Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Nguyên tắc dạy học, Môn Giáo dục học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (864.71 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI
KHOA SƯ PHẠM TIỂU HỌC – MẦM NON

Môn: GIÁO DỤC HỌC 2
Giảng viên: NGUYỄN THỊ THU TRANG
Thực hiện: NHÓM 11 LỚP TIỂU HỌC B – K40


Năm học: 2017 – 2018

Dfgbgfbg


Danh sách thành viên trong nhóm:
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Nguyễn Ngọc Ánh
Lê Thúy Hằng
Phạm Thi Thanh Tuyền
Phạm Thị Kim Khánh
Trịnh Hoàng Lan Phương
Nguyễn Huỳnh Như


7.


Nguyễn Thị Thủy

CHUYÊN ĐỀ 2: CÁC NGUYÊN TẮC DẠY HỌC (7, 8, 9).
MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC NGUYÊN TẮC DẠY HỌC.
A.

MỞ ĐẦU:
Kiểm tra bài cũ

Câu 1: Điền vào chỗ trống:
Nguyên tắc dạy học là …….. xác định những yêu cầu cơ bản, có tính chất
xuất phát để chỉ đạo việc xác định và lựa chọn nội dung, phương pháp và
hình thức tổ chức dạy học phù hợp với ……. giáo dục, với …… dạy học và
với những tính quy luật của quá trình dạy học.
A.
B.
C.
D.

Hệ thống, mục đích, nhiệm vụ
Cơ sở, nhiệm vụ, mục đích
Hệ thống, nhiệm vụ, mục đích
Cơ sở, mục đích, nhiệm vụ
Đáp án: A


Câu 2: Nguyên tắc nào đã được J.A Comenski (1592 – 1670) lần đầu tiên đề
ra và được gọi là nguyên tắc vàng ngọc?
A.
B.

C.
D.

Nguyên tắc thứ hai
Nguyên tắc thứ ba
Nguyên tắc thứ tư
Nguyên tắc thứ năm
Đáp án: D

Câu 3: Cho một ví dụ ứng với nguyên tắc thứ 2: Đảm bảo sự thống nhất giữa
lí luận và thực tiễn, học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với đời sống,
với những nhiệm vụ phát triển của đất nước?

B.

BÀI MỚI
II. Nguyên tắc dạy học
1. Khái niệm về nguyên tắc dạy học
2. Hệ thống các nguyên tắc dạy học

Nguyên tắc thứ bảy: Đảm bảo tính vừa sức và chú ý tới những đặc điểm lứa
tuổi, đặc điểm cá biệt và tính tập thể của việc dạy học.

Nguyên tắc thứ tám: Đảm bảo tính cảm xúc tích cực của dạy học.
Mục tiêu của nguyên tắc:
* Kiến thức:
- Trình bày nội dung và ý nghĩa của nguyên tắc dạy học đảm bảo tính cảm
xúc tích cực của dạy học.
- Trình bày cơ sở khoa học của việc đề xuất nguyên tắc trên.
- Trình bày các biện pháp đảm bảo nguyên tắc trong quá trình dạy học.

* Kỹ năng:
- Vận dụng nguyên tắc trên trong quá trình dạy học.


- Giải quyết các tình huống dạy học trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc.
* Thái độ:
- Tích cực tham gia vào bài học.
- Nghiêm túc quán triệt nguyên tắc trên trong quá trình dạy học.
Câu trúc của nguyên tắc:
1. Nội dung nguyên tắc đảm bảo tính cảm xúc tích cực của dạy học.
2. Cơ sở khoa học của việc đề xuất nguyên tắc.
3. Biện pháp đảm bảo thực hiện nguyên tắc.
1. Nội dung của nguyên tắc đảm bảo tính cảm xúc tích cực của dạy học:
- Nguyên tắc đòi hỏi trong quá trình dạy học phải gây cho người học
sự hấpdẫn, hứng thú, lòng ham hiểu biết và có tác động mạnh mẽ đến
tình cảm của họ.

- Như vậy, tình cảm có vai trò quan trọng đối với hoạt động của con người.
Tình cảm có tác dụng thôi thúc con người hành động, thậm chí đến mức xả
thân mình cho sự nghiệp, những tấm gương của các nhà khoa học trước đây
cũng như hiện nay đã khẳng định điều đó. Thực tế cũng đã chứng minh,
công việc hấp dẫn thì sẽ được thực hiện nhanh chóng và có hiệu quả, lại ít
tốn sức. Nếu ngược lại thì không những không động viên được sức lực mà
còn khiến cho chủ thể bị ức chế và công việc không đạt hiệu quả cao. Học
tập của học sinh cũng hoàn toàn như vậy. V. I. Lê nin cũng đã khẳng định
nếu thiếu tình cảm con người thì không bao giờ có sự tìm tới chân lý. Về vấn


đề này, Paxcan cũng đã nói: “ Ta hiểu được chân lý chẳng phải chỉ nhờ bộ
óc mà còn nhờ con tim nữa”.

Ví dụ: Nhờ đâu mà các nhà khoa học lại có thể phát minh, tìm tòi ra những
điều mới mẻ như thế?
Đó không hẳn phải nhờ bộ óc thiên tài của họ, mà chính nhờ sự đam mê,
lòng thôi thúc, sự hăng say với công việc mà khiên họ ngày đêm miệt mài,
quên ăn quên ngủ để làm việc nghiên cứu. Như Newton mất gần mười chín
năm để nghiên cứu ra định luật vạn vật hấp dẫn, còn Darwin bắt đầu thực sự
nghiên cứu từ năm 1831 mãi đến năm 1859 cho ra quyển sách “ Nguồn gốc
muôn loài” nói về sự tiến hóa của vạn vật, để cho ra được cuốn sách đó
Darwin đã mất gần 20 năm để nghiên cứu tìm tòi.
Ta thấy được nhờ đâu mà các nhà khoa học lại làm được điều đó.
Chính là nhờ lòng nhiệt huyết, sự đam mê, sự tận tâm với công việc,... chính
nhờ những cảm xúc đó đã khiến những người như họ lao vào công việc.
- Từ đó ta thấy được tính cảm xúc tích cực có ảnh hưởng vô cùng lớn đến
con người. Và đối với học sinh tiểu học cũng vậy, tính cảm xúc tích cực nó
khiến cho các em hăng say hơn trong việc học, tích cực tư duy phát biểu xây
dựng kiến thức mới.
2. Cơ sở khoa học của việc đề xuất nguyên tắc:
Tình cảm:
+ Vai trò đối với nhận thức,
hành động
+ Quy luật lây lan của cảm xúc

Mối quan hệ giữa giáo viên học sinh trong quá trình dạy
học
+ Tương tác
+ Mối quan hệ hai chiều

3. Biện pháp thực hiện nguyên tắc:
Hiện nay với sự phát triển của văn hóa, khoa học, sự tiến bộ về khoa học
thông tin đã tạo nên nhiều trò chơi hấp dẫn hơn so với việc học tập trong nhà



trường. Vì vậy, nếu hoạt động dạy học ở nhà trường phổ thông chỉ quan tâm
đến sự phát triển tư duy, trí nhớ mà ít quan tâm đến việc bồi dưỡng tình cảm
và óc tưởng tượng của học sinh thì chưa hợp lý. Để thực hiện nguyên tắc này
trong quá trình dạy học cần:
-

Thực hiện mối liên hệ dạy học với cuộc sống, với thực tiễn xây dựng
đất nước, với kinh nghiệm sống của bản thân học sinh. Đó là phương
tiện hình thành tình cảm nghĩa vụ và nâng cao hứng thú học tập.

-

Trong nội dung và phương pháp học tập cần làm sao tăng cường hoạt
động tích cực tìm tòi, đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ, phát hiện. Điều
đó sẽ tạo cho học sinh hình thành tình cảm trí tuệ.

-

Cần sử dụng hình thức trò chơi nhận thức trong quá trình dạy học.

Cần sử dụng phương tiện nghệ thuật: tác phẩm văn học, âm nhạc, nghệ thuật
tạo hình, kịch,... trong quá trình dạy học, vì đó là những phương tiện tác động
mạnh mẽ đến tình cảm của người học. Điều này không thể khiến học sinh sao
nhãng trong học tập vì khoa học và nghệ thuật đều cùng phản ánh hiện thực khách
quan, chỉ có phương tiện là khác. Khoa học phản ánh hiện thực bằng khái niệm,
định luật, lý thuyết, còn nghệ thuật bằng hình tượng. cả hai cách phản ánh đó
không mâu thuẫn nhau mà còn bổ sung, làm phong phú cho nhau, tạo điều kiện
hình thành và phối hợp tư duy logic với tư duy thẩm mĩ.

-

Nguyên tắc thứ chín: Nguyên tắc chuyển quá trình dạy học sang quá trình tự
học
Quá trình dạy học là gì?
Là quá trình hoạt động phối hợp giữa giáo viên với học sinh, trong đó
hoạt động của giáo viên giữ vai trò chủ đạo, hoạt động của học sinh đóng
vai trò chủ động nhằm thực hiện mục đích dạy học.


Thầy: người tổ chức hướng dẫn QTDH (xác định mục đích, lựa chọn nội
dung, kích thích hứng thú), động cơ của người học, tổ chức việc học, sử
dụng PP, phương tiện một cách thích hợp.
Trò: xác định mục tiêu, chủ động tích cực lĩnh hội bài giảng, lựa chọn cách
học thích hợp để tìm kiếm kiến thức, cấu trúc lại vốn kiến thức của mình,
vận dụng, kiểm tra đánh giá điều chỉnh việc học

Quá trình tự học là gì?
Là quá trình hoạt động mà người học có thể tự mình tìm ra kiến thức
cùng với cách khai thác bằng hành động của chính mình, tự thể hiện mình và
hợp tác với các bạn, tự tổ chức hoạt động học, tự kiểm tra, tự đánh giá, tự
điều chỉnh hoạt động học của mình. Tự học là mục tiêu cơ bản của quá trình
dạy học.


Vấn đề tự học, tự đào tạo của người học đã được Đảng, Nhà nước quan tâm
quán triệt sâu sắc từ nhiều năm qua. Nghị quyết Trung ương V khóa 8 từng
nêu rõ: “ Tập trung sức nâng cao chất lượng dạy và học, tạo ra năng lực tự
học, tự sáng tạo của học sinh, bảo đảm mọi điều kiện và thời gian tự học
cho học sinh, phát triển mạnh mẽ phong trao tự học, tự đào tạo thường

xuyên và rộng khắp trong toàn dân”. Trên tinh thần ấy, rõ ràng Đảng ta đã
coi tự học, tự đào tạo là vấn đề mấu chốt có vị trí cực kì quan trọng
trong chiến lược giáo dục – đào tạo của đất nước
Ví dụ:
Với môn Văn, tự học có nghĩa là đọc trước bài văn, bài thơ sẽ học, xem
trước các chú thích, soạn kĩ bài trước khi đến lớp. Chuẩn bị một số câu hỏi
để hỏi thầy cô…
Với môn Toán, tự học cố nghĩa là suy nghĩ, tìm tòi cách giải các bài tập
của phần lí thuyết vừa học, đọc trước bài sắp học và tự mình tìm hiểu, nâng
cao kiến thức.
Tự học giúp cho người học có được những phẩm chất gì ?


1. Nội dung của nguyên tắc:
- Nguyên tắc này đòi hỏi phải hình thành cho người học có nhu cầu, năng
lực, phẩm chất tự học để có thể chuyển dần quá trình dạy học sang quá trình
tự học.
- Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, thời đại mà nền
kinh tế tri thức đã và đang hình thành ở nhiều nước và ở nước ta, Đảng và
nhà nước đang chủ trương tăng dần các yếu tố của nền kinh tế tri thức trong
sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội thì việc học hỏi suốt đời có tầm quan
trọng mang tính chất sống còn.
- Cuộc cách mạng khoa học, công nghệ phát triển hiện nay đã dẫn tới sự
bùng nổ thông tin và làm cho tri thức ở từng người trở nên lạc hậu nhanh
chóng. Để thích ứng với cuộc sống, mỗi người phải tự học liên tục, học suốt
đời.
- Bằng kinh nghiệm của bản thân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khuyên
bảo thế hệ trẻ: “Học hỏi là một công việc phải tiếp tục suốt đời… Không ai
có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi. Thế giới ngày nay đổi mới,
nhân dân ta càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến

bộ kịp nhân dân”. “Lấy tự học làm cốt, có thảo luận và chỉ đạo giúp vào”
v.v… Những lời khuyên bảo đó ngày càng có ý nghĩa cấp thiết đối với thế hệ
trẻ, nhất là trong giai đoạn thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoá hiện nay ở nước ta.


2. Biện pháp thực hiện nguyên tắc:
- Thông qua phương pháp giảng dạy của giáo viên mà thúc đẩy học sinh
thực hiện có hệ thống kĩ năng làm việc độc lập nhằm lĩnh hội những tri thức
về khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật mà họ ưa thích.
- Trong quá trình dạy học cần chú ý hình thành cho học sinh kĩ năng đọc
sách, kĩ năng tra cứu, kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng tự tổ chức, kiểm tra,
đánh giá, điều chỉnh hoạt động tự học của mình. Thông qua làm việc độc lập
khiến cho học sinh thấy rằng việc tự học không chỉ là công việc của bản thân
từng người mà là mối quan tâm chung của cả tập thể lớp, của giáo viên và
tập thể sư phạm.
Ví dụ: Giáo viên hướng dẫn cho học sinh rèn luyện kĩ năng đọc sách theo
những quy tắc sau:
Không đọc lùi lại.
Không đọc phát thành tiếng
Chuyển động mắt theo chiều thẳng đứng khi đọc tránh chuyển động theo
chiều ziczac
Tập trung tư tưởng cao độ khi đọc sách
Hiểu những điều mình đã đọc trong quá trình đọc sách
Áp dụng các cách nhớ chủ yếu mà bạn biết trong khi đọc
Đọc với tốc độ biến đổi theo mức độ
Phải thường xuyên luyện tập, củng cố không ngừng thói quen đọc sách
mỗi ngày
Đặt tiêu chuẩn đọc mỗi ngày 2 tờ báo, 1 tờ tạp chí và khoảng 50 đến 70
trang sách sau đó nâng lên nhiều hơn.



- Trong các lần trò chuyện với học sinh cần làm cho họ hiểu rõ ý nghĩa của
việc tự học trong thời đại ngày nay, tìm hiểu những khó khăn mà họ gặp phải
trong việc tự học và chỉ cho họ những biện pháp khắc phục khó khăn đó.
- Cần tận dụng những nội dung dạy học, những hoàn cảnh thuận lợi, nêu
những tấm gương tự học của những nhân vật trong lịch sử đất nước, danh
nhân của nước ngoài, của những học sinh trong nước, trong trường, trong
lớp để giáo dục học sinh.
Ví dụ: Một số tấm gương tự học của đất nước: Bác Hồ, Nguyễn Hiền, ….
- Cần tổ chức phong trào tự học trong lớp, trong trường
Ví dụ: Cho học sinh tự học theo nhóm. Giao cho học sinh chuẩn bị các bài
báo cáo theo nhóm.
- Cần tăng dần tỷ trọng tự học về khối lượng tri thức, kỹ năng, kỹ xảo cho
học sinh để khi tốt nghiệp phổ thông tất cả học sinh phải được hình thành
nhu cầu, ý chí đối với tự học và hệ thống những kỹ năng cơ bản cần thiết
cho sự tự học.
Ví dụ: Làm tăng tỉ trọng hoạt động tự lực của học sinh trong tiến trình dạy
học, tránh tình trạng thầy đọc trò chép ở trên lớp.
- Tổ chức trao đổi kinh nghiệm học tập trong tập thể học sinh.
- Chú ý xây dựng thư viện nhà trường và khuyến khích học sinh sử dụng,
khai thác một cách tốt nhất tài liệu trong thư viện phục vụ cho học tập. Xây
dựng các mô hình thư viện điện tử để khuyến khích tính tự học của học sinh.


Tạo nhiều không gian thoải mái, yên tĩnh và tiện nghi nhất khi đọc sách ở
các thư viện

3.


Mối liên hệ giữa các nguyên tắc dạy học.

III. KẾT THÚC
Câu hỏi củng cố
Câu 1: Để thực hiện tốt quá trình tự học cần có những phương pháp học tập
hiệu quả, hãy kể tên một số phương pháp ?
Đáp án: Phương pháp lập kế hoạch, tự kiểm tra đánh giá, chọn lọc
thông tin kiến thức bằng sơ đồ hóa, …



×