Tải bản đầy đủ (.doc) (116 trang)

BÁO cáo TỔNG kết dự án NHÂN GIỐNG lợn CHẤT LƯỢNG CAO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

BÁO CÁO TỔNG KẾT

DỰ ÁN NHÂN GIỐNG LỢN CHẤT LƯỢNG CAO
(Phần kinh phí sự nghiệp)

Cơ quan chủ quản: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Chủ đầu tư và thực hiện dự án: Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Đơn vị thụ hưởng dự án: Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng Thuỷ sản,
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội

Hà Nội: 4/2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

BÁO CÁO TỔNG KẾT
DỰ ÁN NHÂN GIỐNG LỢN CHẤT LƯỢNG CAO
(Phần kinh phí sự nghiệp)

Cơ quan chủ quản: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Cơ quan chủ đầu tư và thực hiện dự án: Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Đơn vị thụ hưởng dự án: Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng Thuỷ sản,
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Tổng kinh phí thực hiện Dự án: 18.767.000.000 đồng
Kinh phí sự nghiệp thực hiện Dự án: 6.451.520.000 đồng


Nguồn vốn: Ngân sách Nhà nước
Thời gian thực hiện dự án: 2009-2012
Thời gian thực hiện dự án phần kinh phí sự nghiệp: 2011- 2012

Xác nhận của cơ quan chủ trì dự án
(ký, họ tên, đóng dấu)

2

Chủ nhiệm dự án
(ký, họ tên)


Hà Nội: 4/2013

3


MỤC LỤC
THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN.....................................................................................7
Thông tin ĐẦU TƯ.............................................................................................................10
1. ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................13
2. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN..............................................................................................15
3. NỘI DUNG CỦA DỰ ÁN (Phần Dự án thuộc kinh phí sự nghiệp khoa học)..........16
4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN....................................................................................18
5. KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN..................................................................................24
6. TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN...........................................................................................106
7. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ..........................................................................................108
8. KINH PHÍ ĐÃ GIẢI NGÂN........................................................................................110
9. TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................111


4


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
BQL: Ban quản lý
CP: Protein thô (%)
DCP: Dicanxi Photphat
DDGS = Dried Distillers Grains with Solubles
D: Duroc
MC: Móng Cái
P: Piétrain
Y: Yorkshire

5


MỤC LỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 1. Thức ăn hỗn hợp đã mua năm 2011...................................................................26
Bảng 2. Thống kê nguyên liệu thức ăn đã mua................................................................26
Bảng 3. Mã thức ăn chăn nuôi được sản xuất..................................................................27
Bảng 4. Định mức thức ăn cho các loại lợn......................................................................27
Bảng 5. Phân nhóm theo huyết thống gia đình của Piétrain RéHal thuần...................28
Bảng 6. Phân nhóm gia đình của tổ hợp giữa đực Piétrain RéHal và nái Duroc.........29
Bảng 7. Cơ cấu đàn giống gốc mới nhập về.....................................................................30
Bảng 8. Cơ cấu đàn giống gốc...........................................................................................31
Bảng 9. Cơ cấu đàn lợn con sinh ra qua các lứa..............................................................32
Bảng 10. Cơ cấu đàn thường xuyên của trại lợn dự tính từ 2013..................................35
Bảng 11. Nhu cầu dinh dưỡng cho nái Piétrain và nái Duroc........................................35
Bảng 12. Thành phần nguyên liệu trong thức ăn hỗn hợp của lợn nái (%).................36

Bảng 13. Năng suất sinh sản của lợn nái sử dụng công thức thức ăn của Dự án.........37
Bảng 14. Nhu cầu dinh dưỡng cho lợn đực PiDu............................................................39
Bảng 15. Công thức thức ăn cho lợn đực hậu bị PiDu....................................................39
Bảng 16. Sinh trưởng và thành phần thịt của lợn đực hậu bị PiDu..............................40
Bảng 17. Nhu cầu dinh dưỡng cho lợn đực Piétrain.......................................................41
Bảng 18. Thành phần nguyên liệu trong khẩu phần ăn hỗn hợp cho lợn đực làm việc
Pietrain................................................................................................................................42
Bảng 19. Phẩm chất tinh dịch lợn Piétrain kháng stress theo kiểu gen Halothane.....42
Bảng 20. Tần số kiểu gen Halothane của lợn Piétrain thuần và con lai Pidu...............88
Bảng 21. Một số đặc điểm sinh lý sinh dục của đàn lợn hạt nhân.................................89
Bảng 22. Năng suất sinh sản theo kiểu gen Halothane của đực giống...........................90
Bảng 23. Năng suất sinh sản theo kiểu gen halothane của nái.......................................92
Bảng 24. Năng suất sinh sản của Piétrain kháng stress theo lứa...................................94
Bảng 25. Năng suất sinh sản của Duroc theo lứa............................................................95
Bảng 26. Phẩm chất tinh dịch lợn Pietrain kháng stress theo kiểu gen........................96
Bảng 27. Ảnh hưởng của kiểu gen Halothane và mùa đến phẩm chất tinh dịch.........97
Bảng 28. Ảnh hưởng của kiểu gen Halothane và mùa đến sinh trưởng........................98
Bảng 29. Khả năng sinh trưởng của lợn đực hậu bị Pietrain kháng stress..................98
Bảng 30. Sinh trưởng của lợn đực hậu bị PiDu.............................................................100
Bảng 31. Năng suất thân thịt lợn của 2 tổ hợp lai.........................................................100
Bảng 32. Chất lượng thịt lợn của hai tổ hợp lai.............................................................101
Bảng 33. Thành phần hóa học của thịt lợn ở 2 tổ hợp lai.............................................102
Biểu đồ 1. Khối lượng lợn con theo kiểu gen của đực giống...........................................91

6


THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN
(Phần kinh phí sự nghiệp)


1. Tên Dự án: NHÂN GIỐNG LỢN CHẤT LƯỢNG CAO
2. Mã số:
3. Cấp quản lý: Bộ Giáo dục và Đào tạo
4. Thuộc chương trình:
5. Thời gian thực hiện Dự án: 2011-2012 (phần kinh phí sự nghiệp)
6. Kinh phí thực hiện Dự án: 6.451.520.000 đồng (phần kinh phí sự nghiệp)
7. Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
8. Chủ nhiệm Dự án: PGS.TS Nguyễn Xuân Trạch
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Điện thoại: 04.62617689 (CQ)

04. 38765408 (NR)

Địa chỉ nhà riêng: Nhà T36/1 Khu dân phố Nông Lâm, Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội.

7


9. Danh sách cá nhân tham gia Dự án
TT
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.

11.
12.
13.
14.

Họ và tên

Chức vụ

Nguyễn Xuân Trạch

Trưởng Dự án

Bùi Hữu Đoàn

P.Trưởng Dự án

Nguyễn Ngọc Kính

P.Trưởng Dự án

Lê Huỳnh Thanh Phương

Thư ký hành chính

Nguyễn Chí Thành

Thư ký khoa học

Đỗ Đức Lực


Thư ký khoa học

Vũ Thị Trang

Kế toán

Vũ Đình Tôn

Ủy viên

Ngô Văn Trạm

Ủy viên

Quyền Đình Hà

Ủy viên

Hồ Hồng Thái

Ủy viên

Ngô Đăng Truyền

Ủy viên

Nguyễn Thế Toàn

Ủy viên


Nguyễn Việt Dũng

Ủy viên

15. Giang Hoàng Hà

Ủy viên

8


16.

Nguyễn Văn Thông

Ủy viên

9


THÔNG TIN ĐẦU TƯ
1. Mục tiêu đầu tư
- Thực hiện chiến lược phát triển ngành chăn nuôi thông qua cung cấp nguồn
giống lợn có năng suất, chất lượng cao.
- Chọn tạo và phát triển dòng lợn nạc cao chất lượng tốt, phù hợp với điều
kiện chăn nuôi Việt Nam.
- Nâng cao năng lực nghiên cứu và chuyển giao công nghệ đào tạo nguồn
nhân lực có trình độ cao trong chăn nuôi.
2. Nội dung và quy mô đầu tư

a. Nội dung
- Phát triển đàn lợn thuần và lợn lai có năng suất chất lượng cao thông qua
nhập nội con giống cái và đực hậu bị dòng lợn Pietrain kháng stress, cái hậu bị
giống Duroc.
- Tiến hành chọn lọc nhân thuần và lai tạo giữa hai giống
b. Quy mô đầu tư
- Đầu tư xây dựng cơ bản gồm:
+ Khu vực chăn nuôi gồm xây dựng mới 05 dãy chuồng trại, hệ thống sát
trùng tiêu độc, phòng pha chế tinh, nhà mổ khảo sát, chuồng cách ly, nhà vệ
sinh công cộng, nhà chứa phân, bể biogar;
+ Khu chế biến và dự trữ thức ăn: gồm 01 nhà kho, xưởng phối trộn thức
ăn, 01 nhà tân đáo;
+ Khu hành chính: gồm 01 nhà hành chính, nhà ở công nhân, nhà bảo vệ,
giếng khoan và bể lọc nước;
+ Các công trình phụ trợ: Đường nội bộ, hàng rào, ao, mương cách ly.
- Đầu tư trang thiết bị nghiên cứu gồm:
+ Thiết bị chuồng trại (cho chuồng nuôi, phân phối thức ăn, uống nước);
+ Thiết bị chế biến thức ăn;
+ Thiết bị phòng thí nghiệm;

10


+ Thiết bị văn phòng;
+ Hệ thống phát điện biogar.
- Đầu tư con giống:
+ Lợn Pietrain kháng stress (10 đực, 30 cái);
+ Lợn Duroc (20 cái).
- Đào tạo nguồn nhân lực:
+ Đào tạo cán bộ quản lý;

+ Đào tạo nhân viên kỹ thuật chăn nuôi, vận hành trang thiết bị chế biến
thức ăn và trang thiết bị phụ trợ khác.
- Đầu tư nghiên cứu:
+ Đề tài nghiên cứu: 2
+ Xây dựng quy trình chăn nuôi-thú y: 10
3. Địa điểm dự án
Trong khuôn viên Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội tại Trâu Quỳ - Gia
Lâm - Hà Nội.
4. Diện tích sử dụng đất: 10.150 m2;

Loại, cấp công trình: Cấp IV

5. Hình thức quản lý dự án: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án
6. Các mốc thời gian về dự án
- Ngày phê duyệt quyết định đầu tư:
Dự án “Nhân giống lợn chất lượng cao” của Trường Đại học Nông nghiệp
Hà Nội đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt theo Quyết định số
7114/QĐ-BGDĐT ngày 31 tháng 10 năm 2008.
- Thời gian thực hiện dự án:
+ Thời gian bắt đầu thực hiện: Năm 2009
+ Thời gian kết thúc: Năm 2012.
7. Tổng mức đầu tư của dự án: 18.767.000.000 đồng

11


8. Nguồn vốn đầu tư
Ngân sách Nhà nước thuộc nguồn vốn phát triển khoa học công nghệ
9. Mô tả tóm tắt về dự án
Dự án thực hiện tại khu vực trại Quang Trung cũ, hiện thuộc phần đất giao cho

khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản quản lý. Nội dung bao gồm:
1. Xây dựng khu vực chăn nuôi: gồm xây dựng mới các dãy chuồng trại, hệ
thống sát trùng tiêu độc, phòng pha chế tinh, nhà mổ khảo sát, chuồng cách ly, nhà
vệ sinh công cộng, nhà chứa phân, bể biogar; xây khu chế biến và dự trữ thức ăn
gồm 01 nhà kho, xưởng phối trộn thức ăn, 01 nhà tân đáo; xây dựng khu hành chính
gồm 01 nhà hành chính, nhà ở công nhân, nhà bảo vệ, giếng khoan và bể lọc nước
và xây dựng các công trình phụ trợ như đường nội bộ, hàng rào, ao, mươngcách ly.
Dự án cũng đầu tư mua sắm thiết bị cho chuồng trại, thiết bị chế biến thức ăn, thiết
bị phòng thí nghiệm, thiết bị văn phòng, hệ thống phát điện biogar.
1. Phát triển đàn lợn giống: Dự án đầu tư mua con giống bao gồm lợn Pietrain
kháng stress và lợn Duroc để nhân giống; tổ chức nghiên cứu khoa học để đánh giá
chất lượng đàn lợn; nghiên cứu xây dựng khẩu phần nuôi dưỡng và các quy trình
chăn nuôi-thú y để duy trì và phát triển đàn lợn; đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo
cán bộ quản lý, đào tạo nhân viên kỹ thuật chăn nuôi, vận hành trang thiết bị chế
biến thức ăn và trang thiết bị phụ trợ khác.

12


1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Để phát triển một ngành chăn nuôi tiên tiến thì công tác giống là tiền đề quan
trọng. Trong những năm vừa qua, nhờ nỗ lực của Chính phủ cũng như của các cấp,
các ngành, các cơ quan khoa học, các doanh nghiệp, các cá nhân, công tác giống vật
nuôi ở nước ta đã từng bước được quan tâm đúng mức và đã đạt được một số kết
quả nhất định. Riêng trong thời kì 1990 – 1999, chúng ta đã khảo nghiệm thành
công các công thức lai 2-3 máu giữa lợn ngoại (Đại Bạch, Landrade, Pietrain, ...)
với lợn nội (Móng Cái). Trong các công thức lai này, tỷ lệ máu lợn ngoại càng cao
thì tỷ lệ nạc càng cao. Theo Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2004) tỷ lệ nạc
của F1(YxMC) và của F1(P x (YxMC)) là 44,006% và 53,076%. Theo Đặng Vũ
Bình và cộng sự (2008) tỷ lệ nạc của Dx(YxMC); Lx(YxMC) và PxDx(YxMC) lần

lượt là 50,54; 52,54 và 53,68%. Khối lượng xuất chuồng ở lợn lai (nội x ngoại) là
70-85kg và rất thích hợp với các vùng sinh thái ở 28 tỉnh phía Bắc, Miền Trung.
Đặc biệt, lợn lai (ngoại x ngoại) 3-4 máu (Landrace, Đại Bạch, Duroc, v.v. ) có tỷ
lệ nạc rất cao. Theo Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2004) tỷ lệ nạc của lợn
lai F1 (P x Y) là 55,416%. Khối lượng xuất chuồng của lợn lai ngoại là 90-95kg, rất
thích hợp cho các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và một phần ở
đồng bằng Sông Hồng và miền Trung. Chúng ta cũng đã xây dựng dòng đực, dòng
cái cho đàn lợn giống Yorshire, Landrace và Duroc...
Trong những năm gần đây, Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội đã triển khai
một số hướng nghiên cứu về lợn lai, các biện pháp nâng cao năng suất, phẩm chất
thịt đạt kết quả cao, trong đó có nghiên cứu điển hình về giống lợn Piétrain kháng
stress thuần tại Việt Nam và tạo ra các dòng lai tổng hợp đáp ứng nhu cầu thực tiễn.
Lợn Pietrrain kháng stress là nguồn gen rất quí để từ đó nhân rộng giống lợn này tại
Việt Nam cũng như là nguồn nguyên liệu di truyền quan trọng để tạo ra các dòng lai
đáp ứng nhu cầu thực tiễn.
Bên cạnh đó là những cơ sở pháp lý như Chiến lược phát triển Trường Đại học
Nông nghiệp Hà Nội đến năm 2020; Quy hoạch tổng thể phát triển Trường Đại học
Nông nghiệp Hà Nội đến năm 2020; Quyết định số 17/2006/QĐ-TTg ngày 20 tháng
01 năm 2006 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc tiếp tục thực hiện Quyết định số

13


2194/QĐ-TTg ngày 25 tháng 12 năm 2009 về Phê duyệt Đề án phát triển giống
nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thuỷ sản đến năm 2020; Thông tư số
15/TTLT-BTC-BNN&PTNT của Bộ Tài chính – Bộ NN&PTNT ngày 8/3/2007 về
hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước chi cho Chương
trình giống cây trồng, vật nuôi và giống cây lâm nghiệp; Thông báo số 6783/TBBNN-VP ngày 12/12/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về kết luận
của Bộ trưởng Cao Đức Phát tại buổi làm việc với trường Đại học Nông nghiệp I
(nay là trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội); Công văn số 2110/BNN-KH ngày

04/04/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc đầu tư các dự án
cho trường Đại học Nông nghiệp I (nay là trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội);
công văn số 3512/BGDĐT-KHTC ngày 23/04/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về
việc xây dựng các dự án đầu tư; Quyết định số 7414/QĐ-BGDĐT ngày 31/10/2008
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phê duyệt dự án "Nhân giống lợn
chất lượng cao" cho Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội và Quyết định số
2161/ QĐ-BGDĐT ngày 31/5/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc
điều chỉnh thời gian thực hiện dự án.
Căn cứ vào tình hình thực tế và những cơ sở pháp lý nêu trên chúng tôi tiến
hành thực hiện dự án: “Nhân giống lợn chất lượng cao”.

14


2. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN
2.1. Mục tiêu chung
- Nâng cao năng lực đào tạo, nghiên cứu khoa học của khoa Chăn nuôi và
Nuôi trồng thủy sản, Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội;
- Tạo ra và cung cấp cho thực tiễn sản xuất những con giống lợn chất lượng
cao, góp phần thực hiện chiến lược phát triển ngành chăn nuôi nói riêng và phát triển
nông nghiệp, nông thôn Việt Nam nói chung.

2.2. Mục tiêu cụ thể
- Nhân thuần để lưu giữ nguồn gen của dòng lợn Piétrain kháng stress có
năng suất và tỷ lệ nạc cao, chất lượng thịt tốt, phù hợp với điều kiện chăn nuôi Việt
Nam.
- Duy trì đàn lợn nái Duroc dùng làm nền cho công tác lai tạo nhằm tạo ra
lợn đực lai PiDu giữa nái Duroc với đực Piétrain kháng stress.
- Tạo ra lợn đực lai PiDu với các tỷ lệ máu khác nhau có năng suất chất
lượng thịt cao đáp ứng nhu cầu thực tiễn sản xuất chăn nuôi từ 2 dòng lợn kể trên.

- Góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học của Khoa thông
qua nâng cao tay nghề, trình độ mọi mặt của cán bộ và người học nhờ được tăng cường
thực hành, thực tập và triển khai các đề tài nghiên cứu tại cơ sở của Dự án.

15


3. NỘI DUNG CỦA DỰ ÁN (Phần Dự án thuộc kinh phí sự nghiệp khoa học)
3.1. Nhân thuần và lai giống lợn chất lượng cao
- Mua lợn giống: 50 lợn cái giống (30 cái hậu bị Piétrain kháng stress và 20
cái hậu bị giống Duroc) và 10 đực giống hậu bị Piétrain kháng stress có nguồn gốc
từ Vương quốc Bỉ.
- Nhân thuần dòng lợn Piétrain kháng stress để lưu giữ nguồn gen giống gốc
và tạo lợn đực giống Piétrain kháng stress thuần chủng nhằm phục vụ lai tạo lợn lai
thương phẩm trong sản xuất.
- Lai giống giữa lợn cái hậu bị giống Duroc với đực Piétrain kháng stress để
tạo đực lai PiDu nhằm phục vụ lai tạo lợn lai thương phẩm trong sản xuất.

3.2. Xây dựng khẩu phần ăn và quy trình công nghệ chăn nuôi-thú y
3.2.1. Xây dựng khẩu phần
1. Khẩu phần cho lợn nái Piétrain
2. Khẩu phần cho lợn nái Duroc
3. Khẩu phần cho lợn đực Piétrain
4. Khẩu phần cho lợn đực hậu bị PiDu
3.2.2. Hoàn thiện quy trình
1. Quy trình nuôi dưỡng lợn cái Piétrain
2. Quy trình khai thác sử dụng lợn đực Piétrain
3. Quy trình nuôi dưỡng lợn cái hậu bị PiDu
4. Quy trình nuôi dưỡng lợn đực hậu bị PiDu
5. Quy trình chăn nuôi lợn Piétrain sau cai sữa

6. Quy trình chăn nuôi lợn PiDu sau cai sữa
7. Quy trình chọn lợn đực giống
8. Quy trình chọn lợn cái giống

16


9. Quy trình nhân giống
10. Quy trình vệ sinh phòng bệnh

3.3. Nghiên cứu các chuyên đề phục vụ chọn lọc và nhân giống
1. Xác định kiểu gen Halothane của lợn Piétrain
2. Đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái Piétrain và Duroc phối với đực
Piétrain
3. Đánh giá phẩm chất tinh dịch của lợn đực Piétrain
4. Đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn đực Piétrain
5. Kiểm định lợn đực PiDu trong giai đoạn hậu bị
6. Đánh giá năng suất, chất lượng thịt của hai tổ hợp lai

3.4. Đào tạo nguồn nhân lực
3.4.1. Đào tạo cán bộ quản lý
- 05 cán bộ quản lý được đi thăm quan, học tập kinh nghiệm của các trại chăn nuôi
lợn hiện đại ở miền Bắc và miền Nam
- 03 cán bộ được đào tạo kỹ thuật về chăn nuôi. Thú y
3.4.2. Đào tạo nhân viên kỹ thuật
- 03 công nhân được đào tạo về quản lý và vận hành dây chuyền sản xuất thức ăn
hỗn hợp.
- 05 công nhân kỹ thuật để trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn giống

17



4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
4.1. Nhân thuần và lai giống
4.1.1. Xây dựng cơ sở ban đầu
Xây dựng cơ sở ban đầu bao gồm:
- Thành lập Trại chăn nuôi lợn của Dự án với một đội ngũ cán bộ, công nhân
viên (01 cán bộ phụ trách quản lý trại, 03 cán bộ kỹ thuât và 05 công nhân)
- Mua lợn giống Piétrain kháng stress để nhân giống thuần và lợn cái giống
Duroc để tạo con lai PiDu.
- Sản xuất thức ăn hỗn hợp từ nguyên vật liệu có sẵn trên thị trường cho các
loại lợn khác nhau.
- Xây dựng khu cách ly, tân đáo và sát trùng cho công tác an toàn sinh học
trong toàn Trại
4.1.2. Nhân giống thuần chủng (Pietrain x Pietrain)
Tạo ra thế hệ Pietrain kháng stress thuần chủng dựa vào hệ phổ và kiểu gen
halothane, sử dụng phương pháp nhân giống thuần chủng không cận huyết hoặc cận
huyết dưới 5% lập ra các nhóm huyết thống theo gia đình. Kết quả cho thấy, các cá
thể sinh ra từ đàn nái thuần có ngoại hình rất đẹp, phù hợp với đặc điểm đặc trưng
của phẩm giống, có sức sống cao, năng suất tốt.
4.1.3. Tạo con lai PiDu (Pietrain x Duroc)
Tạo ra con lai Pietrain x Duroc (PiDu) từ việc ghép đôi giao phối giữa đực
Pietrain và nái Duroc.

4.2. Xây dựng khẩu phần ăn và quy trình công nghệ chăn nuôi – thú y
4.2.1. Xây dựng khẩu phần
Việc xây dựng khẩu phần (công thức thức ăn) cho lợn được tiến hành theo
những bước sau:
-


Lựa chọn nhu cầu dinh dưỡng

-

Xây dựng công thức thức ăn bằng các nguyên liệu có sẵn ở trong nước
18


-

Đánh giá năng suất chăn nuôi khi sử dụng các công thức thức ăn này.

Việc lực chọn nhu cầu dinh dưỡng dựa trên các tài liệu của Hội đồng Nghiên
cứu Quốc gia Hoa Kỳ (NRC,1998) và nhu cầu dinh dưỡng cho lợn nái Piétrain
kháng stress của Trường Đại học Liège - Bỉ.
4.2.2. Xây dựng quy trình
Dựa vào các quy trình chăn nuôi tại các cơ sở cấp giống và điều kiện chăn
nuôi của Trung tâm giống lợn chất lượng cao để từ đó tiến hành hoàn thiện các quy
trình chăn nuôi sao cho phù hợp với điều kiện chăn nuôi tại Trung tâm Giống lợn
chất lượng cao, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

4.3. Nghiên cứu các chuyên đề phục vụ chọn lọc và nhân giống
4.3.1. Xác định kiểu gen Halothane của lợn Piétrain
Mẫu đuôi sau khi lấy từ lợn con sơ sinh được vận chuyển bằng bình đá lạnh
và bảo quản ở nhiệt độ -50°C cho đến khi phân tích. Xác đinh kiểu gen Halothane
của từng cá thể được thực hiện tại phòng thí nghiệm Bộ môn Di truyền - Giống,
Khoa Chăn nuôi & Nuôi trồng thuỷ sản, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Tách chiết ADN từ mẫu đuôi theo quy trình của Sambrook và cs (1989). Sản
phẩm tách chiết được kiểm tra trên máy quang phổ với công thức tính nồng độ
ADN là CADN=OD260×độ pha loãng×50µg. Độ tinh sạch của các mẫu ADN tách

chiết (OD260nm/OD280nm) đạt từ 1,52-1,75 là đảm bảo để thực hiện phản ứng PCR.
Phản ứng PCR nhân gen Halothane được thực hiện dựa vào phương pháp của Ostu
et al (1992) và Nakajima et al (1996). Phản ứng được chia thành 4 giai đoạn: 1)
94°C-3phút, 2) 35 chu kỳ (94°C-1phút, 64°C-1phút, 72°C-2phút), 3) 72°C-8phút và
4) 4°C-∞. Thể tích 25µl của phản ứng gồm: 2µl ADN khuôn; 0,5µl dNTP; 0,25µl
Taq ADNpolymerase, 2,5µl buffer, 1,5µl MgCl, 15,75µl H2O và 1,25µl cặp mồi đặc
hiệu (Forward, 5’-TCC AGT TTG CCA CAG GTC CTA CCA-3’; 1,25µl Reverse
5’-ATT CAC CGG AGT GGA GTC TCT GAG -3’).

19


Sản phẩm PCR được cắt bởi enzyme hạn chế HhaI ở 37 oC trong 4-12 giờ
(sản phẩm PCR: 10µl; HhaI: 1.5µl; Buffer: 2µl; H2O: 18µl). Điện di sản phẩm cắt
enzyme trên thạch agaro 3%. So sánh với gene ruler TM100bp DNA lader 50µg
(code SM0241 - Fermentas) băng trên thạch sau khi đã nhuộm bằng ethidium
bromide.
4.3.2. Năng suất sinh sản của lợn nái Piétrain và Duroc phối với đực
Piétrain
Năng suất sinh sản được đánh giá qua các chỉ tiêu sau :
- Tuổi phối giống lần đầu, tuổi đẻ lứa đầu, thời gian mang thai và khoảng cách lứa
đẻ được xác định dựa trên lý lịch và thẻ nái của từng cá thể.
- Số con đẻ ra, số con còn sống, số con để nuôi, số con cai sữa/ổ, số con 60 ngày:
đếm số con tại từng thời điểm tương ứng.
- Khối lượng sơ sinh, khối lượng cai sữa /con, khối lượng 60 ngày/ổ: cân khối
lượng của từng cá thể tại từng thời điểm.
- Khối lượng sơ sinh, khối lượng cai sữa/ổ, khối lượng 60 ngày/ổ: xác định dựa trên
khối lượng của từng cá thể/ổ tại từng thời điểm tương ứng.
- Cai sữa ở 28 ngày tuổi.
4.3.3. Đánh giá phẩm chất tinh dịch của lợn đực Piétrain

Lấy tinh bằng cách cho lợn đực nhẩy giá, dụng cụ lấy tinh được vô trùng
trước khi lấy. Tinh dịch được lấy vào buổi sáng với chu kỳ khai thác từ 4-5 ngày.
Tổng số 134 lần lấy tinh của 10 đực Piétrain ReHal nuôi trong điều kiện chuồng kín
tại Trung tâm Giống lợn chất lượng cao – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
+ Thể tích tinh dịch (V, ml) được xác định bằng cốc đong chia vạch.
+ Hoạt lực tinh trùng (A, 0 ≤ A ≤ 1) được xác định bằng số tinh trùng tiến thẳng so với
tổng số tinh trùng quan sát trong vi trường của kính hiển vi với độ phóng đại 100 – 300
lần.
+ Nồng độ tinh trùng (C, triệu/ml) được xác định bằng buồng đếm Thoma.

20


+ Tổng số tinh trùng tiến thẳng (VAC, tỷ/lần) được xác định bằng tích của ba chỉ
tiêu V, A và C.
+ Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K, %) được xác định bằng phương pháp nhuộm và soi
trên kính hiển vi với độ phóng đại 400 - 600 lần.
+ Sức kháng của tinh trùng (R) được xác định bằng phương pháp của Milovanop
(1952)
+ Giá trị pH tinh dịch được đo bằng giấy quỳ.
4.3.4. Đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn đực Piétrain
- Cân từng con bằng cân đồng hồ tại các thời điểm: Bắt đầu thí nghiệm (60 ngày
tuổi) và kết thúc thí nghiệm (7,5 tháng tuổi).
- Tăng khối lượng trung bình (g/ngày) được tính dựa trên khối lượng bắt đầu, khối
lượng kết thúc và thời gian nuôi thí nghiệm
- Tỷ lệ nạc được xác định trên con vật sống ở thời điểm kết thúc thí nghiệm bằng
máy đo siêu âm Agroscan.
4.3.5. Kiểm định lợn đực PiDu trong giai đoạn hậu bị
Chế độ chăm sóc vệ sinh phòng bệnh cùng theo quy trình chung của Trung
Tâm. Lợn được cân từng con bằng cân đồng hồ trước và sau khi thí nghiệm. Theo

dõi thức ăn cho ăn và thức ăn thừa hàng ngày để tính tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng
khối lượng.
4.3.6. Đánh giá năng suất, chất lượng thịt của hai tổ hợp lai
Tổ hợp lai thứ nhất:

Piétrain x F1(Landrace x Yorkshire)

Tổ hợp lai thứ hai:

Piétrain x F1(Yorkshire x Landrace)

* Phương pháp đánh giá năng suất thân thịt
- Toàn bộ số lợn nuôi ở 2 lô (trong đó có 44 con lai Pi x F1(LY) và 56 con lai Pi x
F1(YL) đều tiến hành đo độ dày mỡ lưng và độ dày cơ thăn để tính ra tỷ lệ nạc.

21


- Độ dày mỡ lưng và độ dày cơ thăn được đo trên từng lợn sống bằng máy siêu âm
Agroscan AL với đầu dò ALAL350 (ECM, France) ở vị trí từ xương sườn cuối
cùng cách đường sống lưng 6 cm theo phương pháp đo của Youssao và cộng sự
(2002) trên lợn Pietrain ReHal.
- Ước tính tỷ lệ nạc thông qua độ dày mỡ lưng và độ dày cơ thăn bằng phương trình
hồi quy được Bộ Nông nghiệp Bỉ khuyến cáo (1999) sau:
Y = 59,902386 – 1,060750X1 + 0,229324X2
Trong đó: Y là tỷ lệ nạc ước tính của thân thịt tính bằng %
X1 là độ dày mỡ lưng (bao gồm cả da) tình bằng mm
X2 là độ dày thăn thịt tính bằng mm
- Số lượng lợn mổ khảo sát ở mỗi lô là 21 con
- Khối lượng trước khi giết thịt: Cân khối lượng sống từng con.

- Khối lượng móc hàm: Cân sau khi trọc tiết, cạo lông và bỏ nội tạng.
- Khối lượng thịt xẻ là khối lượng thân thịt sau khi đã bỏ đầu, 4 bàn chân, đuôi và
hai lá mỡ ở thân thịt móc hàm.
- Tỷ lệ móc hàm được tính dựa trên khối lượng trước khi giết thịt và khối lượng
móc hàm.
- Diện tích cơ thăn: Là diện tích của lát cắt cơ thăn tại điểm giữa xương sườn 13 –
14. Dùng phương pháp đo mặt cắt của cơ thăn bằng giấy bóng mờ sau đó chuyển
hình cắt sang giấy can có chia thành các ô vuông. Cân diện tích 100cm 2 giấy can,
sau đó cân giấy can của diện tích mắt thịt và tính ra diện tích mắt thịt.
* Phương pháp đánh giá chất lượng thịt
Mẫu cơ thăn được lấy tại lò mổ ở vị trí xương sường từ 13 – 14 và bảo quản
ở nhiệt độ 4oC tại Bộ môn Di truyền – Giống vật nuôi, Khoa Chăn nuôi & Nuôi
trồng thủy sản, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
- Giá trị pH được đo bằng máy Testo 230 (Đức) tại các thời điểm 45 phút, 24h và 4
ngày sau giết thịt.

22


- Màu sắc thịt được đo bằng máy Minolta CR-410 (Nhật Bản) với các chỉ số L*, a*
và b* tại thời điểm 24h và 4 ngày sau giết thịt.
- Tỷ lệ mất nước bảo quản (%) được xác định dựa trên khối lượng mẫu trước và sau
bảo quản ở các thời điểm 24h và 4 ngày.
- Tỷ lệ hao hụt sau chế biến (%) được xác định dựa trên khối lượng mẫu trước và
sau chế biến (mẫu cơ thăn được hấp cách thủy bằng máy Waterbach Memmert ở
nhiệt độ 75oC trong 50 phút)
- Độ mềm dai của cơ thăn (N), được xác định bằng máy Warner Bratzler 2000D
(Mỹ) tại các thời điểm 24h và 4 ngày sau giết thịt.

4.4. Đào tạo nguồn lực

4.4.1. Đào tạo cán bộ quản lý
- Đào tạo cán bộ quản lý chăn nuôi thông qua việc tham quan và trao đổi
kinh nghiệm tại các trại chăn nuôi ở miền Bắc (năm 2011) và ở miền Nam (2013).
4.4.2. Đào tạo nhân viên kỹ thuật
- Đào tạo 03 cán bộ vận hành dây chuyền sản xuất thức ăn để vận hành dây
chuyền sản xuất thức ăn tại một nhà máy sản xuất thức ăn công nghiệp tại miền Bắc
- Đào tạo 03 nhân viên kỹ thuật chăn nuôi và 05 công nhân tại trại chăn nuôi

lợn quy mô công nghiệp.

23


5. KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN
TÓM TẮT CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Theo thuyết minh
1. Nhân thuần và lai giống lợn chất
lượng cao
+ Mua 30 lợn cái hậu bị và 10 đực hậu
bị thuộc dòng Pietrain kháng stress có
nguồn gốc từ Bỉ
+ Mua 20 cái hậu bị giống Duroc
+ Nhân giống thuần chủng giống lợn
Pietrain
+ Tạo con lai PiDu
2. Xác định khẩu phần ăn và hoàn
thiện quy trình chăn nuôi
+ Xây dựng khẩu phần ăn cho lợn nái
Pietrain, Duroc; lợn đực Pietrain; lợn

đực hậu bị PiDu
+ Hoàn thiện 10 quy trình chăn nuôi
3. Thực hiện 6 chuyên đề nghiên cứu
phục vụ chọn lọc và nhân giống
4. Đào tạo nguồn nhân lực
+ Đào tạo cán bộ quản lý

+ Đào tạo nhân viên kỹ thuật

+ Công nhân học nghề tại các cơ sở
chăn nuôi
+ Các kỹ thuật viên khác
+ Tổ chức hội thảo
+ Đào tạo sinh viên

+ Đào tạo cao học
+ Đào tạo nghiên cứu sinh

Kết quả đạt được
1. Nhân thuần và lai giống lợn chất
lượng cao
+ Đã mua 30 lợn cái hậu bị và 10 đực hậu
bị thuộc dòng Pietrain kháng stress có
nguồn gốc từ Bỉ
+ Đã mua 20 cái hậu bị giống Duroc
+ Đã tiến hành nhân giống thuần chủng
lợn Pietrain. Số lượng lợn nhân thuần là
352 lợn Pietrain (195 đực và 157 cái)
+ Đã tạo con lai PiDu từ đực Pietrain và
cái Duroc. Số lượng con lai PiDu tạo ra là

272 (140 đực và 132 cái)
2. Xác định khẩu phần ăn và hoàn thiện
quy trình chăn nuôi
+ Đã xây dựng khẩu phần ăn cho lợn nái
Pietrain, Duroc; lợn đực Pietrain; lợn đực
hậu bị PiDu
+ Đã hoàn thiện 10 quy trình chăn nuôi
3. Đã thực hiện 6 chuyên đề nghiên cứu
phục vụ chọn lọc và nhân giống
4. Đào tạo nguồn nhân lực
+ 05 Đoàn cán bộ quản lý và kỹ thuật của
Trại chăn nuôi đã được đi thăm quan, trao
đổi và học tập kinh nghiệm tại các cơ sở
chăn nuôi lớn và hiện đại
+ 03 cán bộ kỹ thuật được đào tạo về quản
lý, khai thác, chăm sóc giống
+ 03 cán bộ kỹ thuật được học quản lý vận
hành dây truyền sản xuất thức ăn
+ 05 công nhân được đào tạo về quản lý, khai
thác, chăm sóc giống
+ 03 cán bộ kỹ thuật được học quản lý vận
hành dây truyền sản xuất thức ăn
+ Tổ chức 2 hội thảo
+ 2 sinh viên khóa 53 thực tập tốt nghiệp
+ 4 sinh viên 54 thực tập Giáo trình.
+ 4 sinh viên K56 rèn nghề chăn nuôi
trong vụ hè 2012,
- 1 cao học viên khóa 20
- 1 nghiên cứu sinh


24


5.1. Kết quả nhân thuần và lai giống lợn chất lượng cao
5.1.1. Xây dựng cơ sở ban đầu
* Ban quản lý Dự án đã cho thành lập Trại chăn nuôi lợn của Dự án với một đội ngũ
cán bộ, công nhân viên gồm:
- 01 cán bộ phụ trách quản lý trại: PGS.TS. Bùi Hữu Đoàn, Phó trưởng khoa
Chăn nuôi & Nuôi trồng thủy sản, Phó Ban quan lý Dự án;
- 03 cán bộ kỹ thuât:
+ 1 phụ trách thú y,
+ 1 phụ trách dinh dưỡng,
+ 1 phụ trách chỉ đạo thực hiện quy trình chăn nuôi lợn
- 05 công nhân:
+ 1 phụ trách khai thác tinh và thụ tinh nhân tạo,
+ 1 chăm sóc lợn nái mang thai,
+ 1 chăm sóc lợn nái nuôi con,
+ 1 chăm sóc lợn con sau cai sữa,
+ 1 chăm sóc lợn giống hậu bị.
* Tháng 11/2011, Dự án đã chính thức nhập đàn lợn giống gốc về trại với số lượng
như sau:
- Nhập đàn Piétrain kháng stress có nguồn gốc từ Vương quốc Bỉ gồm 10 đực
và 30 nái để nhân giống thuần.
- Nhập 20 lợn cái hậu bị giống Duroc làm nền cho công tác lai tạo với đực
Piétrain kháng stress để tạo đực lai PiDu.
Quá trình nhập lợn đã đảm bảo kỹ thuật. Đàn lợn nhập về được nuôi dưỡng,
chăm sóc, phòng bệnh đúng quy trình chăn nuôi nên phát triển rất tốt và có khả
năng sản xuất đạt các thông số kỹ thuật của nhà cung cấp giống.

25



×