Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.89 KB, 3 trang )
CÁC NGUYÊN TẮC DẠY HỌC ĐỊA
LÍ
* Mục tiêu:
Biết các nguyên tắc dạy học và vận dụng tốt các nguyên tắc trong
dạy học địa lí. Xác định đúng các nguyên tắc quan trọng nhất và lí giải
nguyên nhân.
4.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học và tính vừa sức : Nguyên tắc
này chỉ đạo việc lựa chọn nội dung và sau đó là phương pháp dạy học.
- Ngày nay khối lượng tri thức của khoa học địa lý cũng như các
ngành khoa học khác tăng lên vô cùng nhanh chóng trong khi thời gian
dành cho môn học thì có hạn. Để giải quyết được mâu thuẫn giữa khối
lượng kiến thức địa lý với thời gian dành cho môn địa lý cần phải:
+ Tinh lọc kiến thức: giảm kiến thức cụ thể, sự kiện, tăng kiến thức
lý thuyết.
+ Trang bị cho học sinh các phương pháp học tập và nghiên cứu
địa lý mới, hiệu quả.
- Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học và tính vừa sức còn đòi hỏi
nội dung của mỗi bài địa lý phải vừa sức tiếp thu của học sinh cả về số
lượng lẫn mức độ.
- Không nên bổ sung quá nhiều, cũng không nên đơn giản hoá nội
dung sách giáo khoa.
- Khi đặt câu hỏi không nên đặt câu quá dễ hoặc quá khó.
- Giáo viên nên lựa chọn kiến thức sao cho vừa phù hợp với đặc
điểm nhận thức của học sinh, vừa phát triển được năng lực trí tuệ.
- Làm việc với bản đồ trong dạy - học địa lý là hết sức cần thiết.
4.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và liên hệ với thực tiễn : Tính
hệ thống là một dấu hiệu đặc trưng của tri thức khoa học.
- Tính hệ thống của môn học địa lý được phản ánh trong hệ thống
kiến thức, kỹ năng của chương trình và sách giáo khoa địa lý dùng trong
nhà trường phổ thông.
- Xuất phát từ mục tiêu giáo dục nên hệ thống tri thức địa lý trong