Tải bản đầy đủ (.doc) (151 trang)

KINH tế BIỂN ở HUYỆN THỦY NGUYÊN, THÀNH PHỐ hải PHÒNG từ năm 1986 đến năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.28 MB, 151 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA LỊCH SỬ
----˜&™----

NGUYỄN VĂN CÔNG

KINH TÕ BIÓN ë HUYÖN THñY NGUY£N,
THµNH PHè H¶I PHßNG Tõ N¡M 1986 §ÕN N¡M 2013
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.03.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Văn Am


HÀ NỘI - 2014

2


Lời cảm ơn!
Lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy PGS. TS
Nguyễn Văn Am đã tận tâm hướng dẫn em thực hiện và hoàn thành luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo, cán bộ khoa Lịch sử, Thư
viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận
lợi để em hoàn thành tốt khóa học.
Tôi xin cảm ơn UBND thành phố Hải Phòng, Thư viện khoa học thành
phố Hải Phòng, Cục thống kê thành phố Hải Phòng, Huyện ủy, UBND huyện
Thủy Nguyên, Chi cục thống kê huyện Thủy Nguyên, UBND các xã có hoạt
động kinh tế biển của huyện Thủy Nguyên đã cung cấp nhiều tư liệu quý giá,


giúp tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã giúp đỡ
tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn tất cả những ý kiến đóng góp quý báu để luận
văn được hoàn thiện!
Hà Nội, ngày

tháng 7 năm 2014
Tác giả

Nguyễn Văn Công


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BNN
BTS
CNH - HĐH
CP
CT
CTr
DS – KHHGĐ
DVHC
GDP

Bộ Nông nghiệp
Bộ Thủy sản
Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
Chính phủ
Chỉ thị
Chương trình

Dân số - Kế hoạch hóa gia đình
Dịch vụ hậu cần
Gross Domestic Product

HĐBT
HĐND
HU
HTX
NXB
NQ

UBND
VAC
VSIP

(Tổng sản phẩm quốc nội )
Hội đồng Bộ trưởng
Hội đồng nhân dân
Huyện ủy
Hợp tác xã
Nhà xuất bản
Nghị quyết
Quyết định
Ủy ban nhân dân
Vườn ao chuồng
Vietnam Singapore Industrial Park

THCS
THPT
TTg

TW

(Khu công nghiệp Việt Nam Singapore)
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Thủ tướng
Trung ương


MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trên thế giới hiện nay có khoảng 150 quốc gia ven biển, với diện tích
khoảng 109 triệu km2. Biển có vai trò ngày càng quan trọng đối với các quốc
gia này trong quá trình phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền. Đặc biệt trong
thời kỳ đương đại, khi mà nguồn tài nguyên thiên nhiên trong đất liền đang
vơi cạn, năng lượng toàn cầu đang có dấu hiệu khủng hoảng thì “phát triển
kinh tế hướng biển” là ưu tiên hàng đầu trong hoạch định chiến lược của từng
quốc gia. Các nhà nghiên cứu khẳng định: Thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ của biển
và đại dương.
Việt Nam là một nước nông nghiệp song lại có tiềm năng to lớn về kinh
tế biển. Kinh tế biển không những có vai trò to lớn đối với đời sống kinh tế xã hội miền duyên hải, hải đảo mà còn có vai trò to lớn đối với nền kinh tế xã hội, an ninh – quốc phòng của toàn đất nước. Với vị trí địa lý thuận lợi,
nằm ven vành đai biển Đông, một biển lớn có tầm quan trọng lớn thứ hai trên
thế giới (sau Địa Trung Hải). Theo luật biển quốc tế và tuyên bố ngày
12/5/1977 của Chính phủ Việt Nam thì Việt Nam không chỉ là một lục địa

hình chữ S mà còn là một quốc gia biển, với diện tích vùng biển rộng gấp
khoảng 3 lần diện tích phần đất liền, đường bờ biển dài khoảng 3260 km, tiếp
giáp với phần lục địa ở ba hướng Đông Bắc, Đông Nam và Tây Nam. Ven bờ
biển nước ta có gần 3000 đảo lớn nhỏ với diện tích khoảng 1700 km 2, quan
trọng nhất là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Biển Đông án ngữ con
đường hàng hải quốc tế giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương tạo điều kiện
cho quá trình giao lưu, thương mại quốc tế ngay từ xa xưa. Tính trung bình,
cứ khoảng 100 km2 đất liền nước ta thì có khoảng 1km bờ biển và không một
địa danh nào trên đất nước ta lại cách biển hơn 500 km. Chính vì vậy mà biển

1


đã gắn bó chặt chẽ, mật thiết với mọi hoạt động sản xuất và đời sống con
người Việt Nam, ảnh hưởng lớn đến mọi miền tổ quốc , trở thành động lực
quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng đất
nước trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Thủy Nguyên là một huyện ven biển, nằm phía Bắc của thành phố Hải
Phòng, Với khoảng hơn 6 km đường bờ biển thuộc hai xã Lập Lễ và Phả Lễ,
có cửa biển Nam Triệu, dọc bờ biển là hàng nghìn ha đầm nuôi trồng thủy
sản, rừng ngập mặn. Đây là điều kiện cho sự phát triển của kinh tế biển huyện
Thủy Nguyên.
Qua hơn 25 năm đổi mới (1986 – 2013), dưới sự lãnh đạo của Đảng và
nhà nước, huyện Thủy Nguyên có nhiều chuyển biến quan trọng về kinh tế xã hội nói chung và kinh tế biển nói riêng. Tuy nhiên, kinh tế biển vẫn chưa là
ngành kinh tế mũi nhọn của huyện, kinh tế biển còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu
kém cần phải khắc phục. Vì thế, nghiên cứu hoạt động kinh tế biển của huyện
Thủy Nguyên là một việc làm cần thiết mang ý nghĩa khoa học và thực tiễn,
góp phần đánh giá một cách khách quan hiện trạng kinh tế biển của huyện và
ảnh hưởng của kinh tế biển đối với đời sống kinh tế - xã hội huyện nói chung.
Mặt khác, giúp chúng ta thấy được sự nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân địa

phương trong các hoạt động phát triển kinh tế biển.
Nghiên cứu kinh tế biển ở huyện Thủy Nguyên góp phần giúp ta hiểu
sâu sắc về kinh tế biển trên địa bàn huyện cũng như đóng góp của bộ phận
kinh tế này trong sự phát triển chung của kinh tế biển thành phố Hải Phòng.
Đồng thời qua nghiên cứu kinh tế biển của huyện cũng giúp ta hiểu sâu sắc,
tương đối toàn diện về đời sống kinh tế - xã hội của huyện Thủy Nguyên.
Nghiên cứu kinh tế biển huyện Thủy Nguyên trong giai đoạn 1986 –
2013 cho phép tổ chức các hoạt động, xây dựng và phát triển kinh tế biển trên
địa bàn huyện. Trên cơ sở đánh giá những thành tựu và hạn chế của kinh tế

2


biển, từ đó rút ra được đặc điểm, vai trò của kinh tế biển đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội huyện Thủy Nguyên.
Luận văn còn góp phần vào việc tiếp tục nghiên cứu, xây dựng, phát
triển, hoàn chỉnh đề án chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn
theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, từng bước xây dựng kinh tế biển
thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Thủy Nguyên nói riêng và thành phố
Hải Phòng nói chung.
Đề tài nghiên cứu “Kinh tế biển ở huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải
phòng từ năm 1986 đến năm 2013” sẽ trở thành tư liệu lịch sử quan trọng,
đóng góp tích cực cho dạy học, nghiên cứu lịch sử địa phương. Góp phần
giáo dục truyền thống yêu quê hương, đất nước cho thế hệ trẻ Thủy Nguyên
để bảo vệ, phát triển kinh tế biển.
Vấn đề kinh tế biển ở huyện Thủy Nguyên có ý nghĩa khoa học và thực
tiễn. Do đó tôi chọn đề tài: “Kinh tế biển ở huyện Thủy Nguyên, thành phố
Hải Phòng từ năm 1986 đến năm 2013” làm đề tài luận văn Thạc sĩ khoa
học Lịch sử của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài.

Cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu, bài viết liên quan đến
vấn đề kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng nói chung và kinh tế huyện Thủy
Nguyên nói riêng. Trong đó có cả công trình nghiên cứu, bài viết về kinh tế
biển của thành phố Hải Phòng và huyện Thủy Nguyên. Có thể kể đến một số
công trình, bài viết sau:
Công trình, bài viết về kinh tế biển thành phố Hải Phòng trong đó có
đề cập đến kinh tế biển của huyện Thủy Nguyên:
Hội đồng lịch sử thành phố Hải Phòng, Địa chí Hải phòng, tập I, NXB
Hải Phòng, 1990, có đề cập đến điều kiện địa lý tự nhiên của thành phố Hải
Phòng trong đó có điều kiện địa lý tự nhiên huyện Thủy Nguyên cho phép
phát triển kinh tế biển.[53]

3


Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố Hải Phòng, Lịch sử Đảng bộ Hải
Phòng ( 1975 – 2000), tập III, NXB Hải Phòng, 2002, có trình bày đến vấn đề
kinh tế biển của thành phố Hải Phòng nói chung và huyện Thủy Nguyên nói
riêng thời kỳ 1975 – 2000.[3]
HĐND - UBND thành phố Hải Phòng, “Phát triển kinh tế biển thành
phố Hải Phòng đến năm 2015, định hướng đến năm 2020” (năm 2009).
HĐND - UBND thành phố Hải Phòng, “Cơ chế, chính sách khuyến
khích phát triển nông nghiệp, thủy sản thành phố Hải Phòng giai đoạn 2011
– 2015” (năm 2010).
UBND thành phố Hải Phòng, “Quy hoạch không gian biển Hải Phòng
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” (15/02/2012).
Trên đây là một số công trình, bài viết mang tính khái quát, không trực
tiếp viết về kinh tế biển của huyện Thủy Nguyên nhưng đã giúp cho tác giả có
cơ sở nhận thức để thực hiện nhiệm vụ đề tài.
Những công trình, bài viết liên quan trực tiếp đến kinh tế biển huyện

Thủy Nguyên từ khi đổi mới đến năm 2013 gồm:
Lịch sử Đảng bộ huyện Thủy Nguyên và Lịch sử Đảng bộ các xã có
kinh tế biển:
Ban chấp hành Đảng bộ huyện Thủy Nguyên, Lịch sử đảng bộ huyện
Thủy Nguyên ( 1930 – 2013), NXB Hải Phòng, 2013, có trình bày việc phát
triển kinh tế đánh bắt, nuôi trồng thủy, hải sản của xã Lập Lễ, Phả Lễ trong
thời kỳ đầu Đổi mới, đặc biệt là giai đoạn hiện nay, khi kinh tế biển đang
được coi là chiến lược phát triển kinh tế gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo
của những quốc gia, địa phương ven biển. Bên cạnh đó, cuốn sách cũng trình
bày khái quát về hiện trạng, thành tựu của ngành vận tải biển tại xã An Lư
trong thời kỳ 1998 - 2013.[5]
Lịch sử Đảng bộ các xã An Lư, Lập Lễ, Phả Lễ, Gia Minh, Gia Đức đã
trình bày khá công phu, nghiên cứu về thành tựu của địa phương trên các lĩnh

4


vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng…trong đó có viết đến kinh
tế biển; những văn kiện đại hội Đảng bộ huyện Thủy Nguyên từ khóa XVIII
đến khóa XXIII; các báo cáo về tình hình, nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh
tế - xã hội của Ủy ban Nhân dân huyện, của Ủy ban Nhân dân các xã An Lư,
Phả Lễ, Lập Lễ, Gia Đức, Gia Minh đề cập đến việc phát triển kinh tế biển.
Sách, bài viết, công trình nghiên cứu đề cập đến kinh tế biển huyện
Thủy Nguyên:
Ban chấp hành Đảng bộ huyện Thủy Nguyên, Thủy Nguyên – 20 năm
xây dựng, bảo vệ, đổi mới và phát triển ( 1975 – 1995), 1995.
Doãn Đình Huề, Thủy Nguyên chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, Tạp chí cộng sản số
7/2005, cũng đề cập đến phát triển kinh tế biển của huyện Thủy Nguyên,
trong đó đặc biệt là ngành đánh bắt, nuôi trồng thủy, hải sản của xã Lập Lễ.

[32]
Luận án Tiến sĩ Lịch sử của Nguyễn Thị Anh: “Đảng bộ thành phố
Hải Phòng lãnh đạo phát triển kinh tế biển từ năm 1996 đến năm 2010” ,
( Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị - Đại học Quốc
gia Hà Nội, 2010), đề cập đến phát triển kinh tế biển của thành phố Hải
Phòng trong giai đoạn 1996 - 2010, trong đó có trình bày thành tựu của
ngành nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản của huyện Thủy Nguyên thông
qua các số liệu thống kê.[60]
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử của học viên Hoàng Văn Quang: “Những
chuyển biến kinh tế - xã hội ở huyện Thủy Nguyên trong thời kỳ Đổi mới
(1986 – 2005)”, (Trường đại học sư phạm Hà Nội, 2006), trong quá trình trình
bày những chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Thủy Nguyên trong thời kỳ Đổi
mới giai đoạn 1986 - 2005 có đề cập đến thành tựu của kinh tế biển đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội chung của huyện.[52]

5


Các công trình nghiên cứu, luận án, luận văn, bài viết trên đây có mục
đích và nhiệm vụ nghiên cứu khác nhau, ít nhiều cũng đã đề cập đến hoạt
động kinh tế biển của huyện Thủy Nguyên, là nguồn tài liệu quý giá cho tác
giả trong quá trình hoàn thiện luận văn.
Tuy nhiên, tính đến nay, chưa có một chuyên luận nào đi sâu nghiên
cứu một cách có hệ thống hoạt động kinh tế biển ở huyện Thủy Nguyên trong
thời kỳ đổi mới. Từ lý luận và thực tế trên, tác giả chọn đề tài: “ Kinh tế biển
ở huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng từ năm 1986 đến năm 2013” làm
đề tài luận văn Thạc sĩ khoa học Lịch sử của mình.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ đề tài
* Đối tượng nghiên cứu
- Luận văn tập trung nghiên cứu về “Kinh tế biển” ở huyện Thủy Nguyên.

- Để hiểu rõ đối tượng nghiên cứu là kinh tế biển huyện Thủy Nguyên,
trước hết ta cần tìm hiểu về khái niệm Kinh tế biển: “Kinh tế biển là những
ngành kinh tế được phát triển và phân bố trên những dải ven biển, biển khơi
và hải đảo, sử dụng và khai thác các tiềm năng tài nguyên của biển. Kinh tế
biển bao gồm các ngành kinh tế gắn với biển như: ngành du lịch, ngành thủy
sản, công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, dịch vụ, giao thông vận tải…các
ngành kinh tế này có mối quan hệ tác động qua lại với nhau, kết hợp với nhau
cùng phát triển và thúc đẩy, hỗ trợ phát triển kinh tế đất liền”.
Cũng có ý kiến cho rằng: “ Kinh tế biển phải được định nghĩa bằng
cách tách ra hoạt động biển và phi biển. Một số hoạt động như đánh bắt và
vận chuyển tàu phà dứt khoát là lệ thuộc vào biển. Nhưng có những hoạt động
khác lại khó phân loại. Chẳng hạn như du lịch thì chỉ một phần lệ thuộc vào
biển, có những hoạt động mua sắm trên bờ hoàn toàn không lệ thuộc vào biển.
Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia coi kinh tế biển bao

6


gồm các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển và các hoạt động kinh tế trực tiếp
liên quan đến khai thác biển ở dải đất liền ven biển, bao gồm:
+ Kinh tế hàng hải ( Vận tải biển và dịch vụ cảng biển)
+ Hải sản ( Đánh bắt và nuôi trồng hải sản)
+ Khai thác dầu khí ngoài khơi.
+ Du lịch biển.
+ Làm muối.
+ Dịch vụ tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn.
+ Kinh tế đảo – theo nghĩa hẹp.
+ Đóng và sửa chữa tàu biển ( Hoạt động này cũng được xếp chung vào
lĩnh vực kinh tế hàng hải)
+ Công nghiệp chế biến dầu, khí.

+ Công nghiệp chế biến thủy, hải sản.
+ Cung cấp dịch vụ biển.
+ Thông tin liên lạc (biển).
+ Nghiên cứu khoa học – công nghệ biển, đào tạo nhân lực phục vụ
phát triển kinh tế biển, điều tra cơ bản về tài nguyên – môi trường biển – theo
nghĩa rộng.
Khác với kinh tế biển, kinh tế vùng ven biển là toàn bộ các hoạt động
kinh tế ở dải ven biển (có thể tính theo địa bàn các xã ven biển, các huyện ven
biển hoặc cũng có thể là các tỉnh ven biển – có biên giới đất liền tiếp giáp với
biển), bao gồm các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp và dịch vụ
trên phạm vi địa bàn lãnh thổ này.
Các định nghĩa này có phần tương đồng với quan điểm của Đảng. nghị
quyết 03 – NQ/TƯ (1993) chỉ rõ các ngành kinh tế biển bao gồm: Thăm dò và
khai thác dầu khí, công nghiệp lọc, hóa dầu, sử dụng khí; thủy sản; vận tải
biển (cảng, đội tàu, dịch vụ hàng hải, công nghiệp sửa chữa và đóng tàu); du

7


lịch biển, lấn biển ở những nơi có điều kiện mở thêm diện tích đất nông, lâm,
ngư nghiệp ven biển; điều tra và xây dựng quy hoạch khai thác, chế biến các
khoáng sản vùng giáp biển…
Như vậy, có thể hiểu kinh tế biển là các ngành kinh tế diễn ra trên biển,
ở các dải ven biển, hải đảo hay các vùng khai thác nhưng có sử dụng, khai
thác tài nguyên biển.
Có nhiều vấn đề khi quan tâm, tiếp cận đối tượng nhưng luận văn chủ
yếu tập trung nghiên cứu hoạt động kinh tế biển ở huyện Thủy Nguyên, thành
phố Hải Phòng từ năm 1986 đến năm 2013.
* Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: Luận văn giới hạn chủ yếu nghiên cứu hoạt động kinh tế

biển ở huyện Thủy Nguyên trong thời gian từ năm 1986 đến năm 2013; tác
động của kinh tế biển đến kinh tế - xã hội và đời sống dân cư ven biển thuộc
huyện Thủy Nguyên. Đồng thời, để làm rõ hơn bức tranh kinh tế biển của
huyện trong thời kỳ đổi mới, luận văn cũng đề cập tới tình hình kinh tế nói
chung, kinh tế biển nói riêng của huyện trước năm 1986.
- Không gian: Nghiên cứu hoạt động kinh tế biển trên địa bàn toàn huyện
Thủy Nguyên, trong đó tập trung nghiên cứu tại địa bàn các xã An Lư, Lập Lễ,
Phả Lễ, Gia Đức, Gia Minh.
Bên cạnh đó, tác giả cũng chú ý nghiên cứu, đề cấp đến các vấn đề có
liên quan đến nội dung luận văn như: Bối cảnh lịch sử, các chủ trương, chính
sách của Đảng và nhà nước, những kế hoạch, biện pháp của Đảng bộ, chính
quyền địa phương nhằm phát triển kinh tế - xã hội…
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở những tư liệu sưu tầm được nhằm dựng lại một cách tương
đối hệ thống, chân thực tình hình hoạt động kinh tế biển ở huyện Thủy
Nguyên từ năm 1986 đến năm 2013 với những thành tựu và cả hạn chế.

8


Góp phần đánh giá khách quan về vai trò của kinh tế biển đối với kinh
tế - xã hội huyện Thủy Nguyên trong thời gian qua. Đồng thời góp phần đánh
giá một cách khách quan khoa học về vai trò của Đảng bộ và nhân dân Thủy
Nguyên (đặc biệt là Đảng bộ và nhân dân các xã ven biển: Lập Lễ, Phả Lễ,
Gia Minh, Gia Đức, An Lư) đối với hoạt động kinh tế biển.
Từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm nhằm tiếp tục đẩy mạnh hoạt
động kinh tế biển ở huyện Thủy Nguyên trong thế kỷ XXI phát triển bền vững.
4. Nguồn tư liệu, phương pháp nghiên cứu
* Các nguồn tư liệu
Luận văn khai thác, sử dụng nhiều nguồn tư liệu khác nhau, chủ yếu tập

trung vào một số nguồn sau để nghiên cứu đề tài:
- Các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước, của Đảng bộ
thành phố Hải Phòng, Đảng bộ huyện Thủy Nguyên từ năm 1986 đến năm
2013 về chủ trương, đường lối phát triển kinh tế biển. Đây là nguồn tư liệu
giúp tôi có quan điểm, phương hướng nghiên cứu đúng đắn.
- Các báo cáo tổng kết tình hình kinh tế - xã hội của một số sở, ban,
phòng ngành thành phố Hải Phòng cũng như huyện Thủy Nguyên. Các số liệu
thống kê từ năm 1986 đến tháng 12 năm 2013. Đây là nguồn tư liệu làm cơ sở
xây dựng luận văn.
- Các công trình, bài viết của các tác giả có liên quan đến đề tài. Đây là
nguồn tài liệu tham khảo quan trọng, cung cấp cho tác giả nội dung tư liệu
lịch sử trong quá trình nghiên cứu đề tài.
- Các tài liệu điều tra thực địa nhằm bổ sung cho tư liệu thành văn ,
nhằm đảm bảo tính chính xác cho nội dung của đề tài nghiên cứu.
* Phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận của đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận sử học
mácxít, tư tưởng Hồ Chí Minh; những quan điểm, đường lối của Đảng và một

9


số nhà kinh tế học, sử học để trình bày, lý giải về kinh tế biển nói chung và
kinh tế biển ở huyện Thủy Nguyên nói riêng.
- Xuất phát từ đối tượng và vấn đề nghiên cứu đặt ra, luận văn đã sử
dụng hệ thống phương pháp nghiên cứu khác nhau như:
+ Kết hợp giữa phương pháp lịch sử và phương pháp logic, trong đó
phương pháp lịch sử là chủ yếu.
+ Sử dụng phương pháp liên ngành :so sánh, phân tích, tổng hợp, thống
kê toán học…
+ Là đề tài lịch sử địa phương nên tôi chú trọng công tác điền dã, khảo

sát, thu thập nhiều loại tư liệu: phỏng vấn, ghi chép lời nhân chứng, tư liệu
văn hóa – nghệ thuật, bản đồ, tranh ảnh...
5. Đóng góp của luận văn
- Luận văn lần đầu tiên khôi phục lại một cách hệ thống, tương đối toàn
diện hoạt động kinh tế biển cũng như tác động của kinh tế biển đến đời sống
kinh tế - xã hội huyện Thủy Nguyên từ năm 1986 đến năm 2013. Từ đó góp
phần đánh giá vai trò của Đảng bộ và nhân dân huyện Thủy Nguyên đối với
sự phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương.
- Thông qua việc nghiên cứu hoạt động kinh tế biển của huyện Thủy
Nguyên giai đoạn 1986 - 2013, luận văn phân tích hiện trạng và lý giải
nguyên nhân của thành tựu và hạn chế, tồn tại của ngành kinh tế này trên địa
bàn huyện. Đồng thời, rút ra bài học kinh nghiệm phục cho sự phát triển bền
vững kinh tế biển Thủy Nguyên giai đoạn hiện nay và các giai đoạn tiếp theo.
- Luận văn có những đóng góp nhất định vào việc xây dựng, phát triển
hoàn thiện đề án chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn trên địa
bàn huyện theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, định hướng xây dựng
kinh tế biển trở thành lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của huyện Thủy Nguyên nói
riêng và thành phố biển Hải phòng nói chung trong chiến lược phát triển kinh
tế bền vững của địa phương.

10


- Luận văn đóng góp tư liệu phục vụ việc nghiên cứu, biên soạn, giảng
dạy, học tập lịch sử địa phương; góp phần giáo dục truyền thống yêu nước,
yêu quê hương, từ đó hình thành trong thế hệ trẻ ý thức, trách nhiệm trong
việc giữ gìn, bảo vệ biên giới lãnh thổ cũng như xây dựng quê hương, đất
nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, Nội dung của luận văn được

chia thành 3 chương:
+ Chương 1: Điều kiện tự nhiên, dân cư và tình hình kinh tế biển
huyện Thủy Nguyên trước năm 1986.
+ Chương 2: Hoạt động kinh tế biển huyện Thủy Nguyên từ năm 1986
đến năm 2013.
+ Chương 3: Tác động của kinh tế biển đến kinh tế - xã hội huyện Thủy
Nguyên từ năm 1986 đến 2013.

11


Chương 1
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ BIỂN
HUYỆN THỦY NGUYÊN TRƯỚC NĂM 1986
1.1 Điều kiện tự nhiên, dân cư và truyền thống lịch sử
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý, hành chính
Thủy Nguyên là miền đất được hình thành lâu đời, có vị trí quan trọng
về kinh tế - xã hội, quốc phòng của thành phố cảng Hải Phòng. Thời dựng
nước (khoảng từ thế kỷ VII TCN đến thế kỷ III TCN), Thủy Nguyên thuộc
Bộ Dương Tuyền, một trong 15 Bộ của nhà nước Văn Lang.
Thời kỳ Bắc thuộc (từ 179 TCN đến đầu TK X), dưới thời Tần, vùng
đất Thủy Nguyên ngày nay thuộc Tượng Quận; thời Hán, thuộc huyện An
Định, một trong 10 huyện của quận Giao Chỉ.
Đến thời kỳ quốc gia phong kiến độc lập (từ đầu thế kỷ X đến thế kỷ
XIX), nhà Đinh (968 – 980) chia nước ta thành các đạo, Thủy Nguyên lúc đó
có tên gọi là Nam Triệu Giang, thuộc đạo Hồng Châu; đến nhà Tiền Lê (980 –
1009), nhà Lý (1009 – 1225), Nam Triệu Giang thuộc Hồng Lộ, sau đổi thành
lộ Hải Đông. Tên huyện Thủy Đường xuất hiện trong Dư địa chí của Nguyễn
Trãi soạn năm 1435. Thời Hậu Lê (1428 – 1789), huyện Thủy Đường thuộc lộ

Nam Sách. Đến năm 1469 thì thuộc phủ Kinh Môn, lỵ sở đặt tại xã Xử Bái
( xã Kiền Bái ngày nay).
Thời Tây Sơn (1778 – 1802), huyện Thủy Đường thuộc phủ Kinh Môn,
trấn Yên Quảng. Đến thời Nguyễn, thuộc phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương.
Sách Đại Nam nhất thống chí mô tả: “Huyện Thủy Đường ở cách phủ 30 dặm
về phía Đông Nam, Đông Tây cách nhau 25 dặm, Nam Bắc cách nhau 23
dặm, phía Đông đến địa giới huyện Yên Hưng tỉnh Quảng Yên 16 dặm, phía

12


Tây đến địa giới huyện Giáp Sơn 9 dặm, phía Nam đến địa giới huyện An
Dương, phủ Kiến Thụy 3 dặm, phía Bắc đến địa giới huyện Đông Triều 30
dặm. Xưa là Nam Triệu Giang, tên huyện mới thấy thời thuộc Minh, thuộc
châu Đông Triều, lệ phủ Tân An; đời Lê Quang Thuận đổi lệ phủ ( Kinh
Môn), bản triều vẫn theo như thế. Lãnh 12 tổng, 78 thôn xã.”
Năm 1886, tên huyện Thủy Đường được đổi thành huyện Thủy Nguyên
và các địa danh có tên là Đường đều đổi vì kiêng húy vua Đồng Khánh (Ưng
Đường). Theo danh sách của Nha Kinh lược sứ Bắc Kì , huyện Thủy Nguyên
có 14 tổng, 82 xã nhưng đến trước năm 1927 chỉ còn 9 tổng vì một số tổng
được tách ra để nhập vào huyện khác. Đến trước năm 1945, Thủy Nguyên có
9 tổng và được nâng lên thành đơn vị hành chính cấp phủ.
Sau cách mạng Tháng Tám năm 1945, đơn vị cấp tổng bị xóa bỏ. Năm
1947, huyện được chính phủ cắt nhập vào tỉnh Quảng Yên cho đến tháng 1
năm 1949 mới được cắt về thành phố Hải Phòng, sau đó nằm trong Liên khu
3. Ngày 20/10/1962, tỉnh Kiến An và thành phố Hải phòng hợp nhất, Thủy
Nguyên chính thức trở thành một huyện ngoại thành của Hải Phòng như ngày
nay.[5,tr19]
Thủy Nguyên là một huyện ven biển, nằm ở phía Bắc của thành phố
Hải Phòng, có giới hạn địa lý từ 20052’ đến 21001’ vĩ độ Bắc và từ 106031’

đến 106046’ kinh độ Đông, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh; phía Tây giáp tỉnh
Hải Dương; phía Nam giáp quận Hồng Bàng, quận Ngô Quyền và huyện An
Dương, phía Đông giáp với vịnh Bắc bộ qua cửa biển Nam Triệu. Tổng diện
tích tự nhiên của huyện Thủy Nguyên hiện nay là 242,79km 2, chiếm 15,6%
diện tích thành phố Hải Phòng[51], được chia thành 37 đơn vị hành chính
gồm 2 thị trấn và 35 xã, thị trấn Núi Đèo là huyện lỵ.
Huyện Thủy Nguyên có vị trí địa lý thuận lợi, là cầu nối giữa thành phố
Hải Phòng với vùng du lịch Hạ Long, vùng công nghiệp than và cửa khẩu

13


quốc tế Móng Cái của tỉnh Quảng Ninh. Trung tâm huyện cách nội thành Hải
Phòng 7,5km nên việc giao lưu, buôn bán thuận lợi. Thủy Nguyên có hệ
thống giao thông thủy, bộ khá phát triển, nằm trên trục giao thông quan trọng
có ý nghĩa liên vùng, trục Quốc lộ 10 mới và cũ chạy qua địa bàn huyện, cảng
Minh Đức nhộn nhịp, với cửa biển Nam Triệu hướng ra Đồ Sơn, Cát Bà, Hạ
Long thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế và du lịch.
* Địa hình.
Địa hình Thủy Nguyên là kết quả của quá trình phát triển địa chất và
địa mạo lâu dài, phức tạp, là sự kết hợp giữa các yếu tố cổ tiến hóa hàng trăm
triệu năm với các yếu tố trẻ mới hình thành. Địa hình được chia thành ba vùng
rõ rệt:
Vùng núi đá vôi ở phía Bắc, từ Trại Sơn – Doãn Lại đến Minh Tân –
Minh Đức với diện tích khoảng 953ha; vùng núi đất sa thạch trải từ An Sơn
– Phù Ninh qua Kỳ Sơn – Chính Mỹ tới Thủy Đường – Ngũ Lão với diện
tích 1.714ha.
Vùng đồng bằng Đông Nam chạy từ Hợp Thành – Cao Nhân – Mỹ
Đồng – Kiền Bái – Thiên Hương – Hoàng Động – Lâm Động – Hoa Động tới
Tân Dương – Dương Quan – Tam Hưng – Phục Lễ - Phả Lễ - Lập Lễ.

Vùng cửa sông ven biển của huyện kéo dài khoảng 6 km trên địa bàn
các xã Lập Lễ, Phả Lễ với địa hình thấp, trũng là hệ sinh thái của rừng ngập
mặn ven biển, đây là môi trường phát triển hệ sinh vật ngập mặn như sú, vẹt,
tôm, cá…
Vùng đồi núi chiếm khoảng 12% diện tích, phân bố chủ yếu ở phía Bác
với độ cao trung bình 40 – 100m, có đỉnh cao như Sơn Đào 146m. Các dãy
núi đá vôi có hình thái phức tạp, đỉnh sắc nhọn, dạng tai mèo, sườn dốc. Đa số
các hang động được hình thành từ phức hệ trầm tích Kastơ đá tập trung tại các
dãy núi đá vôi này đã trở thành những danh lam thắng cảnh nổi tiếng như

14


Tràng Kênh (Minh Đức), Hang Vua (Minh Tân), Trại Sơn(An Sơn), Hang
Lương (Lưu Kỳ)… Các đồi lục nguyên từ trầm tích hệ tầng Dưỡng Động có
hình thái đơn giản hơn, mềm mại , đỉnh bằng và đường phân thủy không rõ
ràng, sườn thẳng đứng hoặc hơi lồi, ngăn cách giữa các dãy núi là các sông
hay các trũng đã được phù sa bồi đắp thành đồng bằng.
* Đất đai
Thuỷ Nguyên là huyện có diện tích đất tự nhiên lớn thứ hai trong số các
quận, huyện của thành phố Hải Phòng, chiếm 15,6% tổng diện tích tự nhiên
toàn thành phố và chỉ sau huyện Cát Hải (32.230 ha). Tổng diện tích đất tự
nhiên của huyện Thuỷ Nguyên ở năm 2005 là 24.279,9 ha, trong đó diện tích đất
nông nghiệp của huyện có 14.597,4 ha bao gồm cả đất mặt nước nuôi trồng thuỷ
sản, chiếm 60,1% diện tích đất toàn huyện.
Trong tổng diện tích đất tự nhiên thì diện tích hiện đang được khai thác
đưa vào sử dụng là 22.978,5 ha, chiếm 94,7% và còn 5,3% diện tích đất chưa
sử dụng.
Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đất huyện Thuỷ Nguyên thời kỳ 2000 - 2005
Tổng diện tích đất tự nhiên (ha)

1. Đất nôngnghiệp
2. Đất lâm nghiệp
3. Đất nuôi trồng thủy sản
4. Đất chuyên dùng
5. Đất khu dân cư
4. Đất chưa sử dụng

2000
24.279,9
13.255,08
1237,1
1671,65
4238,32
1160,28
4389,12

2004
24.279,9
11.234,2
1237,1
1712,5
4620,8
1233,3
4242,0

2005
24.279,9
10.918,87
1552,68
2126,0

6790,31
1419,48
1292,56
[Nguồn: 77]

Trong những năm qua tình hình sử dụng đất ở Thuỷ Nguyên có biến
động mạnh, đất thổ cư có biến động nhưng không lớn, sự biến động ở đây chỉ
tập trung vào đất nông nghiệp và đất chuyên dùng. Diện tích đất sản xuất
nông nghiệp của huyện đã giảm từ năm 2000 trở lại đây, trong đó tập trung
vào diện tích trồng cây hàng năm. Năm 2000 diện tích đất nông nghiệp của

15


huyện có 13.255 ha thì đến năm 2005 chỉ còn 10.918 ha.
Thuỷ Nguyên là huyện có tốc độ phát triển công nghiệp và cơ sở hạ
tầng tương đối mạnh, nhiều khu công nghiệp, xí nghiệp, tuyến giao thông
được xây dựng mới và cải tạo nâng cấp. Diện tích đất dành cho việc phát triển
công nghiệp, giao thông, xây dựng đã tăng đột biến từ 4238 ha (năm 2000)
lên 6970,3 ha (năm 2005).
Đất của huyện Thuỷ Nguyên chủ yếu là đất được bồi đắp bởi hệ thống
sông Thái Bình và sông Hồng;
Khu vực phía Bắc của huyện là vùng đất có thành phần cơ giới từ cát
pha đến thịt nhẹ thích hợp cho việc chăn nuôi và trồng cây lâu năm.
Khu vực phía Tây đất có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt trung
bình. Vùng đất giữa huyện có thành phần chủ yếu là thịt nhẹ và cát pha thích
hợp cho việc thâm canh lúa và hoa màu.
Khu vực phía Nam của huyện là đất phù sa nhưng có thành phần cơ
giới từ đất thịt trung bình đến đất thịt nặng thích hợp cho việc trồng thâm
canh lúa nước cả hai vụ chính.

Vùng ven biển, cửa sông đất có hiện tượng bị nhiễm chua, mặn thích
hợp cho việc trồng rừng ngập mặn, kết hợp giữa nuôi trồng với khai thác
thủy, hải sản. Đây là điều kiện cho phép phát triển kinh tế biển của huyện
Thủy Nguyên.
Nhìn chung, huyện Thuỷ Nguyên có tiềm năng về đất đai. Về tính chất thổ
nhưỡng, có nhiều loại đất khác nhau, thích hợp cho việc phát triển nhiều loại cây
trồng. Tuy nhiên, đất đai của huyện cũng có những hạn chế như: chua, mặn đã
ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cây trồng. Do vậy để phát huy thế
mạnh về đất đai, cần có biện pháp khai thác sử dụng và cải tạo một cách hợp
lý nhằm tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
* Khí hậu
Khí hậu Thuỷ Nguyên mang những đặc tính chung của khí hậu miền

16


bắc Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng do gần biển, nên Thuỷ
Nguyên còn chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa đồng bằng ven biển
với vùng đồi núi Đông Bắc. Mùa hè nóng, ẩm, mưa nhiều với hoạt động chủ
yếu của gió mùa Đông Nam, thỉnh thoảng cũng chịu ảnh hưởng của gió mùa
Tây Nam (hay còn gọi là gió Lào, gió phơn Tây Nam), mùa đông có gió mùa
Đông Bắc, khô, lạnh và mưa phùn.
Nhiệt độ trung bình cả năm đạt từ 23 - 24 0C. Độ ẩm tương đối trung
bình hàng năm biến động từ 88 - 92% cùng với lượng mưa bình quân hàng
năm là 1.200 – 1.400 mm.
Lượng mưa bình quân ở Thủy Nguyên đạt 1.500 mm – 1.550mm/năm, từ
tháng 6 đến tháng 9 lượng mưa bình quân đạt 70 mm – 80mm/ngày, các tháng
mùa đông chỉ đạt bình quân khoảng 10mm/ngày.
Khí hậu Thuỷ Nguyên không điều hòa, thường xuyên chịu thiên tai. Về
mùa mưa có dông bão, lụt úng, hàng năm có khoảng 4 đến 5 cơn bão đổ bộ

trực tiếp, tốc độ gió có khi lên tới cấp 11 - 12. Về mùa khô có rét đậm, rét hại,
khô hạn... Thiên tai đã ảnh hưởng đến đời sống và hoạt động sản xuất của cư
dân Thủy Nguyên nói chung và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, hoạt động
đánh bắt, nuôi, trồng thủy hải sản của ngư dân Thủy Nguyên nói riêng.

* Sông ngòi
Thuỷ Nguyên có 4 con sông lớn chảy qua địa bàn huyện gồm:
Sông Kinh Thày là ranh giới tự nhiên giữa Huyện Thủy Nguyên với
huyện An Dương (Hải Phòng) và huyện Kinh Môn (Hải Dương).
Sông Cấm bắt đầu từ khu vực xã Kiến Bái và đổ ra biển qua cửa Cấm,
là ranh giới tự nhiên giữa Thủy Nguyên với nội thành Hải Phòng.
Sông Đá Bạc bắt nguồn từ khu vực cuối xã Lại Xuân và kéo dài tới Gia Đức.
Sông Bạch Đằng là đoạn tiếp nối của sông Đá Bạc sau khi gặp sông
Giá, đổ ra biển qua cửa Nam Triệu.

17


Ngoài bốn con sông lớn trên, Thuỷ Nguyên còn có sông Giá là con sông
chứa nước ngọt rất lớn của huyện, hiện nay cung cấp gần như toàn bộ lượng nước
sinh hoạt cho cư dân trên địa bàn huyện Thủy Nguyên.
* Tài nguyên khoáng sản
Huyện Thuỷ Nguyên có trữ lượng khá lớn các loại khoáng sản phi kim
loại. Đó là đá vôi ở phía Bắc huyện, chạy dài từ xã An Sơn, Lại Xuân qua xã
Liên Khê, Lưu Kiếm, Lưu Kỳ đến xã Minh Tân, Minh Đức. Thêm vào đó là
dải đất sét chạy từ xã Kỳ Sơn đến các xã Chính Mỹ, Minh Tân, Lưu Kiếm,
Minh Đức... Xen kẽ với các núi đá vôi, đất sét là khu vực mỏ Silic khá lớn
thuộc địa bàn ở các xã Lại Xuân và Liên Khê.
Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào cho công nghiệp sản xuất vật liệu
xây dựng: xi măng, gạch, ngói, vôi, cát...

Có thể nhận thấy, tiềm năng khoáng sản của huyện Thuỷ Nguyên còn ít,
chủ yếu là khoáng sản phi kim loại. Khoáng sản kim loại duy nhất là quặng sắt,
mặc dù chưa có đánh giá chính xác về trữ lượng nhưng đánh giá sơ bộ thì nguồn
tài nguyên này chưa đủ để khai thác trên quy mô công nghiệp.
* Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch được hình thành từ hai yếu tố: yếu tố tự nhiên và
yếu tố xã hội, nhân văn.
Yếu tố tự nhiên
Về cảnh quan hang động: Quá trình hoạt động của vỏ Trái đất để lại
trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên nhiều hang động kỳ thú mà hiện nay vẫn
còn giữ nguyên vẻ hoang sơ ban đầu. Hầu hết các hang động ở đây đều có độ
dài trên dưới 200m, trong đó, có một số hang động là di tích lịch sử như:
Hang Lương, ở giáp xã Lưu Kiếm và Gia Minh; hang Vua ở xã Minh Tân.
Đây là những hang còn ghi dấu chiến công oanh liệt của nhà Trần trong trận
thuỷ chiến năm 1288 chống quân Nguyên trên sông Bạch Đằng.

18


Ở phía Bắc của huyện còn có một số các hang động tập trung như: hang Vải,
hang Ma, hang Sộp, hang Sơn, hang Đốc Tít, hang Gỗ,... sẽ là những điểm có thể
khai thác phục vụ du lịch, thu hút các du khách.
Cảnh quan sinh thái: huyện Thuỷ Nguyên có khá nhiều cảnh quan đẹp,
trong đó phải kể đến hồ sông Giá, sông Hòn Ngọc.
Yếu tố xã hội:
Dân cư: Dân cư của Thuỷ Nguyên là một cộng đồng gồm dân địa
phương và dân từ nơi khác di cư đến sinh sống ở đây được diễn ra từ rất sớm:
Di tích thờ tướng lĩnh các vua Hùng cho biết từ thời lập nước đã có người từ
miền núi xuống đây lập nghiệp.
Văn hoá, tín ngưỡng: Nằm ở vị trí giao cắt của nhiều trục giao thông

nên quá trình giao lưu văn hoá của huyện Thuỷ Nguyên có nhiều nét độc đáo
và diễn ra khá mạnh. Hội hát Đúm, Đu Tiên, hội mở mặt Phục Lễ, hát ca trù
Đông Môn... đây là các sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng với những sắc thái rất
đặc trưng của con người Thuỷ Nguyên.
Các di tích lịch sử văn hóa gồm có: đền thờ Trần Quốc Bảo, đền thờ
Trạng nguyên Lê ích Mộc và cụm di tích Liên Khê như:Đền Thụ Khê (Từ
Thụ), Chùa Thiểm Khê (Hoa Linh Tự), Chùa Mai Động (Lê Sơn Tự). Ngoài
ra còn có khu di chỉ đồ đá, đồ đồng Tràng Kênh và Việt Khê.
Thuỷ Nguyên còn là nơi có nhiều lễ hội diễn ra như: hội thi bơi ở Minh
Tân, văn hoá làng nghề với các ngày giỗ tổ nghề gốm, nghề đục đá. Giờ đây, do
nhiều nguyên nhân khác nhau, hội làng không còn được tổ chức rộng rãi như
trước. Ở nhiều làng, phần hội mất đi, chỉ còn lại phần lễ trong các đình chùa.
Du lịch của Thủy Nguyên hiện nay chủ yếu là du lịch nội địa, tiềm năng
du lịch biển vẫn chưa được khai thác. Trong tương lai, những vùng sinh thái cửa
sông, ven biển, các hộ gia đình ngư dân điển hình, các cảng cá... nếu được đầu tư
cũng sẽ trở thành những điểm đến của du khách khi đến với Thủy Nguyên.

19


×