Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Thực trạng thang bảng lương khu vực công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.99 KB, 14 trang )

NHÓM 5
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Các khái niệm
Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động khi họ hoàn
thành công việc theo chức năng, nhiệm vụ được pháp luật quy định hoặc hai bên đã thỏa
thuận trong hợp đồng lao động.
Khu vực công là khu vực phản ánh hoạt động kinh tế chính trị, xã hội do nhà nước
quyết định.
Tiền lương trong khu vực công là số tiền Nhà nước trả cho đội ngũ cán bộ công
chức, viên chức người lao động đang làm việc trong khu vực công căn cứ vào số lượng,
chất lượng lao động phù hợp với khả năng ngân sách của quốc gia và các quy định của
pháp luật.
Bảng lương là bảng quy định cá nghạch bậc lưng hệ số mức cho từng chức danh,
cho từng ngành
1.2 Vai trò của bảng lương
Cơ sở để người sử dụng lao động xếp lương và trả lương cho viên chức phù hợp với
trình độ chuyên mô và chức trách nhiệm vụ quy định.
Cơ sở để người sử dụng lao động nâng bậc lương và nghạch lương cho người lao
động.
Cơ sở để xác định mức phụ cấp ưu đãi với viên chức làm việc trong một số ngành
theo quy định của pháp luật
Cơ sở xác định các khoảng tính và đóng bảo hiểm
Cơ sở mức đóng các loại phí đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Thước đo trình độ thâm niên công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức.
1.3 Phân loại bảng lương khu vực công
Bảng 1: Bảng lương chuyên gia cao cấp.
Bảng 2: Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các
cơ quan nhà nước (bao gồm cả cán bộ giữ chức danh do bầu cử thuộc diện xếp lương


theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và công chức


ở xã, phường, thị trấn).
Bảng 3: Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các
đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
Bảng 4: Bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ trong các cơ quan nhà nước và
các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
Bảng 5: Bảng lương cán bộ chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
Bảng 6: Bảng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ
quan công an nhân dân.
Bảng 7: Bảng lương quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân và chuyên
môn kỹ thuật thuộc công an nhân dân.
1.4 Cơ sở xác định bảng lương trong khu vực công
1.4.1. Cơ sở xác định các chức danh trong khu vực công
- Luật Viên chức:
Theo Luật viên chức năm 2010, điều 2 : Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển
dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng
làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của
pháp luật.Được tuyển dụng theo hợp đồng làm việc, được bổ nhiệm vào một chức danh
nghề nghiệp, chức vụ quản lý (trừ các chức vụ quy định là công chức). Viên chức là
người thực hiện các công việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu về năng lực, kỹ năng chuyên
môn, nghiệp vụ trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các lĩnh vực: giáo dục, đào
tạo, y tế, khoa học, công nghệ, văn hóa, thể dục thể thao, du lịch, lao động - thương binh
và xã hội, thông tin - truyền thông, tài nguyên môi trường, dịch vụ... như bác sĩ, giáo
viên, giảng viên đại học...
- Luật Cán bộ, công chức:
Theo Luật cán bộ, công chức năm 2008, điều 4, khoản 1 quy định công chức là công dân
Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của
Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh,
cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan,
quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an
nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo,

quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức
chính trị - xã hội (gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương
từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự
nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo


quy định của pháp luật.Theo quy định này thì tiêu chí để xác định công chức gắn với cơ
chế tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh. Những người đủ các tiêu chí
chung của cán bộ, công chức mà được tuyển vào làm việc trong các cơ quan, đơn vị của
Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự
nghiệp công lập thông qua quy chế tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh
thì được xác định là công chức.
Cũng theo Luật cán bộ, công chức năm 2008, điều 4, khoản 1 quy định cán bộ là công
dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ
trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp
huyện trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Theo quy định này thì tiêu
chí xác định cán bộ gắn với cơ chế bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh
theo nhiệm kỳ. Những người đủ các tiêu chí chung của cán bộ, công chức mà được tuyển
vào làm việc trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội thông qua
bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ chức danh theo nhiệm kỳ thì được xác định là
cán bộ. Thực tế cho thấy, cán bộ luôn gắn liền với chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ;
hoạt động của họ gắn với quyền lực chính trị được nhân dân hoặc các thành viên trao cho
và chịu trách nhiệm chính trị trước Đảng, Nhà nước và nhân dân.
1.4.2. Cơ sở phân nhóm, xác định các bảng lương.
Phân nhóm chức danh theo nguyên tắc: tính chất, đặc điểm và nội dung lao động (công
việc) giống nhau hoặc tương đối giống nhau thì đưa vào một nhóm để xem xét số bảng
lương cần nghiên cứu xây dựng. chức danh nào không nhóm được thì nghiên cứu xây
dựng bảng lương riêng.
- Bảng lương này xây dựng đối với chức danh nghề, công việc gắn với tiêu chuẩn chuyên
môn, kĩ thuật nhưng không phân chia được theo mức độ phức tạp kĩ thuật của từng bậc cụ

thể.
- Bảng lương của lao động chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, phục vụ. Bảng lương này
xây dựng đối với chức danh gắn với tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ và thời
gian tích lũy kinh nghiệm để thực hiện tốt công việc.
- Bảng lương của chuyên gia. Bảng lương này xây dựng đối với chức danh giữ vai trò
quan trọng, chi phối đến hiệu quả hoạt động của nhà nướcvà gắn với tiêu chuẩn của
chuyên gia
- Bảng lương của lao động quản lý. Bảng lương này xây dựng đối với chức danh quản lý,
gắn với chức danh, tiêu chuẩn, quy mô và độ phức tạp của quản lý, trong đó:
+ Cán bộ, công chức, viên chức được bổ nhiệm vào ngạch công chức, viên chức nào
hoặc chức danh chuyên môn, nghiệp vụ nào thuộc ngành Tòa án, ngành Kiểm sát thì
xếp lương theo ngạch hoặc chức danh đó.


+ Cán bộ giữ chức danh do bầu cử thuộc diện xếp lương chuyên môn, nghiệp vụ và
hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo thì xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính
và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo của chức danh bầu cử hiện đang đảm nhiệm.
+ Cán bộ, công chức, viên chức giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) nào thì xếp
lương chức vụ hoặc hưởng phụ cấp chức vụ. Nếu một người giữ nhiều chức danh lãnh
đạo khác nhau thì xếp lương chức vụ hoặc hưởng phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh
đạo cao nhất. Nếu kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà
cơ quan, đơn vị này được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu thì được hưởng
thêm phụ cấp kiêm nhiệm.
+ Các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang và cơ yếu quy định hưởng lương theo bảng
lương nào thì xếp lương theo bảng lương đó.
1.4.3. Mối quan hệ giữa bảng lương và ngạch lương
Bảng lương là bảng xác định khoảng cách lương cho mỗi ngạch chức danh công việc.
Trong bảng lương có thể có một hoặc nhiều ngạch lương, ngạch lương thể hiện trình độ,
vị trí làm việc khác nhau. Trong một ngạch có một mức lương chuẩn và một số bậc lương
thâm niên. Vì vậy việc nâng bậc lương trong ngạch chủ yếu căn cứ vào mức độ hoàn

thành công việc được giao và thâm niên giữ bậc, nhưng khi chuyển từ ngạch thấp lên
ngạch cao hơn thì phải thi nâng ngạch.
Mặc dù cùng một vị trí, cùng những công việc giống nhau nhưng năng lực giải quyết
công việc không giống nhau có người tốc độ giải quyết công việc nhanh hơn và khả năng
làm được nhiều việc hơn dẫn đến khối lương và chất lượng của hiêu quả hơn do đó lương
sẽ phải khác nhau.
Thông qua ngạch lương có thể xác định được trình độ chuyên môn nghiệp vụ, vị trí làm
việc của người lao động.
Ở mỗi loại hình công ty, lĩnh vực kinh doanh tùy vào quy mô, số lượng nhân viên, công
việc vị trí tuyển dụng mà có các mã ngạch để xếp lương khác nhau. Ví dụ A1, A2, A3,…
sẽ tương ứng với trình độ chuyên môn bậc đào tạo.
Trong cơ quan Nhà nước sẽ có các ngạch công chức khác nhau như ngạch chuyên viên/
chuyên viên cao cấp, kế toán viên/ kế toán viên cao cấp, thanh tra viên/ thanh tra viên cao
cấp sẽ tương ứng với mã số khác nhau. Cán bộ công chức muốn thay đổi mã ngạch phải
thi nâng ngạch và đáp ứng một số điều kiện nhất định.
1.5. Các bước xây dựng bảng lương
Bảng lương viên chức là bảng quy định các ngạch, bậc lương, hệ số mức lương cho từng
chức danh theo từng ngành.
Một bảng lương viên chức trong mỗi ngành được kết cấu bởi các yếu tố:


-Ngạch công chức (chức danh)
-Bậc lương
-Hệ số lương từng bậc cho từng chức danh
Để xác định một bảng lương bao gồm các bước:
Bước 1: Xác định chức danh nghề của bảng lương
Bước 2: Xác định bội số bảng lương
Bước 3: Xác định mức lương bậc 1 cho từng chức danh
Bước 4: Xác định số bậc của bảng lương
Bước 5: Xác định hệ số lương của từng bậc

2. THỰC TRẠNG CÁC THANG BẢNG LƯƠNG HIỆN NAY
2.1 Thực trạng Bảng lương quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân và
chuyên môn kỹ thuật thuộc công an nhân dân
Dựa vào bảng 7 ta thấy bảng được chia thàng 3 chức danh chính tương tương đó chính là
đối tượng áp dụng đó là: Quân nhân chuyên nghiệp cao cấp, quân nhân chuyên nghiệp
trung cấp và quân nhân chuyên nghiệp sơ cấp. Trong đó mỗi chức danh được chia thành 2
nhóm với hệ số lương, mức lương và các cấp khác nhau.
Chức danh quân nhân chuyên nghiệp cao cấp gồm có 12 bậc lương trong đó nhóm 1
hệ số lương thấp nhất là bậc 1 3.85 tương ứng với mức lương là 1.116.000 đồng, bậc cao
nhất là bậc 12 7.70 tương ứng với mức lương 2.233.000 đồng, Nhóm 2 hệ số lương thấp
nhất là bậc 1 3.65 tương ứng với mức lương là 1.058.500 đồng, bậc cao nhất là bậc 12
7.50 tương ứng với mức lương 2.175.000 đồng. Ta thấy khỏang các giữa các bậc lương
và mức lương của 2 nhóm tăng đều giữa các cấp bậc là 0,35 và 101.500 đồng , khoảng
cách hệ số lương giữa bậc cao nhất và thấp nhất là 3,85 tương ứng với 1.116.500 đồng.
Chức danh quân nhân chuyên nghiệp trung cấp gồm có 10 bậc lương trong đó nhóm
1 hệ số lương thấp nhất là bậc 1 3.50 tương ứng với mức lương là 1.015.000 đồng, bậc


cao nhất là bậc 10 6.20 tương ứng với mức lương 1.798.000 đồng. Nhóm 2 hệ số
lương thấp nhất là bậc 1 3.20 tương ứng với mức lương là 928.000 đồng, bậc cao nhất
là bậc 10 5.90 tương ứng với mức lương 1.711.000 đồng. Ta thấy khỏang các giữa các
bậc lương và mức lương của 2 nhóm tăng đều giữa các cấp bậc là 0,30 và 87.000 đồng
, khoảng cách hệ số lương giữa bậc cao nhất và thấp nhất là 2.70 tương ứng với
783.000 đồng.
Chức danh quân nhân chuyên nghiệp trung cấp gồm có 10 bậc lương trong đó
nhóm 1 hệ số lương thấp nhất là bậc 1 3.20 tương ứng với mức lương là 928.000
đồng, bậc cao nhất là bậc 10 5.45 tương ứng với mức lương 1.580.500 đồng. Nhóm 2
hệ số lương thấp nhất là bậc 1 2.95 tương ứng với mức lương là 855.500 đồng, bậc
cao nhất là bậc 10 5.20 tương ứng với mức lương 1.508.000 đồng. Ta thấy khỏang các
giữa các bậc lương và mức lương của 2 nhóm tăng đều giữa các cấp bậc là 0,25 và

72.500 đồng , khoảng cách hệ số lương giữa bậc cao nhất và thấp nhất là 2.25 tương
ứng với 652.500 đồng.
Khi so sánh với các bảng lương khác ta thấy bảng lương quân nhân chuyên nghiệp
thuộc quân đội nhân dân và chuyên môn kỹ thuật thuộc công an nhân dân chưa thực
sự là cao và thấp hơn bảng lương chuyên gia cao cấp, bảng lương chuyên môn, nghiệp
vụ đối với cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước và nhóm ngạch viên chức lại
A3 A2 và lương cấp bậc hàn sĩ quan quân đội nhân dân, sĩ quan , hạ sĩ quan công an
nhân dân
Ư u điểm
- Ngắn gọ rõ ràng dễ sử dụng trong việc tính lương cấp bậc cho quân nhân chuyên
nghiệp thuộc quân đội nhân dân và chuyên môn kỹ thuật thuộc công an nhân dân
Nhược điểm
- Mức lương cho quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân và chuyên môn
kỹ thuật thuộc công an nhân dân còn tương đối thấp
- Chưa đánh giá đước hết năng lực cho quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân
dân và chuyên môn kỹ thuật thuộc công an nhân dân


Bảng 7
BẢNG LƯƠNG QUÂN NHÂN CHUYÊN NGHIỆP THUỘC QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN
VÀ CHUYÊN MÔN KỸ THUẬT THUỘC CÔNG AN NHÂN DÂN

(Ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ)
Đơn vị tính: 1.000đồng
STT

Chức danh

1


Quân nhân chuyên nghiệp
cao cấp
Nhóm 1
Hệ số lương
Mức lương thực hiện
01/10/2004
Nhóm 2
Hệ số lương
Mức lương thực hiện
01/10/2004
Quân nhân chuyên nghiệp
trung cấp
Nhóm 1
Hệ số lương
Mức lương thực hiện
01/10/2004
Nhóm 2
Hệ số lương
Mức lương thực hiện
01/10/2004
Quân nhân chuyên nghiệp sơ

a

b

2
a

b


3

Bậc 1 Bậc 2

Bậc 3

Bậc 4

Bậc 5

Bậc 6 Bậc 7 Bậc 8 Bậc 9

Bậc
10

Bậc 11 Bậc 12

3.85
4.20
4.55
4.90
5.25
5.60
5.95
6.30
6.65
7.00
7.35
7.70

1,116. 1,218. 1,319.5 1,421. 1,522.5 1,624. 1,725. 1,827. 1,928. 2,030. 2,131. 2,233.
5
0
0
0
5
0
5
0
5
0
3.65
4.00
4.35
4.70
5.05
5.40
5.75
6.10
6.45
6.80
7.15
7.50
1,058. 1,160. 1,261.5 1,363. 1,464.5 1,566. 1,667. 1,769. 1,870. 1,972. 2,073. 2,175.
5
0
0
0
5
0

5
0
5
0

3.50
3.80
4.10
4.40
4.70
5.00
5.30
5.60
5.90
6.20
1,015. 1,102. 1,189.0 1,276. 1,363.0 1,450. 1,537. 1,624. 1,711. 1,798.
0
0
0
0
0
0
0
0
3.20
3.50
3.80
4.10
4.40
4.70

5.00
5.30
5.60
5.90
928.0 1,015. 1,102.0 1,189. 1,276.0 1,363. 1,450. 1,537. 1,624. 1,711.
0
0
0
0
0
0
0


A

b

cấp
Nhóm 1
Hệ số lương
Mức lương thực hiện
01/10/2004
Nhóm 2
Hệ số lương
Mức lương thực hiện
01/10/2004

3.20
3.45

3.70
3.95
4.20
4.45
4.70
4.95
5.20
5.45
928.0 1,000. 1,073.0 1,145. 1,218.0 1,290. 1,363. 1,435. 1,508. 1,580.
5
5
5
0
5
0
5
2.95
855.5

3.20
3.45
3.70
3.95
4.20
4.45
4.70
4.95
5.20
928.0 1,000.5 1,073. 1,145.5 1,218. 1,290. 1,363. 1,435. 1,508.
0

0
5
0
5
0

- Áp dụng cho quân nhân chuyên nghiệp thuộc QĐND, và chuyên moin kĩ thuật thuộc CAND - Bảng gồm 3 chức danh (Quân nhân chuyên
nghiệp cao cấp, Quân nhân chuyên nghiệp trung cấp, Quân nhân chuyên nghiệp sơ cấp) - Bảng phụ cấp cho 5 cấp bậc quân hàm (binh nhì,
bình nhất, hạ sĩ, trung sĩ, thượng sĩ)


2.2 Những thay đổi bổ xung
Nghị định 117/2016/NĐ-CP - SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ
ĐỊNH SỐ 204/2004/NĐ-CP NGÀY 14 THÁNG 12 NĂM 2004 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHẾ
ĐỘ TIỀN LƯƠNG ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ LỰC LƯỢNG
VŨ TRANG
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Điều 5, Điều 7 và Điều 11 của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày
14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên
chức và lực lượng vũ trang (sau đây viết tắt là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP) như sau:
1. Sửa đổi điểm b khoản 1 Điều 5 của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP như sau:
“b) Người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu, tùy theo từng đối tượng được xếp lương
theo bảng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan quân đội nhân dân (bảng 6) với mức lương cao
nhất bằng mức lương của cấp bậc quân hàm Trung tướng (trừ sĩ quan quân đội nhân dân và sĩ
quan công an nhân dân được điều động, biệt phái) và bảng lương quân nhân chuyên nghiệp
thuộc quân đội nhân dân (bảng 7)”.
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 7 của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP như sau:
“3. Thực hiện thăng, giáng cấp bậc quân hàm/cấp bậc hàm và nâng lương:
a) Việc thăng, giáng cấp bậc quân hàm/cấp bậc hàm và nâng phụ cấp cấp bậc quân hàm/cấp
bậc hàm đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp và chuyên môn kỹ
thuật thuộc lực lượng vũ trang thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành đối với lực

lượng vũ trang.
b) Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và sĩ quan Công an nhân dân đã giữ cấp bậc quân
hàm/cấp bậc hàm cao nhất của chức vụ hiện đảm nhiệm, hoàn thành nhiệm vụ, đủ tiêu chuẩn
về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe thì được xét nâng
lương.
Thời hạn xét nâng lương của cấp bậc quân hàm/cấp bậc hàm đối với cấp Tướng, cấp Tá và
Đại úy là 04 năm; đối với Thượng úy là 03 năm.
Thẩm quyền quyết định nâng lương:
Đối với sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 1
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 27
tháng 11 năm 2014;
Đối với sĩ quan Công an nhân dân: Thủ tướng Chính phủ ra quyết định đối với cấp bậc hàm
Đại tướng và Thượng tướng; Bộ trưởng Bộ Công an ra quyết định đối với cấp bậc hàm Trung
tướng trở xuống.”
3. Sửa đổi, bổ sung Điểm đ khoản 1 Điều 11 của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP như sau:
“đ) Hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) quy định tại
Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này và các tổ chức
được thành lập mới theo quy định của pháp luật.”
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong
các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) và Bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (bầu cử, bổ
nhiệm) trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; cơ quan, đơn vị thuộc
Quân đội nhân dân và Công an nhân dân ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP:
1. Bổ sung vào ghi chú của đối tượng áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với
cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo
Nghị định số 204/2004/NĐ-CP:


“(4) Đối với viên chức đang xếp lương ở chức danh giảng viên cao cấp được bổ nhiệm chức
danh giáo sư thì được thực hiện xếp lương như sau:
a) Trường hợp chưa xếp bậc cuối cùng của chức danh giảng viên cao cấp thì được xếp lên 01

bậc trên liền kề từ ngày được bổ nhiệm chức danh giáo sư, thời gian xét nâng bậc lương lần
sau kể từ ngày giữ bậc lương cũ.
b) Trường hợp đã xếp bậc cuối cùng của chức danh giảng viên cao cấp thì được cộng thêm
03 năm (36 tháng) để tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung kể từ ngày ký quyết định bổ
nhiệm chức danh giáo sư.”
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Mục I Bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) trong
các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân
dân và Công an nhân dân ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP như sau:
a) Hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo của Cục thuộc Bộ:
STT
Chức danh lãnh đạo
Cục trưởng thuộc Bộ
1
2

Phó Cục trưởng thuộc Bộ

3

Trưởng phòng (Ban) và tổ chức tương đương

4

Phó trưởng phòng (Ban) và tổ chức tương đương

b) Hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với tổ chức sự nghiệp thuộc Cục thuộc Bộ:
STT
Chức danh lãnh đạo
Giám đốc
1

2

Phó Giám đốc

3

Trưởng phòng

4

Phó Trưởng phòng

c) Trường hợp đang hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo có chênh lệnh cao hơn giữa hệ số phụ
cấp chức vụ lãnh đạo đã được hưởng so với hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo quy định tại
điểm a và điểm b khoản 2 Điều này thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo đã được
hưởng cho đến hết thời gian giữ chức vụ đã được bổ nhiệm. Trường hợp đã giữ chức vụ theo
thời hạn được bổ nhiệm còn dưới 06 tháng thì được hưởng bảo lưu phụ cấp chức vụ đã được
hưởng đủ 06 tháng.
Điều 3. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 9 năm 2016.
2. Bãi bỏ quy định về thang, bậc lương của chức danh giáo sư quy định tại khoản 2 Điều 8
Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục đại học năm 2012.
2.3 Ưu nhược điểm của bảng lương
-Ưu điểm:
+ Ngắn gọn, rõ ràng, dễ tra cứu
+ Hệ thống thang, bảng lương đã bao quát được các ngành, lĩnh vực và các đối tượng liên
quan.



- Hạn chế:
+ Mức tiền lương nhìn chung còn khá thấp, chưa đáp ứng đủ nhu cầu sống của công nhân
viên chức. Bên cạnh đó, khi tiền lương thấp, công chức sẽ không chỉ sống bằng lương mà
chủ yếu từ thu nhập ngoài lương (vậy khi đó tiền lương không phải là thu nhập chính, không
tính được thuế thu nhập chính xác). Các khoản thu nhập ngoài lương có thể khác nhau giữa
các cơ quan nhà nước và giữa các vị trí công chức, nhưng nhìn chung nhà nước chưa quản lí
được. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tiêu cực, tham nhũng (cả về vật chất lẫn
thời gian), hối lộ, biến chất của một số bộ phận công chức.
+ Bên cạnh đó, mức tiền lương thấp còn dẫn đến tình trạng chảy máu chất xám, không thu
hút được nhân tài vào làm việc trong khu vực công.
+ Việc trả lương, quản lý và đánh giá cán bộ, công chức, viên chức theo ngạch, bậc chủ yếu
dựa vào bằng cấp đào tạo và thâm niên công tác, chưa theo yêu cầu vị trí việc làm. Vì vậy
người làm ít vẫn nhận lương bằng hoặc cao hơn người làm nhiều, người nhiều tuổi nhận
lương cao hơn người ít tuổi. Điều này sẽ dễ dẫn đến tình trạng chạy theo bằng cấp, nặng về
thi cử, chưa gắn với kết quả thực thi nhiệm vụ của từng vị trí việc làm đảm nhận.
+ Khoảng cách giữa các bậc lương thấp, chưa khuyến khích thỏa đáng lao động có kỹ thuật
cao, lao động quản lí giỏi
3. GIẢI PHÁP
3.1. Tăng lương
Ta có: MLn = Kbn x MLmin
Trong đó: Kbn: hệ số lương bậc n
+ Mức lương cơ sở còn thấp
Đến hết 30/6/2016, mức lương cơ sở khu vực hành chính là 1.210.000 đồng. Từ 1/7/2017
đến 31/12/2017, mức lương cơ sở khu vực hành chính sự nghiệp tăng lên đến 1.300.000
đồng/tháng. Tuy nhiên mức lương này vẫn còn thấp.
 Do vậy tiền lương cán bộ công chức viên chức nhận được so với mức sống hiện tại còn
chưa cao.
 Chưa thực sự tạo động lực làm việc; năng suất, kết quả thực hiện công việc chưa thực sự
hiệu quả.
 Tình trạng tham nhũng còn xảy ra nhiều.

Giải pháp đặt ra là cần tăng thêm mức lương cho cán bộ công chức viên chức phù hợp
với chỉ số CPI, với mức lạm phát và mức sống tối thiểu.
3.2. Giảm bớt bậc lương
Thang lương nhiều bậc sẽ làm cho thu nhập của những người có cấp bậc gần nhau không
khác nhau nhiều. Điều này sẽ làm giảm động lực làm việc, giảm động lực thăng tiến.
Giải pháp đặt ra là cần giảm bớt số bậc lương để khoảng cách giữa các bậc được dãn ra.
3.3. Đổi mới căn bản phương thức trả lương, đảm bảo tiền lương cho cán bộ, công chức
có tính cạnh tranh
+ Hiện nay, hệ thống thang lương, bảng lương chủ yếu dựa theo thâm niên; sự giãn cách
giữa các ngạch, bậc còn nhỏ và cùng hệ số đã dẫn tới tính bình quân, dàn trải trong chi trả
lương mà không gắn việc trả lương với vị trí công việc và kết quả thực hiện nhiệm vụ.


Do đó, cần xây dựng thang, bảng lương cán bộ công chức theo hướng quy định mức
lương cho từng chức danh và vị trí công việc (không áp dụng hệ số mà xây dựng thang bảng
lương lãnh đạo, quản lý và thang bảng lương chuyên môn nghiệp vụ cho từng vị trí với mức
tuyệt đối cụ thể), thực hiện công bố tiền lương năm cho từng chức danh và vị trí làm việc để
khắc phục việc gắn hệ số lương với mức lương tối thiểu chung.
+ Phương thức trả lương mang nặng tính bình quân, không có sự phân biệt về mức lương
giữa người làm nhiều với người làm ít.
 Cần phải đổi mới phương thức trả lương, đảm bảo tiền lương cho cán bộ, công chức có
tính cạnh tranh. Hướng tới việc trả lương theo hiệu quả công việc.
 Để thực hiện được phương thức trả lương này cần phải xác định và phân loại theo nhóm
vị trí công việc và chức danh trên cơ sở các yếu tố cấu thành lao động. Từ đó xác định
các nội dung công việc cũng như yêu cầu cụ thể đối với từng vị trí công việc và có các
tiêu chí đánh giá kết quả làm việc.
 Đồng thời, tách bạch rõ chế độ tiền lương giữa khu vực ngân sách chi trả với khu vực tự
trang trải, giữa khu vực hành chính và khu vực sự nghiệp. Thực hiện giao toàn quyền
quyết định tiền lương khu vực tự trang trải cho tổ chức đại diện tập thể người lao động
và thủ trưởng đơn vị sử dụng lao động. Nhà nước chỉ tập trung giải quyết tiền lương khu

vực chi từ NSNN. Trong đó, đối với khu vực hành chính nhà nước, chuyển dần từ trả
lương theo chuyên môn và thâm niên công tác của từng người sang trả lương theo vị trí
làm việc và hiệu quả công việc. Đối với khu vực sự nghiệp công, trả lương theo kết quả
công việc và chất lượng cung cấp dịch vụ. Việc trả lương do thủ trưởng đơn vị sử dụng
lao động cùng tổ chức công đoàn trao đổi, thống nhất quy định chế độ tiền lương trong
đơn vị như quy định đối với doanh nghiệp.
3.4. Thực hiện cải cách hành chính gắn với cải cách chính sách tiền lương.
Một trong những bất cập hiện nay làm cho tiền lương cán bộ, công chức, viên chức được
cho là thấp, kém hiệu quả là do số lượng biên chế nhiều (liên tục được mở rộng trong thời
gian qua, trong khi vấn đề cải cách hành chính, tinh giảm biên chế đã được đặt ra), chất
lượng và hiệu suất công vụ không đạt yêu cầu.
Theo đó, thời gian tới đòi hỏi phải thực hiện cải cách hành chính quyết liệt trên các mặt:
i) tổ chức, sắp xếp lại bộ máy trong hệ thống chính trị; ii) xác định rõ chức năng, nhiệm vụ,
khối lượng công việc cụ thể đối với từng cơ quan, đơn vị, từng lĩnh vực quản lý; iii) rà soát
và thực hiện tinh giản biên chế; và iv) nâng cao kỷ luật công vụ. Không nên thực hiện cải
cách chính sách tiền lương một cách đồng loạt mà chỉ những cơ quan, đơn vị đủ điều kiện
mới được thực hiện cải cách tiền lương, ví dụ như sau khi đã cải cách, sắp xếp lại bộ máy,
tinh giảm biên chế…





×