Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Đánh giá chất lượng nước sông Cầu đoạn nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ đến đập Thác Huống.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (432.41 KB, 59 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




PHAN THANH CHỈNH


Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG CẦU
ĐOẠN NHÀ MÁY GIẤY HOÀNG VĂN THỤ ĐẾN ĐẬP THÁC HUỐNG”


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo : Chính Quy
Chuyên ngành : Khoa học môi trương
Lớp : K42B - KHMT
Khoa : Môi trường
Khóa học : 2010 - 2014
Giảng viên hướng dẫn : TS. Phan Thị Thu Hằng






THÁI NGUYÊN – 2014



LỜI CẢM ƠN

Kết thúc bốn năm học tập, nghiên cứu và rèn luyện trong mái trường
đại học, bản thân em đã tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích về chuyên môn
và khoa học. Trong đợt thực tập tốt nghiệp này em đã tiến hành nghiên cứu và
viết đề tài với tiêu đề: “Đánh giá chất lượng nước sông Cầu đoạn nhà máy
giấy Hoàng Văn Thụ đến đập Thác Huống”
Trong thời gian thực tập và làm báo cáo tốt nghiệp, em xin chân thành
cảm ơn cô giáo TS. Phan Thị Thu Hằng đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em
hoàn thành đề tài này. Bên cạnh đó, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến toàn bộ
các thầy giáo, cô giáo, anh chị ở Viện Khoa Học Sự Sống – Đại Học Thái
Nguyên đã tạo điều kiện tốt nhất để em thực hiên tốt quá trình thực tập của
mình.
Nhân dịp này em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy
giáo, cô giáo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, những người đã trực
tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức bổ ích cho em, đó chính là những
nền tảng cơ bản, những hành trang vô cùng quý giá cho sự nghiệp tương lai
của em sau này.
Trong quá trình thực tập và làm báo cáo, vì chưa có kinh nghiệm thực
tế và thời gian hạn hẹp nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong
nhận được sự góp ý, nhận xét từ phía các thầy, cô và các bạn để khóa luận này
được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 05 năm 2014
Sinh viên


Phan Thanh Chỉnh


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BOD
NHU CẦU ÔXY SINH HÓA
BTNMT

BỘ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
COD
NHU CẦU ÔXY HÓA HỌC
DO
NỒNG ĐỘ ÔXY HÒA TAN
FAO
TỔ CHỨC LƯƠNG THỰC VÀ NÔNG NGHIỆP LIÊN HIỆP
QUỐC
KCN

KHU CÔNG NGHIỆP
KT – XH KINH TẾ - XÃ HỘI
NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH CÍNH PHỦ
QCVN

QUY CHUẨN VIỆT NAM
QĐ-CP

QUYẾT ĐỊNH CHÍNH PHỦ
QĐ-TTg

QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

TCVN

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TSS
TỔNG CHẤT RẮN LƠ LỬNG
TW

TRUNG ƯƠNG


MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích đề tài 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài 2
1.4. Yêu cầu của đề tài 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4
2.1.1. Cơ sở lý luận 4
2.1.2. Cơ sở pháp lý 14
2.2. Khái quát chung về tài nguyên nước trên thế giới và ở Việt Nam 16
2.2.1. Tài nguyên nước trên thế giới 16
2.2.2. Tài nguyên nước ở Việt Nam 17
2.3. Tình hình ô nhiễm môi trường nước trên thế giới và ở Việt Nam 19
2.3.1. Ô nhiễm môi trường nước trên thế giới 19
2.4. Tài nguyên nước của Thái Nguyên và chất lượng nước sông Cầu 21
2.4.1. Hiện trạng chất lượng nước của thái nguyên 21
2.4.2. Hiện trạng chất lượng nước sông Cầu 24
Phần 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 25

3.2. Nội dung nghiên cứu 25
3.3. Phương pháp nghiên cứu 25
3.3.1. Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu thứ cấp 25
3.3.3. Phương pháp nghiên cứu 26
3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu 28
3.3.5. Phương pháp tổng hợp so sánh, đối chiếu với QCVN 28
PHẦN 4.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 29

4.1. Khái quát về hệ thống lưu vực sông Cầu và địa bàn nghiên cứu 29
4.1.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên và sông Cầu 29
4.1.2. Điều kiện kinh tế -xã hội 32
4.2. Các áp lực tới môi trường nước lưu vực sông cầu đoạn chảy qua địa phận
tỉnh Thái Nguyên 35
4.3. Đánh giá hiện chất lượng môi trường nước sông Cầu tại một số vị trí trên
đoạn sông nghiên cứu 35
4.4. Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu, khắc phục ô nhiễm môi trường nước
sông Cầu trên đoạn từ nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ đến đập Thác Huống.44
4.4.1. Giải pháp liên quan đến thể chế chính sách 44
4.4.2. Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm nước thải 45
4.4.3. Giải pháp tuyên truyền giáo dục và xã hội hoá công tác BVMT 47
PHẦN 5 48
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 48
5.1. Kết luận 48
5.2 Kiến nghị 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO 50

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Trữ lượng nước trên thế giới (theo F.sargent, 1974).(5) 16
Bảng 3.1. Thông tin các vị trí được lấy mẫu 26

Bảng 3.2. Phương pháp bảo quản mẫu 27
Bảng 3.3. Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích chất lượng nước 27
Bảng 4.1 Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước sông Cầu tại nhà máy
Giấy Hoàng Văn Thụ vào tháng 3 năm 2014 36
Bảng 4.2. Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước sông Cầu 37
Bảng 4.3. Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước sông Cầu 38
Bảng 4.4. Kết quả phân tích chất lượng nước sông Cầu tại nhà máy giấy Hoàng
Văn Thụ, Cầu Gia Bảy và đập Thác Huống vào tháng 3 năm 2014. 39



DANH MỤC HÌNH

Hình 4.1: Sông Cầu đoạn chảy qua địa phận tỉnh Thái Nguyên 31
Hình 4.2: Giá trị DO tại nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ, Cầu Gia Bẩy và đập
Thác Huống vào tháng 3 năm 2014 40
Hình 4.3 Giá trị NH
4
+
, PO
4
3-
tại nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ, Cầu Gia Bẩy
và đập Thác Huống vào tháng 3 năm 2014 41
Hình 4.4 Giá trị NO
3
-
tại nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ, Cầu Gia Bẩy và đập
Thác Huống vào tháng 3 năm 2014 42
Hình 4.5 Giá trị TSS tại nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ, Cầu Gia Bẩy và đập

Thác Huống vào tháng 3 năm 2014 43
Hình 4.6 Giá trị Coliform tại nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ, Cầu Gia Bẩy và
đập Thác Huống vào tháng 3 năm 2014 43
1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Tài nguyên nước là thành phần chủ yếu của môi trường sống. Hiện nay
nguồn tài nguyên quan trọng này đang phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm và
cạn kiệt. Nhu cầu phát triển kinh tế nhanh với mục tiêu lợi nhuận cao, con
người đã cố tình bỏ qua các tác động đến môi trường một cách trực tiếp hoặc
gián tiếp. Nguy cơ thiếu nước, đặc biệt là nước ngọt và nước sạch là một
hiểm họa lớn đối với sự tồn vong của con người cũng như toàn bộ sự sống
trên trái đất. Do đó con người cần phải nhanh chóng có các biện pháp bảo vệ
và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước.
Lưu vực sông Cầu hằng năm cung cấp hàng trăm triệu mét khối nước để
phục vụ sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân và có chức năng cân
bằng hệ sinh thái và cảnh quan thiên nhiên toàn khu vực. Tuy nhiên trong quá
trình khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế, lưu vực
sông Cầu dần trở nên ô nhiễm. Sự ô nhiễm đó đã và đang ảnh hưởng rất lớn
đến đời sống sản xuất và sinh hoạt của người dân trong khu vực sông Cầu.
Thành phố Thái Nguyên là một thành phố công nghiệp nằm trên bờ sông
Cầu. Tại đây nước thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông
nghiệp, khai thác khoáng sản và nước thải sinh hoạt hầu hết đều được thải
trực tiếp hay gián tiếp vào con sông này. Mặc dù nước thải của các nhà máy
đã qua hệ thống xử lý nhưng chất lượng vẫn không đạt tiêu chuẩn thải. Nhiều
sông suối tiếp nhận nước thải công nghiệp, khai thác khoáng sản, sinh hoạt đã
bị nhiễm hợp chất hữu cơ và kim loại nặng trước khi hợp lưu với sông Cầu,
kéo theo chất lượng môi trường nước của dòng sông này sau các điểm hợp
lưu và đoạn chảy qua thành phố Thái Nguyên bị ô nhiễm, không đảm bảo sử

2
dụng cho mục đích sinh hoạt, chỉ dùng cho tưới tiêu thủy lợi và các mục đích
giao thông thủy.
Chính vì vậy, việc xem xét, đánh giá chất lượng nước sông Cầu, xác định
các nguồn ô nhiễm và dự báo mức độ ảnh hưởng của các hoạt động kinh tế xã
hội của thành phố Thái Nguyên đến môi trường nước là rất quan trọng. Xuất
phát từ những vấn đề trên, được sự đồng ý của ban giám hiệu nhà trường, ban
chủ nhiệm khoa Tài nguyên và Môi trường trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, dưới sự hướng dẫn của cô giáo TS. Phan Thị Thu Hằng, em đã thực
hiện đề tài: “Đánh giá chất lượng nước sông Cầu đoạn nhà máy giấy Hoàng
Văn Thụ đến đập Thác Huống” nhằm làm tiền đề cho việc xem xét, giải quyết
các vấn đề môi trường và làm cơ sở để đề ra các biện pháp cải thiện chất
lượng nước, đáp ứng nhu cầu cấp nước cho thành phố Thái Nguyên.
1.2. Mục đích đề tài
Đánh giá hiện trạng môi trường nước sông cầu trên đoạn từ nhà máy giấy
Hoàng Văn Thụ đến Đập Thác Huống.
Xác định nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước sông nếu có.
Đề xuất các biện pháp giảm thiểu khắc phục ô nhiễm nếu có và qua đó
bảo vệ môi trường nước sông Cầu.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
∗ Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học: Giúp em có cô hội tiếp cận
với cách thức thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học và vận dụng kiến
thức đã học vào thực tế, trang bị cho em những kiến thức cơ bản về ô nhiễm
môi trường nước, làm cơ sở cho đánh giá về tài nguyên nước mặt nói riêng và
tài nguyên nước nói chung.
∗ Ý nghĩa trong thực tiễn: Giúp em có được những kiến thức và kinh
nghiệm thực tế về nghiên cứu, đánh giá hiện trạng môi trường nước qua sự
giúp đỡ hướng dẫn của cô giáo và các anh chị nơi em thực tập em có thêm
3
được thật nhiều kinh nghiệm và kiến thức bổ ích để trang bị cho con đường

sau này.
1.4. Yêu cầu của đề tài
Đánh giá chính xác, trung thực, khách quan về hiện trạng môi trường
nước sông Cầu đoạn chảy trên đoạn từ nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ đến Đập
Thác Huống.
Các kết quả phân tích phải được so sánh với tiêu chuẩn, quy chuẩn môi
trường Việt Nam.
Các kiến nghị đưa ra phải thực tế, có tính khả thi và phù hợp với điều kiện
ở địa phương.
4
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Cơ sở lý luận
2.1.1.1. Một số khái niệm liên quan
- Khái niệm môi trường:
Theo khoản 1 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam năm 2005
[11], môi trường được định nghĩa như sau: “Môi trường bao gồm các yếu tố
tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời
sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”.
- Khái niệm ô nhiễm môi trường:
Theo khoản 6 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam năm 2005 [11]:
“Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi các thành phần môi trường không phù hợp
với các tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật”
- Khái niệm ô nhiễm môi trường nước:
“Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi của các tính chất vật lý -
hóa học - sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho
nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh
học trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước

là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất” (Hoàng Văn Hùng, 2008) [6].
- Khái niệm về tiêu chuẩn môi trường:
Theo khoản 5 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt Nam năm 2005
[11]: “Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép các thông số về chất lượng
môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo
vệ môi trường”.
5
2.1.1.2. Đánh giá chất lượng nước
Đánh giá chất lượng nước thông qua các chỉ tiêu hóa, lí như: pH,
DO,COD, BOD
5,
NH
4
+
,
NO
3
-
, PO
4
3-
, TSS, đây là những chỉ tiêu chiếm tỉ lệ
cao trong các nguồn nước bị ô nhiễm.
* Tính chất vật lý của nước ô nhiễm
- Màu sắc
Nước tự nhiên sạch thì không màu, nếu nhìn xuống sâu ta có cảm giác
màu xanh nhẹ, đó là do sự hấp thụ chọn lọc các bước sóng nhất định của ánh
sáng mặt trời. Ngoài ra, màu xanh còn gây nên do sự hiện diện của tảo trong
trạng thái lơ lửng.

+ Màu xanh đậm hoặc xuất hiện vàng bọt màu trắng đó là biểu hiện của
trạng thái thừa dinh dưỡng hoặc phát triển quá mức của thực vật nổi
(Phytoplankton) và sản phẩm phân hủy thực vật đã chết. Trong trường hợp
này dẫn tới sự gia tăng nhu cầu oxy hòa tan bởi các vi sinh vật phân hủy và
gây nên sự ô nhiễm do thiếu oxy.
+ Màu vàng bẩn do quá trình phân hủy các chất hữu cơ làm xuất hiện
acid humic (acid mùn) hòa tan vào nước có màu vàng bẩn.
Tất cả các màu sắc đều tác động bởi số lượng, chất lượng của ánh sáng
mặt trời chiếu theo chiều sâu và do đó ảnh hưởng tới hệ sinh thái nước.
Nước thải của các nhà máy, mò lổ có nhiều màu sắc khác nhau, nhiều
màu sắc do hóa chất gây nên rất độc đối với sinh vật.
- Mùi và vị
Nước cất không có mùi, còn vị tự nhiên là do sự hiện diện của các chất
hòa tan ở lượng nhỏ. Khi mùi và vị trở nên khó chịu lúc đó bắt đầu triệu
chứng ô nhiễm. Mùi có 2 nguồn gốc:
+ Do sản phẩm phân hủy các chất hữu cơ trong nước. Ví dụ như nước
thải sinh vật trôi nổi (plankton) đã chết hoặc xác sinh vật khác.
6
+ Do nước thải công nghiệp có chứa những hóa chất khác nhau mà mùi vị
của nước sẽ đặc trưng cho từng loại. Mùi vị tự nhiên của nước chủ yếu do hợp
chất của clorua, của lưu huỳnh với natri (Na), magie (Mg), kali (K), sắt (Fe).
- Độ đục
Nước tự nhiên thường bị vẫn đục do những hạt keo lơ lửng. Các hạt lơ
lửng có thể là sét, mùn, vi sinh vật. Độ đục làm giảm cường độ ảnh sáng chiếu
qua và giảm khả năng sử dụng của nước. Nước ở gần các khu công nghiệp bị
vẩn đục vì trong nước có:
+ Lẫn bụi và các hóa chất công nghiệp.
+ Hòa tan và sau đó kết tủa các hóa chất ở dạng rắn.
+ Làm phân tán các hạt chất do cân bằng điện tích của các phức hệ hấp
phụ đất bị phá vỡ. Độ vẩn đục là dấu hiệu nhỏ của ô nhiễm nước. Tuy nhiên, nếu

trong sinh hoạt mà không loại bỏ nó đi thì dễ dẫn đến các bệnh đường ruột…
- Nhiệt độ
Nhiệt độ ảnh hưởng đến độ pH, đến các quá trình hóa học và sinh hóa xảy
ra trong nước. Nhiệt độ phụ thuộc rất nhiều vào môi trường xung quanh, vào
thời gian trong ngày, vào mùa trong năm. Nhiệt độ cần được xác định tại chỗ
(tại nơi lấy mẫu).
Nguồn gốc gây ô nhiễm nhiệt chủ yếu từ:
+ Nước thải các nhà máy nhiệt điện dùng nước để làm mát các turbin
(thường thường nguồn nước thải này có nhiệt độ cao hơn từ 10 - 15
0
C so với
nhiệt độ nước đưa vào làm nguội máy lúc ban đầu).
+ Nước thải từ các nhà máy sản xuất phân bón thường có nhiệt độ
khoảng 50
0
C. Nhiệt độ thấp hay cao có ảnh hưởng nhất định đến tốc độ phát
triển của cây trồng và quá trình sinh trưởng của sinh vật trong nước
* Tính chất hóa học của nước ô nhiễm
- Độ cứng của nước: Độ cứng của nước gây nên bởi các ion đa hóa trị có mặt
trong nước. Chúng phản ứng với một số anion tạo thành kết tủa. Các ion hóa trị 1
không gây nên độ cứng của nước. Trên thực tế vì các ion Ca
2+
và Mg
2+
chiếm hàm
7
lượng chủ yếu trong các ion đa hóa trị nên độ cứng của nước xem như là tổng hàm
lượng của các ion Ca
2+
và Mg

2+
.
Đơn vị đo độ cứng được dùng khác nhau ở nhiều nước.
- DO: Oxigen hòa tan trong nước không tác dụng với nước về mặt hóa
học. Hàm lượng DO trong nước phụ thuộc nhiều yếu tố như áp suất, nhiệt độ,
thành phần hóa học của nguồn nước, số lượng vi sinh vật, thủy sinh vật…
Hàm lượng oxigen hòa tan là một chỉ số đánh giá “tình trạng sức khỏe”
của nguồn nước. Mọi nguồn nước đều có khả năng tự làm sạch nếu như
nguồn nước đó còn đủ một lượng DO nhất định. Khi DO xuống đến khoảng 4
- 5 mg/l, số sinh vật có thể sống được trong nước giảm mạnh. Nếu hàm lượng
DO quá thấp, thậm chí không còn, nước sẽ có mùi và trở nên đen do trong
nước lúc này diễn ra chủ yếu là các quá trình phân hủy yếm khí, các sinh vật
không thể sống được trong nước này nữa.
- COD: là lượng oxigen cần thiết (cung cấp bởi các chất hóa học) để oxid
hóa các chất hữu cơ trong nước. Chất oxid hóa thường dùng là KMnO
4
hoặc
K
2
Cr
2
O
7
và khi tính toán được qui đổi về lượng oxigen tương ứng (1 mg KMnO
4

ứng với 0,253 MgO
2
). COD giúp phần nào đánh giá được lượng chất hữu cơ
trong nước có thể bị oxid hóa bằng các chất hóa học (tức là đánh giá mức độ ô

nhiễm của nước).
- BOD: là lượng oxigen cần thiết để vi khuẩn có trong nước phân hủy các
chất hữu cơ. Tương tự như COD, BOD cũng là một chỉ tiêu dùng để xác định
mức độ nhiễm bẩn của nước.
- Các yếu tố kim loại nặng: Các kim loại nặng là những nguyên tố mà tỉ
trọng lượng của chúng bằng hoặc lớn hơn 5 như Asen. Cadimi, Fe, Mn…. Ở
hàm lượng nhỏ nhất định chúng cần cho sự phát triển và sinh trưởng của
động, thực vật, nhưng khi hàm lượng tăng thì chúng sẽ trở thành độc hại đối
với vi sinh vật và con người thông qua chuỗi mắt xích thức ăn.
8
2.1.1.3. Điều kiện vi sinh
Trong nước thiên nhiên có nhiều loại vi trùng, siêu vi trùng, rong tảo và
các loài thủy vi sinh khác. Tùy theo tính chất, các loại vi sinh trong nước có
thể vô hại hoặc có hại. Nhóm có hại bao gồm các loại vi trùng gây bệnh, các
loài rong rêu, tảo… Nhóm này cần phải loại bỏ khỏi nước trước khi sử dụng.
Các vi trùng gây bệnh như lị, thương hàn, dịch tả… thường khó xác định
chủng loại. Trong thực tế hóa nước thường xác định chỉ số vi trùng đặc trưng.
Trong chất thải của người và động vật luôn có loại vi khuẩn E.Coli sinh sống
và phát triển. Sự có mặt của E.Coli trong nước chứng tỏ nguồn nước đã bị ô
nhiễm bởi phân rác, chất thải của người và động vật và như vậy cũng có khả
năng tồn tại các loại vi trùng gây bệnh khác. Số lượng E.Coli nhiều hay ít tùy
thuộc mức độ nhiễm bẩn của nguồn nước
2.1.1.4. Những chỉ tiêu cơ bản để đánh giá nguồn nước bị ô nhiễm bởi các
chất hữu cơ
• DO (nồng độ oxy hòa tan)
Tất cả sinh vật hiển thị cần oxy cho quá trình hô hấp.
Động vật và thực vật trên cạn sử dụng oxy từ không khí (chứa 21%) còn
trong nước thì oxy tự do ở dạng hòa tan ít hơn nhiều lần so với trong không
khí khoảng 8-10 ppm (hoặc 8-10mg/l). Mức độ bão hòa oxy hòa tan hay DO
vào khoảng 14-15 ppm trong nước sạch 0

0
C. Nhiệt độ càng tăng, lượng oxy
hòa tan trong nước càng giảm và DO là 0 ppm (ở 100
0
C).
Thông thường nước ít khi bão hòa oxy mà chỉ khoảng 70-85% so với mức
bão hòa.
Quy định nước uống DO không được nhỏ hơn 6 mg/l.
Trong tất cả các hệ sinh thái ở nước DO thường có nhịp điệu ngày đêm:
- Cực tiểu vào ban đêm.
- Cực đại vào giữa trưa.
9
DO cũng biến đổi theo chiều sâu vì oxy thường hòa tan nhiều ở nước
mặt (tầng quang hợp), (Hoàng Hưng, 2005) [7].
Hàm lượng oxy trong nước là yếu tố quan trọng của dòng sông tự làm
sạch nhờ hoạt động của vi sinh vật hiếu khí.
Nguyên nhân làm giảm lượng oxy hòa tan trong nước là:
- Lượng chất hữu cơ trong nước.
- Rong tảo tồn tại (thường ở ao hồ…)
Khi BOD và COD quá cao sẽ làm giảm DO. Điều này tạo điều kiện cho
các vi sinh vật yếm khí (Anaerobic) hoạt động mạnh. Kết quả của quá trình
hoạt động này làm tăng hàm lượng khí H
2
S gây ra mùi hôi thối cho những
khu vực xung quanh
• BOD
5
(nhu cầu oxy sinh hóa)
Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD) là số lượng oxy cần thiết để phân hủy trong
một thể tích nước bởi sự phân hủy sinh học. Thông thường sau thời gian 5

ngày ở 20
0
C thì phần lớn (khoảng 90%) các chất hữu cơ dễ phân hủy sẽ bị
phân hủy. Vì vậy, người ta thường lấy thời gian 5 ngày với nhiệt độ 20
0
C để
xác định nhu cầu oxy hóa sinh và gọi là BOD
5
.
Giá trị BOD càng lớn có nghĩa là mức độ ô nhiễm hữu cơ càng cao. Theo
quy định của Bộ Y Tế thì:
- BOD
5
< 4mg/l: nước dùng cho sinh hoạt.
- BOD
5
<10mg/l: nước dùng cho thủy sản (quy định của FAO).
- BOD
5
≥ 3 mg/l: coi như ô nhiễm nhẹ.
- BOD
5
≥10mg/l: coi như bị ô nhiễm hữu cơ rõ rệt [7].
• COD (nhu cầu oxy hóa học)
Nhu cầu oxy hóa học (COD) là lượng oxy cần thiết để phân hủy các chất
hữu cơ có trong nước theo con đường hóa học. Nồng độ COD cho phép đối
với nguồn nước mặt là COD > 10mg/l.
10
Mối liên quan giữa BOD và COD: khi BOD và COD cao sẽ:
- Làm nồng độ oxy hòa tan trong nguồn nước bị giảm, hậu quả sẽ làm tôm,

cá và các động vật nước chậm phát triển hoặc chết.
- Gây ra mùi hôi thối do các chất hữu cơ bị phân hủy trong điều kiện
kỵ khí.
Cả hai thông số đều xác định lượng chất hữu cơ có khả năng bị oxy hóa
có trong nguồn nước sinh hoạt hoặc nguyên tử nói chung nhưng chúng khác
nhau về ý nghĩa.
- BOD chỉ thể hiện tượng chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học là các chất
hữu cơ có thể oxy hóa nhờ vai trò của vi sinh vật.
- COD thể hiện toàn bộ các chất hữu cơ có thể bị oxy hóa bằng các tác
nhân hóa học.
- Bởi vì COD biểu thị cả lượng các chất hữu cơ không thể bị oxy hóa bằng
vi sinh vật do đó có giá trị cao hơn BOD. Cho nên tỷ số giữa COD và BOD
(COD/BOD) >1.
- Tỷ số giữa COD và BOD (COD/BOD) càng cao nếu trong nguồn nước
có các chất độc ức chế vi sinh vật. Khi đó giá trị BOD đo được sẽ rất thấp
hoặc bằng không nhưng giá trị COD lại rất cao, do đó không thể từ COD tính
ra BOD hoặc ngược lại (Hoàng Hưng, 2005) [10]. Chỉ khi nào thành phần của
một nguồn nước tự nhiên hoặc nước thải không chứa chất độc và ổn định ta
mới có thể xác định qua thực nghiệm được một hệ số chuyển đổi từ COD
thành BOD hoặc ngược lại.

Các vi trùng trong nước (chỉ tiêu E.coli)
Nước là môi trường trung gian truyền các bệnh nhiễm khuẩn và đã từng
gây ra nhiều vụ dịch lớn cho loài người như dịch tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy,
siêu vi khuẩn, viêm gan, các bệnh giun sán
11
Trong phân người hay súc vật, động vật có chứa nhiều vi trùng và siêu vi
trùng gây bệnh Để chọn vi khuẩn chỉ thị nào là một vấn đề quan trọng trong
kỹ thuật vi sinh. Trước mắt Tổ chức y tế thế giới tạm thời chọn nhóm
Coliform để làm vi khuẩn chỉ thị mức độ ô nhiễm của nguồn nước. Trên thực

tế, Coliform là những trực khuẩn gram âm, hiếu khí, kỵ khí tùy tiện, không
Escherichia nguồn bởi nó thể hiện nguồn gốc và mức độ khác nhau của sự ô
nhiễm nguồn nước.
Ngoài nhóm Coliform, một số vi khuẩn khác cũng được sử dụng như một
chỉ điểm vệ sinh có tác dụng bổ sung thêm cho việc xác định chất lượng vệ
sinh nguồn nước được đầy đủ hoặc cho những yêu cầu cụ thể riêng biệt cần
thiết khác. Những vi khuẩn được sử dụng cùng nhóm Coliform gồm:
- Fecal. Streptococci
- Clostridium perfringens.
- Vi khuẩn hoại sinh.
Nói chung, trong tất cả các nhóm vi sinh chỉ thị đã nêu chỉ có nhóm
Coliform là thường được dùng để phân tích hơn vì:
- Chúng là nhóm vi sinh quan trọng nhất trong việc đánh giá vệ sinh
nguồn nước và có đầy đủ tiêu chuẩn của các vi sinh chỉ thị lý tưởng.n
- Chúng có thể được xác định trong điều kiện thực địa.
- Việc xác định Coliform dễ dàng hơn các loại vi sinh chỉ thị khác, ví dụ:
Streptococci cần phải ổn nhiệt lâu.
Clostridia phải tiến hành ở 80
o
C và lên men 2 lần.
Còn trong nhóm Coliform một số loại có khả năng lên men lactose khi
nuôi cấy ở nhiệt độ 35
0
C hoặc 37
0
C tạo ra acid, andehyt và khí trong vòng 48
giờ. Có một số loại có khả năng lên men lactose ở 44
0
C hoặc 44,5
0

C (nhóm
Coliform chịu nhiệt thuộc loại này có E. Coli), (Hoàng Hưng) [7].
Tiêu chuẩn nguồn nước mặt Coliform ≥ 5.000 con/100ml
12
2.1.1.5. Các nguồn gây ô nhiễm
Có nhiều loại nguồn gây ô nhiễm nước (kể cả nguồn nước mặt lẫn nước
ngầm) tất cả đều do hoạt động sản xuất của con người cũng như sinh hoạt của
con người tạo nên. Có thể khái quát làm hai loại nguồn gây ô nhiễm cơ bản là:

Nước thải sinh hoạt
Bao gồm nước thải từ:
- Các hộ gia đình
- Khách sạn
- Trường học
- Cơ quan
- Doanh trại quân đội
- Bệnh viện
Đặc điểm cơ bản của các loại nước thải này là:
- Có hàm lượng cao chất hữu cơ không bền vững dễ phân hủy sinh
học như carbonhydrat, protein, mỡ.
- Các chất dinh dưỡng (phosphat, nitơ)
- Nhiều vi trùng
- Nhiều chất rắn và mùi

Nước thải công nghiệp
Hay nước thải của các khu vực sản xuất bao gồm:
- Nước thải từ các nhà máy, cơ sở sản xuất lớn.
- Nước thải từ các cơ sở sản xuất nhỏ.
- Nước thải từ các khu vực giao thông vận tải
Đặc điểm: Nước thải công nghiệp không có đặc điểm chung mà phải dựa

vào tính chất công việc của từng xí nghiệp mà định. Ví dụ:
- Nhà máy làm acqui thì nước thải sẽ có acid, chì
13
- Nhà máy chế biến sữa, thịt, đường, tôm đông lạnh, nước ngọt, rượu
bia thì nước thải sẽ chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân hủy.
- Nước thải nhà máy thuộc da, ngoài chất hữu cơ còn nhiều kim loại
nặng, sulfua
Một đặc điểm cần chú ý là nước thải từ bất cứ một nhà máy xí nghiệp
nào cũng đều bao gồm:
- Nước thải sinh hoạt.
- Nước thải do sản xuất công nghiệp.
- Nước thải do mưa.
Từ nhận thức đúng đó mới định đúng biện pháp xử lý nguồn nước thải
trong khu vực sản xuất công nghiệp.

Nước chảy tràn mặt đất
Bao gồm:
- Do mưa rơi xuống.
- Mặt đất, đường phố, nhà cửa
- Đồng ruộng.
- Do nước tiêu (thải) từ các đồng ruộng.
Đặc điểm:
- Chứa nhiều chất rắn.
- Nhiều vi trùng.
- Nhiều thuốc trừ sâu, phân bón
Kết quả: Tất cả nguồn nước bẩn đó đều kéo ra sông suối hoặc thấm vào mạch
nước ngầm làm cho nguồn nước mặt hoặc mạch nước ngầm ô nhiễm.
* Do những yếu tố tự nhiên
Như sự lan truyền nước nhiễm phèn, nhiễm mặn. Sự lan truyền nước
nhiễm phèn trên thực tế gây nhiều tác hại không những cho nguồn nước sinh

hoạt mà cả cho nước sản xuất. Còn sự lan truyền nước nhiễm mặn thì không
14
hoàn toàn như nước nhiễm phèn, bởi vì không phải bất cứ loại thực vật nào
cũng bị nước mặn làm hạn chế khả năng phát triển, ví dụ rừng ngập mặn
Hoặc không phải bất cứ loài thủy sinh nào cũng chết khi nước nhiễm mặn cho
nên dù sự lan truyền mặn có xảy ra đi nữa thì tác hại của nó cũng không hoàn
toàn giống như nhiễm phèn.
2.1.2. Cơ sở pháp lý
- Luật bảo vệ môi trường do nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
thông qua ngày 29/11/2005.
- Luật tài nguyên nước được nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam chính thức ban hành ngày 20/5/1998.
Luật tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật do nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/06/2006.
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ về
việc sử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 179/1999/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc thi hành
Luật Tài nguyên nước.
- Nghị định số 34/2005/NĐ-CP của chính phủ quy định về xử phạt
hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước.
- Nghị định số 127/2007/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết
hướng dẫn thi hành một số điều của luật tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
- Quyết định số 256/2003/QĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia năm 2010 định hướng đến năm 2020.
- Quyết định số 34/2005/QĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ban hành
chương trình hành động của Bộ chính trị về " Bảo vệ môi trường trong thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa."
15

- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/08/2006 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về việc áp dụng các tiêu chuẩn Việt Nam về Môi trường.
- Quyết định số 174/2006/QĐ-TTg ngày 28/7/2006 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt đề án tổng thể bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan
lưu vực sông Cầu.
- Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi
trường (QCVN 08:2008/BTNMT').
- Các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường:
+ TCVN 5992:1995 (ISO 5667-2: 1991) - Chất lượng nước - Lấy mẫu.
Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu.
+ TCVN 5993:1995 (ISO 5667-3: 1985) - Chất lượng nước - Lấy mẫu.
Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu.
+ TCVN 5996:1995 (ISO 5667-6: 1990) - Chất lượng nước - Lấy mẫu.
Hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối.
+ TCVN 5942:1995 - Chất lượng nước - Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt.
+ TCVN 6001:1995 (ISO 5815: 1989) - chất lượng nước - xác định nhu
cầu oxi hóa trong 5 ngày (BOD
5
). Phương pháp cấy và pha loãng.
+ TCVN 6491:1995 (ISO 6060: 1989) - chất lượng nước - xác định nhu
cầu oxi hóa học (COD).
+ TCVN 6625:2000 (ISO 11923: 1997) - chất lượng nước - xác định chất
rắn lơ lửng bằng cách lọc qua cái lọc sợi thuỷ tinh.
- Các quy chuẩn Việt Nam về môi trường:
+ QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước mặt.
16
2.2. Khái quát chung về tài nguyên nước trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.1. Tài nguyên nước trên thế giới

Nước bao phủ 71% diện tích của quả đất trong đó có 97% là nước mặn,
còn lại là nước ngọt. Nước giữ cho khí hậu tương đối ổn định và pha loãng
các yếu tố gây ô nhiễm môi trường, nó còn là thành phần cấu tạo chính yếu
trong cơ thể sinh vật,Phần nước ngọt (bao gồm cả một phần nước ngầm và cả
hơi nước) chiếm không đến 3%,trong 3% lượng nước ngọt có trên quả đất thì
có khoảng hơn 3/4 lượng nước mà con người không sử dụng được vì nó nằm
quá sâu trong lòng đất, bị đóng băng, ở dạng hơi trong khí quyển và ở dạng
tuyết trên lục địa chỉ có 0, 5% nước ngọt hiện diện trong sông, suối, ao,
hồ mà con người đã và đang sử dụng. Tuy nhiên, nếu ta trừ phần nước bị ô
nhiễm ra thì chỉ có khoảng 0,003% là nước ngọt sạch mà con người có thể sử
dụng được và nếu tính ra trung bình mỗi người được cung cấp 879.000 lít
nước ngọt để sử dụng (Miller, 1988) .(5)
Theo sự tính toán thì khối lượng nước ở trạng thái tự do phủ lên trên trái
đất khoảng 1,4 tỉ km
3
, nhưng so với trữ lượng nước ở lớp vỏ giữa của quả đất
(khoảng 200 tỉ km
3
) thì chẳng đáng kể vì nó chỉ chiếm không đến 1%. Tổng
lượng nước tự nhiên trên thế giới theo ước tính có khác nhau theo các tác giả
và dao động từ 1.385.985.000 km
3
(lvovits, xokolov - 1974) đến
1.457.802.450 km
3
(F.sargent - 1974). (5)
Bảng 2.1 Trữ lượng nước trên thế giới (theo F.sargent, 1974).(5)
STT Loại nước Trữ lượng (km3)
1 Biển và đại dương 1.370.322.000
2 Nước ngầm 60.000.000

3 Băng và băng hà 26.660.000
4 Hồ nước ngọt 125.000
17
5 Hồ nước mặn 105.000
6 Khí ẩm trong đất 75.000
7 Hơi nước trong khí ẩm 14.000
8 Nước sông 1.000
9 Tuyết trên lục địa 250

2.2.2. Tài nguyên nước ở Việt Nam
Việt nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có lượng mưa trung bình
nhiều năm (Xo) trên toàn lãnh thổ khoảng 1960 mm với mạng lưới sông ngòi
dày đặc. Nếu chỉ tính các sông có chiều dài từ 10km trở lên và có dòng chảy
thường xuyên thì nước ta có tới 2360 con sông. Việt nam có 15 lưu vực với
diện tích từ 2500 km
2
trở lên trong đó có tới 10 hệ thống sông có diện tích lưu
vực trên 10.000 km
2
. Các lưu vực này chiếm hơn 80% diện tích lãnh thổ.(1)
Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào các con sông quốc tế mà Việt Nam
chia sẻ với các nước khác. Tổng lượng nước mặt trung bình năm của Việt
Nam là khoảng 830 tỉ m
3
và hơn 60% lượng nước này phát sinh từ bên ngoài
lãnh thổ. Sáu lưu vực phụ thuộc vào dòng chảy từ các nước khác là - sông
Cửu Long, có gần 95% tổng lượng nước đến trung bình năm là từ các nước
thượng lưu sông Mê Công; sông Hồng -Thái Bình có gần 40% lượng nước
mặt đến từ phần lưu vực nằm trong lãnh thổ Trung Quốc; lưu vực sông Mã
và Cả, có gần 30 % và 22% tương ứng, lượng nước đến từ Lào; và lưu vực

sông Đồng Nai có gần 17% lượng nước đến từ Campuchia. Sông Bằng
Giang-Kỳ Cùng cũng chảy từ Trung Quốc vào Việt Nam và sau đó lại chảy
về lại Trung Quốc. Dòng chảy mặt trên lưu vực sông Sê San và Srê Pốk trên
lãnh thổ Việt nam chiếm 75% và 50% tổng lượng nước toàn lưu vực. Gần
57% tổng lượng nước của cả nước là của lưu vực sông Cửu Long, hơn 16%
trên sông Hồng -Thái Bình, và hơn 4% trên lưu vực sông Đồng Nai. Mùa khô
18
có ảnh hưởng lớn đến dòng chảy và lượng nước. Mùa khô thường kéo dài từ 6
đến 9 tháng và kéo dài nhất ở các lưu vực sông Miền trung Việt Nam. Lượng
nước tự nhiên đến vào mùa khô chiếm 20-30% tổng lượng nước cả năm.
Lượng trữ nước của các hồ chứa và lượng nước chuyển ra ngoài lưu vực vào
mùa khô có thể tạo ra sự khác biệt đáng kể đối với lượng nước hiện có vào
mùa khô. Nếu giả thiết rằng các hồ chứa trữ đầy vào mùa mưa và sẵn sàng để
sử dụng trong mùa khô thì lượng trên sông vào mùa khô sẽ được cải thiện lên
mức từ 23% và 46% so với tổng lượng cả năm. Trên lưu vực sông Đồng Nai,
dung tích trữ hiện tại gấp đôi lượng nước đến thiên nhiên vào mùa khô.(1)
Trên phạm vi cả nước, gần 82% tổng lượng khai thác nước mặt hiện tại
là dùng cho tưới, 11% cho thuỷ sản, 5% cho công nghiệp và 3% cho đô thị.
Trong đó có 3 lưu vực, lượng nước tưới chiếm hơn 90% lượng nước sử dụng.
Lưu ý là thủy điện không được tính là đối tượng sử dụng nước vì thuỷ điện
nhìn chung không “tiêu hao” nguồn nước, mặc dù nó có thể làm thay đổi đáng
kể chế độ dòng chảy và đôi khi còn chuyển nước từ sông này sang sông khác.
Hiện tại, lượng nước đang được sử dụng hàng năm cho tất cả các mục đích
khoảng 80,6 tỉ m
3
. Đến năm 2020 tổng lượng nước sử dụng sẽ tăng lên khoảng
120 tỉ m
3
, tức tăng thêm 48%. Trong đó, nước cho tưới sẽ tăng 30%, công
nghiệp tăng gần 190%, đô thị 150% và nước cho nuôi trồng thủy sản 90%. Dự

báo nhu cầu nước sẽ tăng đáng kể trên các lưu vực sông Trà Khúc, Côn, Ba, Sê
San và Srê Pốk. Tổng dung tích hữu ích của các hồ chứa hiện tại ở Việt nam là
khoảng 37 tỷ m
3
(khoảng 4,5% tổng lượng nước mặt trung bình hàng năm).
Trong đó, trên 45% nằm ở lưu vực sông Hồng - Thái Bình. Gần 22% thuộc lưu
vực sông Đồng Nai, sông Cả, Ba, và Sê San ở mức tương ứng 5% và 7%. Việt
Nam có dung tích chứa tính trên đầu người là 440 m
3
/người. Đây là tỉ lệ khá
cao so với nhiều nước khô hạn như Ethiopia, Ấn Độ và Pakistan nhưng lại

×