Tải bản đầy đủ (.docx) (86 trang)

Thực trạng và một số biện pháp thay đổi nhịp độ các bản nhạc thiếu nhi tạo hứng thú vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 86 trang )

Lêi c¶m ¬n
Em xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô khoa Giáo dục Mầm
non, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ, hướng
dẫn em trong suốt 4 năm học vừa qua.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS. Nguyễn Anh Việt vì thầy
đã luôn quan tâm và tận tình giúp đỡ hướng dẫn em trong suốt thời gian em
thực hiện đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường mầm non Họa Mi,
trường mầm non Đống Đa cùng các cô, các cháu lớp A11 đã tận tình giúp
đỡ, tạo điều kiện giúp em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã luôn bên
cạnh động viên, khích lệ, là chỗ dựa tinh thần vững chắc giúp em thực hiện
khóa luận tốt nghiệp này.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều trong suốt quá trình hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp, tuy nhiên cũng không tránh được những sai sót, em mong
rằng quý thầy cô và các bạn sẽ có những ý kiến đóng góp để khóa luận của
em hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 19 tháng 4 năm 2016
Sinh viên

Phùng Thị Hậu

1

1


DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI

2



VĐTN

: Vận động theo nhạc

GDÂN

: Giáo dục âm nhạc

GVMN

: Giáo viên mầm non

MN

: Mầm non

MGL

: Mẫu giáo lớn

GV

: Giáo viên

GD

: Giáo dục

TN


: Thực nghiệm

ĐC

: Đối chứng

TC1

: Tiêu chí 1

TC2

: Tiêu chí 2

TC3

: Tiêu chí 3

B1

: Bài 1

B2

: Bài 2

B3

: Bài 3


2


MỤC LỤC
Trang

3

3


DANH MỤC BẢNG
Trang

4

4


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1: Biểu đồ so sánh mức độ hứng thú VĐTN của trẻ mẫu giáo5-6 tuổi của 2
nhóm (TN và ĐC) trước TN...........................................................................................61
Biểu đồ 4.2: Biểu đồ so sánh mức độ hứng thú VĐTN của trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi của 2 nhóm (TN và ĐC) sau TN......................................................................62
Biểu đồ 4.3: Biểu đồ thể hiện sự chênh lệch điểm TB của 2 nhóm (ĐC và TN)
trước và sau TN.............................................................................................................63

5


5


PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do lựa chọn đề tài.
Trong thời kỳ khoa học công nghệ hiện đại, trẻ em chính là chìa khóa
mở cánh cửa tương lai của đất nước. Việc trang bị cho trẻ những tri thức
khoa học và nhân cách toàn diện để theo kịp thời đại là việc vô cùng quan
trọng, trong đó giáo dục âm nhạc là phương tiện có ý nghĩa đặc biệt giúp trẻ
phát triển một cách toàn diện về nhân cách ấy.
Như chúng ta đã thấy âm nhạc là loại hình nghệ thuật âm thanh phản
ánh cuộc sống xung quanh chúng ta một cách chân thực mà đẹp đẽ. Âm
nhạc tạo khả năng đồng cảm, thống nhất con người trong cùng nỗi xúc động
và trở thành phương tiện giao tiếp hết sức nhạy cảm, cũng chính nhờ thứ
ngôn ngữ biểu cảm đặc biệt này mà con người ở khắp mọi nơi trên Trái đất
không cùng ngôn ngữ, phong tục tập quán, chế độ xã hội …ở chừng mực
nào đó vẫn có hiểu biết nhất định về nhau.
Âm nhạc đối với trẻ em là một thế giới đầy cảm xúc. Âm nhạc cuốn
hút trẻ thơ bằng sự hấp dẫn của chính bản thân nó bởi vậy âm nhạc đã giúp
trẻ đến với thế giới xung quanh một cách nhẹ nhàng, tự nhiên.
Ở lứa tuổi mẫu giáo, đặc biệt là trẻ 5-6 tuổi rất yêu thích hoạt động,
thích khám phá cái mới và muốn thể hiện bản thân mình. Trẻ tiếp nhận thế
giới xung quanh bằng trực quan cảm tính nên thế giới tinh thần của trẻ được
biểu hiện chủ yếu là tình cảm. Vì thế âm nhạc gắn vận động là rất cần thiết
đối với trẻ. Khi nghe hát hay nghe nhạc, những bài hát, những bản nhạc đem
đến cho trẻ những cảm xúc mạnh mẽ kết hợp với đặc điểm thích hoạt động
nên trẻ ngẫu hứng vỗ tay, nghiêng người hoặc nhảy múa (vận động theo
nhạc) điều này làm cho âm nhạc và vận động có mối quan hệ khăng khít, bổ
sung, hỗ trợ cho nhau. Đặc biệt đối với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thì âm nhạc và

vận động theo nhạc có sức hút mạnh mẽ và sâu sắc. Với biện pháp thay đổi
nhịp độ của các bản nhạc thiếu nhi cùng kết hợp với hình thức vận động
6

6


đơn giản sẽ làm tăng thêm khả năng cảm thụ nghệ thuật, cũng như tạo ra
hứng thú vận động ở trẻ. Từ đây, trẻ sẽ bộc lộ những xúc cảm, tình cảm của
mình – là niềm vui, niềm hạnh phúc, sự tự tin để thể hiện cá tính.
Qua quá trình kiến tập, thực tập tại các trường mầm non, tôi nhận thấy
rằng hoạt động âm nhạc (nội dung chính là vận động theo nhạc) với cách khai
thác các bản nhạc thiếu nhi còn hạn chế, kém hấp dẫn, các bài vận động chưa
phù hợp với khả năng của trẻ điều này đã phần nào làm hạn chế kĩ năng vận
động, khả năng cảm thụ âm nhạc, cũng như hứng thú, tính tích cực của trẻ
trong hoạt động âm nhạc. Trong khi đó những bản nhạc thiếu nhi sẽ giúp trẻ
cảm nhận trực tiếp về âm nhạc, khi thay đổi nhịp độ các bản nhạc thiếu nhi kết
hợp với các tổ hợp vận động đơn giản phù hợp với bản nhạc sẽ tạo cho trẻ
hứng thú vô cùng đặc biệt. Nếu bỏ qua điều này sẽ làm kìm hãm kĩ năng vận
động, khả năng cảm thụ âm nhạc cũng như hứng thú của trẻ trong hoạt động
âm nhạc. Đối với chương trình hoạt động âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi,
tôi thấy rằng để công tác giáo dục mầm non được tốt hơn, đặc biệt để quá trình
giáo dục âm nhạc, giáo dục nghệ thuật thực sự có ý nghĩa góp phần phát triển
toàn diện ở trẻ thì trên các hoạt động âm nhạc cần tìm hiểu thêm về thực trạng
và đưa ra một số biện pháp thay đổi nhịp độ các bản nhạc thiếu nhi tạo hứng
thú vận động theo nhạc cho trẻ. Bản thân tôi trong quá trình học tập tại trường
đại học đã có những trang bị cơ sở lí luận, phương pháp tổ chức…cũng như
được tiếp cận với nghệ thuật (âm nhạc, múa…). Chính vì những lí do trên tôi
mạnh dạn lựa chọn đề tài cho khóa luận tốt nghiệp cử nhân khoa học của tôi là
:“ Thực trạng và một số biện pháp thay đổi nhịp độ các bản nhạc thiếu nhi

tạo hứng thú vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi”.
2. Mục đích nghiên cứu.
Thực trạng và một số biện pháp thay đổi nhịp độ của các bản nhạc
thiếu nhi tạo hứng thú vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nhằm
phát triển kỹ năng vận động theo nhạc, khả năng cảm thụ âm nhạc trong
hoạt động âm nhạc tại trường mầm non.
7

7


3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.
3.1. Khách thể nghiên cứu.
Nghiên cứu quá trình tổ chức các hoạt động có sử dụng tác phẩm âm
nhạc trong giáo dục VĐTN cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non.
3.2. Đối tượng nghiên cứu.
Thực trạng và một số biện pháp thay đổi nhịp độ các bản nhạc thiếu
nhi tạo hứng thú VĐTN cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
4. Giả thuyết khoa học.
Tôi tin rằng: “ Nếu nghiên cứu nội dung, nhịp độ, tiết tấu các bản
nhạc thiếu nhi; đặc điểm tâm – sinh lí và sự cảm thụ của trẻ khi sử dụng các
bản nhạc thiếu nhi đã thay đổi nhịp độ trong các hoạt động tại trường mầm
non thì sẽ hình thành hứng thú VĐTN cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi”.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về âm nhạc và giáo dục âm nhạc cho trẻ
mầm non.
- Nghiên cứu thực trạng sử dụng các bản nhạc thiếu nhi đã thay đổi
nhịp độ để tạo hứng thú VĐTN cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong các hoạt
động ở trường mầm non.
- Đề xuất một số biện pháp thay đổi nhịp độ các bản nhạc thiếu nhi

tạo hứng thú VĐTN cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong các hoạt động ở trường
mầm non.
- Thực nghiệm một số biện pháp thay đổi nhịp độ các bản nhạc thiếu
nhi tạo hứng thú VĐTN cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong các hoạt động giáo
dục âm nhạc ở trường mầm non.
6. Phạm vi nghiên cứu.
- Đề tài tập trung tìm hiểu thực trạng, đề xuất và thực nghiệm một số
biện pháp thay đổi nhịp độ các bản nhạc thiếu nhi tạo hứng thú VĐTN cho
trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong các hoạt động tại trường mầm non.
- Địa bàn: Trường mầm non Họa Mi, trường mầm non Đống Đa.
8

8


7. Phương pháp nghiên cứu.
7.1.Phương pháp nghiên cứu lý luận:
- Đọc, phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa cơ sở lí luận liên quan đến
đề tài nghiên cứu.
7.2.Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp quan sát tự nhiên: Quan sát GV và trẻ trong các hoạt
động tại trường có sử dụng hoạt động VĐTN.
- Phương pháp đàm thoại: Trò chuyện với GV và trẻ để thu thập
những thông tin có liên quan đến việc sử dụng hoạt động VĐTN trong các
hoạt động ở trường mầm non.
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi (Anket): Sử dụng phiếu trưng
cầu ý kiến GV để tìm hiểu thực trạng sử dụng các bản nhạc thiếu nhi đã thay
đổi nhịp độ để tạo hứng thú VĐTN cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong các hoạt
động ở trường mầm non.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: TN kiểm định và TN tác động

(TN sư phạm các biện pháp đã đề xuất để kiểm chứng tính hiệu quả và tính
khả thi của biện pháp đó.
7.3.Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học.
Chúng tôi sử dụng phần mềm EPI6.EXE để kiểm định T sau quá
trình TN.
8. Kế hoạch nghiên cứu.
-Từ tháng 9/2015 đến 10/10/2015: Đọc, phân tích, hệ thống hóa các
vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài và xây dựng đề cương cho đề tài
nghiên cứu.
- Tháng 11/2015: Đọc, phân tích, hệ thống hóa các hóa các vấn đề lí luận
có liên quan đến đề tài nghiên cứu nhằm xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài.
- Tháng 12/2015 đến hết tháng 1/2016: Tìm hiểu thực trạng ứng dụng
việc thay đổi tốc độ của một số bản nhạc thiếu nhi không lời giúp trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi hứng thú vận động.
9

9


- Tháng 2/2016 đến hết tháng 3/2016 tiến hành thực nghiệm.
- Đầu tháng 4/2016 dựa trên kết quả nghiên cứu lí luận và thực tế đã
thu thập, xử lí phân tích để hoàn tất đề tài nghiên cứu.
- Cuối tháng 4/2016 bảo vệ đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp
trước Hội đồng.

10

10



PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Trên thế giới.
Âm nhạc là tiếng nói tình cảm sâu sắc, trực tiếp, nó đi thẳng vào trái
tim con người và nó khó có thể diễn tả bằng lời nói: “Nơi nào mà lời nói bất
lực, thì ở đó sẵn sàng xuất hiện một thứ tiếng nói hùng hồn hơn…Đó là âm
nhạc” (T.Trai-kôp-ski).
Chính vì vậy trên thế giới đã có nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến tầm
quan trọng của âm nhạc đối với trẻ .
Đại văn hào M.Gorki nhận xét: “Âm nhạc có tác động kì diệu tới tận
đáy lòng, nó khám phá ra các phẩm chất cao quý của con người. Chính vì
vậy, người lớn cần đặc biệt quan tâm tới việc giáo dục âm nhạc cho trẻ
cáng sớm càng tốt”
Nhà chỉ huy dàn nhạc nổi tiếng Lô-tô-kôp-xki viết : “Cả người lớn,
cả trẻ em, thông thường khi nghe nhạc đều có ý muốn cử động theo nhịp,
tiết tấu. Tay họ đung đưa, chân gõ nhịp, đầu lắc lư. Đó là hình thức múa tự
phát. Nhiều khi các em nhỏ vừa nghe nhạc, vừa tự ngẫu hứng điệu múa có
tiết tấu độc đáo của mình” [1]
Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng âm nhạc giúp trẻ thoải mái học
tập và hoạt động tốt, trí nhớ phát triển, trí tưởng tượng ngày càng phong
phú. Vì vậy âm nhạc giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát
triển đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ…hình thành nhân cách ở trẻ.
Nhiều nhà hoạt động xã hội cũng đánh giá cao vai trò ca hát với đời
sống trẻ em, nó tác động đến tâm - sinh lí góp phần quan trọng vào sự phát
triển của trẻ:
Về tâm lí: Ca hát, VĐTN tạo ra cảm xúc, là sự tác động qua lại giữa
âm điệu với thính giác tư duy. Trẻ em có khả năng ghi nhớ giai điệu và thể
11


11


hiện lại theo hứng thú. Chúng ta thường thấy những đứa trẻ vừa đi vừa hát
rất tự nhiên, hay ngồi hát vu vơ và đưa tay đưa chân ngẫu hứng theo lời bài
hát đó.
Về sinh lí: Ca hát, VĐTN giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, phát triển khả
năng âm nhạc và phát triển cảm giác nhịp điệu, nhịp độ. Sự hứng thú vận
động thoe nhịp độ sẽ góp phần tích cực vào việc phát triển thể chất, phát
triển trí tuệ của trẻ.
Khi nghiên cứu về VĐTN, nhiều nhà khoa học cho rằng: VĐTN rất
gần gũi và quen thuộc đối với con người. Có nhiều công trình nghiên cứu về
âm nhạc, VĐTN cũng như mối quan hệ của chúng với con người mà đối
tượng chủ yếu là người lớn. Trẻ em là một thế giới thu nhỏ. Trẻ sẽ trở nên
sâu sắc và hoàn thiện hơn khi tiếp xúc với nhiều lĩnh vực trong cuộc sống,
đặc biệt là tiếp xúc với nghệ thuật. Giáo dục nghệ thuật nói chung và giáo
dục âm nhạc cũng như VĐTN nói riêng là một lĩnh vực tác động rất lớn đối
với sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Với nhịp độ âm
nhạc sẽ giúp tác động trực tiếp đến thính giác người nghe nhất là đối với trẻ,
khi thay đổi nhịp độ bản nhạc sẽ tạo ra hứng thú mạnh cho trẻ vận động theo
nhạc, chính vì vậy đây là một nghiên cứu cần thiết.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về khả năng vận động cũng như
tâm vận động theo giai điệu, tiết tấu của trẻ. “Vận động theo nhạc” được
đưa đến với trẻ từ rất sớm và nó được coi là cơ sở khởi đầu của việc hình
thành thị hiếu nghệ thuật. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học về con
người đã khẳng định rằng, từ lúc sơ sinh đến 10 tuổi là thời kì tốt nhất cho
sự phát triển năng khiếu nghệ thuật. Những ấn tượng để lại trong thời kì này
sẽ theo trẻ trong suốt cuộc đời mà âm nhạc là một nghệ thuật lôi cuốn mạnh
mẽ nhất. Viện thông tấn Viện hàn lâm các khoa học sư phạm Liên xô, anh
hùng xã hội chủ nghĩa Xu-khôm-lin-ski đã tổng kết: “ Tuổi thơ ấu không thể

thiếu âm nhạc, cũng như không thể thiếu trò chơi và truyện cổ tích. Thiếu
những cái đó, trẻ em chỉ còn là những bông hoa khô héo…”[4].
12

12


1.1.2. Ở Việt Nam.
Một số công trình nghiên cứu về GDÂN cho trẻ mầm non mà tôi
được biết đến như sau:
- Khóa luận tốt nghiệp Đại học của Hoàng Kim Anh : “Thiết kế và sử
dụng một số dụng cụ âm thanh tự tạo trong quá trình dạy trẻ mẫu giáo lớn
học hát- vận động”, tác giả đã đề cập cách sử dụng một số đạo cụ để gõ theo
nhịp điệu, tiết tấu chứ chưa đề xuất cách làm các đạo cụ đó từ các nguyên
vật liệu sẵn có.
- Luận văn tốt nghiệp Đại học của Dương Thị Phương : “Bước đầu
dạy một số bài dân ca cho trẻ 5-6 tuổi” ngoài, dạy hát tác giả cũng sử dụng
dạy trẻ một số biện phát dạy trẻ vận động dựa vào chất liệu âm nhạc dân
gian.
- Luận văn tốt nghiệp Đại học của Nguyễn Thị Vân : “Một số biện
pháp nhằm nâng cao tính tích cực của trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động múa
thông qua âm nhạc dân gian”, tác giả cũng đã xây dựng một số biện pháp
giúp trẻ tích cực thực hiện một số động tác múa với âm nhạc dân gian.
- Phạm Thị Hòa- Ngô Thị Nam, Giáo dục âm nhạc tập 1, hai tác giả
đã đề cập về kiến thức nhạc lí cơ bản và xướng âm. Cuốn sách trang bị cho
giáo viên những kiến thức cơ bản ban đầu trong quá trình học tập, rèn luyện
và nghiên cứu âm nhạc.
- Phạm Thị Hòa, Giáo dục âm nhạc tập 2 (Phương pháp giáo dục âm
nhạc trong trường mầm non). Tác giả đã đề cập vai trò của GDÂN nói
chung và VĐTN nói riêng từ đó đưa ra phương pháp dạy các hoạt động ca

hát, VĐTN, nghe hát, trò chơi âm nhạc ở trường mầm non. Ngoài ra tác giả
còn đề cập đến đặc điểm tâm-sinh lí liên quan đến hoạt động âm nhạc, các
hình thức tổ chức và những điểm mới hiện nay trong GDÂN.
Các công trình nghiên cứu về vận động theo nhạc như:

13

13


- Bùi Thị Hằng với khóa luận tốt nghiệp Đại học : “Một số biện pháp
tăng cường khả năng thể hiện các bài hát mang tính chất vui nhộn nhảy
múa cho trẻ mầu giáo 5-6 tuổi”.
- Luận văn tốt nghiệp của Đặng Thị Lê Na : “Một số biện pháp tổ
chức vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non”.
- Lê Tuấn Đức với khóa luận tốt nghiệp Đại học : “ Một số biện pháp
hướng dẫn trẻ Mẫu giáo lớn 5-6 tuổi thể hiện tác phẩm âm nhạc mang tính
hành khúc”.
- Ngô Hải Yến với khóa luận tốt nghiệp Đại học : “Bước đầu áp dụng
hình thức vận động theo nhạc mới cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi”. Tác giả mới
chỉ tìm hiểu các hình thức VĐTN chứ chưa đi sâu vào việc tổ chức VĐTN
cho trẻ 5-6 tuổi và cũng chưa đề xuất được các biện pháp tổ chức VĐTN
cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động GDÂN trên hoạt động học.
Mỗi đề tài nghiên cứu trên tập trung vào một khía cạnh của việc tổ
chức VĐTN cho trẻ mẫu giáo nhằm nâng cao chất lượng GDMN nói chung
và chất lượng hoạt động âm nhạc của trẻ nói riêng nhưng chưa có công trình
nào đi sâu nghiên cứu một số biện pháp thay đổi nhịp độ các bản nhạc thiếu
nhi tạo hứng thú vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt
động GDÂN. Chúng tôi hi vọng, với công trình của mình việc thay đổi nhịp
độ các bản nhạc thiếu nhi tạo hứng thú vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo

5-6 tuổi sẽ được quan tâm và đầu tư một các thích đáng hơn, để GDÂN thực
sự hấp dẫn trẻ và đạt hiệu quả giáo dục cao. Đây chính là cơ sở để chúng tôi
thực hiện đề tài của mình.
1.2. Khái niệm
1.2.1. Khái niệm vận động theo nhạc
* Vận động.
Tham khảo tài liệu về Tâm vận động của Viện nghiên cứu trẻ em
thuộc viện khoa học, tôi thấy rằng:

14

14


Về sinh lí : “Vận động là sự chuyển động của cơ thể con người trong
đó có sự tham gia của hệ cơ, hệ xương và sự điều khiển của hệ thần kinh”.
Trong cuốn từ “Từ điển tâm lí học”, Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện có đua
ra khía niệm về Tâm vận động như sau: “Thần kinh phát triển đến đâu thì
vận động phát triển theo và kết hợp với sự luyện tập, với kinh nghiệm chịu
sự chi phối của tình cảm, vận động dần phù hợp với ý đồ, mục tiêu.Trong
thời thơ ấu, phát triển vận động và trí khôn gắn liền với nhau.”
* Vận động theo nhạc.
Vận động theo nhạc là những động tác biểu hiện cảm xúc theo tính
chất và nhịp điệu của âm nhạc.
Khi nghe hát, nghe nhạc dưới tác động của âm thanh con người bộc lộ
cảm xúc bằng những cử chỉ, hoạt động của hình thể chân, tay, đầu một cách
ngẫu hứng. Đó là cảm xúc tự nhiên chuyển thành hành động theo tính chất
giai điệu hoặc nhịp độ của bài hát, bản nhạc.
VĐTN có thể có quy luật định nhất định do đã tích lũy khinh nghiệm,
hoặc không có luật động, tự tùy hứng. Sốt-xta-cô-vich viết : “Khi nghe nhạc

người ta đều cảm thấy muốn được chuyển động theo nhịp điệu của nó, ta
bắt đầu làm các động tác tay, đập 2 chân, lúc lắc đầu. Đó là điệu vô thức”.
[9]
Ở mức độ đơn giản ,VĐTN thường là một số động tác đơn lẻ như đung
đưa, vỗ tay, dậm chân,…biểu hiện tính chất, nhịp độ theo một nét nhạc, một
tiết tấu nhất định của bài hát, bản nhạc. Ví dụ các động tác đung đưa, nhún lên,
nhún xuống hoặc các động tác đưa nôi, đưa võng theo bài “Ru con mùa đông”
của nhạc sĩ Đặng Hữu Phước …Tuy nhiên, các động tác đó ngoài sự trong âm
nhạc còn được tạo dáng ở một tư thế nào đó. Các động tác này đơn giản nhưng
bước đầu giúp trẻ làm quen với nghệ thuật múa. Những động tác này phù hợp
với trẻ, nó vừa sức và tạo sự hấp dẫn đối với trẻ.
1.2.2. Khái niệm về nhịp độ, nhịp điệu.
*
15

Nhịp độ là tốc độ chuyển động.[2]
15


Trong âm nhạc, nhịp độ là một trong những phương tiện diễn cảm,
phụ thuộc vào nội dung tác phẩm âm nhạc. Các danh từ chỉ nhịp độ chủ yếu
dùng tiếng Italia được chia thành ba nhóm cơ bản: Chậm, vừa, nhanh.
Loại
nhịp độ
Chậm

Tiếng Italia

Phiên âm


Ý nghĩa

Largo
Lento
Adagio
Grave

Lác-gô
Len-tô
A-đa-gi-tô
Gra-v’

Rộng rãi
Chậm rãi
Chậm thong thả
Chậm nặng nề

Vừa

Andante
Andantino
Moderato
Allegrtto

Ăng-đăng-t’
Ăng-đăng-ti-nô
Mô-đê-ra-tô
Alee-grết-tô

Thanh thản không vội vàng

Nhannh hơn andante
Vừa phải
Sôi động

Nhanh

Allegro
Vivace
Presto

Alei-grô
Vi-va-x’
Prex-tô

Nhanh
Rất nhanh
Nhanh hối hả

Để tăng cường tính diễn cảm khi biểu diễn tác phẩm âm nhạc, hay
một bài hát nào đó, người ta thường dùng hình thức tăng nhanh hoặc ghìm
lại tốc độ chuyển động chung.
Rit.(ritenuto):

ghìm lại

Rall.(rallentando): chậm lại
Animado:

hào hứng


Stretto:

cô đọng,dồn lại.

Để trở lại nhịp độ ban đầu người ta dùng:
A tempo:
*

vào nhịp.[2]

Nhịp điệu: Nhịp điệu còn được gọi là tiết tấu. Nhịp phách là một

thuộc tính của nhịp điệu. Như vậy: Theo cách hiểu như trên thì tiết tấu hay
nhịp điệu cũng chỉ là một – Theo PGS-TS Tú Ngọc.
- Nhịp điệu được hiểu theo nghĩa rộng là: nhịp điệu là sự tổ chức thời
gian theo yêu cầu vận động của một sự vật cụ thể.
16

16


- Nhịp điệu được hiểu theo nghĩa hẹp là: nhịp điệu âm nhạc là sự tổ
chức thời gian trong âm nhạc theo yêu cầu của nghệ thuật.
1.2.3. Khái niệm về nhạc thiếu nhi.
* Nhạc
Nhạc là chính là âm nhạc [15], âm nhạc là nghệ thuật dùng âm thanh
làm phương tiện để diễn đạt tư tưởng và tình cảm được viết trên bản nhạc
(bản nhạc là bản ghi bài hát hay bài đàn bằng kí hiệu âm nhạc).
* Thiếu nhi
Thiếu nhi là trẻ em ở lứa tuổi nhi đồng ( trẻ em khoảng dưới 7 tuổi),

lứa tuổi thiếu niên ( trẻ em khoảng từ 10-15,16 tuổi). [15]
* Nhạc thiếu nhi
Nhạc thiếu nhi là những bài hát, bài ca được viết dành riêng cho các
em ở lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng nhằm diễn đạt tư tưởng, tình cảm qua đó
hình thành thị hiếu âm nhạc cho các em.
Thông thường những bài hát, bài ca dành cho thiếu nhi là những bài
có sắc thái vui tươi- dí dỏm như: “Trời nắng, trời mưa” nhạc và lời Đặng
Nhất Mai, “Nắng sớm” nhạc và lời Hàn Ngọc Bích, “Em yêu cây xanh”
nhạc và lời Hoàng Văn Yến… hay những bài hát tình cảm- nhẹ nhàng như:
“Con cò” nhạc và lời Xuân Giao, “Ru con mùa đông” nhạc và lời Đặng
Hữu Phúc, “Cho con” nhạc Phạm Trọng Cầu, lời Tuấn Dũng…
Kho nhạc thiếu nhi Việt Nam vô cùng phong phú sẽ giúp thế giới tâm
hồn của trẻ thơ tràn đầy những cung bậc tình cảm, những xúc cảm âm nhạc.
Và đây cũng là cơ sở để chúng tôi thực hiện đề tài này, kho nhạc thiếu nhi
chính là nguồn để chúng tôi có thể lựa chọn được các bài, hát bản nhạc phù
hợp phục vụ cho để tài.
1.2.4. Khái niệm về hứng thú.
* Hứng thú
Có rất nhiều khuynh hướng nghiên cứu khác nhau về hứng thú.
PGS.TS Trần Trọng Thuỷ khẳng định: “Hứng thú là sự thể hiện xúc cảm
17

17


của những nhu cầu nhận thức của con người”. Cùng với Phạm Minh Hạc,
Lê Khanh, các tác giả này cho rằng, khi ta có hứng thú về một cái gì đó thì
cái đó bao giờ cũng được ta ý thức, hiểu ý nghĩa của nó đối với ta; mặt
khác ta xuất hiện một tình cảm đặc biệt với nó, hứng thú sẽ lôi cuốn, hấp
dẫn chúng ta về phía đối tượng của nó tạo ra tâm lý khát khao tiếp cận đi

sâu vào nó.
Dựa trên một số quan niệm của các nhà nghiên cứu và các tác giả về
hứng thú, chúng tôi sử dụng định nghĩa của nhóm tác giả Nguyễn Quang
Uẩn, Nguyễn Văn Luỹ, Đinh Văn Vang về hứng thú như sau: “Hứng thú là
thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối
với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân trong quá
trình hoạt động”
Như vậy, với cách định nghĩa này, ta có thể nhận thấy, muốn hình
thành và phát triển hứng thú thì phải tạo cơ hội cho trẻ tự mình hoạt động,
nâng cao nhận thức về đối tượng và thoả mãn các nhu cầu của cá nhân; tổ
chức các hoạt động phù hợp với cá nhân; kích thích xúc cảm tích cực ở trẻ
trong hoạt động.
*Ý nghĩa của hứng thú đối với con người
Hứng thú làm nảy sinh khát vọng được hoạt động. Đồng thời, nó là
động lực thúc đẩy con người say mê hoạt động, hoạt động một cách sáng
tạo, làm tăng sức lực làm việc và hiệu quả của hoạt động. Usinxki đã nói:
“Một sự học tập nào mà chẳng có hứng thú gì cả và chỉ tiến hành bằng sức
mạnh cưỡng bức thì sẽ giết chết lòng ham muốn học tập của người học. Nó
sẽ làm cho óc sáng tạo của người học thêm mai một, nó sẽ làm cho người ta
thờ ơ với hoạt động này”.
Như vậy, hứng thú là động lực thúc đầy mạnh mẽ con người tự giác
hành động, học tập và làm việc một cách hiệu quả. Cũng nhờ đó mà tri thức
có được một cách dễ dàng, dễ nhớ và dễ tái hiện; chất lượng công việc được

18

18


đảm bảo; mang lại niềm vui, sự thoải mái tinh thần cần thiết cho cuộc sống

con người.
Ngoài ra, hứng thú còn giúp cho việc tự giáo dục trở nên dễ dàng và
đạt hiệu quả hơn. Đặc biệt đối với trẻ mầm non, thông qua việc hình thành
và phát triển hứng thú cho trẻ, trẻ sẽ được tự mình trải nghiệm, thực hành,
khám phá thế giới đồ vật xung quanh. Qua đó, nhân cách trẻ dần dần được
hình thành, làm nền tảng cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
*Phân loại hứng thú
Có rất nhiều cách phân loại hứng thú theo các chiều hướng khác nhau:
- Trong từ điển tâm lý, phân chia hứng thú thành 2 loại:
+ Hứng thú trực tiếp – hứng thú do tính chất lôi cuốn của đối tượng
tạo nên.
+ Hứng thú gián tiếp đối với đối tượng và công cụ để đạt được mục
đích hoạt động.
- Theo nội dung của hứng thú, có 5 loại:
+ Hứng thú vật chất: biểu hiện thành nguyện vọng được thoả mãn các
nhu cầu vật chất như ăn ngon, mặc đẹp…
+ Hứng thú nhận thức: biểu hiện là ở tính tích cực tìm hiểu sâu sắc về
các tri thức.
+ Hứng thú lao động nghề nghiệp: là hứng thú với một ngành nghề
cụ thể.
+ Hứng thú xã hội – chính trị: là hứng thú với hoạt động chính trị, xã hội.
+ Hứng thú nghệ thuật: là hứng thú với một loại hình nghệ thuật.
*Phân loại theo các mức độ của hứng thú:
- Theo bề rộng của hứng thú, có 2 loại: hứng thú rộng và hứng thú hẹp.
- Theo độ sâu của hứng thú, có 2 loại: hứng thú sâu và hứng thú nông .
- Theo độ bền vững, có 2 loại: hứng thú bền vững và hứng thú không
bền vững.

19


19


- Theo mức độ hiệu lực, có 2 loại: hứng thú tích cực – là hứng thú gây
ra một phản ứng tích cực nào đó dẫn đến hành động chiếm lĩnh đối tượng;
hứng thú thụ động – là hứng thú có tính chiêm ngưỡng, dừng lại ở hứng thú
ngắm nhìn (thể thao, âm nhạc…).
*Hứng thú vận động theo nhạc
Hứng thú vận động theo nhạc là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với
hoạt động vận động theo nhạc, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả
năng mang lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình vận động theo nhạc.
Trong hoạt động GDÂN hứng thú vận động theo nhạc giữ một vai trò
vô cùng quan trọng, hứng thú vận động là động lực thúc đẩy mạnh mẽ trẻ tự
giác hoạt động có hiệu quả. Từ đó mà trẻ dễ dàng, dễ nhớ các kĩ năng vận
động theo nhạc cũng như phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc, bên cạnh đó
chất lượng hoạt động vận động theo nhạc được đảm bảo; mang lại niềm vui,
sự thoải mái tinh thần cần thiết cho hoạt động GDÂN nói riêng và cho cuộc
sống con người nói chung.
1.3.Mối quan hệ giữa âm nhạc với vận động.
1.3.1. Âm nhạc và vận động theo nhạc có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau.
Âm nhạc và vận động có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trẻ lứa tuổi
mầm non rất hồn nhiên, ham hoạt động nên khi ca hát thường kèm theo
VĐTN. Chính điều này đã làm cho mối quan hệ giữa âm nhạc và vận động
được hình thành dễ dàng, nhạy bén. Các bài hát mang đến cho trẻ những
cảm xúc mạnh mẽ và dưới ảnh hưởng của cảm xúc đó, trẻ vận động phù hợp
với đặc tính của âm nhạc nhất là theo nhịp độ của bản nhạc.
Giữa âm nhạc và vận động có mối liên hệ trực tiếp xuất pháp từ cơ sở
sinh lí, đó là cơ quan thính giác và cơ quan cảm giác về chuyển động và
thăng bằng. Nhà tâm lí học B.N Chep-lô-va cho rằng : “ Việc tri giác âm

nhạc xảy ra cùng lúc hoàn toàn trực tiếp với những phản ứng vận động âm
nhạc theo diễn biến thời gian”
20

20


Âm nhạc với hình tượng âm nhạc, sự tương phản hay đồng nhất và
những đặc thù của tiết tấu, trọng âm, nhịp độ, tính chất âm nhạc…đều có thể
được phản ánh trong vận động.
Hình tượng âm nhạc được phát triển, biến đổi trong thời gian được
trình bày trong sự tương hỗ của các phương tiện diễn tả âm nhạc như: giai
điệu, tiết tấu, âm sắc, hòa âm, nhịp độ… thì vận động cũng diễn tả trong thời
gian bởi tính chất, hướng chuyển động thay đổi hay sự phát triển của các
động tác (cá nhân hay tập thể) nối tiếp nhau.
Những tiết tấu đơn giản, trọng âm trong nhịp nhạc được nhấn mạnh
bởi các động tác vỗ tay, dậm chân, gõ nhịp…trong vận động.
Cường độ, nhịp điệu âm nhạc cũng được diễn tả bằng sự thay đổi
mức độ khống chế, tốc độ, biên độ hướng chuyển động trong vận động.
Các yếu tố diễn tả ngôn ngữ âm nhạc giữ vai trò chủ đạo, làm cho các
động tác vận động có những thay đổi tương ứng.
Ngay cái tên “vận động theo nhạc” chúng ta cũng thấy được phần nào
mối quan hệ khăng khít giữa hai lĩnh vực này.
1.3. 2. Vận động theo nhịp độ nhạc giúp cho sự cảm thụ tác phẩm
âm nhạc tốt hơn.
Vận động trên nền âm nhạc được thay đổi nhịp độ sẽ là một hoạt động
thú vị và đầy hấp dẫn đối với trẻ thơ nếu được tổ chức một cách phù hợp nó
sẽ góp phần thúc đẩy hứng thú vận động theo nhạc cũng như khả năng cảm
thụ âm nhạc. Từ đó, thẩm mĩ nghệ thuật được phát triển và là cơ sở nền tảng
cho sự hình thành nhân cách của trẻ.

Vận động theo nhạc giúp cho sự cảm thụ âm nhạc được đầy đủ hơn.
Quả đúng như vậy, âm nhạc luôn chiếm vị trí hàng đầu, đóng vai trò
quyết định còn vận động trở thành phương tiện chuyển tải diễn tả hình
tượng âm nhạc.
Những vận động theo nhạc giúp cụ thể hóa, hình ảnh hóa những
đường nét giai điệu, tiết tấu, nhịp độ… trừu tượng bằng những bước nhảy,
21

21


những chuyển động nhẹ nhàng, bay bổng, nét đưa tay uyển chuyển, sự dồn
nén xúc động mãnh liệt trong những vòng quay…
Tư tưởng sử dụng động tác như phương tiện hình thành khiếu âm
nhạc do nhạc sĩ – bác học Thụy Điển- Dalkroz nêu lên rằng : Nhịp điệu âm
nhạc và tính tạo hình liên kết với nhau thành động tác, ở đây trẻ sẽ phát triển
trí tưởng tượng và hình thành dần dần khiếu âm nhạc, thẩm mĩ âm nhạc.
1.4. Vai trò giáo dục của âm nhạc trong quá trình hình thành và
phát triển nhân cách trẻ.
Ở trường Mầm non, đặc biệt đối với lứa tuổi mẫu giáo, âm nhạc là
một trong những loại hình nghệ thuật phát triển năng lực cảm xúc, tưởng
tượng, sáng tạo, sự tập trung chú ý, khả năng diễn tả hứng thú của trẻ.
Khác với các loại hình nghệ thuật khác như hội họa, văn học điện
ảnh…, âm nhạc không hoàn toàn xác định hình ảnh cụ thể. Âm nhạc bằng
giai điệu, âm sắc, cường độ, nhịp độ, hòa âm, tiết tấu…cùng với thời gian đã
thu hút, hấp dẫn, làm thỏa mãn nhu cầu tình cảm của trẻ.
Âm nhạc là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, phát
triển lời nói, quan hệ giao tiếp, trao đổi tình cảm…Đối với trẻ, âm nhạc là
thế giới kì diệu đầy cảm xúc. Trẻ có thể tiếp nhận âm nhạc ngay từ khi còn
nằm trong nôi. Trẻ mầm non dễ xúc cảm, vốn ngây thơ, trong sáng, nên tiếp

xúc với âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu. Thế giới âm thanh muôn màu
không ngừng chuyển động tạo điều kiện cho trẻ phát triển các chức năng
tâm lí, năng lực hoạt động và sự hiểu biết của trẻ.

22

22


1.4.1. Âm nhạc là phương tiện giáo dục thẩm mỹ.
Âm nhạc là một trong các bộ môn nghệ thuật giáo dục cái đẹp cho trẻ.
Lời ca, giai điệu của các bài hát, bản nhạc đã giúp trẻ tưởng tượng, hoặc nói
lên xúc cảm của mình, trẻ thấy được âm nhạc giúp mình có thể diễn tả
những ý nghĩ, những ước mơ, những cảm xúc mạnh mẽ.
Trong giáo dục âm nhạc, điều quan trọng không phải là dạy trẻ hát
chuẩn xác, rõ ràng một bài hát mà trẻ phải được tham gia các hoạt động âm
nhạc như nghe nhạc, vận động theo nhạc, múa, trò chơi âm nhạc. Được tiếp
xúc với âm nhạc ở một chừng mực nào đó trẻ sẽ biết nhận xét, trao đổi…sự
cảm nhận về ý nghĩa lời ca, âm điệu, tiết tấu…Đó chính là ý nghĩa của giáo
dục thẩm mỹ. Tiếp xúc với âm nhạc có quá trình sẽ tạo cho trẻ những ham
thích, bắt đầu có sự lựa chọn sở thích khác nhau. Đây là cơ sở hình thành thị
hiếu, thẩm mỹ âm nhạc. Bài hát là phương tiện để giáo dục trẻ nhiều mặt, vì
vậy các bài hát giản dị, có tính nghệ thuật, phù hợp với lứa tuổi sẽ hình
thành thị hiếu âm nhạc trong sáng, lành mạnh, cũng như tình cảm, thẩm mĩ,
đạo đức tốt đẹp.
Âm nhạc có sức lay động tâm hồn mạnh mẽ, không có gì có thể đánh
thức tâm hồn con người bằng âm nhạc. Âm nhạc có giá trị nghệ thuật cảm
hóa mọi người cùng hướng tới cái đẹp. Những giai điệu, lời ca nói lên cái
đẹp được thể hiện rõ trong các bài hát, điều này đã góp phần nuôi dưỡng
tâm hồn trẻ giúp trẻ nhận thức được cái hay, cái đẹp. Từ nhận thức cái đẹp

một cách khách quan đi và chiều sâu thế giới chủ quan của trẻ.
Âm nhạc giáo dục tình cảm thẩm mĩ cho trẻ, trong đó có cái đẹp về
cách ứng xử, giao tiếp với ông bà, cha mẹ, cô giáo, bạn bè và những người
trong cộng đồng.
Vì vậy, giáo dục tình cảm thẩm mĩ cho trẻ thông qua hoạt động âm
nhạc trong trường mầm non làm phong phú thêm đời sống tinh thần của trẻ,
giúp trẻ cảm thụ cái đẹp, tạo niềm tin cho trẻ.

23

23


1.4.2. Âm nhạc là phương tiện giáo dục đạo đức.
“ Để sử dụng âm nhạc như một phương tiện giáo dục đạo đức: khi
tác động đến con người, nó thức tỉnh một cách đặc biệt mạnh mẽ trong
người ấy tất cả những gì tốt đẹp, tìm được sự hưởng ứng trong những khía
cạnh ưu tú nhất của tâm hồn người ấy. Chính khả năng ấy của âm nhạc làm
cho tính tình dịu hơn và tốt hơn, làm cho con người cao đẹp hơn, trong sạch
hơn và nhân hậu hơn”- A.Xôkhor. Đại văn hào M. Go-rơ-ki thì nhận xét: “
Âm nhạc tác động một cách kì diệu đến tận đáy lòng. Nó khám phá ra cái
phẩm chất cao quý nhất ở con người”.
Lời ca của âm nhạc giàu tính biểu hiện và chất chữ tình.
Nội dung lời ca phong phú trong các bài hát giúp trẻ nhận thức, phát
hiện vẻ đẹp trong thiên nhiên, sự ngộ nghĩnh đáng yêu của các con vật quen
thuộc, về tình cảm gia đình,bạn bè, lòng yêu nước…từ đó gợi mở cho trẻ về
cách ứng, hay nói cách khác là giáo dục trẻ đạo đức làm người.
Những bài dân ca, bài đồng dao các vùng miền của các dân tộc Việt
Nam rất phong phú về âm điệu, tiết tấu, phương thức diễn xướng, sẽ cho trẻ
hiểu biết phần nào về phong tục tập quán bản sắc âm nhạc dân tộc Việt Nam.

Trẻ sẽ thấy tự hào về văn hóa dân tộc mình.
Đặc điểm của các hoạt động diễn xuất của trẻ được diễn ra trong tập
thể. Trẻ cùng nhau múa hát, chơi trò chơi âm nhạc đã giúp trẻ vui tươi hồn
nhiên hơn, ngay cả những trẻ nhút nhát cũng cảm thấy thoải mái, tự tin hơn.
Việc diễn xướng tập thể, các bài hát có mức độ phức tạp khác nhau sẽ tạo
điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của từng trẻ.
Các hoạt động âm nhạc có ảnh hưởng tốt đến hành vi văn hóa của trẻ
bởi cách diễn xuất các tác phẩm có tâm trạng khác nhau, sự thay đổi các
dạng hoạt động và thay đổi các bài tập.
Khi tham gia các hoạt động âm nhạc, mỗi trẻ đều phải chấp hành tính
tổ chức, sự chú ý, phản ứng nhanh, biết kiềm chế, điều khiển vận động phù
hợp với âm nhạc, biết nhường nhịn, giúp đỡ nhau. Âm nhạc giáo dục cho trẻ
24

24


văn hóa giao tiếp, văn hóa hành vi và tính tập thể, tạo điều kiện hình thành
những phẩm chất đạo đức cho trẻ.
1.4.3. Âm nhạc là phương tiện thúc đẩy sự phát triển trí tuệ.
Âm nhạc không chỉ đơn thuần là để vui chơi, giải trí mà còn thúc đẩy
sự phát triển trí tuệ của trẻ.
Tiến sĩ Hovard Gardner, giáo sư trường đại học Harvard nghiên cứu lí
thuyết về các trí thông minh đa diện cho rằng, thông minh âm nhạc là một
trong bảy thông minh ban đầu của con người (trong số thông minh ngôn
ngữ, logic toán, thông minh hình tượng…).
Ở trẻ mẫu giáo, các hình thức tư duy trực quan hành động, trực quan
hình tượng và tư duy trừu tượng được biểu hiện trong bất kì hoạt động nào,
trong đó có âm nhạc. Tiếp xúc với âm nhạc, trẻ tăng dần khả năng tổng hợp
và tư duy logic.

Âm nhạc giúp trẻ phát triển trí nhớ. Trí nhớ âm nhạc và trí nhớ vận
động là khả năng thu nhận và ghi nhớ lại. Đặc điểm của trẻ mẫu giáo là khả
năng ghi nhớ âm nhạc bằng tai nghe dựa vào nhạc cảm, khả năng ghi nhớ
các vận động theo bài hát bằng sự kết hợp giữa tai nghe nhạc và vận động
tay chân. Trong quá trình hoạt động học tập, trí nhớ không thể nhắc lại toàn
bộ ngay mà phải qua quá trình rèn luyện thường xuyên.
Tính tích cực và sự tập trung chú ý trong hoạt động âm nhạc giữ vai
trò quan trọng trong việc củng cố và phát triển trí nhớ. Trẻ vận động theo
nhạc là cùng lúc trẻ tự ghi nhớ lời ca, giai điệu, nhịp độ cũng như hình thức
vận động theo bản nhạc. Trẻ càng yêu thích hoạt động âm nhạc trẻ càng
nhanh thuộc, nhớ chính xác và nhớ lâu hơn. Điều này có tác dụng rèn luyện
đôi tai nhạy bén, các vận động linh hoạt, đồng thời tăng cường sự nhận thức
của trẻ với thế giới xunh quanh.
Âm thanh là yếu tố xây dựng hình tượng âm nhạc. Hình tượng âm
nhạc là loại hình tượng biểu hiện mang tính khái quát và ước lệ cao. Chính
vì điều này mà hình tượng âm nhạc không mang tính xác định cụ thể nhưng
25

25


×