Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Xây dựng ứng dụng SMS hỗ trợ việc tra cứu thông tin học tập của sinh viên trường đại học công nghệ thông tin và truyền thông đại học thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 94 trang )

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn:
Giảng viên – Thạc sỹ Ngô Thị Lan – Bộ môn Công Nghệ Phần Mềm, Trường
Đại học Công Nghệ Thông Tin và Truyền Thông – Đại học Thái Nguyên đã tận tình
hướng dẫn và chỉ bảo em trong suốt quá trình làm đồ án tốt nghiệp và trong suốt thời
gian học tập tại trường.
Cùng các thầy cô giáo Bộ môn Công Nghệ Phần Mềm nói riêng và các thầy
cô giáo trong toàn trường nói Đại học Công Nghệ Thông Tin và Truyền Thông –
Đại học Thái Nguyên nói chung đã dìu dắt, dạy dỗ em trong quá trình học tập tại
trường và tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện đồ án.
Cuối cùng em xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã hết sức ủng hộ, động viên và
khích lệ em trong suốt năm năm học vừa qua.
Thái Nguyên, tháng 6 nắm 2012
Sinh viên thực hiện
Đinh Thị Vui

3


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan toàn bộ nội dung của đề tài và bản báo cáo này là do em
tự tìm hiểu nghiên cứu dưới sự định hướng của giáo viên hướng dẫn. Nội dung
báo cáo này không sao chép và vi phạm bản quyền từ bất kỳ công trình nghiên
cứu nào khác.
Nếu những lời cam đoan trên không đúng sự thật, em xin chịu hoàn toàn
trách nhiệm.
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Đinh Thị Vui


4


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................................3
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................................................4
MỤC LỤC......................................................................................................................................5
DANH MỤC HÌNH........................................................................................................................13
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT......................................................................................................16
LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................................17
CHƯƠNG 1..................................................................................................................................20
YÊU CẦU HỆ THỐNG VÀ CÔNG NGHỆ TRIỂN KHAI.....................................................................20
1.1. Các phương thức tra cứu thông tin học tập của phụ huynh, sinh viên hiện nay..............20
1.2. Đề xuất hệ thống mới......................................................................................................22
1.2.1 Ý tưởng..........................................................................................................................22
1.2.2 Khảo sát hệ thống mới...................................................................................................25
Đầu vào của hệ thống sms......................................................................................................25
Quá trình xử lý của hệ thống..................................................................................................25
1.2.3 Mô hình tổng thể hệ thống............................................................................................30
1.3. Các đặc điểm quan trọng của hệ thống mới đề xuất.......................................................31
1.3.1 Tính khả thi và khả năng ứng dụng của hệ thống..........................................................31
1.3.2 Khả năng đáp ứng của hệ thống....................................................................................32
1.3.3 Các yếu tố trung gian tác động lên hệ thống.................................................................32
1.4. Công nghệ triển khai........................................................................................................33
1.4.1 Tin nhắn SMS.................................................................................................................33
1.4.2 SMS API..........................................................................................................................34
1.4.3 Hệ thống SMS Gateway của Fibo...................................................................................35
1.4.4 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu...............................................................................................39
1.4.5 Ngôn ngữ lập trình PHP.................................................................................................40
CHƯƠNG 2..................................................................................................................................44


5


KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH HỆ THỐNG..........................................................................................44
2.1. Tác nhân của hệ thống.....................................................................................................44
Qua quá trình khảo sát và tìm hiểu yêu cầu thực tế của người dùng về hệ thống em thấy
được hệ thống này có tác nhân là người sử dụng, quản trị hệ thống.....................................44
Tác nhân người sử dụng cung cấp đầu vào cho hệ thống và cũng nhận kết quả tra về của hệ
thống dưới dạng một tin nhắn sms........................................................................................44
Tác nhân quản trị hệ thống đăng nhập hệ thống sau đó thực hiện các chức năng tìm kiếm và
quản lý thành viên, quản lý sinh viên, quản lý điểm, quản lý hạnh kiểm, quản lý học phí......44
2.2. Biểu đồ use case..............................................................................................................44
2.2.1 Các use tương ứng của từng tác nhân...........................................................................44
2.2.2 Biểu đồ use case............................................................................................................45
................................................................................................................................................45
2.2.3 Đặc tả chi tiết các use case............................................................................................48
Use case xử lý nội dung tin nhắn............................................................................................48
Mục đích: thực hiện các xử lý cần thiết để trả về kết quả cho người sử dụng sau khi nhận
được nội dung tin nhắn..........................................................................................................48
Tác nhân: ngưởi sử dụng........................................................................................................48
Luồng sự kiện: luồng sự kiện chính.........................................................................................48
Biểu đồ trình tự:.....................................................................................................................49
................................................................................................................................................49
Biểu đồ cộng tác:....................................................................................................................49
................................................................................................................................................49
Use case kiểm tra nội dung tin nhắn.......................................................................................50
Mô tả: use case này dùng để kiểm tra nội dung tin nhắn xem có đúng cú pháp hay không.. .50
Luồng sự kiện chính:...............................................................................................................50
1.Gủi tin nhắn.........................................................................................................................50

4.Nhận tin nhắn thông báo lỗi cú pháp..................................................................................50
2.Nhận nội dung tin nhắn.......................................................................................................50
3.Tin nhắn sai cú pháp, thông báo lỗi.....................................................................................50

6


5. Tin nhắn đúng cú pháp, xử lý tiếp.......................................................................................50
Biểu đồ trình tự:....................................................................................................................50
................................................................................................................................................50
Biểu đồ cộng tác:...................................................................................................................50
................................................................................................................................................50
Use case cung cấp thông tin điểm theo mã môn....................................................................50
Mô tả: lấy thông tin điểm môn hoc của sinh viên theo mã môn.............................................50
Luồng sự kiện chính:...............................................................................................................50
5.Tin nhắn đúng cú pháp, lấy mã sv và mã môn học tiếp tục xử lý..........................................51
Biểu đồ trình tự:....................................................................................................................51
................................................................................................................................................51
Biểu đồ cộng tác:...................................................................................................................51
................................................................................................................................................52
Use case cung cấp thông tin điểm theo kì học........................................................................52
Mô tả: lấy thông tin điểm môn hoc của sinh viên theo kì học................................................52
Luồng sự kiện chính:...............................................................................................................52
................................................................................................................................................52
Biểu đồ trình tự:.....................................................................................................................53
................................................................................................................................................53
Biểu đồ cộng tác:...................................................................................................................53
................................................................................................................................................53
Đặc tả use case cung cấp thông tin hạnh kiểm.......................................................................53
Mô tả: lấy thông tin hạnh kiểm của sinh viên theo kì học.......................................................53

Luồng sự kiện chính:...............................................................................................................54
Biểu đồ trình tự:....................................................................................................................54
................................................................................................................................................54
Biểu đồ cộng tác:...................................................................................................................54

7


................................................................................................................................................55
Đặc tả use case cung cấp thông tin học phí............................................................................55
Mô tả: lấy thông tin hạnh kiểm của sinh viên theo kì học.......................................................55
Luồng sự kiện chính:...............................................................................................................55
Hành động của tác nhân.........................................................................................................55
Phản ứng của hệ thống...........................................................................................................55
1.Gủi tin nhắn.........................................................................................................................55
4. Nhận tin nhắn thông báo lỗi cú pháp..................................................................................55
7.Nhận thông báo mã sv hoặc kì học không tồn tại................................................................55
10.Nhận tin nhắn thông báo thông tin học phí trong kì học...................................................55
2.Nhận nội dung tin nhắn.......................................................................................................55
3.Tin nhắn sai cú pháp, thông báo lỗi.....................................................................................55
5.Tin nhắn đúng cú pháp, lấy mã sv và kì học tiếp tục xử lý....................................................55
6. Mã sv hoặc kì học không tồn tại..........................................................................................55
8.Truy xuất csdl lấy thông tin học phí theo kì học...................................................................55
9.Gủi tin nhắn thông báo học phí trong kì học........................................................................55
................................................................................................................................................55
Biểu đồ trình tự:.....................................................................................................................56
................................................................................................................................................56
Biểu đồ cộng tác:...................................................................................................................56
................................................................................................................................................56
Use case cung cấp thông tin hướng dẫn sử dụng dịch vụ.......................................................56

Mô tả: Trả về thông tin cung cấp hưỡng dẫn sử dụng dịch vụ................................................56
Luồng sự kiện chính:...............................................................................................................57
Hành động của tác nhân.........................................................................................................57
Phản ứng của hệ thống...........................................................................................................57
1.Gủi tin nhắn.........................................................................................................................57

8


4. Nhận tin nhắn thông báo lỗi cú pháp..................................................................................57
7.Nhận tin nhắn thông báo hướng dẫn sử dụng dịch vụ........................................................57
2.Nhận nội dung tin nhắn.......................................................................................................57
3.Tin nhắn sai cú pháp, thông báo lỗi.....................................................................................57
5.Tin nhắn đúng cú pháp, tiếp tục xử lý..................................................................................57
6.Gửi tin nhắn thông báo hướng dẫn sử dụng dịch vụ...........................................................57
Biểu đồ trình tự:....................................................................................................................57
................................................................................................................................................57
................................................................................................................................................57
Biểu đồ cộng tác:....................................................................................................................58
................................................................................................................................................58
2.3. Biểu đồ lớp......................................................................................................................68
................................................................................................................................................69
CHƯƠNG 3..................................................................................................................................70
THIẾT KẾ HỆ THỐNG..................................................................................................................70
3.1. Kiến trúc tổng quan của hệ thống....................................................................................70
3.1.1 Thiết bị đầu cuối............................................................................................................72
3.1.2 Các thành phần trung gian.............................................................................................72
3.1.3 Chương trình máy chủ HTTP..........................................................................................72
3.1.4 Webserver.....................................................................................................................72
3.2. Thiết kế cơ sở dữ liệu.......................................................................................................73

Các bảng dữ liệu trong CSDL được thiết kế như sau:..............................................................73
3.2.1 Bảng lưu trữ thông tin về sinh viên................................................................................73
3.2.2 Bảng lưu trữ thông tin về môn học................................................................................73
3.2.3 Bảng lưu trữ thông tin về điểm......................................................................................74
3.2.4 Bảng lưu trữ thông tin về hạnh kiểm.............................................................................75
3.2.5 Bảng lưu trữ thông tin về học phí..................................................................................76

9


3.2.6 Bảng dữ liệu thông tin thành viên users........................................................................76
3.3. Thiết kế các module của hệ thống...................................................................................77
3.3.1 Module cấu hình hệ thống.............................................................................................77
3.3.2 Module định nghĩa hàm.................................................................................................79
3.3.3 Module xử lý..................................................................................................................85
Ta quy định cú pháp tra cứu điểm theo môn học như sau:....................................................87
SMS TCDM [mã sinh viên] [mã môn học]...............................................................................87
Đầu vào của phần xử lý tra cứu điểm theo môn học là mã sinh viên và mã môn học............88
Đầu ra mong muốn là tên môn học và các loại điểm ( điểm trên lớp, điểm thi, điểm tổng kết)
tương ứng với môn học đó trong các lần học.........................................................................88
Dựa vào đầu vào và đầu ra của hệ thống ta phải xuất tới các bảng dữ liệu sinh viên, môn học,
điểm. Các trường hợp có thể xảy ra là :..................................................................................88
Nếu mã sinh viên không tồn tại trong CSDL thì kết quả đầu ra thông báo mã sinh viên không
tồn tại.....................................................................................................................................88
Nếu mã sinh viên tồn tại nhưng mã môn học không tồn tại trong CSDL thì kết quả đầu ra
thông báo mã môn học không tồn tại.....................................................................................88
Nếu mã sinh viên tồn tại và mã môn học tồn tại trong CSDL thì:...........................................88
Nếu không tìm được dòng dữ liệu nào trong CSDL thì kết quả đầu ra thông báo môn học này
chưa học.................................................................................................................................88
Ta quy định cú pháp tra cứu điểm theo kì học như sau:.........................................................88

SMS TCDK [mã sinh viên] [kì học]...........................................................................................88
Đầu vào của phần xử lý tra cứu điểm theo kì học là mã sinh viên và kì học...........................88
Đầu ra mong muốn là lần lượt điểm tổng kết tương ứng của các môn học trong kì học và
điểm tổng kết của cả kì học....................................................................................................88
Dựa vào các thông tin trên ta phải truy xuất tới các bảng dữ liệu sinh viên, môn học, điểm.
Các trường hợp có thể xảy ra là :............................................................................................88
Nếu mã sinh viên không tồn tại trong CSDL thì kết quả đầu ra thông báo mã sinh viên không
tồn tại.....................................................................................................................................88
Nếu mã sinh viên tồn tại trong CSDL nhưng kì học không tồn tại thì kết quả đầu ra thông báo
kì học không tồn tại. Ở đây lưu ý là kì học ở đây là các số nguyên từ 1  18........................88
Nếu mã sinh viên tồn tại trong CSDL và kì học cũng tồn tại thì:.............................................88

10


Nếu không tìm được dòng dữ liệu nào trong CSDL thì kết quả đầu ra thông báo kì học này
chưa có điểm..........................................................................................................................88
Ta quy định cú pháp tra cứu thông tin hạnh kiểm như sau:...................................................88
SMS TCHK [mã sinh viên] [mã kì học].....................................................................................89
Ta có đầu vào là mã sinh viên và kì học...................................................................................89
Đầu ra mong muốn là nhận xét của nhà trường về sinh viên, điểm, xếp loại hạnh kiểm của
sinh viên trong kì học này ......................................................................................................89
Từ đây ta thấy phải truy xuất tới các bảng dữ liệu sinh viên, hạnh kiểm. Các trường hợp có
thể xảy ra là :..........................................................................................................................89
Nếu mã sinh viên không tồn tại trong CSDL thì kết quả đầu ra thông báo mã sinh viên không
tồn tại.....................................................................................................................................89
Nếu mã sinh viên tồn tại trong CSDL nhưng kì học không tồn tại thì kết quả đầu ra thông báo
kì học không tồn tại. Ở đây lưu ý là kì học ở đây là các số nguyên từ 1  18........................89
Nếu mã sinh viên tồn tại trong CSDL và kì học cũng tồn tại thì:.............................................89
Nếu không tìm được dòng dữ liệu nào trong CSDL thì kết quả đầu ra thông báo kì học này

chưa có nhận xét về hạnh kiểm..............................................................................................89
Nếu tìm thấy dòng dữ liệu trong CSDL thì kết quả đầu ra là nhận xét, điểm, xếp loại hạnh
kiểm trong kì học....................................................................................................................89
Ta quy định cú pháp tra cứu thông tin hạnh kiểm như sau:...................................................89
SMS TCHP [mã sinh viên] [mã kì học].....................................................................................89
Ta có đầu vào là mã sinh viên và kì học...................................................................................89
Đầu ra mong muốn là thông tin của nhà trường về học phí phải đóng, bao giờ hết hạn, khi
nào bắt đầu đóng,… của sinh viên trong kì học .....................................................................89
Từ đây ta thấy phải truy xuất tới các bảng dữ liệu sinh viên, học phí. Các trường hợp có thể
xảy ra là :.................................................................................................................................89
mã sinh viên tồn tại trong CSDL nhưng kì học không tồn tại thì kết quả đầu ra thông báo kì
học không tồn tại. Ở đây lưu ý là kì học ở đây là các số nguyên từ 1  18............................89
Nếu mã sinh viên tồn tại trong CSDL và kì học cũng tồn tại thì:.............................................89
Nếu không tìm được dòng dữ liệu nào trong CSDL thì kết quả đầu ra thông báo kì học này
chưa học.................................................................................................................................89
Nếu tìm thấy dòng dữ liệu trong CSDL thì kết quả đầu ra là tổng tiền học phí phải nộp, đã
nộp, hạn cuối nộp học phí của kì học.....................................................................................89

11


3.3.4 Các module khác kết nối và xử lý trên gateway sms......................................................89
CHƯƠNG 4..................................................................................................................................91
TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG VÀ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM.................................................................91
4.1. Các bước triển khai hệ thống trên thực tế.......................................................................91
4.2. Kết quả thực nghiệm.......................................................................................................91
4.2.1 Giao diện trực quan của trên trang web xử lý...............................................................91
4.2.2 Hướng dẫn sử dụng dịch vụ...........................................................................................92
4.2.3 Kiểm thử ứng dụng và kết quả thực tế..........................................................................93
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN.............................................................................................97

TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................................99

12


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Bảng báo giá của Fibo..................................................................................................23
Hình 1.2: Tỷ lệ chia sẻ.................................................................................................................23
Hình 1.3: Doanh thu từ đầu số dịch vụ.......................................................................................24
Hình 1.4: Lưu đồ thuật toán quá trình tra cứu điểm bằng tin nhắn SMS...................................29
Hình 1.5: mô hình tổng thể của hệ thống...................................................................................30
Hình 1.6: Mô hình SMS Gateway của Fibo..................................................................................36
Hình 1.7: Quá trình thông dịch trang PHP..................................................................................43
Hình 2.1: Biểu đồ use case của tác nhân người sử dụng............................................................45
...................................................................................................................................................45
Hình 2.2: Biểu đồ use case của tác nhân quản trị hệ thống........................................................45
...................................................................................................................................................46
Hình 2.3: Biểu đồ use case chi tiết của use case quản lý thành viên...........................................46
Hình 2.4: Biểu đồ use case chi tiết của use case quản lý sinh viên.............................................46
...................................................................................................................................................47
Hình 2.5: Biểu đồ use case chi tiết của use case quản lý điểm...................................................47
Hình 2.6: Biểu đồ use case chi tiết của use case quản lý học phí................................................47
...................................................................................................................................................48
Hình 2.7: Biểu đồ use case chi tiết của use case quản lý hạnh kiểm...........................................48
Hình 2.8: Biểu đồ trình tự xử lý nội dung tin nhắn.....................................................................49
Hình 2.9: Biểu đồ cộng tác xử lý tin nhắn...................................................................................49
Hình 2.10: Biểu đồ trình tự kiểm tra tin nhắn.............................................................................50
Hình 2.11: Biểu đồ cộng tác kiểm tra tin nhắn............................................................................50
Hình 2.12: Biểu đồ trình tự cung cấp thông tin điểm theo mã môn...........................................51
Hình 2.13: Biểu đồ cộng tác cung cấp thông tin điểm theo mã môn..........................................52

Hình 2.14: Biểu đồ trình tự cung cấp thông tin điểm theo kì học...............................................53
Hình 2.15: Biểu đồ cộng tác cung cấp thông tin điểm theo kì học..............................................53

13


Hình 2.16: Biểu đồ trình tự cung cấp thông tin hạnh kiểm.........................................................54
Hình 2.17: Biểu đồ cộng tác cung cấp thông tin hạnh kiểm........................................................55
Hình 2.18: Biểu đồ trình tự cung cấp thông tin học phí..............................................................56
Hình 2.19: Biểu đồ cộng tác cung cấp thông tin học phí.............................................................56
Hình 2.20: Biểu đồ trình tự cung cấp thông tin hướng dẫn sử dụng dịch vụ..............................57
Hình 2.21: Biểu đồ cộng tác cung cấp thông tin hướng dẫn sử dụng dịch vụ.............................58
Hình 2.22: Biểu đồ trình tự use case đăng nhập.........................................................................59
Hình 2.23: Biểu đồ cộng tác use case đăng nhập........................................................................59
Hình 2.24: Biểu đồ trình tự use case tìm kiếm............................................................................60
Hình 2.25: Biểu đồ cộng tác use case tìm kiếm...........................................................................61
Hình 2.26: Biểu đồ trình tự use case quản lý thành viên............................................................62
Hình 2.27: Biểu đồ cộng tác use case quản lý thành viên...........................................................62
Hình 2.28: Biểu đồ trình tự use case quản lý sinh viên...............................................................63
Hình 2.29: Biểu đồ cộng tác use case quản lý sinh viên..............................................................64
Hình 2.30: Biểu đồ trình tự use case quản lý điểm.....................................................................65
Hình 2.31: Biểu đồ cộng tác use case quản lý điểm....................................................................65
Hình 2.32: Biểu đồ trình tự use case quản lý hạnh kiểm............................................................66
Hình 2.33: Biểu đồ cộng tác use case quản lý hạnh kiểm...........................................................67
Hình 2.34: Biểu đồ trình tự use case quản lý học phí.................................................................68
Hình 2.35: Biểu đồ cộng tác use case quản lý học phí................................................................68
Hình 2.36: Biểu đồ lớp................................................................................................................69
Hình 3.1: Kiến trúc tổng quan của hệ thống...............................................................................71
Hình 4.1: Form cấu hình trang xử lý tin nhắn..............................................................................91
Hình 4.2: Giao diện trang xử lý...................................................................................................92

Hình 4.3: Tin nhắn gửi đi để tra cứu điểm theo mã môn học.....................................................93
Hình 4.4: Tin nhắn trả về khi gửi tin nhắn tra cứu điểm theo mã môn.......................................94
Hình 4.5: Tin nhắn gửi đi để tra cứu điểm theo kì học...............................................................94

14


Hình 4.6: Tin nhắn trả về khi tra cứu điểm theo kì học...............................................................94
Hình 4.7: Tin nhắn gửi đi để tra cứu thông tin học phí...............................................................94
Hình 4.8: Tin nhắn trả về khi tra cứu thông tin học phí..............................................................95
Hình 4.9: Tin nhắn gửi đi để tra cứu thông tin hạnh kiểm..........................................................95
Hình 4.10: Tin nhắn trả về khi tra cứu thông tin hạnh kiểm.......................................................95
Hình 4.11: Tin nhắn gửi đi tra cứu hướng dẫn sử dụng..............................................................96
Hình 4.12: Tin nhắn trả về khi tra cứu hướng dẫn sử dụng........................................................96

15


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Mô tả
Tiếng Anh
Short Message Service
Telecommunications Company
Enhanced Messaging Service
Application Programing Interface
Content Provider
Hypertext Transfer Protocol


Tiếng việt
Dịch vụ tin nhắn ngắn
Công ty viễn thông
Tin nhắn nâng cao
Ứng dụng lập trình giao diện
Nhà cung cấp dịch vụ
Giao thức truyền tải siêu văn

PHP

Hypertext Preprocessor (Personal

bản
Ngôn ngữ kịch bản phía máy

HTML

Home Pages)
HyperText Markup Language

chủ
Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn

Simple Mail Transfer Protocol

bản
Giao thức truyền tải thư tín

GSM


Global System for Mobile

đơn giản
Hệ thống thông tin di động

SMPP

Communications
Short Message Peer-to-Peer

toàn cầu.
Giao thức để trao đổi tin

Database Management System

nhắn sms
Hệ thống quản lý cơ sở dữ

Structured Query Language

liệu
Ngôn ngữ truy vấn mang

Database
Database management system

tính cấu trúc
Cơ sở dữ liệu
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu


SMS
TELCO
EMS
API
CP
HTTP

SMTP

DBMS
SQL
CSDL
HQTCSDL

16


LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của hai lĩnh vực là công nghệ thông
tin và truyền thông trên toàn thế giới, rất nhiều các ứng dụng cho phép người sử
dụng có thể trao đổi thông tin, tra cứu và truy xuất dữ liệu từ xa thông qua mạng
viễn thông đã ngày càng trở nên phổ biến, đóng một vị trí quan trọng trong cuộc
sống và xã hội ngày nay bởi tính đơn giản, tiện dụng và đặc biệt là khả năng di
động “mọi lúc mọi nơi”.
Ở Việt Nam hiện nay, các ứng dụng tương tác người dùng thông qua các
dịch vụ viễn thông không còn xa lạ gì nữa, tuy nhiên mục đích chính của các hệ
thống dịch vụ này là để phục vụ cho các mục đích kinh doanh và giải trí là chủ
yếu, ví dụ như: các hệ thống tổng đài trả lời tự động của các nhà cung cấp dịch vụ
mạng, các công ty lớn; hay các tổng đài dịch vụ cho phép người sử dụng nhắn tin để tải
nhạc chuông, hình nền, game,..

Trong lĩnh vực giáo dục, cũng đã có một số hệ thống như SMS school, tra
cứu điểm thi Đại học – Cao đẳng và điểm thi tốt nghiệp. Tuy nhiên, những hệ
thống này thường có chi phí cho một tin nhắn tra cứu là khá cao, thường là từ
5.000đ - 10.000đ/SMS. Những hệ thống này thật ra mang tính chất kinh doanh là
chủ yếu. Vì vậy mà chưa thật sự có một hệ thống ứng dụng tương tác cho người
dùng qua mạng viễn thông để nhằm mục đích phục vụ giáo dục, mà nguyên nhân
là do chưa được quan tâm thích đáng.
Hiện nay các trường đại học cao đẳng trong cả nước lên tới con số hàng
trăm cùng với một số lượng rất đông sinh viên, mặt khác hầu hết sinh viên đều
học xa gia đình, vì thế mà việc thông tin liên lạc giữa nhà trường và phụ huynh
trở nên khó khăn, do đó phụ huynh và nhà trường không kịp thời đôn đốc sinh
viên dẫn đến tình trạng một bộ phận sinh viên xa ngã mà gia đình cũng không
hay biết gì . Hiện nay có một số trường đại học cao đẳng dùng hình thức gửi kết
quả học tập về cho gia đình thông qua đường bưu điện, tuy nhiên quy trình này
rườm ra, tốn tốn nhiều thời gian và công sức, cùng với các hạn chế như thời gian
lâu, khả năng thất lạc thư lớn. Ngoài ra, hiện nay, hầu hết các trường đại học cao
đẳng đều xây dựng cho mình một hệ thống Website – cổng thông tin điện tử cho
phép sinh viên, phụ huynh,giảng viên,…tra cứu thông tin, cập nhật các thông
17


báo…Tuy nhiên phương pháp này cũng có khá nhiều mặt hạn chế là cần phải có
một chiếc máy tính có kết nối internet, mà máy tính hiện nay thì vẫn chưa phổ
biến hoàn toàn, đặc biệt là các vùng quê không phải gia đình nào cũng có thể sở
hữu một chiếc máy tính và không phải tất cả mọi người ( đặc biệt là các bậc phụ
huynh) đều biết sử dụng máy tính để tra cứu thông tin. Với sự phát triển mạnh
mẽ của các dịch vụ mạng viễn thông, internet, các nhà cung cấp thiết bị di động
cầm tay,… thì hiện nay điện thoại di động đã trở nên rất phổ biến, vì thế mà các
dịch vụ tương tác qua mạng viễn thông đang ngày càng phát triển và được mọi
người đón nhận và sử dụng, các dịch vụ này thường rất tiện lợi và dễ sử dụng. Từ

đó rất mong muốn xây dựng một ứng dụng tương tác qua mạng viễn thông phục
vụ trong lĩnh vực giáo dục với chi phí rẻ, tạo sự thuận tiện cho phụ huynh, sinh
viên. Với ý tưởng này thì phụ huynh, sinh viên có thể dễ dàng tra cứu các thông
tin như điểm, kết quả rèn luyện, thông tin học phí…mọi lúc mọi nơi, chỉ cần có
một chiếc điện thoai di động. Như vậy phụ huynh sẽ kịp thời cập nhật được kết
quả học tập và một số thông tin khác của sinh viên qua đó mà kịp thời đôn đốc
con em mình.
Từ những mong muốn như trên, trong đồ án này em xin đề xuất đề tài
nghiên cứu và xây dựng SMS hỗ trợ việc tra cứu thông tin học tập của sinh viên
trường CNTT & TT – ĐH Thái Nguyên.
Đề tài nhằm mục tiêu là nghiên cứu, đề xuất và xây dựng ứng dụng tương
tác qua mạng viễn thông cho phép phụ huynh và sinh viên có thể trả cứu các
thông tin về điểm, nhận xét về thái độ học tập và đạo đức của sinh viên trong kỳ
học, tra cứu thông tin về học phí, tra cứu hướng dẫn sử dụng các dịch vụ của ứng
dụng kết quả tra cứu được trả về dưới dạng tin nhắn SMS trên điện thoại di động
của người sử dụng ( phụ huynh, sinh viên). Đảm bảo hệ thống dễ dàng triển khai,
đạt hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí, cách thức sử dụng đơn giản tạo sự thuận tiện
cho phụ huynh và sinh viên. Xây dựng được hệ thống ứng dụng demo thành công
cho phép nhận tin nhắn tra cứu thông tin và trả về kết quả một cách nhanh chóng
và chính xác.
Với mục tiêu như trên ta xác định được nhiệm vụ của đề tài là tìm hiểu và
khảo sát quá trình liên lạc giữa phụ huynh và sinh viên với nhà trường trong việc
18


quản lý kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên tại trường. Từ đó tìm hiểu các
giải pháp, công nghệ và nền tảng ứng dụng để xây dựng hệ thống ứng dụng
tương tác người dùng qua mạng viễn thông cho phép phụ huynh và sinh viên tra
cứu kết quả học tập (điểm), đánh giá rèn luyện trong kỳ học , thông tin học phí
của từng sinh viên, hướng dẫn sử dụng các dịch vụ của ứng dụng dưới dạng tin

nhắn SMS.
Nội dung của đề tài tốt nghiệp gồm 4 chương:
Chương 1: Yêu cầu hệ thống và công nghệ triển khai.
Chương 2: Khảo sát và phân tích hệ thống.
Chương 3: Thiết kế hệ thống.
Chương 4: Triển khai ứng dụng và kết quả thực nghiệm.
Mặc dù đã hết sức cố gắng, song với thời gian thực hiện hạn chế và lượng
kiến thức còn khiêm tốn nên đồ án không thể tránh khỏi sơ suất. Vì vậy, em rất
mong nhận được sự đóng góp của thầy cô để đồ án được hoàn thiện hơn.
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Đinh Thị Vui

19


CHƯƠNG 1
YÊU CẦU HỆ THỐNG VÀ CÔNG NGHỆ TRIỂN KHAI
1.1. Các phương thức tra cứu thông tin học tập của phụ huynh, sinh viên
hiện nay
Hiện nay hầu hết các trường Đại học – Cao đẳng đều có hệ thống website –
Cổng thông tin điện tử để đăng tải các tin tức, thông báo, biểu mẫu, kết quả học
tâp của sinh viên, thời khóa biểu dạy và học của giảng viên và sinh viên, đăng kí
học phần ,các hoạt động của đoàn thể và phòng ban, hoạt động giao lưu văn hóa
văn nghệ thể dục thể thao…
Các bậc phụ huynh thường rất quan tâm đến tình hình học tập rèn luyện của
con em mình, cùng với một số thông tin khác. Đặc biệt là những phụ huynh có
con em học xa nhà, không có điều kiện thường xuyên ở bên cạnh bảo ban, nhắc
nhở con em mình. Nhà trường cũng nắm bắt được tâm lý này của phụ huynh, tuy
nhiên mỗi trường đại học thường có rất đông sinh viên, mỗi sinh viên lại ở những

vùng quê khác nhau cho nên dù rất muốn thông báo tình hình học tập của sinh
viên với phụ huynh nhưng gặp phải không ít khó khăn. Hiện nay, một số trường
gửi kết quả học tập của sinh viên về cho gia đình thông qua đường bưu điện, còn
lại hầu hết là đưa kết quả học tập lên website của trường.
Đối với hình thức gửi thư, hình thức này có rất nhiều bất cập và không phù
hợp với thời đai công nghệ thông tin hiện nay như: tốn rất nhiều công sức và tiền
bạc, mất nhiều thời gian để thư đến được với gia đình sinh viên, khả năng thất lạc
thư lớn. Chính vì có quá nhiều nhược điểm như vậy nên hình thức này cũng chỉ
được một số ít trường thực hiện.
Đối với hình thức tra cứu thông tin trên website của trường thì nó khắc phục
được một số nhược điểm của hình thức trên, sinh viên và phụ huynh chỉ cần truy
cập vào website của trường là có thể nhanh chóng biết được chính xác kết quả
học tập của mình, phía nhà trường cũng không tốn nhiều tiền bạc và công sức
cho việc cập nhật kết quả học tập của sinh viên lên website. Tuy nhiên hình thức
này lại lại tồn tại một nhược điểm khiến cho nó không phải là một hình thức hiệu
quả đề phụ huynh biết được thông tin liên quan tới việc học tập và rèn luyện của
con em mình. Tuy ngày này mạng intenet và máy tính đã trở nên khá phổ biến
20


nhưng đối với những vùng quê, vùng xâu vùng xa, điều kiện kinh tế còn gặp
nhiều khó khăn chi phí cho con em họ đi học đại học đã là cả một cố gắng lớn
đối với gia đình nên không có điều kiện mua một chiếc máy tính và lắp mạng
nhằm cập nhật kết quả học tập của con em mình, hay dù có mày vi tính và
internet đi chăng nữa thì không phải phụ huynh nào cũng biết sử dụng nó để mà
tra cứu kết quả học tập của con em mình. Chính vì thế mà lực bất tòng tâm,
những bậc phụ huynh chỉ có thể biết được tình hình học tập của con em mình
bằng cách hỏi chính con em họ, con mình nói sao thì đàng nghe làm vậy cũng
không cách nào xác thực, chỉ còn biết tin tưởng vào con mình. Như vậy cả hai
hình thức trên đều không mang lại hiệu quả trong vấn đề đưa những thông tin về

tình hình học tập và rèn luyện của sinh viên cho phu huynh.
Thấy rằng sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường đã đẩy mức
sống trung bình của người dân Việt Nam lên một mức cao hơn, cùng với đó là sự
phát triển của những luồng văn hóa không lành mạnh trực tiếp ảnh hưởng tới một
bộ phận giới trẻ đã kéo theo những tệ nạn xã hội, nghiện hút cờ bạc, đam mê các
trò chơi điện tử…Sinh viên là đối tượng dễ bị lôi kéo, duj rỗ, lường gạt vào
những tệ nạn đó nhất, bởi vì phải rời xa gia đình sống tự lập ở một nơi hoàn toàn
bỡ ngỡ, lại thiếu sự quan tâm chỉ bảo của bố mệ nên rất dễ xa ngã. Chính vì thế
mà không ít sinh viên ở các trường đại học – cao đẳng đã mắc phải những tệ nạn
xã hội này. Hậu quả là sinh viên này thương xuyên bỏ học, nợ môn, nợ học phần,
nợ nần chồng chất bạn bè và bên ngoài dẫn đến kết quả học tập yếu kém, bỏ học
rất lâu mà gia đình không hay biết. Cho tới khi quá đà bị đình chỉ học nhà trường
gửi thông báo cho gia đình thì lúc đó gia đình biết cũng đã muộn.
Để tránh những hậu quả nghiêm trọng như trên sảy ra, em mong muốn đồ
án của mình có ý nghĩa đóng góp thực tế cho ngôi trường đã dùi dắt em năm năm
qua, góp một phần nhỏ bé để trường ta ngày càng phát triển hơn. Vì vậy em
mong muốn có thể xây dựng một hệ thống ứng dụng cho phép phụ huynh và sinh
viên chủ động trong việc tra cứu các thông tin tình hình học tập rèn luyện của
từng sinh viên thông qua tin nhắn SMS, vừa tạo sự đơn giản, thuận tiện vừa giúp
phụ huynh có thể nắm bắt kịp thời tình hình học tập và rèn luyện của con em
mình từ đó có những biện pháp kịp thời quản lý, giáo dục phù hợp đối với con
em mình nhằm góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo của nhà trường.
21


1.2. Đề xuất hệ thống mới
1.2.1 Ý tưởng
Ngày nay thì điện thoại di động, điện thoại bàn có chức năng nhận gửi tin
nhắn đã trở nên quá phổ biến gần như gia đình nào cũng có ít nhất là một chiếc.
Nó đã trở thành sản phẩm phổ thông mà hầu như ai cũng biết sử dụng. Vì vậy em

đề xuất ý tưởng tra cứu kết quả học tập( điểm) và rèn luyện của sinh viên, thông
tin học phí của sinh viên, hướng dẫn sử dụng dịch vụ thông qua hệ thống tin nhắn
SMS sẽ được nhiều người đón nhận và sử dụng. Ở đây em đưa ra ý tưởng tra cứu
những thông tin trên là do những thông tin đó là những thông tin mà phụ huynh,
sinh viên mong muốn được biết nhất và dựa vào những thông tin như điểm học
tập và rèn luyện của sinh viên thì phụ huynh có thể phần nào biết được con em
mình có chú tâm học hay là chơi bời bỏ bê việc học mà kịp thời có biện pháp
quan tâm động viên hay là nghiêm khắc chấn chỉnh. Còn việc tra cứu thông tin
về học phí phụ huynh sẽ biết được con mình phải đóng bao nhiêu học phí trong
kỳ học và biết được là đã đóng hay chưa, tránh tình trạng sinh viên gian lận xin
tăng học phí hoặc phụ huynh cho tiền đóng học phí lại không đóng mà tiêu pha
chơi bời để rồi không có tiền đóng học phí kịp thời thế là không được thi học kỳ
đó, để tránh tình trạng đó với dịch vụ tra cứu này thì phụ huynh sẽ biết được
chính xác con em mình nộp học phí chưa mà kịp thời đôn đốc. Việc tra cứu
hướng dẫn sử dụng dịch vụ sẽ giúp cho phụ huynh, sinh viên không những biết
những cú pháp tra cứu của từng dịch vụ mà còn biết được thời gian biểu của kỳ
học hiện tại của sinh viên, giúp cho việc sử dụng dịch vụ chính xác và vào thời
gian hợp lý để tránh lãnh phí.
Trường Đại học CNTT & TT – ĐH Thái Nguyên hiện nay có máy chủ trên
đó cài đặt một hệ quản trị cơ sở dữ liệu để lưu trữ và quản lý dữ liệu như thông
tin sinh viên, kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên, thông tin về học phí,…
Phụ huynh và sinh viên được cung cấp cú pháp tra cứu thông tin. Khi phụ huynh
học sinh nhắn tin tra cứu thông tin thì sẽ phải trả một khoản phí dịch vụ cho mỗi
tin nhắn và hệ thống sẽ gửi tin nhắn thông báo kết quả trực tiếp về điện thoại. Chi
phí để xây dựng cơ sở hạ tầng cho một hệ thống tổng đài như thế là rất lớn sẽ
không khả thi.Vì vậy em đề nghị dùng dịch vụ tổng đài tin nhắn của nhà cung
22


cấp dịch vụ như Fibo SMS. Nhà cung cấp Fibo đã có sẵn cơ sở hạ tầng và đội

ngũ nhân viên kĩ thuật có đầy đủ kinh nghiệm cũng như năng lực để đảm bảo cho
hệ thống của chúng ta duy trì và hoạt động ổn định. Vì vậy việc phải làm duy
nhất để hệ thống hoạt động tốt là quản lý máy chủ và cập nhật dữ liệu vào cơ sở
dữ liệu của chính mình. Việc trả phí cho nhà cung cấp dịch vụ Fibo là không lớn,
dựa vào bảng giá mà nhà cung cấp dịch vụ này đưa ra:

Hình 1.1: Bảng báo giá của Fibo

Hình 1.2: Tỷ lệ chia sẻ

23


Hình 1.3: Doanh thu từ đầu số dịch vụ
Từ các bảng báo giá trên cùng ta có thể nhanh chóng tính toán được chi phí
để có được một đầu số tại nhà cung cấp dịch vụ Fibo sms. Hệ thống này không
cần quá lớn nên ta chỉ cần dùng gói cước dịch vụ 10$/tháng với khả năng đáp
ứng là 200sms/s là đủ. Như vậy ta cần trả 20$ cho việc để có một từ khóa( trả
một lần ) và 120$/năm để trả cước dịch vụ. Giả sử mỗi năm có 30000 tin nhắn
sms và giả sử ta sử dụng đầu số 81XX thì ta sẽ có được lợi nhuận là : 20000 *
333 * 80% = 5.328.000 ( đồng), trừ chi phí cước hàng năm và chi phí để có từ
khóa ( hết khoảng ~ 2.800.000) thì ta vẫn còn dư một khoản để bảo quản và nâng
cấp hệ thống. Đặc biệt với chi phí 1000đ/sms thì bất cứ ai cũng có đủ điều kiện
để sử dụng dịch vụ này và lượng sinh viên trung bình của trường thường lớn hơn
con số 20000 sinh viên, vì thế mà nhà trường chắc chắn không phải bù lỗ để duy
trì dịch vụ này, mặt khác nó cũng mang lại lợi ích to lớn cho phụ huynh sinh
viên.

24



1.2.2 Khảo sát hệ thống mới
• Đầu vào của hệ thống sms
Hiện nay tất cả các cơ sở dữ liệu quản lý của các đại học cao đẳng đều được
triển khai trên một trong các hệ quản trị cơ sở dữ liệu thông dụng sau: Sql server(
với các phiên bản là 2000, 2005, 2008, 2010), oracle, Mysql,…Tùy từng hệ quản
trị cơ sở dữ liệu mà ta xây dựng các kết nối và truy xuất cho phù hợp để lấy được
đúng các dữ liệu mà ta mong muốn. Trong đó:
- Thông tin về sinh viên: quan trọng nhất là mã sinh viên, họ tên.
- Thông tin về môn học: quan trọng nhất là mã môn học, tên môn học, sooa
-

trình.
Thông tin về điểm: quan trọng nhất về điểm của một sinh viên trong một
môn học là điểm chuyên cần, điểm thi, điểm tổng kết, kì học của môn học

-

này.
Thông tin về hạnh kiểm: quan trọng nhất về hạnh kiểm của một sinh viên

-

trong kì học là lời nhận xét, số điểm đạt được, xếp loại hạnh kiểm.
Thông tin về học phí: quan trọng nhất về học phí của một sinh viên trong
kì học nào đó là tổng số tiền phải nộp, thời hạn cuối cùng, đã nộp bao
nhiêu.
Để lấy được các thông tin cần tra cứu ta cần kết nối và truy xuất phù hợp

với từng hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Những câu truy xuất cơ sở dữ liệu sẽ được sử

dụng trong modul xử lý để lấy các thông tin mà người sử dụng yêu cầu về cho
người sử dụng. Cơ sở dữ liệu được đặt trên database server.
Để thuận tiện cho việc sửa đổi mã nguồn cho phù hợp với từng hệ quản trị
cơ sở dữ liệu và thuận tiện cho việc di chuyển, nâng cấp hệ thống sau này ta sẽ
xây dựng riêng một modul để cấu hình hệ thống( bao gồm các thông tin hệ thống
như database server, webserver ) và thực hiện kết nối cơ sở dữ liệu. Vì vậy mà
khi triển khai hay có bất kì thay đổi nào liên quan đến các thông tin về hệ thống
thì ta chỉ cần khai báo lại trong module này là hệ thống vẫn hoạt động bình
thường.
• Quá trình xử lý của hệ thống
Hệ thống bắt đầu từ khi người sử dụng( phụ huynh và sinh viên ) nhắn tin
theo cú pháp cho trước và gửi tới đầu số dịch vụ mà đã được đăng kí với nhà
cung cấp dịch vụ ta có thể chia thành các giai đoạn như sau:
25


Giai đoạn 1.
Giao đoạn này bắt đầu từ khi người sử dụng( phụ huynh và học sinh) gửi tin
nhắn tới khi tin nhắn đến nhà dịch vụ mạng viễn thông( Telco). Tại đây, tin nhắn
được kiểm tra bước đầu.Nếu có lỗi sảy ra như là lỗi mạng hoặc tài khoản người
dùng không đủ để trả cước phí cho tin nhắn đó thì Telco sẽ gửi tin nhắn báo báo
cho người sử dụng biết tin nhắn của họ gửi không thành công. Trái lại nếu không
có lỗi sảy ra thì Telco sẽ xác định xem với đầu số mà tin nhắn định gửi tới thuộc
nhà kinh doanh dịch vụ nào và máy chủ của nhà dịch vụ tổng đài đó trong phạm
vi đề tài thì em đề nghị sử dụng dịch vụ của Fibo sms nên có thể nói ngắn gọn là
tin nhắn được chuyển tới máy chủ của Fibo sms(Fibo sms server ) để được xử lý
tiếp. Giai đoạn một kết thúc tại đây.
Giai đoạn 2.
Sau khi tin nhắn được nhà dịch vụ mạng viễn thông Telco chuyển đến
server của Fibo sms( Fibo sms server ) thì tin nhắn được Fibo sms server tiếp tục

kiểm tra. Tại đây Fibo sms server kiểm tra xem đầu số dịch vụ của tin nhắn là gì?
Từ khóa tin nhắn là gì và được đăng kí cho ai? Nếu như từ khóa tin nhắn chưa
được đăng kí hoặc là không phù hợp với đầu số dịch vụ thì Fibo sms server sẽ
gửi cho người sử dụng tin nhắn báo tin nhắn sai cú pháp. Ngược lại nếu từ khóa
và đầu số dịch vụ đều đúng thì từ tin nhắn đến Fibo sms server sẽ lấy những
thông tin bao gồm số điện thoại người gửi tin nhắn, nội dung tin nhắn và địa chỉ
webserver của người đăng kí dịch vụ( người đăng kí sử dụng dịch vụ - trường đại
học công nghệ thông tin và truyền thông – Đại học Thái Nguyên phải cung cấp
địa chỉ webserver này cho Fibo sms lúc đăng kí sử dụng dịch vụ ). Các thông tin
trên sẽ được Fibo sms server gửi đến địa chỉ webserver bằng một tham vấn có
dạng sau:
http://diachiwebserver/filexuly.php?
message=’Nội_dung_tin_nhắn’&phone=’số_điện_thoại_gửi’&service=1
Giai đoạn 3.
Để cho dễ hiểu ta quy định cú pháp tin nhắn tổng quát như sau:
Keyword [ tiếp đầu ngữ ] [ tham số 1] [ tham số 2]
Trong đó :
+ Keyword: đó chính là yêu cầu bắt buộc đầu tiên trong nội dung tin nhắn
mà khác hành nhắn đến, key word dùng để xác định loại dịch vụ khách hàng
26


dùng. Trong khuôn khổ đề tài này em chỉ xây dựng một hệ thống ứng dụng thử
nghiệm nên em sử dụng từ khóa miễm phí của Fibo sms ( là SMS). Từ khóa này
sẽ được bỏ đi khi đăng kí sử dụng dịch vụ từ khóa cá nhân. Thế mạnh của dịch
vụ từ khóa cá nhân là chúng ta có thể đăng kí từ khóa theo ý thích với một khoản
chi phí cũng không đắt. Chúng ta chỉ phải trả 10$ cho phí cài đặt đầu số lúc ban
đầu( chi phí này chỉ phải trả một lần duy nhất) và 5$ để duy trì mỗi tháng.
+ Tiếp đầu ngữ: là bắt buộc khi sử dụng từ khóa miễn phí, từ khóa miễn
phí này đều có tên chung là SMS vì thế để phân biệt được các cá nhân khác nhau

khi sử dụng từ khóa này thì cần thêm tiếp đầu ngữ này, tiếp đầu ngữ này do
chúng ta lựa chọn và phải đảm bảo là nó không được ai đó đang sử dụng.
+ Tham số 1, tham số 2: là các đối số truyền vào để xác định chính xác
thông tin người sử dụng muốn có từ dịch vụ, trong các dịch vụ của hệ thống này
thì tham số 1 thường là mã số sinh viên. Mã sinh viên thì luôn phải đảm bảo rằng
nó là duy nhất và không có bất kì hai sinh viên nào có cùng một mã sinh viên.
Còn tham số thứ 2 là hoặc là mã môn học hoặc là kì học.
Khi có tham chiếu tới địa chỉ webserver thì công việc xử lý cuối cùng của
tin nhắn là do các module chương trình được xây dựng bằng ngôn ngữ lập trình
php và các module này được lưu trữ trên webserver. Các module này bắt buộc
phải thực hiện các công việc sau theo thứ tự:
- Sử dụng phương thức $_GET hoặc $_REQUEST để lấy các thông tin từ
đường link gửi tới nó. Ở đây webserver lấy các thông tin bao gồm nội dung tin
nhắn( message), số điện thoại người gửi( phone) và dịch vụ (service thường mặc
định là 1).
- Sau đó tiến hành phân tích nội dung tin nhắn xem có đúng với cú pháp
quy định không. Nếu không đúng theo cú pháp đã quy định thì nội dung tin nhắn
trả về là thông báo sai cú pháp. Trái lại, nếu đã đúng cú pháp như trên thì ta tách
lấy số báo danh làm đầu vào cho module xử lý nằm trên webserver.Module xử lý
này kết nối và truy xuất cơ sở dữ liệu nằm trên database server để tìm điểm trả về
cho người sử dụng thì sẽ sảy ra một số trường hợp cụ thể như sau:
 Nếu tham số 1(mã sinh viên) không tồn tại trong cơ sở dữ liệu thì ta có
đầu ra là thông báo mã sinh viên này không tồn tại.

27


×