Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

Nghiên cứu mức sẵn lòng chi trả cho thu gom và xử lý chất thải rắn của hộ nông dân ở thị trấn tứ kỳ, huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.09 MB, 99 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận
này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận
này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều được chỉ
rõ nguồn gốc. Đồng thời tôi xin cam đoan rằng trong quá trình thực hiện đề
tài này tại địa phương tôi luôn chấp hành đúng mọi quy định của địa phương
nơi thực hiện đề tài.
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Sinh viên

Đào Thị Vân

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp ngoài sự nố lực của bản thân, tôi
đã nhận được rất nhiều sự quan tâm chia sẻ giúp đỡ nhiệt tình của các tập thể,
cá nhân trong và ngoài Trường Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam, vậy nên:
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy, các cô trong Khoa
Kinh Tế và Phát triển nông thôn, Trường Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam;
đặc biệt là các thầy cô trong Bộ môn Kinh tế tài nguyên môi trường, những
thầy cô đã giúp tôi hoàn thiện kiến thức ở Đại học cùng với nhiều kỹ năng trải
nghiệm trong cuộc sống và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện
khóa luận này.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến GS.TS Nguyễn
Văn Song – Phó trưởng khoa Kinh tế và phát triển nông thôn, người đã dành
nhiều thời gian tâm huyết và tận tình hướng dẫn chỉ bảo tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành các cô, các bác, các chú, anh chị


trong Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Tứ Kỳ, UBND thị trấn Tứ Kỳ. Tôi
cũng xin cảm ơn các hộ gia đình tại thị trấn Tứ Kỳ - Huyện Tứ Kỳ - Tỉnh Hải
Dương đã tận tình giúp đỡ chỉ bảo và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong
suốt quá trình thực tập và hoàn thiện kháo luận tốt nghiệp.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã
luôn động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành thực tập tốt ngiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Sinh viên
Đào Thị Vân

ii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt với sự tồn tại và phát triển của
đời sống con người. Bảo vệ môi trường sinh thái vừa là mục tiêu vừa là nội
dung cơ bản của phát triển bền vững. Nước ta là một trong những nước có
mật độ dân số cao nhất thế giới, với dân số đứng thứ 3 Đông Nam Á và đứng
thứ 14 trên thế giới ( báo cáo tình hình dân số năm 2010). Đồng hành sự gia
tăng dân số là những đòi hỏi, yêu cầu về đáp ứng nhu cầu về nhà ở, sinh hoạt,
… do đó làm lượng CTR từ sinh hoạt thải ra ngày càng nhiều làm gia tăng
sức ép với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Vì vậy, vấn đề bảo vệ
môi trường luôn là những nhiệm vụ trọng yếu và cấp bách của mỗi quốc gia
đặc biệt các quốc gia đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng.Thị
trấn Tứ Kỳ - huyện Tứ Kỳ - tỉnh Hải Dương. Hiện nay với sự Phát triển đó thì
các vấn đề rác thải đặc biệt rác thải khó phân hủy là vấn đề quan trọng được
các cấp các ngành trong thị trấn quan tâm. Tuy nhiên do quá trình đô thị hóa
và dân số thị trấn ngày càng tăng làm lượng chất thải rắn sinh hoạt cũng tăng
lên trong khi đó năng lực thu gom của thị trấn còn hạn chế cả về tài chính,

thiết bị lẫn nhân lực nên tỷ lệ thu gom và xử lý vẫn chưa đạt yêu cầu, do đó
mà chất lượng môi trường của thị trấn vẫn đang xuống cấp trầm trọng. Để góp
phần làm rõ vấn đề trên, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu mức
sẵn lòng chi trả cho thu gom và xử lý chất thải rắn của hộ nông dân ở thị
trấn Tứ Kỳ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương”.
Đề tài tập trung nghiên cứu: hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về
mức sẵn lòng chi trả của người dân cho việc thu gom và xử lý chất thải rắn;
Đánh giá thực trạng môi trường và thu gom, xử lý chất thải rắn và xác định
mức sẵn lòng chi trả của người dân trên địa bàn thị trấn Tứ Kỳ trong thời gian
qua; Phân tích yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sẵn lòng chi trả của người dân
đối với việc thu gom và xử lý chất thải rắn trên địa bàn thị trấn Tứ Kỳ; - Đề

iii


xuất một số giải pháp nhằm tăng cường và thu hút khả năng chi trả cho việc
thu gom và xử lý chất thải rắn trên địa bàn thị trấn Tứ Kỳ.
Về cơ sở lý luận và thực tiễn, đề tài thực hiện hệ thống cơ sở lý luận về
môi trường, xử lý và quản lý chất thải rắn, nghiên cứ về mức sẵn lòng chi trả,
các yếu tố ảnh hưởng, chất thải rắn, chất thải rắn sinh hoạt, ảnh hưởng của
chất thải rắn đến môi trường, con người. Đề tài cũng đã nghiên cứu cơ sở thực
tiễn về tình hình quản lý và xử lý rác thải ở Việt Nam trong những năm gần đây.
Trên cơ sở tìm hiểu địa bàn thị trấn Tứ Kỳ - Huyện Tứ Kỳ - tỉnh Hải
Dương bao gồm: điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế-xã hội, an
ninh quốc phòng, tôi đã đưa ra phương pháp nghiên cứu tại địa bàn. Phương
pháp nghiên cứu bao gồm: Khung phân tích, phương pháp xử lý số liệu, hệ
thống chỉ tiêu phân tích.
Về kết quả nghiên cứu và thảo luận, đề tài tìm hiểu thực trạng môi
trường tại thị trấn và tình hình thu gom, quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở nơi
đây. Hiện nay lượng rác khu vực là rất lớn, Việc thu gom và xử lý không triệt

để làm nảh hưởng không nhỏ tới môi trường sống của người dân và cảnh quan
của khu vực.
Qua tìm hiểu tình hình kinh tế xã hội của khu vực và phỏng vấn trực
tiếp 200 người dân, nghiên cứu đã xác định được mức sẵn lòng chi trả cho
việc thu gom và xử lý rác thải ở địa phương và có 10 mức sẵn lòng chi trả
khác nhau. Mức sẵn lòng chi trả cao nhất của người dân là 60.000
đồng/người/6 tháng, mức sẵn lòng chi trả thấp nhất là 10.000 đồng/người/6
tháng.Bằng phương pháp bình quân gia quyền với số liệu điều tra phỏng vấn,
xác định được mức WTP bình quân của hộ gia đình để thu gom và xử lý rác
thải tại thị trấn Tứ Kỳ là: 20.670 (đồng/người/6 tháng). Tổng quỹ phí của
người dân để thu gom và xử lý chất thải rắn trong 6 tháng tại thị trấn Tứ Kỳ
được xác định 144,752,010 (đồng).
Sử dụng các số liệu đã thu thập phân tích, đồng thời nghiên cứu phân

iv


tích một số yếu tố ảnh hưởng tới mức sẵn lòng chi trả là: Thu nhập, trình độ ,
nghề nghiệp, giới tính.
Để khắc phục tình trạng rác thải gây ô nhiễm môi trường và làm mất
cảnh quan trọng khu vực nghiên cứu ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe
người dân, đề tài đưa ra các giải pháp: chính quyền địa phương có các biện
pháp nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng bao gồm giải pháp về vai trò của
giới và giải pháp tuyên truyền giáo dục; xây dựng hệ thống thu gom quản lý
rác thải phù hợp với điều kiện địa phương; xây dựng quy định về quản lý bảo
vệ môi trường; có chế tài quản lý quỹ phí và đưa ra mức phí hợp lý.

v



PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết
Hiện nay ô nhiễm môi trường đã trở thành vấn đề bức xúc của mỗi
quốc gia, trong đó có Việt Nam. Trong những năm qua, tiến trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước ở Việt Nam diễn ra một cách mạnh mẽ, với sự hình
thành và phát triển của các ngành sản xuất, sự gia tăng tiêu dùng hàng hóa,
nguyên vật liệu… đã trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của
đất nước. Bên cạnh đó, thách thức về môi trường như phế thải , rác thải…
cũng rất lớn gây ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống con người như gây ô nhiễm
môi trường, làm giảm sức khoẻ con người, gây bệnh tật, làm mất cảnh quan
khu đô thị khu dân cư. Sự biến đổi một số thành phần môi trường sẽ gây tác
động tới hệ sinh thái. Vì vậy, vấn đề bảo vệ môi trường luôn là những nhiệm
vụ trọng yếu và cấp bách của mỗi quốc gia đặc biệt các quốc gia đang phát
triển nói chung và Việt Nam nói riêng.
Bảo vệ môi trường sinh thái vừa là mục tiêu vừa là nội dung cơ bản
của phát triển bền vững. Các ngành sản xuất kinh doanh, dịch vụ, các khu
công nghiệp mở rộng, dân số gia tăng làm phát sinh một lượng lớn chất thải ra
ngoài môi trường.Các chất thải đưa ra môi trường có thể phân hủy một cách
nhanh chóng, nhưng cũng có những chất có khi tới hàng triệu năm mới có khả
năng phân hủy. Các chất thải khó phân hủy gây nguy hại cho môi trường là
các chất thải rắn (CTR). CTR bao gồm có rất nhiều loại khác nhau: CTR sinh
hoạt, CTR công nghiệp, CTR y tế… Nước ta là một trong những nước có mật
độ dân số cao nhất thế giới, với dân số đứng thứ 3 Đông Nam Á và đứng thứ
14 trên thế giới ( báo cáo tình hình dân số năm 2010). Đồng hành sự gia tăng
dân số là những đòi hỏi, yêu cầu về đáp ứng nhu cầu về nhà ở, sinh hoạt,… do
đó làm lượng CTR từ sinh hoạt thải ra ngày càng nhiều làm gia tăng sức ép
với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Công tác thu gom CTRSH mặc

1



dù ngày càng được chính quyền các cấp quan tâm, nhưng năng lực thu gom
còn hạn chế. Mặt khác do nhận thức của người dân còn chưa cao nên lượng
rác bị vứt bừa bãi ra môi trường ngày càng nhiều, việc thu gom có phân loại
tại nguồn vẫn chưa được áp dụng rộng rãi do thiếu đầu tư cho cơ sở hạ tầng
như thiết bị….
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đất nước đi kèm với nó là nỗi lo
về môi trường ngày càng xuống cấp nghiêm trọng. Vì vậy, vấn đề bảo vệ môi
trường luôn là những nhiệm vụ trọng yếu và cấp bách của mỗi quốc gia đặc
biệt các quốc gia đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng. Do đó
nhiệm vụ bảo vệ môi trường sinh thái luôn được Đảng và Nhà nước coi trọng.
Để bảo vệ môi trường không bị xuống cấp Đảng và Nhà nước ta ban hành
một số văn bản liên quan đến vấn đề này: Luật bảo vệ môi trường (2005),
Nghị định 59/2007/NĐ-CP về quản lý chất thải rắn (CTR), Nghị quyết
35/NQ-CP năm 2013 vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường,…
Thị trấn Tứ Kỳ cũng nằm trong thực trạng trên, là khu vực có tốc độ
phát triển kinh tế nhanh. Trong những năm gần đây kinh tế - xã hội ngày càng
phát triển, dân số ngày càng gia tăng, cơ sở hạ tầng tân tiến. Cùng với sự Phát
triển đó thì các vấn đề rác thải đặc biệt rác thải khó phân hủy là vấn đề quan
trọng được các cấp các ngành trong thị trấn quan tâm. Tuy nhiên do quá trình
đô thị hóa và dân số thị trấn ngày càng tăng làm lượng chất thải rắn sinh hoạt
cũng tăng lên trong khi đó năng lực thu gom của thị trấn còn hạn chế cả về tài
chính, thiết bị lẫn nhân lực nên tỷ lệ thu gom và xử lý vẫn chưa đạt yêu cầu,
do đó mà chất lượng môi trường của thị trấn vẫn đang xuống cấp trầm
trọng.Vấn đề tồn tại ấy đã và đang đặt ra một loạt những câu hỏi cần giải
quyết:
i. Người dân tại thị trấn có sẵn lòng trả cho việc cải thiện dịch vụ thu
gom rác hay không?
ii. Mức sẵn sàng trả của họ là bao nhiêu?


2


iii. Những nhân tố nào tác động tới mức sẵn sàng trả của họ?
Chính vì vậy, nhằm hạn chế mức độ ô nhiễm môi trường do rác thải tại
khu vực Tứ Kỳ chúng ta phải có cách nhìn nhận đánh giá nghiêm túc vấn đề ô
nhiễm tại khu vực này trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp để cải thiện môi
trường tại khu vực nghiên cứu. Để góp phần làm rõ vấn đề trên, tôi lựa chọn
nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu mức sẵn lòng chi trả cho thu gom và xử lý
chất thải rắn của hộ nông dân ở thị trấn Tứ Kỳ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải
Dương”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu mức sẵn lòng chi trả cho thu gom và xử lý chất
thải rắn ở thị trấn Tứ Kỳ trong thời gian qua, từ đó đề xuất giải pháp nhằm
đẩy mạnh hiệu quả thu hút người dân về khả năng chi trả cho thu gom và xử
lý chất thải rắn trên địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
-Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về mức sẵn lòng chi trả của
người dân cho việc thu gom và xử lý chất thải rắn;
-Đánh giá thực trạng môi trường và thu gom, xử lý chất thải rắn và xác
định mức sẵn lòng chi trả của người dân trên địa bàn thị trấn Tứ Kỳ trong thời
gian qua;
- Phân tích yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sẵn lòng chi trả của người
dân đối với việc thu gom và xử lý chất thải rắn trên địa bàn thị trấn Tứ Kỳ;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường và thu hút khả năng chi trả
cho việc thu gom và xử lý chất thải rắn trên địa bàn thị trấn Tứ Kỳ;
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
a) Đối tượng nghiên cứu

Các vấn đề lý luận và thực tiễn về mức sẵn lòng chi trả của hộ nông

3


dân với việc thu gom và xử lý chất thải rắn trên địa bàn thị trấn Tứ Kỳ, huyện
Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.
b) Đối tượng điều tra
Những hộ gia đình (hộ nông dân) sống tại thị trấn Tứ Kỳ của thị trấn
Tứ Kỳ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1 Phạm vi về nội dung
Đề tài tập trung vào nghiên cứu mức sẵn lòng chi trả cho thu gom và xử
lý chất thải rắn ở thị trấn Tứ Kỳ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.
1.3.2.2 Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu trên địa bàn thị trấn Tứ Kỳ, huyện Tứ Kỳ, Tỉnh Hải
Dương.
1.3.2.3 Phạm vi về thời gian
Thời gian nghiên cứu đề tài: Từ tháng 1/2015 – tháng 5/2015
+ Số liệu thứ cấp sử dụng trong đề tài được thu thập trong giai đoạn
2012 - 2014.
+ Số liệu sơ cấp thu thập qua điều tra các tác nhân về mức về mức sẵn
lòng chi trả người dân với việc thu gom và xử lý chất thải rắn kể từ tháng 2/
2015 – 5/2015.

4


PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận về môi trường, xử lý và quản lý chất thải rắn

2.1.1 Lý luận về môi trường và ô nhiễm môi trường
2.1.1.1 Khái niệm về môi trường
a. Khái niệm môi trường
Có rất nhiều quan điểm đưa ra các khái niệm về môi trường được đưa
ra như sau:
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh
có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và
sinh vật (khoản 1, điều 3 Luật BVMT Việt Nam, 2005).
Nhà bác học vĩ đại Anhstanh cho rằng: “ Môi trường là tất cả những gì
ngoài tôi ra” .
Các tác giả của Trung Quốc, Lương Từ Dung cho rằng: “Môi trường là
hoàn cảnh sống của sinh vật, kể cả con người, mà sinh vật và con người đó
không thể tách riêng ra khỏi điều kiện sống của nó” .
Tác giả Joe Whiteney, 1993, định nghĩa môi trường đơn giản hơn:
“Môi trường là tất cả những gì ngoài cơ thể, có liên quan mậtt thiết và có
ảnhh hưởng tới sự tồn tại của con người như: đất, nước, không khí, ánh sáng
mặt trời, rừng, biển, tầng ozone, sự đa dạng của các loài”.
Theo từ điển bách khoa Larouse, khái niệm môi trường được mở rộng
hơn: “Môi trường là tấtt cả những gì bao quanh sinh vật. Nói cụ thể hơn, đó là
các yếu tố tự nhiên và yếu tố nhân tạo diễn ra trong không gian cụ thể, nơi đó
có sự sống hoặc không có sự sống. Các yếu tố đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của
những định luật vật lý mang tính tổng quát học chi tiết như luật hấp dẫn vũ
trụ, năng lượng phản xạ, bảo tồn vật chất,... Trong đó hiện tượng hóa học và
sinh học là những đặc thù cục bộ. Môi trường bao gồm tất cả các nhân tố tác
động qua lại trực tiếp hoặc gián tiếp với sinh vật và quần xã sinh vật” .

5


Masn và Langenhim, 1957, cho rằng: “Môi trường là tổng hợp các yếu

tố tồn tại xung quanh sinh vật và ảnh hưởng tới sinh vật” .
Ngày nay người ta đã thống nhất với nhau về định nghĩa: “Môi trường
là các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo, lý học, hoá học, sinh học cùng tồn
tại trong một không gian bao quanh con người. Các yếu tố đó có quan hệ mật
thiết, tương tác lẫn nhau và tác động lên các cá thể sinh vật hay con người để
cùng tồn tại và phát triển.
Như vậy môi trường ảnh hưởng trực tiếp tới con người, mức sống con
người ngày càng được nâng cao thì lượng rác thải tạo ra môi trường càng lớn,
mức độ ô nhiễm môi trường càng cao.
b. Khái niệm về ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi các thành phần môi trường không
phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh
vật (Luật BVMT 2005). Theo tổ chức y tế thế giới (WTO) thì ô nhiễm môi
trường là việc chuyển các chất thải hoặc nguyên liệu vào môi trường đến mức
có khả năng gây hại cho sức khỏe con người, sinh vật làm giảm chất lượng
môi trường.
2.1.2 Tổng quan về chất thải rắn
2.1.2.1 Khái niệm chất thải rắn
a. Khái niệm chất thải
Trong cuộc sống hằng ngày của con người diễn ra hoạt động khác nhau: sản
xuất kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt… nhằm phục vụ nhu cầu tồn tại và phát
triển. Những hoạt động này của con người đã thải ra môi trường nhiều loại vật
chất dưới nhiều dnagj khác nhau. Và nó được gọi với cái tên chung là “ chất
thải” . Vậy “chất thải” là gì?
Chất thải là những vật chất, trong một quá trình sản xuất nào đó, không còn
khả năng sử dụng nữa và bị loại ra từ quá trình sản xuất đó. Chất thải ra từ
hoạt động đời sống từ khu dân cư cũng đều là chất thải. Chất thải có thể ở

6



dạng khí, rắn, lỏng. Chất thải rắn còn được gọi là rác. Chỗ nào càng tập trung
nhiều sinh vật, con người thì chỗ đó càng có nhiều chất thải.
b. Khái niệm về chất thải rắn
Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác (Nghị định số 59/2007/NĐ-CP
ngày 09 tháng 04 năm 2007 về Quản lý chất thải rắn).
Chất thải rắn là tất cả các chất thải, phát sinh từ các hoạt động của con
người và động vật , thường ở dạng rắn và bị đổ bỏ vì không thể trực tiếp sử
dụng lại được hoặc không được mong muốn nữa (Tchobanoglous et al.,
1993).
Rác thải sinh hoạt là chất thải có liên quan đến hoạt động sống củacon
người, nguồn tạo ra chủ yếu là từ khu dân cư, các cơ quan, trường học, các
trung tâm dịch vụ, thương mại. Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao
gồm: kim loại, sỏi đá, thủy tinh, gạch ngói vỡ, giấy vụn, thực phẩm dư thừa,
tre gỗ…
c. Phân loại và nguồn gốc phát sinh
Các loại chất rắn được thải ra từ các hoạt động khác nhau được phân
loại theo các cách khác nhau.
1.Theo vị trí hình thành: Người ta phân biệt rác hay chất thải rắn trong
nhà, ngoài nhà, trên đường phố,…
2.Theo thành phần hóa học, vật lý: Người ta phân biệt theo các thành
phần hữu cơ, vô cơ, cháy được, không cháy được,…
3.Theo bản chất nguồn tạo thành – chất thải rắn được phân thành các
loại:
+ Chất thải rắn sinh hoạt: Là những chất thải liên quan tới các hoạt động của
con người, nguồn tạo thành chủ yếu ở các khu dân cư, các cơ quan trường
học, trung tâm dịch vụ. Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao gồm kim
loại, sành sứ, thủy tinh, chất dẻo, thực phẩm dư thừa, lông gà, lông vịt… Theo


7


phương diện khoa học, có thể phân biệt các loại chất thải rắn sau:
* Chất thải thực phẩm bao gồm các thức ăn thừa, rau quả… loại chất
thải này mang bản chất dễ bị phân hủy sinh học, quá trình phân hủy tạo ra các
chất có mùi khó chịu, đặc biệt trong thời tiết khó chịu, nóng ẩm. Ngoài các
loại thức ăn dư thừa từ gia đình còn có thức ăn dư thừa từ các bếp ăn, nhà
hàng, khách sạn.
* Chất thải trực tiếp của động vật chủ yếu là phân, bao gồm phân người
và phân từ các động vật khác.
* Chất thải lỏng chủ yếu là bùn ga cống rãnh là các chất thải ra từ các
khu vực sinh hoạt của dân cư.
* Chất thải rắn từ đường phố là có thành phần chủ yếu là các lá cây,
que, vỏ bao gói.
Chất thải rắn công nghiệp: là các chất thải phát sinh từ các hoạt động
sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Các nguồn phát sinh chất thải
công nghiệp như: Các phế thải từ nhiên, vật liệu trong quá trình sản xuất công
nghiệ, tro, sỉ; bao bì đóng gói sản phẩm; phế thải trong quá trình công nghệ…
Chất thải xây dựng: là các phế thải như đá, ngói, gạch cát. Nó bao gồm:
Vật liệu xây dựng trong quá trình dỡ bỏ; đất đá do việc đào móng…
Chất thải nông nghiệp: là những chất thải và mẫu thừa thải ra từ các
hoạt động nông nghiệp, các sản phẩm thải ra từ chế biến, giết mổ.
4.Theo mức độ nguy hại: Bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng gây
nguy hại cho sức khỏe công động và ô nhiễm môi trường.
2.1.3 Lý luận về quản lý, xử lý chất thải rắn
2.1.3.1 Khái niệm về xử lý chất thải rắn
Xử lý chất thải rắn là dùng các biện pháp kỹ thuật để xử lý các chất thải
và không làm ảnh hưởng tới môi trường; tái tạo ra sản phẩm có lợi cho xã hội
nhằm phát huy hiệu quả kinh tế.

Mục tiêu của xử lý chất thải là giảm hoặc loại bỏ các thành phần không

8


mong muốn trong chất thải như các chất độc hại, không hợp vệ sinh, tận dụng
vật liệu và năng lượng trong chất thải.
2.1.3.2 Khái niệm và nội dung công tác quản lý chất thải
Quản lý chất thải là các hoạt động phân loại rác, thu gom, vận chuyển,
tái sản xuất – tái chế và xử lý tiêu hủy. Mỗi một công đoạn đều có vai trò
quan trọng, có tính quyết định đối với việc tạo lập một hệ thống quản lý chất
thải hiệu quả nhằm giảm thiểu các rủi ro đối với môi trường và sức khỏe con
người.
Quản lý chất thải rắn là vấn đề then chốt của việc đảm bảo mmoi
trường sống của con người mà các địa phương phải có kế hoạch tổng thể quả
lý chất thải rắn thích hợp mới có thể xử lý kịp thời và có hiệu quả.
2.1.4 Phương pháp xử lý rác thải chủ yếu
2.1.4.1 Phương pháp chôn lấp
Nếu chôn lấp mà không được kiểm soát, chất thải rắn cũng sẽ gây ra
nhiều nguy cơ khác đối với sức khoẻ cộng đồng và đối với môi trường. Vì
công nghệ tương đối đơn giản khá linh hoạt, chôn lấp hợp vệ sinh có nghĩa là
chôn lấp chất thải rắn khó kiểm soát, được xem là phương pháp quản lý việc
thải bỏ chất thải rất phù hợp đối với các nước đang phát triển. Chôn lấp hợp
vệ sinh giúp hạn chế sự tiếp xúc của con người và môi trường với các ảnh
hưởng có hại của chất thải rắn bị đổ bỏ trên mặt đất.Thông qua chôn lấp hợp
vệ sinh, chất thải được tập trung vào 1 khu vực được thiết kế cẩn thận sao cho
sự tiếp xúc giữa chất thải và môi trường giảm đáng kể.
2.1.4.2 Phương pháp Đốt
Đốt rác là giai đoạn xử lý cuối cùng cho một số loại rác không thể xử lý
bằng các phương pháp khác. Đây là một giai đoạn oxy hóa nhiệt độ cao với

sự có mặt của oxy trong không khí, trong đó các rác độc hại được chuyển hóa
thành khí và các chất thải rắn khác không cháy. Việc xử lý rác bằng phương
pháp đốt có ý nghĩa quan trọng là làm giảm tới mức nhỏ nhất chất thải cho

9


khâu xử lý cuối cùng, nếu sử dụng công nghệ tiến tiến còn có ý nghĩa cao bảo
vệ môi trường. Đây là phương pháp xử lý rác tốn kém nhất so với phương
pháp chôn lấp hợp vệ sinh thì chi phí để đốt một tấn rác cao hơn khoảng 10
lần. Công nghệ đốt rác thường áp dụng ở các quốc gia phát triển vì phải có
một nền kinh tế đủ mạnh để bao cấp cho việc thu đốt rác sinh hoạt như là một
dịch vụ phúc lợi xã hội của toàn dân. Tuy nhiên đốt rác sinh hoạt bao gồm
nhiều chất khác nhau sinh khói độc và dễ sinh đioxin nếu việc xử lý khói
không tốt (phần xử lý khói là phần đắt nhất trong công nghệ đốt rác).
2.1.4.3 Phương pháp ủ sinh học
Ủ sinh học có thể coi là quá trình ổn định sinh hóa các chất hữu cơ để
thành các chất mùn. Quá trình ủ thực hiện theo hai phương pháp:
+ Phương pháp ủ yếm khí
+ Phương pháp ủ hiếu khí (thổi khí cưỡng bức)
Việc ủ chất thải với thành phần của chất thải chủ yếu là các chất hữu cơ
có thể phân hủy được. Công nghệ ủ chất thải là một quá trình phân giải phức
tạp, lipit, và protein do hàng loạt các vi sinh vật hiếu khí và kỵ khí đảm nhiệm
Ưu, nhược điểm của phương pháp:
Về ưu điểm:
+ Giảm diện tích đất chôn lấp chất thải, tăng khả năng chống ô nhiễm môi
trường.
+ Sử dụng lại được 50% các chất hữu cơ có trong thành phần chất thải để chế
biễn làm phân bón.
+ Phân loại được các loại rác thải có thể tái sử dụng phục vụ cho công nghiệp.

+ Vận hành đơn giản
Về nhược điểm:
+ Mức độ tự động hóa của công nghệ chưa cao.
+ Việc phân loại vẫn phải thực hiện thủ công nên ảnh hưởng đến sức khỏe của
người công nhân.

10


+ Chất lượng sản phẩm chưa cao
2.1.5 Cơ sở lý thuyết về mức sẵn lòng chi trả
2.1.5.1 Khái niệm về mức sẵn lòng chi trả theo lý thuyết marketing
2.1.5.1.1 Định giá sản phẩm
Nagle và Holden (2002) và Monroe (2003), dẫn theo Breidert
(2005), cho rằng định giá là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong
marketing hỗn hợp. Nó là yếu tố duy nhất sản sinh ra thu nhập. Giá một sản
phẩm (là hàng hóa hay dịch vụ) được đưa ra tương tác mạnh mẽ với hầu hết
các yếu tố khác của marketing hỗn hợp như: quảng cáo và khuyến mãi, phân
phối…
Kotler và Armstrong (2001) định nghĩa giá là “lượng tiền phải trả cho
một sản phẩm hoặc dịch vụ, hoặc tổng giá trị mà người tiêu dùng đánh đổi để
có hoặc sử dụng sản phẩm hay dịch vụ”.
Monroe (2003) định nghĩa giá là:
M
G

P=
trong đó:

- P: giá.

- M: Lượng tiền hoặc hàng hóa/ dịch vụ mà người bán nhận được.
- G: Lượng hàng hóa/ dịch vụ mà người mua nhận được.
Có hai phương pháp định giá sản phẩm là định giá sản phẩm dựa vào chi
phí và định giá sản phẩm dựa vào giá trị người tiêu dùng nhận được.
Định giá sản phẩm dựa vào chi phí
Sản phẩm Chi phí Giá Giá trị nhận được  Khách hàng
Định giá sản phẩm dựa vào giá trị nhận được
Khách hàng  Giá trị nhận được Giá  Chi phí  Sản phẩm

Theo phương pháp định giá sản phẩm dựa vào chi phí (cost based-

11


pricing), giá bán được đưa ra dựa vào các chi phí liên quan đến việc sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm. Chí phí là yếu tố quyết định giá bán. Ngược lại, nhiều
công ty định giá sản phẩm của họ dựa vào giá trị nhận được (value basedpricing). Giá bán được xây dựng trước khi tính đến các chi phí liên quan đến
sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Công ty ước tính giá trị nhận được của người
tiêu dùng khi sử dụng hàng hóa/ dịch vụ của công ty là giá bán. Căn cứ vào
giá trị mục tiêu và giá bán mục tiêu, các quyết định về thiết kế sản phẩm và
chi phí được đưa ra (Kotler và Armstrong, 2001, dẫn theo Breidert , 2005).
Việc định giá sản phẩm dựa và giá trị nhận được khó khăn hơn dựa vào chi
phí nhưng tiềm năng lợi nhuận của chiến lược giá dựa vào giá trị nhận được
lớn hơn nhiều so với bất kỳ phương pháp định giá nào khác (Monroe, 2003,
dẫn theo Breidert, 2005).
2.1.5.1.2 Giá tối đa
Nagle và Holden (2002), Monroe (2003), dẫn theo Breidert (2005),
định nghĩa giá tối đa như sau:
Giá tối đa (pmax) của một sản phẩm được hình thành bởi người tiêu dùng
như là sự nhận biết mức giá tham khảo của các sản phẩm tham khảo cộng với

giá trị khác biệt giữa sản phẩm tham khảo và sản phẩm quan tâm.
Mức giá tối đa được thể hiện như sau:
Pmax = pref + pdiff
trong đó: Pmax là giá tối đa, pref là giá trị tham khảo, pdiff là giá trị khác
biệt. Giá trị tham khảo (pref) là chi phí mà khách hàng bỏ ra để mua một sản
phẩm cạnh tranh mà họ cho là sự thay thế tốt nhất của sản phẩm họ đang quan
tâm. Giá trị khác biệt (p diff) là giá trị của bất kỳ sự khác biệt nào giữa sản
phẩm quan tâm và sản phẩm tham khảo. Như vậy, sản phẩm hoàn hảo, ưu việt
nhất so với các sản phẩm cạnh tranh sẽ có giá bán tối đa. Mấu chốt để có giá
bán tối đa là khác biệt hóa sản phẩm, tức là sửa đổi một sản phẩm làm nó thu
hút hơn, khác biệt hơn đối với một nhóm khách hàng nhất định. Sự khác biệt
đòi hỏi một chiến lược giá tinh vi dựa vào giá trị nhận được của sản phẩm

12


(Kotler và Armstrong (2001), dẫn theo Breidert (2005)).
2.1.5.1.3 Giá hạn chế
Theo Varian ((2003), dẫn theo Breidert (2005)): Các nhà kinh tế gọi
mức sẵn lòng chi trả tối đa của một người là mức giá hạn chế của người đó.
Giá hạn chế là mức giá cao nhất mà một người chấp nhận và vẫn mua sản
phẩm. Nói cách khác, giá hạn chế của một người là mức giá mà tại đó anh ấy
hoặc cô ấy quyết định giữa việc mua hàng và không mua hàng.
Theo Breidert (2005), giá hạn chế (pres) của một vài sản phẩm là mức
giá mà tại đó người tiêu dùng không thấy sự khác biệt giữa việc tiêu thụ hoặc
không tiêu thụ sản phẩm (hoặc bất kỳ loại hàng hóa nào khác của cùng một
lớp sản phẩm).
2.1.5.1.4 Mức sẵn lòng chi trả theo lý thuyết marketing
Theo Breidert (2005), khi mua sắm một sản phẩm, khách hàng sẵn lòng
chi trả bao nhiêu phụ thuộc vào giá trị kinh tế nhận được và mức độ hữu dụng

của sản phẩm. Hai giá trị xác định mức giá một người sẵn lòng chấp nhận là
mức giá hạn chế và mức giá tối đa. Tùy thuộc nhận định của khách hàng khi
mua sản phẩm là sản phẩm dự định mua không có sản phẩm thay thế thì để có
được độ hữu dụng của sản phẩm, khách hàng sẵn sàng chi trả khoản tiền cao
nhất là mức giá hạn chế; hoặc sản phẩm thay thế của sản phẩm dự định mua
có giá trị kinh tế thấp hơn mức hữu dụng thì mức giá cao nhất khách hàng
chấp nhận chi trả bằng với giá trị kinh tế của sản phẩm thay thế là mức giá tối
đa. Mức sẵn lòng chi trả được định nghĩa là mức giá cao nhất một cá nhân sẵn
sàng chấp nhận chi trả cho một hàng hóa hoặc dịch vụ.
Theo Turner, Pearce và Bateman, (1995), dẫn theo Phan Đình Hùng,
2011 cho rằng mức sẵn lòng chi trả đo cường độ ưa thích của một cá nhân hay
xã hội đối với một thứ hàng hóa đó. Đo lường mức độ thỏa mãn khi sử dụng
một hàng hóa nào đó trên thị trường được bộc lộ bằng mức giá sẵn lòng chi
trả của họ đối với mặt hàng đó.

13


2.1.5.2 Khái niệm về mức sẵn lòng chi trả theo lý thuyết kinh tế học
2.1.5.2.1 Cầu người tiêu dùng
Theo David Begg (2009), cầu của người tiêu dùng về một hàng hóa
được định nghĩa như là mối quan hệ tồn tại giữa giá cả và lượng cầu của hàng
hóa tại một thời điểm. Mọi điểm trên đường cầu (D) của hàng hóa biểu diễn
quan hệ giữa giá cả và lượng cầu tương ứng thể hiện tất cả các mức độ sẵn
sàng trả tiền của người tiêu dùng đối với hàng hoá đó. Giá cả và lượng cầu
tồn tại mối quan hệ nghịch biến, lượng cầu hàng hóa tăng lên khi giá cả hàng
hóa thấp đi.
Xem xét đường cầu của sản phẩm A tại hình 1, người tiêu dùng sẽ mua
Q1 đơn vị sản phẩm với mức giá 1 đơn vị sản phẩm là P 1. Người tiêu dùng sẽ
mua Q2 đơn vị sản phẩm nếu mức giá 1 đơn vị sản phẩm là P 2. Người tiêu

dùng sẽ mua thêm lượng hàng hóa là (Q 2 – Q1) đơn vị nhưng giá bán sản
phẩm cũng đã giảm từ P1 xuống P2.
Như vậy, khi số lượng hàng hóa tiêu thụ

P1
P2
(D)
O

Q1

Q2

tăng lên, sự sẵn sàng trả tiền của người
tiêu dùng cho mỗi đơn vị hàng hóa mua
thêm sẽ giảm xuống. Điều này hoàn toàn

Q

hợp vớicầu
quyP luật về hữu dụng cận
Hình phù
1: Đường
biên
2.1.5.2.2 Thặng dư tiêu dùng và thặng dư
sảngiảm
xuấtdần .

Xem xét sản phẩm A có đường cầu (D) và đường cung (S) như hình 2.
Tại điểm cân bằng thị trường M là điểm cắt của đường cung và đường cầu,

mức giá cân bằng thị trường của sản phẩm A là P * và sản lượng cân bằng thị
trường là Q*.
P
P1
CS
P*

Thặng dư tiêu dùng

(S)

M
PS

P2

(D)
Thặng dư sản xuất

14


O

Q*

Q

Hình 2: Thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất
Nguồn: Mankiw (2003)

Phần thặng dư của nhà sản xuất là chênh lệch giữa tổng doanh thu (diện
tích hình P*MQ*O) và tổng chi phí (diện tích hình P2MQ*O), là diện tích tam
giác P2MP*.
Đối với người tiêu dùng, họ nhận được lợi ích (quy ra tiền) khi mua 1
sản phẩm A bằng đúng số tiền họ bằng lòng bỏ ra để mua nó. Như vậy, tại
hình 2, khi người tiêu dùng mua Q * sản phẩm A thì lợi ích họ nhận được là
diện tích hình OP1MQ*. Chi phí thực tế bỏ ra để mua Q* sản phẩm A là diện
tích hình P*MQ*O. Lợi ích ròng mà người tiêu dùng nhận được khi sử dụng
sản phẩm A là diện tích tam giác P*MP1. Lợi ích ròng này chính là thặng dư
tiêu dùng. Thặng dư tiêu dùng là sự chênh lệch giữa lợi ích của người tiêu
dùng nhận được khi tiêu dùng hàng hóa và những chi phí thực tế để có được
lợi ích đó.
2.1.5.2.3 Mức sẵn lòng chi trả theo lý thuyết kinh tế học
Người tiêu dùng thường chi tiêu cho sản phẩm A họ muốn tiêu dùng với
mức giá thị trường là P*. Tuy nhiên, tùy thuộc sở thích tiêu dùng của cá nhân
người tiêu dùng, họ chấp nhận chi tiêu với mức giá cao hơn giá thị trường để
có được sản phẩm A. Tại hình 2, mức giá cao nhất người tiêu dùng chấp nhận
bỏ ra để mua sản phẩm A là P1. Như vậy, mức sẵn lòng chi trả (WTP) chính là
biểu hiện sở thích tiêu dùng, là thước đo sự thỏa mãn của khách hàng. Người
tiêu dùng mua Q* sản phẩm A với giá trị của mỗi đơn vị sản phẩm A chính là
giá trị của sản phẩm cuối cùng là Q *. Người tiêu dùng được hưởng thặng dư
tiêu dùng vì họ chỉ phải trả một lượng giá trị là Q* đồng đều cho từng đơn vị
hàng hóa đã mua. Theo quy luật về hữu dụng cận biên giảm dần, mức độ thỏa
mãn của khách hàng khi tiêu dùng sản phẩm A giảm dần từ đơn vị sản phẩm
thứ 1 đến đơn vị sản phẩm thứ Q*. Mức thỏa dụng thặng dư người tiêu dùng sẽ

15


nhận được từ đơn vị sản phẩm thứ 1 đến đơn vị sản phẩm thứ Q *-1. Do vậy,

đường cầu được mô tả giống như đường sẵn lòng chi trả của người tiêu dùng.
Miền nằm dưới đường cầu, bao gồm chi phí người tiêu dùng bỏ ra để mua sản
phẩm theo giá thị trường và thặng dư người tiêu dùng nhận được khi sử dụng
sản phẩm, đo lường tổng giá trị của WTP. Hay nói cách khác:
SOP1MQ*=SOP*MQ*+SP*MP1
trong đó:
SOP1MQ*: là diện tích hình OP1MQ* thuộc miền nằm dưới đường cầu,
biểu thị tổng giá trị mức sẵn lòng chi trả của người tiêu dùng.
SOP* MQ*: là diện tích hình OP *MQ*, biểu thị chi phí tính theo giá thị
trường của sản phẩm.
SP*MP1: là diện tích hình P*MP1, biểu thị thặng dư người tiêu dùng
nhận được khi mua sản phẩm.
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Những kết quả nghiên cứu và thực tiễn trên thế giới
Johnson và ctg (2006) thực hiện nghiên cứu về “mức sẵn lòng chi trả
cho các hoạt động giải trí và thể thao không chuyên” của người dân tại thành
phố Alberta (Canada). Nghiên cứu sử dụng phương pháp định giá ngẫu nhiên
và lý thuyết hành vi theo kế hoạch (Theory of Planned Behavior) để xác định
mức sẵn lòng chi trả cho thể thao và giải trí ở Alberta và các tiêu chuẩn đạo
đức cá cược có ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả này không. Khảo sát sử
dụng kết quả điều tra trả lời của 967 người. Đối tượng khảo sát được đưa ra
hai kịch bản giả thuyết, một liên quan đến thể thao và một liên quan đến nghệ
thuật. Kịch bản về thể thao cho rằng chính quyền Alberta dường như đề nghị
mở rộng các chương trình giải trí và thể thao không chuyên, nhưng cũng đòi
hỏi gia tăng thuế thu nhập địa phương. Kịch bản về nghệ thuật cũng được đưa
ra tương tự. Mỗi kịch bản được khảo sát trên 50% đối tượng khảo sát của
nghiên cứu. Mô hình WTP đối với các chương trình giải trí và thể thao tại

16



Alberta được các tác giả xây dựng:
WTP = f($TAX, SCOPE, FIRST, MALE, RURAL, INCOME, MORAL)
với $TAX: mức gia tăng thuế thu nhập hàng năm đối tượng khảo sát bị
yêu cầu trả; SCOPE: điểm phần trăm gia tăng khi tham gia, FIRST: biến giả
chỉ ra rằng kịch bản giải trí và thể thao được giới thiệu trước, MALE: giới
tính (nam hoặc nữ), RURAL: khu vực sống, INCOME: thu nhập hàng năm
các hộ gia đình, MORAL: là biến tỷ lệ chỉ sự gia tăng độ ổn định đạo đức khi
sử dụng tiền cá cược để gây quĩ chương trình giải trí và thể thao. Kết quả
khảo sát ước tính mức sẵn lòng chi trả ước tính hàng năm là 18.33$ trên một
hộ dân tại Alberta (Canada) cho việc nâng cấp nhỏ các chương trình giải trí và
thể thao không chuyên vượt xa mức sẵn lòng chi trả ước tính của các hộ gia
đình tại Mỹ để tránh gây tổn hại cho các đội tuyển thể thao tham gia giải
chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng nhận xét các tiêu chuẩn đạo
đức cá cược không ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả của người dân.
Zaiton Samdin (2008) thực hiện nghiên cứu mức sẵn lòng chi trả giá vé
của khách du lịch khi đến tham quan Công viên quốc gia Taman Negara
(TNNP) tại Malaysia để sử dụng các hàng hóa phi thị trường là vẻ đẹp phong
cảnh, rừng nhiệt đới và cuộc sống hoang dã. Khảo sát sử dụng phương pháp
định giá ngẫu nhiên CVM, thu thập số liệu bằng cách đưa ra bảng câu hỏi
phỏng vấn 180 khách du lịch tại công viên. Khảo sát sử dụng lấy mẫu phân
tầng với các mẫu được đặt trong 2 nhóm dựa trên quốc tịch là người Malaysia
(gồm có 80 khách) và quốc tế (gồm có 100 khách). Bảng câu hỏi được chia
thành 3 phần: đặc điểm của chuyến thăm, đặc điểm chi trả và đặc điểm xã hội
- nhân khẩu học. Phần đầu tiên được thiết kế để có thông tin về các đặc điểm
liên kết với TNNP chẳng hạn như các nguồn thông tin về TNNP và lý do của
chuyến thăm. Phần thứ hai được thiết kế để xác định đặc điểm của việc chi trả
và giá trị trung bình của mức sẵn lòng chi trả đối với phí vào cửa TNNP. Phần
này hỏi đối tượng khảo sát có sẵn lòng chi trả nếu phí vào cửa hiện nay tăng


17


lên hay không? Câu hỏi được đưa ra để khám phá sự sẵn lòng của khách hàng
để trả phí cao hơn. Cách tiếp cận này được gọi là "trò chơi đấu thầu" với 3
mức giá khác nhau là thấp, trung bình và cao được chọn phù hợp với cả khách
người Malaysia và khách quốc tế mang lại cho họ cơ hội phản ứng câu hỏi
cho đến khi họ có mức sẵn lòng chi trả tối đa. Phần cuối cùng của bảng câu
hỏi đề cập đến các thông tin nhân khẩu học của khách tham quan như quốc
tịch, tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, học vấn và thu nhập. Kết quả khảo
sát thu được: (i) về đặc điểm chi trả: khảo sát cho rằng khách tham quan sẵn
lòng cho trả mức phí vào cửa cao hơn. Tỷ lệ đồng ý chi trả của khách giảm
dần khi phí vào cửa tăng lên. 80.6% khách đồng ý trả phí vào cửa ở mức phí
thấp (3RM), chỉ có 15% khách đồng ý mức phí vào cửa cao (30RM), 23.9%
khách tham quan trả tiền để vào cửa và sử dụng các thiết bị giải trí, 11.1% trả
tiền để sử dụng các thiết bị giải trí tốt hơn, 56.1% trả tiền vào cửa để tham
quan và hướng đến việc bảo tồn công viên; (ii) về giá trị sẵn lòng chi trả trung
bình: mức sẵn lòng chi trả trung bình của khách tham quan là 13.06RM,
khách quốc tế sẵn lòng chi trả phí vào cửa 18.47 RM, con số của khách
Malaysia là 6.32 RM; (iii) về đặc điểm nhân khẩu học của khách tham quan,
kết quả khảo sát thu được là 60% khách tham quan nam giới, 53.3% đã kết
hôn, khách tham quan có độ tuổi từ 26 đến 35 chiếm 41.7%, độ tuổi từ 18 đến
25 chiếm 31.7%, 55,6% là khách quốc tế, 27.2% khách tham quan có trình độ
tốt nghiệp trung học, 26.7% tốt nghiệp đại học và 23.9% có trình độ học vấn
sau đại học, 52.8% khách tham quan có thu nhập dưới 1000 đô la, 17.2%
khách có thu nhập từ 1001 - 2000 đô la; (iv) về đặc điểm của chuyến tham
quan: thông tin về TNNP được tìm hiểu thông qua sách hướng dẫn du lịch có
95 phản hồi, 91 phản hồi thông qua gia đình và bạn bè, hầu hết khách tham
quan (158 phản hồi) liên tưởng TNNP với rừng nhiệt đới, 93 phản hồi liên
tưởng với sự đa dạng động vật thực vật, 93 phản hồi liên tưởng với cuộc sống

hoang dã. 25.4% khách tham quan đến TNNP bằng xe cá nhân, 23% bằng xe

18


tham quan, 21% bằng xe công cộng và 12.2% bằng thuyền.
2.2.2 Những kết quả nghiên cứu và thực tiễn ở Việt Nam
a. Các chính sách của chính phủ có liên quan
Mặc dù quản lý rác thải ở nước ta là một lĩnh vực còn mới nhưng trong
suốt thời gian qua nhà nước và các cơ quan quản lý các cấp đã rất nỗ lực phối
hợp để ban hành một số văn bản và xây dựng một khung pháp lý phù hợp làm
cơ sở cho các hoạt động BVMT nói chung và công tác quản lý CTR nói riêng
như sau:
- Luật BVMT được Quốc hội thông qua ngày 27 tháng 12 năm 1993 và
có hiệu lực từ ngày 10 tháng 01 năm 1994.
- Quyết định số 34/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2005 của thủ tướng
chính phủ về việc ban hành kế hoạch hoạt động thực hiện nghị quyết số 41 –
NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ chính trị về BVMT trong thời kỳ
CNH – HĐH đất nước.
- Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm
2020 với những mục tiêu cụ thể là tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt đạt 90%, xử
lý và tiêu hủy 60% chất thải nguy hại và 100% chất thải y tế, cơ quan chủ
quản và triển khai thực hiện là Bộ TN&MT .
- Luật BVMT năm 2005 được Quốc hội thông qua chính thức và có
hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2006. Trong đó nêu ra 4 điều quy
định chung về quản lý chất thải rắn thông thường (Mục 33 chương 3 từ điều
77 đến điều 80).
Bên cạnh đó có các hướng dẫn về quản lý và xử lý CTR, đây là công cụ
hữu hiệu trong quản lý CTR, các văn bản quy phạm pháp luật về CTR, bao
gồm:

- Chỉ thị số 199/TTg ngày 03 tháng 04 năm 1997 của thủ tướng chính
phủ về những biện pháp cấp bách trong công tác quản lý CTR ở các khu đô
thị và khu công nghiệp.

19


- Quyết định số 152 năm 1999- QĐ/TTg ngày 10 tháng 07 năm 1999
của thủ tướng chính phủ phê duyệt chiến lược quản lý CTR tại các đô thị và
khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020
- Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2007 của Chính
phủ về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn.
- Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT- BKCNMT- BXD ngày 18 tháng
01 năm 2001 hướng dẫn các quy định về BVMT đối với việc lựa chọn địa
điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp CTR.
- Nghị định số 41 – NĐ/TW của Bộ chính trị ngày 15/11/2004 về
BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
- Chỉ thị 23/2005/CT-TTg ngày 21 tháng 06 năm 2005 của thủ tướng
chính phủ về đẩy mạnh công tác quản lý CTR tại các đô thị và khu công
nghiệp.
- Nghị định 65/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 06 năm 2006 của chính phủ
về tổ chức hoạt động của thanh tra Tài nguyên môi trường.
- Quyết định 224/QĐ- BTNMT ngày 06 tháng 10 năm 2006 của Bộ
trưởng bộ TNMT về dự án “Xây dựng mô hình và triển khai thí điểm việc
phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt cho các khu đô thị mới.
- Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 04 năm 2007 của Chính
phủ về quản lý chất thải rắn.

20



×