Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

Biện pháp quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học ở trường THPT trần phú hoàn kiếm, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.5 MB, 108 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thứ nhất: Xuất phát từ xu thế hội nhập và toàn cầu hoá. Việc tiếp nhận
những công nghệ mới trong đó CNTT là yếu tố khách quan và tất yếu để khẳng
định sự hưng thịnh của một quốc gia. Giáo dục không nằm ngoài quy luật đó, việc
ứng dụng CNTT trong giáo dục thể hiện sự lớn mạnh về khoa học, về công nghệ, về
kinh tế… của một đất nước. Một đất nước muốn phát triển nhanh và bền vững thì
nền kinh tế tri thức phải được ưu tiên hàng đầu. CNTT đã làm thay đổi căn bản bức
tranh của nền kinh tế tri thức đó.
Để đáp ứng yêu cầu hội nhập thế giới công nghệ hiện đại; đáp ứng yêu cầu
đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục thực sự phải đi
trước, đón đầu và đổi mới. Và để hoàn thành sứ mệnh của mình, các nhà quản lý
giáo dục từ trung ương đến địa phương hơn ai hết phải hiểu tầm quan trọng của
CNTT với công tác giáo dục và phải có những biện pháp quản lý hiệu quả để việc
ứng dụng CNTT trở thành một nhiệm vụ trọng tâm, chủ yếu và tất yếu.
Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010 của Chính phủ đã nhận định: “Sự
đổi mới và phát triển giáo dục đang diễn ra ở quy mô toàn cầu tạo cơ hội tốt để
giáo dục Việt Nam nhanh chóng tiếp cận với các xu thế mới, tri thức mới, những cơ
sở lý luận, phương thức tổ chức, nội dung giảng dạy hiện đại và tận dụng các kinh
nghiệm quốc tế đổi mới và phát triển”
Chỉ thị số 29/2001/CT BGD&ĐT ngày 30 tháng 7 năm 2001 của Bộ
GD&ĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo
dục giai đoạn 2001-2005 nêu rõ: “CNTT và đa dạng phương tiện sẽ tạo ra những
thay đổi lớn trong hệ thống quản lý giáo dục, trong chuyển tải nội dung chương
trình đến người học, thúc đẩy cuộc cách mạng về phương pháp dạy và học”.
Nhận rõ vai trò quan trọng của CNTT trong sự phát triển của đất nước, Chỉ
thị số 55/2008/CT-BGD ĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
về tăng cường giảng dạy, đào tạo, ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn
2008-2012 đã chỉ rõ: “Phát triển nguồn nhân lực CNTT và ứng dụng CNTT trong

1




giáo dục là một nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa quyết định sự phát triển CNTT của
đất nước”.
Như vậy, việc quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học góp phần
thực hiện đổi mới giáo dục nói chung, đổi mới phương pháp giáo dục nói riêng hiện
nay, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo học sinh phổ thông.
Thứ hai: Xuất phát từ thực tế tại trường THPT Trần Phú- Hoàn Kiếm, thành
phố Hà Nội, việc ứng dụng CNTT vào dạy học còn khó khăn hạn chế như cơ sở vật
chất còn thiếu, chưa đồng bộ, trình độ đội ngũ chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu
làm cho chất lượng giáo dục chưa được nâng cao.Việc ứng dụng CNTT trong dạy
học trở thành nhu cầu cấp bách, không thể thiếu trong việc đổi mới phương pháp
của giáo viên nhà trường. Điều này đòi hỏi sự chỉ đạo đúng đắn của Sở GD&ĐT; là
định hướng để các trường THPT đưa ứng dụng CNTT vào dạy học thành công.
Trên thực tế đã có nhiều nghiên cứu về ứng dụng CNTT vào các hoạt động giáo
dục nhưng hiện chưa có công trình khoa học nào được nghiên cứu và ứng dụng tại
trường THPT Trần Phú-Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn nói trên, xuất phát từ yêu cầu
khách quan và tính cấp thiết về bài toán quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở
trường THPT Trần Phú-Hoàn Kiếm, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài: “Biện
pháp quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học ở trường THPT Trần Phú- Hoàn
Kiếm, thành phố Hà Nội ”
2. Mục đích nghiên cứu
- Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát, đánh giá thực trạng công tác
quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học của trường THPT Trần Phú – Hoàn Kiếm,
thành phố Hà Nội. Từ đó, đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục; tăng tính hiệu quả và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học
ở trường THPT Trần Phú- Hoàn Kiếm.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu

Công tác quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy học trong trường THPT Trần
Phú- Hoàn Kiếm. .

2


3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy học ở trường THPT
Trần Phú- Hoàn Kiếm.
4. Giả thuyết khoa học
Hiện nay, việc tăng cường ứng dụng CNTT vào dạy học trong trường THPT
Trần Phú- Hoàn Kiếm còn mang tính hình thức, chưa thấy rõ được hiệu quả thực sự
của việc đổi mới. Nếu tìm được các biện pháp thích hợp thì sẽ nâng cao được chất
lượng giáo dục trong các nhà trường.
5. Nhiệm vụ nghiện cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về CNTT và ứng dụng CNTT trong dạy học.
5.2. Đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT và quản lý ứng dung CNTT vào dạy học
của trường THPT Trần Phú- Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý của trường THPT Trần Phú- Hoàn Kiếm
nhằm tăng cường ứng dụng CNTT vào dạy học trong trường THPT Trần PhúHoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá thực trạng quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy học trong
trường THPT Trần Phú- Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2013.
- Biện pháp quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học trong trường THPT Trần
Phú- Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội giai đoạn 2014-2018.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, mô hình hoá… các tài liệu, các văn bản
có liên quan đến vấn đề nghiên cứu như sách, tài liệu về giáo dục, về quản lý giáo
dục, về CNTT và ứng dụng CNTT ; chủ trương đường lối, nghị quyết, chính sách

của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của
Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội về CNTT và quản lý việc ứng dụng CNTT nhằm
xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
7.2. Nhóm phương pháp quan sát

3


Quan sát các hoạt động ứng dụng CNTT và ứng dụng CNTT vào dạy học
trong trường THPT Trần Phú- Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Có cái nhìn chung
nhất (thuận lợi và khó khăn) về hiện trạng tại địa bàn mình. Từ đó đưa ra đánh giá,
kết luận về thực trạng và đề xuất các giải pháp có tính hiệu quả về ứng dụng CNTT
trong dạy học ở trường THPT Trần Phú- Hoàn Kiếm.
7.3. Nhóm phương pháp điều tra phỏng vấn bằng phiếu hỏi
- Mục đích: Thu thập ý kiến về ứng dụng CNTT vào dạy học trong trường
THPT Trần Phú- Hoàn Kiếm và công tác quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy
học.
- Các phiếu điều tra - phiếu hỏi dành cho một số cán bộ quản lý của Sở GD và
của trường, giáo viên các tổ, nhóm trong trường THPT Trần Phú- Hoàn Kiếm về thực
trạng công tác quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy học và về các biện pháp quản lý
được đề xuất. Cụ thể là:
+ 7 tổ chuyên môn tại trường THPT Trần Phú- Hoàn Kiếm, thành phố Hà
Nội.
+ 30 chuyên viên Sở GD&ĐT Hà Nội, lãnh đạo trường THPT Trần Phú –
Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
+ 30 tổ trưởng, tổ phó, nhóm trưởng chuyên môn của trường THPT Trần
Phú-Hoàn Kiếm.
+ 132 giáo viên của 7 tổ chuyên môn trường THPT Trần Phú- Hoàn Kiếm.
7.4. Xử lý kết quả điều tra bằng thống kê toán học
Phân tích xử lý các thông tin thu được, các số liệu bằng thống kê toán học.

8. Dự kiến điểm mới của đề tài
- Mô tả thực trạng việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường THPT Trần
Phú- Hoàn Kiếm, phân tích và đánh giá thực trạng đó trên nhiều đối tượng.
- Đề xuất một số biện pháp ứng dụng CNTT vào dạy học tại trường THPT
Trần Phú- Hoàn Kiếm nhằm cải thiện thực trạng vừa phân tích.
9. Cấu trúc luận văn
Chương 1: Lý luận về quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học.

4


Chương 2: Thực trạng ứng dụng CNTT vào dạy học ở trường THPT Trần
Phú- Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Chương 3: Các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học ở trường
THPT Trần Phú- Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

5


CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu
Nền kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn nền kinh tế tri thức. Vì vậy việc
nâng cao hiệu quả chất lượng GD&ĐT sẽ là yếu tố sống còn và quyết định sự tồn tại
và phát triển của mỗi quốc gia. Việc áp dụng những công nghệ mới vào giáo dục
trong đó có CNTT chính là một trong những giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.
Điều này đặt ra vấn đề cho các nhà quản lý giáo dục là: Làm thế nào để thúc đẩy việc
ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học? Chính vì vậy vấn đề nghiên cứu các biện
pháp quản lý để thúc đẩy ứng dụng CNTT trong giáo dục đã thực sự sự phát triển

rộng khắp trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Trên thế giới, các nước có nền giáo dục phát triển đều chú trọng đến việc ứng
dụng CNTT như: Nước Mỹ, Australia, Canađa, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, ...
Để ứng dụng CNTT được như ngày nay các nước này đã trải qua rất nhiều các chương trình quốc gia về tin học hoá cũng như ứng dụng CNTT vào các lĩnh vực khoa
học kỹ thuật và trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là ứng dụng vào
khoa học công nghệ và giáo dục. Họ coi đây là vấn đề then chốt của cuộc cách mạng
khoa học kỹ thuật, là chìa khoá để xây dựng và phát triển công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước, tăng trưởng nền kinh tế để xây dựng và phát triển nền kinh tế tri thức,
hội nhập với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới. Vì vậy, họ đã thu được
những thành tựu rất đáng kể trên các lĩnh vực như: Điện tử, sinh học, y tế, giáo dục,...
1.1.2. Trên thế giới
Cộng hòa Pháp:Một chính sách quốc gia đầu tiên mang tên Plan de Cancul đề
xuất vào giữa những năm 60 dưới thời Tổng thống Đờ Gôn (De Gaullé)
Nhật Bản xây dựng chương trình Quốc gia có tên: “Kế hoạch một xã hội
thông tin – mục tiêu quốc gia đến năm 2000” đã được công bố từ những năm 1972.
Tại Philippin: Kế hoạch CNTT Quốc gia (NTTP) của Philippin công bố năm
1989 xác định một chiến lược chung nhằm đưa CNTT phục vụ việc phát triển kinh

6


tế xã hội của đất nước trong những năm 90.
Năm 1981 Singapore thông qua một đạo luật về Tin học hóa Quốc gia quy
định ba nhiệm vụ: Một là, thực hiện việc tin học hóa mọi công việc hành chính và
hoạt động của Chính phủ. Hai là, phối hợp GD&ĐT tin học. Ba là, phát triển và
thúc đẩy công nghiệp dịch vụ tin học ở Singapore. Một Ủy ban máy tính Quốc gia
(NCB) được thành lập để chỉ đạo công tác đó.
Năm 1980 chính sách tin học của Đài Loan đã được công bố và “Kế hoạch
10 năm phát triển CNTT ở Đài Loan” đã đề cập đến cấu trúc tổ chức của CNTT
trong nước và những nội dung mà chính phủ cần làm để phát triển CNTT, tiếp tục

khả năng cạnh tranh thành công trên thị trường thế giới.
Ở Hàn Quốc, các hoạt động về chính phủ điện tử và ứng dụng CNTT được
phân biệt: Các dự án có liên quan đến nhiều Bộ, Ngành, địa phương được xem như
là dự án chính phủ điện tử được sử dụng ngân sách tập trung. Các dự án ứng dụng
CNTT được tiến hành bởi từng Bộ, Ngành, địa phương sử dụng ngân sách chi
thường xuyên hoặc “Quỹ Thúc Đẩy” CNTT do Bộ Thông tin và Truyền thông quản
lý. Tương ứng, có hai cơ quan chỉ đạo và điều phối: Ban thúc đẩy tin học hóa và
Ban đặc biệt về chính phủ điện tử thuộc Ban đổi mới chính phủ của Tổng thống.
Ban thúc đẩy tin học hóa có nhiệm vụ trông coi và khai thông các chính sách, kế
hoạch và dự án để tạo điều kiện thúc đẩy Hàn Quốc thành một xã hội thông tin tiên
tiến. Ban này có trách nhiệm trông coi các chức năng về tin học hóa, khởi xướng và
hiệu đính kế hoạch các chiến lược về tin học hóa và các kế hoạch triển khai liên
quan, điều phối việc xây dựng các dự án và các chính sách, xây dựng và sử dụng
siêu xa lộ thông tin quốc gia, đưa ra các biện pháp quản lý và vận hành các nguồn
tài chính, đánh giá hiệu quả của các chính sách và hoạt động về CNTT.
Trưởng Ban thúc đẩy tin học hóa là Thủ tướng, 24 bộ trưởng các bộ là ủy
viên, Bộ Thông tin và Truyền thông là thường trực. Ban thúc đẩy tin học hóa gồm
có các Ban điều hành tin học hoá gồm 24 thứ trưởng; Ban tư vấn tin học hoá gồm
các chuyên gia, doanh nghiệp. Hỗ trợ các vấn đề kỹ thuật, thực thi và triển khai cho
Ban thúc đẩy tin học hóa là cục tin học hoá quốc gia trực thuộc Bộ Thông tin và
Truyền thông. Ngoài ra còn có Ban đánh giá về tin học hoá quốc gia. Ban đặc biệt

7


về chính phủ điện tử thuộc Ban đổi mới chính chủ của Thủ tướng, gồm 18 ủy viên,
trong đó có 5 Thứ trưởng của các bộ liên quan và rất nhiều chuyên gia, chủ yếu là
các giáo sư đại học. Thường trực là Bộ nội vụ. Hỗ trợ cho Ban đổi mới chính phủ là
văn phòng chịu trách nhiệm về hành chính. Cục tin học hoá quốc gia chịu trách
nhiệm hỗ trợ triển khai các dự án đổi mới dịch vụ công, đổi mới khung pháp lý về

chính phủ điện tử; hỗ trợ kỹ thuật các bộ phận: tiểu ban chuẩn bị cho các kỳ họp của
trưởng ban, tiểu ban cải cách lề lối làm việc, tiểu ban hạ tầng, nguồn lực CNTT và
kiến trúc.
So với Việt Nam chúng ta thấy cũng có 2 tổ chức tương đương là Ban chỉ
đạo Quốc gia về CNTT và Ban chỉ đạo về cải cách hành chính, nhưng có thể thấy ở
Hàn Quốc những điểm khác biệt quan trọng đảm bảo hoạt động có hiệu quả và thực
chất:
+ Có sự tham gia trực tiếp, thường xuyên và thực sự từ các cấp lãnh đạo cao
cấp nhất (tổng thống, thủ tướng, các bộ trưởng, thứ trưởng).
+ Có bộ máy tổ chức chuyên nghiệp với chức năng rõ ràng và hoạt động
thực sự, không chỉ họp rồi chỉ đạo không có nghiên cứu chuẩn bị như ở Việt Nam.
+ Có các cơ quan chuyên nghiệp mạnh như Cục Tin học hoá quốc gia hỗ trợ
về kỹ thuật và triển khai các hoạt động thực thi. Sau khi các ban chỉ đạo đã có kết
luận, sẽ có người chịu trách nhiệm thực hiện và báo cáo. Các nội dung kỹ thuật cần
ý kiến chỉ đạo đã có một bộ máy chuyên nghiệp chuẩn bị kỹ càng. Đáng chú ý là
Cục Tin học hoá quốc gia tuy trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông nhưng vẫn
hỗ trợ về kỹ thuật cho Bộ nội vụ, làm cầu nối cho các nội dung chính phủ điện tử và
ứng dụng CNTT, đảm bảo tính thống nhất về hệ thống.
+ Các vấn đề chuyên sâu đều được đưa ra nghiên cứu và thảo luận kỹ tại các
tiểu ban trước khi tổng hợp xin ý kiến các ủy viên hoặc đưa ra thảo luận tại phiên
họp toàn thể.
(Theo tin “Chính phủ điện tử Hàn Quốc” trên tạp chí PCWorldVN cập nhật
ngày 01/4/2008).
Ở Australia vào tháng 3 năm 2000, Hội đồng Bộ trưởng đã ủng hộ hướng đi
được trình bày trong tài liệu “Cơ cấu chiến lược cho nền kinh tế thông tin”, tài liệu

8


này bao gồm hai mục tiêu giáo dục trường học bao quát cho nền kinh tế thông tin,

đó là:
Một là: Tất cả mọi học sinh sẽ rời trường học như những người sử dụng tin
cậy, sáng tạo và hiệu quả những công nghệ mới, bao gồm CNTT và viễn thông, và
những học sinh này cũng ý thức được tác động của những ngành công nghệ này lên
xã hội.
Hai là: Tất cả các trường đều hướng tới việc kết hợp CNTT và viễn thông
vào trong hệ thống của họ, để cải thiện khả năng học tập của học sinh, để đem lại
nhiều cơ hội học tập hơn cho người học và làm tăng hiệu quả của việc thực tập kinh
doanh của họ”.
(Theo “Cơ cấu chiến lược cho nền kinh tế thông tin” ở Australia của tạp
chí PCWorldVN).
1.1.3. Tại Việt Nam
Ở Việt Nam cũng đã có chương trình quốc gia về CNTT (1996-2000) và Đề
án thực hiện về CNTT tại các cơ quan Đảng (2003-2005) ban hành kèm theo Quyết
định 47 của Ban Bí thư trung ương Đảng. Mặt khác, tại các cơ quan quản lý nhà nước đã có Đề án tin học hoá quản lý hành chính nhà nước (2001-2005) ban hành
kèm theo Quyết định số: 112/2001/QĐ - TTg ngày 25/7/2001 của Thủ tướng Chính
phủ về giáo dục, ...
Chỉ thị 58/CT - TƯ ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng
dụng phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nêu rõ việc
đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác GD&ĐT. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ra
Chỉ thị 29/2001/CT-BGD ĐT, ngày 30/7/2001, nêu rõ: “Tập trung phát triển mạng
máy tính phục vụ GD&ĐT, kết nối internet đến tất cả các cấp quản lý và cơ sở giáo
dục, hình thành một mạng giáo dục (EduNet) nhằm tăn cường giảng dạy, đào tạo và
ứng dụng CNTT trong giai đoạn 2001-2005. Các nhà khoa học đã tập trung nghiên
cứu, tìm hiểu học tập các nước về quản lý ứng dụng CNTT trong hệ thống giáo dục
để áp dụng ở Việt Nam nhưng không nhiều. Trong hai năm 2003-2004, việc nghiên
cứu quản lý và ứng dụng CNTT trong hệ thống giáo dục ở Việt Nam đã được được
nhiều đơn vị quan tâm hơn. Gần đây các hội nghị, hội thảo hay trong các đề tài

9



nghiên cứu khoa học về CNTT và giáo dục đều có đề cập đến vấn đề quản lý ứng
dụng CNTT trong giáo dục và khả năng áp dụng vào môi trường đào tạo ở Việt
Nam như:
* Hội thảo nâng cao chất lượng đào tạo tại Đại học Quốc gia Hà Nội trong
năm 2000.
* Hội thảo khoa học quốc gia lần thứ nhất về nghiên cứu phát triển và ứng
dụng CNTT và truyền thông ICT 2/2003.
* Hội thảo khoa học quốc gia lần thứ hai về nghiên cứu phát triển và ứng
dụng CNTT và truyền thông ICT 9/2004.
* Hội thảo khoa học “Nghiên cứu và triển khai E-learning” do viện CNTT
( Đại học Quốc gia Hà Nội) và khoa CNTT (Đại học Bách khoa Hà Nội) phối hợp
tổ chức đầu tháng 3/2005 là hội thảo khoa học về ứng dụng trong hệ thống giáo dục
đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam.
* Hội thảo quốc gia về CNTT&TT lần thứ IV diễn ra tại thành phố Huế với
chủ đề : “CNTT và sự nghiệp giáo dục – y tế” là: làm thế nào để thúc đẩy mạnh mẽ
hoạt động ứng dụng CNTT nhằm phục vụ một cách hiệu quả nhất cho sự phát triển
của giáo dục trong điều kiện nguồn lực còn hạn chế của chúng ta.
* Hội thảo khoa học toàn quốc về CNTT&TT: “Các giải pháp công nghệ và
quản lý trong ứng dụng CNTT&TT vào đổi mới phương pháp dạy học” do trường
ĐHSP Hà Nội phối hợp với dự án Giáo dục đại học tổ chức từ 9-10/12/2006. Nội
dung hội thảo gồm các chủ đề chính sau:
- Các giải pháp về công nghệ trong đổi mới phương pháp dạy (phổ thông, đại
học và trên đại học): công nghệ tri thức, công nghệ mã nguồn mở, các hệ nền và
công cụ tạo nội dung trong E-learning, các chuẩn trao đổi nội dung bài giảng, công
nghệ trong kiểm tra đánh giá,...
- Các giải pháp, chiến lược phát triển ứng dụng CNTT&TT vào đổi mới
phương pháp dạy học: chiến lược phát triển, kinh nghiệm quản lý, mô hình tổ chức
trường học điện tử, mô hình dạy học điện tử,...

- Các kết quả và kinh nghiệm của việc ứng dụng CNTT trong dạy học: xây
dựng và sử dụng phần mềm dạy học, kho điện tử, ...

10


Trong các hội thảo, các nhà khoa học, các nhà quản lý đã mạnh dạn đưa ra
các vấn đề nghiên cứu vị trí tầm quan trọng, ứng dụng và phát triển CNTT đặc biệt
là các giải pháp thúc đẩy ứng dụng CNTT trong giáo dục.
Gần đây đã có một số đề tài khoa học nghiên cứu về ứng dụng CNTT trong
lĩnh vực giáo dục ở nước ta, chẳng hạn như:
- Trần Thị Đản: “Một số biện pháp tổ chức triển khai việc ứng dụng công
nghệ thông tin vào giảng dạy của hiệu trưởng trường THCS Văn Lang thành phố
Việt Trì - tỉnh Phú Thọ”
(Luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục - ĐHSPHN, năm 2006)
- Nguyễn Văn Tuấn: “Một số biện pháp chỉ đạo việc đẩy mạnh ứng dụng
CNTT trong công tác quản lý dạy học tại các trường THPT”
(Luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục - ĐHSPHN, năm 2006)
- Đỗ Kinh Thành: “Các biện pháp quản lý quá trình đào tạo ngành tin học Hệ TCCN tại trường trung cấp kỹ thuật nghiệp vụ Phú Lâm – TP Hồ Chí Minh”
(Luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục - ĐHSPHN, năm 2006)
- Nguyễn Xuân Cảnh: “Biện pháp ứng dụng CNTT trong quản lý dạy học ở
các trường THPT tỉnh Ninh Bình”
(Luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục - ĐHSPHN, năm 2008)
Qua các nghiên cứu các tác giả đều khẳng định ý nghĩa của việc ứng dụng
CNTT vào dạy học và vai trò quan trọng của các biện pháp quản lý. Qua đó các tác
giả cũng đề xuất một số kiến nghị với các cấp quản lý như Phòng GD&ĐT, Sở
GD&ĐT trong việc triển khai một số biện pháp quản lý ứng dụng CNTT vào dạy
học tại các trường thuộc phạm vi quản lý.
Từ các phân tích trên, tác giả nhận thấy quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt
động dạy học ở trường THPT Trần Phú- Hoàn Kiếm là một vấn đề cấp thiết nhưng

chỉ được nghiên cứu dưới góc độ hẹp. Thực tế ở Việt Nam việc đưa CNTT vào
quản lý các hoạt động nhà trường nói chung và quản lý hoạt động dạy học nói riêng
còn tồn tại nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu giải quyết. Vì thế tác giả đã đi sâu
nghiên cứu vấn đề này trong phạm vi tại trường THPT Trần Phú- Hoàn Kiếm thuộc
quận Hoàn Kiếm - thành phố Hà Nội nhằm hy vọng đề xuất được một số biện pháp

11


quản lý góp phần nâng cao hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học trong trường
THPT Trần Phú- Hoàn Kiếm hiện nay.
1.2. Một số khái niệm cơ bản:
1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường:
1.2.1.1. Quản lý và chức năng quản lý
Quản lý xuất hiện và tồn tại cùng với sự xuất hiện và tồn tại của xã hội loài người. Ở
đâu có hoạt động chung, ở đó cần đến sự quản lý, như Các-Mác đã nói một cách rất
hình tượng rằng: Một người độc tấu vĩ cầm tự điều khiển mình, còn một dàn nhạc thì
cần phải có nhạc trưởng.
Có thể tiếp cận khái niệm quản lý theo những cách sau:
Theo quan niệm truyền thống: “Quản lý là quá trình tác động có ý thức của chủ thể vào
một bộ máy (đối tượng quản lý) bằng cách vạch ra mục tiêu cho bộ máy, tìm kiếm các
biện pháp tác động để bộ máy đạt tới mục tiêu đã xác định” [30,5]
Theo tác giả Mai Quang Huy: “Thuật ngữ quản lý gồm hai quá trình tích hợp nhau:
Quà trình quản gồm coi sóc, giữ gìn, duy trì hệ thống ở trạng thái ổn định; quá trình lý
là sửa sang, sắp xếp, đổi mới đưa hệ vào thế phát triển”. [31,4]
“Quản lý phải làm cho hệ thống ở trạng thái cân bằng động, vận động phù hợp, thích
ứng và có hiệu quả trong môi trường tương tác giữa các nhân tố bên trong và các nhân
tố bên ngoài. Như vậy, quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể
quản lý đến khách thể quản lý trong tổ chức, làm cho tổ chức đó vận động và đạt được
mục tiêu của tổ chức”. [32,4]

Tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của
chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động (khách thể quản lý) nhằm thực hiện
được những mục tiêu dự kiến.” [32, 14]
Theo F.Taylor: “Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm, và sau
đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất”. [33, 89]
Theo Harold Koonzt: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những
nỗ lực cá nhân nhằm đạt được những mục đích của nhóm. Mục tiêu của mọi nhà quản
lý là nhằm hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục
đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất”. [34, 33]

12


Như vậy quản lý là một yêu câu tất yếu của một tổ chức; là tác động có định hướng. có
chủ đích của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra. Để quản lý
tốt, nhà quản lý- chủ thể quản lý phải thực thi những biện pháp cụ thể, khoa học và hợp
quy luật. Đó là thực hiện tốt 4 chức năng của quản lý:
a. Chức năng hoạch định (lập kế hoạch):
- Vạch ra mục tiêu cho bộ máy.
- Xác định các bước đi để đạt mục tiêu.
- Xác định các nguồn lực và các biện pháp để đạt tới mục tiêu.
Để vạch ra được mục tiêu và xác định được các bước đi cần có khả năng dự báo. Vì
thế, trong chức năng hoạch định bao gồm cả chức năng dự báo.
b. Chức năng tổ chức: Chức năng này bao gồm 2 nội dung:
- Tỏ chức bộ máy: Sắp xếp bộ máy đáp ứng được yêu cầu của mục tiêu và các nhiệm
vụ phải đảm nhận. Nói khác đi phải tổ chức bộ máy phù hợp về cấu trúc, cơ chế hoạt
động để đủ khả năng đạt được mục tiêu- phân chia thành các bộ phận sau đó ràng buộc
các bộ phận bằng các mối quan hệ.
- Tổ chức công việc: Sắp xếp công việc hợp lý, phân công phân nhiệm rõ ràng để mọi
người hướng vào mục tiêu chung.

c. Chức năng điều hành (chỉ đạo): Tác động đến con người bằng các mệnh lệnh, làm
cho người dưới quyền phục tùng và làm việc đúng với kế hoạch, đúng với nhiệm vụ
được phân công. Tạo động lực để con người tích cực hoạt động bằng các biện pháp
động viên, khen thưởng kể cả trách phạt.
d. Chức năng kiểm tra: Là thu thập thông tin ngược để kiểm soát hoạt động của bộ
máy nhằm điều chỉnh kịp thời các sai sót, lệch lạc để bộ máy đạt được mục tiêu. [30, 45]
Như vậy quản lý là quá trình tác động có định hướng, có lựa chọn các tác động
phù hợp với đối tượng và môi trường nhằm hướng đối tượng trong thế vừa ổn dịnh,
vừa phát triển theo mục tiêu đề ra. Quản lý được thực hiện thông qua các hoạt động lập
kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra.
1.2.1.2. Quản lý giáo dục
Cũng như khái niệm quản lý nói chung, khái niệm “quản lý giáo dục” cũng có

13


nhiều quan niệm khác nhau tùy theo cách tiếp cận của nhà nghiên cứu về quản lý giáo
dục. Có thể nêu ra một vài quan điểm sau:
Theo Kôndakốp: “Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý
thức, có mục đích của các chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của
hệ thống nhằm đảm bảo việc giáo dục cho thế hệ trẻ, đảm bảo sự phát triển toàn diện
và hài hòa của họ trên cơ sở nhận thức và sử dụng các quy luật chung của xã hội cũng
như các quy luật khách quan của quá trình dạy học và giáo dục, của sự phát triển thể
chất và tâm trí của trẻ em...” [35, 94]
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Quản lý giáo dục nói chung là thực hiện đường
lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận
hành tiến tới mục tiêu đào tạo theo nguyên lý giáo dục”. [36, 25]
Tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có mục
đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý, nhằm làm cho hệ vận hành theo
đường lối giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường XHCN Việt

Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống giáo
dục đến mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất”. [32, 12]
Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý giáo dục được thực hiện ở hai cấp độ vĩ mô
và vi mô:
Đối với cấp vĩ mô, “Quản lý giáo dục được hiểu là những tác động tự giác (có ý
thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, có quy luật) của chủ thể quản lý đến toàn
bộ hệ thống ( từ Trung ương, địa phương đến các cơ sở giáo dục là nhà trường ) nhằm
thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ mà
xã hội đặt ra cho ngành Giáo dục.
Đối với cấp vi mô, “Quản lý giáo dục được hiểu là hệ thống những tác động tự
giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, có quy luật) của chủ thể quản
lý đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lực
lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục
tiêu giáo dục của nhà trường”. [ 15, 27-37]
Theo PGS. TS Bùi Văn Quân: “Trọng tâm của quản lý giáo dục ở cấp độ vĩ mô
là quản lý trường học. Trọng tâm của quản lý giáo dục ở cấp độ vi mô là quản lý hoạt

14


động dạy học và giáo dục trong nhà trường và các cơ sở giáo dục. Do vậy, có thể biểu
đạt một cách về bản chất của quản lý giáo dục như sau: Quản lý giáo dục, về bản chất
là quản lý nhà trường, quản lý các hoạt động giáo dục (nghĩa rộng) và các hoạt đôngh
khác diễn ra trong nhà trường”. [37, 17]
“Xét về chức năng, quản lý giáo dục chính là quá trình tạo ra sự thống nhất và
tác động lẫn nhau giữa lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát công việc để dẫn tới
hiệu quả quản lý giáo dục và đạt đến các mục tiêu đã định của hệ thống giáo dục”.
[37, 51].
Như vậy, quản lý giáo dục về thực chất là quản lý nhà trường và quản lý các
hoạt động diễn ra trong nhà trường và các cơ sở giáo dục khác...

1.2.1.3. Quản lý nhà trường
“ Nhà trường là một thiết chế xã hội, là đơn vị cấu trúc cơ bản của hệ thống
giáo dục quốc dân”. [37. 150]. Do đó, quản lý nhà trường là quản lý thiết chế của hệ
thống giáo dục, đó chính là quản lý giáo dục ở cấp độ vi mô, cấp độ một đơn vị cấu
trúc cơ sở của hệ thống giáo dục quốc dân. Quản lý nhà trường có nghĩa là tổ chức các
lực lượng trong và ngoài nhà trường biến các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính
sách giáo dục của Đảng và Nhà nước thành hiện thực.
Quản lý nhà trường là hoạt động của các cơ quan quản lý nhằm tập hợp và tổ
chức các hoạt động của giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác huy động
tối đa các nguốn lực giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo trong nhà
trường. [17, 135].
Theo tác giả Mai Quang Huy: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo
dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình đưa nhà trường vận hành theo
nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo
dục, đối với thế hệ trẻ và đối với từng học sinh”. [38, 4].
Các chủ thể quản lý nhà trường:
- Các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục các cấp: thực hiện các nội dung
quản lý theo sự phân cấp, theo quy định của pháp luật.
- Các chủ thể quản lý bên trong nhà trường: Lãnh đạo nhà trường (Hiệu trưởng
và Ban Giám Hiệu), tổ trưởng chuyên môn, nhà giáo. Mỗi chủ thể nói trên khác nhau

15


về vị trí, vai trò trong bộ máy quản lý nhà trường nên họ tiến hành quản lý giáo dục với
nội dung khác nhau.
1.2.2. Dạy học và quản lý quá trình dạy học
1.2.2.1. Dạy học
Hoạt động dạy học là hoạt động trung tâm trong bất cứ loại hình nhà trường
nào, dưới góc độ giáo dục học. Dạy học là một quá trình toàn vẹn có sự thống nhất

giữa hai mặt của các chức năng hoạt động dạy và hoạt động học.
Dạy học gồm hai hoạt động thống nhất biện chứng: hoạt động dạy học của
giáo viên và hoạt động của học sinh. Trong đó dưới sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển
của giáo viên, người học tự giác, tích cực tổ chức, tự điều khiển hoạt động học tập
của mình nhằm thực hiện nhiệm vụ dạy học. Trong hoạt động dạy học, hoạt động
của giáo viên giữ vai trò chủ đạo, hoạt động học của người học có vai trò chủ động,
tích cực. Hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học viên có liên hệ tác
động lẫn nhau. Nếu thiếu một trong hai hoạt động thì việc dạy học không diễn ra.
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Quá trình dạy học là quá trình dưới sự lãnh
đạo, tổ chức điều khiển của ngưới giáo viên, người học tự giác, tích cực, chủ động
tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức - học tập của mình nhằm thực hiện
những nhiệm vụ dạy học”.[36 , 139]
Theo tác giả Nguyễn Thị Tuyết Oanh: “Hoạt động dạy học là hoạt động
chuyên biệt của người giáo viên nhằm tổ chức, điều khiển, triển khai, điều chỉnh
quá trình lĩnh hội tri thức, rèn luyện kỹ năng và kỹ xảo trong hoạt động học tập của
học sinh từ đó giúp các em không chỉ lĩnh hội mà còn biết cách lĩnh hội tri thức
(dạy cái và dạy cách) tạo ra sự phát triển tâm lý, hình thành nhân cách”.
Như vậy, chúng ta thấy: sự điều khiển tối ưu hoá quá trình học sinh chiếm lĩnh
khái niệm khoa học và bằng cách đó phát triển và hình thành nhân cách. Dạy và học có
những mục đích khác nhau, nếu học nhằm vào việc chiếm lĩnh khái niệm khoa học thì
dạy có mục đích điều khiển sự học tập.
1.2.2.2. Quá trình dạy học
Quá trình dạy học là quá trình hoạt động của hai chủ thể, trong đó dưới sự tổ chức
hướng dẫn và điều khiển của giáo viên, học sinh tái tạo lại nền văn minh nhân loại

16


và rèn luyện, hình thành kỹ năng hoạt động, tạo lập thái độ sống tốt đẹp. Quá trình
dạy học là quá trình hoạt động phối hợp của thầy giáo và học sinh. Hoạt động tích

cực của thầy và trò sẽ quyết định toàn bộ chất lượng giáo dục của nhà trường. Hoạt
động dạy chỉ đạo hoạt động học và hoạt động học là cơ sở, là trung tâm cho mọi cải
tiến của hoạt động dạy, hai hoạt động này tác động biện chứng với nhau, thúc đẩy
lẫn nhau để cùng phát triển tạo nên sự phát triển không ngừng của quá trình dạy
học. Nâng cao chất lượng hoạt động dạy và hoạt động học là con đường cơ bản để
nâng cao chất lượng GD&ĐT, góp phần vào sự nghiệp cải cách, đổi mới giáo dục
trong giai đoạn CNH - HĐH đất nước ta.
- Dạy là truyền đạt thông tin và điều khiển hoạt động học, đó là hai chức
năng không thể thiếu được của quá trình dạy học, chúng thường xuyên tương tác
với nhau, thâm nhập vào nhau và sinh thành ra nhau.
Quá trình dạy học là một hệ thống gồm ba thành tố cơ bản: Khái niệm khoa
học - dạy - học.
- Hoạt động dạy gồm hai chức năng: Truyền đạt và điều khiển.
- Hoạt động học gồm hai chức năng thống nhất với nhau là: Lĩnh hội và tự
điều khiển.
Quá trình dạy học là hoạt động cộng đồng hợp tác giữa các chủ thể:
Thầy

-

Trò.

Trò

-

Trò trong nhóm.

Thầy


-

Nhóm trò.

Sơ đồ 1.1. Cấu trúc của quá trình dạy học

Khái niệm khoa học

Dạy

Học

Truyền đạt

Lĩnh hội

Điều khiển

Tự điều khiển

17


Ở góc độ lý thuyết thông tin có thể xem dạy và học thực chất là quá trình
thực hiện phát và thu thông tin. Học là một quá trình tiếp thu thông tin có định
hướng và có sự tái tạo, phát triển thông tin.Vì vậy những người dạy đều nhằm mục
đích phát ra được nhiều thông tin với lượng tin lớn liên quan đến môn học, đến mục
đích dạy học. Muốn truyền lượng tin lớn ta phải biết tận dụng tất cả các phương
tiện truyền thông có thể có để đưa thông tin đến cho người học.
Hơn nữa, xuất phát từ học sinh để thiết kế công nghệ dạy học hợp lý, có

những phương pháp dạy học phù hợp tổ chức tối ưu hoạt động dạy học để cuối cùng
làm cho học sinh tự giác, tích cực chiếm lĩnh được khái niệm khoa học, phát triển
năng lực, hình thành nhân cách.
1.2.2.3. Phương pháp dạy học
Trong dạy học người, người giáo viên phải vận dụng linh hoạt nhiều phương
pháp dạy học khác nhay để giải quyết tốt các nhiệm vụ dạy học. Theo tác giả Đặng
Danh Ánh: “Biểu hiện quan trọng trong năng lực dạy học của giáo viên trong điều
kiện hiện nay là sự kết hợp khéo léo giữa phương pháp dạy học truyền thống với
phương pháp dạy học tiên tiến, hiện đại nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, tư
duy sáng tạo của học sinh trong học tập” [1, 142].
Theo các tác giả Phan Thị Hồng Vinh : “Phương pháp dạy học là cách thức
hoạt động phối hợp thống nhất của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học
được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của giáo viên nhằm thực hiện tối ưu mục tiêu và
các nhiệm vụ dạy học…”[28, 204].
Theo tác giả Lê Quang Sơn : “Phương pháp dạy học được hiểu là cách thức
hoạt động cùng nhau của người dạy và người học hướng tới việc giải quyết các
nhiệm vụ dạy học (bao gồm cả trang bị tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, hình thành các
phẩm chất nhân cách; phát triển những khả năng và năng lực). phương pháp dạy học
là cách mà người dạy chỉ đạo (tổ chức, điều khiển, lãnh đạo) hoạt động của người
học và cách mà người học tiến hành hoạt động lĩnh hội năng lực của con người”.[39,
45]

18


Như vậy phương pháp dạy học thực chất là cách thức hoạt động của giáo viên
được thực hiện trong quá trình dạy học để tác động đến người học, nhằm giúp học
sinh chủ động đạt được mục tiêu dạy học đã đề ra.
Đối với giáo dục phổ thông hiện nay, Luật giáo dục 2005 quy định: “Phương
pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động và sáng tạo

của học sinh; phù hợp với từng đặc điểm của lớp học, môn học; bồi dưỡng phương
pháp tự học, kả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào
thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”
( Điều 28.2).
Qua các khái niệm về phương pháp dạy học đã nêu ở trên tác giả nhận thấy
phương pháp dạy học là cách thức giữa người dạy và người học nhằm chiếm lĩnh tri
thức, thực hiện nhiệm vụ dạy học đã đề ra. Việc đổi mới phương pháp dạy học trong
đó có ứng dụng CNTT không nhằm ngoài mục đích thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy
học nói riêng và giáo dục nói chung.
1.2.2.4. Phương tiện dạy học và các loại phương tiện kỹ thuật dạy học
Để việc dạy học đạt hiệu quả cao, trong quá trình dạy học người giáo viên và
học sinh phải sử dụng các phương tiện dạy học mà thông thường mọi người vẫn gọi
là thiết bị dạy học. Việc đổi mới phương pháp dạy học cũng bao gồm việc đổi mới
các thiết bị - phương tiện dạy học, đổi mới tư duy, đổi mới cách nghĩ, cách dạy, cách
quản lý việc sử dụng các phương tiện dạy học sao cho hoạt động này trở thành thói
quen thường xuyên trong từng tiết lên lớp của giáo viên.
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về phương tiện dạy học. Một số tài liệu
định nghĩa phương tiện dạy học như sau:
Phương tiện dạy học là những đồ dùng dạy học mang những nguồn thông tin
học tập khác nhau phục vụ cho giảng dạy và học tập mà cụ thể là lời nói của giáo
viên, sách giáo khoa, các tài liệu học tập, các thiết bị học tập, giảng dạy và làm thí
nghiệm, các đồ dùng dạy học trực quan như mô hình, sơ đồ, tranh vẽ, các phương
tiện kỹ thuật như phim ảnh, máy ghi âm, vô tuyến truyền hình…
Phương tiện dạy học, theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang, “bao gồm mọi thiết bị
kỹ thuật từ đơn giản đến phức tạp được dùng trong quá trình dạy học để làm dễ dàng

19


cho sự truyền đạt và tiếp thu kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo” [32,2].

Theo các tác giả Phan Thị Hồng Vinh - Từ Đức Văn: “Phương tiện dạy học là
tập hợp những đối tượng vật chất và tinh thần được giáo viên sử dụng để điều khiển
hoạt động nhận thức của học sinh và đối với học sinh, nó là nguồn tri thức trực quan
sinh động, là công cụ để rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo” [28, 234].
Trên thực tế trong dạy học sử dụng nhiều loại thiết bị dạy học, phương tiện kỹ
thuật dạy học khác nhau và được phân loại như sau:
a) Thiết bị đơn giản: Các dụng cụ dạy học học thông thường: tranh ảnh, đồ
dùng dạy học, mô hình vật mẫu, đồ chơi giáo dục mầm non…
b) Thiết bị hiện đại có giá trị kinh tế cao: Các thiết bị phục vụ dạy học và đồ
dùng dạy học hiện đại, máy móc thực hành, dụng cụ thí nghiệm, máy chiếu, máy vi
tính, máy soi vật thể, hệ thống nghe nhìn, máy in, máy photocoppy…
Theo TS. Trần Đức Vượng - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển học
liệu và thiết bị dạy học: Danh mục trang bị - phương tiện dạy học cho hệ thống trường
phổ thông Việt Nam hiện nay bao gồm các loại hình như sau:
1.
2.
3.
4.
5.

Tranh, ảnh, bảng, biểu đồ
6. Bản trong dùng cho máy chiếu overhead
Bản đồ, sách giáo khoa
7. Băng, đĩa ghi âm, đài cassete
Mô hình, vật mẫu, mẫu vật
8. Băng đĩa ghi hình, ti vi, màn hình..
Dụng cụ
9. Phần mềm dạy học
Phim slide
Bốn loại hình phương tiện dạy học đầu là phương tiện dạy học truyền thống.


Các phương tiện dạy học này được giáo viên và học sinh khai thác trực tiếp lượng
thông tin chứa đựng trong phương tiện.
Các loại hình từ 5 đến 9 có đặc điểm là muốn khai thác lượng thông tin chứa
đựng trong phương tiện phải có thêm các máy móc chuyên dùng. Tất cả các hệ thống
đó người ta quen gọi là các phương tiện kỹ thuật dạy học hay còn gọi là phương tiện
nghe nhìn.
So với các phương tiện dạy học truyền thống thì các phương tiện kỹ thuật dạy
học hiện đại có nhiều ưu điểm nổi trội hơn.
Đặc điểm của phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại có một số đặc điểm: [40,
22].
1. Mỗi phương tiện kỹ thuật dạy học bao gồm 2 khối: Khối mang thông tin và

20


khối chuyển tải thông tin tương ứng:
Khối mang thông tin

Khối chuyển tải thông tin tương ứng

Phim slide

Máy chiếu slide, máy chiếu phim

Băng đĩa ghi âm

Radio Cassette, Đầu đĩa

Băng, đĩa ghi hình


Đầu video, TV hay máy vi tính

Phần mềm dạy học

Máy vi tính

2. Phải có điện lưới
3. Đắt tiền gấp nhiều lần các phương tiện dạy học thông thường
4. Phải có kỹ năng sử dụng và bảo quản tốt
5. Phải có phòng học chuyên biệt để lắp đặt, sử dụng và bảo quản
Do có nhiều ưu điểm nổi trội, yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và do
khoa học công nghệ ngày càng phát triển mà các phương tiện kỹ thuật dạy học ngày
càng được phát triển. Điều này đòi hỏi các nhà quản lý phải có các biện pháp quản lý
các phương tiện kỹ thuật dạy học. Thật vậy, trong xã hội hiện đại ngày nay hiệu quả
giảng dạy của giáo viên phụ thuộc một phần lớn vào phương tiện dạy học và việc sử
dụng phương tiện kỹ thuật dạy học hiện có của mỗi nhà trường. Quản lý tốt các
phương tiện kỹ thuật dạy học sẽ có tác động tích cực đối với việc nâng cao chất
lượng dạy học. Để quản lý tốt phương tiện dạy học các chủ thể quản lý phải có kế
hoạch mua sắm, bổ sung trang thiết bị dạy học đồng thời phải sử dụng triệt để các
phương tiện dạy học hiện có nhằm phục vụ tốt nhất việc dạy học trong mỗi nhà
trường.
1.2.2.5. Quản lý quá trình dạy học trong nhà trường
Theo tác giả Phan Thị Hồng Vinh: Quản lý các hoạt động dạy học và giáo
dục là những hoạt động có mục đích, có kế hoạch của hiệu trưởng đến tập thể giáo
viên, học sinh và những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm huy
động họ tham gia, cộng tác, phối hợp trong các hoạt động của nhà trường giúp quá
trình dạy học và giáo dục vận động tối ưu tới các mục tiêu dự kiến. [28].
Dạy học bao gồm hai hoạt động thống nhất biện chứng: hoạt động dạy của
giáo viên và hoạt động học của học sinh. Trong đó dưới sự lãnh đạo, tổ chức, điều

khiển của giáo viên, người học tự giác, tích cực tự tổ chức, tự điều khiển hoạt

21


động học tập của mình nhằm thực hiện những nhiệm vụ dạy học. Trong hoạt động
dạy học, hoạt động dạy của giáo viên có vai trò chủ đạo, hoạt động học của học
sinh có vai trò tự giác, chủ động, tích cực. Hoạt động dạy của giáo viên và hoạt
động học của học sinh có liên hệ, tác động lẫn nhau. Nếu thiếu một trong hai hoạt
động đó việc dạy học không diễn ra.
Nội dung quản lý hoạt động dạy học:
- Lập kế hoạch: Xây dựng kế hoạch năm học, kế hoạch hoạt động của các tổ,
nhóm chuyên môn, các đoàn thể, hội cha mẹ học sinh.
- Tổ chức: Hoàn thiện cơ cấu các tổ chức, huy động các nguồn nhân lực, vật
lực, tài lực để thực hiện kế hoạch.
- Chỉ đạo: Việc thực hiện mục tiêu chương trình dạy học, hoạt động bồi
dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên, xây dựng nề nếp dạy học, đổi mới phương
pháp dạy học.
- Kiểm tra đánh giá kết quả dạy học và việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch dạy
học.
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), trong công trình nghiên cứu về
vai trò lãnh đạo nhà trường, đã kiến nghị về ba giai đoạn khác nhau của quá trình đổi
mới, canh tân giáo dục trong nhà trường. Ba giai đoạn này được thể hiện như sau:
a) Dẫn nhập canh tân: Lãnh đạo phải tranh thủ sự ủng hộ bên trong và bên
ngoài nhà trường, phải kiểm tra lại các nguồn lực của đổi mới. Trong việc đổi mới
chương trình, sách giáo khoa chẳng hạn, lãnh đạo phải tạo sự nhất trí về nhận thức
trong tập thể sư phạm và các lực lượng xã hội ngoại nhà trường về sự cần thiết, mục
đích yêu cầu của đổi mới.
b) Phát động canh tân: Phát động canh tân theo kế hoạch đã vạch ra với các
phương tiện có sẵn. Chú ý đến tiềm lực của đội ngũ giáo viên, tiềm lực của các tổ

chức, cá nhân bên ngoài nàh trường. Phát động ý thức trách nhiệm, cộng đồng trách
nhiệm của các tổ chức, các cá nhân liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến nhà
trường, góp phần thúc đẩy đổi mới giáo dục có hiệu quả.
c) Thể chế canh tân: Là giai đoạn cuối cùng của canh tân. Những quy định của
nhà trường tỏ ra có hiệu lực trong thực tế phải làm làm cho nó trở thành luật lệ không

22


thể không thực hiện. Việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa ở phổ thông có
nhiều việc đặt ra đối với nhà trường và từng giáo viên. Đương nhiên sẽ có rất nhiều
việc mới, nhiều quyết định mới của lãnh đạo. Thực tế sẽ kiểm nghiệm tính hiệu quả
của chúng. Đó là cơ sở để chế biến chúng trở thành luật lệ của nhà trường.
Trong thực tế, 3 giai đoạn trên đây có lúc phải tiến hành xen kẽ, cũng có lúc
phải tiến hành đồng thời. Một biện pháp mới mà tốt, ta muốn nó sống lâu song khi nó
trở thành lề thói cũ kĩ thì sẽ trở thành lực cản đối với sự phát triển. Theo lý thuyết 3
giai đoạn của việc canh tân giáo dục như đã trình bày ở trên, những biện pháp quản
lý tương ứng với từng giai đoạn như sau:
* Giai đoạn dẫn nhập:
- Điều trước tiên phải tạo sự thống nhất về nhận thức trong tập thể sư phạm
về sự cần thiết và tầm quan trọng của đổi mới giáo dục phổ thông. Nhưng Jean
Ruddock (1998) đã từng nói: “Thầy giáo phải hiểu nguyên nhân dẫn đến những
quan điểm mới về môn học và phương pháp giảng dạy mới (ví dụ dạy học theo
quan điểm tích hợp, dạy học định hướng dạy môn tự chọn, dạy các môn phân học
trong nhà trường phân ban…), giáo viên phải có sự cảm nhận về quyền sở hữu. Sự
thay đổi vì quyền lợi của học sinh. Đồng thời người thày giáo phải thấy rằng đổi
mới là phù hợp và có thể áp dụng được trong điều kiện cụ thể của họ. Nghĩa là phải
thấy được triển vọng của đổi mới.
- Điều quan trọng tiếp theo là người lãnh đạo phải đánh giá được khả năng
điểm mạnh, điểm yếu của đội ngũ giáo viên và từng giáo viên trong giảng dạy- giáo

dục chuẩn bị cho đổi mới.
- Bên cạnh đó, người lãnh đạo phải đặt nhiệm vụ tuyên truyền trong nhân dân,
trong cộng đồng và cha mẹ học sinh về sự cần thiết, ý nghĩa, mục đích, nội dung của
đổi mới. Điều đặc biệt quan trọng là định hướng cho các lực lượng xã hội, cho cha
mẹ học sinh trách nhiệm cụ thể tham gia đổi mới cùng với nhà trường.
* Giai đoạn phát động:
- Để cho việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa thành công, nhân tố có
tính quyết định là chất lượng bồi dưỡng giáo viên. Phương thức chủ yếu là bồi dưỡng
tại chỗ, tại trường, tập trung vào việc bồi dưỡng thực hiện chương trình và sách giáo

23


khoa mới, bồi dưỡng ngay trong hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh.
- Việc bồi dưỡng giáo viên chuẩn bị cho đổi mới phải tuân thủ một số nguyên
tắc, đó là:
+ Nguyên tắc phù hợp với điều kiện và khả năng chủ quan của giáo viên.
+ Nguyên tắc dễ áp dụng đối với mọi giáo viên
+ Nguyên tắc cụ thể hóa: Cho từng loại đối tượng giáo viên, cho từng loại nội
dung…
* Giai đoạn thể chế hóa:
Trước khi thể chế hóa một vấn đề nào đó (Ví dụ thể chế hóa việc sinh hoạt tổ
chuyên môn) cần tổ chức rút kinh nghiệm để thấy mặt được, mặt chưa được của tập
thể sư phạm đều nhất trí về nội dung của những quy định có tính chất thể chế. Như
vậy việc thực hiện của giáo viên sẽ mang tính chất tự giác và có hiệu quả.
1.2.3. CNTT và quản lí ứng dụng CNTT vào dạy học.
1.2.3.1. Khái niệm công nghệ, CNTT
a) Khái niệm công nghệ:
Theo quan điểm truyền thống: “Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy
trình, kỹ năng, kỹ thuật, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành

sản phẩm”.
Theo quan điểm hiện đại: Công nghệ là tổ hợp của bốn thành phần có tác
động qua lại với nhau, cùng thực hiện bất kỳ quá trình sản xuất và dịch vụ nào:
- Thành phần trang thiết bị, bao gồm: các thiết bị, máy móc, nhà xưởng,..
- Thành phần kỹ năng và tay nghề: Liên quan đến kỹ năng nghề nghiệp của
từng người hoặc của từng nhóm người.
- Thành phần thông tin: Liên quan đến các bí quyết, các quá trình, các
phương pháp, các dữ liệu, các bản thiết kế.
- Thành phần tổ chức: Thể hiện trong việc bố trí, sắp xếp và tiếp thị
b) Khái niệm CNTT
Công nghệ thông tin: là thuật ngữ dùng để chỉ các ngành khoa học và công
nghệ liên quan đến thông tin và quá trình xử lý thông tin. Như vậy, “CNTT là một
hệ thống các phương pháp khoa học, công nghệ, phương tiện, công cụ, bao gồm

24


chủ yếu là các máy tính, mạng truyền thông và hệ thống các kho dữ liệu nhằm tổ
chức, lưu trữ, truyền dẫn và khai thác, sử dụng có hiệu quả các thông tin trong mọi
lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa,… của con người”.
Công nghệ thông tin được phát triển trên nền tảng của các công nghệ Tin học
- Điện tử - Viễn thông và Tự động hóa. CNTT nghiên cứu về các khả năng và các
giải pháp, tức là nghiêng về công nghệ theo nghĩa truyền thống. Khi nói “CNTT” là
hàm ý muốn nói tới nghĩa kỹ thuật công nghệ. Còn Tin học thì nghiên cứu về cấu
trúc và tính chất, vì thế tin học gần gũi với cách hiểu là môn khoa học, hay môn
học. CNTT là lĩnh vực khoa học rộng lớn nhưng có nhiều chuyên ngành hẹp. Như
trong toán học có các phân môn số học, đại số, hình học phẳng, hình học không
gian,.... Trong vật lý có các phân môn nhiệt học, cơ học, điện học, quang học và
lượng tử, ... thì tin học cũng có các phân môn là khoa học máy tính, kỹ thuật máy
tính, công nghệ phần mềm, mạng máy tính, v.v…

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: Công nghệ thông tin (tiếng Anh
là: Information technology gọi tắt là IT) là ngành ứng dụng công nghệ quản lý
và xử lý thông tin, là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển
đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền và thu nhập thông tin.
Ở Việt Nam, khái niệm CNTT được hiểu và định nghĩa trong Nghị quyết số
49/CP của Chính phủ ký ngày 04/08/1993 về “Phát triển CNTT ở nước ta trong
những năm 90”: CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và
công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông nhằm tổ
chức, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong
phú và tiềm tàng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội.
Theo luật CNTT số 67/2006/QH11 ngày 29/6/2006 điều 4 giải thích: CNTT là
tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất,
truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số.
Theo tác giả Đặng Danh Ánh, đến nay CNTT đã phát triển qua ba giai đoạn:
Giai đoạn 1, từ khi máy tính ra đời năm 1943 đến những năm 60,70 của thế kỷ 20đây là giai đoạn khởi đầu của CNTT; giai đoạn 2 những năm 80, giai đoạn tin học
hóa các ngành kinh tế quốc dân và xã hội; giai đoạn 3 của CNTT là internet hóa,

25


×