Tải bản đầy đủ (.doc) (154 trang)

GIÁO dục kỹ NĂNG xã hội THÔNG QUA tổ CHỨC TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI có CHỦ đề CHO TRẺ 5 6 TUỔI ở các TRƯỜNG mầm NON THỰC HÀNH THUỘC TRƯỜNG CAO ĐẲNG sư PHẠM TRUNG ƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.25 MB, 154 trang )

B GIO DC V O TO
TRNG I HC S PHM H NI
----------

TRN TH NGOAN

GIáO DụC Kỹ NĂNG Xã HộI THÔNG QUA Tổ CHứC TRò CHƠI
ĐóNG VAI Có CHủ Đề CHO TRẻ 5 - 6 TUổI ở CáC TRƯờNG MầM NON
THựC HàNH THUộC TRƯờNG CAO ĐẳNG SƯ PHạM TRUNG ƯƠNG
Chuyờn ngnh: Giỏo dc hc (Lớ lun v lch s Giỏo dc)
Mó s: 60.14.01.01

LUN VN THC S KHOA HC GIO DC

Ngi hng dn khoa hc: PGS. TS Trn Th Tuyt Oanh


HÀ NỘI - 2013

2


Lời cảm ơn!
===**===
Bằng tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn
PGS. TS. Trần Thị Tuyết Oanh - người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em
hoàn thành luận văn này.
Em xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô giáo trong khoa Tâm lý
- Giáo dục, trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã giúp đỡ, động viên, hướng dẫn và
cho em những lời chỉ dẫn bổ ích trong quá trình học tập và nghiên cứu của mình.
Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Sau đại học, thư viện trường


Đại học Sư phạm Hà Nội, trường MNTH Hoa Hồng, trường MNTH Hoa Sen,
trường MNTH Hoa Thủy Tiên đã tạo điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn
thành luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn tới các thành viên trong gia đình tôi, tới các đồng nghiệp
và bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, tháng 10 năm 2013
Tác giả

Trần Thị Ngoan


MỤC LỤC
Phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê.............................................5
- Dựa vào phạm vi tác động các kỹ năng ta có:...........................................21
- Phân chia theo lĩnh vực cấu trúc nhân cách..............................................21


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GD

giáo dục

KN

kỹ năng

KNXH

kỹ năng xã hội


GDKNXH

giáo dục kỹ năng xã hội

MGL

mẫu giáo lớn

MN

mầm non

TCĐVCCĐ

trò chơi đóng vai có chủ đề

MNTH

mầm non thực hành

CĐSPTW

Cao đẳng Sư phạm Trung ương

TN

thực nghiệm

ĐC


đối chứng

MGL

mẫu giáo lớn


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
1. Bảng
Phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê.............................................5
- Dựa vào phạm vi tác động các kỹ năng ta có:...........................................21
- Phân chia theo lĩnh vực cấu trúc nhân cách..............................................21


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai” điều đó có nghĩa là, trẻ em hôm nay
là chủ nhân tương lai của xã hội ngày mai, là niềm hi vọng của các bậc cha mẹ nói
riêng, là niềm tự hào của đất nước ta trong quá trình phát triển vì mục tiêu “dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”.
Nghị quyết của Đảng lần thứ IX lần đầu tiên đề ra: “chăm lo phát triển giáo
dục mầm non” đã mở đường cho một cái nhìn mới, một hướng đi mới của ngành
giáo dục mầm non, đưa sự nghiệp giáo dục mầm non trở thành chiến lược phát triển
của toàn xã hội; chúng ta đã không ngừng đổi mới chương trình đào tạo cũng như
tiếp cận với nền giáo dục hiện đại trên thế giới để ngày càng hoàn thiện, minh triết
hơn trên con đường giáo dục trẻ một cách đúng mức và phù hợp. Vì vậy giáo dục
Mầm non luôn được xác định là mắt xích đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân,
không những có vai trò quan trọng trong việc phát triển con người toàn diện mà còn
hướng đến phát triển một con người “Cá nhân” tức là con người có “Năng lực hành
động thực tiễn”. Ngoài biết vận dụng những kiến thức vào trong thực tế cuộc sống

phải có những năng lực xã hội: Sự đồng cảm, thấu hiểu, năng lực hợp tác, chia sẻ,
trách nhiệm xã hội… thì mới có thể thành công và hạnh phúc được. Trên thực tế
không một hành động nào của con người là thuần lí trí, luôn có vai trò cảm xúc
trong đó. Cảm xúc chi phối mạnh mẽ hành động của con người, cảm xúc ảnh hưởng
không nhỏ đến mọi hoạt động của đời sống con người. Đặc biệt là nếu không kiểm
soát tốt được những cảm xúc tiêu cực mọi nỗ lực và thành quả lao động của con
người thì chỉ trong giây lát sẽ tan thành mây khói! Bên cạnh đó kỹ năng Hợp tác, kỹ
năng thể hiện sự Tự tin là một trong những kỹ năng nền tảng cơ bản của con người
nếu được giáo dục sẽ tác động trực tiếp vào hệ ý thức cảm xúc. Trẻ sẽ được tạo các
thói quen hành vi cũng như tư duy tích cực, những tính cách tốt để tạo được thành
công, hạnh phúc và các mối quan hệ tốt đẹp trong mọi lĩnh vực và khuyến khích trẻ
biết suy nghĩ, làm việc và học tập một cách tự lập ngay từ nhỏ để có thể làm chủ
được cuộc sống của mình sau này.
1


Nhận thức được điều đó cùng với mong muốn là góp phần nhỏ bé vào việc
cải thiện được tình trạng mất cân bằng của nền giáo dục còn mang nặng tính “Hàn
lâm kinh viện” chưa chú trọng đến việc giáo dục phát triển các kỹ năng xã hội cho
trẻ dẫn đến có những đứa trẻ rất giỏi về kiến thức có trong sách vở mà thiếu đi
những kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết của cuộc sống hàng ngày: rụt rè khi tham
gia vào các hoạt động tập thể, không dám nói ra những điều mình suy nghĩ, khó
khăn trong việc hợp tác với bạn chơi, ít quan tâm chia sẻ với người khác, thiếu đi sự
đồng cảm với bạn bè, khả năng tự lập hạn chế luôn cần sự bao bọc và che chở của
người lớn… Tất cả các yếu tố đó khiến cho đứa trẻ cảm thấy không an toàn, luôn sợ
hãi trước môi trường mới lạ, ít các mối quan hệ, sống thu mình, hay buồn phiền nếu
bị thất bại trong cuộc sống, dễ làm những chuyện tồi tệ vì không quản lí được cảm
xúc của bản thân… điều đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của đứa trẻ.
Bên cạnh đó việc GDKNXH của trẻ ở các trường Mầm non Thực hành thuộc
trường cao đẳng Sư phạm Trung ương chưa được tiến hành triển khai thực hiện,

giáo viên còn rất loay hoay trong việc xây dựng nội dung cũng như thiếu kinh
nghiệm để GDKNXH cho trẻ. Trẻ thiếu mạnh dạn tự tin, nhút nhát trước đám đông,
trước môi trường mới lạ cũng như khi có khách đến thăm lớp. Trẻ ít khi dám bày tỏ
nguyện vọng mong muốn hoặc mạnh dạn đề nghị người khác giúp đỡ khi cần thiết,
có những trẻ không bao giờ chấp nhận sự thua cuộc, mỗi khi thất bại thường hay tỏ
ra buồn chán làm ảnh hưởng đến học tập, sinh hoạt cũng như các mối quan hệ của
trẻ với nhau trong lớp, đặc biệt sự xung đột của các cá nhân trẻ trong lớp thường
xuyên xảy ra không những làm ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa trẻ với trẻ mà còn
làm ảnh hưởng không nhỏ đến mối quan hệ giữa giáo viên và phụ huynh...
Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi đã chọn đề tài “ Giáo dục kỹ năng xã
hội thông qua tổ chức trò chơi đóng vai có chủ đề cho trẻ 5 - 6 tuổi ở các trường
mầm non Thực hành thuộc trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương” để nghiên cứu
trong luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Xác định các biện pháp tổ chức trò chơi ĐVCCĐ nhằm giáo dục năng xã hội
cho trẻ ở trường mầm non.
2


3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5 – 6 tuổi.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Kỹ năng xã hội của trẻ 5-6 tuổi và giáo dục KNXH thông qua tổ chức trò
chơi đóng vai có chủ đề ở các trường mầm non thực hành thuộc trường Cao đẳng
Sư phạm Trung ương.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu xác định được những biện pháp Giáo dục kỹ năng xã hội thông qua tổ
chức trò chơi đóng vai có chủ đề cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non thực hành
thuộc trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương phù hợp với sự phát triển tâm, sinh lý

ở lứa tuổi, phù hợp với thực tiễn như: Tạo môi trường cho trẻ chơi; tổ chức các trò
chơi; lựa chọn các trò chơi; động viên khuyến khích trẻ kịp thời… thì sẽ giáo dục
một số kỹ năng xã hội cho trẻ có hiệu quả.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu hệ thống lý luận về giáo dục kỹ năng xã hội thông qua tổ
chức trò chơi đóng vai có chủ đề cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non.
5.2. Khảo sát thực trạng việc giáo dục kỹ năng xã hội thông qua tổ chức trò
chơi đóng vai có chủ đề cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non thực hành thuộc
trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương.
5.3. Xây dựng các biện pháp giáo dục kỹ năng xã hội thông qua tổ chức trò
chơi đóng vai có chủ đề cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non thực hành thuộc
trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương và thực nghiệm sư phạm.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu một số kỹ năng xã hội: Kỹ năng Hợp tác; Kỹ năng Kiểm
soát cảm xúc; Kỹ năng thể hiện sự Tự tin ở trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi.
6.2. Triển khai nghiên cứu trên địa bàn 03 trường mầm non thực hành Hoa
Hồng, Hoa Sen, Hoa Thủy Tiên.
3


7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích tư liệu đã có về lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát sư phạm
Trực tiếp quan sát trẻ trong quá trình tổ chức các hoạt động vui chơi để nắm
được thực trạng về các Kỹ năng hợp tác; Kỹ năng kiểm soát cảm xúc; Kỹ năng thể
hiện sự tự tin.
Quan sát hoạt động của giáo viên đối với trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) nhằm
tìm những biện pháp GD kỹ năng xã hội: Kỹ năng Hợp tác; Kỹ năng Kiểm soát cảm

xúc; Kỹ năng thể hiện sự Tự tin cho trẻ ở độ tuổi này.
7.2.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Điều tra, thu thập các thông tin về nhận thức và đánh giá của các bậc phụ
huynh có con tuổi MGL, các giáo viên, cán bộ quản lý trường mầm non về tình hình
GD kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ MGL nói riêng tại trường mầm
non thực hành và nguyện vọng của họ trong thời gian tới. Trên cơ sở đó, đánh giá
thực trạng nhận thức, thái độ, nguyện vọng của cán bộ, giáo viên mầm non, các bậc
phụ huynh về các biện pháp, hình thức đưa GD phát triển các kỹ năng xã hội vào
chương trình chăm sóc - giáo dục trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) ở các trường mầm non.
7.2.3. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Thu thập, lấy ý kiến của các chuyên gia, các cán bộ quản lý ngành học mầm
non có kinh nghiệm về vấn đề giáo dục trẻ mẫu giáo để có được các thông tin khoa
học và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu nhằm kiểm chứng một cách khách quan các
giả thuyết khoa học, các biện pháp đề xuất thực nghiệm. Việc lấy ý kiến chuyên gia
còn cho phép nhìn nhận vấn đề từ nhiều phía khác nhau đối với thực trạng các biện
pháp GD kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, từ đó sẽ làm tăng thêm độ tin
cậy về các kết quả điều tra thu được.
7.2.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Trao đổi, thảo luận với các nhà quản lý giáo dục mầm non, giáo viên mầm

4


non, nghiên cứu quá trình GD Kỹ năng xã hội thông qua tổ chức trò chơi đóng vai
có chủ đề của trẻ, nhằm tổng kết những kinh nghiệm thực tiễn trong việc GD phát
triển các kỹ năng xã hội cho trẻ MN nói chung và trẻ MGL nói riêng
7.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tiến hành thử nghiệm một số biện pháp GD Kỹ năng xã hội đã xây dựng đối
với nhóm trẻ thực nghiệm. Còn nhóm đối chứng giữ nguyên không tác động. Các
nhóm thực nghiệm và đối chứng tương đương nhau về mọi mặt.

7.3. Nhóm các phương pháp xử lí số liệu
Phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê
Dùng phương pháp toán học thống kê để xử lý số liệu điều tra có định
lượng chính xác cho nội dung, biện pháp nhằm nâng cao tính thuyết phục của
vấn đề nghiên cứu.
Trên cơ sở so sánh các giá trị thu được giữa nhóm thực nghiệm và đối chứng,
đánh giá hiệu quả của các biện pháp được đề xuất.

5


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG XÃ HỘI THÔNG QUA
TỔ CHỨC TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI CÓ CHỦ ĐỀ CHO TRẺ 5-6 TUỔI
Ở TRƯỜNG MẦM NON
1.1. Sơ lược tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Sơ lược tổng quan nghiên cứu vấn đề trên thế giới
Vấn đề GDKNXH bắt đầu được đặt nền móng, được quan tâm tìm hiểu từ thập
niên 80 của thế kỷ XX. Từ năm 1979, nhà khoa học hành vi Gilbert Botvin đã thành
lập nên một chương trình GDKNXH cho giới trẻ từ 17-19 tuổi [7]. Chương trình đào
tạo này nhằm giúp xây dựng ở người học có khả năng từ chối những lời mời, rủ rê sử
dụng chất gây nghiện bằng cách nâng cao sự tự khẳng định bản thân, kỹ năng ra quyết
định và tư duy phê phán. Thực ra, việc học tập và thực hành các kỹ năng ấy chỉ là một
trong những khía cạnh của chương trình, nhưng có thể coi như là bước đầu để chương
trình giáo dục KNXH được triển khai rộng rãi trong thời gian kế tiếp.
Một trong những tên tuổi góp phần xây dựng hệ thống lý luận về KNXH
là Michael Bernard, Ông là nhà tâm lý học, là nhà quản lý và nhà cố vấn của các
trường Đại học Wisconsin, Madison và trường Đại học Melbourne, Australia.
Trong suốt thập kỷ 80, giáo sư Bernard đã là nhà tư vấn quốc tế cho các tổ chức
giáo dục tư nhân và chính phủ. Michael E. Bernard là nhà sáng lập ra chương

trình giáo dục “The you can do it”, chương trình kết hợp giữa nhà trường và gia
đình để thúc đẩy sự phát triển các KNXH của học sinh từ lứa tuổi tiền tiểu học
đến 18 tuổi, đang được áp dụng rộng rãi ở Úc, New Zealand và đang phát triển ở
Anh, Bắc Mỹ [4].
Đến đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, nhiều tổ chức quốc tế như Tổ chức Y tế
thế giới (WHO), Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hiệp quốc
(UNESCO), Quỹ cứu trợ nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) đã có sự đầu tư, đưa
ra những chương trình giáo dục KN cụ thể với các đối tượng khác nhau trong đó có
kỹ năng xã hội nhằm trang bị cho họ những KNS cơ bản, giúp đối phó với một số
6


vấn đề cụ thể trong cuộc sống như bảo về sức khỏe, bảo vệ môi trường, phòng
chống HIV/AIDS, ma túy….[7]
Do yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội và xu thế hội nhập cùng phát
triển của các quốc gia, giáo dục của các nước đã và đang có những định hướng rất
cơ bản nhằm đào tạo một thế hệ năng động, sáng tạo, có những năng lực chủ yếu
(năng lực thích ứng, năng lực tự hoàn thiện, năng lực hợp tác, năng lực hoạt động
xã hội). Sự thống nhất giữa các quốc gia được thể hiện thông qua Kế hoạch hành
động Dakar về giáo dục cho mọi người (Senegan 2000) [6] yêu cầu mỗi quốc gia
cần đảm bảo cho người học được tiếp cận chương trình GDKNXH phù hợp.
Người ta coi đánh giá chất lượng giáo dục có tính đến những tiêu chí đánh giá
KNXH của người học.
Sau tuyên bố Dakar dưới sự đầu tư của chính phủ các nước rất nhiều công
trình nghiên cứu về KNS trong đó có đề cập đến KNXH đã được triển khai. Tiêu
biểu như một số tác giả sau: Ellen J.Hahn, Urelody Power Noland, Mary Kay
Rayens, Dawn Myers Christie thuộc một số trường đại học ở Mỹ đã công bố kết
quả nghiên cứu, chỉ ra hiệu quả giáo dục và độ tin cậy của việc thực hiện những
chương trình đó. Tuy nhiên, nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở góc độ giáo dục và
đánh giá chương trình chứ chưa có những đánh giá về mức độ một cách cụ thể.

Các công trình nghiên cứu của tiến sĩ Elizabeth Dunn và J.Gordo Abuckle của
trường đại học thuộc Colombia về sự thiếu hụt KNXH đã gây ra những hậu quả hết
sức nghiêm trọng: tình trạng bạo lực học đường ra tăng, tình trạng trẻ em có những
hành vi tiêu cực: trộm cắp, tự tử, nghiện hút, giết người... đã được công bố năm 2003.
Một nghiên cứu khác của hai tác giả người Canada là T.Scott Murray, Yvan
Clermont và tiến sĩ người Mỹ Manlyn Binkley (3/2005) có tên “Measuring Adult
Literacy and life skills” đã nhấn mạnh tới việc đo lường và đánh giá về KN đọc
viết và KNS, sự phân biệt giữa KNS và KN cần thiết của con người. Trong nghiên
cứu cũng đề xuất hướng phát triển KNS và KN thông thường trong cuộc sống
trước những tác động xã hội, trong việc thiết lập quan hệ, làm việc nhóm, tìm
kiếm thông tin.
Bên cạnh nghiên cứu về khái niệm, nội dung, bản chất các nhà khoa học

7


cũng tập trung nghiên cứu con đường để GDKNXH cho thế hệ trẻ. Có nhiều công
trình nghiên cứu về các con đường để GDKNXH trong đó cách nhà giáo dục
thường tập trung vào đối tượng giáo dục là thanh thiếu niên, rất ít công trình tập
trung vào nghiên cứu trên đối tượng là trẻ tiền tuổi học.
Trở lại với các nghiên cứu về giáo dục thông qua trò chơi chúng ta thấy từ
đầu những năm 30 của thế XX các nhà Tâm lý học và Giáo dục học Xô Viết như:
L.X.Vưgốtxky; Đ.B.Encônhin; A.N.Lêonchiep; A.V.Dapôrôzet, A.I.Xôrôkila;
N.K.Crupxkaia; K.Đ.Usinxki; E.U.Chikhiepva; A.P.Uxôva...đã khẳng định hoạt
động chơi chính là một phương tiện vô cùng hữu hiệu trong giáo dục nhân cách
cho trẻ. Các nhà nghiên cứu Xô Viết đưa ra một cách nhìn mới về bản chất xã hội
trong trò chơi trẻ em. Đặc biệt các nhà khoa học đã bắt đầu nghiên cứu sâu về trò
chơi của trẻ. Họ đều khẳng định: Trò chơi, đặc biệt là trò chơi ĐVCCĐ có vai trò
quan trọng hình thành hành vi cho trẻ MG. Theo họ, trò chơi là một hình thức
hoạt động chủ yếu hình thành hành vi xã hội của bản thân trẻ em, hình thành thái

độ của các em đối với cuộc sống và đối với nhau. Đó là phương tiện kích thích
trẻ em thực hiện các hành động thực tiễn và là phương tiện củng cố sự hợp tác
cần thiết ở trẻ MG.
Các nhà giáo dục phương tây như như: Bearit, Tudor, Gard trong cuốn “Đồ
chơi – trò chơi và kỷ luật” đã chứng minh trò chơi có khả năng giáo dục cho các
cháu tính ngăn nắp, tình bạn bè, tính công bằng và kỷ luật. Theo ý kiến của một số
nhà xã hội học người Mỹ, trò chơi giúp trẻ tích lũy những kinh nghiệm về xã hội,
về mối quan hệ của con người, từ đó giúp trẻ dễ dàng bước vào cuộc sống.
Như vậy, các công trình nghiên cứu về vấn đề này trên thế giới thường tập
trung vào đối tượng thanh thiếu niên và người trưởng thành. Còn rất ít công trình
nghiên cứu KNXH cho trẻ tiền tuổi học.
1.1.2. Sơ lược tổng quan nghiên cứu vấn đề ở Việt Nam
Ở Việt Nam, từ xa xưa việc giáo dục các KNXH cũng được thực hiện nhưng
mang đậm tính chất giáo dục gia đình, giáo dục theo kiểu truyền miệng, theo những
kinh nghiệm của ông cha để lại: “lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa
lòng nhau; học ăn, học nói, học gói, học mở” đó là những câu tục ngữ ca dao nhằm
8


mục đích giáo dục con người cách nói năng lễ phép, lịch sự, cách đối nhân xử thế
trong cuộc sống hằng ngày. Hay những câu ca dao thể hiện tinh thần đoàn kết “Bầu
ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”; trong lao động
sản xuất, trong cách ứng phó để bảo vệ thiên tai mùa màng “Ráng mỡ gà ai có nhà
phải chống; nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”...
Vào khoảng đầu thập niên 90 của thế kỷ XX cùng với thuật ngữ “GD Kỹ năng
sống”, “GDKNXH” bắt đầu được quan tâm. Điều này được minh chứng thông qua
văn bản chỉ đạo tại Quyết định 1363/TTg về việc cần rèn luyện KNXH ở các bậc học.
Nội dung của Quyết định cũng đề cập đến việc trang bị cho người học những hiểu
biết về văn hóa ứng xử, thái độ sống...Tiếp đó là một số văn bản chỉ thị của Bộ giáo
dục như: Chỉ thị 10-CT/BGD&ĐT năm 1995 hay Chỉ thị 24- CT/BGD&ĐT 1996 nêu

bật vai trò quan trọng của việc giáo dục KNXH cho học sinh [67].
Năm 1996, chương trình “Giáo dục kỹ năng XH để bảo vệ sức khỏe, phòng
chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường” do UNICEF tài
trợ đã được tiến hành và đạt được nhiều thành quả.
Từ năm 2001, Bộ GD&ĐT thực hiện GDKNXH cho học sinh phổ thông
thông qua dự án “GD sống khỏe mạnh, kỹ năng sống cho trẻ và vị thành niên” với
sáng kiến và hỗ trợ của Unicef tại Việt Nam. Dự án khá thành công, hình thành thái
độ tích cực của học sinh đối với việc xây dựng cuộc sống khoẻ về thể chất, mạnh về
tinh thần, hiểu biết về xã hội, đồng thời nâng cao nhận thức của cha mẹ học sinh để
họ chủ động trong việc truyền thụ kiến thức kỹ năng cho con em mình [9]
Cũng giống như thế giới ở Việt Nam chưa có nhiều công trình nghiên cứu
riêng biệt về KNXH. Các nghiên cứu thường tập trung vào KNS, trong đó có một
bộ phận là kỹ năng xã hội. Đại diện cho các nghiên cứu theo hướng này như:
Nguyễn Thanh Bình có những nghiên cứu mang tính hệ thống với một loạt
các bài báo, các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ và giáo trình, tài liệu tham khảo.
Đóng góp này tạo ra những hướng nghiên cứu về KNS và GDKNS ở Việt Nam. Tác
giả đã xuất bản giáo trình về Giáo dục kỹ năng sống. Trong giáo trình này, tác giả
cũng có nói đến KNXH như là một phần của KNS [7].

9


Bên cạnh đó, có một số tác giả như Nguyễn Quang Uẩn với bài viết “Khái
niệm kỹ năng sống nhìn từ góc độ tâm lý học” đăng trên Tạp chí Tâm lý học số 6 (62008) tác giả đưa ra định nghĩa riêng về KNS và phân loại KNS dưới góc độ tâm lý.
Tác giả Đào Thị Oanh với bài viết cho đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Một số
cơ sở tâm lý học của việc GDKNS cho học sinh” trình bày về sự hình thành và phát
triển của KNS như một mặt quan trọng của nhân cách con người hiện đại [44].
Nguyễn Thị Oanh với bộ sách về giáo dục KNS cho tuổi vị thành niên gồm 2
tập: tập 1 - “Kỹ năng sống cho tuổi vị thành niên” và tập 2 – “10 cách thức rèn kỹ
năng sống cho tuổi vị thành niên”. Nhìn chung, đây là bộ sách về giáo dục KNS với

một số KNXH cụ thể. Tác giả vừa tổng quát lại vừa có ví dụ minh họa, rất hữu ích
cho những người làm công tác giáo dục [42,43].
Ngoài ra, một số tác giả khác, trên một vài phương diện nhất định, cũng đã đề cập
đến vấn đề GDKNS như: Nguyễn Thị Thanh Nhàn nghiên cứu KNS của học sinh THCS
Hà Nội; Võ Diệu Hiền nghiên cứu GDKNS cho học sinh THPT thông qua hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp; Nguyễn Thị Thắm nghiên cứu GDKNS cho trẻ em bị ảnh
hưởng của bạo lực gia đình….
Gần đây nhất có các tác giả là: Huỳnh Minh Như Hương “Nghiên cứu
KNXH của học sinh trung học cơ sở thành phố Trà Vinh và tác giả Trần Bá
Hưng “Một số biện pháp tổ chức hoạt động vẽ nhằm GD tình cảm và KNXH cho
trẻ MG 5 - 6 tuổi”.
Như vậy, chưa có công trình nghiên cứu cụ thể và đầy đủ về KNXH. Các
nghiên cứu còn lồng ghép trong các công trình nghiên cứu về KNS. Đối tượng
hướng đến của các nghiên cứu chủ yếu vẫn chưa hướng tới đối tượng trẻ mầm non.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Khái niệm kỹ năng
Theo một cách phổ biến nhất kỹ năng được hiểu là việc cá nhân thực hiện có
kết quả một hành động hay một hoạt động nào đó. Tuy nhiên khi xem xét một cách
hệ thống, chỉ tính riêng trong khoảng thời gian từ những năm 1960 cho đến nay đã
có rất nhiều những quan điểm khác nhau về kỹ năng được các tác giả đề cập đến.
Tóm lược lại chúng tôi thấy, tất cả những quan điểm cơ bản chủ yếu tập trung vào

10


hai khuynh hướng nổi bật như sau:
* Khuynh hướng thứ nhất xem xét kỹ năng nghiêng về mặt kỹ thuật của thao
tác hay kỹ thuật hành động
Các tác giả đi theo xu hướng này coi kỹ năng như sự nắm vững và vận dụng
phương thức hành động vào thực tiễn trên cơ sở tri thức và những kỹ năng được

hình thành trước đó [43].
V.A.Kruchetxki coi kỹ năng là phương thức thực hiện hoạt động- những cái
mà con người nắm vững, với ông chỉ cần nắm vững phương thức của hành động là
con người đã có kỹ năng, không cần đến kết quả của hành động. Quan điểm của tác
giả đã bộc lộ một hạn chế là để đạt được kết quả cho mỗi hành động còn phụ thuộc
vào rất nhiều yếu tố, nếu chỉ nắm phương thức của hành động trong hoạt động cụ
thể liệu có chắc chắn mang lại kết quả hay không.
Rất gần gũi với quan điểm trên, A.G Côvaliov [13] cho rằng “Kỹ năng là
phương thức thực hiện hành động phù hợp với mục đích và điều kiện của hành
động” theo ông kết quả của hành động phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà trong đó
quan trọng hơn cả là năng lực thực hiện hành động nào đó của con người chứ
không chỉ là con người có cách thức thực hiện hành động tốt thì sẽ thu được tương
ứng, ông cũng đặc biệt nhấn mạnh là khi cá nhân tìm được phương thức hành
động thích hợp với mục đích nhất định nào đó trong những điều kiện xác định của
hoạt động chính là kỹ năng.
- P.A Rudich cho rằng: Kỹ năng là động tác mà cơ sở của nó là sự vận động
thực tế các kiến thức đã tiếp thu được để đạt hiệu quả trong một hình thức hoạt
động cụ thể. Như vậy tác giả đề cao khía cạnh kỹ thuật của kỹ năng và xem đó như
là kết quả của những kiến thức đã tiếp thu được từ vận động thực tế.
- Đề cập đến kỹ năng, tác giả Trần Trọng Thủy cũng nhấn mạnh kỹ năng là
mặt kỹ thuật của hành động con người nắm được cách thức hành động tức là có kỹ
thuật hành động, có kỹ năng [53].
- Tác giả Bùi Thị Xuân Mai đưa ra quan niệm “Kỹ năng là sự vận dụng đúng
đắn những tri thức, giá trị, thái độ liên quan vào hoạt động hay hành động thực tiễn
trong những điều kiện cụ thể để thực hiện hành động hay hoạt động có kết quả. Theo
11


tác giả chỉ khi nào cá nhân nắm rõ tri thức hành động và có thái độ vận dụng nó vào
hoạt động thực tiễn thì cá nhân mới được coi là kỹ năng trong hoạt động đó [36].

- Tác giả Phạm Thị Tuyết cũng đi theo xu hướng này khi nghiên cứu kỹ
năng, tác giả coi kỹ năng là sự vận dụng tri thức về phương thức thực hiện hành
động có kết quả nhằm đạt mục đích xác định trước. Tác giả quan niệm cá nhân có
kỹ năng chỉ khi cá nhân có tri thức về hành động đó bao gồm (phương thức thực
hiện, mục đích thực hiện…) [60].
Đánh giá một cách hệ thống các quan điểm trên dễ nhận thấy một điểm
chung trong quan niệm của các tác giả nêu trên đó là sự nhấn mạnh phương thức
của hành động, đặt kỹ năng trong mối quan hệ với hành động và khía cạnh kỹ thuật
của hành động.
* Khuynh hướng thứ hai xem xét kỹ năng như một biểu hiện của năng lực cá nhân
Khuynh hướng này cũng đồng thời xem xét kỹ năng như là một điều kiện
cần thiết để có năng lực trong một lĩnh vực nhất định. Đại diện cho quan điểm này
là các tác giả: Levitov N.D cho rằng kỹ năng là năng lực của người thực hiện công
việc có kết quả với một chất lượng cần thiết trong những điều kiện khác nhau và
trong khoảng thời gian tương ứng, các tác giả cũng đồng thời nhấn mạnh bất kỳ một
kỹ năng nào cũng bao hàm trong đó cả biểu tượng, khái niệm, vốn tri thức, kỹ xảo
tập trung và phân phối, di chuyển chú ý, kỹ xảo tri giác, quan sát, tư duy sáng tạo,
tự kiểm tra, điều chỉnh quá trình hoạt động cũng như kỹ xảo hành động [35]. Thêm
vào đó Platonov.K.K cũng khẳng định “Cơ sở tâm lý của kỹ năng là sự thông hiểu
mối liên hệ giữa mục đích hành động, các điều kiện và phương thức hành động”
[45]. Rất gần gũi với quan điểm nêu trên, các tác giả Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn
Thạc, Vũ Dũng, Trần Quốc Thành… cũng đều cho rằng kỹ năng là năng lực vận
dụng tri thức về hành động hay các thao tác của hành động theo đúng qui trình để
có kết quả mong muốn. Như vậy các tác giả quan niệm kỹ năng không chỉ đơn
thuần là khía cạnh kỹ thuật của hành động mà còn là sự gắn kết với kết quả, khả
năng vận dụng tri thức trong những điều kiện nhất định.
Nguyễn Minh Châu đưa ra quan niệm “KN là trình độ, khả năng vận dụng

12



kiến thức đã tiếp thu để giải quyết một nhiệm vụ, thực hiện một công việc nào đó ở
một cấp độ, tiêu chuẩn xác định”. Tác giả đã đề cập đến trình độ và khả năng vận
dụng kiến thức của cá nhân như là một biểu hiện của kỹ năng khi thực hiện một
công việc nào đó.
Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thành cũng có quan niệm kỹ
năng theo xu hướng này, tác giả coi kỹ năng là khả năng thực hiện có hiệu quả hệ
thống hành động phù hợp với mục đích và điều kiện thực hiện hệ thống hành động.
Điều này cũng đồng nghĩa là nếu cá nhân nào không có khả năng thực hiện có hiệu
quả hệ thống hành động thì cá nhân đó được xem là không có kỹ năng. Quan niệm
này phần nào phản ánh chưa được đầy đủ và trọn vẹn kỹ năng bởi để có được kỹ
năng còn đòi hỏi cá nhân phải nắm được các thao tác kỹ thuật, xác định được mục
đích trên cơ sở đó luyện tập để củng cố nhằm thuần thục kỹ năng. Mặt khác yếu tố
“năng lực” rất có ý nghĩa trong việc đẩy nhanh và làm tăng tính hiệu quả của việc
hình thành kỹ năng ở cá nhân song không phải là yếu tố duy nhất [26].
Tổng hợp các phân tích về kỹ năng nói trên, chúng tôi xin đề xuất khái niệm
kỹ năng như sau:
Kỹ năng là sự vận dụng những tri thức, kinh nghiệm, thái độ của cá nhân
một cách đúng đắn và phù hợp với thực tiễn vào trong những điều kiện cụ thể để
thực hiện hành động hay hoạt động đó có kết quả.
Trong khái niệm này, kỹ năng có một số đặc điểm như sau:
- Kỹ năng là một biểu hiện của năng lực trí tuệ và đồng thời là mặt kỹ thuật
của hành động, là kết quả của quá trình luyện tập củng cố, kỹ năng bao giờ cũng
gắn với một hành động cụ thể. Một cá nhân có kỹ năng đòi hỏi phải có tri thức, kinh
nghiệm về yêu cầu thao tác, kỹ thuật hành động, phương thức hành động… đồng
thời biết vận dụng một cách thuần thục, sáng tạo và có hiệu quả vào trong những
tình huống cụ thể nhằm đạt mục đích đã đề ra.
- Bất cứ kỹ năng nào cũng phải dựa trên cơ sở lí thuyết. Cơ sở lí thuyết đó
chính là kiến thức, xuất phát từ cấu trúc kỹ năng (mục đích, cách thức thực hiện và
hiểu được những điều kiện cần thiết để triển khai các cách thức đó). Kỹ năng chỉ có


13


được khi con người biết vận dụng tri thức, kinh nghiệm vào trong những tình
huống, hoàn cảnh thực tiễn một cách có kết quả.
- Tiêu chuẩn để đánh giá kỹ năng là tính đúng đắn, sự thuần thục, sáng tạo và
linh hoạt. Mỗi kỹ năng sẽ không thể được xem là được thực hiện thành thạo nếu
thiếu đi một trong những tiêu chuẩn này.
- Kỹ năng không phải là bẩm sinh của mỗi cá nhân mà là sản phẩm của hoạt
động thực tiễn. Kết quả thực hiện kỹ năng là sự tổng hòa của kiến thức, kinh
nghiệm, thái độ… của cá nhân với mỗi tình huống cụ thể trong khách quan.
1.2.2. Khái niệm kỹ năng xã hội
- Có nhiều quan điểm khác nhau khi nghiên cứu kỹ năng xã hội nên các định
nghĩa cũng có nhiều cách khác nhau. Có quan điểm cho rằng, kỹ năng xã hội là
năng lực giao tiếp, thuyết phục và tương tác với các thành viên khác trong xã hội
mà không tạo ra xung đột hay bất hòa.
- Kỹ năng xã hội cũng được định nghĩa là tập hợp các kỹ năng con người
sử dụng để tương tác và giao tiếp với người khác. Chúng ta cần chú ý rằng mỗi
người sinh ra trong những nền văn hóa khác nhau với những phong tục, tập quán
khác nhau và những chuẩn mực xã hội khác nhau quyết định cách thức hành xử
nào là thành công.
- Theo các nhà tâm lý học, hoạt động con người mang bản chất xã hội.
Những hoạt động cùng hoặc với người khác là một phần không thể thiếu trong hoạt
động sống của mỗi người. Quá trình lớn lên của mỗi đứa trẻ chính là quá trình trải
nghiệm, tập nhiễm, học các kỹ năng thích ứng xã hội để giúp chúng thích ứng và
thành công trong các hoạt động với người khác.
- Vậy kỹ năng thích ứng xã hội là gì? Kỹ năng thích ứng xã hội gồm những
nhóm KN nào? Sử dụng loại công cụ nào để đo lường KN thích ứng XH?
Theo Gresham và Elliot (1990) khái niệm kỹ năng thích ứng XH (Social

skill) là những mẫu ứng xử tập nhiễm hay học được, được chấp nhận về mặt xã hội,
giúp một cá nhận có thể quyết định hành động và ứng xử một cách có hiệu quả với
người khác, giúp người đó nhanh chóng thích ứng với hoàn cảnh, tránh được những

14


hậu quả tiêu cực về mặt XH.
Những nghiên cứu của các nhà tâm lý học (Coie & Dodge, 1983; Pasker &
Asher, 1987) khẳng định rằng một đứa trẻ nếu không phát triển đầy đủ các kỹ năng
xã hội: KN thể hiện sự tự tin, KN kết bạn, hợp tác nhóm, KN đồng cảm, chia sẻ,
KN quyết đoán, tự khẳng định, KN kiềm chế, kiểm soát stress, KN giải quyết vấn
đề, KN thích ứng hòa nhập với môi trường mới, KN thuyết phục... sẽ báo trước rằng
đứa trẻ này có nguy cơ gặp nhứng khó khăn học đường: kém thích ứng, khó kết
bạn, khó hòa nhập với các bạn trong lớp, thụ động, kém tự tin, sợ giáo viên, không
hứng thú học, chán học... hoặc mắc các lỗi rối nhiễu hành vi, rối nhiễu đạo đức dẫn
đến thất bại học đường. Những người có kỹ năng xã hội thường tạo ra được một
phạm vi rộng các mối quan hệ quen biết, và họ có tài tìm ra được tiếng nói chung
với hầu hết các kiểu người khác nhau trong xã hội - nói cách khác, họ có sở trường
trong việc tạo ra tình trạng đồng thuận. Họ hoàn toàn có khả năng hội nhập và thích
nghi tốt với những môi trường sống khác nhau.
- Theo Bách khoa toàn thư trực tuyến (Wikipedia) KNXH là thuật ngữ dùng để
chỉ bất cứ KN quan trọng nào trong cuộc sống con người: KN sống, KN giao tiếp, lãnh
đạo, làm việc theo nhóm, KN quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng
tạo và đổi mới... tạo điều kiện thuận lợi cho sự tương tác và giao tiếp với người khác.
- Theo tài liệu giáo dục phát triển tình cảm và KNXH cho trẻ mầm non của
Trung tâm nghiên cứu giáo dục mầm non 2009. KNXH là KN thích ứng và duy trì
các mối quan hệ xã hội. Đối với trẻ nhỏ KNXH được hiểu là KN hình thành và duy
trì mối quan hệ XH với người lớn và các bạn. Đây là nền tảng của sự phát triển
quan hệ xã hội của trẻ.

- Tài liệu Trung tâm KNS Tâm Việt đưa ra khái niệm: KNXH là một tập hợp
các kỹ năng mà cho phép chúng ta hợp tác, giao tiếp và hòa nhập, thích ứng với
XH. Các KNXH bao gồm các hình thức bằng lời nói và không lời.
- Theo Tricia Ellis Christensen: khái niệm “kỹ năng xã hội” (social skill) bao
gồm các kỹ năng cho phép con người giao tiếp, thiết lập các mối quan hệ với người
khác. Cần lưu ý rằng khái niệm này có thể được định nghĩa khác nhau do đặc trưng văn

15


hóa khác nhau. KNXH bao gồm các hành vi ngôn ngữ và phi ngôn ngữ của con người.
- Kỹ năng xã hội rất quan trọng và được xem là một trong các yếu tố của chỉ
số thông minh cảm xúc (EQ). Theo Daniel Goleman – tác giả của cuốn “Thông
minh cảm xúc” (Emotional Intelligence) thì các kỹ năng xã hội bao gồm: Kỹ năng
gây ảnh hưởng, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý xung đột, kỹ năng lãnh đạo, kỹ
năng khởi xướng thay đổi, kỹ năng xây dựng quan hệ, kỹ năng cộng tác và hợp tác,
kỹ năng làm việc đồng đội.
- Năm 1990, Thomas Hatch và Gardner trình bày “Trí tuệ xã hội của trẻ em”
tại đại hội hàng năm của Hội tâm lý học Hoa Kỳ. Theo đó có 4 thành tố của trí tuệ
xã hội tạo nên KNXH như sau:
Một là: Năng lực tổ chức nhóm – đó là năng lực đầu tiên của các thủ lĩnh,
biết khởi đầu và phối hợp các nỗ lực, các cá nhân, đó là tài năng của các đạo diễn,
cán bộ xã hội, cán bộ đoàn, đội,…Trong trò chơi đóng vai có chủ đề trẻ đã bộc lộ
năng lực này (biết cách phối hợp nỗ lực các cá nhân,…)
Hai là: Năng lực thương lượng về các giải pháp – đó là năng lực cho phép
ngăn ngừa các cuộc xung đột và biết cách giải quyết chúng. Họ biết dàn xếp, làm
trọng tài cho các cuộc bất đồng,… các nhà ngoại giao, tư pháp có năng lực này. Trẻ
em biết phân xử các tranh giành đồ chơi, cãi nhau, xung đột, các cán bộ lớp biết
phân xử những tranh cãi, bất đồng trong lớp.
Ba là: Năng lực thiết lập các liên hệ cá nhân: biết tập hợp mọi người vào một

hoạt động chung, biết đoàn kết với mọi người, biết hợp tác với nhiều người,…
Muốn vậy phải có năng lực đồng cảm trong giao tiếp, thấu cảm trong giao tiếp,…
nhờ đó mà cảm hóa được những người xung quanh. Những dấu hiệu biểu hiện bên
ngoài: Là đứa trẻ đáng tin cậy, là bạn bè tốt của nhau, trẻ được nhiều bạn yêu mến,
là đứa trẻ cởi mở, vui vẻ, chan hòa, không để bụng, trẻ không thù dai, không đố kỵ,
trẻ rất hứng thú khi được tiếp xúc với mọi người, trẻ rất quan tâm đến mọi người
đặc biệt rất nhạy cảm với những thay đổi xúc cảm của người thân, người gần gũi
với mình: hay đặt câu hỏi (vì sao bạn khóc? Vì sao mẹ lại buồn? Tại sao hôm nay
cô giáo lại không vui?)

16


Bốn là: Năng lực phân tích xã hội – đó là biết nhận ra những tình cảm,
những động cơ, những lo lắng của người khác. Sự hiểu biết này thể hiện sự quan
tâm, gần gũi,… từ đó đem lại sự thân mật lớn lao, đem lại sự thiện cảm ở người
khác. Người có năng lực phân tích xã hội cao nhất thường là những người làm
công tác tư vấn tâm lý, chữa trị tâm lý (thầy tu, linh mục, hòa thượng, nhà văn,
biên kịch, đạo diễn,…)
Bốn năng lực xã hội phân tích trên phối hợp với nhau để hình thành các kỹ
năng xã hội, nói cách khác là biết giao tiếp xã hội tạo cho bản thân sự hấp dẫn,
quyến rũ, … những người xung quanh để từ đó kích thích trí tuệ, các năng lực tiềm
tàng ở họ, tạo ra sức mạnh trí tuệ, cảm xúc, thể chất,… đảm bảo cho sự thành công
ở nhiều lĩnh vực hoạt động.
Điều dễ nhận thấy ở năng lực nào cũng có sự xâm nhập của tình cảm. nếu
không thiện chí, không cởi mở, không vì mọi người, không hoạt động tích cực trong
các quan hệ xã hội để trải nghiệm những vui buồn, tự hào, xấu hổ,… thì không thể
có các năng lực xã hội hay còn gọi kỹ năng xã hội, để giúp con người luôn có cảm
giác an toàn trong học tập, lao động sáng tạo.
* Như vậy ta có thể tổng kết rằng: Kỹ năng xã hội là một tập hợp các kỹ

năng hoặc những mẫu ứng xử tập nhiễm hay học được, được chấp nhận về mặt xã
hội mà cho phép chúng ta giao tiếp, tương tác, thích ứng, hội nhập, quyết định hành
động và ứng xử một cách có hiệu quả với người khác giúp nhanh chóng thích ứng
với hoàn cảnh, tránh được những hậu quả tiêu cực về mặt xã hội.
Các nguyên tắc, quan hệ được tạo lập và truyền bá hoặc thay đổi thông qua
quá trình tương tác bằng ngôn từ hoặc phi ngôn từ. Quá trình học các kỹ năng xã
hội người ta gọi là quá trình xã hội hóa (socialization). Quá trình tương tác với các
vấn đề xã hội cũng giúp con người củng cố các kỹ năng xã hội.
1.2.3. Khái niệm giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ MG
1.2.3.1. Khái niệm về giáo dục
Giáo dục là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch, có nội
17


dung và bằng phương pháp khoa học của nhà giáo dục tới người được giáo dục trong
các cơ quan giáo dục, nhằm hình thành nhân cách cho người được giáo dục [41]
1.2.3.2. Khái niệm GDKNXH cho trẻ MG thông qua TCĐVCCĐ
Khái niệm về GDKNXH cho trẻ MG thông qua trò chơi ĐVCCĐ là quá trình
tác động sư phạm có mục đích, có định hướng của nhà giáo dục tới trẻ thông qua
việc tổ chức trò chơi ĐVCCĐ nhằm hình thành, rèn luyện hoặc thay đổi các hành vi
của trẻ theo hướng tích cực, phù hợp với mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách
trẻ, dựa trên cơ sở giúp trẻ có tri thức, thái độ và kỹ năng phù hợp đáp ứng được
những yêu cầu của cuộc sống hiện đại.
1.2.4. Khái niệm trò chơi đóng vai có chủ đề
Hoạt động vui chơi của trẻ MG rất đa dạng, trẻ có thể tham gia vào nhiều loại
trò chơi học tập, trò chơi xây dựng, trò chơi vận động, trò chơi đóng kịch, trò chơi
ĐVCCĐ. Mỗi loại trò chơi đều có những tác dụng nhất định đến sự phát triển nhân
cách của trẻ. Trong đó, trò chơi ĐVCCĐ là trò chơi trung tâm của trẻ mẫu giáo.
Chính trò chơi này là loại trò chơi chủ yếu tạo ra những nét đặc trưng trong đời sống
tâm lý của trẻ mẫu giáo. Đồng thời nó mang đầy đủ ý nghĩa nhất của việc chơi.

Trò chơi ĐVCCĐ là loại trò chơi trong đó trẻ đóng một vai cụ thể để tái tạo
lại những ấn tượng, những xúc cảm mà trẻ thu nhận được từ một môi trường xã hội
của người lớn nhờ sự tham gia tích cực của trí tưởng tượng.
“Bản chất của trò chơi ĐVCCĐ có thể hiểu đó là sự tái tạo lại những hành
động của người lớn cũng như thái độ và các mối quan hệ giữa họ với nhau trong
hoạt động lao động và sinh hoạt hàng ngày của trẻ trong trò chơi của mình” [20].
Nói cách khác, trò chơi ĐVCCĐ là loại trò chơi mà khi chơi trẻ mô phỏng
một mảng nào đó của cuộc sống người lớn trong xã hội bằng việc nhập vai (hay còn
gọi là đóng vai) một nhân vật nào đó để thực hiện chức năng xã hội của họ bằng
những hành động mang tính tượng trưng [58].
Từ đó, có thể hiểu: Trò chơi ĐVCCĐ là dạng trò chơi sáng tạo, đặc trưng
của lứa tuổi MG, phản ánh một mảng hiện thực của cuộc sống xã hội, lao động,
mối quan hệ giữa con người với con người thông qua việc đóng vai người lớn mà

18


trẻ thực hiện hành động theo chức năng xã hội mà họ đảm nhận.
1.3. Lý luận về GDKNXH cho trẻ MG 5-6 tuổi
1.3.1. Đặc điểm của trẻ 5-6 tuổi
* Đặc điểm phát triển thể chất
- Về sức vóc: Trẻ 5 tuổi tăng trưởng nhanh về chiều cao và cân nặng. Chiều
cao trung bình cơ thể là 105cm, cân nặng trung bình là 17kg.
- Về giải pháp sinh lý: Hệ xương bắt đầu được cốt hóa, cơ bắp to ra, các cơ
quan hô hấp và tuần hoàn phát triển, trọng lượng của não tăng nhanh từ 1.100g đến
1.350g. Tăng cường vai trò điều chỉnh và kiểm tra của vỏ bán cầu đại não đối với
các vùng vỏ dưới. Tốc độ hình thành phản xạ có điều kiện tăng nhanh, hệ thống tín
hiệu thứ nhất phát triển mạnh mẽ.
Sự phát triển thể chất đó tạo lên những điều kiện cần thiết để trẻ có thể hoạt
động độc lập nhiều hơn và giúp trẻ lĩnh hội những hình thức mới của kinh nghiệm xã

hội trong quá trình giáo dục. Tuy vậy sự phát triển đó chưa tạo ra được một biến đổi
mạnh mẽ thật thuận lợi cho hoạt động học tập, phải đến cuối 5 tuổi, bước sang tuổi
thứ 6 thì sự phát triển thể chất của trẻ mới bắt đầu thích ứng với hoạt động học tập.
* Đặc điểm phát triển tâm lý xã hội của trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ 5- 6
tuổi nói riêng
- Từ lọt lòng đến 1 tuổi: trẻ dần biết tin ở người khác về việc thỏa mãn các
nhu cầu của mình và do đó phát triển được các cảm xúc về giá trị của bản thân.
Những trẻ nào không được chăm sóc đầy đủ sẽ có thể mất tin tưởng ở những người
sống xung quanh. Trẻ biết bẽn lẽn, không theo người lạ …
- Từ 1-3 tuổi: trẻ tập tự chủ, tập đi, tập ăn một mình, tập rửa mặt, tập tự mặc
quần áo và bắt đầu tập tuân theo các quy tắc xã hội. Những trẻ nào không tự chủ
được là do không tin ở khả năng của mình trong việc đối phó với thế giới bên ngoài
và cảm thấy xấu hổ về chuyện này.
- Từ 3-6 tuổi: trẻ nâng cao khả năng tự chủ đã có ở giai đoạn trước, chơi trò
chơi ĐVCCĐ, nhận làm một số việc trong nhà giúp người lớn. Đôi khi hành động
của trẻ xung đột với người lớn, trẻ có thể tập tránh các xung đột bằng cách điều hòa

19


×