng thời, tác giả đưa ra sáu giải pháp cụ thể như hoàn thiện
việc xây dựng hệ thống định mức chi phí và hệ thống dự toán ngân sách; hoàn
thiện việc tổ chức KTQT các yếu tố sản xuất; hoàn thiện tổ chức KTQT chi
phí; hoàn thiện việc tổ chức kế toán trách nhiệm; hoàn thiện tổ chức hệ thống
9
báo cáo KTQT; hoàn thiện về mô hình tổ chức bộ máy KTQT. Bên cạnh đó,
luận án cũng đã đưa ra ba điều kiện cơ bản để hoàn thiện tổ chức KTQT trong
các doanh nghiệp xây lắp Việt Nam. Tuy nhiên, luận án nghiên cứu và áp
dụng cho các doanh nghiệp đặc thù xây lắp lúc bấy giờ và tập trung chủ yếu
vào các tổng công ty như: tổng công ty xây dựng và XNK Việt Nam
(VINACONEX), tổng công ty đầu tư và phát triển nhà đô thị (HUD), tổng
công ty xây dựng công nghiệp Việt Nam (VINAINCON) [36]
Năm 2012, tác giả Nguyễn Thị Ngọc Lan, “Tổ chức KTQT chi phí vận
tải hàng hóa trong các công ty vận tải đường bộ Việt Nam”. Trên cơ sở phân
tích các đặc điểm và thực trạng tổ chức KTQT chi phí vận tải hàng hóa trong
các công ty vận tải đường bộ Việt Nam, tác giả đã nêu lên các nguyên tắc và
yêu cầu để hoàn thiện tổ chức KTQT chi phí vận tải hàng hóa trong các công
ty vận tải đường bộ Việt Nam [17, tr 134-135]. Đồng thời đưa ra hai điều điện
cụ thể để thực hiện và ba giải pháp như [17, tr 137-142]: hoàn thiện tổ chức
bộ máy KTQT chi phí; hoàn thiện tổ chức thu nhận thông tin ban đầu về
KTQT chi phí; hoàn thiện tổ chức, phân tích, xử lý và cung cấp thông tin về
KTQT chi phí. Luận án chỉ đưa ra mô hình quản lý chung và áp dụng đặc thù
cho các công ty vận tải đường bộ.
Từ 2012 đến nay, các công trình nghiên cứu KTQT đã tập trung vào
nghiên cứu các ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh cụ thể; các lĩnh vực của
KTQT như: báo cáo KTQT, KTQT doanh thu, chi phí, giá thành, tổ chức các
mô hình KTQT cho từng lĩnh vực nhằm tăng cường quản lý hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp. Các công trình nghiên cứu này đã rút ra bản
chất và nội dung của KTQT, khẳng định sự cần thiết của KTQT trong mô
hình quản lý hiện đại.
Tổng hợp các công trình nghiên cứu về KTQT của các tác giả tại Việt Nam
10
Năm
Tác giả
Luận án
Công trình nghiên cứu các vấn đề chung về KTQT
Phương hướng xây dựng hệ thống báo
2002
Phạm Quang
cáo KTQT và tổ chức vận dụng vào
các doanh nghiệp Việt Nam
Trần Văn Dung
Tổ chức KTQT và giá thành trong
doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam
2002
Lê Đức Toàn
KTQT và phân tích chi phí sản xuất
trong ngành sản xuất công nghiệp ở
Việt Nam
2002
Giang Thị Xuyến
Tổ chức KTQT và phân tích kinh
doanh trong doanh nghiệp nhà nước
2008
Huỳnh Lợi
Xây dựng KTQT trong doanh nghiệp
sản xuất ở Việt Nam
2010
Phạm Ngọc Toàn
Xây dựng nội dung và tổ chức KTQT
cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở
Việt Nam
2002
Công trình nghiên cứu KTQT tại các ngành, lĩnh vực cụ thể
Tổ chức KTQT chi phí và kết quả kinh
Phan Thị Kim
2002
doanh ở các doanh nghiệp kinh doanh
Vân
Du lịch
Nghiên cứu hoàn thiện cơ chế quản lý
2002
Nguyễn Văn Bảo tài chính và KTQT trong doanh nghiệp
nhà nước về xây dựng
2004
Lưu Thị Hằng
Nga
Hoàn thiện tổ chức KTQT trong các
doanh nghiệp dầu khí Việt Nam
2004
Dương Thị Mai
Hà Trâm
Xây dựng hệ thống KTQT trong các
doanh nghiệp Dệt Việt Nam
2007
Phạm Thị Thuỷ
Xây dựng mô hình KTQT chi phí cho
các doanh nghiệp dược Việt Nam
2007
Trần Văn Hợi
2007
Nguyễn Vũ Việt
2008
Văn Thị Thái Thu
Tổ chức công tác KTQT chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm trong
các doanh nghiệp khai thác than
Tổ chức KTQT doanh thu và kết quả
kinh doanh trong doanh nghiệp vừa và
nhỏ
Hoàn thiện tổ chức KTQT chi phí,
doanh thu, kết quả kinh doanh trong
các doanh nghiệp kinh doanh khách
Nơi thực hiện
Luận án tiến sĩ kinh
tế, Đại học Kinh tế
Quốc dân.
Luận án tiến sĩ kinh
tế, Học viện Tài
chính
Luận án tiến sĩ kinh
tế, Học viện Tài
chính
Luận án tiến sĩ kinh
tế, Học viện Tài
chính
Luận án tiến sĩ kinh
tế, Đại học Kinh tế
Tp.HCM.
Luận án tiến sĩ kinh
tế, Đại học Kinh tế
Tp.HCM.
Luận án tiến sĩ kinh
tế, Học viện Tài
chính
Luận án tiến sĩ kinh
tế, Trường Đại Học
Xây dựng
Luận án tiến sĩ kinh
tế, Đại học Kinh tế
Quốc dân.
Luận án tiến sĩ kinh
tế, Đại học Kinh tế
Tp.HCM.
Luận án tiến sĩ kinh
tế, Đại học Kinh tế
Quốc dân.
Luận án tiến sĩ kinh
tế, Học viện Tài
chính
Luận án tiến sĩ kinh
tế, Học viện Tài
chính
Luận án tiến sĩ kinh
tế, Đại học Thương
mại.
11
sạn ở Việt Nam
2010
Hoàng Văn
Tưởng
2010
Hồ Văn Nhàn
2011
Nguyễn Quốc
Thắng
2011
Trần Thế Nữ
2012
Vũ Thị Kim Anh
2012
Nguyễn Thị Ngọc
Lan
2012
Nguyễn Hoản
2012
Nguyễn Thị Ngọc
Thạch
2012
Nguyễn Đào
Tùng
2012
Đỗ Thị Mai
Thơm
2013
Ngụy Thu Hiền
2014
Nguyễn Thị Mai
Anh
2014
Trần Thị Thu
Hường
Tổ chức KTQT với việc tăng cường
quản lý hoạt động kinh doanh trong
các doanh nghiệp xây lắp Việt Nam
Tổ chức công tác KTQT chi phí và giá
thành dịch vụ vận chuyển hành khách
trong các doanh nghiệp taxi
Tổ chức KTQT chi phí, giá thành sản
phẩm trong doanh nghiệp thuộc ngành
giống cây trồng Việt Nam
Xây dựng mô hình KTQT chi phí
trong các doanh nghiệp thương mại
quy mô vừa và nhỏ ở Việt Nam
Hoàn thiện KTQT chi phí vận tải tại
các doanh nghiệp vận tải đường sắt
Việt Nam trong điều kiện hội nhập
kinh tế quốc tế
Tổ chức KTQT chi phí vận tải hàng
hóa trong các công ty vận tải đường bộ
Việt Nam
Tổ chức KTQT chi phí trong các
doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo
của Việt Nam
Tổ chức KTQT chi phí và giá thành
trong các doanh nghiệp sản xuất ô tô ở
Việt Nam hiện nay
Tổ chức KTQT chi phí và giá thành
SP trong doanh nghiệp thuộc ngành
dầu khí Việt Nam
Nghiên cứu tổ chức KTQT chi phí và
giá thành trong các doanh nghiệp vận
tải biển Việt Nam
Xây dựng mô hình KTQT trong các
công ty cổ phần chuyển phát nhanh
thuộc tập đoàn bưu chính viễn thông
Việt Nam
Hoàn thiện KTQT chi phí trong các
công ty cổ phần nhựa niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam
Xây dựng mô hình KTQT chi phí
trong các doanh nghiệp sản xuất xi
măng Việt Nam
Luận án tiến sĩ kinh
tế, Đại học Kinh tế
Quốc dân.
Luận án tiến sĩ kinh
tế, Học viện Tài
chính
Luận án tiến sĩ kinh
tế, Đại học Kinh tế
Quốc dân.
Luận án tiến sĩ kinh
tế, Đại học Kinh tế
Quốc dân.
Luận án tiến sĩ kinh
tế, Học viện Tài
chính
Luận án tiến sĩ kinh
tế, Đại học Kinh tế
Quốc dân.
Luận án tiến sĩ kinh
doanh và quản lý,
Đại học Kinh tế
Quốc dân.
Luận án tiến sĩ kinh
tế, Học viện Tài
chính
Luận án tiến sĩ kinh
tế, Học viện Tài
chính
Luận án tiến sĩ kinh
tế, Trường Đại học
Hàng hải Việt Nam
Luận án tiến sĩ kinh
tế, Học viện Tài
chính
Luận án tiến sĩ kinh
tế, Đại học Kinh tế
Quốc dân.
Luận án tiến sĩ kinh
tế, Đại học Kinh tế
Quốc dân.
12
2014
Đinh Thị Kim
Xuyến
Công tác KTQT chi phí và giá thành
tại các doanh nghiệp viễn thông di
động Việt Nam
Luận án tiến sĩ kinh
tế, Học viện Tài
chính
(Nguồn: Tác giả thống kê)
2.2. Các công trình nghiên cứu về KTQT trên thế giới
Nguồn gốc của KTQT xuất phát từ cuộc Cách mạng công nghiệp của
thế kỷ XIX. Hầu hết việc ứng dụng KTQT vào giữa năm 1980 từ đó phát triển
đến năm 1925. Trong hơn 60 năm tiếp theo KTQT phát triển chậm lại, thậm
chí dừng hằn trong việc cải tiến nội dung KTQT. Nhưng đến giữa năm 1980,
các nhà nghiên cứu KTQT đã đưa ra những đổi mới và sử dụng các kỹ thuật
mới của KTQT áp dụng cho thực trạng từng doanh nghiệp. Các tác giả đã vận
dụng lý thuyết vào thực tiễn doanh nghiệp, bước đầu xác định mối quan hệ
giữa các loại chi phí với việc đo lường hiệu suất hoạt động. Những cải tiến,
các khái niệm về KTQT được phổ biến và được áp dụng rộng rãi trong thực tế
các doanh nghiệp đồng thời KTQT được tích hợp vào các chương trình giáo
dục [53].
Tác giả Ronald W. Hilton (2005) đã đưa ra năm yếu tố làm tăng giá trị
cho các doanh nghiệp khi áp dụng KTQT: cung cấp thông tin cho việc ra
quyết định, lập kế hoạch; là cơ sở để nhà quản lý đưa ra quyết định; hỗ trợ các
nhà quản lý trong việc chỉ đạo và kiểm soát các hoạt động; thúc đẩy nhà quản
lý và nhân viên đạt được mục tiêu của doanh nghiệp; đo lường việc thực hiện
các hoạt động, nhà quản lý và các nhân viên trong doanh nghiệp; đánh giá vị
thế cạnh tranh của doanh nghiệp, đảm bảo khả năng cạnh tranh dài hạn của
doanh nghiệp trong ngành [69].
Theo tác giả Nelson Waweru (Canada), Enrico Uliana (South Africa)
(2008). Nghiên cứu đã chỉ ra những thay đổi trong công tác quản lý và hệ
thống kiểm soát tại thời điểm bấy giờ từ đó nêu lên vai trò quan trọng của cơ
cấu tổ chức, vận hành hoạt động của doanh nghiệp khi áp dụng KTQT. Chỉ ra
sự thay đổi tích cực khi áp dụng hệ thống KTQT, những thay đổi khả quan về
13
phương pháp kiểm soát, công tác lập kế hoạch. Chỉ ra mối quan hệ tích cực,
liên quan trực tiếp giữa KTQT và cách thức tổ chức quản lý để đưa ra các
chiến lược khác biệt. [80].
Theo tác giả James R. MartinJames R. Martin (2005) [76]. KTQT là
phạm trù nghiên cứu rộng lớn của kế toán nói chung: bao gồm kế toán thuế,
kế toán tài chính, kế toán quản lý và kiểm soát nội bộ. KTQT bao gồm kế
toán chi phí, quản lý chi phí, quản lý hoạt động và quản lý đầu tư.
Kế toán thuế và kế toán tài chính: đều liên quan đến việc lập các báo
cáo tài chính cho các đối tượng bên ngoài sử dụng. Báo cáo thuế được lập để
báo cáo cơ quan thuế và phải phù hợp với quy định cụ thể. KTTC liên quan
đến việc chuẩn bị báo cáo tài chính dùng cho các cổ đông và chủ nợ. Báo cáo
tài chính kế toán phải phù hợp với nguyên tắc kế toán. Báo cáo tài chính công
bố bên ngoài sẽ được giới hạn những thông tin cơ bản cho mục đích nội bộ.
Kế toán quản trị: đề cập đến chi phí, quản lý chi phí, quản lý hoạt động
và quản lý đầu tư. KTQT liên quan đến việc tạo ra thông tin cho người sử
dụng nội bộ bao gồm tất cả các cấp quản lý và những người liên quan trong tổ
chức. Một số thông tin trong các BCTC công bố bên ngoài sẽ được cập nhật
thường xuyên cho các bộ phận, cá nhân liên quan trong nội bộ với chi tiết rõ
hơn, thường xuyên hơn và trong nhiều hình thức khác nhau tùy thuộc vào
cách thông tin được sử dụng.
Kiểm soát nội bộ là một hoạt động kế toán mà chủ yếu liên quan với hệ
thống kiểm soát nội bộ của tổ chức. Kiểm toán viên nội bộ có thể kiểm tra
hoặc kiểm soát tất cả các hệ thống kế toán và quản lý của tổ chức.
Kế toán chi phí được sử dụng cho kế toán thuế, KTTC và KTQT vì nó
là một thành phần quan trọng trong mỗi bộ phận. Kế toán chi phí liên quan
đến việc xác định chi phí của một vấn đề, một sản phẩm, một dịch vụ, một
hoạt động, một dự án, hoặc một số đối tượng chi phí khác. Kế toán chi phí
dùng cho nhiều mục đích như là các báo cáo thuế, báo cáo tài chính về các
14
hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Kế toán chi phí cung cấp thông tin chi
phí cho kế toán thuế và KTTC. Thông tin về chi phí cũng là cần thiết cho một
loạt các quyết định quản lý.
Quản lý chi phí là một thuật ngữ đã được phổ biến bởi CAM-I
(Consortium of Advanced Management - International). Quản lý chi phí được
cho là một khái niệm toàn diện hơn so với kế toán chi phí, trong đó trọng tâm
là về quản lý và giảm chi phí chứ không tập trung vào báo cáo chi phí. Đây là
một cách tiếp cận chủ động dài hạn và không phải là một phương pháp ngắn
hạn. Ví dụ như là cần cân nhắc về việc giảm chi phí trong giai đoạn thiết kế
của chu kỳ sống sản phẩm và không phải cố gắng để đo lường chi phí kiểm
soát trong giai đoạn sản xuất.
Quản lý hoạt động hay được gọi là quản lý dựa trên hoạt động được đặt
trọng tâm vào việc cải tiến liên tục các hoạt động, nhiệm vụ, công việc của
các cá nhân trong tổ chức để loại bỏ các công việc dư thừa. Quản lý hoạt động
khác so với quản lý chi phí là tập trung vào các công việc, hoạt động dư thừa
để hạn chế chi phí. Quản lý hoạt động là hoạt động thực hiện trong dài hạn và
là một phần của hệ thống quản lý chi phí. Cần phân biệt giữa quản lý chi phí
(kết quả kế toán) và quản lý hoạt động (quy trình làm việc), sự phân biệt này
quan trọng vì nếu đặt trọng tâm về quản lý chi phí (kết quả ngắn hạn), nhà
quản lý có thể đưa ra các quyết định giảm chi phí chứ không phải các quyết
định về hiệu suất dài hạn của tổ chức và năng lực cạnh tranh.
Quản lý đầu tư liên quan đến việc lập kế hoạch và ra quyết định quá
trình của việc giành được nguồn lực và sử dụng các nguồn lực của tổ chức
bao gồm cả nguồn nhân lực như công nghệ, thiết bị và phương tiện thông qua
việc mua sắm, thâu tóm. Quản lý đầu tư sẽ cắt giảm được khoản ngân sách
đầu tư do được nghiên cứu cẩn trọng và được cân nhắc về hiệu quả dự án từ
đó quyết định đầu tư hay không. Quản lý đầu tư sẽ xem xét toàn bộ tác động
quyết định đầu tư vào tổ chức chứ không phải chỉ đơn giản là các bộ phận
15
riêng biệt.
Tác giả Abdel-Kader (2006)” Management accounting practices in the
British food and drinks industry” [53] nghiên cứu về sự vận dụng KTQT
trong ngành công nghiệp thức uống và thực phẩm ở Anh, để hiểu về các yếu
tố ảnh hưởng tới việc triển khai KTQT trong ngành công nghiệp này. Tác giả
đã tìm hiểu về mối quan hệ giữa sự phát triển của KTQT trong thực tế với các
yếu tố khác nhau như yếu tố tổ chức và sản xuất. Nhiều nội dung đã được tác
giả phân tích như: Đánh giá mức độ, số lượng các doanh nghiệp trong ngành
công nghiệp sản xuất thức uống và thực phẩm có áp dụng KTQT; Đánh giá
hiệu quả khi doanh nghiệp áp dụng công tác KTQT như: thông tin cho việc
đưa ra quyết định, phân tích chiến lược, và truyền thông trong KTQT. Qua
quá trình nghiên cứu, tổng hợp, thống kê và phân tích tác giả đã đưa ra các kết
luận sau: Hệ thống KTQT được áp dụng trong nhiều công ty thức uống và
thực phẩm, nhưng chưa được đầu tư một cách có hệ thống, có ít bằng chứng
cho thấy là KTQT trực tiếp kết nối vào việc tạo ra giá trị. Tuy nhiên, nhận
định của tác giả trong tương lai việc vận dụng KTQT trong các doanh nghiệp
này sẽ cung cấp được những thông tin để đưa ra các quyết định liên quan đến
chi phí, các chính sách quản lý nguồn lực và phân tích những điểm mạnh yếu
của đối thủ.
Tác giả Anand Anand A, Sahay B & Subhashish S (2004) “ Cost
Management Practices in India: An Empirical Study” [55] nghiên cứu về việc
vận dụng quản trị chi phí ở Ấn Độ. Mục tiêu của nghiên cứu này là để nắm
bắt được sự phát triển trong việc vận dụng quản trị chi phí như kế toán chi
phí, quản lý ngân sách và chuẩn hóa chi phí trong các công ty Ấn Độ.
Một số lượng lớn các công trình đề cập đến độ tin cậy về thông tin khi
vận dụng KTQT như: Hartmann, Frank G. H. and Sergeja Slapnicar (2009)
[68], and Vosselman, E., and Van der Meer-Kooistra, J. (2009) [84], nghiên
cứu về độ tin cậy khi áp dụng KTQT nhiều mức độ khác nhau. Những nghiên
16
cứu này đề xuất rằng: xu hướng sẽ mở rộng hướng tới việc công nhận vai trò
quan trọng của tính tin cậy trong KTQT, đặc biệt là trong quản lý tổ chức và
đo lường hiệu quả ở các doanh nghiệp. Tuy nhiên, còn nhiều khía cạnh về lí
thuyết và thực tế của việc tổ chức và đánh giá hiệu quả của các chủ đề nghiên
cứu này cần được tác giả nghiên cứu thêm.
Trong phần kế toán chi phí, hai nhóm chính được phân loại bao gồm
kế toán chi phí dựa trên hoạt động và quản trị chi phí doanh nghiệp. Trong
chủ đề kế toán chi phí dựa trên hoạt động, Hoozée, S. and Bruggeman, W.
(2010) [70], nghiên cứu về phương pháp lãnh đạo và những người liên quan
trong việc thiết kế một hệ thống kế toán chi phí; trong khi đó, Kallunki, J. and
Silvola, H. (2008) [78] nghiên cứu về sự ảnh hưởng của quy trình tổ chức của
doanh nghiệp ảnh hưởng tới quyết định xây dựng một hệ thống kế toán chi
phí. Banker, R. D., Bardhan, I. R., and Chen, T. (2008) [58], tập trung vào
việc đo lường những lợi ích của công ty khi xây dựng hệ thống kế toán chi
phí. Tác giả Agndal H. and Nilsson, U. (2009) [57] và Rothenberg, N. R.
(2009) [83], đóng góp những nghiên cứu về quản trị chi phí doanh nghiệp.
Tầm nhìn tổng quan về những nghiên cứu trong lĩnh vực KTQT được
tác giả Jason Harris and Chris Durden (2012) [74] đưa ra và phân tích một
cách khá chi tiết. Tác giả nhấn mạnh về sự nổi lên của quản trị tài nguyên tri
thức như là một lĩnh vực chính trong KTQT. Ngoài ra bài báo cũng đưa ra
những lưu ý tập trung vào việc nghiên cứu ứng dụng và khoảng cách giữa
nghiên cứu và thực tiễn của KTQT.
2.3. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu đề tài
Trên cơ sở các nghiên cứu đã đề cập trong nước và thế giới, có thể nói
có khá nhiều có các nghiên cứu liên quan đến KTQT. Tuy nhiên việc nghiên
cứu tổ chức hệ thống KTQT theo chức năng thông tin vẫn còn một khoảng
trống cần nghiên cứu làm rõ hơn. Hơn nữa mặc dù hiện này cũng có các
nghiên cứu về hoạt động của ngành chế biến thủy sản, nhưng chỉ tập trung