Tải bản đầy đủ (.pdf) (203 trang)

Nghiên cứu quá trình đô thị hóa và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế xã hội thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.36 MB, 203 trang )

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH
**********

PHẠM ĐỖ VĂN TRUNG

NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA VÀ
ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ

Thành phố Hồ Chí Minh - 2014


ii

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH
**********

PHẠM ĐỖ VĂN TRUNG

NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA VÀ
ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Chuyên ngành: Địa lý học
Mã số: 62 31 05 01



Người hướng dẫn khoa học 1: GS.TS Nguyễn Viết Thịnh
Người hướng dẫn khoa học 2: TS Phạm Thị Xuân Thọ

Thành phố Hồ Chí Minh - 2014


iii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án này là công trình
nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nêu
trong luận án là trung thực và chưa từng công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả ký tên

Phạm Đỗ Văn Trung


ii

Lời cảm ơn
Sau bốn năm học tập và nghiên cứu, với lòng biết ơn sâu sắc, tác giả luận án
xin chân thành cám ơn thầy GS.TS Nguyễn Viết Thịnh và cô TS Phạm Thị Xuân
Thọ đã tận tâm chỉ dạy, định hướng và đồng hành, giúp tác giả tháo gỡ mọi vướng
mắc trong suốt quá trình nghiên cứu.
Tác giả xin chân thành cám ơn trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh là
cơ sở đón nhận đào tạo nghiên cứu sinh và sự giúp đỡ tận tình của quý phòng Sau
Đại học, phòng Khoa học công nghệ - Tạp chí khoa học và Môi trường.
Tác giả rất biết ơn Ban Chủ nhiệm, các thầy giáo, cô giáo, đặc biệt là Tổ bộ

môn Địa lý kinh tế - xã hội của Khoa Địa lý trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí
Minh tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học tập và công tác.
Tác giả xin chân thành cám ơn các cơ quan, ban ngành ở thành phố Cần Thơ:
UBND thành phố Cần Thơ, Cục Thống kê, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông
vận tải, Sở Công thương, Sở Nội vụ, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên Môi trường, Thư
viện thành phố và chi cục Thống kê các quận, huyện đã nhiệt tình giúp tác giả thu
thập tài liệu và các thông tin cần thiết phục vụ cho nội dung nghiên cứu.
Tác giả xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến lãnh đạo các địa phương đã tạo điều
kiện cho tác giả tiến hành điều tra trên địa bàn, đặc biệt là bà con nhân dân các
phường Phú Thứ, An Bình, Long Hòa và Phước Thới đã nhiệt tình giúp đỡ, trả lời
phỏng vấn và chia sẻ với tác giả về thực trạng quá trình ĐTH và những thay đổi
trong công việc, cuộc sống ở địa phương trong quá trình ĐTH. Những chia sẻ của
bà con nhân dân và lãnh đạo địa phương là nguồn dữ liệu quý giá và sống động góp
phần giúp tác giả hoàn thiện luận án.
Cuối cùng, tác giả xin tri ân gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp,
trong mọi hoàn cảnh đã luôn giúp đỡ, động viên để tác giả hoàn thành luận án này.
TP. HCM, ngày 29 tháng 11 năm 2014
NCS Phạm Đỗ Văn Trung


iii

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI......................................................................................1
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ...................................................................................2
3. MỤC TIÊU, GIẢ THUYẾT VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU .........................9
4. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ......................................................10
5. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................11

6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN ..........................15
7. CẤU TRÚC LUẬN ÁN ...................................................................................16
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ
HÓA ..........................................................................................................................17
1.1. Cơ sở lý luận về quá trình đô thị hóa .........................................................17
1.1.1. Quá trình đô thị hóa .................................................................................17
1.1.2. Các điều kiện ảnh hưởng đến quá trình đô thị hóa ..................................27
1.1.3. Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội ........31
1.1.4. Các tiêu chí đánh giá quá trình đô thị hóa...............................................38
1.2. Cơ sở thực tiễn .............................................................................................48
1.2.1. Khái quát quá trình đô thị hóa ở Việt Nam ..............................................48
1.2.2. Đặc trưng đô thị hóa ở Việt Nam .............................................................50
1.2.3. Một số ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế - xã
hội nước ta trong hơn hai thập niên gần đây ............................................51
1.2.4. Kinh nghiệm quá trình đô thị hóa thành phố Đà Nẵng trong hơn hai thập
niên gần đây ...............................................................................................55
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .......................................................................................57
CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN
SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ CẦN THƠ...................59
2.1. Các điều kiện ảnh hưởng đến quá trình đô thị hóa thành phố Cần Thơ ....59


iv

2.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................59
2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ...........................................59
2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội ..........................................................................62
2.2. Quá trình đô thị hóa thành phố Cần Thơ giai đoạn 1990 - 2011 ............68
2.2.1. Khái quát quá trình phát triển đô thị Cần Thơ đến trước năm 1990 .......68
2.2.2. Quá trình đô thị hóa thành phố Cần Thơ giai đoạn 1990 – 2011 ............70

2.2.3. Nhận diện quá trình đô thị hóa ở thành phố Cần Thơ bằng phương pháp
phân cụm thứ bậc .....................................................................................96
2.3. Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế - xã hội
thành phố Cần Thơ ..................................................................................102
2.3.1. Thay đổi đặc trưng dân số và phân bố dân cư .......................................102
2.3.2. Thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế .............................115
2.3.3. Thúc đẩy chuyển đổi sinh kế ...................................................................124
2.3.4. Thúc đẩy thay đổi cơ cấu sử dụng đất ....................................................129
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .....................................................................................134
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN
QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA THÀNH PHỐ CẦN THƠ ĐẾN NĂM 2030 ......136
3.1. Cơ sở xây dựng định hướng ......................................................................136
3.2. Định hướng quá trình đô thị hóa thành phố Cần Thơ đến năm 2030 ..141
3.2.1. Vị thế, chức năng và phạm vi ảnh hưởng ...............................................141
3.2.2. Quy mô dân số ........................................................................................141
3.2.3. Quy mô đất đai .......................................................................................142
3.2.4. Mô hình và cấu trúc phát triển đô thị .....................................................143
3.2.5. Không gian phát triển .............................................................................144
3.2.6. Cơ sở hạ tầng đô thị ...............................................................................145
3.3. Một số giải pháp nhằm cải thiện quá trình đô thị hóa thành phố Cần
Thơ .............................................................................................................149
3.3.1. Liên kết vùng trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển đô thị .......149


v

3.3.2. Quy hoạch đô thị.....................................................................................150
3.3.3. Đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa ...................................................151
3.3.4. Phát triển trung tâm dịch vụ chất lượng cao .........................................152
3.3.5. Phát triển kết cấu hạ tầng đô thị ............................................................152

3.3.6. Nguồn vốn phát triển đô thị ....................................................................153
3.3.7. Quản lý nhà nước ...................................................................................154
3.3.8. Tăng cường bảo vệ môi trường, hướng tới sự phát triển bền vững .......156
3.3.9. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh đào tạo nghề.............157
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .....................................................................................158
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................................159
1. KẾT LUẬN.....................................................................................................159
2. KHUYẾN NGHỊ.............................................................................................161
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ..........................................163
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................164
PHỤ LỤC ...............................................................................................................176


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CSHT

: Cơ sở hạ tầng

CMKT : Chuyên môn kỹ thuật
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
ĐTH

: Đô thị hóa

ĐVHC : Đơn vị hành chính
GDP


: Tổng thu nhập nội địa

GIS

: Hệ thống thông tin địa lý

GTVT

: Giao thông vận tải

H

: Huyện

KCN

: Khu công nghiệp

KLLC

: Khối lượng luân chuyển

KLVC : Khối lượng vận chuyển
KNC

: Không nhập cư

KT

: Kinh tế


KT-XH : Kinh tế – xã hội
LHQ

: Liên Hiệp Quốc

NC

: Nhập cư

NN

: Nông nghiệp

PNN

: Phi nông nghiệp

Q

: Quận

SMAM : Tuổi kết hôn trung bình lần đầu
TĐTDS : Tổng điều tra dân số và nhà ở
TP

: Thành phố

TT


: Thị trấn


vii

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 1.1. Đặc điểm phân bố thành phố, thị xã theo quy mô dân số nội thành, nội
thị (qua các cuộc Tổng điều tra dân số).................................................49
Bảng 2.1. Các luồng nhập cư vào TP Cần Thơ thời kì 2004 - 2009 phân theo khu
vực thành thị và nông thôn ....................................................................67
Bảng 2.2. Những thay đổi vị thế - chức năng TP Cần Thơ theo thời gian .............70
Bảng 2.3. Tỷ lệ dân số thành thị TP Cần Thơ theo địa giới quận, huyện năm 2011
so với năm 1990 và 2004.......................................................................73
Bảng 2.4. Cơ cấu (%) lao động đang làm việc trong nền kinh tế TP Cần Thơ giai
đoạn 1990 - 2011 ...................................................................................77
Bảng 2.5. Số lượng và cơ cấu lao động khu vực nội thành trong nền kinh tế TP
Cần Thơ năm 1999 và 2009 ..................................................................77
Bảng 2.6. Cơ cấu (%) hộ gia đình theo nguồn nước sinh hoạt ở TP Cần Thơ qua
kết quả TĐTDS năm 1999 và 2009 khu vực thành thị, nông thôn .......83
Bảng 2.7. Số lượng và tỷ trọng hộ gia đình sử dụng điện lưới thắp sáng ở TP Cần
Thơ qua kết quả TĐTDS năm 1999 và 2009 ........................................86
Bảng 2.8. Số lượng đơn vị hành chính và diện tích khu vực thành thị ở lãnh thổ TP
Cần Thơ qua một số năm.......................................................................92
Bảng 2.9. Đặc trưng trung bình của cụm xã, phường, thị trấn năm 1999 ..............97
Bảng 2.10. Đặc trưng trung bình của cụm xã, phường, thị trấn năm 2009 ............98
Bảng 2.11. Tỷ số giới tính ở TP Cần Thơ năm 1999 và 2009 phân theo tình trạng
di cư và địa bàn cư trú. ........................................................................102
Bảng 2.12. Tỷ lệ của dân số nhập cư so với dân số không nhập cư TP Cần Thơ về
địa bàn cư trú (theo 1 số nhóm tuổi) năm 1999 và 2009 .....................103
Bảng 2.13. Lực lượng lao động phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật và theo

tình trạng di cư ở khu vực thành thị của TP Cần Thơ năm 2009 ........105
Bảng 2.14. Tình trạng hôn nhân của dân số nhập cư TP Cần Thơ phân theo địa bàn
cư trú năm 1999 và 2009 .....................................................................110
Bảng 2.15. Di cư giữa các quận, huyện của TP Cần Thơ giai đoạn 2004 - 2009 .114
Bảng 2.16. Giá trị sản xuất công nghiệp TP Cần Thơ giai đoạn 2000 - 2011 ......122
Bảng 2.17. Nguồn thu nhập chính của người dân năm 2003 và 2013 trong mẫu
điều tra .................................................................................................128
Bảng 2.18. Cơ cấu (%) các loại đất theo mục đích sử dụng của TP Cần Thơ, khu
vực đô thị năm 2000 và 2010 ..............................................................129


viii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Hình 1.1. Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế trong quá
trình đô thị hóa ......................................................................................... 22
Hình 1.2. Tương quan giữa Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp và tỷ lệ dân số đô thị
của các quốc gia trên thế giới (năm 2005). .............................................. 23
Hình 1.3. Các giai đoạn đô thị hóa và các thời kỳ văn minh nhân loại .................... 25
Hình 1.4. Tương quan giữa tỷ lệ (%) GDP phi nông nghiệp và tỷ lệ (%) dân số đô
thị của các quốc gia trên thế giới (năm 2005). ........................................ 35
Hình 1.5. Quan hệ giữa quy mô dân số đô thị và quy mô GDP................................ 53
Việt Nam giai đoạn 1990 - 2012 ............................................................................... 53
Hình 1.6. Tỷ trọng của 5 TP trực thuộc Trung ương trong tổng GDP và trong tổng
dân số đô thị toàn quốc năm 2012 ........................................................... 53
Hình 1.7. Mối quan hệ giữa tỷ lệ dân số đô thị và tỷ lệ GDP khu vực phi nông
nghiệp nước ta giai đoạn 1993 - 2012 ..................................................... 54
Hình 2.2. Tổng dân số, dân số thành thị, dân số nội thành TP Cần Thơ giai đoạn
1990 - 2011 .............................................................................................. 71
Hình 2.3. Biểu đồ về sự thay đổi mật độ dân số các xã, phường, thị trấn năm 2009

so với năm 1999 ....................................................................................... 74
Hình 2.5. Biểu đồ về sự thay đổi tỷ lệ lao động PNN các xã, phường, thị trấn năm
2009 so với năm 1999 .............................................................................. 78
Hình 2.7. Biểu đồ về sự thay đổi tỷ lệ đất giao thông các xã, phường, thị trấn năm
2009 so với năm 1999 .............................................................................. 80
Hình 2.9. Biểu đồ về sự thay đổi tỷ lệ nhà kiên cố, bán kiên cố các xã, phường, thị
trấn năm 2009 so với năm 1999 .............................................................. 90
Hình 2.13. Quy mô hộ TP Cần Thơ khu vực thành thị, nông thôn ......................... 106
giai đoạn 1990 - 2009 .............................................................................................. 106
Hình 2.14. Cơ cấu hộ theo quy mô hộ phân theo quận, huyện ở TP Cần Thơ năm
1999 và 2009.......................................................................................... 107
Hình 2.15. Cơ cấu hộ theo quy mô hộ phân theo phường ở quận Cái Răng năm 1999
và 2009................................................................................................... 108
Hình 2.16. Cơ cấu hộ theo quy mô hộ phân theo phường ở quận Bình Thủy năm
1999 và 2009.......................................................................................... 108
Hình 2.17. Tỷ lệ ly hôn trong dân số TP Cần Thơ năm 1999 và 2009 ................... 109


ix

Hình 2.18. Tỷ lệ dân số nhập cư trong tổng dân số TP Cần Thơ theo tình trạng hôn
nhân năm 1999 và 2009 ......................................................................... 111
Hình 2.19. Tỷ lệ dân số kết hôn theo nhóm tuổi tại TP Cần Thơ năm 1999 và 2009113
Hình 2.20. Tương quan quy mô GDP và quy mô dân số đô thị TP Cần Thơ giai
đoạn 1990 – 2011................................................................................... 116
Hình 2.21. Tỷ lệ dân số thành thị và tỷ trọng các khu vực kinh tế TP Cần Thơ giai
đoạn 1990 – 2011................................................................................... 118
Nguồn: xử lý từ [25], [91]. ...................................................................................... 120
Hình 2.22. Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội trong 3 khu vực kinh tế TP Cần
Thơ giai đoạn 1990 – 2011(năm 1990 = 100%) .................................... 120

Hình 2.23. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng TP Cần Thơ,
khu vực nội thành, quận Ninh Kiều năm 2000, 2005 và 2011(giá cố định
năm 1994) .............................................................................................. 123
Hình 2.24. Các hình thức sử dụng tiền bồi thường thu hồi đất và tiền bán đất ...... 125
Hình 2.25. Tương quan giữa tỷ trọng diện tích đất phi nông nghiệp và tỷ trọng diện
tích đất tự nhiên của các quận, huyện TP Cần Thơ năm 2000 và 2010.130
Hình 2.26. Cơ cấu sử dụng đất TP Cần Thơ theo quận, huyện năm 2000 và 2010.131
Hình 2.27. Tương quan giữa diện tích đất giao thông và diện tích đất ở thuộc các
quận, huyện TP Cần Thơ năm 2000 và 2010. ....................................... 133


x

DANH MỤC BẢN ĐỒ
Hình 2.1. Bản đồ hành chính TP Cần Thơ năm 2011 .............................................58
Hình 2.4. Bản đồ mật độ dân số theo ĐVHC cấp xã TP Cần Thơ năm 1999 và
2009 .......................................................................................................76
Hình 2.6. Bản đồ tỷ lệ lao động phi nông nghiệp theo ĐVHC cấp xã TP Cần Thơ
năm 1999 và 2009 .................................................................................79
Hình 2.8. Bản đồ tỷ lệ đất giao thông theo ĐVHC cấp xã TP Cần Thơ năm 1999
và 2009 ..................................................................................................81
Hình 2.10. Bản đồ tỷ lệ nhà kiên cố, bán kiên cố theo ĐVHC cấp xã TP Cần Thơ
năm 1999 và 2009 .................................................................................91
Hình 2.11. Bản đồ quá trình mở rộng lãnh thổ đô thị TP Cần Thơ giai đoạn 1990 2009 .......................................................................................................95
Hình 2.12. Bản đồ mức độ đô thị hóa thành phố Cần Thơ theo ĐVHC cấp xã bằng
phương pháp phân cụm thứ bậc năm 1999 và 2009 ............................100


1


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đô thị hóa (ĐTH) là quá trình vận động, biến đổi phức tạp mang tính quy
luật về các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường. Bởi thế, ĐTH đã phát triển
song hành cùng với sự phát triển của nền văn minh nhân loại, và là tấm gương phản
chiếu sự phát triển kinh tế - xã hội (KT – XH) ở mỗi quốc gia. Những đô thị đầu
tiên xuất hiện từ thời cổ đại gắn liền với các nền văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà.
Đến đầu thế kỷ XIX, chỉ có 3% nhân loại sống trong khu vực đô thị; quá trình ĐTH
bắt đầu tăng tốc ở Tây Âu, rồi ở Tân lục địa cùng với sự phát triển của nền văn
minh công nghiệp và từ giữa thế kỷ XX, ĐTH đã trở thành hiện tượng toàn cầu, với
sự bùng nổ ĐTH ở các nước đang phát triển.
Quá trình ĐTH có vai trò rất quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng và phát
triển. Thực tiễn trên thế giới khẳng định, rất ít quốc gia đạt mức thu nhập 10 ngàn
USD/người/năm trước khi ĐTH đạt mức 60% [58; tr3]. Đô thị, đặc biệt các đô thị
lớn, là nơi tập trung những thành tựu tiến bộ của nhân loại và của quốc gia, vì thế,
sự phổ biến lối sống đô thị trong quá trình đô thị hóa thúc đẩy giải phóng con người
thoát khỏi những ràng buộc và kềm kẹp của những hủ tục lạc hậu. Môi trường xã
hội đô thị, với sự năng động vốn có, với sự tập trung những dịch vụ kỹ thuật, dịch
vụ xã hội, cơ sở hạ tầng ngày càng được cải thiện đã tạo ra những cơ hội rộng mở
cho các cá nhân phát triển. Tuy nhiên, trong một thế giới đô thị hóa, đặc biệt là đô
thị hóa quá nhanh ở nhiều khu vực của các nước đang phát triển, thì nhiều nhà khoa
học, nhà quản lý quan ngại đến hiện tượng được gọi là “nỗi đau tăng trưởng”: dân
số tăng quá nhanh và kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng tắc nghẽn (và hệ quả của nó), bất
bình đẳng và ô nhiễm môi trường tăng lên,...
Ở nước ta, từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX trở lại đây, trong bối cảnh đẩy
mạnh công nghiệp hóa, mở cửa nền kinh tế, thu hút mạnh đầu tư nước ngoài, ĐTH
có bước phát triển mới. Những đổi thay nhanh chóng của hệ thống các đô thị góp
phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước, nhưng đồng thời cũng



2

làm bộc lộ những bất cập trong quản lý và gây ra những hệ quả không mong muốn
đối với kinh tế - xã hội và môi trường.
Thành phố Cần Thơ là đô thị lớn của vùng Đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL), có vị trí địa lý và nhiều điều kiện thuận lợi cho quá trình tập trung dân cư
và phát triển đô thị. Từ thế kỷ XIX, Cần Thơ được Trịnh Hoài Đức mô tả là điểm
quần cư đông đúc và sầm uất. Đầu thế kỷ XX, Cần Thơ đã định hình vị thế “Tây
Đô” của vùng Tây Nam bộ. Đến nửa sau thế kỷ XX, Cần Thơ là thành phố lớn và
đẹp nhất miền Tây, là trung tâm công nghiệp, thương mại, văn hóa của vùng Đồng
bằng sông Cửu Long.
Trong hai thập niên gần đây, quá trình ĐTH thành phố Cần Thơ bước vào
giai đoạn tăng tốc. Năm 2004, thành phố Cần Thơ trở thành đô thị thứ 5 do Trung
ương trực tiếp quản lý. Đến năm 2009, Cần Thơ được nâng cấp từ đô thị loại II
(năm 1992) lên đô thị loại I. Thành phố Cần Thơ không chỉ là 1 trong 4 đỉnh của
vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL, là đô thị hạt nhân và động lực của vùng
ĐBCSL, mà còn là đô thị mang tầm vóc quốc gia, đô thị cửa ngõ vùng hạ lưu sông
Mê Kông. Những thay đổi đó có tính bước ngoặt và thậm chí có chất “kịch tính”
trong quá trình đô thị hóa ở TP Cần Thơ, đồng thời không tránh khỏi tạo ra những
ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, đòi
hỏi có những định hướng và giải pháp để điều chỉnh quá trình đô thị hóa thành phố
Cần Thơ theo hướng tăng tác động tích cực và giảm hậu quả tiêu cực.
Trong bối cảnh như trên, tác giả đã chọn đề tài: “Nghiên cứu quá trình đô thị
hóa và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ” cho
luận án tiến sĩ chuyên ngành Địa lý học của mình.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
2.1. Trên thế giới
Các lý luận về đô thị, đô thị hóa và những vấn đề liên quan được nhiều nhà
khoa học và tổ chức quốc tế quan tâm nghiên cứu. Mặc dù khá thống nhất nhau về
các dấu hiệu đặc trưng của một điểm quần cư đô thị nhưng các chỉ tiêu và ngưỡng

giá trị của chỉ tiêu để xác định một điểm quần cư đô thị lại rất khác nhau giữa các


3

nhà nghiên cứu, các quốc gia. Vì thế, khái niệm đô thị chưa có sự thống nhất hoàn
toàn. Theo Macura (1961), trên thế giới có khoảng 30 định nghĩa về đô thị đang
được sử dụng và chúng rất khác nhau [dẫn theo 113; tr25]. Trong Demographic
Yearbook 2005 của Liên hiệp quốc, các quan niệm khác nhau về “đô thị” của các
quốc gia được liệt kê trong Bảng 6 cho thấy mức độ phức tạp của định nghĩa này
được sử dụng ở các nước [135; tr2]. Định nghĩa đô thị thay đổi tùy thuộc vào trình
độ phát triển, đặc điểm nhân khẩu học, kinh tế và văn hóa – xã hội mỗi quốc gia.
Cũng tùy theo chiến lược ĐTH của các quốc gia mà khái niệm đô thị hóa cũng có
sự không thống nhất. Nhìn chung, các khía cạnh phản ánh quá trình ĐTH bao gồm
quá trình gia tăng dân số và số lượng đô thị [116; tr3]; những thay đổi về dân số lao động, kinh tế, cảnh quan, lối sống,... [60], [107], [109], [136].
Dựa trên tư liệu lịch sử của quá trình đô thị hóa ở Châu Âu và Bắc Mỹ, các
nhà đô thị học đã tiến hành phân kỳ quá trình đô thị hóa theo các giai đoạn: giai
đoạn sơ khai khi tỷ lệ dân số đô thị thấp và tốc độ gia tăng chậm chạp; tiếp theo đó
là giai đoạn tăng tốc và kết thúc bằng giai đoạn chín muồi với tỷ lệ dân số đô thị cao
nhưng tăng rất chậm hoặc không tăng thậm chí có xu hướng giảm nhẹ. Tính giai
đoạn này được biểu diễn bằng đường cong đô thị hóa (urbanization curve) [107,
tr78]. Tuy nhiên, cũng có nhiều nghiên cứu chia quá trình ĐTH thành 2, 3 hoặc 4
giai đoạn căn cứ vào tỷ lệ dân số đô thị [60, tr68-81].
Đô thị hóa là một quá trình đa diện về địa lý – lịch sử, dân số, kinh tế - xã hội
và văn hóa, vì vậy tùy theo hoàn cảnh nghiên cứu, sự phù hợp của các chỉ tiêu dân
số, kinh tế - xã hội, các tác giả khác nhau đã lựa chọn các chỉ tiêu định tính và định
lượng để đo lường trình độ và tốc độ ĐTH.
Các cơ quan LHQ sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ dân số đô thị so với tổng dân số
quốc gia để đánh giá trình độ ĐTH và sự thay đổi trung bình năm của tỷ lệ dân số
đô thị để đánh giá tốc độ đô thị hóa [115].

Đối với các nghiên cứu về ĐTH ở các nước khác nhau, có thể thấy vừa có
điểm chung, vừa có nhiều điểm riêng trong các nghiên cứu của các tác giả mà
chúng tôi tham khảo. Cùng nghiên cứu quá trình ĐTH ở Ấn Độ nhưng tác giả
N.G.Fian [60, tr58] sử dụng 2 thước đo dân số và không gian lãnh thổ còn tác giả


4

Pranati Datta [102, tr5] chỉ sử dụng thước đo dân số. Fu – Chen Lo và Yeu – Man
Yeung đưa ra 3 chỉ tiêu xác định mức độ ĐTH ở Metro Manila (Philippin) nhưng
đều là các chỉ tiêu dân số học [104, tr1].
Do quá trình đô thị hóa đi đôi với những thay đổi trong sử dụng đất, đặc biệt
là đất đô thị, cũng như sự thay đổi cấu trúc không gian đô thị, nên phương pháp
viễn thám – GIS cũng được nhiều nhà nghiên cứu áp dụng, chẳng hạn như nghiên
cứu Agglomeration Index: Towards a New Measure of Urban Concentration của TS
Hirotsugu Uchida và Andrew Nelson [114] hay các nghiên cứu trường hợp ở Mỹ
[103], Ấn Độ và Trung Quốc [105].
Nhiều tác giả xây dựng bộ tiêu chí tổng hợp để đánh giá quá trình đô thị hóa
bao gồm các khía cạnh: dân số, kinh tế, lao động, cơ sở hạ tầng, văn hóa – xã hội và
môi trường. Chẳng hạn Li – Yin Shen sử dụng 4 tiêu chí với 127 chỉ tiêu [108], tổ
chức UN – Habitat sử dụng 5 tiêu chí với 23 chỉ tiêu [141], Wang Yeu sử dụng 3
tiêu chí với 22 chỉ tiêu [118] và Vichit Lorchirachoonkul sử dụng 9 tiêu chí với 489
chỉ tiêu [117]. Do tính đa diện, đa tiêu chí của quá trình ĐTH, nên các tác giả trên
còn tính chỉ số tổng hợp đánh giá tổng quát quá trình đô thị hóa. Tuy nhiên, việc
xây dựng bộ tiêu chí tổng hợp phù hợp với điều kiện của Việt Nam còn đòi hỏi
nhiều thời gian.
Về hiện trạng đô thị hóa ở qui mô toàn cầu, châu lục hay các đô thị điển hình
được công bố ở nhiều tài liệu.
Báo cáo “Toàn cảnh đô thị hóa thế giới” của Vụ kinh tế - xã hội của Liên
Hiệp Quốc thực hiện 2 năm 1 lần cập nhật những đặc điểm chính của quá trình đô

thị hóa thế giới, các khu vực và quốc gia thông qua số liệu đánh giá ước lượng cho
chuỗi thời gian dài (bắt đầu từ năm 1950). Báo cáo này là nguồn tham khảo, so sánh
quốc tế đáng tin cậy [115].
Do trong thực tiễn đô thị hóa trên thế giới, các thành phố lớn, với các đô thị
hạt nhân và các đô thị vệ tinh, tạo thành các vùng đô thị (metropolis), các chùm đô
thị (urban agglomerations), và ranh giới của các chùm đô thị này thay đổi do sự
thay đổi vùng ảnh hưởng của đô thị. Điều này được phản ánh rõ ràng trong các số


5

liệu về các chùm đô thị và các siêu đô thị trên thế giới do Liên Hiệp Quốc công bố
các năm khác nhau [115].
Trong công trình “Các thành phố mới nổi ở Châu Á – Thái Bình Dương” do

Fu-chen Lo và Yue-man Yeung là chủ biên, quá trình đô thị hóa sôi động của khu
vực Châu Á – Thái Bình Dương trong nửa sau thế kỉ XX được nghiên cứu ở nhiều
khía cạnh, với những trường hợp nghiên cứu điển hình là các đô thị hàng đầu như
Tokyo (Nhật Bản), Seoul (Hàn Quốc), khu vực châu thổ Châu Giang, Hồng Kông,
Đài Loan (Trung Quốc), Manila (Philippin), Jakarta (Indonesia), Bangkok (Thái
Lan) [104].
Về quan hệ giữa ĐTH và sự phát triển KTXH có nhiều nghiên cứu ở các góc
độ khác nhau, tầm bao quát và chi tiết khác nhau.
Trong “Dân số, đô thị hóa và chất lượng cuộc sống” do Cơ quan định cư

con người của Liên hiệp quốc lưu hành trong Hội nghị quốc tế về dân số và phát
triển tại Nairobi năm 1994 có đề cập đến những tác động của quá trình đô thị hóa
đến các khía cạnh nhân khẩu học, xã hội và kinh tế. Theo tài liệu này, quá trình đô
thị hóa có tác động tích cực làm thay đổi xã hội và thúc đẩy quá trình hiện đại hóa:
giảm mức sinh, mức tử vong và qui mô hộ gia đình; đồng thời làm tăng mức thu

nhập của cá nhân và hộ gia đình và thúc đẩy sự phát triển kinh tế chung của cả khu
vực nông thôn và thành thị. Sự gia tăng các phương tiện truyền thông tập trung ở
thành phố cũng là những tác nhân góp phần khếch tán sự đổi mới và chuyển đổi
kinh tế - xã hội [116].
Năm 2010 Ngân hàng Thế giới công bố tác phẩm “Đô thị hóa và tăng
trưởng” do Micheal Spence, Patricia Clarke, Annez và Robert M. Buckley làm chủ
biên, trong đó đã trình bày những mô hình tăng trưởng dân số đô thị trong lịch sử ở
những khu vực và quốc gia khác nhau, những mối quan hệ giữa đô thị hóa và tăng
trưởng cũng như kinh nghiệm các quốc gia đương đầu với những vấn đề trong quá
trình đô thị hóa [58].


6

Trong tác phẩm “Kinh tế học đô thị” [60], GS Nhiêu Hội Lâm đã tổng hợp
công phu những lý luận cơ bản quá trình tăng trưởng kinh tế đô thị: cơ chế phát
triển kinh tế đô thị, cơ cấu kinh tế đô thị, hiệu ích kinh tế đô thị,...
2.2. Ở Việt Nam
Theo một số nhà đô thị học nổi tiếng của nước ta, đô thị không chỉ đơn thuần
là một điểm tập trung dân cư mà còn là một đơn vị kinh tế - xã hội, một cơ thể sống
với những vận động đan xen và liên tục vừa mang tính sinh học vừa mang tính cơ
học, là sản phẩm tất yếu của văn minh nhân loại và là xu thế không thể đảo ngược
[62], [68]. Đô thị hóa có thể được nhìn nhận như là kết quả hoặc như là quá trình.
Trong các giáo trình Địa lý KT-XH đại cương, Dân số - Tài Nguyên - Môi trường,
Địa lý đô thị được giảng dạy ở khoa Địa lý các trường ĐHSP ở nước ta hiện nay,
quan niệm ĐTH được trình bày theo cả 2 hướng trên [69], [75], [76]. Với các nhà
địa lý, tính không gian lãnh thổ luôn được chú ý quan tâm khi nghiên cứu ĐTH.
Do đô thị hóa gắn liền với sự phát triển của lực lượng sản xuất, với các hình
thái kinh tế - xã hội, với nền văn minh, nên trong nhiều nghiên cứu về lịch sử đô thị
hóa, quá trình ĐTH thường được chia theo 3 thời kỳ: văn minh nông nghiệp, văn

minh công nghiệp và văn minh hậu công nghiệp [2], [62], [68], và ở mỗi thời kỳ có
những sự chuyển dịch lao động, sự tương ứng của mô hình phát triển đô thị, của mô
hình đô thị hóa, cũng như vị thế của đô thị trong sự phát triển của vùng và quốc gia.
Việc phân chia các thời kì lớn của đô thị hóa thành các giai đoạn nhỏ hơn có thể
được đưa ra bởi những học giả khác nhau. Chẳng hạn GS Đàm Trung Phường chia
mỗi thời kỳ thành 2 giai đoạn khác nhau [62].
Các loại hình, các đặc điểm ĐTH được tác giả Phạm Ngọc Côn trình bày
khái quát trong “Kinh tế học đô thị”. Trong tác phẩm này còn trình bày tổng quát
khá nhiều phương pháp đánh giá ĐTH hiện nay trên thế giới [26].
Nhiều tiêu chí đánh giá quá trình đô thị hóa được các tác giả khác nhau đề
xuất. Nhìn chung, các tác giả rất chú trọng đến tiêu chí dân số học. Tỷ lệ (%) dân số
đô thị trong tổng dân số được nhiều tác giả sử dụng để đánh giá mức độ đô thị hóa.
Đôi khi chỉ tiêu này được gọi là “tỷ lệ đô thị hóa” [92]. Ngoài ra, các tác giả còn sử


7

dụng các chỉ tiêu liên quan đến quy mô diện tích đô thị, mạng lưới đô thị cũng như
quy mô kinh tế đô thị,… để phân tích mức độ đô thị hóa như: mức độ tập trung đô
thị, tốc độ đô thị hóa,… [75], [87]. Khi nghiên cứu sự chuyển hóa nông thôn thành
đô thị ở Hà Nội trong quá trình đô thị hóa, tác giả Đỗ Thị Minh Đức phân tích các
khía cạnh về biến động dân số cơ học, mật độ dân số liên quan đến hoạt động kinh
tế và cấu trúc đô thị, sự chuyển đổi sử dụng lao động, sự biến đổi trong sử dụng đất
ở ngoại thành trong giai đoạn 1980 – 1989 [38].
Trong một số năm gần đây, một số tác giả vận dụng bộ tiêu chí để phân loại
đô thị ở nước ta dựa trên 5 lĩnh vực: chức năng, dân số, lao động, cơ sở hạ tầng và
kiến trúc, cảnh quan đô thị để xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá quá trình đô thị
hóa [25], [37], [88].
Quá trình đô thị hóa và những đặc trưng ĐTH ở Việt Nam được nhiều tác giả
nghiên cứu. Với chức năng quản lý ngành, Viện quy hoạch đô thị và nông thôn – Bộ

Xây dựng đã có nhiều nghiên cứu về đô thị hóa và quy hoạch mạng lưới đô thị cả
nước. Một số nghiên cứu có tính hệ thống của Viện đã được tiến hành từ những
năm 80 của thế kỷ XX, và sau đó đã được phát triển trong hàng loạt đề tài nghiên
cứu cấp Bộ và cấp Nhà nước. Một trong những công trình tiêu biểu, rất căn bản cho
việc nghiên cứu đô thị hóa từ góc độ địa lý học và quy hoạch phát triển vùng là
công trình “Đô thị Việt Nam – tập 1 và 2” [61], [62] của GS Đàm Trung Phường,
nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn, xuất bản năm 1995. Bộ
sách được biên soạn theo đơn đặt hàng của Chương trình khoa học công nghệ cấp
Nhà nước KC-11 về “Nâng cao hiệu quả quản lý và xây dựng đô thị”. Sử dụng
những lý luận của đô thị học hiện đại, GS Đàm Trung Phường đã làm sáng tỏ nhiều
vấn đề về lịch sử đô thị hóa ở Việt Nam, những đặc điểm cơ bản quá trình ĐTH ở
nước ta đến đầu thập niên 1990 và những đặc điểm mang tính quy luật trong sự hình
thành khung đô thị quốc gia và các vùng lãnh thổ. Bộ sách có thể coi là sách gối đầu
giường cho những ai nghiên cứu về địa lý đô thị Việt Nam.
Tháng 11/2011, nhóm nghiên cứu của Ngân hàng thế giới do ông Dean Cira
phụ trách đã công bố “Đánh giá đô thị hóa Việt Nam – Báo cáo hỗ trợ kỹ thuật”


8

[59], đánh giá nhiều khía cạnh của quá trình ĐTH ở Việt Nam trong khoảng 2 thập
niên gần đây đồng thời trình bày những gợi ý chính sách cho các nhà quản lý trong
lĩnh vực phát triển đô thị và đô thị hóa ở Việt Nam. Nhìn chung, báo cáo này có
những đánh giá tích cực quá trình đô thị hóa ở nước ta trong thời gian qua và khích
lệ những động thái đô thị hóa mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, báo cáo này cũng nêu
những quan ngại về tình hình lộn xộn trong phát triển đô thị, ô nhiễm môi trường,...
Ảnh hưởng của đô thị hóa đến các vấn đề xã hội được TS Trịnh Duy Luân
tổng hợp trong “Xã hội học đô thị” [55]: môi trường đô thị góp phần giải phóng con
người và phát huy tốt hơn khả năng của họ; đô thị hóa cũng làm thay đổi thang bậc
giá trị xã hội, sự tập trung ngày càng đông đúc ở đô thị tạo ra môi trường sống căng

thẳng và thị dân phải chịu nhiều áp lực tinh thần ghê gớm,...
GS.TS Trần Ngọc Hiên [46] tiếp cận nguồn gốc những vấn đề phát sinh
trong quá trình ĐTH và khả năng giải quyết trong điều kiện nước ta hiện nay. Trong
tác phẩm “Quản lý đô thị thời kỳ chuyển đổi” [30], tác giả Võ Kim Cương ngoài
việc trình bày những lý luận về khoa học quản lý đô thị còn đề cập vấn đề nhạy cảm
trong lĩnh vực quản lý đô thị nước ta hiện nay. Tác giả Đỗ Hậu [45] nghiên cứu lý
luận và thực tiễn diễn biến dân số, lao động cũng như một số vấn đề xã hội học
trong quá trình ĐTH ở Việt Nam.
Nhiều công trình nghiên cứu các trường hợp quá trình đô thị hóa nổi bật và
những tác động của nó đối với sự phát triển KT -XH. Thành phố Hà Nội và Thành
phố Hồ Chí Minh là hai đô thị lớn nhất nước về quy mô cũng như mức độ đô thị
hóa nên thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tác giả. Quá trình ĐTH ở 2 đô thị
lớn nhất nước này có thể được nghiên cứu dưới góc độ địa lý [38] hoặc lịch sử - văn
hóa [99]. Các khía cạnh nhập cư, lao động – việc làm và chuyển biến kinh tế - xã
hội trong quá trình ĐTH cũng được nhiều tác giả quan tâm [47], [52], [74]. Những
tác động của quá trình ĐTH đến đời sống tâm lý, văn hóa của cư dân được quan tâm
phân tích [50], [99].
Thành phố Cần Thơ có lịch sử phát triển đô thị khá sớm tuy nhiên không có
nhiều công trình tập trung nghiên cứu quá trình ĐTH ở địa bàn này.


9

Trong các Quyết định công nhận thành phố Cần Thơ là đô thị loại II (năm
1994) và Đề án công nhận thành phố Cần Thơ là đô thị loại I (năm 2008) đã đánh
giá các khía cạnh của quá trình đô thị hóa như: quy mô dân số đô thị, tốc độ tăng
dân số đô thị, tỷ lệ dân số đô thị, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp và một số nội dung
về phát triển kinh tế và cơ sở hạ tầng đô thị. Các văn bản này là nguồn tư liệu tham
khảo quan trọng cho tác giả trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Trong đề tài “Các vấn đề về đời sống của cư dân vùng đô thị hóa tại thành

phố Cần Thơ – thực trạng và giải pháp tương thích”, PGS Tôn Nữ Quỳnh Trân kết
hợp các phương pháp nghiên cứu lý thuyết và điều tra xã hội học để phân tích
những thay đổi trong văn hóa, lối sống của người dân ở một số địa bàn đô thị hóa
nhanh của thành phố Cần Thơ [85]. Ngoài ra, trong các quy hoạch tổng hợp KT –
XH thành phố Cần Thơ và các quy hoạch ngành có đề cập đến một số khía cạnh liên
quan đến quá trình đô thị hóa thành phố Cần Thơ cũng như những định hướng, đề
xuất quá trình phát triển KT – XH nói chung và phát triển đô thị trong tương lai.
Nhìn chung vấn đề ĐTH được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu cả
về lý luận lẫn thực tiễn trên nhiều khía cạnh khác nhau, tuy thế, còn ít tác giả nghiên
cứu kỹ quá trình ĐTH những ảnh hưởng của quá trình ĐTH đến sự phát triển KTXH ở địa bàn thành phố Cần Thơ.
3. MỤC TIÊU, GIẢ THUYẾT VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá thực trạng quá trình đô thị hóa ở thành phố Cần Thơ từ đầu thập
niên 1990 trở lại đây và những tác động của nó đến sự phát triển kinh tế - xã hội của
thành phố. Trên cơ sở đó đề xuất những định hướng, giải pháp nhằm điều chỉnh quá
trình đô thị hóa thành phố Cần Thơ trong tương lai.
3.2. Giả thuyết nghiên cứu
- Quá trình đô thị hóa thành phố Cần Thơ đang tăng tốc, biểu hiện trên các
khía cạnh: vị thế - chức năng đô thị, dân số, cơ cấu sử dụng lao động, cơ sở hạ tầng
và lãnh thổ đô thị.


10

- Quá trình đô thị hóa làm thay đổi các đặc trưng dân số học và sự phân bố
dân cư.
- Việc nâng cao trình độ ĐTH thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo ngành.
- Quá trình đô thị hóa thúc đẩy thay đổi mục đích sử dụng đất và chuyển đổi
sinh kế của người dân.

3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan có chọn lọc những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến quá
trình ĐTH và ảnh hưởng của ĐTH đến sự phát triển kinh tế - xã hội, vận dụng vào
địa bàn nghiên cứu;
- Xác định những tiêu chí và phương pháp phù hợp để đánh giá quá trình đô
thị hóa cho thành phố Cần Thơ;
- Đánh giá quá trình ĐTH ở lãnh thổ thành phố Cần Thơ hiện nay, giai đoạn
từ đầu thập niên 1990 đến năm 2011;
- Phân tích ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế - xã
hội của TP Cần Thơ;
- Đề xuất những định hướng, giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện quá trình đô
thị hóa TP Cần Thơ trong tương lai.
4. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu:
- Hiện trạng quá trình đô thị hóa thành phố Cần Thơ ở những khía cạnh
chính: sự thay đổi vị thế - chức năng; dân số; cơ cấu sử dụng lao động; cơ sở hạ
tầng và sự thay đổi lãnh thổ đô thị;
- Phân tích ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến KT – XH thành phố Cần
Thơ ở một số khía cạnh: tác động đến dân cư với vai trò chủ thể của đô thị, thúc đẩy
tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; tác động đến sinh kế và cơ cấu sử dụng
đất ở những địa bàn đô thị hóa mạnh;


11

- Các định hướng và giải pháp cho quá trình đô thị hóa thành phố Cần Thơ
trong tương lai được bền vững và hài hòa.
4.2. Về không gian
Đề tài nghiên cứu quá trình đô thị hóa trên toàn bộ lãnh thổ hành chính thành

phố Cần Thơ trực thuộc trung ương hiện nay. Trong hoàn cảnh có sự thay đổi địa
giới hành chính tỉnh Cần Thơ và thành phố Cần Thơ từ năm 1976 đến nay, tác giả
luận án cố gắng “bóc tách” bộ phận lãnh thổ TP Cần Thơ theo địa giới hiện nay để
có thể thấy rõ hơn những thay đổi trong cấu trúc lãnh thổ nội tại của TP Cần Thơ.
4.3. Về thời gian
- Đề tài tập trung nghiên cứu quá trình ĐTH ở địa bàn thành phố Cần Thơ
đến cấp quận, huyện trong giai đoạn từ đầu thập niên 1990 đến năm 2011;
- Riêng dữ liệu sử dụng trong phương pháp phân cụm thứ bậc phụ thuộc vào
kết quả các cuộc điều tra dân số (chu kỳ 10 năm) và kiểm kê đất đai (chu kỳ 5 năm)
nên đề tài sử dụng kết quả các cuộc điều tra mới nhất và phù hợp với thời gian
nghiên cứu của đề tài (Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999 và 2009; Kiểm kê
đất đai năm 2000 và 2010) để đánh giá mức độ ĐTH ở địa bàn thành phố Cần Thơ
đến đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã;
- Đề xuất những định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện quá trình
ĐTH ở thành phố Cần Thơ đến năm 2030.
5. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Quan điểm nghiên cứu
5.1.1. Quan điểm tổng hợp
Đô thị hóa là quá trình kinh tế - xã hội đa diện và phức tạp, biểu hiện trên
nhiều khía cạnh: kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường. Vì vậy, nghiên cứu quá trình
ĐTH cần có quan điểm tổng hợp trong xác định các nội dung và chỉ tiêu đánh giá
cũng như phân tích những ảnh hưởng của quá trình ĐTH . Quan điểm này giúp luận
án nghiên cứu tổng quát, toàn diện quá trình ĐTH thành phố Cần Thơ, tránh những
nhận định phiến diện.
5.1.2. Quan điểm lãnh thổ


12

Nghiên cứu các đối tượng theo khía cạnh không gian là đặc thù trong nghiên

cứu địa lý. Đối tượng nghiên cứu phân bố trên một phạm vi không gian nhất định
với những đặc trưng lãnh thổ riêng. Nội dung phân tích quá trình ĐTH ở thành phố
Cần Thơ luôn được đặt trong quan điểm lãnh thổ để làm rõ tính phân hóa không
gian của quá trình ĐTH. Đồng thời, rút ra được những đặc điểm riêng của quá trình
ĐTH ở Cần Thơ so với các vùng lãnh thổ khác.
5.1.3. Quan điểm hệ thống
Quan điểm hệ thống cũng là một quan điểm phương pháp luận được sử dụng
rộng rãi trong nghiên cứu địa lý kinh tế - xã hội. Theo quan điểm này, mỗi lãnh thổ
kinh tế - xã hội được coi như một hệ thống lãnh thổ bao gồm các thành phần chức
năng, tác động qua lại lẫn nhau, làm cho đối tương này (hệ thống này) vận động và
phát triển. Mặt khác, mỗi lãnh thổ kinh tế - xã hội lại được coi như là một tiểu hệ
thống trong hệ thống cấp lớn hơn. Với quan điểm này, thành phố Cần Thơ được
nghiên cứu như một một hệ thống lãnh thổ với nhiều bộ phận hợp thành (xét theo
khía cạnh không gian, chức năng đô thị, hoạt động kinh tế,…), đồng thời TP Cần
Thơ là một bộ phận của hệ thống lớn hơn đó là vùng ĐBSCL và cả nước; vì vậy,
sự phát triển của TP Cần Thơ, đặc biệt về vị thế - chức năng có ảnh hưởng đến các
đô thị và lãnh thổ xung quanh ở những mức độ khác nhau.
5.1.4. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Đây cũng là một quan điểm đã được thừa nhận rộng rãi trong nghiên cứu địa
lý kinh tế - xã hội. Quán triệt quan điểm này, quá trình ĐTH ở TP Cần Thơ được
đặt trong bối cảnh lịch sử cụ thể của vùng đất này, rộng ra là bối cảnh của vùng
Đồng bằng sông Cửu Long; quá trình đô thị hóa hiện nay ở Thành phố được xem
như là kết quả của sự vận động trong suốt quá trình lịch sử, đồng thời tạo ra sự phát
triển liên tục cho tương lai. Tất nhiên, những dự báo về viễn cảnh đô thị hóa trên
lãnh thổ sẽ bao hàm cả những bước phát triển nhảy vọt, mà không phải là tiệm tiến,
do những thay đổi về “lượng” sẽ dẫn đến những bước chuyển về “chất” vào một
thời điểm nào đó trong tương lai, đặc biệt khi đất nước mở cửa, và TP Cần Thơ có
một vị thế mới, cao hơn trong hệ thống đô thị của vùng và của quốc gia.



13

5.1.5. Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển bền vững hiện nay là một quan điểm xuyên suốt trong các nghiên
cứu phát triển, đòi hỏi sự phát triển phải được bền vững về các mặt kinh tế, xã hội
và môi trường. Nhiều khi người ta còn đưa riêng một chiều nữa của sự phát triển, đó
là bền vững về mặt văn hóa.
Quán triệt quan điểm này, luận án xem xét tác động của ĐTH ở TP Cần Thơ
đối với các quá trình nhân khẩu học, sử dụng lao động, sự phát triển và chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, cũng như đối với sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Đối với việc
đề xuất các định hướng và giải pháp, quan điểm phát triển bền vững như là “kim chỉ
nam” khi lựa chọn các hệ giải pháp sao cho đạt được sự phát triển hài hòa giữa các
mặt này trong lựa chọn tốc độ đô thị hóa, mô hình đô thị hóa.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp các tài liệu thứ cấp
Các nguồn tài liệu thứ cấp có vai trò quan trọng trong nghiên cứu này, trước
hết là giúp tác giả tổng quan được các vấn đề lý luận để tạo ra khung lý thuyết cho
đề tài. Các tài liệu thứ cấp còn giúp tác giả có hiểu biết sâu sắc hơn về quá trình
ĐTH nói chung, ở TP Cần Thơ nói riêng như là một sự biến đổi kinh tế - xã hội và
dân số đa chiều, phức tạp.
Trong nghiên cứu này, tác giả cố gắng đối chiếu các tài liệu thuộc các nguồn
khác nhau, sắp xếp, hệ thống hóa, tìm ra các logic hợp lý cho luận án.
5.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực địa
Phương pháp nghiên cứu thực địa là phương pháp truyền thống và cơ bản
trong nghiên cứu địa lý. Tác giả đã tiến hành nhiều đợt nghiên cứu thực địa tại các
quận, huyện ở TP Cần Thơ, đặc biệt ở những địa bàn quá trình ĐTH diễn ra nhanh
chóng để khảo sát, thu thập thông tin về hiện trạng ĐTH cũng như ảnh hưởng của
quá trình này. Thông qua quan sát thực tế, tác giả còn có điều kiện để kiểm chứng
những phát hiện có được bởi nghiên cứu trong phòng, trong đó có kết quả đánh giá
mức độ đô thị hóa theo ĐVHC cấp xã bằng phương pháp phân cụm thứ bậc. Thông

qua phương pháp thực địa, tác giả có những dẫn chứng sinh động về tác động của


×