Tải bản đầy đủ (.doc) (119 trang)

TỔ CHỨC bồi DƯỠNG GIÁO VIÊN TIỂU học THÀNH PHỐ HƯNG yên, TỈNH HƯNG yên THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (725.97 KB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
----˜&™----

ĐỖ THỊ PHẤN

TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
THÀNH PHỐ HƯNG YÊN, TỈNH HƯNG YÊN
THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Quốc Thành

HÀ NỘI - 2014


LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm trân thành, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, đội ngũ
cán bộ các khoa, phòng ban trường Đại học sư phạm Hà Nội; Quý thầy cô đã tận
tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới
PGS.TS Trần Quốc Thành, người trực tiếp hướng dẫn khoa học đã tận
tình chỉ dẫn, động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn
thành luận văn; các giáo sư, tiến sỹ đã đóng góp ý kiến, phản biện giúp
luận văn được hoàn chỉnh.
Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, chuyên viên sở Giáo dục
- Đào tạo tỉnh Hưng Yên; lãnh đạo chuyên viên phòng Giáo dục - Đào tạo
thành phố Hưng Yên; Cán bộ quản lý, giáo viên các trường Tiểu học thành


phố Hưng Yên; Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và trường Tiểu học An Tảo đã
tạo điều kiện, động viên, khích lệ, cung cấp tư liệu, đóng góp ý kiến cho tôi
trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Mặc dù bản thân tôi đã rất cố gắng, nỗ lực trong quá trình nghiên cứu,
hoàn thành luân văn. Song do trình độ hiểu biết và thời gian nghiên cứu có
hạn, chắc chắn luận văn không thể tránh khỏi những hạn chế và khiếm khuyết
nhất định. Rất mong nhận được sự chỉ dẫn và đóng góp ý kiến của thầy giáo,
cô giáo và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 8 năm 2014
Tác giả

Đỗ Thị Phấn


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................2
MỞĐẦU.................................................................................................................1
Những đặc điểm chung của tổ chức..................................................................10
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ TỪ VIẾT TẮT
CBQL
CNH, HĐH
ĐNCB
ĐNGV
ĐNNG
GD & ĐT
GV

KT-XH
NCKH
QLGD
TH
SKKN
GVTH
TP
XHCN
SGK
CSVC
GDTH

: Cán bộ quản lý
: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
: Đội ngũ cán bộ
: Đội ngũ giáo viên
: Đội ngũ nhà giáo
: Giáo dục và đào tạo
: Giáo viên
: Kinh tế - xã hội
: Nghiên cứu khoa học
: Quản lý giáo dục
: Tiểu học
: Sáng kiến kinh nghiệm
: Giáo viên Tiểu học
: Thành phố
: Xã hội chủ nghĩa
: Sách giáo khoa
: Cơ sở vật chất
: Giáo dục Tiểu học



DANH MỤC BẢNG
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................2
MỞĐẦU.................................................................................................................1
Những đặc điểm chung của tổ chức..................................................................10


M U
1. Lý do chn ti
Trong h thng giỏo dc quc dõn, giỏo dc Tiu hc c coi l nn
tng, nn múng cho ngụi nh giỏo dc. Khụng th xõy c ngụi nh cao p,
chc chn v bn vng trờn mt nn múng yu t. Lut giỏo dc 1998 nc ta
ó ghi rừ: Giỏo dc Tiu hc l bc hc nn tng ca h thng giỏo dc quc
dõn, cú nhim v xõy dng v phỏt trin tỡnh cm o c, trớ tu, thm m v
th cht cho tr em nhm hỡnh thnh c s ban u cho s phỏt trin ton din
nhõn cỏch con ngi Vit Nam XHCN. Trong mc 2, iu 27, Lut giỏo dc
nm 2005 ó ghi rừ: Mc tiờu ca giỏo dc Tiu hc nhm giỳp hc sinh hỡnh
thnh nhng c s ban u cho s phỏt trin ỳng n v lõu di v o c, trớ
tu, th cht, thm m v cỏc k nng c bn hc sinh tip tc hc trung hc
c s. c bit, Hội nghị Trung ơng 6 (khoá XI) về Đổi mới căn bản và toàn
diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong
điều kiện kinh tế thị trờng định hớng XHCN và hội nhập quốc tế.
Mun nõng cao cht lng giỏo dc trong nh trng trc ht phi xõy
dng i ng giỏo viờn v s lng, ng b v loi hỡnh, cú trỡnh chuyờn
mụn nghip v cao, cú phm cht chớnh tr vng vng bi vỡ giỏo viờn l ngi
quyt nh ti cht lng giỏo dc. Trong giai on hin nay c nc ó v ang
thc hin chng trỡnh sỏch giỏo khoa mi, lng kin thc cn truyn ti n hc
sinh rt phong phỳ, hin i, t c yờu cu m s nghip i mi ũi hi v
cng tip cn c vi trỡnh Tiu hc trong khu vc ụng Nam v trờn th

gii. nõng cao cht lng dy hc, vn i mi phng phỏp dy hc l vn
cp thit m ngnh giỏo dc núi chung cng nh giỏo dc Tiu hc núi riờng
phi thc hin. Ngi giỏo viờn l ngi t chc, iu khin quỏ trỡnh lnh hi tri
thc ca hc sinh. lm c iu ny ũi hi ngi giỏo viờn phi thc s cú
nng lc chuyờn mụn th hin trong bi dy ca mỡnh.

1


Giáo viên Tiểu học khác với giáo viên các cấp học khác là phải dạy đủ các
môn học trong trường Tiểu học. Giáo viên Tiểu học vừa dạy, vừa dỗ học sinh cho
nên mỗi giáo viên không chỉ đóng vai trò của một người thầy mà còn đóng vai trò
của một người cha, người mẹ. Vì vậy, đòi hỏi giáo viên Tiểu học phải am hiểu
sâu, rộng về các lĩnh vực tự nhiên, xã hội cũng như về tâm lý giáo dục.
Thực tế ở các trường Tiểu học hiện nay, trình độ đào tạo của đội ngũ
giáo viên không đồng đều. Phần lớn giáo viên chỉ được tiếp cận với việc đổi
mới chương trình SGK mới trong thời gian bồi dưỡng hè ngắn ngủi ở các
trường nên việc dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng vẫn gặp nhiều khó
khăn. Trong khi đó lượng kiến thức cần truyền đạt cho học sinh cũng tăng
nhanh mang tính thời sự hơn.
Mặt khác, giáo dục của các trường còn gặp nhiều khó khăn như: Về cơ sở
vật chất đó là phòng học hiện có hầu hết là chật chội, khó có thể triển khai một
cách tốt những phương pháp dạy học tích cực, nhằm phát huy tốt nhất tính độc
lập, sáng tạo của học sinh; Thiết bị dạy học hiện đại còn thiếu, giáo viên cũng
không đủ thời gian làm đồ dùng dạy học, nhiều giáo viên gặp khó khăn trong
việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Chính vì vậy, học sinh đang
phải học trong những lớp học chủ yếu sử dụng những phương pháp dạy học
truyền thống - những phương pháp không tạo dược nhiều hứng thú trong học
tập, không phát huy được tính tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh.
Bồi dưỡng giáo viên các trường Tiểu học đáp ứng chuẩn giáo viên Tiểu

học vừa là tiền đề vừa là động lực của việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo
viên. Để đáp ứng chuẩn đội ngũ giáo viên Tiểu học đòi hỏi người Hiệu trưởng
phải có những biện pháp tổ chức bồi dưỡng tốt cho giáo viên. Thực tế cho thấy
rằng: chất lượng giáo dục của các nhà trường cao hay thấp đều phụ thuộc vào
công tác quản lý, tổ chức của Hiệu trưởng đó tốt hay chưa tốt?
Hưng Yên là thành phố mới được công nhận và sát nhập thêm các xã
lân cận, điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Chất lượng đào tạo đội

2


ngũ giáo viên còn chưa đồng đều. Tổ chức bồi dưỡng giáo viên các trường
Tiểu học đáp ứng chuẩn hóa là việc làm có tính chất quyết định tới chất
lượng giáo dục Tiểu học, mà chất lượng giáo dục Tiểu học lại chính là cơ
sở, nền tảng của việc đào tạo nguồn nhân lực tương lai đáp ứng được yêu
cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
Để đội ngũ giáo viên Tiểu học của thành phố Hưng Yên thực sự đáp ứng
chuẩn hóa thì vấn đề quản lý của Hiệu trưởng, nhằm tổ chức bồi dưỡng cho đội
ngũ giáo viên các trường Tiểu học theo hướng chuẩn hóa là việc làm cấp thiết.
Từ những lý do nêu trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Tổ chức
bồi dưỡng giáo viên Tiểu học thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên theo
chuẩn nghề nghiệp”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng hoạt động bồi dưỡng đội ngũ
giáo viên các trường Tiểu học thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên, đề xuất
các biện pháp tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên Tiểu học để đội ngũ này
có thể đáp ứng các tiêu chuẩn của nghề nghiệp.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý đội ngũ giáo viên của Hiệu trưởng trường Tiểu học.

3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp tổ chức bồi dưỡng đội ngũ giáo viên Tiểu học thành phố
Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên theo chuẩn nghề nghiệp.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu xác định rõ được cơ sở lý luận về quản lý, phát triển đội ngũ giáo
viên trường Tiểu học, các yêu cầu về chuẩn nghề nghiệp của giáo viên Tiểu
học, đánh giá đúng thực trạng tổ chức bồi dưỡng đội ngũ giáo viên Tiểu học
thành phố Hưng yên thì có thể đề xuất được một hệ thống các biện pháp tổ

3


chức phù hợp, khả thi để bồi dưỡng đội ngũ giáo viên Tiểu học thành phố
Hưng Yên đáp ứng được yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo
chuẩn nghề nghiệp của Hiệu trưởng các trường Tiểu học
5.2. Phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức bồi dưỡng giáo viên của các
trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên
5.3. Đề xuất hệ thống biện pháp tổ chức bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
các trường Tiểu học thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên theo chuẩn
nghề nghiệp
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học bao gồm nhiều tiêu chuẩn, nhiều
tiêu chí. Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các biện pháp bồi dưỡng giáo viên
theo chuẩn về năng lực của người giáo viên Tiểu học, các chuẩn thuộc đạo
đức nghề nghiệp luận văn không đề cập đến.
Đề tài được khảo sát trên các nhóm khách thể điều tra gồm: 8 trường
Tiểu học trong thành phố Hưng yên, tỉnh Hưng Yên.
7. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu với các nhóm phương pháp sau:
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá các tài liệu, các văn bản chỉ đạo,
nghị quyết của Đảng, Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục
và Đào tạo Hưng Yên có liên quan đến tổ chức bồi dưỡng giáo viên các
trường Tiểu học thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên đáp ứng chuẩn
nghề nghiệp.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động của GV và các hoạt
động đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV để hỗ trợ cho các kết quả khảo sát bằng
4


phiếu hỏi. Kết quả quan sát cũng là nguồn thông tin cho các nhận xét định
tính về công tác bồi dưỡng và tổ chức bồi dưỡng cho ĐNGV trường Tiểu học
thành phố Hưng Yên.
- Phương pháp thống kê: Thống kê các số liệu về ĐNGV của trường
Tiểu học thành phố Hưng Yên và các vấn đề có liên quan đến quản lý, đào
tạo, bồi dưỡng ĐNGV của nhà trường trong các năm qua. Sử dụng các số liệu
đó bằng cách thống kê thành biểu bảng.
- Phương pháp điều tra viết: Sử dụng bảng hỏi để khảo sát ý kiến của
các đối tượng: CBQL, GV các trường Tiểu học thành phố Hưng Yên về hoạt
động bồi dưỡng và tổ chức bồi dưỡng cho ĐNGV của nhà trường. Thông qua
đó, đánh giá kết quả của công tác bồi dưỡng và những thành công và hạn chế
trong tổ chức bồi dưỡng ĐNGV nhà trường.
- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn các nhà quản lý và GV về công
tác bồi dưỡng GV của nhà trường. Kết quả nghiên cứu này hỗ trợ, bổ sung
cho các kết quả khảo sát để làm rõ thực trạng bồi dưỡng và tổ chức bồi dưỡng
ĐNGV trường Tiểu học thành phố Hưng Yên trong những năm qua.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết các hoạt động bồi

dưỡng để rút ra các bài học kinh nghiệm trong tổ chức bồi dưỡng ĐNGV
trường Tiểu học thành phố Hưng Yên trong những năm qua.
- Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến đánh giá của các chuyên gia có
uy tín, trình độ cao trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng GV các trường Tiểu
học thành phố Hưng Yên về công tác bồi dưỡng và tổ chức bồi dưỡng cho
ĐNGV. Xin ý kiến đánh giá về các biện pháp tổ chức bồi dưỡng ĐNGV mà
tác giả luận văn đề xuất.
7.3. Phương pháp xử lý số liệu
Thống kê bằng biểu mẫu và lập biểu đồ trình bày các số liệu thu được
qua điều tra và thống kê cơ bản.

5


8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục
luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức bồi dưỡng đội ngũ giáo viên Tiểu
học theo chuẩn nghề nghiệp.
Chương 2: Thực trạng đội ngũ và tổ chức bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
Tiểu học thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên theo chuẩn nghề nghiệp.
Chương 3: Biện pháp tổ chức bồi dưỡng giáo viên các trường Tiểu học
thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên đáp ứng chuẩn nghề nghiệp.

6


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG
ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Ngay từ những ngày đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa, Bác Hồ rất quan tâm đến sự nghiệp phát triển giáo dục, trong đó đặc biệt
nhấn mạnh đến việc xây dựng và tổ chức bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo. Trong
chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam, ngành Giáo dục - Đào tạo đã rất coi
trọng đến công tác tổ chức bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo ở các cấp học, bậc học.
Từ trước đến nay, nhiều nhà khoa học, cán bộ QLGD....quan tâm
nghiên cứu về vấn đề bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên ở các góc độ khác
nhau nhằm nâng cao trình độ, cho ĐNGV. Trong đó, các vấn đề liên quan tới
công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đã được nhiều nhà giáo dục, nhiều
chuyên gia đề cập tới. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu sau:
- Ở nước ngoài có các tác giả như: M.I. Kônđacốp (Cơ sở lý luận khoa
học quản lý giáo dục, Trường Cán bộ quản lý giáo dục và Viện Khoa học
giáo dục, 1984); Harlđ - Koontz (Những vấn đề cốt yếu về quản lý, nhà xuất
bản khoa học kỹ thuật, 1992).
- Ở Nước ta có tác giả nghiên cứu về vấn đề này như:
Tác giả Lê Trần Lâm Vớ “Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên” (1992).
Tác giả Nguyễn Hữu Long chủ nhiệm đề tài “Xây dựng và hoàn thiện
quy trình rèn luyện kỹ năng sư phạm theo quy trình đào tạo mới” (Trường Đại
học sư phạm Hà Nội - 1994).
Tác giả Nguyễn Minh Đường với “Bồi dưỡng và đào tạo lại nguồn
nhân lực” (1996).
Tác giả Hà Thị Thanh Thủy với “Các biện pháp quản lý nhằm nâng
cao chất lượng đào tạo các lớp cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm tại Khoa sư
phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội”.

7


Tác giả Đình Quang Báo (2007, Giải pháp đổi mới phương thức đào

tạo nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên).
Cùng với các công trình nghiên cứu, các bài viết của các tác giả:
Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đặng Xuân Hải, Nguyễn Đức Chính
và một số tác giả khác về công tác quản lý giáo dục đã thực sự góp phần
không nhỏ trong sự nghiệp phát triển nền giáo dục nước nhà.
- Bên cạnh đó còn có các tác giả của các luận văn thạc sỹ chuyên ngành
Quản lý giáo dục như:
“Những biện pháp quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV Tiểu
học ở huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới
giáo dục trong giai đoạn hiện nay” tập trung vào bồi dưỡng giáo viên Tiểu
học (Dương Văn Đức - 2006);
“Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường Tiểu
học đạt chuẩn quốc gia thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa” (Nguyễn
Văn Tuấn - 2009);
“Biện pháp quản lý bồi dưỡng giáo viên Tiểu học TP Nam Định đáp
ứng chuẩn nghề nghiệp” (Dương Thị Minh Hiền – 2010);
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Tiểu học
huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa” (Lê Xuân Vịnh - 2010);
“Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Tiểu huyện
Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa” (Lê Xuân Vịnh - 2010);
“Biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên Tiểu học huyện An Dương, Hải
Phòng theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học” (Trần Thị Ngọc Bảo - 2011).
Qua tìm hiểu, phân tích đánh giá những công trình của các tác giả đã
nêu trên, có thể thấy các nghiên cứu đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận về quản lý,
phát triển đội ngũ giáo viên các cấp; khẳng định sự cần thiết phải nghiên cứu
phát triển, nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên, trong đó có giáo viên

8



Tiểu học. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về bồi dưỡng giáo viên Tiểu
học theo chuẩn hoặc đáp ứng chuẩn nghề nghiệp chưa nhiều. Do đó, nghiên
cứu về tổ chức bồi dưỡng giáo viên Tiểu học thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng
Yên theo chuẩn nghề nghiệp là nghiên cứu có đóng góp mới và rất cần thiết.
1.2. Tổ chức và tổ chức bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trường tiểu học
1.2.1. Khái niệm tổ chức
V.I. Lênin đã từng nói: Trong cuộc chiến tranh giành chính quyền, giai
cấp vô sản không có vũ khí nào khác hơn là tổ chức. Và khi đã có chính
quyền, lĩnh vực trọng yếu nhất và khó khăn nhất của cuộc cách mạng xã hội
chủ nghĩa là nhiệm vụ tổ chức. Có lúc trong quá trình lãnh đạo cách mạng
Nga, Người đã nêu vấn đề một cách gay gắt: Toàn bộ nhiệm vụ của Đảng cầm
quyền là…tổ chức, tổ chức và tổ chức.
Trước đó nhiều thập kỷ, Các Mác đã chỉ rõ: “Tư tưởng căn bản không
thể thực hiện được cái gì hết. Muốn thực hiện được tư tưởng cần có những
con người sử dụng lực lượng thực tiễn. Những con người thực hiện lực lượng
thực tiễn” ở đây chính là tổ chức và tổ chức việc thực hiện.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về "Tổ chức", trong đó một định nghĩa
có ý nghĩa triết học sâu sắc: "tổ chức, nói rộng, là cơ cấu tồn tại của sự vật. Sự
vật không thể tồn tại mà không có một hình thức liên kết nhất định các yếu tố
thuộc nội dung. Tổ chức vì vậy là thuộc tính của bản thân các sự vật". Định
nghĩa này bao quát cả phần tự nhiên và xã hội loài người. Từ khi xuất hiện
loài người, tổ chức xã hội loài người cũng đồng thời xuất hiện. Tổ chức ấy
không ngừng hoàn thiện và phát triển cùng với sự phát triển của nhân loại.
Theo nghĩa hẹp đó, tổ chức là tập hợp một nhóm người lại để thực hiện
một nhiệm vụ chung hoặc nhằm đạt tới một mục tiêu xác định của tập thể đó.
Là quá trình tạo lập các thành phần, cấu trúc, các quan hệ giữa các thành viên,
giữa các bộ phận trong một tổ chức nhằm làm cho họ thực hiện thành công
các kế hoạch và đạt được mục tiêu tổng thể của tổ chức.

9



Thành tựu của một tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của người
quản lý và sử dụng các nguồn lực của tổ chức. Quá trình tổ chức sẽ lôi cuốn
việc hình thành, xây dựng các bộ phận, các phòng ban cùng các công việc của
chúng để thực hiện nhiệm vụ của tổ chức.
Theo Chester I. Barnard thì tổ chức là một hệ thống những hoạt động
hay nỗ lực của hai hay nhiều người được kết hợp với nhau một cách có ý
thức. Nói cách khác, khi người ta cùng nhau hợp tác và thoả thuận một cách
chính thức để phối hợp những nỗ lực của họ nhằm hoàn thành những mục tiêu
chung thì một tổ chức sẽ được hình thành.
Những đặc điểm chung của tổ chức.
Theo các nhà tâm lý học thì tổ chức có 4 đặc điểm cơ bản là:
Thứ nhất, kết hợp các nỗ lực của các thành viên
Như chúng ta thường thấy, khi các cá nhân cùng nhau tham gia và
phối hợp những nỗ lực vật chất hay trí tuệ của họ thì nhiều công việc phức
tạp và vĩ đại có thể được hoàn thành. Chẳng hạn, việc xây dựng các Kim tự
tháp, việc đưa con người lên mặt trăng...là những công việc vượt xa trí thông
minh và khả năng của bất cứ cá nhân nào. Sự kết hợp nỗ lực nhân lên đóng
góp của mỗi cá nhân.
Thứ hai, có mục đích chung
Sự kết hợp các nỗ lực không thể thực hiện được nếu những người tham
gia không nhất trí cùng nhau phấn đấu cho những quyền lợi chung nào đó.
Một mục tiêu chung đem lại cho các thành viên của tổ chức một tiêu điểm để
tập hợp nhau lại.
Thứ ba, phân công lao động
Bằng cách phân chia một cách hệ thống các nhiệm vụ phức tạp thành
những công việc cụ thể, một tổ chức có thể sử dụng nguồn nhân lực của nó
một cách có hiệu quả. Phân công lao động tạo điều kiện cho các thành viên
của tổ chức trở nên tài giỏi hơn do chuyên sâu vào một công việc cụ thể.


10


Thứ tư, hệ thống thứ bậc quyền lực
Các nhà lý thuyết về tổ chức định nghĩa quyền lực là quyền ra quyết
định và điều khiển hành động của những người khác. Nếu không có một hệ
thống thứ bậc quyền lực rõ ràng thì sự phối hợp những cố gắng của các thành
viên sẽ rất khó khăn. Một trong những biểu hiện của hệ thống thứ bậc là hệ
thống ra mệnh lệnh và sự phục tùng.
Những đặc điểm trên đây là rất cần thiết để xác định sự hiện diện của
một tổ chức.
* Chức năng của tổ chức: là quá trình tiếp nhận và sắp xếp nguồn nhân
lực theo những cách thức nhất định nhằm hiện thực hóa các mục tiêu đã đề ra
theo kế hoạch.
1.2.2. Mối quan hệ giữa tổ chức và quản lý
Nếu như chức năng tổ chức là quá trình tiếp nhận, sắp xếp nguồn nhân
lực theo những cách thức nhất định nhằm hiện thực hóa các mục tiêu đã đề ra
theo kế hoạch thì chức năng quản lý bao gồm cả chức năng tổ chức vì thông
thường chức năng tổ chức là chức năng thứ hai trong một quá trình quản lý.
Tuy nhiên, trong lĩnh vực quản lý nói chung và hoạt động quản lý giáo dục
nói riêng thì chức năng tổ chức (hay công tác tổ chức) lại là một khâu đầu tiên
của quá trình quản lý.
Như vậy, công tác tổ chức sẽ giúp cho nhà quản lý hiện thực hóa các
mục tiêu theo kế hoạch đã được xác định (tức là cho phép nhà quản lý khẳng
định thành công hay không). Đồng thời, tổ chức có khả năng tạo ra sức mạnh
mới của một cơ quan, đơn vị hoặc thậm chí của cả một hệ thống nếu việc tiếp
nhận, bố trí, sắp xếp các nguồn lực được tiến hành khoa học và hợp lý tối ưu.
1.2.3. Bồi dưỡng và tổ chức bồi dưỡng
1.2.3.1. Khái niệm bồi dưỡng

Theo quan niệm của UNESCO: “Bồi dưỡng có ý nghĩa là nâng cao

11


nghề nghiệp, quá trình này chỉ diễn ra khi cá nhân và tổ chức có nhu cầu nâng
cao kiến thức hoặc kỹ năng chuyên môn - nghiệp vụ cho bản thân nhằm đáp
ứng nhu cầu lao động nghề nghiệp”.
- Theo từ điển tiếng Việt (2004): “Bồi dưỡng là làm cho tăng thêm
năng lực hoặc phẩm chất”.
- Theo Từ điển Giáo dục học (2001) “Bồi dưỡng là trang bị thêm kiến
thức, kỹ năng, nhằm mục đích nâng cao và hoàn thiện năng lực hoạt động
trong các lĩnh vực cụ thể”. Ví dụ: bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, bồi
dưỡng nghiệp vụ, bồi dưỡng lý luận…Chủ thể bồi dưỡng đã được đào tạo để
có trình độ chuyên môn nhất định.
Như vậy, mục đích của bồi dưỡng là nhằm nâng cao năng lực phẩm
chất và năng lực chuyên môn để người lao động có cơ hội củng cố, mở rộng
và nâng cao hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo chuyên môn - nghiệp vụ đã có,
từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc đang làm. Trong hoạt động bồi
dưỡng thì yếu tố quyết định đến chất lượng các hoạt động vẫn là vai trò chủ
thể của người được bồi dưỡng thông qua con đường tự học, tự đào tạo, tự bồi
dưỡng nhằm phát huy nội lực cá nhân.
1.2.3.2. Tổ chức bồi dưỡng
Là việc tổ chức thực hiện các nội dung bồi dưỡng và theo các hình thức
đa dạng: tại chỗ (tại các tổ chuyên môn, tại trường), liên kết bồi dưỡng, tự bồi
dưỡng của giáo viên. Đây là những hình thức bồi dưỡng rất quan trọng và cần
được quan tâm vì hiệu quả bồi dưỡng rất cao và phù hợp với thực tế. Hoạt
động bồi dưỡng tại trường có nhiều ưu điểm: Có tính cơ động, linh hoạt cao
về thời gian, nội dung bồi dưỡng cụ thể, thiết thực, hình thức bồi dưỡng phù
hợp với đối tượng. Hoạt động tự bồi dưỡng gắn liền với hoạt động tác nghiệp

của giáo viên, đáp ứng kịp thời những yêu cầu thiếu hụt cần bổ sung của
ĐNGV như các giáo viên có thể thay thế, giúp đỡ nhau về chuyên môn và
hoạt động giáo dục.
12


Như vậy, việc tổ chức bồi dưỡng nhằm tới các mục đích sau:
- Phát triển năng lực làm việc của ĐNGV và nâng cao khả năng thực
hiện công việc thực tế của họ.
- Giúp ĐNGV luôn phát triển để có thể đáp ứng được nhu cầu nhân lực
trong tương lai của tổ chức.
- Giảm thời gian học tập, làm quen với công việc mới của ĐNGV do
thuyên chuyển, đề bạt, thay đổi nhiệm vụ và đảm bảo cho họ có đầy đủ khả
năng làm việc một cách nhanh chóng và tiết kiệm.
Nhìn chung, tổ chức bồi dưỡng là hoạt động nhằm:
- Trang bị, bổ sung, nâng cao kiến thức, kỹ năng liên quan đến công việc
- Thay đổi thái độ và hành vi
- Nâng cao hiệu quả thực hiện công việc
- Hoàn thành những mục tiêu của cá nhân và của tổ chức
1.2.4. Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
1.2.4.1. Giáo viên và đội ngũ giáo viên
* Giáo viên
Điều 70 Luật Giáo dục của Việt Nam năm 2005 đã đưa ra định nghĩa
đầy đủ về nhà giáo và những tiêu chuẩn của nhà giáo:
- Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà
trường, cơ sở giáo dục khác.
- Nhà giáo phải có những tiêu chuẩn sau đây:
+ Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt
+ Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ
+ Đủ sức khoẻ theo yêu cầu nghề nghiệp

+ Lý lịch bản thân rõ ràng
Để hoàn thành được vai trò, nhiệm vụ của mình, người GV phải có
những năng lực nhất định. Năng lực là tập hợp các kỹ năng, kiến thức, hành vi

13


và thái độ mà các cá nhân cần có để đạt được mục tiêu công việc mà tổ chức
đề ra. Năng lực một mặt mang tính di truyền, mặt khác được hình thành, phát
triển và hoàn thiện trong các hoạt động của đời sống.
- Nhiệm vụ của nhà giáo được nêu tại Điều 72 của Luật Giáo dục, Nhà
giáo có nhiệm vụ sau đây:
+ Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy
đủ và có chất lượng chương trình giáo dục;
+ Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các qui định của pháp luật
và điều lệ nhà trường;
+ Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách
của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích
chính đáng của người học;
+ Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức,
trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy,
nêu gương tốt cho người học;
+ Các nhiệm vụ khác theo qui định của pháp luật.
* Đội ngũ giáo viên
- Khái niệm đội ngũ:
Đội ngũ là “Tập hợp gồm một số đông người cùng chức năng hoặc
nghề nghiệp, thành một lực lượng” (Từ điển Tiếng Việt. 2004). Chẳng hạn:
“đội ngũ trí thức”, “đội ngũ cán bộ”, “đội ngũ giáo viên”….
Theo khái niệm trên, những người cùng đội ngũ tạo thành một lực
lượng có thể tạo nên một tác động nhất định. Như vậy, đội ngũ có tổ chức là

một hệ thống được cấu thành bởi các thành tố:
+ Một tập thể người
+ Cùng chung một chức năng
+ Có cùng mục đích

14


+ Làm theo kế hoạch
+ Gắn bó với nhau về quyền lợi
Khi xem xét một đội ngũ, thông thường người ta quan tâm đến 3 yếu tố
cơ bản, đó là:
+ Số lượng đội ngũ
+ Trình độ: Bao gồm phẩm chất và năng lực
+ Cơ cấu đội ngũ: Bao gồm giới tính, độ tuổi, chuyên môn
- Đội ngũ giáo viên
Từ khái niệm đội ngũ, có thể hiểu: ĐNGV là tập thể những người đảm
nhiệm công tác giáo dục và dạy học, có đủ tiêu chuẩn đạo đức, chuyên môn
và nghiệp vụ quy định. Đây là lực lượng quyết định hoạt động giáo dục của
nhà trường, cho nên cần được đặc biệt quan tâm xây dựng mọi mặt, phải có
đủ số lượng phù hợp với cơ cấu giảng dạy của các bộ môn, phải đảm bảo tỷ lệ
cân đối giữa nam, nữ, giữa lớp già và lớp trẻ.
ĐNGV mạnh là đội ngũ có đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và có
trình độ cao về chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng được nhiệm vụ, đáp ứng đổi
mới giáo dục.
Để có ĐNGV mạnh về chuyên môn nghiệp vụ, biện pháp tốt nhất là
đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cùng với chính sách, chế độ thoả đáng
thì mỗi GV mới phát huy được hết tiềm năng và nhiệt tình của họ.
1.2.4.2. Vị trí, vai trò của đội ngũ giáo viên trong giáo dục
Vị trí, vai trò của nhà giáo được xác định rõ trong Điều 15 - Luật Giáo dục:

“Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục.
Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện, nêu gương tốt cho
người học.
Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo; có chính sách sử dụng,
đãi ngộ, đảm bảo các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo

15


thực hiện vai trò và trách nhiệm của mình; giữ gìn và phát huy truyền thống
quý trọng nhà giáo, tôn vinh nghề dạy học”.
GV có những quyền được qui định trong Luật giáo dục và được Nhà
nước đảm bảo các chế độ, chính sách, được pháp luật bảo vệ.
ĐNGV và cán bộ QLGD là lực lượng nòng cốt đưa mục tiêu giáo dục
thành hiện thực, giữ vai trò quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục của
nhà trường, đóng góp tích cực vào sự nghiệp đổi mới giáo dục.
1.3. Trường Tiểu học và đội ngũ giáo viên Tiểu học
1.3.1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ trường Tiểu học
- Điều 2 của Luật phổ cập giáo dục tiểu học quy định "Giáo dục Tiểu
học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ xây
dựng và phát triển tình cảm, đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và thể chất của các em,
nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con
người Việt Nam xã hội chủ nghĩa".
- Điều 2 của Điều lệ Trường Tiểu học (ban hành theo Quyết định số
51/2007 /BGDĐT ngày 31/8/2007) đã xác định vị trí của trường Tiểu học là:
"Trường Tiểu học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc
dân, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.
1.3.2. Quyền hạn và nhiệm vụ của trường Tiểu học
Theo điều lệ trường Tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số
44/2010/TT-BGDĐT, ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào

tạo. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường Tiểu học (được quy định tại Điều 3
Thông tư này) như sau:
- Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượng theo
mục tiêu, chương trình giáo dục tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo ban hành.
- Huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi, vận động trẻ em tàn tật, khuyết
tật, trẻ em đã bỏ học đến trường, thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục và

16


chống mù chữ trong cộng đồng. Nhận bảo trợ và quản lý các hoạt động giáo
dục của các cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học theo
sự phân công của cấp có thẩm quyền. Tổ chức kiểm tra và công nhận hoàn
thành chương trình tiểu học của học sinh trong nhà trường và trẻ em trong địa
bàn quản lý của trường.
- Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.
- Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính
theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực
hiện hoạt động giáo dục.
- Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia
các hoạt động xã hội trong cộng đồng.
- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật
“Trường Tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân.
Trường Tiểu học có tư cách pháp nhân và con dấu riêng" [38, tr. 5]. Trường
Tiểu học có các loại hình như: trường Tiểu học công lập và tư thục. Ngoài ra
còn có trường tiểu học cho trẻ em thiệt thòi; các em bị tàn tật; trường phổ thông
dân tộc nội trú.....
* Tại Điều 4, Điều lệ Trường Tiểu học quy định: “Trường Tiểu học, lớp

Tiểu học trong trường phổ thông có nhiều cấp học và trường chuyên biệt, cơ
sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục Tiểu học.
- Trường Tiểu học được tổ chức theo hai loại hình: công lập và tư thục.
+ Trường tiểu học công lập do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ
sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên;
+ Trường tiểu học tư thục do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề
nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất
và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách Nhà nước.

17


- Lớp tiểu học trong trường phổ thông có nhiều cấp học và trường
chuyên biệt, gồm:
+ Lớp tiểu học trong trường phổ thông có nhiều cấp học;
+ Lớp tiểu học trong trường phổ thông dân tộc bán trú;
+ Lớp tiểu học trong trường dành cho trẻ em tàn tật, khuyết tật;
+ Lớp tiểu học trong trường giáo dưỡng; trung tâm học tập cộng đồng
và trường, lớp tiểu học thực hành trong trường sư phạm.
- Cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học, gồm:
lớp dành cho trẻ em vì hoàn cảnh khó khăn không được đi học ở nhà trường,
lớp dành cho trẻ tàn tật, khuyết tật”.
1.3.3. Giáo viên và đội ngũ giáo viên Tiểu học
Theo Điều lệ trường Tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số
41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo và Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04 tháng 5 năm 2007
Ban hành về Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học quy định:
Giáo viên làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục học sinh trong trường tiểu
học và cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục Tiểu học.
Giảng dạy, giáo dục đảm bảo chất lượng theo chương trình giáo dục,

kế hoạch dạy học; soạn bài, lên lớp, kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh;
quản lí học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham
gia các hoạt động chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả
giảng dạy và giáo dục.
Trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất,
danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh, thương yêu, đối xử
công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích
chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.

18


Học tập, rèn luyện để nâng cao sức khỏe, trình độ chính trị, chuyên
môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy.
Tham gia công tác phổ cập giáo dục tiểu học ở địa phương.
Thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của ngành,
các quyết định của Hiệu trưởng; nhận nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công,
chịu sự kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng và các cấp quản lí giáo dục.
Phối hợp với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, gia đình học
sinh và các tổ chức xã hội liên quan để tổ chức hoạt động giáo dục.
1.3.4. Chuẩn nghề nghiệp của giáo viên Tiểu học
Chuẩn giáo viên được xem là thước đo năng lực nghề nghiệp của giáo
viên. Năng lực nghề nghiệp biểu hiện thành các lĩnh vực tạo nên chất lượng
giáo viên như: phẩm chất, kiến thức, kỹ năng. Năng lực giáo viên hiện nay
phải đáp ứng những yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Khi có
chuẩn giáo viên thì chúng ta mới có sơ sở để đánh giá chất lượng giáo viên.
Mặt khác, nhờ có chuẩn, giáo viên mới xác định mục tiêu và phương hướng
phấn đấu để nâng cao năng lực nghề nghiệp của mình đáp ứng với yêu cầu
đổi mới giáo dục. Chuẩn giáo viên ở các bậc học khác nhau là khác nhau.
1) Theo Điều 33, Chương IV của Điều lệ trường tiểu học do Bộ GD & ĐT

ban hành năm 2007 quy định về trình độ chuẩn được đào tạo như sau:
- Trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên Tiểu học là có bằng tốt
nghiệp trung cấp sư phạm.
- Giáo viên Tiểu học có trình độ đào tạo trên chuẩn được hưởng chế độ
chính sách theo quy định của Nhà nước; được tạo điều kiện để phát huy tác
dụng trong giảng dạy và giáo dục. Giáo viên chưa đạt trình độ chuẩn được
được nhà trường, các cơ quan quản lý giáo dục tạo điều kiện học tập, bồi
dưỡng đạt trình độ chuẩn để bố trí công việc phù hợp.

19


2) Theo tài liệu: Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và đổi mới
quản lý giáo dục tiểu học - Dự án phát triển GVTH - Nhà XBGD 2004) thì
chuẩn GV Tiểu học gồm 3 lĩnh vực:
* Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống:
Nhận thức tư tưởng chính trị với trách nhiệm của một công dân, một
nhà giáo đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bao gồm các tiêu
chí sau:
Tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng và bảo vệ quê hương đất
nước, góp phần phát triển đời sống văn hoá cộng đồng, giúp đỡ đồng bào gặp
hoạn nạn trong cuộc sống;
Yêu nghề, tận tụy với nghề; sẵn sàng khắc phục khó khăn hoàn thành
tốt nhiệm vụ giáo dục học sinh;
Qua hoạt động dạy học, giáo dục học sinh biết yêu thương và kính
trọng ông bà, cha mẹ, người cao tuổi; giữ gìn truyền thống tốt đẹp của người
Việt Nam; nâng cao ý thức bảo vệ độc lập, tự do, lòng tự hào dân tộc, yêu
nước, yêu chủ nghĩa xã hội;
Tham gia học tập, nghiên cứu các Nghị quyết của Đảng, chủ trương
chính sách của Nhà nước.

Chấp hành pháp luật, chính sách của Nhà nước. Bao gồm các tiêu chí sau:
Chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật, chủ trương chính sách
của Đảng và Nhà nước;
Thực hiện nghiêm túc các quy định của địa phương;
Liên hệ thực tế để giáo dục học sinh ý thức chấp hành pháp luật và giữ
gìn trật tự an ninh xã hội nơi công cộng;
Vận động gia đình chấp hành các chủ trương chính sách, pháp luật của
Nhà nước, các quy định của địa phương.
Chấp hành quy chế của ngành, quy định của nhà trường, kỷ luật lao
động. Bao gồm các tiêu chí sau:

20


×