Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

BÀI GIẢNG CHI TIẾT KINH tế CHÍNH TRỊ sự HÌNH THÀNH, đối TƯỢNG và PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu của KINH tế CHÍNH TRỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.4 KB, 13 trang )

CHUYÊN ĐỀ
SỰ HÌNH THÀNH VÀ ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ
1.Mục đích, yêu cầu:
Nhằm chỉ rõ cho người học về đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên
cứu, chức năng nghiên cứu của kinh tế chính trị làm cơ sở cho việc nghiên cứu
kinh tế chính trị Mác – lênin và đường lối quan điểm của Đảng CSVN về phát
triển kinh tế hiện nay; đồng thời chống lại các quan điểm phản động nhằm bảo
vệ học thuyết Mác nói chung và học thuyết kinh tế chính trị học Mác nói riêng.
Nắm chắc đối tượng, phương pháp, chức năng nghiên cứu của kinh tế chính
trị Mác - Lê nin làm cơ sở nghiên cứu từng bài của môn học.
Trong quá trình nghiên cứu phải có tài liệu (yêu cầu bắt buộc), tập trung
cao độ, nghe kết hợp trao đổi và ghi những nội dung chính để làm cơ sở nghiên
cứu
2.Thời gian: 2 tiết
3.Vật chất, tài liệu: Giáo trình kinh tế chính trị Mác Lênin. Nxb CTQG
dùng cho đối tượng không chuyên về kinh tế – quản trị kinh doanh. Tập giáo
trình tài liệu Khoa Lí luận Mác Lênin biên soạn .
Tham khảo: Giáo trình kinh tế chính trị Mác Lênin. Nxb CTQG dùng cho
chuyên về kinh tế – quản trị kinh doanh.
4.Nội dung Phương pháp:
Nội dung: 2 phần lớn, trọng tâm phần II, trọng điểm phần 2 của phần II
Phương pháp: Thuyết trình kết hợp nêu vấn đề, đàm thoại là chính
Phương pháp học: kết hợp nghe, ghi theo ý hiểu; giải quyết vấn đề giáo
viên đặt ra
I. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ HỌC
Thời gian: 30 phút
Phương pháp: Thể hiện từng phần
1. Kinh tế chính trị, sự hình thành và phát triển của khoa học Kinh tế
chính trị
Thời gian: 20 phút


Phương pháp: Nêu vấn đề đàm thoại kết hợp thuyết trình
a. Kinh tế chính trị học
b. Sự hình thành và phát triển của khoa học KTCT
Kinh tế chính trị học ra đời giai đoạn nào; đại biểu tiêu biểu và tư
tưởngkinh tế của học thuyết?
Kinh tế chính trị học ra đồi từ rất sớm được đánh dấu từ học thuyết trọng


thương (thế kỷ XV – XVI), Trọng nông ( giữa thế kỷ XVIII), Tư sản cổ điển
(cuối thế kỷ XVIII)
- Học thuyết trọng thương
+ Thời gian và hoàn cảnh ra đời
Chủ nghĩa trọng thương ra đời từ thế kỷ XV, tồn tại đến thế kỷ XVII và nửa đầu
thế kỷ XVIII. Chủ nghĩa trọng thương xuất hiện trong điều kiện, hoàn cảnh sau:
Chủ nghĩa trong thương xuất hiện trong điều kiện kinh tế hàng hoá đã phát
triển tương đối mạnh, gắn liền với quá trình chuyển hoá của các nước Tây Âu từ
nền kinh tế phong kiến sang nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Lúc đó, thị trường
trong nước ở khu vực này được mở rộng, tầng lớp thương nhân tăng cường thế
lực kinh tế và dần dần trở thành bá chủ trong xã hội.
Những phát kiến lớn về địa lý của thế kỷ XV – XVI như việc tìm ra châu
Mỹ, đi vòng qua châu Phi tới châu Á tạo ra khả năng mở rộng thị trường, xâm
chiếm thuộc địa, khả năng làm giàu nhanh chóng cho các nước Tây Âu (tìm ra
các mỏ vàng, bạc ở châu Mỹ, biến người bản xứ thành nô lệ, cướp bóc thuộc địa
vv…). Thời kỳ này ưu thế thương nghiệp lớn hơn công nghiệp.
Đây cũng là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của nhiều khoa học tự nhiên (cơ
học, thiên văn, địa lý …), gắn liền với tên tuổi của Cô-Péc-Níc; Ga-Li-Lê và
xuất hiện phong trào phục hưng chống lại tư tưởng đen tối thời kỳ trung cổ, chủ
nghĩa duy vật chống lại các thuyết duy tâm của nhà thờ.
Trong điều kiện đó, chủ nghĩa trọng thương đã ra đời và phát triển mạnh mẽ
cùng với sự lớn mạnh của giai cấp tư sản dần dần chiếm vị trí trung tâm của xã hội.

Họ cần có hệ tư tưởng, lý luận để bảo vệ lợi ích của mình. Học thuyết trọng thương
ra đời trong điều kiện đó và được coi là tư tưởng kinh tế sơ khai của giai cấp tư sản.
+ Tư tưởng kinh tế cơ bản và các đại biểu của chủ nghĩa trọng thương
Một số tư tưởng cơ bản:
Coi tiền là nội dung căn bản của mọi của cải, là tài sản thực sự của một quốc
gia, là biểu hiện của sự giàu có. Tiền có được là nhờ buôn bán, đặc biệt là ngoại
thương; tiền là một vị thần có thể thay hình đổi dạng để biến thành bất cứ thứ gì
ta muốn. Sự làm giàu cho mỗi quốc gia, chung quy là tích luỹ nhiều tiền (vàng,
bạc). Mọi hoạt động kinh tế đều phải hướng vào việc thu hút nhiều vàng bạc,
phải dùng nhiều biện pháp hữu hiệu để thu hút nhiều vàng bạc vào trong nước.


Sử dụng quyền lực nhà nước để phát triển kinh tế, “điều hướng” và “gia
tăng hiệu năng” nền kinh tế.
Đa số các biện pháp chủ nghĩa trọng thương đề xướng đều dựa vào bạo lực
và cần có quyền lực của bộ máy nhà nước mới có thể thực hiện được việc điều
tiết lưu thông tiền tệ, khống chế thị trường trong nước, khuyến khích và bảo trợ
các công trường thủ công, phát triển hàng hải, thuỷ quân để cướp bóc thuộc địa,
thực hành chiến tranh thương mại.
Các đại biểu tiêu biểu:
Chủ nghĩa trong thương xuất hiện ở hầu hết các nước Tây Âu, nhưng phát
triển mạnh nhất ở Anh, Pháp, Tây Ban Nha với các đại biểu như: A.Mông-CrêChiên (1575-1629), Côn-Be (1619-1683)... (Pháp); Tô Mát Mun (1571-1641),
Uy-li-am Sta-phot (1554-1612)…( Anh); Uxta -ni-xơ, Un loa …( Tây Ban Nha).
+ Những cống hiến và hạn chế
Những cống hiến:
Chủ nghĩa trọng thương lần đầu tiên trong lịch sử đã cố gắng nhận thức và
giải thích các hiện tượng kinh tế bằng lý luận, biết sử dụng các phương pháp
khoa học như: toán học, thống kê, lịch sử để nghiên cứu; mở ra kỷ nguyên mới
cho việc nghiên cứu, nhận thức các vấn đề kinh tế.
Những hạn chế:

Các thành tựu lý luận thu được còn ít ỏi, việc giải thích các vấn đề kinh tế
còn đơn giản.
Chủ nghĩa trọng thương mới chỉ nêu ra những quy tắc, cương lĩnh dựa trên
sự mô tả bề ngoài, nhưng chưa tìm ra các quy luật phản ánh bản chất các hiện
tượng kinh tế.
Họ là người đầu tiên đưa ra định nghĩa tư bản là tiền đẻ ra tiền, nhưng chưa
hiểu bản chất của tư bản và tiền tệ.
Tầm nhìn của họ còn phiến diện, dừng lại ở lĩnh vực lưu thông, chưa nghiên cứu
lĩnh vực sản xuất; tư duy kinh tế của họ còn in đậm dấu ấn của chủ nghĩa kinh nghiệm.
Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đã làm cho những luận điểm của chủ nghĩa trọng
thương trở lên lỗi thời. Vì sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, cách thức chủ yếu để tăng
thêm của cải không đơn thuần là tích luỹ tiền tệ mà là tái sản xuất mở rộng tư bản. Trung
tâm chú ý của các nhà kinh tế học ngày càng chuyển từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực
sản xuất, do đó chủ nghĩa trọng thương phải nhường chỗ cho chủ nghĩa trọng nông.


- Chủ nghĩa trọng nông
+ Thời gian và hoàn cảnh ra đời
Chủ nghĩa trọng nông xuất hiện trong thời kỳ chuyển từ chế độ phong kiến
sang chế độ tư bản chủ nghĩa, nhưng ở giai đoạn kinh tế phát triển cao hơn, trưởng
thành hơn, vào giữa thế kỷ XVIII. Chủ nghĩa trọng nông ra đời trong điều kiện sau:
Chủ nghĩa trọng nông phát triển chủ yếu ở Pháp vào nửa đầu thế kỷ XVIII,
khi nền kinh tế khủng hoảng và suy thoái, công nghiệp không tăng, giao thông
khó khăn, thương nghiệp trì trệ; nông nghiệp là ngành sản xuất quan trọng rơi
vào tình trạng suy sụp. Quý tộc, tăng lữ là các giai cấp ăn bám chiếm hầu hết
ruộng đất. Nông dân trực tiếp làm ra của cải vật chất bị bần cùng, khốn khổ với
những lao động phục dịch và cống nạp nặng nề. Trung tâm mâu thuẫn của nước
Pháp ở giai đoạn này tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp.
+ Tư tưởng kinh tế cơ bản và các đại biểu
Tư tưởng kinh tế cơ bản:

Chủ nghĩa trọng nông coi một quốc gia cường thịnh phải là dân chúng có
của cải dồi dào, trước hết là lương thực, thực phẩm để thoả mãn các nhu cầu của
đời sống thường ngày. Họ quan niệm rằng, chỉ có nông nghiệp mới tạo ra sản
phẩm ròng. Vì nông nghiệp là lĩnh vực được hưởng sự trợ giúp đắc lực của tự
nhiên (mưa, nắng, thời tiết, khí hậu, độ màu mỡ đất đai…), trong thiên nhiên đã
có sự sắp xếp hoàn hảo như: (đêm, ngày, bốn mùa, đất đai, sông nước). P.Kênê
cho rằng: đất đai là mẹ, lao động là cha của mọi của cải vật chất.
Họ ủng hộ sự thống trị của sở hữu tư nhân; đề nghị chỉ thu thuế từ sản phẩm
ròng, phải khuyến khích, tạo điều kiện phát triển nông nghiệp.
Họ phân tích tư bản cố định và tư bản lưu động và đưa ra phạm trù tái sản
xuất, sơ đồ tái sản xuất. Sau này Mác kế thừa, phát triển phương pháp trừu
tượng hoá trong biểu kinh tế của P.Kênê.
Đại biểu của chủ nghĩa trọng nông: P.Kênê (1694 – 1774), Tuyếc gô (1727 – 1781)
là các nhà kinh tế học người Pháp.
+ Những ưu điểm và hạn chế
Những ưu điểm:
Chủ nghĩa trọng nông đã đạt được những thành tựu trong lĩnh vực phát triển
tư tưởng kinh tế mang tính khoa học, cụ thể là:


Chuyển sự nghiên cứu từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất, tìm nguồn gốc của
cải, nguồn gốc sự giàu có của xã hội là thu nhập trong lĩnh vực sản xuất vật chất.
Phân tích một cách khoa học về tái sản xuất.
Đã chứng minh lưu thông không tạo ra giá trị, hàng hoá có giá trị trước khi
đem trao đổi, trao đổi chỉ làm thay đổi hình thái của giá trị.
Những hạn chế:
Quan niệm về sản xuất còn hạn chế, chỉ coi nông nghiệp là ngành sản xuất
duy nhất, không thấy vai trò quan trọng của công nghiệp.
Chưa thấy vai trò của lưu thông trong một thể thống nhất với sản xuất, phủ nhận lợi
nhuận thương nghiệp - coi lưu thông trái với quy luật trao đổi, không thấy được vai trò

của ngoại thương đối với sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản.
Tuy cố gắng nghiên cứu các mối liên hệ bên trong của các hiện tượng kinh tế
trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, nhưng lại chưa phân tích được các khái niệm,
phạm trù, cơ sở lý luận (hàng hoá, tiền tệ, giá trị, lợi nhuận…). C.Mác đánh giá học
thuyết trọng nông: “ mưu toan xây dựng lâu đài khoa học của mình từ trên nóc”.
- Kinh tế chính trị tư sản cổ điển
+ Hoàn cảnh ra đời
Kinh tế học chính trị tư sản cổ điển ra đời vào cuối thế kỷ XVIII ở Châu
Âu, trong thời kỳ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đang hình thành, nền
kinh tế chịu sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp với sự xuất hiện của
máy móc và kỹ thuật mới. Sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất tư bản chủ nghĩa
trong nông nghiệp, sự cạnh tranh gay gắt trong sản xuất kinh doanh, sự mất cân
đối trong quá trình tái sản xuất... Tất cả những vấn đề đó đòi hỏi giai cấp tư sản
đang lên phải nhận thức và có giải pháp phát triển kinh tế phù hợp. Vì vậy, kinh
tế chính trị tư sản cổ điển ra đời và phát triển.
+ Tư tưởng kinh tế cơ bản và các đại biểu
Tư tưởng kinh tế cơ bản:
Quan niệm về đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị là nghiên cứu
nguồn gốc, bản chất của của cải, sự giàu có của quốc gia và sự phân phối của cải
giữa các tầng lớp xã hội.
Khẳng định lao động sản xuất là nguồn gốc của giá trị hàng hoá, còn lợi
nhuận, lợi tức, địa tô là những khoản khấu trừ vào sản phẩm của lao động hay


vào giá trị của những sản phẩm đó.
Đưa ra được hệ thống khái niệm, phạm trù, lý luận có giá trị khoa học về:
tiền tệ; tư bản; thu nhập, tiền lương, lợi nhuận và địa tô; tái sản xuất; cơ chế kinh
tế; lý thuyết về “lợi thế so sánh”; lý thuyết về thuế khoá…
Các đại biểu:
U.Pétty (1623 – 1687); Ađam Xmít (1723 – 1790); Đavit Ricácđô (17721823). U.Pétty được mệnh danh là người sáng lập ra kinh tế học tư sản cổ điển;

Ađam Xmít là nhà kinh tế của thời kỳ công trường thủ công; Đavit Ricácđô là
nhà kinh tế của thời đại công nghiệp cơ khí của chủ nghĩa tư bản, là đỉnh cao lý
luận của kinh tế chính trị tư sản cổ điển.
+ Đánh giá chung về khoa kinh tế chính trị học tư sản cổ điển
Theo C.Mác, tuy kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh còn có những hạn chế nhất
định, song đây là bước ngoặt lịch sử trong quá trình phát triển các học thuyết kinh tế;
đã biết hướng sự nghiên cứu vào quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa, bản chất của
quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa và tìm các quy luật vận động của nền kinh tế tư
bản.
Lần đầu tiên trong lịch sử đã áp dụng phương pháp nghiên cứu mới –
phương pháp trừu tượng hoá khoa học. Bởi vậy, đã làm cho kinh tế chính trị
thực sự trở thành môn khoa học và là tiền đề lý luận của học thuyết kinh tế chính
trị của Mác. Theo C.Mác, Đavit Ricácđô đã đạt tới đỉnh cao nhất của trường
phái này, trong nhiều vấn đề ông đã tiến gần nhất tới chân lý.
Tuy nhiên, do hạn chế bởi lập trường giai cấp nên các vấn đề lý luận kinh tế đề
cập không được lý giải một cách triệt để và khoa học. Họ đã đồng nhất sản xuất tư
bản chủ nghĩa với sản xuất nói chung; coi chủ nghĩa tư bản là vĩnh cửu; coi các đặc
điểm của chủ nghĩa tư bản là thuộc tính chung của mọi giai đoạn phát triển của xã
hôi loài người, các quy luật kinh tế trong chủ nghĩa tư bản là quy luật tuyệt đối vốn
có của xã hội.
2. Kinh tế chính trị Mác – Ănghen và sự phát triển của Lênin
Thời gian: 10 phút
Phương pháp: Đàm thoại
a. C.Mác –P. Ănghen và cuộc cách mạng trong kinh tế chính trị
- Hoàn cảnh ra đời:
Học thuyết kinh tế C.Mác ra đời vào giữa thế kỷ XIX. Đây là thời kỳ giai cấp tư sản
đã giành được chính quyền, đang hoàn thành cuộc cách mạng công nghiệp và củng cố


thắng lợi của mình. Trong xã hội tư bản đã bắt đầu bộc lộ những mâu thuẫn đối kháng,

những cuộc khủng hoảng kinh tế chu kỳ của chủ nghĩa tư bản đã xuất hiện.
Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, phong trào đấu tranh của giai
cấp vô sản cũng phát triển cả về số lượng và chất lượng, từng bước hình thành ý
thức hệ của mình và bắt đầu cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản.
- Nội dung tư tưởng:
Học thuyết kinh tế chính trị của C.Mác đã kế thừa có phê phán các yếu tố
khoa học trong kinh tế chính trị tư sản cổ điển, đấu tranh với các quan điểm sai
trái của các trường phái kinh tế trước đó.
Học thuyết kinh tế chính trị do C.Mác - P.Ănghen sáng lập có sự thống nhất
giữa tính khoa học và tính cách mạng, là cuộc cách mạng trong khoa học kinh tế
chính trị vì nó dựa trên phương pháp biện chứng duy vật, công khai lập trường của
giai cấp công nhân. Lần đầu tiên trong lịch sử, C.Mác đã xây dựng thành công học
thuyết giá trị thăng dư - hòn đá tảng trong học thuyết kinh tế của C.Mác.
C.Mác đã vận dụng phép biện chứng duy vật vào nghiên cứu lịch sử xã hội bắt
đầu từ các phạm trù kinh tế, vạch ra sự tác động qua lại giữa lực lượng sản xuất và
quan hệ sản xuất, cơ sở của sự phát triển xã hội; nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ
thống các quy luật kinh tế chi phối sự vận động của phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa, chỉ ra quan hệ giữa người với người ẩn náu sau quan hệ giữa vật với vật trong
quá trình sản xuất hàng hoá nói chung, sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa nói riêng;
phân biệt rõ sức lao động với lao động, tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng
hoá; hoàn thiện lý luận giá trị, làm rõ nguồn gốc và bản chất của tiền tệ, nội dung quy
luật giá trị; phân tích bản chất, quy luật giá trị thặng dư, tích luỹ tư bản.
C.Mác chỉ rõ những tiến bộ cũng như hạn chế của phương thức sản xuất tư
bản chủ nghĩa, vạch rõ những mâu thuẫn, rút ra địa vị lịch sử và dự báo tính tất
yếu diệt vong của chủ nghĩa tư bản. Dự báo sự tất yếu ra đời một phương thức
sản xuất mới tiến bộ hơn đó là phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa.
b. Sự phát triển của V.I.Lênin
V.I.Lênin bảo vệ và phát triển Học thuyết kinh tế của C.Mác vào cuối thế kỷ
XIX, đầu thế kỷ XX, khi tình hình cách mạng vô sản ở nước Nga đã chín muồi,
các trào lưu cơ hội, xét lại đang phục hồi, đặc biệt là sự phân hoá của Quốc tế II.

- Nội dung tư tưởng:
V.I. Lênin đấu tranh với phái Dân tuý Nga, các trào lưu cơ hội trong phong


trào công nhân để bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác và phát triển học
thuyết kinh tế chính trị của C.Mác; xây dựng lý luận về chủ nghĩa đế quốc, chỉ
rõ sự phát triển không đều của của chủ nghĩa tư bản dẫn đến khả năng thắng lợi
của cách mạng vô sản cũng không đều nhau; vận dụng và phát triển lý luận của
C.Mác về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và là người đầu tiên đưa lý luận
chủ nghĩa Mác vào thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga. Đặc biệt,
đã chỉ rõ nhiệm vụ của thời kỳ quá độ, đề ra chính sách kinh tế mới, phác hoạ
những nét cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước Nga Xô Viết.
II. KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN
Thời gian: 50 phút
Phương pháp: Thuyết trình kết hợp nêu vấn đề đàm thoại là chính
1. Đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác - Lênin
Thời gian: 15 phút
Phương pháp: Thuyết trình kết hợp nêu vấn đề là chính
Quan điểm của C.Mác về đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị dựa
trên quan điểm duy vật lịch sử. Trong tác phẩm “Góp phần phê phán khoa kinh
tế chính trị”, C.Mác chỉ ra rằng: đối tượng của bản nghiên cứu này là nghiên
cứa nền sản xuất vật chất, nhưng kinh tế chính trị học không phải là kỹ thuật
học, cũng không phải là sản xuất của những cá nhân riêng lẻ, mà là nền sản xuất
có tính xã hội. Đến bộ “Tư bản”, C.Mác nhấn mạnh đối tượng nghiên cứu của
tôi là phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và những quan hệ sản xuất và trao
đổi thích ứng với phương thức sản xuất ấy, mục đích cuối cùng của tác phẩm
này là tìm ra quy luật vận động kinh tế của xã hội hiện đại.
Như vậy, đối tượng kinh nghiên cứu của kinh tế chính trị phải hiểu trên hai
nghĩa: rộng và hẹp. Theo nghĩa rộng, là nghiên cứu các phương thức sản xuất
tìm ra quy luật kinh tế chi phối sự vận động của các chế độ kinh tế - xã hội trong

lịch sử. Theo nghĩa hẹp, đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác - Lênin
là nghiên cứu một phương thức sản xuất nhất định, tìm ra quy luật kinh tế riêng
có của phương thức sản xuất ấy. Bởi vậy, không có cùng một môn kinh tế chính
trị duy nhất cho mọi nước, mọi thời đại lịch sử.
Với quan niệm như trên, chúng ta có thể hiểu đối tượng nhiên cứu của
kinh tế chính trị Mác - Lênin là nghiên cứu quan hệ sản xuất trong sự tác


động qua lại với lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng.
Nghiên cứu quan hệ sản xuất trên cả ba mặt và bốn khâu của quá trình sản xuất.
Quan hệ sản xuất mà kinh tế chính trị Mác - Lênin nghiên cứu là các quan hệ sản
xuất của đời sống hiện thực, mang tính hệ thống, toàn vẹn của một phương thức sản
xuất nhất định chứ không phải là các quan hệ sản xuất hư vô, do tưởng tượng, thoát ly
thực tiễn.
Nghiên cứu quan hệ sản xuất trong mối quan hệ biện chứng với lực lượng
sản xuất. Nghiên cứu lực lượng sản xuất để làm rõ tính quy luật của trình độ và tính
chất của lực lượng sản xuất quy định nội dung, hình thức biểu hiện của quan hệ sản
xuất và sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất.
Nghiên cứu quan hệ sản xuất trong mối quan hệ biện chứng với kiến trúc
thượng tầng. Nghiên cứu kiến trúc thượng tầng ở những khía cạnh nhất định
nhằm làm rõ sự tác động qua lại của kiến trúc thượng tầng với kinh tế. Đặc biệt,
làm rõ vai trò to lớn của nhà nước đối với việc bảo vệ và phát triển các quan hệ
sản xuất nói riêng và phát triển kinh tế nói chung, nhất là vai trò của nhà nước
trong nền kinh tế thị trường hiện đại.
Nghiên cứu quan hệ sản xuất nhưng không dừng lại ở việc mô tả hiện tượng
bên ngoài, mà đi sâu nghiên cứu các quy luật kinh tế, các hiện tượng, các quá
trình kinh tế trong một phương thức sản xuất nhất định thông qua hệ thống các
khái niệm, phạm trù kinh tế.
Mục đích của việc nghiên cứu là tìm ra bản chất của các hiện tượng và quá
trình kinh tế, phát hiện ra các phạm trù, quy luật kinh tế ở các giai đoạn phát

triển nhất định của xã hội loài người.
Các phạm trù kinh tế là những khái niệm phản ánh bản chất của những hiện
tượng kinh tế như hàng hoá, tiền tệ, giá trị, giá cả…
Quy luật kinh tế phản ánh những mối liên hệ tất yếu, bản chất, thường xuyên
lặp đi lặp lại của các hiện tượng và quá trình kinh tế. Trong mỗi phương thức
sản xuất thường có ba loại quy luật kinh tế: các quy luật kinh tế chung tồn tại
trong mọi phương thức sản xuất, các quy luật kinh tế chung tồn tại trong một số
phương thức sản xuất, các quy luật kinh tế đặc thù của mỗi phương thức sản
xuất. Trong đó, quy luật kinh tế cơ bản phản ánh bản chất và quy định xu hướng
vận động của phương thức sản xuất đó.


2. Phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác - Lênin
Thời gian: 15 phút
Phương pháp: Nêu vấn đề đàm thoại là chính
a. Phương pháp duy vật biện chứng
Phương pháp luận duy vật biện chứng là phương pháp cơ bản của chủ nghĩa
Mác - Lênin được sử dụng đối nhiều môn khoa học trong đó có kinh tế chính trị.
Phương pháp này đòi hỏi: khi xem xét các hiện tượng và quá trình kinh tế phải
đặt trong mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau, thường xuyên vận động và phát
triển không ngừng, chứ không phải là bất biến.
Quá trình từ tích luỹ về lượng dẫn đến những biến đổi về chất; phép biện chứng
duy vật coi nguồn gốc của sự phát triển là sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối
lập; phép biện chứng duy vật cũng đòi hỏi khi xem xét các hiện tượng và quá trình
kinh tế phải giắn liền với điều kiện và hoàn cảnh lịch sử cụ thể.
b. Phương pháp trừu tượng hoá khoa học
Phương pháp trừu tượng hoá khoa học của kinh tế chính trị Mác - Lênin là việc
áp dụng phương pháp duy vật biện chứng vào nghiên cứu các vấn đề kinh tế.
Phương pháp trừu tượng hoá khoa học đòi hỏi phải xuất phát từ hiện thực
kinh tế - xã hội khách quan để tư duy, tưởng tượng, hình dung ra cái bản chất

bên trong của sự vật hiện tượng kinh tế, song không phải là sự tưởng tượng vô
căn cứ mà là sự phản ánh những mối quan hệ kinh tế hiện thực.
Phương pháp trừu tượng hoá khoa học cũng đòi hỏi quá trình nghiên cứu
phải loại bỏ những cái đơn nhất, ngẫu nhiên, tạm thời để nắm lấy cái bản chất tất
yếu của các hiện tượng và quá trình kinh tế trong quá trình nghiên cứu.
c. Phương pháp đi từ giản đơn đến phức tạp
Các quan hệ sản xuất xã hội luôn biến đổi và phát triển không ngừng. Quá
trình kinh tế phát triển vừa tuần tự vừa quan hệ phụ thuộc lẫn nhau nên kinh tế
chính trị Mác - Lênin nghiên cứu các phạm trù kinh tế phải theo trình tự phát
triển của nó từ thấp đến cao, từ giản đơn đến phức tạp.
Trong nghiên cứu các quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, C.Mác đi từ sản
xuất hàng hoá giản đơn đến các hình thức phức tạp hơn là sản xuất hàng hoá tư
bản chủ nghĩa, hoặc từ giá trị đến giá trị thặng dư và các hình thái cụ thể của nó;
từ tiền tệ là vật ngang giá chung đến tiền tệ là tư bản…
d. Kết hợp chặt chẽ giữa lôgic và lịch sử


Kinh tế chính trị Mác - Lênin phản ánh sự phát triển kinh tế của xã hội trong
các quá trình lịch sử kế tiếp nhau, nhưng nó không phải là sự sao chép quá trình
lịch sử, không miêu tả, liệt kê các hiện tượng và các quá trình kinh tế. Kinh tế
chính trị Mác - Lênin chọn lọc những khuynh hướng chủ yếu của sự vận động
kinh tế làm rõ những quy luật của các quá trình đó. Việc nghiên cứu lôgic các
quan hệ sản xuất không tách khỏi quá trình lịch sử của các sự kiện để nhận thức
được bản chất và quy luật vận động của chúng.
đ. Sự thống nhất giữa phân tích và tổng hợp
Mỗi hình thái kinh tế là tổng hợp của những thuộc tính, đặc điểm có quan hệ
chế ước lẫn nhau. Để nhận thức bản chất của các quan hệ đa dạng xuất hiện
trong quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng của cải vật chất phải sử
dụng phương pháp kết hợp giữa phân tích và tổng hợp.
Phân tích là sự phân chia sự vật toàn vẹn thành các phần tử cầu thành và tiến

hành nghiên cứu từng phần tử của hệ thống. Kết quả của sự phân tích là các khái
niệm khoa học phản ánh bản chất của các hiện tượng kinh tế. Sau đó quá trình
nhận thức được chuyển sang giai đoạn mới – giai đoạn tổng hợp.
Giai đoạn tổng hợp là sự liên kết thống nhất các phần tử đã được phân tích
trong sự thống nhất của hệ thống. Tổng hợp là hoàn thiện của quá trình khám phá.
Như vậy, quá trình khám phá quy luật được bắt đầu từ sự phân tích. Sự phân tích
chỉ ra cái bản chất của hình thái kinh tế, còn sự tổng hợp là nghiên cứu hiện tượng
với tư cách là kết quả tất yếu của bản chất trong sự thống nhất giữa nội dung và
hình thức.
3. Chức năng nghiên cứu kinh tế chính trị Mác- Lênin
Thời gian: 10 phút
Phương pháp: Trao đổi
- Chức năng nhận thức
Chức năng nhận thức là chức năng quan trọng nhất của kinh tế chính trị Mác Lênin. Thực hiện chức năng này, Kinh tế chính trị Mác - Lênin giúp cho người học:
+ Nhận thức đúng đắn những nguyên lý cơ bản những luận điểm khoa học
của C.Mác, P.Ănghen, V.I.Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh thông qua việc nắm
vững hệ thống các khái niệm, phạm trù, quy luật kinh tế khách quan.
+ Nhận thức đúng đắn các hiện tượng và quá trình kinh tế trong đời sống hiện thực.
+Tiếp thu đường lối, quan điểm phát triển kinh tế - xã hội của Đảng Cộng


sản Việt Nam và vận dụng vào thực tiễn.
- Chức năng phương pháp luận
Trên cơ sở trang bị những nội dung cơ bản của môn học, kinh tế chính trị Mác - Lênin giúp
cho người học từng bước hình thành tư duy khoa học để nhận thức đúng các vấn đề kinh tế, xã hội
biết phân tích đánh giá những vấn đề thực tiễn kinh tế đặt ra để có hành động đúng.
Với chức năng này, kinh tế chính trị Mác - Lênin góp phần bồi dưỡng thế
giới quan cách mạng, phương pháp luận khoa học, xây dựng cho người học
niềm tin khoa học vào mục tiêu, lý tưởng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn. Kinh tế chính trị Mác - Lênin còn

là cơ sở lý luận chung của các khoa học kinh tế chuyên ngành khác.
- Chức năng thực tiễn
Chức năng này đòi hỏi kinh tế chính trị Mác - Lênin phải giải đáp kịp thời
những vấn đề thực tiễn đặt ra, bám sát thực tiễn, kịp thời bổ sung những phát
triển mới từ thực tiễn, cung cấp cơ sở khoa học để nhà nước xác định đường lối,
chính sách, biện pháp kinh tế phù hợp. Đến lượt nó, thông qua hoạt động kinh tế
cụ thể và thực tiễn cuộc sống để kiểm nghiệm những nguyên lý, những quan
điểm mà kinh tế chính trị Mác - Lênin đã khái quát.
- Chức năng tư tưởng
Kinh tế chính trị Mác - Lênin là môn khoa học mang tính giai cấp sâu sắc.
Nó là vũ khí tư tưởng, lý luận của giai cấp trong cuộc đấu tranh chống lại chủ
nghĩa tư bản, xây dựng xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Thực hiện chức năng tư tưởng, kinh tế chính trị Mác - Lênin góp phần tích
cực vào việc hình thành và nâng cao giác ngộ lập trường giai cấp của giai cấp
công nhân, lòng trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với sự nghiệp cách mạng
của giai cấp công nhân và của dân tộc.
b. Ý nghĩa của việc nghiên cứu KTCT Mác - Lênin
Ngày nay, việc nghiên cứu và giảng dạy kinh tế chính trị Mác - Lênin phải
khẳng định và phát triển giá trị cách mạng và khoa học của những luận điểm cơ
bản trong học thuyết kinh tế chính trị Mác - Lênin; đồng thời phải đấu tranh
không khoan nhượng với các quan điểm sai trái để bảo vệ và phát triển sáng tạo
học thuyết Kinh tế chính trị Mác - Lênin.
4. Ý nghĩa của việc học tập Kinh tế chính trị Mác – Lênin
Thời gian: 5 phút
Phương pháp: Nêu vấn đề gợi mở để người học về nhà nghiên cứu


- Ngày nay, việc nghiên cứu và giảng dạy kinh tế chính trị Mác - Lênin phải
khẳng định và phát triển giá trị cách mạng và khoa học của những luận điểm cơ
bản trong học thuyết kinh tế chính trị Mác – Lênin.

- Đấu tranh không khoan nhượng với các quan điểm sai trái để bảo vệ và
phát triển sáng tạo học thuyết Kinh tế chính trị Mác - Lênin.
- Giúp cho người học hiểu được bản chất các hiện tượng và quá trình kinh tế.
- Cơ sở hình thành tư duy kinh tế cho người học.
- Tạo niềm tin khoa học vào đường lối, chính sách kinh tế của Đảng và nhà nước
- Tin tưởng vào sự thắng lợi của con đường xây dựng CNXH mà Đảng và
nhân dân ta đã lựa chọn.
*Kết luận, giao nhiệm vụ:
Thời gian: 5 phút
Phương pháp: Đặt vấn đề nêu vấn đề nghiên cứu
- Kết luận:
Nghiên cứu kinh tế chính trị Mác - Lênin có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bởi
lẽ, kinh tế chính trị Mác - Lênin là bộ môn hợp thành và là nội dung chủ yếu của
chủ nghĩa Mác - Lênin. Cùng với các môn khoa học khác làm cơ sở nền tảng tư
tưởng kim chỉ Nam cho mọi hành động của Đảng ta, cơ sở hình thành thế giới
quan, nhân sinh quan, phương pháp luận cộng sản chủ nghĩa cho mọi cán bộ,
đảng viên cũng như con người mới Việt Nam.
5. Giao nhiệm vụ:
1. Phân tích đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác Lê Nin?
2. Phân tích làm rõ phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác Lê Nin?
3. Phân tích làm rõ chức năng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác Lê Nin?
4. Ý nghĩa của việc học tập KTCT Mác Lê Nin?
5. Đọc và nghiên cứu bài: nền sản xuất xã hội và tái sản xuất xã hội, tăng
trưởng kinh tế và phát triển kinh tế?
6. Rút kinh nghiệm sau giảng:



×