Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Đánh giá chất lượng nước sông hương đoạn chảy qua huyện thanh hà, tỉnh hải dương 6 tháng đầu năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 57 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian vừa qua thực tập tại Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi
trường tỉnh Hải Dương, với sự nổ lực và cố gắng của bản thân cùng với sự giúp đỡ
quý báu của thầy cô và cán bộ trung tâm cùng gia đình, bạn bè đã giúp tôi có được
kết quả như ngày hôm nay.
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô tại trường Đại
học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội đã tận tình dạy dỗ và chỉ bảo tôi trong suốt
thời gian tôi học tại trường.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo, ThS. Lê Thị Hải Lê,
người đã tận tình giúp đỡ tôi thực hiện đề tài và hoàn thành đồ án tốt nghiệp.
Tôi xin kính gửi lời cảm ơn chân thành đến ThS. Lê Phú Đồng - công tác tại
Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường tỉnh Hải Dương, cùng các cô chú ban
lãnh đạo, các anh chị phòng quan trắc và phân tích môi trường đã tạo điều kiện
thuận lợi và tốt nhất cho tôi.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn đến gia đình và người thân đã luôn bên tôi, xin cảm
ơn tất cả bạn bè đã động viên giúp đỡ và đóng góp ý kiến trong suốt quá trình học
tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Do điều kiện và kiến thức còn hạn chế nên đồ án tốt nghiệp của tôi sẽ không
thể tránh được thiếu sót vì vậy tôi kính mong quý thầy cô trong Khoa Môi Trường
đóng góp ý kiến để đồ án của tôi được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày...tháng... năm 2016
Sinh viên thực hiện

Đinh Việt Hưng

SVTH: Đinh Việt Hưng
Lớp: ĐH2KM2


MỤC LỤC


MỤC LỤC................................................................................................................ 2
DANH MỤC BẢNG................................................................................................1
DANH MỤC BIỂU ĐỒ...........................................................................................2
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................................2
3. Nội dung nghiên cứu.................................................................................................................2

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN....................................................................................3
1.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương....................................3
1.2 Tổng quan về Huyện Thanh Hà Tỉnh Hải Dương.......................................................................5
1.2.1 Vị trí địa lý: ......................................................................................................................5
1.2.2 Về điều kiện tự nhiên........................................................................................................7
1.2.3 Phát triển Kinh Tế..............................................................................................................8
1.3 Tổng quan về sông Hương.......................................................................................................9

CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM............................................................................10
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................................10
2.1.1.Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................................10
2.1.2.Phạm vi nghiên cứu........................................................................................................10
2.2. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................................10
2.2.1.Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu.......................................................................10
2.2.2.Phương pháp thực hiện..................................................................................................10

a. Khảo sát và quan trắc hiện trường..................................................................10
Phương pháp đo quang...........................................................................................................16

Hach methods 8029................................................................................................16
Hach methods 8008................................................................................................16
Phương pháp của Hach.........................................................................................16

Xác định NO2--N theo Hach methods 8507.............................................................................21
a. Nguyên tắc...........................................................................................................................21

SVTH: Đinh Việt Hưng
Lớp: ĐH2KM2


Xác định Flo theo Hach methods 8029.................................................................24
Xác định Tổng Fe theo Hach methods 8008........................................................24
Xác định NH4+ theo phương pháp của Hach......................................................27
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu.............................................................................................28
3.2. Đánh giá chất lượng nước sông Hương chảy qua huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương 6 tháng
đầu năm 2016..............................................................................................................................33
3.2.1. Đánh giá hàm lượng Amoni (NH4+ tính theo N)............................................................34
3.2.2. Đánh giá hàm lượng nitrat (NO3- tính theo N)..............................................................35
3.2.3. Đánh giá nhu cầu oxy hóa học (COD).............................................................................35
3.2.4. Đánh giá hàm lượng phosphat (PO43-).........................................................................36
3.2.5. Đánh giá hàm lượng oxi sinh học (BOD5)......................................................................36
3.2.6. Đánh giá hàm lượng TSS................................................................................................37
.................................................................................................................................................37
Nhận xét: kết quả phân tích khi so sánh với QCVN 08:2015/BTNMT đối với cột B1 ta thấy hàm
lượng TSS tại vị trí thứ 3 lấy mẫu vượt quá ngưỡng cho phép của QCVN...............................37
3.2.7. Đánh giá hàm lượng Coliforms......................................................................................37
3.2.8. Đánh giá hàm lượng Fe..................................................................................................38
3.2.9. Đánh giá hàm lượng NO2-.............................................................................................38
3.3. Đánh giá chất lượng nước sông Hương chảy qua huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương thông qua
chỉ số chất lượng môi trường nước WQI.....................................................................................39
3.4. Luận giải nguyên nhân gây ô nhiễm......................................................................................41
3.5. Đề xuất một số giải pháp cải thiện chất lượng nước sông Hương........................................41
3.5.1. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước thải.......................................................................41

3.5.2. Áp dụng các công cụ kinh tế...........................................................................................41
3.5.3. Hoạt động truyền thông và sự tham gia của cộng đồng................................................42

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................................43
NHẬT KÍ THỰC HIỆN........................................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................46
PHỤ LỤC............................................................................................................... 47

SVTH: Đinh Việt Hưng
Lớp: ĐH2KM2


Trường ĐH TNMT Hà Nội
Đồ án Tốt Nghiệp
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Vị trí lấy mẫu........................................................................................11
Bảng 2.2. Các phương pháp bảo quản mẫu.........................................................14
Bảng 2.3: Các phương pháp và thiết bị phân tích...............................................16
Bảng 2.4. Bảng quy định các giá trị qi, BPi.........................................................28
Bảng 2.5. Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với BO %bão hòa................29
Bảng 2.6. Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với thông số pH...................30
Bảng 2.7. Mức đánh giá chất lượng nước............................................................30

SVTH: Đinh Việt Hưng
Lớp: ĐH2KM2


Trường ĐH TNMT Hà Nội
Đồ án Tốt Nghiệp
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Hình 3.1 Biểu đồ thể hiện giá trị NH4 + tại các vị trí lấy mẫu...........................34
Hình 3.2 Biểu đồ thể hiện giá trị NO3 - tại các vị trí lấy mẫu............................35
Hình 3.3 Biểu đồ thể hiện giá trị COD tại các vị trí lấy mẫu..............................35
Hình 3.4 Biểu đồ thể hiện giá trị PO4 tại các vị trí lấy mẫu...............................36
Hình 3.5 Biểu đồ thể hiện giá trị BOD5 tại các vị trí lấy mẫu............................36
Hình 3.6 Biểu đồ thể hiện giá trị TSS tại các vị trí lấy mẫu...............................37
Hình 3.7 Biểu đồ thể hiện giá trị Coliform tại các vị trí lấy mẫu.......................37
Hình 3.8 Biểu đồ thể hiện giá trị Fe tại các vị trí lấy mẫu..................................38

SVTH: Đinh Việt Hưng
Lớp: ĐH2KM2


Trường ĐH TNMT Hà Nội

1
Đồ án Tốt Nghiệp
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Tài nguyên nước là thành phần chủ yếu của môi trường sống, quyết định sự
thành công trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội,
bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia. Tuy nhiên sự gia tăng dân số cùng với tốc
độ đô thị hóa, công nghiệp hóa ngày càng cao đòi hỏi lượng nước cung cấp cho sinh
hoạt và các hoạt động công nghiệp ngày càng nhiều đã ảnh hưởng xấu đến nguồn
tài nguyên này. Hiện nay nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm và quan trọng này
đang phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm và cạn kiệt. Nhu cầu phát triển kinh tế
nhanh với mục tiêu lợi nhuận cao, con người đã cố tình bỏ qua các tác động đến
môi trường một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Nguy cơ thiếu nước, đặc biệt là nước
ngọt và nước sạch là một hiểm họa lớn đối với sự tồn vong của con người cũng như

toàn bộ sự sống trên trái đất. Do đó con người cần phải nhanh chóng có các biện
pháp bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước.
Hiện nay đã có rất nhiều địa phương bị ô nhiễm nguồn nước mặt nghiêm
trọng, có nguy cơ cạn kiệt do hoạt động khai thác, quản lý chưa hợp lý cùng với
lượng nước thải từ các khu CN, các nhà máy, khu dân cư đô thị, chưa qua xử lý hoặc
xử lý chưa đạt hiệu quả mà thải ra ngoài môi trường đã gây ảnh hưởng đến sức khỏe
và hoạt động của con người. Vấn đề ô nhiễm sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn trong
tương lai nếu như chúng ta không có các biện pháp bảo vệ và quản lý hợp lý.
Nước được sử dụng cho hầu hết các hoat động trong cuộc sống như: nông
nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Với sự phát triển kinh tế và dân số tăng nhanh thì nhu
cầu sử dụng nước và thải các chất thải ra các sông hồ ngày càng nhiều gây ô nhiễm
môi trường. Đặc biệt là các sông, hồ ở trong thành phố, nơi có đông dân cư sinh
sống và sông Hương chảy qua huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương là 1 điển hình
Sông Hương là một trong những con sông nằm trong hệ thống sông Thái
Bình. Con song này chảy qua phần phía Bắc và Đông của thị trấn Thanh Hà, tách
biệt khu Hà Bắc (xã Cẩm Chế) với thị trấn Thanh Hà Tỉnh Hải Dương. sông Hương
(đầu công nguyên gọi là sông Cam Giang) chi lưu của sông Thái Bình vào Thanh
Hà từ đầu phía Tây Bắc (đầu xã Tiền Tiến, hiện nay đã bị lấp) xuyên dọc giữa
SVTH: Đinh Việt Hưng
Lớp: ĐH2KM2


Trường ĐH TNMT Hà Nội

2
Đồ án Tốt Nghiệp

huyện nhập vào sông Văn Úc tại xã Thanh Xuân. có vai trò quan trọng trong việc
cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sinh hoạt của con
người. Ngoài ra, con sông này cũng phải tiếp nhận chất thải sinh hoạt từ các hoạt

động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp như nước thải từ khu công nghiệp và nhiều
nhà máy, xí nghiệp nằm rải rác hai bên lưu vực sông; chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản
và đặc biệt là nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư huyện Thanh Hà tỉnh Hải
Dương và cũng là nhánh sông đang chịu sức ép rất lớn do nước thải công nghiệp và
nước thải đô thị của thành phố Hải Dương.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, đề tài “Đánh giá chất lượng nước sông
Hương đoạn chảy qua huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương 6 tháng đầu năm
2016” là cần thiết nhằm cung cấp các thông tin về chất lượng nước mặt trên địa bàn
thành phố.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được chất lượng nước sông Hương đoạn chảy qua huyện
ThanhHà tỉnh Hải Dương
- Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường nước sông Hương đoạn chảy qua
huyện ThanhHà tỉnh Hải Dương
3. Nội dung nghiên cứu
- Tổng quan tài liệu về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội; hiện trạng môi
trường của tỉnh Hải Dương nói chung và huyện Thanh Hà nói riêng ; tổng quan về
sông Hương
- Khảo sát thực tế, lập kế hoạch và thực hiện quan trắc môi trường nước sông
Hương đoạn chảy qua huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương . Trong đó lấy mẫu theo 2
đợt, tại 3 vị trí, các chỉ tiêu phân tích gồm: Nhiệt độ, DO, pH, Độ đục, COD, BOD5,
TSS, Coliform, PO43-, Tổng N, NO2-, NO3-, NH4+, Tổng Fe.
- Đánh giá chất lượng môi trường nước sông bằng chỉ số chất lượng môi
trường nước WQI.
- So sánh chất lượng môi trường cùng thời điểm của những năm trước và với
các đợt quan trắc khác trong năm.
- Luận giải nguyên nhân gây ô nhiễm.
- Đề xuất giải pháp quản lý, bảo vệ môi trường nước sông Hương đoạn chảy
qua huyện Thanh Hà Tỉnh Hải Dương.
SVTH: Đinh Việt Hưng

Lớp: ĐH2KM2


Trường ĐH TNMT Hà Nội

3
Đồ án Tốt Nghiệp

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương
1.1.1. Địa lý tự nhiên.
a. Vị trí địa lý.
Tỉnh Hải Dương nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, có tọa độ địa lý:
20041’10”, 21014’20” vĩ độ Bắc
106007’20”, 106036’35” kinh độ Đông
Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía
Đông Nam giáp tỉnh Hải Phòng, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình, phía Tây Nam giáp
tỉnh Hưng Yên và phía Tây Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh.
Trên địa bàn tỉnh có nhiều trục đường giao thông quốc gia quan trọng chạy
qua. Thành phố Hải Dương, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật
của tỉnh nằm trên Quốc lộ 5, cách thủ đô Hà Nội 57 km về phía Tây, cách thành phố
cảng Hải Phòng 45 km về phía Đông.
Chiều dài lớn nhất từ Bắc xuống Nam của tỉnh là 63 km, từ Đông sang Tây là
55 km, điểm cách biển gần nhất là 25 km. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh (hiện
trạng đến 01-1-2009) là 1.654,70km2.
Là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nằm ở vị trí có
nhiều hướng tác động mang tính liên vùng, Hải Dương có vai trò làm cầu nối thủ đô
Hà Nội với thành phố cảng Hải Phòng, thành phố du lịch Hạ Long, cung cấp sản
phẩm hàng hóa quan trọng và là địa bàn tham gia quá trình trung chuyển hàng hóa
quan trọng giữa hệ thống cảng biển và các tỉnh, thành phố trong vùng, trong nước.

Do vậy, Hải Dương vừa có cơ hội tạo động lực phát triển, vừa phải đối mặt với các
cách thức cạnh tranh…
b. Khí hậu.
Hải Dương nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, chia làm 4 mùa rõ rệt
(xuân, hạ, thu, đông). Vào giai đoạn từ tiết lập xuân đến tiết thanh minh (khoảng
đầu tháng hai - đầu tháng tư dương lịch) có hiện tượng mưa phùn và nồm. Đây là
giai đoạn chuyển tiếp từ mùa khô sang mùa mưa. Mùa mưa kéo dài từ tháng tư đến
tháng mười hàng năm.
SVTH: Đinh Việt Hưng
Lớp: ĐH2KM2


Trường ĐH TNMT Hà Nội

4
Đồ án Tốt Nghiệp

- Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.300 – 1.700 mm
- Nhiệt độ trung bình: 23,3 °C
- Số giờ nắng trong năm: 1.524 giờ
- Độ ẩm tương đối trung bình: 85 – 87%
Khí hậu thời tiết thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, bao gồm cây lương
thực, thực phẩm và cây ăn quả, đặc biệt là sản xuất cây rau màu vụ đông.
c. Tài nguyên thiên nhiên.
Các khoáng sản chính:
- Đá vôi xi măng ở Kinh Môn, trữ lượng 200 triệu tấn, hàm lượng CaCO3 từ 90
đến 97%. Đủ để sản xuất 4 đến 5 triệu tấn xi măng/năm trong thời gian 50 - 70 năm.
- Cao lanh ở Kinh Môn, Chí Linh trữ lượng 400.000 tấn, hàm lượng Fe 2O3:
0,8 - 1,7%; Al2O3: 17 - 19% cung cấp nguyên liệu cho sản xuất đồ sứ.
- Đất sét chịu lửa ở Chí Linh, trữ lượng 8 triệu tấn, chất lượng tốt; hàm lượng

Al2O3: 23,5 - 28%, Fe2O3: 1,2 - 1,9% cung cấp nguyên liệu sản xuất gạch chịu lửa.
- Bô xít ở Kinh Môn, trữ lượng 200.000 tấn; hàm lượng Al 2O3: từ 46,9 –
52,4%, Fe2O3: từ 21 – 26,6%; SiO2 từ 6,4 – 8,9%.
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội.
a. Dân cư, lao động.
Tỉnh Hải Dương bao gồm 10 huyện, 01 thành phố và 01 thị xã với dân số
khoảng 1,8 triệu người, trong đó trên 60% trong độ tuổi lao động. Tỷ lệ dân số cao
(khoảng 84,5%) sống ở khu vực nông thôn và chủ yếu là làm nghề nông. Đây sẽ là
nguồn cung lao động rất quan trọng và dồi dào cho các dự án đầu tư.
b. Kinh tế - chính trị - văn hóa xã hội.
Trong năm 2014, mặc dù vẫn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn thách thức
nhưng với sự nỗ lực của đội ngũ lãnh đạo Tỉnh và chính quyền địa phương, mức
tăng trưởng kinh tế của tỉnh vẫn tăng hơn so với năm trước. Tổng sản phẩm địa
phương dự kiến đạt 46.397 tỷ đồng, tăng 7,1% so với năm trước. Giá trị sản xuất
công nghiệp và xây dựng dự kiến đạt 78.566 tỷ đồng, tăng 8,8% so với năm trước.

SVTH: Đinh Việt Hưng
Lớp: ĐH2KM2


Trường ĐH TNMT Hà Nội

5
Đồ án Tốt Nghiệp

Giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản dự kiến đạt 15.584 tỷ đồng, tăng 0,1% so với
năm trước.
Tốc độ tăng trưởng đạt từ 7% đến 7,5%, cơ cấu nông, lâm, thủy sản công nghiệp, xây dựng - dịch vụ là 16,5% - 48,5% - 35,0%. GDP bình
quân/người đạt 38,5 triệu đồng; Thu nguồn ngân sách nhà nước dự kiến đạt
6.750 tỷ đồng.

Hải Dương là một trong những khu vực văn hóa tâm linh của cả nước.
Hải Dương có 1.098 khu di tích lịch sử, trong đó có 133 di tích quốc gia và
nhiều khu di tích khác đã được xếp hạng đặc biệt quốc gia đó là khu Côn Sơn,
Kiếp Bạc… Một số điểm du lịch đẹp và nổi tiếng là Côn Sơn - Kiếp Bạc, động
Kính Chủ, đền cao An Phụ, gốm sứ Chu Đậu - Mỹ Xá, đảo cò Chi Lăng Nam ...
1.2 Tổng quan về Huyện Thanh Hà Tỉnh Hải Dương
1.2.1 Vị trí địa lý:
Diện tích: 159 km2
Dân số: 152.492 người
Đơn vị hành chính: gồm 24 xã và 01 thị trấn
Giới thiệu chung: Thanh Hà là một huyện của tỉnh Hải Dương, đất đai
do phù sa bồi tụ, sông ngòi nhiều nên rất màu mỡ, phì nhiêu, thuận lợi cho phát
triển kinh tế nông nghiệp, nổi tiếng với đặc sản Vải thiểu
Vị trí địa lý: nằm ở phía đông nam tỉnh, Phía bắc giáp huyện Nam Sách,
phía đông giáp huyện Kim Thành, phía nam giáp thành phố Hải Phòng, phía tây
giáp thành phố Hải Dương. Huyện có 24 xã và 1 thị trấn (huyện lỵ).
Huyện được chia làm 4 khu là Hà Nam, Hà Đông, Hà Tây và Hà Bắc.
• Hà Nam bao gồm 6 xã: Thanh Xuân, Thanh Thuỷ, Thanh Sơn, Thanh
Xá, Thanh Khê, Thị trấn Thanh Hà
• Hà Bắc bao gồm 7 xã: Thanh An, Thanh Lang, Việt Hồng, Hồng Lạc ,
Tân Việt, Cẩm Chế, Liên Mạc

SVTH: Đinh Việt Hưng
Lớp: ĐH2KM2


Trường ĐH TNMT Hà Nội

6
Đồ án Tốt Nghiệp


• Hà Đông bao gồm 6 xã: Trường Thành, Vĩnh Lập, Thanh Bính, Thanh
Hồng, Thanh Cường, Hợp Đức
• Hà Tây bao gồm 6 xã: Tiền Tiến, Thanh Hải , Tân An, Phượng Hoàng,
An Lương, Quyết Thắng
Tính chất đất đai cũng như địa hình của huyện mang đặc tính địa hình của
đất phù sa sông Thái Bình. Độ cao so với mực nước biển trung bình là 0,60 m.
Khí hậu ở Thanh Hà mang rõ nét tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa, hội
tụ đầy đủ điều kiện để phát triển một nền nông nghiệp toàn diện.
Với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã
hội, lại nằm giữa vùng trọng điểm của đồng bằng Bắc Bộ, nên Thanh Hà có vai
trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội và quân sự của tỉnh Hải
Dương.
Thanh Hà có các con sông lớn như Thái Bình (ở phía Tây Nam), sông
Rạng, sông Văn Úc (ở phía Đông Bắc) bao bọc quanh tạo nên các tuyến giao
thông đường thuỷ rất quan trọng với thành phố Hải Dương các tuyến bạn như
Tứ Kỳ, Kim Thành và giữa Hải Dương với hải cảng Hải Phòng, Quảng Ninh.

SVTH: Đinh Việt Hưng
Lớp: ĐH2KM2


Trường ĐH TNMT Hà Nội

7
Đồ án Tốt Nghiệp

Huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương

Bản đồ hành chính huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương

1.2.2 Về điều kiện tự nhiên
Đất đai do phù sa bồi tụ, sông ngòi nhiều nên rất màu mỡ, phì nhiêu, thuận
lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp. Tuy nhiên, do phù sa bồi tụ không đều nên
địa hình thổ nhưỡng của Thanh Hà không bằng phẳng và phần lớn vẫn ở dạng phù
sa non. Khi chưa có hệ thống đê, hàng năm vào mùa mưa, nước lũ từ thượng nguồn
đổ về mang phù sa tràn vào đồng ruộng, đầm bãi, ao hồ, có khi ngập nước đến ba
bốn tháng (từ tháng 5 đến tháng 9 âm lịch). Sau khi nước rút đi đã để lại lớp phù sa
dày 5 - 10 cm. Thanh Hà có2/ 3 diện tích là triều bãi, nhiều vùng trước đây là đầm
SVTH: Đinh Việt Hưng
Lớp: ĐH2KM2


Trường ĐH TNMT Hà Nội

8
Đồ án Tốt Nghiệp

hồ, bãi trũng, quanh năm chỉ có cỏ lau , lác sú, vẹt mọc um tùm, song đó lại là môi
trường tốt cho các loài thuỷ sinh quý, có giá trị dinh dưỡng cao như: tôm, cá, cua,
cáy, rươi, ruốc,...
Riêng 6 xã khu Hà Đông trũng hơn, có nhiều đầm, hồ, ruộng bãi rất
thấp, lại gần hạ lưu, chịu ảnh hưởng trực tiếp của thuỷ triều lên xuống hàng
ngày, do đó đã tạo thành một vùng sinh thái nước lợ đặc biệt phong phú.
Nhiều loại thuỷ sản được mệnh danh là đặc sản nổi tiếng: Tôm rảo, cà ra,
rươi, rạm,... “Tháng mười cà ra, tháng ba tôm rảo”; đặc biệt con rươi là thuỷ
sản quý chỉ có ở vùng nước lợ, sống chủ yếu trong lòng đất phù sa, xuất hiện
nhiều vào tháng 9, tháng 10 (âm lịch)
1.2.3 Phát triển Kinh Tế
Xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, Huyện ủy Thanh Hà
tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, phát huy truyền

thống, kinh nghiệm canh tác cây ăn quả, coi phát triển nông nghiệp theo
hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường và đặc trưng của từng vùng là
hướng đi quan trọng trong phát triển kinh tế của huyện. Đề án “Chuyển đổi cơ
cấu cây trồng đạt giá trị kinh tế cao giai đoạn 2011-2015” là một trong 15 đề
án được Huyện ủy xây dựng nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
huyện lần thứ 23. Tại Thanh Hà có trồng nhiều vải thiều, hồng xiêm, ổi,
chanh. Chanh là một trong những cây trồng truyền thống, chủ lực, mang lại
hiệu quả kinh tế cao cho nông dân huyện; được trồng chuyên canh và xen
canh với vài, sản phẩm chủ yếu là lá và quả. Đến nay, toàn huyện có trên 70
ha trồng chanh, tập trung chủ yếu ở các xã Thanh Xá, Thanh Xuân
Cùng với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, Thanh Hà quan tâm phát triển
kinh tế trang trại, mở rộng các mô hình chăn nuôi theo hướng công nghiệp.
Chủ yếu là chăn nuôi lợn Giá trị sản xuất bình quân của mỗi trang trại đạt
3,74 tỷ đồng/năm.
Đi đôi với phát triển kinh tế nông nghiệp, Thanh Hà tiếp tục cải thiện
môi trường đầu tư, thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Toàn huyện có 2 làng nghề và
SVTH: Đinh Việt Hưng
Lớp: ĐH2KM2


Trường ĐH TNMT Hà Nội

9
Đồ án Tốt Nghiệp

2.000 cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thu hút trên 1 vạn lao động,
góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động tại địa phương. Hoạt động
thương mại, dịch vụ tiếp tục phát triển cả về quy mô và hiệu quả, đáp ứng
ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất, văn hóa và đời sống của nhân dân.

1.3 Tổng quan về sông Hương
Sông Hương là một trong những con sông nằm trong hệ thống sông Thái
Bình. Con song này chảy qua phần phía Bắc và Đông của thị trấn Thanh Hà,
tách biệt khu Hà Bắc (xã Cẩm Chế) với thị trấn Thanh Hà Tỉnh Hải Dương.
sông Hương (đầu công nguyên gọi là sông Cam Giang) chi lưu của sông Thái
Bình vào Thanh Hà từ đầu phía Tây Bắc (đầu xã Tiền Tiến, hiện nay đã bị lấp)
xuyên dọc giữa huyện nhập vào sông Văn Úc tại xã Thanh Xuân. Sông bắt đầu
từ khu công nghiệp Nam Sách đên Sông Thái Bình. Sông có chiều dài khoảng
15 km từ khu công nghiệp Nam Sách đến sông Thái Bình, lòng sông có độ rộng
từ 50 – 60m, có đoạn trên 100m. Sông Hương có vai trò quan trọng trong việc
cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sinh hoạt của
con người. Ngoài ra, con sông này cũng phải tiếp nhận chất thải sinh hoạt từ
các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp như nước thải từ khu công
nghiệp và nhiều nhà máy, xí nghiệp nằm rải rác hai bên lưu vực sông; chăn
nuôi, nuôi trồng thủy sản và đặc biệt là nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư
huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương và cũng là nhánh sông đang chịu sức ép rất
lớn do nước thải công nghiệp và nước thải đô thị của Huyện Thanh Hà Tỉnh
Hải Dương ngoài ra sông Hương còn tham gia vào chu trình nước trong tự
nhiên, duy trì hệ sinh thái nước và tạo cảnh quan môi trường cho hai bên lưu
vực sông... Do đó việc bảo vệ môi trường trên nhánh sông Hương là việc rất có
ý nghĩa đối với đời sống của nhân dân trong vùng, đặc biệt là những vùng có
liên quan đến nhánh sông này.
Tuy nhiên lưu lượng dòng chảy trong năm thay đổi rõ rệt theo mùa. Mùa
lũ từ tháng VI đến tháng X với tổng lượng dòng chảy trung bình trên toàn tỉnh
chiếm khoảng 80% tổng lượng nước cả năm. Mùa kiệt kéo dài 7 tháng từ tháng
XI đến tháng V năm sau với lượng nước chỉ chiếm khoảng 20% tổng lượng
SVTH: Đinh Việt Hưng
Lớp: ĐH2KM2



Trường ĐH TNMT Hà Nội

10
Đồ án Tốt Nghiệp

nước cả năm, nên đã xảy ra những thời kỳ thiếu nước nghiêm trọng gây khó
khăn cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong khu tỉnh. Tháng có dòng
chảy nhỏ nhất là tháng III.

CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1.Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu : sông Hương đoạn chảy qua thành phố Hải Dương
- Phạm vi nghiên cứu : Huyện Thanh Hà Tỉnh Hải Dương
2.1.2.Phạm vi nghiên cứu
Đánh giá chất lượng nước mặt, tập chung một số thông số đặc trưng: Nhiệt
độ, DO, pH, Độ đục, COD, BOD5, TSS, Coliform, PO43-, Tổng N, NO2-, NO3-, NH4+,
Tổng Fe.
Thời gian: từ tháng 3/2016 đến tháng 6/2016.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1.Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu
- Thu thập, tổng hợp tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của thành
phố Huyện Thanh Hà Tỉnh Hải Dương
- Tài liệu về tình hình chất lượng nước sông Hương đã được công bố.
2.2.2.Phương pháp thực hiện
a. Khảo sát và quan trắc hiện trường
+ Công tác chuẩn bị:
- Chuẩn bị tài liệu, các biểu đồ liên quan, sơ đồ,thông tin về khu vực định lấy mẫu.
- Theo dõi điều kiện khí hậu, diễn biến thời tiết.
- Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết để lấy mẫu và bảo quản mẫu.

- Chuẩn bị giấy dán nhãn.
- Chuẩn bị kinh phí và nhân lực quan trắc.
Quan trắc hiện trường

SVTH: Đinh Việt Hưng
Lớp: ĐH2KM2


Trường ĐH TNMT Hà Nội

11
Đồ án Tốt Nghiệp

Thông số

Thiết bị

pH, nhiệt độ

HM – 25R

TDS, Độ dẫn, độ đục, DO

HQ40d multi

b. Lấy mẫu
TCVN 6663-6:2008 (ISO 5667-6:2005), hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối.
Thiết bị, dụng cụ lấy mẫu nước: TCVN 6663-1:2011
Lấy mẫu nước phân tích chất lượng nước sông Hương đoạn chảy huyện
Thanh Hà tỉnh Hải Dương tại 3 vị trí

Trước khi lấy mẫu phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ lấy mẫu, hóa chất bảo
quản mẫu và các dụng cụ cần thiết khác để phục vụ quá trình lấy mẫu. Đảm bảo
dụng cụ lấy mẫu, dụng cụ chứa đựng mẫu đã được làm sạch.
Bảng 2.1. Vị trí lấy mẫu

Mẫu

Kí hiệu
mẫu

Vị trí lấy
mẫu

Toạ độ

Mô tả vị trí lấy mẫu

Mẫu 1 NM1

Khoảng 8h sáng, có nắng, gió nhẹ.
Gần điểm tiếp nhận nước thải của khu
công nghiệp Nam Sách có nhiều công ty
nhà máy xí nghiệp (công ty formostar
Sông Hương
VN, Cty cp thức ăn chăn nuôi VINA,
tại xã Hồng 20O57’59,82”N
Cty TNHH Hải VINA,Cty bao bì AP
Lạc Huyện 106O23’34,39”E
VN….)
Thanh Hà

Trên bề mặt nước sông có rất nhiều bèo.
Khu nuôi lợn. Chủ yếu Nông Nghiệp.
Trồng nhiều hoa quả. Nhiều
chanh,ổi,vải

Mẫu 2 NM2

Sông Hương
Tại
cổng O
Khoảng 9h sáng, có nắng, gió nhẹ.
20 52’55,37”N
thoát nước
Gần trạm bơm nước huyện Thanh Hà
106O27’53,20”E
song Gùa ,
Thanh Xuân

SVTH: Đinh Việt Hưng
Lớp: ĐH2KM2


Trường ĐH TNMT Hà Nội

Mẫu
3

NM3

12

Đồ án Tốt Nghiệp

Tại cầu Hương 10h
Hai bên bờ sông là khu dân cư sinh
Cầu Hương O
20 54’35,24”N sống. Nhiều nhà máy xí nghiệp( Cty
Thị
Trấn
106O25’37,78” TNHH MTV Decos 247, bệnh viện đa
Thanh Hà
khoa Thanh Hà..

Ảnh map 3 vị trí lấy mẫu

SVTH: Đinh Việt Hưng
Lớp: ĐH2KM2


Trường ĐH TNMT Hà Nội

13
Đồ án Tốt Nghiệp

Sông Hương tại xã Hồng Lạc Huyện Thanh Hà ( Khu CN Nam Sách)

Cầu Hương Thị Trấn Thanh Hà
SVTH: Đinh Việt Hưng
Lớp: ĐH2KM2



Trường ĐH TNMT Hà Nội

14
Đồ án Tốt Nghiệp

Sông Hương Tại cổng thoát nước sông Gùa , Thanh Xuân
Thời gian lấy mẫu được tiến hành 2 đợt:
Đợt 1: tháng 3 năm 2016
Đợt 2: tháng 4 năm 2016
Trước khi lấy mẫu phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ lấy mẫu, hóa chất bảo
quản mẫu và các dụng cụ cần thiết khác để phục vụ quá trình lấy mẫu. Đảm bảo
dụng cụ lấy mẫu, dụng cụ chứa đựng mẫu đã được làm sạch.
Các mẫu nước sẽ được lấy ở độ sâu 20cm so với mặt nước bằng tay.
c. Bảo quản mẫu
Bảo quản và vận chuyển mẫu theo TCVN 6663 – 3 : 2008
Bảo quản mẫu: Mẫu sau khi được lấy cần được bảo quản lạnh trong thùng đá
ở nhiệt độ từ 1oC đến 5oC, một số chỉ tiêu được bảo quản bằng axit.
Bảng 2.2. Các phương pháp bảo quản mẫu
STT
1
2

Thồng số

Chai

phân tích
pH
DO


đựng
PE Làm lạnh đến giữa 1 oC và 5 oC
TT Cố định tại chỗ

Điều kiện bảo quản

Thời gian bảo
quản tối đa
6h
6h

SVTH: Đinh Việt Hưng
Lớp: ĐH2KM2


Trường ĐH TNMT Hà Nội

3

Độ đục

PE

4
5
6

COD
BOD5
TSS


PE
PE
PE

7

NH4+

PE

8
9
10
11
12
13

NO2PO43NO3Flo
Tổng sắt
Coliform

PE
PE
PE
PE
PE
PE

15

Đồ án Tốt Nghiệp
Làm lạnh đến giữa 1 oC và 5 oC. Lưu giữ

24 h
mẫu ở nơi tối
Axít hóa đến pH từ 1 đến 2 với H2SO4
1 tháng
o
o
Làm lạnh đến giữa 1 C và 5 C
24 h
o
o
Làm lạnh đến giữa 1 C và 5 C
24 h
Axit hóa với H2SO4 đến pH từ 1 đến 2, làm
21 ngày
lạnh đến giữa 1 oC và 5 oC
Làm lạnh đến giữa 1 oC và 5 oC
24 h
o
o
Làm lạnh đến giữa 1 C và 5 C
24 giờ
d
Axit hóa với H2SO4 đến pH từ 1 đến 2
1 tháng
o
o
Làm lạnh đến giữa 1 C và 5 C

24 h
Axit hóa với HNO3 đến pH từ 1 đến 2
1 tháng
o
o
Làm lạnh đến nhiệt độ 1 C đến 5 C
24 h

Ghi chú: - PE: Chai polyetylen
- TT: chai thủy tinh
Vận chuyển mẫu: Các bình chứa mẫu cần được bảo vệ và làm kín để chúng
không bị hỏng hoặc gây mất mát một phần mẫu trong khi vận chuyển. Vật liệu bao
gói phải bảo vệ được các bình chứa khỏi bị nhiễm bẩn từ bên ngoài và bị vỡ, đặc
biệt là gần các chỗ mở của bình chứa mẫu và không là một nguồn nhiễm bẩn.
Chú ý:
Không được phép hút thuốc cạnh mẫu, mẫu không được đặt gần các nguonf
xả của động cơ.
Mẫu để hở (ví dụ lúc đang lọc mẫu hoặc bảo quản mẫu) không được để gần
quạt hoặc điều hòa không khí, thức ăn và đồ uống.
Các dụng cụ được sủ dụng lại (như cốc múc) cần được làm sạch phù hợp
giữa các lần sử dụng trong quá trình làm việc.
Không được dùng ngón tay hoặc các vật dụng khác chạm vào mặt trong của
bình hoặc nắp bình.
Bình rỗng cần được bảo quản và vận chuyển cùng với nắp bình đậy kín.
Các vật không liên quan đến mẫu cần được để xa các bình chứa mẫu. Nếu
cần phải đo nhiệt độ phía bên ngoài bình mẫu thì cần sử dụng một bình riêng cho
mục đích này và mẫu dùng để đo nhiệt độ phải được đổ bỏ. Trong bất cứ hoàn cảnh
nào, mẫu đã được đo tại hiện trường đều không được cho trở lại bình chứa mẫu để
sau đó lại chuyển tiếp về phòng thí nghiệm để phân tích.
Mẫu cần được xem xét cẩn thận xem có chứa các vật lớn như lá cây hoặc cát,

phù sa hay không và nếu quan sát thấy thì mẫu cần được đổ bỏ và lấy mẫu mới.

SVTH: Đinh Việt Hưng
Lớp: ĐH2KM2


Trường ĐH TNMT Hà Nội

16
Đồ án Tốt Nghiệp

Chất bảo quản cần được xem xét cẩn thận vì sự nhiễm bẩn đôi khi có thể
được chỉ báo thông qua, ví dụ như sự đổi màu. Nếu nghi ngờ bị nhiễm bẩn thì chất
bảo quản đó phải được thải bỏ.
2.3. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm
Qua số liệu và chương trình quan trắc của các năm trước nằm trong báo cáo
hiện trạng môi trường tỉnh Hải Dương cho thấy các chỉ tiêu quan trắc được so sánh
với QCVN 08:2015/BTNMT quy định tại cột B1 và qua chương trình quan trắc,
khảo sát thực địa của bản thân, tôi nhận thấy nước sông Hương chủ yếu được sử
dụng cho mục đích tưới tiêu nên tôi chọn cột B1 (Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy
lợi hoặc các mục đích sử dụng khác)
Bảng 2.3: Các phương pháp và thiết bị phân tích
STT

Chỉ tiêu

Phương pháp phân tích

1


BOD5

TCVN 6001-1: 2008

2

COD

Hach methods 8000

3

NO2-

Phương pháp đo quang

4

TSS

TCVN 6625:2000

5

NO3-

Hach methods 8039

6


Flo

Hach methods 8029

7

Fe

Hach methods 8008

8

Coliforms

9

PO43-

10

NH4+

Phương pháp MPN
Hach methods 8048
Phương pháp của Hach

 Phân tích BOD5 theo TCVN 6001-1: 2008
SVTH: Đinh Việt Hưng
Lớp: ĐH2KM2



Trường ĐH TNMT Hà Nội

17
Đồ án Tốt Nghiệp

a. Nguyên tắc
- Trung hòa mẫu nước cần phân tích và pha loãng mẫu bằng những lượng
khác nhau của một loại nước pha giàu oxi hòa tan và chứa các vi sinh vật hiếu khí,
có chứa chất ức chế sự nitrat hóa
- Ủ mẫu ở nhiệt độ 20oC trong thời gian xác định 5 ngày ở chỗ tối, trong bình
hoàn toàn đầy và nắp kín.
- Xác định hàm lượng oxi hòa tan trước và sau khi ủ. Tính khối lượng oxi
khiêm tốn trong 1 lít nước.
- Tiến hành đồng thời thí nghiệm kiểm tra với dung dịch chuẩn của gluco và
axit glutamic.
b. Chuẩn bị
Hóa chất
- Nước cấy: nước thải sinh hoạt có COD tối đa là 300 mg/l.
- Dung dịch muối:
+Đệm photphat: Hòa tan hỗn hợp (0,85g KH 2PO4+2,175g K2HPO4+3,34g
Na2HPO4.7H2O + 0,17g NH4Cl) trong 100 ml nước cất.
+ Dung dịch MgSO4: 2,25g MgSO4.7H2O/100 ml nước cất.
+ Dung dịch CaCl2: 2,75g CaCl2 khan/100 ml nước cất.
+ Dung dịch FeCl3: 0,025g FeCl3.6H2O/100 ml nước cất.
- Nước pha loãng: Đem 1l nước cất sục khí trong 1giờ, sau đó hút 1ml mỗi
loại muối trên cho vào nước đã sục.
- Nước pha loãng cấy vi sinh vật: thêm 10 ml nước cấy vào 1 lít nước pha
loãng. Nồng độ khối lượng của oxi của nước pha loãng cấy vi sinh vật chính là giá
trị của mẫu trắng.

- Dung dịch HCl 0.5M
- Dung dịch NaOH 20g/l: Cân 2.000g NaOH hòa tan bằng nước cất được
100ml dung dịch.

SVTH: Đinh Việt Hưng
Lớp: ĐH2KM2


Trường ĐH TNMT Hà Nội

18
Đồ án Tốt Nghiệp

- Dung dịch kiểm tra (glucozo (C 6H12O6) và glutamic (C5H9NO4)): Làm khô
glucozo và glutamic ở nhiệt độ trong 1 giờ, cân mỗi loại 150g pha trong 1lít nước cất.
- Dung dịch ức chế quá trình nitrat hóa: Dung dịch allythioururea (ATU) 1.0 g/l.
Dụng cụ
+ Bình ủ BOD5: chai thủy tinh có nút mài, tối màu, có thể tích 300 ml.
+ Máy đo DO.
+ Tủ ủ có khả năng duy trì nhiệt độ 20oC.
+ Thiết bị sục khí, bình chứa khí nén hoặc máy nén khí.
c. Tiến hành
- Xử lý sơ bộ: Lấy mẫu về giữ mẫu ở 4oC, phân tích mẫu trước 24h sau khi
lấy mẫu. Nếu pH của mẫu không nằm trong 6- 8 thì phải trung hòa mẫu bằng HCl
0,5M hoặc dung dịch NaOH 20g/l.
- Phân tích mẫu:
Với mẫu môi trường:
+ Lấy chính xác V mẫu vào bình pha loãng (300 ml).
+ Thêm 2ml dung dịch ATU.
+ Thêm nước pha loãng cấy vi sinh vật đến đầy bình.

+ Đậy nút bình để cho các bọt khí bay đi hết.
+ Mỗi mẫu làm 2 bình giống nhau: 1 bình đem đo DO 1. Còn lại đem ủ trong
bóng tối nhiệt độ 20oC trong 5 ngày.
Độ pha loãng điển hình để xác định BODn
BODn dự đoán (mg O2/l)

Hệ số pha loãng

Mẫu nước

3 đến 6

1-2

R

4 đến 12

2

R, E

10 đến 30

5

R,E

20 đến 60


10

E

40 đến 120

20

S

100 đến 300

50

S, C

200 đến 600

100

S, C

400 đến 1200

200

I, C

SVTH: Đinh Việt Hưng
Lớp: ĐH2KM2



Trường ĐH TNMT Hà Nội

19
Đồ án Tốt Nghiệp

1000 đến 3000

500

I

2000 đến 6000
Ghi chú:

1000

I

- R: Nước sông.
- E: Nước thải được làm sạch sinh học.
- S: Nước thải được làm trong hoặc nước thải công nghiệp bị ô nhiễm nhẹ.
- C: Nước thải chưa xử lý.
- I: Nước thải công nghiệp bị ô nhiễm nặng.
Với mẫu trắng:
Tương tự như mẫu môi trường. DO1 là nồng độ khối lượng của oxi của nước
pha loãng cấy vi sinh vật. DO5 là nồng độ khối lượng của oxi của nước pha loãng
cấy vi sinh vật sau 5 ngày ủ.


SVTH: Đinh Việt Hưng
Lớp: ĐH2KM2


Trường ĐH TNMT Hà Nội

20
Đồ án Tốt Nghiệp

- Tiến hành phép kiểm tra:
+ Hút 20 ml dung dịch kiểm tra (glucozo (C 6H12O6) và glutamic (C5H9NO4))
vào bình pha loãng, thêm 2ml dung dịch ATU rồi định mức đến vạch 1000 bằng
nước pha loãng cấy vi sinh vật.
+ Nạp đầy dung dịch vừa pha được ở trên vào 2 bình ủ BODn.
Bình 1: xác định nồng độ oxy hòa tan của từng bình (DO1).
Bình 2: Cho vào tủ ủ trong tối ở nhiệt độ 20 oC trong 5 ngày. Sau đó lấy ra
xác định nồng độ oxy hòa tan (DO5).
d. Tính kết quả
BODn = [(DO1 – DOn)MMT - (DO1 – DOn)MT]xF (mgO2/l)
MMT: mẫu môi trường
MT: mẫu trắng
F: hệ số pha loãng
 Xác định COD theo Hach methods 8000
a. Nguyên tắc
Theo phương pháp này, mẫu được đun nóng trong 2 giờ với axit sunfuric đặc
và một chất oxi hóa mạnh là Kali bicromat. Chất hữu cơ trong mẫu sẽ bị oxi hóa và
khử ion bicromat thành ion croom có màu xanh. Hach DR 6000 cho phép xác định
hàm lượng 0.7- 40 mg/l (bước sóng 420 nm- chương trình 431); 3- 150 mg/l (bước
sóng 420 nm - chương trình 430) và 20- 1500 ml/l (bước sống 620 nm- chương
trình 435).

+ Dải cao có thang đo: 20- 1500 mg/l: màu nâu.
b. Tiến hành
- Bật thiết bị phá mẫu COD, đặt nhiệt độ ở 150 oC.
- Mở nắp ống phá mẫu COD, chú ý lấy đúng dải ống phá mẫu.
- Để nghiêng các ống 45o, dùng pipet hút 2 ml mẫu vào các ống, đối với ống
mẫu trắng thì hút 2ml cất.
- Đậy nắp lại, rửa bên ngoài ống bằng nước cất sau đó làm khô bằng giấy sạch.
- Lắc đều các ống vài lần để trộn đều, ống đựng mẫu sẽ nóng lên rất nhanh
trong quá trình lắc.
SVTH: Đinh Việt Hưng
Lớp: ĐH2KM2


×