Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUẤN LUYỆN AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯƠNG SƠN, TỈNH HÀ TĨNH HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.15 KB, 15 trang )

Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN.........................................................................................1
1.1. Cơ sở pháp lí........................................................................................1
1.1.1. Bộ luật lao động.
1.1.2. Luật An toàn, vệ sinh lao động.
1.1.3. Nghị định số 45/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Bộ

luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và ATVSLĐ.
1.1.4. Thông tư số 27/2013/TT-BLĐTBXH quy định về công tác huấn
luyện ATVSLĐ.
1.2. Các khái niệm cơ bản............................................................................
1.3. Mục đích của công tác huấn luyện.......................................................
1.4. Nội dung của công tác huấn luyện........................................................
1.4.1. Đối tượng huấn luyện
1.4.2. Thời gian huấn luyện
1.4.3. Nội dung huấn luyện
1.4.4. Tiêu chuẩn giảng viên huấn luyện
1.4.5. Yêu cầu điều kiện cơ sở vật chất
1.5. Sự cần thiết của công tác huấn luyện....................................................
2. THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC HUẤN LUYỆN AN TOÀN, VỆ SINH
LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯƠNG SƠN, TỈNH HÀ TĨNH
HIỆN NAY
2.1. Giới thiệu chung về huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh
2.2. Thực trạng công tác huấn luyện ATVSLĐ
2.2.1. Tình hình tai nạn lao động
2.2.2. Thực trạng công tác huấn luyện ATVSLĐ
2.3. Nguyên nhân.......................................................................................
2.4. Ví dụ minh họa.........................................................................
2.5. Nhận xét..............................................................................................
3.



KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT...................................................................
PHỤ LỤC
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Lời mở đầu


Như chúng ta đã biết, lao động là hoạt động quan trọng nhất tạo ra
của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội. Lao động có năng suất,
chất lượng, hiệu quả là nhân tố quyết định cho sự phát triển của nền kinh
tế xã hội và điều này không thể tách rời một môi trường lao động an
toàn.Tại Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta xác định công tác ATVSLĐ là
một hoạt động quan trọng. Chăm lo cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo
các yêu cầu về an toàn - vệ sinh lao động là một trong những nhiệm vụ
trọng yếu để đẩy mạnh sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội.
Huyện Hương Sơn là một huyện trung du, miền núi nằm về phía tây bắc
của tỉnh Hà. Trong những năm gần đây, nền kinh tế của huyện đã có
những bước tiến vượt bậc với nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất được
dựng lên. Mặc dù công tác huấn luyện ATVSLĐ đã được quan tâm cải
thiện và đem lại hiệu quả rõ rệt nhưng bên cạnh đó, vẫn tồn tại nhiều
thiếu sót gây ra những vụ tai tại và bệnh nghề nghiệp. Điều đó làm tổn
thất đến người lao động, doanh nghiệp và cả nền kinh tế. Để làm rõ thực
trạng công tác huấn luyện ATVSLĐ trên địa bàn huyện Hương Sơn,tỉnh
Hà Tĩnh hiện nay từ đó đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao công tác
huấn luyện an toàn vệ sinh, lao động trong ngành xây dựng, em xin chọn
đề tài “ Công tác huấn luyện an toàn vệ sinh lao động trên địa bàn huyện
Hương Sơn, Tỉnh hà Tĩnh hiện nay ’’
Trong quá trình làm bài dù đã cố gắng hết sức nhưng không thể tránh

khỏi thiếu sót và sai lầm. Mong cô có ý kiến chỉnh sửa giúp em để có
những giải pháp hoàn hảo hơn, góp phần cho bài tiểu luận được hay hơn.
Em xin chân thành cám ơn cô!


1.

CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1.

Cơ sở pháp lí

1.1.1.

Bộ luật lao động số 10/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012.
Điều 139. Người làm công tác ATVSLĐ
Điều 150: Huấn luyện ATVSLĐ.
Luật ATVSLĐ số 84/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015.
Điều 14: Huấn luyện ATVSLĐ.
Nghị định số 45/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động
về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và ATVSLĐ.
Thông tư quy định về công tác huấn luyện ATVSLĐ số 27/2013/TT-BLĐTBXH
ban hành ngày 18 tháng 10 năm 2013.
Điều 18. Trách nhiệm của Cục An toàn lao động.
Điều 19. Trách nhiệm của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Điều 20. Trách nhiệm của Tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện.
Điều 21. Trách nhiệm của cơ sở.

1.1.2.

1.1.3.
1.1.4.

1.2.

Các khái niệm cơ bản
An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm
nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá
trình lao động.
Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh
tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động.
Yếu tố nguy hiểm là yếu tố gây mất an toàn, làm tổn thương hoặc gây tử vong
cho con người trong quá trình lao động.
Yếu tố có hại là yếu tố gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe con người trong quá
trình lao động.
Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào
của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động,
gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề
nghiệp tác động đối với người lao động.
Huấn luyện ATVSLĐ là một trong những nội dung bắt buộc của công tác bảo hộ
lao động nhằm cung cấp kiến thức, rèn luyện các kỹ năng, giúp người sử dụng
lao động chủ động xây dựng, triển khai kế hoạch, biện pháp ATVSLĐ và người
lao động biết cách thực hành ATVSLĐ, xử lý những tình huống trong quá trình
sản xuất.


1.3.

Mục đích của công tác huấn luyện

Đảm bảo cho người lao động nắm được kiến thức kĩ năng về an toàn, vệ sinh lao
động, đảm bảo an toàn lao động cho bản thân, phòng tránh tai nạn lao động xảy
ra.
Đảm bảo cho người sử dụng lao động hiểu và tuân thủ các quy định của pháp
luật về đảm bảo ATVSLĐ cho người lao động.

1.4.

Nội dung của công tác huấn luyện
1.4.1.

Đối tượng huấn luyện

Nhóm 1: Người làm công tác quản lý bao gồm:
Giám đốc, phó giám đốc các doanh nghiệp; người đứng đầu và cấp phó các chi
nhánh trực thuộc doanh nghiệp; người phụ trách công tác hành chính, nhân sự;
quản đốc phân xưởng hoặc tương đương.
Chủ nhiệm, phó chủ nhiệm hợp tác xã; chủ hộ kinh doanh cá thể; chủ hộ gia
đình có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
Thủ trưởng và cấp phó: các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; các đơn vị sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị thuộc quân đội nhân
dân, công an nhân dân; tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế đóng trên lãnh thổ
Việt Nam có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
Nhóm 2:
Cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách về ATVSLĐ của cơ sở.
Người làm công tác quản lý kiêm phụ trách công tác ATVSLĐ.
Nhóm 3:
Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ theo danh
mục ban hành kèm theo Thông tư.

Nhóm 4:


Người lao động không thuộc 3 nhóm nêu trên (bao gồm cả lao động là người
Việt Nam, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và người học nghề,
tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động)

1.4.2.

Thời gian huấn luyện

Thời gian huấn luyện tối thiểu với từng nhóm được quy định như sau:
Nhóm 1 và nhóm 4: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời
gian kiểm tra.
Nhóm 2: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 48 giờ, bao gồm cả thời gian huấn
luyện lý thuyết, thực hành và kiểm tra.
Nhóm 3: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 30 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm
tra.

1.4.3.

Nội dung huấn luyện

Huấn luyện nhóm 1: Nhóm 1 được huấn luyện kiến thức chung chủ yếu sau đây:
Chính sách, pháp luật về ATVSLĐ.
Tổ chức quản lý và thực hiện các quy định về ATVSLĐ ở cơ sở.
Các yếu tố nguy hiểm, có hại trong sản xuất và biện pháp khắc phục, phòng
ngừa.
Huấn luyện nhóm 2: Nhóm 2 được huấn luyện kiến thức chung bao gồm:
Kiến thức chung như nhóm 1;

Nghiệp vụ tổ chức thực hiện công tác ATVSLĐ tại cơ sở;
Tổng quan về các loại máy, thiết bị, các chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có
hại; quy trình làm việc an toàn.
Huấn luyện nhóm 3: Nhóm 3 được huấn luyện kiến thức chung và chuyên ngành
gồm:
Chính sách, pháp luật về ATVSLĐ;


Tổng quan về công việc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ;
Các yếu tố nguy hiểm, có hại khi làm công việc hoặc vận hành thiết bị có yêu
cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ;
Kỹ thuật ATVSLĐ khi làm công việc hoặc vận hành thiết bị có yêu cầu nghiêm
ngặt về ATVSLĐ;
Xử lý các tình huống sự cố sản xuất, sơ cứu tai nạn lao động.
Huấn luyện nhóm 4: Nội dung huấn luyện nhóm 4 gồm 2 phần sau:
Huấn luyện kiến thức chung về ATVSLĐ (huấn luyện tập trung)
Yêu cầu về ATVSLĐ tại nơi làm việc.

1.4.4. Tiêu chuẩn giảng viên huấn luyện
Huấn luyện kiến thức chung: Giảng viên là người có trình độ đại học trở lên và
có một trong các điều kiện sau: Có ít nhất 5 đến 7 năm kinh nghiệm làm công
việc về ATVSLĐ tại các cơ quan quản lý Nhà nước, các hội, đoàn thể, cơ quan
nghiên cứu; và có Giấy chứng nhận Giảng viên huấn luyện được cấp tại Tổ chức
hoạt động dịch vụ huấn luyện có đủ năng lực do Cục An toàn lao động, Bộ Lao
động – Thương binh và Xã hội quyết định lựa chọn.
Huấn luyện chuyên ngành: Giảng viên huấn luyện lý thuyết là người có trình độ
đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành huấn luyện và có một trong các điều
kiện sau: Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt
về ATVSLĐ tại các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp và có Giấy chứng nhận
Giảng viên huấn luyện được cấp tại Tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện có đủ

năng lực do Cục An toàn lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quyết
định lựa chọn.
Huấn luyện thực hành: Giảng viên thực hành có trình độ từ trung cấp,cao đẳng
trở lên, phù hợp với chuyên ngành huấn luyện và phải thông thạo công việc thực
hành đối với các loại máy, thiết bị, hóa chất, công việc được áp dụng thực hành
theo Thông tư 27/TT-BLĐTBXH.
1.4.4.

Yêu cầu điều kiện cơ sở vật chất


Số lượng phòng học lý thuyết phù hợp với quy mô huấn luyện; mỗi phòng có
diện tích từ 30m2 trở lên và bảo đảm diện tích bình quân ít nhất là 1,3 m2/01
học viên.
Có số lượng máy, thiết bị, hóa chất, phòng, xưởng, khu thực hành để thực hành
theo Chương trình khung huấn luyện được ban hành kèm theo Thông tư hoặc có
hợp đồng thuê, liên kết hợp pháp với cơ sở để có máy, thiết bị, hóa chất, phòng,
xưởng, khu thực hành tương ứng với quy mô, đối tượng huấn luyện và còn thời
hạn ít nhất 5 năm kể từ ngày nộp đơn xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt
động dịch vụ huấn luyện; trong đó diện tích phòng, xưởng thực hành ít nhất là
40 m2 trở lên và bảo đảm diện tích ít nhất là 1,5 m2/01 học viên.
1.5. Sự cần thiết của công tác huấn luyện
Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển không ngừng tiềm ẩn nhiều nguy cơ có
hại, nguy hiểm cho người lao động thì công tác huấn luyện ATVSLĐ là vô cùng
cần thiết đối với các doanh nghiệp Việt nam hiện nay. Doanh nghiệp có thực
hiện tốt công tác huấn luyện ATVSLĐ thì người lao động mới hiểu rõ nhiệm vụ
của mình để phòng tránh và giảm thiểu tai nạn xảy ra. Từ đó tăng hiệu quả lao
động, giúp người lao động làm việc tích cực, gắn bó hơn với tổ chức, giúp doanh
nghiệp nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường.


2.

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUẤN LUYỆN AN TOÀN VỆ SINH LAO
ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯƠNG SƠN, TỈNH HÀ TĨNH HIỆN NAY
2.1 Giới thiệu về huyện Hương Sơn,tỉnh Hà Tĩnh
Huyện Hương Sơn là một huyện trung du, miền núi nằm về phía tây bắc của tỉnh
Hà Tĩnh
Bộ phận làm công tác ATVSLĐ (Phòng Lao động – Thương binh và xã hội là bộ
phận làm về công tác ATVSLĐ )
Nhiệm vụ
Hướng dẫn, tổ chức thực hiện Chương trình quốc gia về ATVSLĐ tuần lễ quốc
gia về ATVSLĐ và phòng chống cháy nổ;
Tổ chức huấn luyện và cấp giấy chứng nhận huấn luyện về ATVSLĐ cho người
sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh;


Thực hiện các quy định về đăng ký các máy, thiết bị, có yêu cầu nghiêm ngặt về
ATVSLĐ trên địa bàn tỉnh theo qui định của pháp luật;
Hướng dẫn việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá đặc thù về ATVSLĐ
theo quy định của pháp luật;
Chủ trì, phối hợp tổ chức việc điều tra các vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra trên
địa bàn; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sử dụng lao động thực hiện điều tra,
khai báo, lập biên bản và thống kê báo cáo về tai nạn lao động; tổng hợp báo cáo
Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình tai
nạn lao động tại địa phương.

Thực trạng công tác huấn luyện ATVSLĐ

2.2.
2.2.1.


Tình hình tai nạn lao động của huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nên kinh tế, tình hình tai
nạn lao động trên địa bàn huyện ngày càng gia tăng. Điều đó dược thể hiện rất rõ
qua bảng số liệu sau.
Bảng 1: Tình hình tai nạn lao động năm 2014 và 2015
T
T

Chỉ tiêu thống kê

Năm 2014 Năm 2015 Tăng/giảm

1

Số vụ

3

5

+2(+ 16.16%)

2

Số nạn nhân

7


8

+(+11.42%)

3

Số vụ có người chết

1

3

+2(+30%)

4

Số người chết

2

5

+3(+25%)

5

Số người bị thương nặng

3


6

+3(+50%)

Nguồn: Báo cáo tai nạn lao động trên địa bàn huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh
năm 2014 và 2015
2.2.2.

Thực trạng công tác huấn luyện ATVSLĐ


Bảng 2: Báo cáo công tác huấn luyện AT-VSLĐ trên địa bàn huyện Hương Sơn,
tỉnh Hà Tĩnh năm 2015 so với năm 2014
Chỉ tiêu

ĐVT
DN Nhà nước
2014
4

2015
3

2014
3

2015
3

3


98

Nhóm 1

Người/
người

Nhóm 2

Người/
người

3

2

Nhóm 3

Người/
người

22

14

Nhóm 4

Người


72

69

37

33

Tổng chi Triệu
phí huấn đồng
luyện

Loại hình
Cty TNHH
C.ty cổ phần

317

348

2014
7

128

2015
8

114


Doanh nghiệp
FDI
2014 2015
34
45
41

48

44

46

296

299

28

30

Nguồn: Báo cáo công tác huấn luyện AT-VSLĐ trên địa bàn huyện Hương Sơn,
tỉnh Hà Tĩnh năm 2014 và 2015
Qua bảng 2, ta thấy rằng công tác huấn luyện ATVSLĐ đã được các doanh
nghiệp trong toàn huyện quan tâm. Số người được huấn luyện ATVSLĐ năm
2015 đã tăng so với năm 2014 trong khu vực doanh nghiệp FDI và công ty cổ
phần. Tuy nhiên thì số lao động trong khu vực doanh nghiệp nhà nước và công
ty trách nhiệm hữu hạn chưa được cải thiện. Ngoài ra, trên địa bàn có 72 doanh
nghiệp tư nhân và 89 hợp tác xã nhưng chưa hề nhận thấy việc huấn luyện
ATVSLĐ cho người lao động. Điều này là một vấn đề còn tồn tại và cần được

quan tâm hơn.
2.3.

Nguyên nhân

Từ phía người lao động: Phần lớn người lao động chưa được đào tạo bài bản,
nhận thức về công tác bảo hộ lao động kém.
Từ phía người sử dụng lao động: Người sử dụng lao động chưa quan tâm tới
công tác huấn luyện ATVSLĐ; chưa thấy hết ý nghĩa của công tác huấn luyện
ATVSLĐ. Doanh nghiệp muốn giảm bớt các chi phí đầu tư cho công tác


ATVSLĐ để tối đa hoá lợi nhuận trước mắt, chưa tính đến lợi ích lâu dài. Cán
bộ làm công tác ATVSLĐ chưa được đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ đầy đủ. Bộ
máy làm công tác huấn luyện ATVSLĐ chưa hiệu quả.
Từ phía Nhà nước: Huyện chưa có hệ thống pháp lí quy định chặt chẽ về công
tác huấn luyện ATVSLĐ, chưa có các văn bản hướng dẫn quy trình huấn luyện
cụ thể. Công tác quản lí chương trình huấn luyện của các doanh nghiệp chưa
hiệu quả.
2.4.

Ví dụ minh họa
Vụ sập giàn giáo đang thi công tại cây xăng ở xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn,
tỉnh Hà Tĩnh hồi 18h30 phút ngày 9/12/2015 làm 2 người chết và 7 người bị
thương. Nguyên nhân ban đầu gây nên vụ tai nạn là do hệ thống cốp pha giàn
giáo và nền đất nơi dựng giàn giáo không đủ chắc chắn, mất khả năng chịu lực,
gây sụp đổ.
Vụ tai nạn giật điện vào 8h30 ngày 2/12/2015 ở xã Sơn Bằng, huyện Hương
Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh làm 1 người chết, đó là anh Nguyễn Mạnh Tỏa (SN 1985)
công nhân Cty TNHH Bình Thiên. Nguyên nhân được xác định là trong quá

trình điều khiển máy xúc, anh đã làm đứt dây điện của một hộ gia đình gần đó
nên bị điện giật dẫn đến tử vong.

2.5.

Nhận xét
Kết quả đạt được
Công tác huấn luyện ATVSLĐ trong những năm vừa qua đã có những chuyển
biến tích cực về cả nội dung và phương pháp huấn luyện; số người được huấn
luyện tăng dần theo các năm.
Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lí nhà nước được nâng cao trình độ nghiệp vụ
thông qua các khoá huấn luyện, tập huấn về chế độ, chính sách; kỹ năng và
nghiệp vụ thanh tra; tập huấn giảng viên, đào tạo chuyên môn về giám sát môi
trường và bệnh nghề nghiệp, phòng chống bệnh bụi phổi silíc, bảo vệ và kiểm
dịch thực vật.
Tồn tại, hạn chế
Mặc dù đã có sự cố gắng trong công tác huấn luyện về an toàn , vệ sinh lao động
nhưng trong thực tế số lượng người được huấn luyện về an toàn , vệ sinh lao


động còn ít. Việc đưa các kiến thức về an toàn , vệ sinh lao động vào giảng dạy
trong hệ thống giáo dục, đào tạo và dạy nghề chưa được nhiều và còn chậm.
Việc xây dựng giáo trình và phổ biến kiến thức an toàn , vệ sinh lao động trong
hệ thống giáo dục và đào tạo, dạy nghề vẫn còn chưa được tiêu chuẩn hoá, còn
thiếu nhiều nội dung.
Đội ngũ giáo viên, huấn luyện viên chưa được đào tạo một cách có hệ thống về
kiến thức an toàn , vệ sinh lao động cũng như chưa có những hiểu biết cơ bản về
luật pháp an toàn , vệ sinh lao động.
Chất lượng và nội dung huấn luyện của các lớp huấn luyện chưa đáp ứng được
các yêu cầu phát triển hiện nay như: an toàn trong sử dụng công nghệ mới; các

yếu tố độc hại, nguy cơ rủi ro mới; cập nhật các phương pháp cải thiện điều kiện
lao động mới, các tiêu chuẩn an toàn - vệ sinh lao động quốc tế, khoa học về cải
thiện điều kiện lao động, ecgonomi.
Phương pháp giảng dạy nặng về lý thuyết, ít thực tiễn, thiếu hình ảnh, cảnh báo,
thí nghiệm, dụng cụ trực quan, thực hành, mô hình mô phỏng... dẫn đến hiệu quả
giảng dạy chưa được cao. Số lượng được đào tạo so với qui định của pháp luật là
quá ít và không được kiểm tra, kiểm soát về mặt chất lượng, đặc biệt là khi xuất
hiện một số loại hình doanh nghiệp tư nhân cung cấp dịch vụ huấn luyện
ATVSLĐ.
3.

KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT

Để công tác huấn luyện an toàn đạt hiệu quả cần có sự vào cuộc từ nhiều phía
như cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị chủ quản, trách nhiệm của doanh nghiệp
và của người lao động.
Từ phía người lao động
Nâng cao ý thức, trách nhiệm của bản thân trong công tác huấn luyện ATVSLĐ.
Chấp hành các quy định, nội quy trong quá trình tham gia huấn luyện ATVSLĐ.
Từ phía người quản lí
Xây dựng quy trình huấn luyện ATVSLLĐ cụ thể.
Xây dựng kế hoạch huấn luyện ATVSLĐ hàng năm.
Tăng cường tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác an toàn vệ sinh lao động,
hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người sử dụng lao động và người
lao động.
Nâng cao trình độ của đội ngũ giảng viên về ATVSLĐ


Nâng cao chất lượng của nội dung, phương pháp giảng dạy, huấn luyện người lao
động.

Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về công tác huấn luyện
ATVSLĐ.
Từ phía Nhà nước
Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức và sự hiểu biết về những quy định của
pháp luật về ATVSLĐ cho người lao động.
Hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị, doanh nghiệp xây dựng, triển khai kế hoạch và
tự kiểm tra công tác huấn luyện ATVSLĐ.
Hoàn thiện các thể chế kinh tế thị trường trong lĩnh vực dịch vụ huấn luyện an
toàn vệ sinh lao động, nghĩa là xã hội hóa các hoạt động huấn luyện an toàn vệ
sinh lao động.
Tăng cường quản lý Nhà nước và thực hiện cải cách hành chính trong quản lý
Nhà nước đối với các hoạt động huấn luyện: Làm rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của
các cơ quan quản lý Nhà nước đối với công tác huấn luyện ATVSLĐ. Quy định
về đăng ký cung cấp dịch vụ và báo cáo kết quả huấn luyện của các cơ sở cung
cấp dịch vụ huấn luyện an toàn vệ sinh lao động nhằm tăng cường sự giám sát
của các cơ quan quản lý với các hoạt động huấn luyện.
Hỗ trợ cung cấp thông tin về các tổ chức cung cấp dịch vụ huấn luyện, giáo viên,
các chương trình khung trên mạng Internet để tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp có nhu cầu huấn luyện có thể liên hệ tìm giáo viên, tìm hiểu chương trình
đào tạo, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các tổ chức cung
cấp dịch vụ huấn luyện.
Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong công tác huấn luyện thông qua việc
giám sát chặt các hoạt động huấn luyện đào tạo cán bộ an toàn vệ sinh lao động,
đội ngũ đóng vai trò nòng cốt trong công tác an toàn - vệ sinh lao động tại doanh
nghiệp. Từ đó có biện pháp xử lý nghiêm đối với doanh nghiệp vi phạm công tác
huấn luyện an toàn vệ sinh lao động.
Các cơ quan chức năng cần có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác thanh tra,
kiểm tra việc thực hiện các quy định của nhà nước về công tác huấn luyện
ATVSLĐ.



KẾT LUẬN
Thời gian qua, công tác huấn luyện ATVSLĐ đã được Cán bộ huyện Hương
Sơn quan tâm thực hiện và triển khai sâu rộng đến người lao động và đem lại
những kết quả tích cực.
Đề tài đã tìm ra những nguyên nhân sau khi đã nghiên cứu lý thuyết, phân tích
thực trạng và chỉ ra những kết quả, hạn chế trong việc thực hiện công tác huấn
luyện ATVSLĐ trên địa bàn huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Từ đó, đề tài đã
đưa ra một số đề xuất và kiến nghị nhằm khắc phục những nguyên nhân còn tồn
tại, phát huy tốt hơn nữa những kết quả đã đạt được.
Qua bài tìm hiểu trên về vấn đề thực trạng công tác huấn luyện ATVSLĐ
động hiện nay ở nước ta là rất bức bách, cần thiết. Vì vậy chúng ta phải thường
xuyên phối hợp với các cấp chính quyền, nhà nước và nhà sử dụng lao động để


củng cố hệ thống cán bộ làm công tác bảo hộ lao động ngày càng hoàn thiện
hơn. Tăng cường tổ chức các khóa huấn luyện, đào tạo về công tác bảo hộ lao
động cho người lao động góp phần tăng cường nhận thức về vấn đề này. Ngoài
ra, phải tăng cường công tác giám sát, kiểm tra việc thực hiện công tác huấn
luyện ATVSLĐ ở các nhà máy, xí nghiệp, công trường xây dựng… kiên quyết
xử lí các trường hợp vi phạm về an toàn lao động

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.


Bộ luật lao động. 2012. Quốc khóa XIII, kỳ họp thứ 3, số 10/2012/QH13
ngày 18 tháng 6 năm 2012.
Luật an toàn vệ sinh lao động .2015.Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ, số
84/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015.
Thông tư quy định về công tác huấn luyện ATVSLĐ số 27/2013/TTBLĐTBXH ban hành ngày 18 tháng 10 năm 2013.
PGS.TS Trịnh Khắc Thẩm , 2015. Giáo trình Bảo hộ lao động. Hà Nội:
nhà xuất bản Lao động – Xã hội.
Thông báo tình hình tai nạn lao động năm 2014 số 537 /TB – LĐTBXH,
ngày 26 tháng 02 năm 2016.
Thông báo tình hình tai nạn lao động năm 2015 số 653 /TB – LĐTBXH
ngày 27 tháng 02 năm 2015.
Minh Tuấn, Thực trạng và một số giải pháp phát triển công tác huấn luyện
an toàn vệ sinh lao động ở Việt Nam, cập nhật ngày 08/12/2013.




×