Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

BÀI GIẢNG CHI TIẾT KINH tế CHÍNH TRỊ sản XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG dư QUY LUẬT TUYỆT đối của CHỦ NGHĨA tư bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.02 KB, 17 trang )

CHUYÊN ĐỀ
SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ – QUY LUẬT TUYỆT ĐỐI CỦA CHỦ
NGHĨA TƯ BẢN
1.M ục đích, yêu cầu:
- Mục đích:
Làm cho người học thấy rõ “Tư Bản” là gì? Thông qua nghiên cứu thấy vai
trò của hàng hóa sức lao động trong qúa trình sản xuất tư bản chủ nghĩa. Thấy rõ
quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa là quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư, đó là
quy luật tuyệt đối của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
- Yêu cầu:
Nắm chắc lý luận về mâu thuẫn công thức chung tư bản; hàng hóa sức lao
động; quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa …làm cơ sở nghiên cứu từng bài học tiếp
theo. Rút ra ý nghĩa phương pháp luận trong xem xét đánh giá chủ nghĩa tư bản
hiện nay, nếu gạt bỏ tính chất tư bản, vận dụng ở nước ta ta hiện nay như thế nào?
Trong quá trình nghiên cứu phải có tài liệu, tập trung cao độ, nghe kết hợp
ghi những nội dung chính để làm cơ sở nghiên cứu
2.Thời gian: 4 tiết
3.Vật chất, Tài liệu:
Vật chất: Phấn, bảng, giáo án, máy chiếu…
Tài liệu: Giáo trình kinh tế chính trị Mác Lênin. Nxb CTQG dùng cho đối
tượng không chuyên về kinh tế – quản trị kinh doanh; Tập giáo trình tài liệu Khoa
Lí luận Mác Lênin.
Tham khảo thêm: Giáo trình kinh tế chính trị Mác Lênin. Nxb CTQG dùng
cho chuyên về kinh tế – quản trị kinh doanh; Giáo trình kinh tế chính trị Mác
Lênin. Nxb CTQG HCM phần 1.
4. Nội dung, Phương pháp:
- Nội dung gồm: 4 phần lớn, trọng tâm phần II, trọng điểm phần 2 của phần II
- Phương pháp: Thuyết trình kết hợp nêu vấn đề, thảo luận nhóm là chính.
Phương pháp học: tập trung cao độ chú ý lắng nghe và giải quyết vấn đề giáo
viên đặt ra; ghi chép nội dung theo ý hiểu của mình
I.SẢN XUẤT HÀNG HÓA TƯ BẢN CHỦ NGHĨA VÀ ĐIỀU KIỆN




RA ĐỜI CỦA NỀN SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA
Thời gian: 10 phút
Phương pháp: Nêu vấn đề đàm thoại
1.Điều kiện ra đời và nguyên nhân
Thời gian: 5 phút
Phương pháp: Nêu vấn đề đàm thoại
Nền sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa ra đời khi nào? Nguyên nhân và
đặc điểm của nó?
Nền sản xuất tư bản ra đời khi có đầy đủ hai điều kiện sau:
Một là, phải tập trung một số tiền đủ lớn vào tay một số người để có thể lập
xí nghiệp, thuê lao động và tiến hành sản xuất kinh doanh.
Hai là, phải có những người lao động được tự do về thân thể đồng thời bị
tước hết tư liệu sản xuất chỉ có hai bàn tay trắng, muốn sống bắt buộc họ phải bán
sức lao động cho những người có tư liệu sản xuất.
- Nền sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa xuất hiện do các nguyên
nhân chủ yếu sau:
Nguyên nhân sâu xa, do tác động của quy luật giá trị phân hoá người sản
xuất hàng hóa thành kẻ giàu, người nghèo.
Nguyên nhân trực tiếp, do quá trình tích luỹ nguyên thuỷ tư bản. Thực chất
của tích luỹ nguyên thuỷ của tư bản là tách người sản xuất ra khỏi tư liệu sản xuất
bằng bạo lực, cưỡng bức.
Nền sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa ra đời là kết quả trực tiếp của hai
nguyên nhân trên. Dưới tác động của quy luật giá trị tất yếu cũng làm nảy sinh sản
xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa, nhưng chỉ riêng tác động của qui luật giá trị thì sự ra
đời của sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa sẽ diễn ra rất chậm chạp. Do đó, để đẩy
nhanh quá trình ra đời cuản nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, giai cấp tư sản đã tiến hành
tước đoạt bằng bạo lực, cưỡng bức hay còn gọi là tích lũy nguyên thủy tư bản.
2.Đặc điểm nền sản xuất hàng hóa tư bản

Thời gian: 5 phút
Phương pháp: Nêu vấn đề đàm thoại
Nền sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa ra đời có đặc điểm gì?
Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa có những đặc điểm cơ bản sau:


- Về kinh tế kỹ thuật: Sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa là nền sản xuất lớn đại
công nghiệp cơ khí dựa trên cơ sở kỹ thuật ngày càng hiện đại. Đó là nền sản xuất được
xã hội hoá cao, năng suất cao hơn hẳn so với sản xuất hàng hoá giản đơn.
- Về kinh tế xã hội: Sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa dựa trên cơ sở chế
độ tư hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Mục đích của nền sản xuất
ấy là sản xuất ra giá trị thặng dư. Quan hệ giữa những người lao động và nhà tư bản
là quan hệ bóc lột và bị bóc lột.
II. SỰ CHUYỂN HOÁ CỦA TIỀN THÀNH TƯ BẢN VÀ SỨC LAO
ĐỘNG THÀNH HÀNG HOÁ
Thời gian: 40 phút
Phương pháp: Thuyết trình kết hợp nêu vấn đề đàm thoại
1 Sự chuyển hoá của tiền thành tư bản
Thời gian: 20 phút
Phương pháp: Thuyết trình kết hợp nêu vấn đề đàm thoại
a. Công thức chung của tư bản
Trong sản xuất hàng hóa giản đơn công thức của nó là:
H–T–H1
Với tính cách là tư bản tiền vận động theo công thức:
T – H – T’ 2
- Điểm giống nhau giữa hai công thức: Đều chứa đựng hai nhân tố là hàng
hóa và tiền tệ; đều chứa đựng hai hành vi mua và bán, biểu hiện quan hệ kinh tế
giữa người mua và người bán.
- Điểm khác nhau giữa hai công thức: Lưu thông hàng hoá giản đơn bắt đầu
bằng hành vi bán (H – T) và kết thúc bằng hành vi mua (T – H). Điểm xuất phát và

kết thúc đều là hàng hoá, tiền chỉ đóng vai trò là trung gian. Điều này nói lên mục
đích của lưu thông là là để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng.
Lưu thông của tiền với tính cách là tư bản bắt đầu bằng hành vi mua (T – H)
và kết thúc bằng hành vi bán (H – T). Tiền vừa là điểm xuất phát vừa là điểm kết
thúc còn hàng hoá đóng vai trò trung gian. Mục đích của lưu thông tư bản là giá trị
và giá trị thặng dư.
T– H – T’ trong đó (T’ = T + t ) ; ( t = m)


Cho nên T – H – T’ ( T’ = T + m)
Trong lưu thông hàng hoá giản đơn, lưu thông chỉ là phương tiện để đạt được
mục đích tiêu dùng. Sự vận động của nó có giới hạn. Còn mục đích của lưu thông
tư bản là sự lớn lên không ngừng của giá trị, sự vận động của nó không có giới hạn.
Như vậy, tiền chỉ biến thành tư bản khi nó được dùng để mang lại giá trị
thặng dư cho nhà tư bản chứ không phải tiền nào cũng là tư bản. Từ đó ta đi đến kết
luận thứ nhất về tư bản: Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư.
Phân tích hai công thức trên ta thấy công thức (2) phản ánh đầy đủ đặc điểm
của sản xuất tư bản, mọi loại tư bản đều vận động theo công thức ấy nên C.Mác đó
là công thức chung của tư bản.
b. Mâu thuẫn công thức chung của tư bản
Nhìn vào công thức chung của tư bản: T – H - T’ người ta lầm tưởng rằng cả
sản xuất và lưu thông đều tạo ra giá trị và giá trị thặng dư. Nhưng thực tế thì lưu
thông không tạo ra giá trị và giá trị thặng dư. Để khẳng định vần đề này ta xem xét
các trường hợp cụ thể trong trao đổi ngang giá và trao đổi không ngang giá.
Nếu mua bán ngang giá, thì chỉ có sự thay đổi hình thái từ tiền thành hàng và
ngược lại. Còn tổng số giá trị cũng như phần giá trị trong tay mỗi người tham gia
trao đổi trước sau vẫn không thay đổi.
Trong trường hợp trao đổi không ngang giá, nếu hàng hoá được bán cao hơn
giá trị thì người bán sẽ được lợi. Ngược lại, nếu bán thấp hơn giá trị thì người mua
sẽ được lợi. Nhưng trong nền sản xuất hàng hoá mỗi người vừa là người mua đồng

thời vừa là người bán, không thể chỉ có người bán mà không mua hoặc ngược lại.
Vì vậy, cái lợi mà họ thu được khi bán sẽ bù lại cái thiệt khi mua, nên tổng số giá
trị trong tay mỗi người vẫn không đổi.
Trong trường hợp có những kẻ chuyên mua rẻ bán đắt, thì tổng số giá trị trong
toàn xã hội cũng không hề tăng lên. Bởi vì, số giá trị mà những người này thu được
chẳng qua chỉ là sự lừa đảo, ăn chặn, đánh cắp số giá trị của người khác mà thôi.
Qua phân tích trên cho thấy lưu thông không tạo ra giá trị và giá trị thặng dư.
Nhưng rõ ràng, nếu không có lưu thông, tức là nếu tiền để trong tủ sắt và hàng hoá
để trong kho thì cũng không thể có được giá trị và giá trị thặng dư.


Như vậy, nhìn vào công thức chung của tư bản ta thấy giá trị thặng dư vừa
sinh ra trong quá trình lưu thông lại vừa không thể sinh ra trong quá trình ấy. Đó
chính là mâu thuẫn công thức chung của tư bản, C.Mác là người đầu tiên phát hiện
và phân tích, giải quyết mâu thuẫn đó bằng lý luận về hàng hoá sức lao động. Đây
chính là phát kiến vĩ đại đưa C.Mác vượt qua giới hạn của các nhà Kinh tế chính trị
Tư sản cổ điển.
2- Hàng hoá sức lao động
Thời gian: 20 phút
Phương pháp: Thuyết trình kết hợp nêu vấn đề đàm thoại
a. Sức lao động
Sức lao động là toàn bộ những năng lực (thể chất và trí tuệ) tồn tại trong một
con người, được người đó sử dụng vào sản quá trình xuất hàng hoá.
Sức lao động là cái có trước, còn lao động là quá trình diễn ra sau đó. Thực
chất, lao động chính là quá trình tiêu dùng sức lao động trong quá trình sản xuất ra
sản phẩm. Vì thế, người công nhân chỉ có thể bán sức lao động - cái anh ta có chứ
không thể bán lao động - cái anh ta chưa thể thực hiện trên thị trường khi trao đổi.
Mặt khác, cũng cần phân biệt việc mua bán sức lao động với mua bán bản
thân con người. Bởi vì, trong chủ nghĩa tư bản con người không phải là đối tượng
mua bán mà chỉ có sức lao động mới là đối tượng mua bán (thông qua chế độ làm

thuê). Hơn nữa, anh ta chỉ bán sức lao động trong một thời gian nhất định vì nếu
bán sức lao động trong thời gian không giới hạn người bán sức lao động sẽ trở
thành nô lệ.
Trong mọi xã hội sức lao động đều là yếu tố cơ bản của sản xuất. Tuy nhiên,
không phải ở bất cứ chế độ xã hội nào sức lao động cũng trở thành hàng hóa, sức
lao động chỉ trở thành hàng hoá khi có những điều kiện nhất định.
b. Điều kiện sức lao động trở thành hàng hoá
Sức lao động chỉ trở thành hàng hóa khi có hai điều kiện sau:
Một là, người lao động phải được tự do về thân thể, có quyền bán sức lao
động của mình cho người khác, mà không chịu sự ràng buộc của một yếu tố nào.
Hai là, người có sức lao động mất hết tư liệu sản xuất, con đường cuối cùng để
nuôi sống bản thân và gia đình anh ta là bán sức lao động của mình cho người khác.


Khi sức lao động trở thành hàng hóa thì hàng hóa sức lao động cũng có hai
thuộc tính như các hàng hóa khác.
c. Hai thuộc tính của hàng hoá sức lao động
Cũng như các hàng hóa khác, hàng hóa sức lao động có hai thuộc tính là giá
trị và giá trị sử dụng.
- Giá trị hàng hoá sức lao động là số lượng thời gian lao động xã hội cần
thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động. Giá trị hàng hoá sức lao động được
quy về giá trị của toàn bộ các tư liệu sinh hoạt cần thiết để sản xuất và tái sản xuất
sức lao động, để duy trì đời sống của người làm thuê và gia đình họ.
- Giá trị sử dụng hàng hoá sức lao động là công dụng của sức lao động dùng
để sử dụng vào quá trình lao động cho nhà tư bản. Giá trị sử dụng hàng hoá sức lao
động có điểm đặc biệt là trong quá trình lao động, sức lao động tạo ra một lượng
giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó. Phần lớn hơn đó chính là giá trị thặng dư bị
nhà tư bản chiếm đoạt. Đây là chìa khóa để Mác lý giải một cách khoa học mâu
thuẫn công thức chung của tư bản mà trước C.Mác chưa ai nhận thức được.
III. SẢN XUẤT HÀNG HÒA TƯ BẢN CHỦ NGHĨA LÀ SẢN XUẤT

RA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
Thời gian: 75 phút
Phương pháp: Thuyết trình kết hợp nêu vấn đề học nhóm và đàm thoại
1. Quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư
Thời gian: 25 phút (chuẩn bị 10 phút ; báo cáo 12 phút ; kết luận 3 phút)
Phương pháp: Học nhóm (hình thức tổ chức như lần trước)
Quan sát nghiên cứu ví dụ cho biết :
- Sau 4 giờ lao động đầu người công nhân đac bị bóc lột chưa
- Tại sao nhà TB buộc người công nhân làm việc 4 giờ tiếp theo
- tổng giá trị mà người công nhân tạo ra trong 8 giờ là bao nhiêu
- So sánh chi phí nhà tư bản bỏ ra và thu về
- Số trội ra được gọi là gì
Mục đích của sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa là sản xuất giá trị thặng dư.
Tuy nhiên, để sản xuất ra giá trị thặng dư trước hết nhà tư bản phải tổ chức sản xuất ra
những hàng hoá có giá trị sử dụng. Giá trị sử dụng là nội dung vật chất của hàng hoá,


là vật mang giá trị và giá trị thặng dư. Vì vậy, để hiểu được quá trình sản xuất giá trị
thặng dư ta nghiên cứu ví dụ cụ thể của nhà tư bản sản xuất sợi như sau:
Giả định để đạt được mục đích sản xuất ra giá trị thặng dư nhà tư bản sản
xuất sợi phải chuẩn bị và tiêu dùng các yếu tố trong quá trình sản xuất như sau:
Ví dụ : Giả sử để tạo ra 1 kg sợi nhà tư bản phải ứng ra số tiền:
20.000đ mua bông
3.000đ cho hao mòn máy móc
5.000đ mua sức lao động (làm việc trong 8h)
Tổng cộng 28.000đ
Giả định ngày làm việc của công nhân kéo dài 8 giờ, nếu chỉ trong 4 giờ
công nhân đã chuyển xong 1 kg bông thành 1 kg sợi thì giá trị 1kg sợi là:
20.00 + 3.000 + 5.000 = 28.000 (đồng)
Nếu đến đây người công nhân nghỉ thì anh ta không bị bóc lột. Song mục

đích của nhà tư bản chưa được thực hiện. Hơn nữa, nhà tư bản mua sức lao động
của người công nhân trong 8h, họ mới chỉ làm việc được 4h, do đó người công
nhân phải làm việc tiếp 4h còn lại. Trong 4h tiếp theo người công nhân tiếp tục
chuyển 1 kg bông thành 1 kg sợi, giá trị của một kg sợi sẽ là:
20.000 mua bông
3.000 cho hao mòn máy móc
5.000 mua sức lao động
Tổng cộng :
28.000 (đồng)
Tổng số tiền chi ra để có 2 kg sợi là:
Tiền mua bông
= 40.000đ
Hao mòn máy móc
= 6.000đ
Tiền lương công nhân
= 5.000đ
Tổng cộng
= 51.000đ
Giá trị sợi nhà tư bản thu được 28.000 x 2 = 56.000 (đồng). Vì vậy, nhà tư
bản thu được lượng giá trị thặng dư là: 56.000 – 51.000 = 5.000 (đồng).
Như vậy, ta có thể đi đến kết luận: giá trị thặng dư là giá trị mới do lao động của
công nhân tạo ra ngoài giá trị sức lao động, là kết quả lao động không công của công
nhân cho nhà tư bản. Theo Mác: Bí quyết của sự tăng thêm giá trị của tư bản quy lại là ở
chỗ tư bản chi phối được một số lượng lao động không công nhất định của người khác,
đó chính là bản chất bóc lột của tư bản đối với lao động làm thuê. Đến đây có thể đi đến
định nghĩa thứ hai về tư bản: tư bản là một quan hệ xã hội, hay nói cách khác nó


phản ánh quan hệ bóc lột của nhà tư bản đối với lao động làm thuê.
2. Tư bản bất biến và tư bản khả biến

Thời gian: 10 phút
Phương pháp: Thuyết trình kết hợp nêu vấn đề là chính
Để sản xuất nhà tư bản phải ứng tiền ra để mua tư liệu sản xuất và sức lao
động. C.Mác gọi đó là tư bản bất biến và tư bản khả biển.
- Tư bản bất biến, là bộ phận tư bản tồn tại giới dạng tư liệu sản xuất (ký
hiệu là c). Đặc điểm của bộ phận tư bản này là trong quá trình sản xuất, nó được lao
động của người công nhân chuyển dần hay chuyển một lúc vào trong sản phẩm
mới, lượng giá trị của nó không đổi. (chuyển dần như máy móc nhà xưởng,…
chuyển một lúc như nguyên liệu, nhiên liệu).
- Tư bản khả biến, là bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động của người
công nhân (ký hiệu là v). Đặc điểm của bộ phận tư bản này là quá trình sử dụng, nó
tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn lượng giá trị nhà tư bản bỏ ra mua nó ban đầu.
Đây chính là câu trả lời giá trị thặng dư do đâu mà có.
Nghiên cứu tư bản bất biến và tư bản khả biến lần nữa vạch rõ nguồn gốc của
giá trị thặng dư do tư bản khả biến tạo ra, là lao động của công nhân làm thuê sáng tạo
ra cho nhà tư bản. Đồng thời cũng cho chúng ta thấy được vai trò quan trọng không
thể thiếu của tư bản bất biến tồn tại dưới dạng máy móc, thiết bị nhà xưởng.
3 - Tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư
Thời gian: 5 phút
Phương pháp: Thuyết trình kết hợp nêu vấn đề là chính
a. Tỷ suất giá trị thặng dư
Tỷ suất giá trị thặng dư là tỷ lệ phần trăm giữa số lượng giá trị thặng dư với
tư bản khả biến (ký hiệu m’).
Công thức:

m
m’ =

x 100 %


v
Trong đó: m’ là tỷ suất giá trị thặng dư
m là giá trị thặng dư


v là tư bản khả biến
Tỷ suất giá trị thặng dư phản ánh mức độ, tính chất bóc lột của nhà tư bản
đối với lao động làm thuê.
b. Khối lượng giá trị thặng dư
- Khối lượng giá trị thặng dư là số lượng giá trị thặng dư mà nhà tư bản thu
được trong thời gian sản xuất nhất định.
- Công thức:
M = m’ . V = m / v . V
(V là tổng tư bản khả biến)
Khối lượng giá trị thặng dư nói lên quy mô bóc lột giá trị thặng dư của tư
bản đối với lao động làm thuê.
4 - Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
Thời gian: 15 phút
Phương pháp: Thuyết trình kết hợp nêu vấn đề là chính
a. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối
Giá trị thặng dư tuyệt đối, là giá trị thặng dư thu được do kéo dài thời gian
lao động vượt quá thời gian lao động tất yếu. Trong khi năng suất lao động và thời
gian lao động tất yếu không thay đổi.
Ví dụ: ngày lao động 8 giờ; thời gian tất yếu 4 giờ; thời gian thặng dư là 4 giờ,
Khi đó tỷ suất giá trị thặng dư là:
4 giờ
m’ =
x 100% = 100 %
4 giờ
Nếu kéo dài ngày lao động thêm 2 giờ nữa, mọi điều kiện khác không thay

đổi thì giá trị thặng dư tuyệt đối tăng lên là.
6 giờ
m’ =
x 100 % = 150 %
4 giờ
Tham vọng của nhà tư bản muốn kéo dài ngày lao động đến hết độ dài tự
nhiên của ngày. Nhưng việc kéo dài ngày lao động không thể vượt quá giới hạn
tâm sinh lý của công nhân (vì họ còn phải nghỉ ngơi để tái sản xuất sức lao động).
Mặt khác, ngày tự nhiên có giớ hạn xác định, hơn nữa công nhân luôn đấu tranh đòi
giảm giờ làm. Vì thế nhà tư bản phải tìm phương pháp khác, phương pháp sản xuất


giá trị thặng dư tương đối.
b. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối
Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được bằng cách rút ngắn thời
gian lao động tất yếu dựa vào việc hạ thấp giá trị sức lao động nhờ đó tăng thời gian
lao động thặng dư lên ngay trong điều kiện độ dài ngày lao động không đổi.
Ví dụ: ngày lao động 8 giờ; 4 giờ lao động tất yếu; 4 giờ lao động thặng dư.
Khi đó tỷ suất giá trị thặng dư sẽ là:
4 giờ
m’ =
x 100% = 100 %
4 giờ
Nếu giá trị sức lao động giảm đi 1 giờ, thời gian lao động tất yếu giảm đi còn
3 giờ, thời gian lao động thặng dư tăng lên 5 giờ và tỷ suất giá trị thặng dư khi đó
sẽ là:
5 giờ
m’ =

x 100 % = 160 %


3 giờ
Để hạ thấp giá trị sức lao động xuống nhà tư bản tìm cách giảm giá trị các tư
liệu sinh hoạt và dịch vụ cần thiết cho người công nhân bằng cách tăng năng suất
lao động xã hội trong các ngành sản xuất ra ra tư liệu sinh hoạt hoặc ở các ngành
sản xuất tư liệu sản xuất để chế tạo tư liệu sinh hoạt đó. Đây là phương pháp bóc
lột tinh vi thường được sử dụng phổ biến trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản phát
triển cao.
c. Giá trị thặng dư siêu ngạch
Gía trị thặng dư siêu ngạch là giá trị thăng dư thu được trội hơn giá trị thặng
dư bình thường, do năng xuất lao động cá biệt cao hơn năng xuất lao động xã hội.
Trong từng trường hợp cụ thể, giá trị thặng dư siêu ngạch là một hiện tượng
tạm thời, xuất hiện trong một thời gian nào đó, rồi do cạnh tranh lại bị san bằng.
Gía trị thặng dư siêu ngạch là động lực mạnh mẽ thúc đẩy các nhà tư bản cải
tiến kỹ thuật hoàn thiện công nghệ, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng xuất lao động.
5- Sản xuất giá trị thặng dư là quy luật tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản
Thời gian: 15 phút
Phương pháp: Thuyết trình kết hợp nêu vấn đề là chính


a. Nội dung quy luật
Sản xuất ngày càng nhiều giá trị thặng dư cho nhà tư bản trên cơ sở tăng
cường bóc lột lao động làm thuê dựa vào việc phát triển kinh tế, đổi mới công nghệ
và quản lý.
Nội dung quy luật giá trị thặng dư, thể hiện ở mục đích của nền sản xuất tư
bản chủ nghĩa là sản xuất ra ngày càng nhiều giá trị thặng dư. Mục đích đó phản
ánh bản chất bóc lột của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Nội dung quy luật giá trị thặng dư còn phản ánh phương tiện để đạt mục đích
của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là tăng cường bóc lột lao động làm thuê của
người công nhân.

Quy luật giá trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản.
Vì sản xuất giá trị thặng dư là mục đích duy nhất, là động lực cơ bản, quyết định sự
ra đời, tồn tại và phát triển cũng như quá trình diệt vong của chủ nghĩa tư bản.
b. Đặc điểm của sản xuất giá trị thặng dư ở các nước tư bản phát triển
hiện nay
Do máy móc hiện đại, công nghệ tiên tiến được sử dụng rộng rãi nên khối
lượng giá trị thặng dư được tạo ra nhiều hơn nhờ tăng năng suất lao động.
Cơ cấu lao động có sự biến đổi, lao động phức tạp tăng lên, lao động giản
đơn có xu hướng giảm xuống.
Sự bóc lột của các nước tư bản phát triển ngày càng mở rộng ra phạm vi
quốc tế dưới nhiều hình thức. Chính vì vậy, nghiên cứu, xem xét quá trình bóc lột
giá trị thặng dư hiện nay của chủ nghĩa tư bản đòi hỏi phải hết sức khoa học, không
được đơn giản, cứng nhắc.
6. Tiền công dưới chế độ tư bản chủ nghĩa
Thời gian: 15 phút
Phương pháp: Nêu vấn đề gợi mở là chính để người học giải quyết
a. Bản chất tiền công trong của nghĩa tư bản
Thời gian: 5 phút
Phương pháp: Nêu vấn đề gợi mở là chính để người học giải quyết
Theo quan điểm của C.Mác, tiền công là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng


hoá sức lao động, là giá cả của hàng hoá sức lao động.
Thế nhưng trong xã hội tư bản, tiền công lại thể hiện ra như là giá cả của lao
động bởi vì:
Thứ nhất, nhà tư bản trả tiền công cho công nhân sau khi công nhân đã hao
phí sức lao động để sản xuất ra hàng hoá.
Thứ hai, tiền công được trả theo thời gian (ngày, giờ, tuần, tháng) hoặc theo
số lượng hàng hoá đã được sản xuất. Từ đó nhìn bề ngoài dường như toàn bộ lao
động mà công nhân đã hao phí đều được nhà tư bản trả công đầy đủ chứ không có

sự bóc lột.
Thực ra, tiền công không phải là giá trị hay giá cả của lao động vì lao động
không phải là hàng hoá nên bản thân nó không có giá trị. Hơn nữa, cái mà nhà tư
bản mua của công nhân không phải là lao động mà là sức lao động, vì lao động chỉ
diễn ra sau khi sự mua bán giữa nhà tư bản và người công nhân được hoàn tất.
b. Hai hình thức cơ bản tiền công
Thời gian: 5 phút
Phương pháp: Nêu vấn đề gợi mở là chính để người học giải quyết
Dưới chủ nghĩa tư bản, tiền công được thể hiện dưới các hình thức cơ bản sau:
Tiền công tính theo thời gian, là hình thức tiền công mà số lượng của nó ít
hay nhiều tuỳ thuộc theo thời gian lao động của công nhân dài hay ngắn.
Tiền công tính theo sản phẩm, là hình thức tiền công mà số lượng của nó phụ
thuộc vào số lượng sản phẩm đã làm ra hoặc số lượng công việc đã hoàn thành
trong một thời gian nhất định.
Tuỳ theo tính chất lao động của công nhân mà nhà tư bản vận dụng hình thức
trả tiền công một cách linh hoạt nhằm kích thích sản xuất phát triển.
c. Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế
Thời gian: 5 phút
Phương pháp: Nêu vấn đề gợi mở là chính để người học giải quyết
Tiền công danh nghĩa, là số tiền mà người công nhân nhận được do bán sức
lao động của mình cho nhà tư bản. Tiền công được sử dụng để tái sản xuất ra sức
lao động, do đó nó phải được chuyển hoá thành tiền công thực tế.


Tiền công thực tế, là tiền công được biểu hiện bằng số lượng tư liệu tiêu
dùng và dịch vụ mà người công nhân mua được bằng tiền công danh nghĩa.
Tiền công danh nghĩa là giá cả của hàng hoá sức lao động, nó có thể tăng lên
hay hay giảm xuống tuỳ theo quan hệ cung cầu về hàng hoá sức lao động trên thị
trường. Trong một thời gian nào đó, tiền công danh nghĩa vẫn giữ nguyên nhưng
giá cả tư liệu tiêu dùng và dịch vụ tăng lên hay giảm xuống thì tiền công thực tế

cũng giảm xuống hay tăng lên.
IV. TÍCH LUỸ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA
Thời gian: 40 phút
Phương pháp: Nêu vấn đề nhóm giải quyết, giáo viên kết luận là chính
1. Thực chất của tích lũy tư bản và các yếu tố tác động đến quy mô tích lũy
Thời gian: 20 phút
Phương pháp: Nêu vấn đề nhóm thảo luận giải quyết giảng viên kết luận là
chính
a. Giá trị thặng dư – nguồn gốc của tích lũy tư bản
Tái sản xuất là tất yếu khách quan của xã hội loài người. Tái sản xuất có hai
hình thức chủ yếu là tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng.
Dưới chủ nghĩa tư bản, muốn tái sản xuất mở rộng, nhà tư bản phải sử dụng
một phần giá trị thặng dư để tăng thêm tư bản ứng trước.
Thực chất của tích lũy tư bản là sự chuyển hoá một phần giá trị thặng dư
thành tư bản hay việc sử dụng giá trị thặng dư làm tư bản. Động cơ của tích lũy tư
bản là mở rộng sản xuất, tăng quy mô bóc lột.
Như vậy, nguồn gốc của tích lũy tư bản là giá trị thặng dư – là lao động
không công của công nhân bị nhà tư bản chiếm đoạt. Nói cách khác, toàn bộ của
cải của giai cấp tư sản đều do lao động của giai cấp công nhân tạo ra.
b. Những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích luỹ tư bản
- Trình độ bóc lột giá trị thặng dư:
Thông thường, muốn tăng quy mô tích luỹ nhà tư bản phải đầu tư thêm máy
móc, thiết bị và thuê thêm lao động. Nhưng nhà tư bản có thể không tăng thêm
công nhân, mà bắt số công nhân hiện có tăng thêm một lượng lao động bằng cách
tăng thời gian hoặc cường độ lao động để tận dụng triệt để công suất của máy móc,


họ chỉ đầu tư thêm nguyên liệu tương ứng và có thể thu về lượng giá trị thặng dư
lớn hơn.
- Tăng năng suất lao động:

Năng suất lao động xã hội tăng lên, thì giá cả tư liệu sinh hoạt giảm làm cho
giá trị sức lao động giảm. Hệ quả tất yếu xảy ra: một là, với khối lượng giá trị thặng
dư nhất định, phần dành cho tích lũy có thể lấn sang phần tiêu dùng, trong khi sự
tiêu dùng của nhà tư bản không giảm mà vẫn có thể bằng hoặc cao hơn trước; hai
là, một lượng giá trị thặng dư nhất định dành cho tích lũy cũng có thể chuyển hóa
thành một khối lượng tư liệu sản xuất và sức lao động phụ thêm nhiều hơn trước.
- Chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng:
Tư bản sử dụng là khối lượng giá trị những tư liệu lao động mà toàn bộ qui
mô hiện vật của chúng đều hoạt động trong quá trình sản.
Tư bản tiêu dùng là phần giá trị những tư liệu lao động ấy được chuyển vào
sản phẩm theo từng chu kỳ sản xuất.
Nếu chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng càng lớn thì tiến bộ
của sản xuất càng lớn, năng suất lao động càng cao, khấu hao máy móc càng ít, chi
phí cho một đơn vị sản phẩm giảm xuống. Do đó, khối lượng giá trị thặng dư tăng,
qui mô tích luỹ tư bản cũng nhờ đó mà tăng lên.
- Đại lượng tư bản ứng trước:
Đại lượng tư bản ứng trước càng lớn thì qui mô tích luỹ tư bản càng lớn. Bởi
vì: trong công thức M = m’. V nếu m’ không đổi thì khối lượng giá trị thặng dư chỉ
có thể tăng khi tổng tư bản khả biến tăng. Tất nhiên, tư bản bất biến cũng phải tăng
lên theo quan hệ tỷ lệ nhất định. Do đó, muốn tăng khối lượng giá trị thặng dư phải
tăng quy mô tư bản ứng trước.
Đại lượng tư bản ứng trước càng lớn thì quy mô sản xuất càng được mở rộng
theo chiều rộng và theo chiều sâu.
Tóm lại, để nâng cao quy mô tích lũy tư bản, cần khai thác tốt nhất lực lượng
lao động xã hội, tăng năng suất lao động, sử dụng triệt để năng lực sản xuất của
máy móc thiết bị và tăng quy mô vốn đầu tư ban đầu.


2. Quy luật chung của tích luỹ tư bản
Thời gian: 20phút

Phương pháp: Nêu vấn đề nhóm thảo luận giải quyết giảng viên kết luận là
chính
a. Quá trình tích luỹ tư bản là quá trình tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản
Để hiểu rõ cấu tạo hữu cơ của tư bản cần phải nghiên cứu cấu tạo kỹ thuật và
cấu tạo giá trị của tư bản.
Cấu tạo kỹ thuật của tư bản là tỷ lệ giữa khối lượng tư liệu sản xuất với số
lao động cần thiết để sử dụng các tư liệu sản xuất đó.
Cấu tạo giá trị của tư bản là tỷ lệ theo đó tư bản phân thành tư bản bất biến
và tư bản khả biến cần thiết để tiến hành sản xuất.
Cấu tạo hữu cơ của tư bản là cấu tạo giá trị của tư bản do cấu tạo kỹ thuật
quyết định và phản ánh sự thay đổi của cấu tạo kỹ thuật của tư bản.
Cấu tạo hữu cơ của tư bản ngày càng tăng biểu hiện: tư bản bất biến tăng
nhanh hơn tư bản khả biến, tư bản bất biến tăng tuyệt đối và tương đối, còn tư bản
khả biến thì có thể tăng tuyệt đối nhưng giảm đi tương đối. Do đó, quá trình tích
luỹ tư bản càng tăng thì hậu quả của nó sẽ dẫn đến thất nghiệp ngày càng tăng.
b. Quá trình tích luỹ tư bản là quá trình tích tụ và tập trung tư bản ngày
càng tăng
Tích tụ tư bản và tập trung tư bản là quy luật phát triển của nền sản xuất tư
bản chủ nghĩa. Tích tụ tư bản là việc tăng quy mô tư bản cá biệt bằng tích luỹ của
từng nhà tư bản riêng rẽ. Tích tụ tư bản một mặt là yêu cầu khách quan của việc mở
rộng sản xuấ, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật. Mặt khác, khối lượng giá trị thặng dư tăng
thêm lại tạo khả năng hiện thực cho tích tụ tư bản mạnh hơn.
Tập trung tư bản là sự hợp nhất một số tư bản nhỏ thành một tư bản cá biệt
lớn. Đây là sự tập trung những tư bản đã hình thành, là sự thủ tiêu tính độc lập
riêng biệt của chúng, là việc biến nhiều tư bản nhỏ thành một số ít tư bản lớn hơn.
Tích tụ tư bản làm cho tư bản cá biệt tăng lên, và tổng tư bản xã hội cũng
tăng theo. Còn tập trung tư bản chỉ làm tăng quy mô của tư bản cá biệt nhưng quy
mô của tổng tư bản xã hội vẫn như cũ.



Quá trình tích tụ và tập trung tư bản ngàng càng tăng, nền sản xuất tư bản
chủ nghĩa trở thành nền sản xuất xã hội hoá cao, làm cho mâu thuẫn kinh tế cơ bản
của chủ nghĩa tư bản ngày càng sâu sắc.
c. Quá trình tích luỹ tư bản là quá trình bần cùng hoá giai cấp vô sản
Do Cấu tạo hữu cơ của tư bản ngày càng tăng gây ra nạn nhân khẩu thừa
tương đối (Thông thường có 3 hình thái tồn tại của nhân khẩu thừa).
Thừa nhân khẩu lưu động, là loại lao động bị sa thải ở xí nghiệp này nhưng
lại tìm được việc làm ở xí nghiệp khác.
Thừa nhân khẩu tiềm năng, là nhân khẩu thừa trong nông nghiệp - đó là
những người nghèo ở nông thôn, thiếu việc làm và cũng không thể tìm được việc
làm trong công nghiệp phải sống vất vưởng.
Nhân khẩu thừa ngưng trệ, là những người hầu như thường xuyên thất
nghiệp, thỉnh thoảng mới tìm được việc làm tạm thời với tiền công rẻ mạt sống lang
thang, cơ nhỡ, tạo thành lớp đáy của xã hội.
Nạn thất nghiệp đã dẫn giai cấp công nhân đến bần cùng hoá. Bần cùng hoá
có hai dạng:
Bần cùng hoá tuyệt đối, biểu hiện ở mức sống bị giảm sút, sự giảm sút này
xảy ra không chỉ trong trường hợp tiêu dùng cá nhân bị giảm sút một cách tuyệt
đối, mà cả khi tiêu dùng cá nhân tăng lên nhưng mức tăng không theo kịp mức tăng
của nhu cầu do chi phí sức lao động nhiều hơn nhiều hơn.
Bần cùng hoá tương đối, biểu hiện ở tỷ lệ thu nhập của giai cấp công nhân
trong thu nhập quốc dân ngày càng giảm còn tỷ lệ thu nhập của giai cấp tư sản
ngày càng tăng. Mức thu nhập tương đối của giai cấp công nhân có thể tăng hơn
trước nhưng mức tăng thu nhập của giai cấp tư sản còn tăng hơn nhiều nên thu
nhập tương đối của giai cấp công nhân lại bị giảm xuống.
Bần cùng hoá là một xu hướng, bên cạnh đó còn nhiều xu hướng khác. Xu
hướng bần cùng hoá của giai cấp công nhân làm cho mâu thuẫn xã hội trong xã hội
tư bản ngày càng gay gắt hơn.
5. giao nhiệm vụ nghiên cứu:



1. Điều kiện, nguyên nhân, đặc điểm nền sản xuất tư bản chủ nghĩa?
2. Phân tích làm rõ mâu thuẫn công thức chung tư bản?
3. So sánh thuộc tính của hàng hóa sức lao động với thuộc tính cúa hàng hóa?
4. Tại sao nói sản xuất tư bản chủ nghĩa là quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư?
5. Tích lũy tư bản, nhân tố ảnh hưởng quy mô tích lũy, quy luật chung của tích lũy?
6. Rút kinh nghiệm:



×