Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Một số giải pháp phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình đô thị hóa ở thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.08 KB, 27 trang )

1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGÔ MINH NAM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRONG QUÁ TRÌNH
ĐÔ THỊ HÓA Ở THỊ XÃ TỪ SƠN, TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành : Quản lý kinh tế

THÁI NGUYÊN, NĂM 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




2

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đô thị hóa là trung tâm, biểu hiện của sự phát triển kinh tế, xã hội của
một địa phƣơng, một vùng hoặc một quốc gia. Năm 1986 đất nƣớc ta bắt đầu
thực hiện đổi mới, với chính sách phát triển kinh tế theo cơ chế thị trƣờng định
hƣớng xã hội chủ nghĩa, qua các thời kỳ từng bƣớc mở cửa, hội nhập kinh tế
khu vực và quốc tế. Kinh tế phát triển kéo theo tốc độ đô thị hóa ở thành thị
cũng nhƣ nông thôn diễn ra rất nhanh, nhiều đô thị mới đƣợc thành lập, mở
rộng, từ đó xuất hiện các trung tâm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, trung
tâm thƣơng mại, dịch vụ, văn hóa, y tế, tài chính ... đƣợc hình thành.


Đảng ta chủ trƣơng CNH - HĐH, trong đó trọng tâm là CNH - HĐH
nông nghiệp nông thôn nhằm đƣa nông nghiệp thoát khỏi tình trạng thuần
nông, tự cấp, tự túc, phát triển thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa và
chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Một trong những nội dung trọng tâm phát triển nông nghiệp, nông thôn
hiện nay là khôi phục và phát triển các ngành nghề thủ công nghiệp, các làng
nghề truyền thống trong khu vực nông thôn, góp phần thu hút lao động dôi
dƣ, giải quyết việc làm, đồng thời nâng cao thu nhập và từng bƣớc cải thiện
đời sống nhân dân. Từ đó giảm đƣợc làn sóng di dân từ nông thôn ra thành
thị, khơi dậy tiềm năng vốn có của địa phƣơng, góp phần gìn giữ và phát huy
bản sắc dân tộc, tạo ra sự chuyển biến tích cực trong quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông thôn.
Cùng với phong trào thi đua yêu nƣớc, công cuộc “đổi mới” của tỉnh
nói chung và thị xã Từ Sơn nói riêng, những năm qua thị xã Từ Sơn luôn là
đơn vị có tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao. Đóng góp không nhỏ trong tổng giá
trị sản xuất của thị xã Từ Sơn là các ngành nghề thủ công nghiệp (TCN),
trong đó làng nghề truyền thống đóng vai trò nòng cốt. Các làng nghề truyền
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




3
thống chủ yếu ở Từ Sơn là sản xuất sắt thép, sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, dệt...
Sự phát triển của các làng nghề đã thu hút hàng vạn lao động tại địa phƣơng,
góp phần đáng kể vào giải quyết lao động dƣ thừa và thiếu việc làm trong
nông thôn, nâng cao thu nhập, mức sống cho ngƣời dân, khơi dậy những tiềm
năng vốn có tại địa phƣơng, góp phần tích cực trong quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông thôn.
Từ Sơn có vị trí nằm giữa hai thành phố là Hà Nội và Bắc Ninh, thị xã

Từ Sơn có tốc độ đô thị hóa khá nhanh, với nhiều làng nghề truyền thống có
từ lâu đời, các làng nghề này có tác động tích cực đến phát triển kinh tế, văn
hóa, xã hội, đời sống nhân dân ngày càng ổn định và không ngừng nâng cao.
Đây là điều kiện tốt cho các làng nghề truyền thống có thể tiếp cận, tăng khả
năng thích ứng với các hoạt động của nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã
hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên, đô thị hóa, công nghiệp hóa tạo ra những áp lực cạnh tranh,
áp lực về công nghệ, quy mô đối với làng nghề. Quá trình đô thị hóa nhanh
cũng làm khó khăn trong việc đáp ứng cơ sở hạ tầng, ô nhiễm môi trƣờng
ngày một gia tăng, nảy sinh các vấn đề xã hội ... Vì vậy cùng với quá trình đô
thị hóa, đòi hỏi phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn thị xã Từ Sơn
phải có những định hƣớng giải pháp cơ bản và phù hợp, vừa đẩy nhanh quá
trình đô thị hóa nhƣng vẫn đảm bảo cho các làng nghề truyền thống đƣợc bảo
tồn, phát triển.
Xuất phát từ tình hình trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Một
số giải pháp phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình đô thị hóa ở
thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quát
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và các yếu tố ảnh hƣởng đến
phát triển làng nghề truyền thống trong tình hình mới, trên cơ sở đó đƣa ra
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




4
định hƣớng và các giải pháp chủ yếu, để phát triển làng nghề truyền thống
theo hƣớng bền vững, trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn thị xã.
2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận, thực tiễn về phát triển làng nghề truyền
thống và quá trình đô thị hóa.
- Đánh giá thực trạng phát triển làng nghề và các yếu tố ảnh hƣởng đến
phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình đô thị hóa ở thị xã Từ Sơn.
- Đƣa ra những định hƣớng và các giải pháp để phát triển làng nghề
truyền thống trong quá trình đô thị hóa trong những năm tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu phát triển của các làng nghề truyền thống trong quá trình
đô thị hóa trên địa thị xã Từ Sơn.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu thực trạng phát triển làng nghề truyền thống
về tổ chức sản xuất, quản lý, sử dụng lao động, đất đai, tác động môi trƣờng
... Trên cơ sở phân tích những thuận lợi và khó khăn đang gặp phải từ các
làng nghề truyền thống, đƣa ra các định hƣớng và giải pháp phát triển các
làng nghề truyền thống phù hợp trong quá trình đô thị hóa.
- Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu 3 làng nghề truyền thống
trên địa bàn thị xã: Làng nghề mộc mỹ nghệ Đồng Kỵ, làng nghề dệt Hồi
Quan và làng nghề sắt thép Đa Hội.
- Về thời gian: Đề tài thu thập số liệu thứ cấp các năm: 1999, 2000,
2009, 2010, 2011 và số liệu điều tra năm 2011.
4. Những đóng góp mới của đề tài
- Tạo điều kiện để ngƣời dân có cái nhìn tổng thể về lợi ích trong phát
triển làng nghề, việc bảo vệ môi trƣờng, xúc tiến thƣơng mại, tiếp cận các chủ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





5
trƣơng chính sách của Đảng, nhà nƣớc để các cơ sở sản xuất kinh doanh
thực hiện.
- Phát huy lợi thế địa lý đƣa ra các định hƣớng quy hoạch các điểm
công nghiệp, cụm công nghiệp, nhằm chuyển các hộ sản xuất ra khỏi khu dân
cƣ sinh sống để đảm bảo diện tích sản xuất, tiết kiệm chi phí xây dựng cơ sở
hạ tầng, xử lý môi trƣờng, sản xuất mang tính tập trung.
- Hoán cải cách đầu tƣ lâu nay chỉ đầu tƣ cho cung sang đầu tƣ cho cầu
cả nhà nƣớc và các cơ sở sản xuất.
- Giúp các xã, phƣờng, các ban quản lý các cụm công nghiệp có cách
nhìn nhận, tiếp cận mới trong việc quản lý làng nghề trong các cụm công
nghiệp và phát triển kinh tế theo hƣớng bền vững.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và phụ lục, phần nội dung nghiên
cứu Luận văn đƣợc cấu thành gồm 04 chƣơng:
Chƣơng I:

Cơ sở lý luận và thực tiễn

Chƣơng II:

Phƣơng pháp nghiên cứu

Chƣơng III:

Phân tích thực trạng phát triển LTNN trong quá trình đô
thị hóa ở thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

Chƣơng IV:


Các giải pháp phát triển LNTT trong quá trình đô thị hóa ở
thị xã Từ Sơn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




6

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Cơ sở lý luận về phát triển làng nghề truyền thống
1.1.1 Một số khái niệm
1.1.1.1 Nghề truyền thống
Nghề truyền thống bao gồm những nghề tiểu thủ công nghiệp xuất hiện
từ lâu đời trong lịch sử, đƣợc truyền từ đời này qua đời khác còn tồn tại đến
ngày nay, kể cả những nghề đã đƣợc cải tiến hoặc sử dụng những loại máy móc
hiện đại để hỗ trợ sản xuất nhƣng vẫn tuân thủ công nghệ truyền thống và đặc
biệt sản phẩm của nó vẫn thể hiện những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc (Trần
Minh Yến, 2004).
Nghề truyền thống là nghề đã đƣợc hình thành từ lâu đời, tạo ra những
sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, đƣợc lƣu truyền và phát triển đến ngày
nay hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền.
Nghề được công nhận là nghề truyền thống phải đạt 03 tiêu chí sau:
- Nghề đã xuất hiện tại địa phƣơng từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề
nghị công nhận;
- Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc;
- Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của
làng nghề.
* Phân loại nghề truyền thống

- Phân loại theo trình độ kỹ thuật:
+ Nghề có kỹ thuật giản đơn: đan lát (mây tre..), chế biến lƣơng thực,
thực phẩm, vật liệu nung (làm gạch, nung vôi..). Sản phẩm của những nghề
này có tính chất thông dụng và phù hợp với một nền kinh tế tự cấp, tự túc.
+ Nghề có kỹ thuật phức tạp: kim hoàn, đúc đồng, làm gốm, khảm gỗ,
dệt lụa ... Các nghề này không chỉ có kỹ thuật, công nghệ phức tạp mà còn đòi
hỏi ở ngƣời thợ sự sáng tạo và khéo léo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




7
- Phân lọai theo tính chất kinh tế:
+ Nghề phụ thuộc vào nền kinh tế nông nghiệp tự nhiên, sản phẩm ít
mang tính chất hàng hóa, chủ yếu phục vụ nhu cầu tại chỗ nhƣ sản xuất nông
cụ nhƣ cày, bừa, liềm, hái.
+ Nghề mà hoạt động độc lập với quá trình sản xuất nông nghiệp, sản
phẩm của nó thể hiện một trình độ nhất định của sự tách biệt thủ công nghiệp
với nông nghiệp, của tài năng sáng tạo và khéo léo của ngƣời thợ, tiêu biểu là
các sản phẩm nghề dệt, gốm, kim hoàn ...
1.1.1.2 Làng nghề
Làng nghề là một thiết chế kinh tế - xã hội ở nông thôn đƣợc cấu thành
bởi hai yếu tố làng và nghề, tồn tại trong một không gian địa lý nhất định, ở
nông thôn trên địa bàn một xã (phƣờng), có các hoạt động ngành nghề phi nông
nghiệp (bao gồm các ngành tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ) kinh doanh độc
lập và đạt tới một tỉ lệ nhất định về lao động làm nghề cũng nhƣ thu nhập từ
nghề so với tổng số lao động và thu nhập của làng. Trong đó bao gồm nhiều hộ
gia đình sinh sống bằng nghề thủ công là chính, giữa họ có mối liên kết về
kinh tế, xã hội và văn hóa (Bùi Văn Vƣợng, 1998).

Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cƣ cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn,
phum, sóc hoặc các điểm dân cƣ tƣơng tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các
hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm
khác nhau.
Làng nghề được công nhận phải đạt 03 tiêu chí sau:
- Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành
nghề nông thôn;
- Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời
điểm đề nghị công nhận;
- Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




8
* Phân loại làng nghề
- Phân loại theo số lƣợng nghề
+ Làng một nghề: Làng ngoài nghề nông ra chỉ có một nghề thủ công
duy nhất.
+ Làng nhiều nghề: Làng ngoài nghề nông ra còn có một số hoặc nhiều
nghề khác.
- Phân theo tính chất nghề
+ Làng nghề truyền thống: Làng nghề xuất hiện từ lâu đời trong lịch sử
và còn tồn tại đến ngày nay.
+ Làng nghề mới: Làng nghề xuất hiện do sự phát triển lan tỏa của các
làng nghề truyền thống hoặc đƣợc du nhập từ các địa phƣơng khác. Ngay các
làng nghề truyền thống cũng có sự đan xen giữa nghề mới và nghề truyền
thống.

1.1.1.3 Làng nghề truyền thống
Làng nghề truyền thống là làng có nghề cổ truyền, tinh xảo đƣợc tồn tại
và phát triển lâu đời trong lịch sử, trong đó gồm có một hoặc nhiều nghề thủ
công truyền thống, là nơi có các các nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề, có
nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề truyền thống lâu đời, với những sản phẩm
mang tính mỹ nghệ, độc đáo, đã trở thành hàng hoá mang đậm nét văn hoá
đặc sắc địa phƣơng. Giữa họ có sự liên kết, hỗ trợ nhau trong sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm. Họ có cùng tổ nghề và đặc biệt các thành viên luôn ý thức tuân
thủ những ƣớc chế xã hội và gia tộc (Trần Minh Yến, 2004).
Nhƣ vậy làng nghề truyền thống là làng nghề có nghề truyền thống
đƣợc hình thành từ lâu đời và làng nghề truyền thống phải đạt tiêu chí làng
nghề và có ít nhất một nghề truyền thống.
* Phân loại làng nghề truyền thống
- Làng nghề truyền thống chuyên sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ nhƣ:
gốm, sứ, dệt tơ tằm, chạm khắc gỗ, đá, thêu ren ...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




9
- Làng nghề truyền thống chuyên sản xuất các mặt hàng phục vụ cho
sản xuất và đời sống nhƣ : rèn, mộc, nề, đúc đồng, nhôm, gang sản xuất vật
liệu xây dựng ...
- Làng nghề truyền thống chuyên sản xuất các mặt hàng cho nhu cầu
thông thƣờng nhƣ: dệt vải, dệt chiếu cói, làm nón, may mặc ...
- Làng nghề truyền thống chuyên chế biến lƣơng thực, thực phẩm nhƣ:
xay xát, làm bún, chế biến hải sản ...
1.1.2 Đặc điểm làng nghề truyền thống
1.1.2.1 Đặc điểm kỹ thuật, công nghệ và sản phẩm

- Đặc điểm kỹ thuật, công nghệ
+ Đặc điểm, đặc trƣng đầu tiên của nghề thủ công truyền thống là kỹ
thuật thủ công mang tính truyền thống và bí quyết nghề nghiệp. Công cụ sản
xuất chủ yếu là thô sơ do chính ngƣời thợ thủ công chế tạo ra.
+ Công nghệ truyền thống không thể thay hoàn toàn bằng công nghệ
hiện đại mà chỉ có thể thay ở một số khâu, công đoạn nhất định. Đây là một
trong những yếu tố tạo nên tính truyền thống của sản phẩm.
+ Kỹ thuật công nghệ trong các làng nghề truyền thống hầu hết là thô
sơ, lạc hậu.
+ Thông qua sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, đã tạo ra sự kết hợp
giữa công nghệ truyền thống và công nghệ hiện đại trong quá trình sản xuất.
- Đặc điểm về sản phẩm
+ Sản phẩm làng nghề truyền thống rất đa dạng và phong phú, nó có
thể đƣợc sản xuất hàng loạt hoặc sản xuất đơn chiếc. Việc sản xuất hàng loạt
sản phẩm giống nhau chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ hoặc vừa. Bên cạnh đó, sản
phẩm mang tính đơn chiếc thƣờng là sản phẩm mỹ nghệ cao cấp, bởi những
nét hoa văn, những phần tinh của chúng luôn đƣợc cải biến thêm thắt nhằm
thỏa mãn nhu cầu và thị hiếu đa dạng của ngƣời tiêu dùng. Nhìn chung, trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




10
sản phẩm của làng nghề truyền thống vẫn tồn đọng những hao phí lao động
sống, đó là lao động thủ công của con ngƣời.
+ Sản phẩm của làng nghề truyền thống bao gồm nhiều chủng loại nhƣ
sản phẩm là tƣ liệu sản xuất, tƣ liệu sinh hoạt và các sản phẩm nghệ thuật. Sản
phẩm không chỉ đáp ứng các nhu cầu trong nƣớc mà còn để xuất khẩu, đặc biệt

là các mặt hàng thủ công mỹ nghệ nhƣ gốm sứ, chạm trổ, thêu ren, dệt tơ tằm
... đã đƣợc xuất khẩu đi nhiều nƣớc trên thế giới và ngày càng đƣợc ƣu chuộng.
1.1.2.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
- Đặc điểm về lao động
+ Đặc điểm nổi bật trong các làng nghề truyền thống là sử dụng lao
động thủ công là chính.
+ Lao động trong làng nghề truyền thống có nhiều loại hình và nhiều
trình độ khác nhau. Trong đó nghệ nhân đóng vai trò quan trọng, đƣợc coi là
nòng cốt của quá trình sản xuất và sáng tạo sản phẩm.
+ Việc dạy nghề theo phƣơng thức truyền nghề từ đời này sang đời
khác, tuy nhiên việc đào tạo nghề hiện nay có sự kết hợp với phƣơng thức
mới, mở các trƣờng, lớp đào tạo nghề nhƣng đồng thời vừa học, vừa làm, có
sự truyền nghề của các nghệ nhân, thợ cả đối với thợ phụ, thợ học việc.
- Đặc điểm về thị trường tiêu thụ sản phẩm
Thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm của làng nghề truyền thống đƣợc hình
thành từ nhu cầu tiêu dùng sản phẩm. Nhu cầu tiêu dùng thƣờng đƣợc phân
chia thành các nhóm sau:
+ Sản phẩm tiêu dùng dân dụng: Đƣợc tiêu dùng khá phổ biến ở các
tầng lớp dân cƣ. Đối với loại sản phẩm này, tiền công lao động thấp nên giá
thành sản phẩm thấp, sản phẩm phù hợp với khả năng kinh tế, tâm lý và thói
quen của đa số ngƣời tiêu dùng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




data error !!! can't not
read....



data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not
read....



data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not
read....



data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not
read....

data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not
read....

data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not
read....

data error !!! can't not
read....




×