Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Một số biện pháp giáo dục phát triển vận động cho trẻ 4 5 tuổi trong trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.44 MB, 22 trang )

Một số biện pháp giáo dục phát triển vận động cho trẻ 4-5 tuổi trong trường
mầm non

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT

1.
2.
3.
4.
5.

CỤM TỪ

CHỮ VIẾT TẮT

Giáo dục Mầm non
Phát triển thể chất
Giáo dục thể chất
Chăm sóc giáo dục
Ban giám hiệu

GDMN
PTTC
GDTC
CSGD
BGH

1




Một số biện pháp giáo dục phát triển vận động cho trẻ 4-5 tuổi trong trường
mầm non

A: ĐẶT VẤN ĐỀ
* Thời gian áp dụng: Từ tháng 9 / 2016 đến tháng 4 / 2017
* Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp phát triển vận động cho trẻ 4-5
tuổi trong trường mầm non
* Mục đích nghiên cứu: Phát triển kỹ năng vận động cho trẻ 4-5 tuổi
* Phạm vi nghiên cứu: Lớp mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi
* Số trẻ
: 36 trẻ
* Lý do chọn đề tài
Giáo dục thể chất (GDTC) là một trong những nội dung giáo dục quan trọng
của các nhà trường nhằm đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển trí tuệ, cường
tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức.
Trong quá trình GDTC cho trẻ mầm non, các nhiệm vụ được hoàn thành
bằng các hình thức khác nhau. Hình thức GDTC ở trường là sự tổng hợp giáo
dục về những hoạt động vận động nhiều dạng của trẻ, mà cơ bản là tính tích cực
vận động của trẻ. Sự tổng hợp những hình thức đó tạo nên một chế độ vận động
nhất định, cần thiết cho sự phát triển đầy đủ về thể chất và củng cố sức khỏe cho
trẻ.
Ở trường Mầm non việc giáo dục để phát triển thể lực cho trẻ thông qua
nhiều nội dung như: Chăm sóc nuôi dưỡng, phát triển các vận động tinh – thô
cho trẻ...và chúng ta có thể khẳng định rằng một cơ thể khỏe mạnh luôn là tiền
đề cho mọi tài năng. Do vậy giúp trẻ phát triển thể lực là một trong những nhiệm
vụ quan trọng của người giáo viên mầm non, trẻ ở độ tuổi này, việc dạy các kỹ
năng vận động sẽ làm thỏa mãn nhu cầu hoạt động của trẻ, tăng cường thêm sức
khỏe, cơ thể phát triển cân đối, hài hòa, tạo điều kiện phát triển cho trẻ, sự cứng

cáp của cơ bắp và niềm vui trong hoạt động.
Hoạt động phát triển vận động cho trẻ được tiến hành thông qua tất cả các
hình thức hoạt động như: Hoạt động học tập, hoạt động vui chơi, dạo chơi, tham
quan, lao động vv.... Trong đó hoạt động ngoài trời là rất tốt đối với sức khỏe và
với việc học tập, vui chơi của trẻ. Nhưng trên thực tế, việc dạy trẻ các kỹ năng
vận động cơ bản trong hoạt động học được giáo viên chú trọng, song bên cạnh
đó một số hoạt động khác vẫn chưa được quan tâm và đầu tư, Việc sáng tạo
trong các trò chơi nhằm thu hút sự phát triển của trẻ còn hạn chế, do đó phần
nào cũng ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện về thể chất cho trẻ. Chính vì vậy
trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ tôi đã tìm ra một số biện pháp “ Một số
biện pháp giáo dục phát triển vận động cho trẻ 4 – 5 tuổi trong trường mầm

2


Một số biện pháp giáo dục phát triển vận động cho trẻ 4-5 tuổi trong trường
mầm non
non” với mục đích, góp phần củng cố, tăng cường sức khỏe, hình thành cho trẻ
những thói quen vận động cần thiết ngay từ khi còn nhỏ

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỚ LÝ LUẬN
Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non là quá trình tác động nhiều mặt vào cơ
thể trẻ, tổ chức cho trẻ vận động và sinh hoạt hợp lý nhằm tạo cho trẻ vận động
nhằm làm cho cơ thể trẻ phát triển đều đặn, sức khỏe được tăng cường, tạo cơ sở
cho phát triển toàn diện.
Đối với trẻ mầm non, hoạt động phát triển thể chất giúp trẻ khoẻ mạnh,
phát triển cân đối, hài hoà về hình thái và chức năng của cơ thể. Phát triển các tố
chất: nhanh, mạnh khéo, bền; phát triển khả năng định hướng trong không gian,
có khả năng vận động và phối hợp vận động tốt, có ý thức giữ gìn sức khoẻ bản

thân. Trẻ thích hoạt động, mạnh dạn, tự tin, có ý thức kỷ luật khi tham gia các
hoạt động thể chất, biết phối hợp cùng trẻ khác, hào hứng tham gia vào các hoạt
động phát triển thể lực; khả năng sử dụng một số đồ dùng trong vui chơi học tập,
sinh hoạt. Hình thành một số hiểu biết về ích lợi của việc luyện tập vận động với
sự phát triển cơ thể và bảo vệ sức khoẻ.
Giáo dục thể chất là một trong những mục tiêu của chương trình chăm
sóc giáo dục trẻ nhằm giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ, thông qua các hoạt
động: đi, chạy, nhảy, bò, trườn, trèo, tung, ném, bắt ... trẻ có nhiều cơ hội để
luyện tập vận động hình thể và sự dẻo dai, khéo léo của cơ thể. Đòi hỏi các thao
tác, kỹ năng và vận động phải linh hoạt và nhanh nhẹn hơn. Khi trẻ vận động,
trẻ biết làm thế nào để thực hiện chính xác nhanh nhẹn và không sai phương
pháp để cơ thể khỏe mạnh hơn, đẹp hơn. Đây cũng chính là một trong những
hoạt động mà trẻ mầm non nói chung và trẻ 4 – 5 tuổi nói riêng rất thích thú
tham gia.
Để thực hiện công tác chăm sóc giáo dục trẻ đạt mục tiêu, yêu cầu cần đạt
theo độ tuổi. Trong qua trình chăm sóc giáo dục trẻ ở lớp tôi đã:
Thực hiện công tác chăm sóc giáo dục trẻ theo chương trình của Bộ Giáo
dục và đào tạo đã ban hành
Xây dựng kế hoạch chăm sóc giáo dục, phù hợp với điều kiện cơ sở vật
chất và với khả năng của trẻ
Vận động phụ huynh cho trẻ đi học chuyên cần và đúng giờ
Tích cực làm đồ dùng sáng tạo để giúp trẻ hào hứng tích cực tham gia các
hoạt động nhất là đồ dùng phát triển thể chất cho trẻ
3


Một số biện pháp giáo dục phát triển vận động cho trẻ 4-5 tuổi trong trường
mầm non
Thiết kế các trò chơi vận động, nhằm phát huy ở trẻ tính tích cực
Sáng tạo trong phương pháp giảng dạy và hình thức tổ chức

Phối kết hợp với phụ huynh để thực hiện công tác chăm sóc giáo dục trẻ
Tham gia các ngày hội, lễ, tạo cho trẻ không khí phấn khởi, yêu thích
trường lớp
Qua các hoạt động vận động cơ bản và các trò chơi vận động đã tổ chức
cho trẻ như: Đi, chạy, nhảy, bò, trườn, trèo. với các đồ dùng - đồ chơi do giáo
viên sáng tạo, tuy đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao, giúp trẻ tham gia tích
cực, hứng thú, sảng khoái và đem lại sự vui sướng, làm thỏa mãn nhu cầu cho
trẻ.

II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Đặc điểm tình hình
Năm học 2016- 2017. Tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp mầu
giáo nhỡ 4- 5 tuổi
Tổng số cháu trong lớp đầu năm là: 36 cháu
Số giáo viên định biên trong lớp là: 2 cô/1 lớp. Trình độ đại học
Sau khi nhận lớp tôi gặp những thuận lợi và khó khăn sau:
1. Thuận lợi:
BGH nhà trường luôn quan tâm và sát sao trong công tác chỉ đạo việc
thực hiện chăm sóc giáo dục trẻ. Luôn xây dựng, tổ chức các buổi kiến tập
chuyên đề cho giáo viên tham dự để từ đó giáo viên học hỏi, rút kinh nghiệm
tìm ra những cái mới trong phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động
BGH luôn chú trọng, quan tâm đầu tư về các trang thiết bị phục vụ các
hoạt động CSGD trẻ nhất là các trang thiết bị phát triển thể chất
Giáo viên trẻ, luôn nhiệt tình và yêu nghề, có năng lực chuyên môn vững
vàng. Trình độ đều trên chuẩn
Trẻ trong lớp cùng độ tuổi, đã học qua lớp mẫu giáo bé nên mạnh dạn, có
những kỹ năng nhất định trong mọi hoạt động
Phụ huynh luôn quan tâm đến trẻ. nhiệt tình ủng hộ các phong trào do
nhà trường và lớp phát động
Bên cạnh những thuận lợi, tôi gặp không ít những khó khăn sau

2. Khó khăn:
Nhà trường cũng đã quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất song chưa đáp ứng
được với nhu cầu. Đồ dùng chưa đồng bộ và hiện đại
Một số trẻ mới ra lớp học chưa qua trường, lớp nên còn nhút nhát không
tích cực tham gia các hoạt động tập thể
4


Một số biện pháp giáo dục phát triển vận động cho trẻ 4-5 tuổi trong trường
mầm non
Nhiều trẻ đi học còn muôn, tâm trạng uể oải, không có hứng thú tham gia
hoạt động cùng cô và các bạn
Giáo viên còn chưa sáng tạo và linh hoạt trong tổ chức các hoạt động,
gây sự nhàm chán cho trẻ nên kết quả hoạt động chưa đạt kết quả cao
Tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi chiếm 8,7%
Nghề nghiệp, trình độ của phụ huynh đa dạng, không đồng đều, một số
phụ huynh còn mải đi làm, nên chưa thật sự quan tâm đến con,em mình.
Từ những đặc điểm của trường, lớp với những thuận lợi khó khăn trên,
làm thế nào để giúp trẻ có kỹ năng tốt vận động Trong quá trình thực hiện, tôi
đã suy nghĩ và áp dụng các biện pháp sau để thực hiện:
4. Khảo sát tình hình trẻ đầu năm, đồ dùng PTTC
* Xây dựng kế hoạch thực hiện
* Giáo dục trẻ thông qua hoạt động thể dục sáng
*Giáo dục trẻ thông qua hoạt động phát triển vận động
* Giáo dục trẻ thông qua:
Giờ đón trả trẻ
Giờ hoạt động ngoài trời
Hoạt động vui chơi
Hoạt động chiều
Hoạt động ngoại khóa

Hoạt động giao lưu giữa các lớp trong khối
Sưu tầm một số trò chơi phát triển vận động cho trẻ
* Nghiên cứu sáng tạo trong hình thức tổ chức
* Thiết kế các trò chơi nhằm củng cố các vận động, tạo sự hứng thú cho trẻ
* Tích cực làm đồ dùng sáng tạo
* Phối kết hợp với phụ huynh
*Kháo sát tình hình trẻ và đồ dùng dạy học
Từ những khó khăn và thuận lợi trên, để có những biện pháp giáo dục trẻ
đạt hiệu quả cao, tôi đã tiến hành khảo sát tình hình của trẻ và khảo sát đồ dùng
dạy học để từ đó có những biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ được tốt nhất.

5


Một số biện pháp giáo dục phát triển vận động cho trẻ 4-5 tuổi trong trường
mầm non
*Khảo sát trẻ đầu năm
STT
Nội dung
Tổng số Đạt Tỷ lệ Chưa Tỷ lệ
trẻ
%
đạt
%
1
Trẻ mạnh dạn, tích cực tham
36
25 69,5
11
30,5

gia hoạt động
2
Kỹ năng Vận động thô
36
30 83,3
6
16,7
vận động Vận động tinh
36
25 69,5
11
30,5
3

Cân nặng

36

28

77,7

8

22,3

4

Chiều cao


36

30

83,3

6

16,7

*Qua bảng khảo sát trên cho thấy
Số trẻ mạnh dạn tích cực tham gia vào hoạt động là 25 trẻ chiếm 69,5%
Trẻ chưa đạt là 11 trẻ chiếm 30,5%
Kỹ năng vận động :
Vận động thô : số trẻ đạt là 30 trẻ chiếm 83,3%
Trẻ chưa đạt là 6 trẻ chiếm 16,7%
Vận động tinh :số trẻ đạt là 25 trẻ chiếm 69,5%
Trẻ chưa đạt là 11 trẻ chiếm 30,5%
Cân nặng số trẻ đạt là 28 trẻ chiếm 77,7%
Trẻ chưa đạt là 8 trẻ chiếm 22,3%
Chiều cao số trẻ đạt là 30 trẻ chiếm 83,3%
Trẻ chưa đạt là 6 trẻ chiếm 16,7%
Qua kết quả khảo sát trên cho ta thấy, tỉ lệ trẻ chưa đạt yêu cầu các kỹ
năng vận động là khá cao vì vậy phải xây dựng kế hoạch cụ thể, phù hợp với
khả năng của trẻ, với điều kiện thực tế của lớp học để có biện pháp giáo dục trẻ
*Khảo sát đồ dùng
STT
Tên đồ dùng
Số lượng
Đơn vị

1
Vòng thể dục
30
cái
2
Gậy
30
cái
3
Quả bông
25
Đôi
4
Vỏ chai
25
Đôi
5
Bao cát
20
túi
6
Ghế băng thể dục
2
cái
7
Đích thẳng đứng
1
cái
8
Đích nằm ngang

1
cái
9
Cổng chui
4
cái
10 Dây kéo co
1
cái
11 Bóng
10
Quả
6


Một số biện pháp giáo dục phát triển vận động cho trẻ 4-5 tuổi trong trường
mầm non
Nhìn vào kết quả khảo sát trên cho ta thấy: số lượng đồ dùng, dụng cụ
còn thiếu so với số trẻ. Chưa phong phú về chủng loại. Điều đó làm giảm ở trẻ
tính tích cực, chưa thu hút trẻ tham gia hoạt động. Vì vậy, tôi đề ra kế hoạch
làm bổ sung thêm đồ dùng dạy trẻ
Song với tình hình của lớp tôi là một lớp có tỷ lệ trẻ thấp còi tương đối
cao và có ba cháu béo phì và có một cháu mới lần đầu tiên đến trường lớp học,
nên những trẻ đó rất ít tham gia các vận động vì sức khỏe trẻ không đảm bảo và
còn nhút nhát do mới đi học không quen. Có chăng trẻ chỉ vận động một cách
đối phó và lười vận đông đến lượt mình thì trẻ đẩy bạn khác lên thực hiện, tôi đã
đến động viên trẻ nhưng trẻ vẫn trốn tránh không vận động. Tôi hỏi trẻ vì sao
cháu không lên thực hiện? Trẻ trả lời: Thưa cô, cháu không làm được. Biết được
một số đặc điểm của trẻ tôi luôn đến bên trẻ động viên tuyên dương và kêu gọi
lớp động viên cỗ vũ trẻ lên thực hiện, hơn nữa tôi luôn trao đổi với phụ huynh

về nhà giúp đỡ động viên trẻ. Song một số trẻ vẫn chưa hứng thú trong hoạt
động, vì thế tôi muốn tìm ra các phương pháp để phát triển vận động cho trẻ
giúp trẻ hứng thú và tham gia tích cực các vận động
Để cho trẻ hào hứng tham gia vào các hoạt động, có các kỹ năng vận động,
chiều cao và cân nặng của trẻ tăng lên, tôi đã đưa ra các biện pháp thực hiện sau:
III. Các biện pháp thực hiện
1. Biện pháp 1: Giáo dục phát triển vận động cho trẻ thông qua các hoạt
động
* Hoạt động thể dục sáng
Như chúng ta đã biết, tác dụng của việc tập thể dục buổi sáng đối với trẻ
em hàng ngày có ý nghĩa to lớn về giáo dục và sức khỏe cho trẻ em, đặc biệt là
trẻ mầm non. Trẻ tập thể dục buổi sáng thường xuyên, cơ thể trẻ được nâng cao
và phát triển tốt, thúc đẩy sự phát triển những kỹ năng vận động cần thiết, củng
cố các nhóm cơ, hình thành tư thế đúng đắn.
Để hình thành cho trẻ thói quen và tâm trạng hào hứng khi ra sân tập thể
dục, tôi cùng các đồng nghiệp đã nghiên cứu và chọn ra những bài tập phù hợp
với trẻ, những bài hát sôi động cùng những giai điệu nhẹ nhàng để cuốn hút trẻ
hứng thú tập luyện. Bên cạnh đó chúng tôi sử dụng các dụng cụ thể dục cho trẻ
tập. Các bài tập thể dục được thay đổi theo tuần, mỗi tuần một bài tập khác nhau
kết hợp với dụng cụ phù hợp hứng thú cho trẻ như: vòng, gậy, quả bông, chai
nhựa, nơ….

7


Một số biện pháp giáo dục phát triển vận động cho trẻ 4-5 tuổi trong trường
mầm non

Ảnh : Trẻ hoạt động thể dục sáng với vòng
* Kết quả: Qua bài tập thể dục sáng, giúp cho trẻ có tinh thần thoải mái, sảng

khoái cả ngày, thúc đẩy sự hình thành tư thế đúng, gây sự hoạt động tích cực của
các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, các nhóm cơ… giúp trẻ nhanh nhẹn, linh hoạt
khi bước vào một ngày mới,trẻ hào hứng tham gia luyện tập với hoạt động tập
thể
* Thông qua hoạt động phát triển vận động
Hoạt động phát triển vận động là hình thức cơ bản để phát triển vận động
cho trẻ, trong giờ thể dục trẻ được cung cấp các kỹ năng, kỹ xảo vận động , phát
triển ở trẻ các tố chất: Nhanh, mạnh, khéo léo, bền bỉ và dẻo dai. Để trẻ thực
hiện và làm theo yêu cầu của cô tôi luôn sử dụng các dụng cụ như : trống, xắc
xô, âm nhạc, để thu hút sự chú ý của trẻ. Bên cạnh những tín hiệu trên, tôi sử
dụng khẩu lệnh, mệnh lệnh to, rõ ràng, dứt khoát cho trẻ thực hiện

a/ Khởi động

8


Một số biện pháp giáo dục phát triển vận động cho trẻ 4-5 tuổi trong trường
mầm non
Để giúp trẻ hào hứng tham gia tập luyện tôi đã sử dụng nhiều hình thức
khác nhau để gây hứng thú cho trẻ, từ việc tạo tình huống, lựa chọn nhạc đến đội
hình đội ngũ
b/Trọng động:
Với phần này việc lựa chọn dụng cụ và các động tác tập luyện phù hợp
với vận động cũng hết sức quan trọng. Trẻ được rèn luyện các nhóm cơ chính;
cơ bả vai, cơ chân, cơ bụng , những động tác phát triển hệ hô hấp và những động
tác hỗ trợ cho bài tập vận động cơ bản.
Ví dụ: Bài tập vận động cơ bản là “ném xa” thì khi chọn động tác cho bài
tập phát triển chung, tôi chọn động tác tay đưa từ dưới lên cao và tập động tác
này số lần nhiều hơn các động tác còn lại.


Ảnh:Trẻ tập bài tập phát triển chung với xắc xô
Khi tập, tôi cho trẻ tập theo nhạc kết hợp các dụng cụ như vòng, xắc xô,
gậy thể dục, phù hợp với vận động. Việc chọn các dụng cụ đó để tạo cho trẻ
lượng vận động chính xác, các dụng cụ được sắp xếp thuận tiện để trẻ dễ lấy.
Trẻ sẽ tự lên lấy đồ dùng của mình. Như thế sẽ tạo cho trẻ tính tự lập và kỹ năng
tự phục vụ cho bản thân trẻ.

*Vận động cơ bản
9


Một số biện pháp giáo dục phát triển vận động cho trẻ 4-5 tuổi trong trường
mầm non
Vận động cơ bản chính là phát triển cho trẻ các kỹ năng vận động. Với
phần này nếu là 2 vận động cơ bản thì một vận động mới kết hợp một
vận động cũ
Nếu một vận động mới tôi sẽ kết hợp với trò chơi vận động
Nếu là bài tập tổng hợp thì kết hợp ba vận động. Nhưng việc lựa chọn các
vận động phải phù hợp với nội dung tập luyện.

Ảnh: Trẻ thực hiện vận động ném xa
* Trò chơi vận động
Trò chơi vận động là củng cố rèn luyện và hỗ trợ cho bài tập vận động cơ
bản. Ở phần này tôi lựa chọn các trò chơi sinh động, hấp dẫn phù hợp với vận
động cơ bản để giúp trẻ hào hứng tham gia, nhưng vẫn đảm bảo tính vừa sức
c/Hồi tĩnh:
Để tạo cho trẻ có cảm giác thoải mái, phấn khởi đỡ mệt mỏi, không chán
học, tôi đã tiến hành theo nhiều hình thức như: cho trẻ vận động theo cac bản
nhạc nhẹ không lời ..

* Nhận xét – nêu gương
Sự động viên khuyến khích trẻ kịp thời trong quá trình tập luyện là nguồn
cổ vũ động viên trẻ. Nó giúp trẻ hào hứng, tích cực tham gia hoạt động. Vì vậy
trong quá trình trẻ tập luyện cũng như khi nhận xét hoạt động, tôi luôn có những
hình thức khen thưởng kịp thời để động viên trẻ bằng các hình thức khác nhau.
*Kết quả: Thông qua giờ hoạt động triển vận động, tôi đã cung cấp cho trẻ
những kiến thức những kỹ năng vận động cơ bản, giúp cơ thể trẻ phát triển toàn
diện hơn
* Phát triển vận động cho trẻ thông qua hoạt động ngoài trời
10


Một số biện pháp giáo dục phát triển vận động cho trẻ 4-5 tuổi trong trường
mầm non
Nếu như hoạt động chung được tổ chức nhằm cung cấp các kiến thức cho
trẻ thì hoạt động ngoài trời lại giúp trẻ được gần gũi với thiên nhiên, khám phá
các hiện tượng tự nhiên và phát triển về thể chất
Hoạt động ngoài trời là một trong những hoạt động vui chơi mà trẻ hứng
thú nhất, mang lại cho trẻ nhiều niềm vui và kiến thức cần thiết về thế giới xung
quanh trẻ
Tôi luôn tìm hiểu và trang bị cho bản thân những kiến thức về những trò
chơi dân gian và trò chơi vận động , sáng tạo các hình thức tổ chức, sưu tầm các
loại trò chơi hay để hấp dẫn trẻ tránh sự lặp lại nhiều lần gây cho trẻ sự nhàm
chán. Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn tôi cùng các đông nghiệp cùng nhau
thảo luận nên tổ chức cho trẻ chơi gì? Làm được gì? qua đó tôi sẽ thiết kế những
hoạt động sao cho phù hợp với trẻ và thực tế của lớp tôi
Ví dụ: các trò chơi dân gian như: “Rồng rắn lên mây”, “Bịt mắt bắt dê”,
“Nhảy dây”, “Nhảy lò cò”, “Mèo đuổi chuột”…

Ảnh: Trẻ chơi mèo đuổi chuột

Những trò chơi dân gian với những chức năng đặc biệt của nó đã mang
lại cho thế giới trẻ thơ nhiều điều thú vị và bổ ích, đồng thời thể hiện nhu cầu
giải trí, vui chơi. Không chỉ chắp cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển thể
chất, tư duy, sáng tạo, mà còn giúp trẻ hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê
hương đất nước. Hoạt động ngoài trời chính là khoảng thời gian hợp lý để cho
trẻ được tiếp xúc với những trò chơi dân gian, trẻ có thể tham gia các trò chơi

11


Một số biện pháp giáo dục phát triển vận động cho trẻ 4-5 tuổi trong trường
mầm non
phát triển vận động tinh và vận động thô tuỳ theo nội dung trò chơi mà giáo viên
lựa chọn cho trẻ hoạt động.

Ảnh: Trẻ chơi bịt mắt bắt dê
*Kết quả: Hoạt động ngoài trời đã giúp hình thành và phát triển khả năng làm
việc theo nhóm, tinh thần tập thể, phát triển thể chất, sức khỏe, sự khéo léo,
nhanh nhạy góp phần phát triển toàn diện cho trẻ về mọi mặt.
* Phát triển vận động cho trẻ thông qua hoạt động giao lưu giữa các lớp
trong khối
Hoạt động giáo lưu giữa các lớp là một hoạt động mang tính tập thể cao..
Trong hoạt động này, trẻ được tham gia các trò chơi vận động, thi đua giữa các
đội chơi trong khối. Để tránh sự quá sức đối với trẻ. Các trò chơi được xen kẽ
giữa động và tĩnh các hoạt động tĩnh thường phát triển cơ nhỏ, các hoạt động
động phát triển các cơ lớn
VD : Trò chơi: Kéo co, chuyền bòng, cướp cờ…

12



Một số biện pháp giáo dục phát triển vận động cho trẻ 4-5 tuổi trong trường
mầm non

Ảnh: Trẻ chơi truyền bóng

Ảnh: Trẻ giao lưu kéo co với các lớp
*Kết quả: Qua thực hiện các buổi giao lưu hoạt động trong khối, tôi đã nắm rõ
được phương pháp, thực hành tốt cách thức tổ chức trò chơi cho trẻ ở lứa tuổi
mẫu giáo
2 Biện pháp 2: Giáo dục phát triển thể chất thông qua các hoạt động khác
2.1: Phát triển vận động qua giờ đón trả trẻ
Trong giờ đón trả trẻ tôi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi nhằm phát triển
vận động tinh cho trẻ, đồng thời tạo cho trẻ cảm giác phấn khởi, yêu thích
trường lớp: Trò chơi lắp ghép, hoặc trẻ tham gia các trò chơi mà trẻ yêu thích

13


Một số biện pháp giáo dục phát triển vận động cho trẻ 4-5 tuổi trong trường
mầm non

Ảnh: Trẻ chơi lắp ghép trong giờ đón trẻ
2.2 Phát triển vận động thông qua hoạt động vui chơi
Để thực hiện được các hoạt động phát triển vận động chủ yếu nhằm vào
các cơ nhỏ và sự linh hoạt khéo léo kết hợp trí tưởng tượng của trẻ. Tôi tổ chức
phát triển vận động cho trẻ trong các góc chơi. Qua hoạt động trong các góc
chơi trẻ được thực hiện và phối hợp các cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp
tay mắt với các bài tập
Ví dụ: ở góc toán, trẻ thực hiện gập mở lần lượt từng ngón tay, để đếm,

thêm bớt, tạo các hình học năm nay cho khỏe
Ví dụ: ở góc tạo hình, trẻ được dùng bàn tay, ngón tay để vẽ, các ngón tay
kết hợp với nhau cầm phấn, bút màu vẽ ra những đường nét theo trí tưởng tượng
của trẻ

14


Một số biện pháp giáo dục phát triển vận động cho trẻ 4-5 tuổi trong trường
mầm non

Ảnh: Trẻ chơi với bút màu
Trẻ dùng tay nhào nặn, bóp đất, xoay tròn, lăn dài, ấn dẹt, cũng cần có sự
khéo léo và sức mạnh của đôi bàn tay

Ảnh: Trẻ chơi với đất nặn
Ví dụ: ở góc thực hành kỹ năng sống, trẻ phải khéo léo dùng những ngón
tay luồn những sợi dây qua chiếc áo, quần, đôi giày, tết tóc cho cô gái…

15


Một số biện pháp giáo dục phát triển vận động cho trẻ 4-5 tuổi trong trường
mầm non

Ảnh: Trẻ thực hành kỹ năng sống
*Kết quả: Qua trò chơi ở các góc, đã phát triển vận động tinh cho trẻ. Đồng
thời phát triển cho trẻ tính kiên nhẫn và sự khéo léo
2.3. Giáo dục phát triển vận động thông qua hoạt động chiều trong tuần
Hoạt động chiều là hoạt động không thể thiếu trong sinh hoạt một ngày ở

trường của trẻ. Phát triển vận động cho trẻ ở hoạt động chiều thông qua tổ chức
cho trẻ chơi các trò chơi mới: trò chơi vận động, trò chơi dân gian hoặc cũng có
thể là ôn luyện các trò chơi vận động mà trẻ đã được học.
Ví dụ: Một số trò chơi phát triển vận động cho trẻ
Trò chơi vận động: Quả bóng tròn, Tìm đúng nhà, Ai ném xa hơn ,Làm
đoàn tàu, Thỏ con dạo chơi, Cáo và thỏ, Gấu và ong,...

16


Một số biện pháp giáo dục phát triển vận động cho trẻ 4-5 tuổi trong trường
mầm non

Ảnh: Trẻ chơi ai ném xa hơn
Trò chơi dân gian: Dung dăng dung dẻ, Lộn cầu vồng, Kéo co, Mèo đuổi
chuột, Thả đỉa ba ba, ....

Ảnh: Trẻ chơi lộn cầu vồng
*Kết quả: Phát triển vận động thông qua hoạt động chiều giúp trẻ hào hứng
tham gia chơi các trò chơi vận động, trò chơi dân gian phát triển vận động cho
trẻ sức khỏe, nhanh nhẹn, tính dẻo dai của các cơ,…

17


Một số biện pháp giáo dục phát triển vận động cho trẻ 4-5 tuổi trong trường
mầm non
3. Biện pháp 3: Thiết kế đồ dùng tự tạo
Để giúp trẻ hào hứng và tích cực tham gia vào các hoạt động phát triển
vận động, tôi luôn nghiên cứu và tận dụng các nguyên vật liệu có sẵn như chai

nhựa, vỏ lon nước ngọt, hộp sữa, lốp xe…. để tạo ra nhiều loại đồ dùng đồ chơi
đẹp mắt và phong phú cho trẻ hoạt động

Ảnh: Đồ dùng tự tạo
*Kết quả: các loại đồ dùng đồ chơi với nhiều màu sắc đẹp mắt và phong phú đã
tạo cho trẻ niềm say mê và hứng thú với họa động, đạt được kết quả cao hơn
trong việc giáo dục phát triển vận động cho trẻ
4. Biện pháp 4 : Phối hợp với phụ huynh
Sự phối kết hợp giữa phụ huynh với nhà trường trong việc chăm sóc và
giáo dục trẻ, là một biện pháp vô cùng quan trọng, nó mang lại hiệu quả cao
trong việc phát triển toàn diện về mọi mặt của trẻ. Chính vì vậy tôi thường
xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ cũng như trao đổi về
các kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ theo khoa học từ đó có những biện pháp
thích hợp để dạy trẻ.
Trong buổi họp phụ huynh đầu năm học, tôi tuyên truyền đến các bậc phụ
huynh về tầm quan trọng của giáo dục phát triển vận động đối với trẻ và kêu gọi
sự ủng hộ các cô trong mọi hoạt đông, sưu tầm các nguyên vật liệu để làm đồ
dùng đồ chơi sáng tạo cho trẻ hoạt động
*Kết quả: Phối kết hợp với phụ huynh trong việc phát triển vận động cho trẻ đã
đạt được kết quả tốt , phụ huynh đã quan tâm đến con hơn và luôn ủng hộ các cô
trong các phong trào do trường , lớp phát động .

18


Một số biện pháp giáo dục phát triển vận động cho trẻ 4-5 tuổi trong trường
mầm non
5. Biện pháp 5 : Sử dụng các trò chơi dân gian cho việc phát triến vận động
cho trẻ
Trò chơi luôn luôn là hình thức gây sự hứng thú lớn nhất đối với trẻ,

thông qua các trò chơi dân gian trẻ sẽ được hoạt động một cách thoải mái nhất,
các cơ của trẻ sẽ được giãn một cách tối đa
Ví dụ : Trò chơi kéo co cần sức mạnh của cả tay và chân
Trò chơi: Mèo đuổi chuột, rồng rắn lên mây
Trò chơi: Ô ăn quan......

Ảnh: Trẻ chơi trò chơi rồng rắn lên mây
*Kết quả: Các trò chơi dân gian đã phát huy được ở trẻ tính tích cực , trẻ hào
hứng tham gia một cách thoải mái nhất
6. Biện pháp 6: Giáo dục phát triển vận động thông qua hoạt động thăm
quan, dã ngoại
Khi tham gia và các hoạt động ngoại khóa, trẻ được trải
nghiệm thực tế, qua đó giúp trẻ có thêm những kỹ năng cơ
bản về cuộc sống
Đẻ tạo không khí vui vẻ trong buổi tham quan, trẻ không
những được khám phá thế giới xung quanh trẻ mà còn được
tham gia các hoạt động tập thê, chơi các trò chơi vận đông
như: trò chơi kẹp bóng, nhảy bao bố, bịt mắt bắt dê….

19


Một số biện pháp giáo dục phát triển vận động cho trẻ 4-5 tuổi trong trường
mầm non

Ảnh: Trẻ chơi nhảy bao bố

Ảnh: Trẻ đi tham quan
*Kết quả:
Sau những chuyến đi dã ngoại, trẻ có sự chuyển biến rõ nét về việc hình

thành các kỹ năng sống, các kỹ năng vận động: Giao tiếp, hợp tác làm việc theo
nhóm, thể hiện tinh thần đồng đội, biết chia sẻ, cư xử với nhau một cách thân
thiện, biết giải quyết vấn đề, giải quyết xung đột,…Và phát triển những phẩm
chất tốt đẹp như: tính kiên trì, tính trung thực, biết nhường nhịn.Trẻ tự tin tham
gia vào các hoạt động của trường lớp.
20


Mt s bin phỏp giỏo dc phỏt trin vn ng cho tr 4-5 tui trong trng
mm non
III/ Kt qu
Vi nhng bin phỏp ó c ỏp dng trờn trong vic giỏo dc phỏt
trin vn ng cho tr, cỏc k nng vn ng ca tr c t kt qu cao. iu
ú c th hin trong bng kho sỏt di õy:
Bng kho sỏt tr cui nm
STT
Ni dung
u nm
Cui nm
i
chng
tng
1 Tr mnh dn, tớch cc
25/36
34/36
9
tham gia hot ng
69,5%
94,4%
25,0%

2 K nng Vn ng thụ
30/36
36/36
6
vn ng
83,3%
100%
16,6%
Vn ng tinh
25/36
33/36
8
69,5%
91,6%
22,2%
3 Cõn nng
28/36
35/36
7
77,7%
97,2%
19,4%
4 Chiu cao
30/36
34/36
4
83,3%
94,4%
11,1%


C:KT LUN
Qua việc thực hiện: các biện pháp gây hứng thú cho trẻ mẫu giáo nhỡ
tham gia hoạt động giáo dục phỏt trin vn ng trong trờng mầm non đợc tốt
hơn, bản thân tôi đã đúc kết đợc bài học kinh nghiệm:
Với những kết quả đã đạt đợc nh trên đòi hi ngời giáo viên mầm non cần
nghiên cứu thực hiện hình thức đổi mới, nội dung phơng pháp theo các chủ đề
cho phù hợp. Tạo môi trờng lớp học phù hợp sáng tạo mang tính giáo dục cao.
Giáo viên cần linh hoạt sáng tạo trong mọi hoạt động, tâm huyết với nghề, yêu
thơng, gần gũi, quan tâm giúp đỡ trẻ. Phối hợp thờng xuyên với gia đình trong
việc chăm sóc giáo dục trẻ
Giáo viên biết tiếp cận với các thông tin, nghiên cứu tài liệu, tập san, nghe
đài, xem tivi, băng hình và sự tìm tòi sáng tạo úng dụng đồ dùng, đồ chơi vào
từng bài dạy, cung cấp truyền đạt đủ nội dung kiến thức phù hợp với khả năng
nhận thức của trẻ.
Trong quỏ trỡnh giỏo dc vn ng cho tr khụng ch gúp phn nõng cao
v th cht m cũn gúp phn phỏt trin v mt tinh thn cho tr, t ú tr cú
nhiu kh nng thc hin nhng nhim v giỏo dc v nhn thc, ngụn ng,
thm m v tỡnh cm xó hi, t ú hỡnh thnh nhõn cỏch cho tr.
Mi giỏo viờn ngi lm cụng tỏc giỏo dc, ai cng mong mun xõy dng
nhng hc sinh ca mỡnh tr thnh ngi ton din. Vỡ vy ngay t bõy gi mi
21


Một số biện pháp giáo dục phát triển vận động cho trẻ 4-5 tuổi trong trường
mầm non
gia đình, mỗi nhà trường, mỗi người giáo viên và xã hội chúng ta phải quan tâm
nhiều hơn, tích cực hơn, phải có những phương pháp phù hợp, biện pháp tích
cực hơn nữa trong quá trình giáo dục phát triển vận động cũng như các mục tiêu
khác của giáo dục trẻ.
* Kiến nghị sư phạm

Để trẻ mầm non nói chung và trẻ 4 - 5 tuổi nói riêng có được những điều
kiện thuận lợi nhất trong khi học cũng như khi chơi. Dựa trên cơ sở nghiên cứu
tôi xin có những kiến nghị đến nhà trường, các cấp, các ban ngành như sau:
Đối với nhà trường: Tạo điều kiện bổ sung những tài liệu tham khảo,
trang thiết bị và đồ dùngđồng bộ và hiện đại phục vụ trong công tác giáo dục
phát triển vận động cho trẻ.
Xây dựng kế hoạch tổ chức các chuyên đề, bồi dưỡng cho giáo viên được
kiến tập
Tiếp tục tổ chức các hội thi như : hội khỏe măng non cho trẻ tham gia
hoạt động, phát động phong trào thiết kế các trò chơi vận động mới cho trẻ hoạt
động
Trên đây là một số kinh nghiệm trong việc giáo dục phát triển vận động
cho trẻ 4-5 tuổi tại trường mầm non, những biện pháp này được tôi áp dụng và
thực hiện đạt được những kết quả cao. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của
hội đồng xét duyệt sáng kiến kinh nghiệm các cấp để sáng kiến của tôi ngày
càng hoàn thiện hơn và nhân rộng ra cho các bạn đồng nghiệp
Trân trọng cảm ơn!
Nam Từ Liêm ngày.....tháng 3 năm 2017
Người viết
Tôi xin cam đoan bản sáng kiến là do tôi viết
Hội đồng xét duyệt sáng kiến kinh nghiệm

22



×